Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Thu Và Phút Giây Kỳ Diệu

Saturday, September 30, 202317:25(View: 2595)
Thu Và Phút Giây Kỳ Diệu

Thu Và Phút Giây Kỳ Diệu  

Tiểu Lục Thần Phong

 
mua thu

Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ. Dùng ngôn từ để ca ngợi vẻ đẹp của mùa thu thì có khác gì lấy thước thợ may đo trời đất. Dùng âm nhạc để tụng ca thì cũng chỉ là khích thích tâm tưởng cứ như dùng thuốc thế thôi. Dùng sắc màu để tô vẽ mùa thu thì lại giống như lấy ly rượu mà lường nước biển… Không thể nào, không có bộ môn nghệ thuật nào có thể tả được hết vẻ đẹp của mùa thu, dù là chớm thu, giữa thu, tàn thu và càng không thể tả cái phút giây kỳ diệu của mùa thu!

Muôn hình nghìn tía, vạn sắc thiên trang… đất trời rực rỡ bừng lên, dĩ nhiên là khi vừa mới chớm thu thì sắc xanh vẫn còn bạt ngàn, đây đó giữa ngàn xanh chỉ điểm xuyết vài chiếc lá vàng. Thơ Đường đã từng bảo: “ Ngô đồng nhất diệp lạc” là vậy!

Mùa thu về cũng là lúc mùa màng gặt hái, muôn loài tích trữ lương thực để chuẩn bị đón rét. Những loài di cư thì cũng bắt đầu rục rịch dịch chuyển.

Nếu bảo mùa xuân là tuổi trẻ, là lúc tràn đầy nhựa sống thì mùa thu là tuổi trung niên. Ở độ tuổi này mọi thứ đều viên mãnsự nghiệp đã thành, công việc ổn định, dự tính mưu sự cũng xong, tình cảm tịnh yên… nếu ở tuổi này mà không xong thì coi như hỏng cả một đời. Đây là nói ở bình diện chung, đa sốthực tế vẫn có những thiểu số thành tựu sớm hơn hoặc trễ hơn, hoặc chẳng thành tựu gì.

Mùa thu như thể người thiếu phụ ở vào độ tuổi hồi xuân, nàng đẹp đằm thắmquyến rũ, đầy kinh nghiệm. Nàng nồng nàn, lửa hậu và đầy kinh nghiệm. Nàng đang tỏa sáng và bốc cháy lần cuối trước khi trở về chiều. Tuổi xuân sắc son thì nhí nhảnh, tươi mát thì tuổi thu vàng lại nền nã, đằm thắm, sâu sắc. Tuổi thu vàng ổn định, hiểu đời, biết người, tuổi của mọi sự chín muồi.

Mùa thu Bắc Mỹ đang thong thả nhuộm từng chiếc lá, ấy là buổi đầu thu, chớm thu, thu vừa lấp lóbước sang. Đến giữa kỳ thì không còn có thể nhấn nhá được nữa, không thể cầm giữ cho đặng, lúc bấy giờ người nghệ sĩ thiên nhiên hắt cả khay màu xuống ngàn xanh, cả đất trời bừng lên rực rỡ, sắc màu cháy sáng với những gam màu đẹp và bắt mắt: Đỏ, vàng, cam, nâu… và sự pha trộn của những sắc màu khác. Mùa thu là món quà tuyệt vời mà bà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người, nào chỉ có mùa thu, cả bốn mùa đều là quà tặng cả. Mỗi mùa có sắc thái riêng, có nét đẹp khác nhau. Chỉ có những ai sống trọn vẹn cái phút giây hiện tại ngay bây giờ và ở đây thì mới có thể tận hưởng hết vẻ đẹp của bốn mùa. Thiên hạ phần lớn đều vì sự yêu ghét mà sanh ra nhìn nhận thiên lệch, vì sự phân biệt thị phi mà sai lầm trong hành động; từ đó ngôn từ rất hồ đồ, chẻ chia rất nghiệt ngã, lấy bỏ rất ích kỷ, buông nắm rất kỳ cục… Mỗi mùa đều có ẩn ý nhắn nhủ của mẹ thiên nhiêntuy nhiên không phải ai cũng nhận diện được. Hiểu hay thọ nhận được hay không là ở chúng tachứ mẹ thiên nhiên không ép uổng ai và cũng không thể nhồi sọ như con người đã và đang làm.

Mùa thu mới lại về, bảo rằng mới thì ừ rằng mới nhưng thật sự thì thu có cũ bao giờ! Bảo thu sang thì ừ thu sang nhưng thu có đến đi đâu! Kể từ vạn đại xa xưa tạo thiên lập địa, thu vẫn vĩnh viễn và thường hằng. Thu ở trong hơi sương ban mai, thu trong từng tia nắng sớm, thu hiện diện trong từng chiếc lá ngoài kia. Thu ẩn tàng trong từng trái cây chín mọng trên cành. Thu có mặt trong từng sát na, nào chỉ có thu, cả xuân, hạ, đông cũng như vậy! Cả bốn mùa hiện diện trong từng phút giây, cái tướng hiện ra khi ta gọi chuyển mùa, cái danh tự xuân, hạ, thu, đông là ta gọi cái tướng trạng, là cái ngôn từ ta võ đoán đặt ra. Cái tướng khác nhau nên cái dụng cũng khác, riêng cái thể thì đồng nhất không hề sai biệt. Đừng nói là ba tháng một mùa, mỗi năm bốn mùa vần xoay, không, không phải thế! Bốn mùa ở trong một ngày, ở trong từng phút giây. Buổi sáng xuân xanh tươi mát, ban trưa nắng hạ chói chang, chiều sương đỏ rực hoàng hôn ấy là thu, đêm khuya tịch mịch lạnh há chẳng phải đông sao?

Mùa thu hiện diện ở đây và ngay lúc này dù con người biết hay không biết. Mùa thu chẳng sanh chẳng diệt dù con người bảo nó đến đi. Mùa thu vẫn như thế dù con người có tụng ca hay thờ ơlãnh đạmMùa thu là mùa quyến rũ nhất, gây ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn con người. Không có ai có thể thống kê thế gian này có bao nhiêu bản nhạc, bức tranh, bài thơ, bài văn, hình ảnh… của mùa thuMùa thu gây cảm hứng rất lớn đối với con người nói chung với giới nghệ sĩ nói riêng. Những người sống ở vùng ôn đới đã từng sống với thu, ôm ấp thu, đã từng sanh – tử bao lần với thu thì việc cảm nhận thu, ca tụng thu là việc đương nhiên. Ngay cả những người sống ở vùng nhiệt đới, chưa từng “biết” thu nhưng tâm hồn và tạng thức cũng đầy ắp hình ảnh và sắc thu, dĩ nhiên là cũng yêu thu rất mực, đã và đang dùng mọi khả năng của mình để viết,vẽ, hát ca… ca tụngmùa thuThi hào Nguyễn Du có hai câu thơ có thể nói là “kinh điển”và “mẫu mực” về thu:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”

Chỉ với mười bốn chữ và không có một chữ thu nào, ấy vậy mà đọc lên thì cả đất trời thu bát ngát, cả một góc trần gian vào mùa thu đẹp như vườn địa đàng. Mùa thu tác động vào tâm hồn người nghệ sĩ, người nghệ sĩ sáng tác và cống hiến cho nhân loại những tác phẩm tuyệt vời. Đọc thơ thu, xem tranh thu, nghe nhạc thu… ta dường như không còn thấy ranh giới giữa người nghệ sĩ và thiên nhiênMùa thu ở trong người nghệ sĩ hay nghệ sĩ hòa nhập trong thu?

Cuộc đời vốn nhiều khổ lụy, con người vì cơm áo gạo tiền mà vất vả mưu sinh. Thế gian này vốn vô thườngmọi việcmọi vật thay đổi liên miên, sanh – diệt liên lỉ, thăng – trầm vô hồi. Mạng người ngắn gủi chỉ giữa hai làn hơi thở vào ra, tuy vậy con người vẫn có những phút giây hiện tại bây giờ và ở đây đáng sống lắm chứ! Những phút giây hiện diện ngay bây giờ và ở đây của mùa thu (và cả bốn mùa) là những phút giây kỳ diệu của thiên nhiên, của đời sống con người.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0923

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 87)
Vipassana và sathama là hai phương phápthiền nổi bật mang đến những trải nghiệm tâm hồn độc đáo.
(View: 109)
Nguyện là lý tưởng, là mục đích, là định hướng cho cuộc hành trình.
(View: 158)
Một trong những đóng góp to lớn của Hoà thượng Thích Minh Châu là sự nghiệpphiên dịch kinh điển.
(View: 129)
Trong kinh Hoa nghiêm Đức Phật có dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”
(View: 169)
Chúng ta có cuộc sống khác nhau trên những giai tầng xã hội, cung bậc tình cảm, cảnh giới tâm linh.
(View: 202)
Khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, ngài đứng trước một lựa chọn trọng đại:
(View: 204)
Ngày xưa, đa phần chùa ở Á Châu được xây dựng trên núi, nên vị Thầy đến đó dựng chùa gọi là Thầy Khai sơn, Trụ trì.
(View: 292)
Sống trong một nền văn hóa dựa trên sợ hãi, điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến trạng thái tâm của bạn và những quyết định bạn đưa ra.
(View: 462)
Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời.
(View: 413)
Khi nói đến thiền Quán là nói đến Tứ Niệm Xứ. Quán Tứ Niệm Xứ là thiết lập Chánh niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
(View: 435)
Muốn chuyển hóa cảm xúc thì chúng ta cần chuyển hóa nhận thức trước, đau khổ đơn thuần cũng chỉ là một trạng thái của tâm.
(View: 385)
Bất cứ dược phẩm nào được tìm ra trong thế giới, dù nhiều và đa dạng, không có thứ nào bằng Pháp (trích từ Milindapanha).
(View: 417)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau
(View: 558)
Từ xưa đến nay, chánh ngữ vẫn là yếu tố cần thiết để khẳng định “tính người” trong mỗi cá nhân,
(View: 459)
Sinh, lão, bệnh và tử: những điều này là bình thường. Sinh là bản chất bình thường của sự vật
(View: 511)
Thay đổi, biến động, dịch chuyển vốn là tính chất thường hằngcủa vạn hữu: có sinh ắt có diệt.
(View: 498)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi ngày chúng ta phải quyết định hàng trăm, hàng ngàn lần.
(View: 490)
“Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” Đó là câu nói của cổ nhân, cũng có thể nói: “ Tâm sanh tướng”.
(View: 506)
Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành.
(View: 552)
Người xuất gia mang trên mình một hoài bão lớn là hướng tâm đến giải thoát tự thân và giúp người khác giải thoát.
(View: 563)
Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người...
(View: 622)
Nghe nói đến người tu, tưởng chừng như người ấy làm cái gì to lớn, đội đá vá trời, dời non, lấp biển;
(View: 627)
Ngũ cănngũ lực tiếng Phạn là Pancindriya và Pancabala. Indriya có nghĩa là nguồn gốc, khả năng để tất cả các thiện pháp sinh khởi.
(View: 622)
Nếu người nam hay người nữ nào, hành pháp ác bất thiện, phạm giới; thân thành tựu ác hạnh; khẩu, ý thành tựu ác hạnh;
(View: 705)
Tu theo Giáo môn hoặc Thiền môn, họ tuân theo lời dạy của Phật hoặc Tổ sư, bám chặt vào lời nói của Phật hay Tổ ghi chép
(View: 683)
Ăn chay, không ăn thịt, là một truyền thống cao đẹp hơn ngàn năm nay ở nước ta, phù hợp một cách sâu xa với tinh thần sùng cao của Phật giáo.
(View: 576)
Chuyện người tu hành bị ma quỷ nhiễu hại xưa nay không phải là hiếm. Những bậc Thánh tăng còn bị làm hại huống gì phàm tăng.
(View: 702)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến?
(View: 707)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm.
(View: 703)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 745)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất giadu hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(View: 696)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da ThứcMạt Na Thức,) được xem là
(View: 752)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(View: 696)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(View: 685)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
(View: 702)
Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này.
(View: 673)
Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh
(View: 646)
Pháp thoại dưới đây Đức Phật dùng hình ảnh gương Pháp (Pháp kính) để khi soi vào vị đệ tử Phật biết chỗ thọ sinh.
(View: 663)
Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục.
(View: 859)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ.
(View: 599)
Người học Phật rất quen thuộc với ảnh dụ qua sông rồi thì bỏ ngay chiếc bè.
(View: 708)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
(View: 653)
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
(View: 636)
Các vị thánh trong Phật giáo thường được mô tảtừ bi như mẹ hiền, với sự kiên nhẫn vô tận của một người mẹ
(View: 582)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 589)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 670)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 918)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tạichúng taquyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 656)
Đức Phật xuất hiệnhành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 593)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM