Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Amitabh Pal phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma

12 Tháng Hai 201100:00(Xem: 19764)
Amitabh Pal phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma

AMITABH PAL PHỎNG VẤN ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
The Dalai Lama Interviewed by Amitabh Pal
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 06/02/2011

blankQuý vị phải thật là cứng cỏi mới không bị lôi cuốn với sự hấp dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài đã xuyên qua buổi hội họp của chúng tôi thật dễ thươngthân hữuhoàn toàn với một cảm nhận hài hước năng động – mà tôi phải bị chinh phục.

Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh vào ngày 6 tháng Bảy năm 1935, ở miền Đông Bắc Tây Tạng, tỉnh Amdo. Cha mẹ đặt tên cho ngài là Lhamo Thondup, ngài được đặt tên lại là Jetsun Jamphel Ngawang Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso khi những tu sĩ khám phá ra ngài vào lúc hai tuổi và tuyên bố ngài là tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm. Khi ngài mười lăm tuổi, Trung Cộng xâm chiếm Tây Tạng. Trong khi cả hai bên đã đi đến một thỏa thuận cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma tại vị, thì thỏa ước này đã chấm dứt vào năm 1959 khi Hồng Quân bắt đầu nghiền nát một cuộc nổi dậy bên sườn phía Đông của Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đào thoát sang Ấn Độ cùng với một số thành viên của ngài. Từ năm 1960, ngài đã sống tại Dharamsala, một thị trấn tọa lạc trên những vùng đồi núi của Hy mã lạp sơn mà đã trở thành đại bản doanh của chính quyền lưu vong Tây Tạng và nơi cư trú của hơn mười nghìn đồng bào của ngài. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma là một nhà du hành thường xuyên và đã thăm viếng phương Tây rất nhiều lần trong những năm gần đây để quảng bá về vấn đề Tây Tạng, xuất hiện thường xuyên trên những phương tiện truyền thôngcông cộng. Ngài đã viết hai quyền hồi ký, Đất Nước Tôi và Đồng Bào Tôi và Tự Do Trong Lưu Đày, và nhiều quyển sách nói về tôn giáotâm linh, kể cả một quyển sách mới xuất bản Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử. Kể lại đời sống của Đức Đạt Lai Lạt Ma xuất hiện trong hai bộ phim của Hollywood: Kundun và Bảy Năm ở Tây Tạng.

Năm 1989, ngài đã nhận giải Nobel Hòa Bình “lần đầu tiên và nổi bật nhất cho sự đề kháng bền bỉ trong việc sử dụng phương pháp bạo động cho cuộc đấu tranh của đồng bào ngài để dành lại quyền tự do,” Egil Aarvik, chủ tịch của Ủy Ban Trao Giải Nobel đã nói như thế.

“Tôi nhận giải với lòng biết ơn sâu sắc nhân danh những người bị áp bức khắp mọi nơi và cho tất cả những ai đấu tranh cho tự do và hành động cho hòa bình thế giới,” Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói thế trong lời phát biểu nhận giải. “Tôi nhận giải như một sự hiến dâng đến bậc hiền nhân đã khai mở truyền thống hành động bất bạo động hiện đại vì sự thay đổi - Thánh Gandhi – mà đời sống của người đã hướng dẫn và truyền cảm hứng cho tôi. Và dĩ nhiên, tôi nhận giải nhân danh sáu triệu người Tây Tạng, những nông dân nam nữ can trường của tôi bên trong Tây Tạng, những người đã đau khổtiếp tục khổ đau quá nhiều.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma có lẻ là một trong những người năng động nhất trên thế giới. Ngay trước tôi trong thời biểu gặp gở của ngài là cựu tổng thống của El Salvador, Francisco Flores. Kế tiếp trong cùng buổi trưa, ngôi sao điện ảnh Jet Li ghé ngang. Vô số khách du lịch phương Tây sắp xếp thời gian thăm viếng của họ đến Dharamsala phù hợp với lúc nào ngài hiện diện ở nơi thường trú chỉ vì để họ có thể có dịp ngắm nhìn ngài một lần.

Tôi đã yết kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 6 tháng Mười ở Dharamsala. Ngài ở trong một ngôi nhà đối diện với ngôi chùa và một khu công cộng nơi ngài ban bố những bài thuyết giảng. Ngôi nhà không quá lớn với bên ngoài, nhưng có một khuôn viên rộng rãi vây quanh bởi những phòng ốc ấm cúng. Sau khi được kiểm tra an ninh, tôi được đưa đến một phòng chờ đợi mà trong ấy trừng bày nhiều giải thưởng khác nhau và những bằng tuyên dương mà ngài đã nhận, mặc dù tôi chú ý rằng trong ấy vắng bóng huy chương Nobel. (Sau này tôi được người hộ tống của tôi, Jigmey Tsultrim, nói rằng ngài đặt nó trong phòng thiền).

Tenzin Taklha và Tenzin Geyche Tethong, cả hai là những phụ tá của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ghé ngang và trao đổi với tôi trong khi tôi chờ đợi. Khi tôi được ra hiệu cho cuộc phỏng vấn, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ở bên ngoài hành lang chờ đợi để chào đón tôi. Ngài dưa tay hướng dẫn tôi đến phòng khách, nơi chúng tôi nói chuyện. Phòng trưng bày một bức hình Đức Phật trong một khung gỗ và một vài bức tranh thangka vải miêu tả những biểu tượng Phật Giáo. Ngồi bên cạnh với người phụ tá tiếng Anh là Tenzin Geyche Tethong (mà đôi khi Đức Đạt Lai Lạt Ma cần đến chỉ một vài lần). Khi tôi hỏi về một câu hỏi liên quan đến Phật Giáo, một tu sĩ trẻ được mời đến để hổ trợ với sự diễn dịch về những khái niệm tôn giáo. Đức Đạt Lai Lạt Ma chấm phá cả buổi phỏng vấn với nụ cười cao giọng mà cao cả của ngài.

Khi buổi phỏng vấn chấm dứt, Đức Đạt Lai Lạt Ma siết chặc tay tôi cho tấm hình lưu niệm. Khi tôi sắp rời đi, ngài đặt chung quanh cổ tôi một tắm khăn choàng trắng theo truyền thống Tây Tạng của lời chào giả biệt một người. Khi tôi xá chào một cách nhẹ nhàng theo tri thức, ngài xá chào lại thật sâu để đáp lại rằng tình cảnh đã trở nên hơi vụng về. Thật khó để không bị Đức Đạt Lai Lạt Ma làm cho khuây khỏa.

1.- HỎI: Tư tưởng của ngài là thế nào về cuộc chiến Iraq?

ĐÁP: Khi sự kiện 11/09 xảy ra, ngày kế tôi đã viết một lá thư cho Tổng Thống Bush như một người bạn – bởi vì tôi biết ông ta một cách thân hữu cá nhân. Tôi đã viết lá thư này và nhấn mạnh, bên cạnh lời chia buồn và sự đau buồn của tôi, là một biện pháp đối phó đến thảm kịch này: một sự đáp ứng bất bạo động bởi vì như thế sẽ có tác động hơn. Thế đấy là tư thái của tôi. Và rồi chỉ trước khi cuộc khủng hoảng Iraq bắt đầu, hàng triệu con người từ những quốc gia như Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ biểu lộ sự đối kháng của họ với bạo động. Tôi thật sự ngưỡng mộ và cảm kich điều này.

Khi cuộc chiến bắt đầu, một số người lập tức hỏi tôi điều ấy có hợp lý hay không, điều ấy đúng hay sai. Trên nguyên tắc, bất cứ phương sách bạo động nào cũng là sai. Liên hệ đến trường hợp của A Phú Hản và Iraq, chỉ có lịch sử mới có thể nói. Vào thời điểm này, A Phú Hản có thể đang cho thấy một số kết quả tích cực, nhưng vẫn không thật ổn định. Với Iraq, còn quá sớm để nói. Có quá nhiều thương vong; quá nhiều thù hận.

2.- HỎI: Đâu là cội nguồn của khủng bố, và giải pháp của điều ấy là gì?

ĐÁP: Vào lúc ban đầu, khủng bố là một hổn hợp của chính trị, kinh tế, và tôn giáo. Bây giờ, dường như khủng bốcá nhân hơn và thực hiện để trả thù cho những mối ác cảm cá nhân. Vì thế có hai loại khủng bố.

Ngay sau sự kiện 11/09, một số phóng viên đã hỏi tôi tại sao khủng bố xảy ra. Tôi đã nói rằng quan điểm của tôi là: những hành động như vậy không thể có ngoại trừ quý vị có lòng hận thù rất mạnh mẽ và ý chí cùng quyết tâm rất mạnh. Sự thù hận kinh khủng như vậy đến từ nhiều lý do khác nhau. Những nguyên nhân của sự thù hận này có thể có từ hàng thế kỷ. Một số người nói rằng phương Tây có một lịch sử tàn khốc. Những người này cũng có thể thấy những sự thành đạt của phương Tây – trong những hình thức thành tựu của kinh tế, giáo dục, sức khỏe, và xã hội – như một kết quả của sự khai thác những quốc gia nghèo khó hơn, kể cả những quốc gia Ả Rập. Những nước phương Tây giàu lên do việc sử dụng những nguồn tài nguyên như dầu mỏ của Ả Rập. Trong khi, những nước cung cấp nguyên vật liệu thô vẫn nghèo khó. Qua những sự thiếu công bằng như vậy, sự ganh tỵ được tạo nên. Rồi thì, có lẻ có những nhân tố tôn giáo. Trong một số khu vực, có khái niệm một tôn giáo, một chân lý. Trong thế giới Hồi Giáo, có niềm tin Thánh Allah. Ở phương Tây, xã hội đa tôn giáo hiện đại là một loại thử thách nào đấy đến điều này. Tôi cảm thấy đây là những nguyên nhân chính, và khi phối hợp với nhiều sự sân hậnthất vọng, làm nên một sự thù ghét khổng lồ.

Những biện pháp đối phó cho những vấn đề này không dễ dàng. Chúng ta cần hai cấp độ. Một cấp độ - ngay lập tức – nhiều chính quyền đang thể hiện, bao gồm một số phương pháp bạo động, đúng hay sai. Nhưng chúng ta cũng phải có những lộ trình dài hạn. Trong thế giới Hồi Giáo, những con người manh động nào đó luôn luôn ở đấy, giống như trong những người Ki Tô Giáo, Ấn Giáo và Phật tửChúng ta không thể đổ vấy cho cả xã hội Hồi Giáo về những hành vi manh động của một số ít cá nhân nào đấy. Do thế, trong cấp độ công cộng phổ quát chúng ta phải trau dồi niềm tin không chỉ một tôn giáo, một chân lý, mà là đa nguyên và nhiều chân lýChúng ta có thể thay đổi không khí, và chúng ta có thể điều chỉnh những cung cách nào đấy của suy nghĩ.

Rồi thì, thứ hai là, nên có một sự đối thoại tâm linh. Bất cứ khi nào chúng ta thấy bất cứ những sự bất đồng nào, chúng ta phải nghĩ đến việc làm thế nào để giải quyết chúng trên căn bản của nhận thức về sự duy nhất của toàn thể nhân loại. Đây là một thực tế hiện đại. Khi một cộng đồng nào đấy bị tiêu diệt, trong thực tế nó tàn phá một bộ phận của tất cả chúng ta. Do vậy, nên có một nhận thức rõ ràng rằng toàn thể nhân loại thật đúng là một gia đình. Bất cứ sự xung đột nào trong loài người nên được xem như một sự xung đột gia đìnhChúng ta phải tìm ra một giải pháp trong không khí này.

Không dễ dàng. Nếu chúng ta xử trí những vấn đề này trong những cung cách sai lạc, rồi thì trong khi hôm nay có một bin Laden , sau vài năm sẽ có mười bin Laden. Và có thể sau một vài năm, sẽ có cả 100 bin Laden.

3.- HỎI: Ngoài Phật Giáo, điều gì khác hơn là nguồn gốc cho sự cảm hứng của ngài?

ĐÁP: Những giá trị nhân bản. Khi tôi nhìn vào những con chim hay thú vật, sự tồn tại của chúng không có sự thống trị, không có những điều kiện, không có tổ chức. Nhưng những bà mẹ chăm sóc con cái của chúng một cách tốt đẹp. Đấy là tự nhiên. Trong con người cũng thế, cha mẹ - đặc biệt là những bà mẹ – và con cái có một mối ràng buộc đặc biệt. Sửa mẹ là một dấu hiệu của ảnh hưởng này. Chúng ta được tạo nên bằng cách ấy. Sự tồn tại của đứa trẻ hoàn toàn tùy thuộc trên tác động của người nào khác đấy. Do thế, một cách căn bản, sự sinh tồn của mỗi cá nhân hay tương lai tùy thuộc trên xã hội. Chúng ta cần những giá trị nhân bản này. Tôi gọi đây là những đạo đức trần gian, những niềm tin thế tục. Không có mối quan hệ với bất cứ một tôn giáo đặc thù nào. Ngay cả không có tôn giáo, ngay cả như những người không tín ngưỡng, chúng ta có khả năng để xúc tiến những điều này.

4.- HỎI: Có phải đây là những gì mà Đạo Phật phải cống hiến đến những người không tín ngưỡng?

ĐÁP: Không, những điều này không nhất thiết là những giáo huấn của Đạo Phật. Đây là những lời dạy căn cứ trên những giá trị nhân bản. Cung cách của sự trình bày khác biệt tương ứng đến mỗi tôn giáo. Trong những tôn giáo hữu thần [1] như Đạo Phật, những giá trị của Phật Giáonhất quán. Trong những tôn giáo vô thần, như một số tư tưởng cổ xưa của Ấn Độ, luật nghiệp báo được áp dụng. Nếu bạn làm điều lành, bạn sẽ gặt hái kết quả lành. Bây giờ, những gì chúng ta cần là một phương pháp để giáo hóa những người không tín ngưỡng. Những người không tín ngưỡng có thể bình phẩm tất cả những tôn giáo, nhưng họ nên tử tế trong tim họ.

Hạnh phúcthành công của nhân loại tùy thuộc trên điều này.

5.- HỎI: Đạo Phật là một tôn giáo nam giới ưu thếQuan điểm của ngài là thế nào đối với việc để nhiều nữ nhân hơn trong những vị trí lĩnh đạo thuộc hệ thống thứ bậc của Phật giáo?

ĐÁP: Trước nhất, trong những thành viên của tất cả những tôn giáo, nữ nhânđa số. Trong Ấn Giáo, nữ nhân thật là ngoan hiền, và, tương tự thế, trong Phật tử cũng vậy. Tôi nghĩ khi những tôn giáo như Ấn Giáo và Phật Giáo – cũng như Ki Tô Giáo và Do Thái Giáo – khi được thành lập, vào những thời điểm của những xã hội thông thường là nam giới chiếm ưu thế. Thế nên, quan điểm xã hội này cũng ảnh hưởng đến tôn giáoThí dụ, khi Đức Phật hiện diện trên thế gian này 2.500 năm trước, xã hộiĐức Phật đang thuyết pháp là nam giới thống trị. Nếu ngài nhấn mạnh những quan điểm nữ quyền, không ai sẽ nghe theo ngài. [Cười] Tôi nghĩ ngay cả những bậc đạo sư vĩ đại này cũng thường giảng dạy phù hợp với những hoàn cảnh xã hội đương thời. Trong Đạo Phật cũng thế, một vị tì kheo [cụ túc giới nam] được xem như cao hơn một vị tì kheo ni [cụ túc giới nữ]. Cụ túc giới nam thường ngồi cao hơn.

Điều quan trọng là bây giờ, trong ba mươi năm qua, chúng tôi đã hành động để thay đổi điều ấy. Nhiều nữ tu rất chân thành, nhưng họ không có cơ hội để vươn lên đến cấp độ thọ giới cao nhất. Điều này đã làm cho tôi cảm thấy không thoãi mái thế nào ấy, đặc biệtĐức Phật đã ban cho những cơ hội bình đẵng đến nữ nhân. Nhưng chúng tôi, ngay cả là những môn nhân của Đức Phật, đã hờ hững điều đó. Trong những thế kỷ sau này, chúng tôi đã hoàn toàn thờ ơ phẩm chất học hỏi tôn giáo trong những ni viện. Trong bốn mươi năm gần đây, kể từ khi chúng tôi hiện diệnẤn Độ, ni viện đã phát triển tốt đẹp hơn. Sau đó, chúng tôi đã giới thiệu cùng những trình độ như nhau về học vấn cho cả nam và nữ. Bây giờ cả tăng và ni đều có thể đạt bằng tiến sĩ về Phật học.

6.- HỎIVậy thì trong tương lai cả nam và nữ đều có thể là những lạt ma cao cấp nhất chứ?

ĐÁP: Cho đến hiện nay, hầu hết những vị trụ trì trong những ni viện là nam giới. Bây giờ, sẽ có những nữ trụ trì có phẩm chất cao độ trong chính những ni viện. Rồi thì, nếu một nữ lạt ma viên tịch và vị ấy là một học giảhành giả phẩm hạnh, hoàn toàn có thể sự tái sinh cũng sẽ là một nữ nhân. Do thế, tôi nghĩ, trong thế kỷ 22, sẽ có nhiều vị tái sinh nữ trong những ni học viện. Thế thì sẽ có sự tranh đua giữa những học viện nam lạt ma và học viện nữ lạt ma. Đó sẽ là một loại thi đua tích cực. [Cười]

7.- HỎI: Ngài hy vọng gì cho một giải pháp công minh với Trung Hoa, và loại hệ thốngxã hội nào mà ngài tiên liệu cho Tây Tạng một khi điều ấy xãy ra?

ĐÁP: Một sự tự trị đầy đủ ý nghĩa. Một sự tự trị được cung ứng trong Hiến Pháp Trung Hoa cho những khối thiểu sốquyền lợi đặc biệt được bảo đảm cho Tây TạngTuy nhiên, trong những quốc gia cộng sản, đôi khi hiến pháp mà họ viết lên không được thực hiện một cách chân thành. Đấy là một trường hợp đặc biệt với Tây Tạng. Có thể trở nên một quốc gia hai hệ thống. [2] Tại sao không? Hãy nhìn Tây Tạng một cách lịch sử: Ngôn ngữ khác nhau, văn hóa khác nhau, địa dư khác nhau. Do thế, nhằm để đạt được một sự toại nguyện tối đa cho đồng bào Tây Tạng, tôi nghĩ một cấp độ tự trị cao hơn nên được thực hiện. Rồi thì sự trung thành đối với nhân dân Trung Hoa sẽ đến một cách tự nhiên. Người Tây Tạng sẽ vui mừng thụ hưởng một sự tự trị thật sự. Đấy là sự bảo đảm cho việc bảo tồn bản sắc của chúng tôi, văn hóa của chúng tôi, tâm linh của chúng tôi, môi trường của chúng tôi.

Sự hứng thú thông thường của chúng tôi là phát triển vật chất hơn, chẳng hạn như việc xây dựng đường sắt. Trong một Tây Tạng độc lập, một việc xây dựng đường sắt như vậy [chính quyền Bắc Kinh đang thiết lập một hệ thống đường sắt quan trọng trong khu vực] và những sự giao lưu sẽ không thể có. Nhưng bởi vì những nguồn tài nguyên như vậy là sẳn có ở Trung Hoa, những việc như vậy trở nên khả dĩ. Trên một phương diện khác, mặc dù một sự phát triên kinh tế nào đó đã xảy ra dưới sự cai trị của Bắc Kinh, điều ấy không vì bất cứ quyền lợi nào hay sự tự trị đầy đủ. Bên trong Tây Tạng, mặc dù kinh tế là khá hơn, nhưng có nhiều sự phẩn uất. Do vậy, đấy là suy nghĩ của tôi: không ly khai, tự trị. Thậm chí Hiến Pháp Trung Hoa cũng đã cho chúng tôi điều ấy. Một cách căn bản, tôi không chống lại sự suy nghĩ của chính quyền Trung Hoa. Sự quan tâm chính của chính quyền là Tây Tạng phải hiện hữu trong Trung Hoa. Điều ấy chúng tôi hoàn toàn đồng ý. Không có những khác biệt căn bản. Thế thì, chúng tôi có cùng những mục tiêu: ổn định, thống nhất, và thịnh vượngChúng tôi cũng muốn thế. Nhưng những phương pháp? Cung cách mà nhà đương cục Trung Hoa thi hành là đem sự ổn định và thống nhất dưới họng súng. Đó là cái nhìn đơn phương của họ. Sự tiếp cận của chúng tôi là không thay đổi mà đấy là cho chúng tôi một sự toại nguyện nào đấy. Rồi thì sự thống nhất và ổn định tự nhiên đến với một sự tỉnh thức về những quan tâm thông thường. Ở Quebec, Canada, một số nhà chính trị muốn độc lập, nhưng khi người ta được hỏi, họ cho thấy rằng sự thích thú của họ to lớn hơn, lợi ích của họ to lớn hơn, là bằng việc ở lại với Canada. Đấy cũng là một điều tương tự với Tô Cách Lan. Sự tự trị cao độ của họ trong Anh Quốc đã cho họ một sự hài lòng. Do thế, ban bố một cấp độ tự trị cao độ hơn không đưa đến hiểm họa của ly khai.

8.- HỎI: Vai trò của ngài là gì trong hệ thống ấy?

ĐÁP: Vai trò riêng của tôi? Không gì cả. Số không. Vào đầu năm 1969, tôi đã ra một tuyên bố chính thức rằng ngay cả thể chế Đạt Lai Lạt Ma, nó có tiếp tục hay không, tùy thuộc vào đồng bào Tây Tạng. Thứ hai, trong năm 1992, tôi đã làm rõ rằng khi ngày giờ cho việc trở lại của chúng tôi đến – với một cấp độ tự do nào đấy, tôi sẽ trao quyền lực chính trị của tôi cho chính quyền địa phương Tây Tạng. Một cách đầy hy vọng, chính quyền ấy sẽ là một chính thể dân chủ, dân cử. Và ngay cả trong khi tôi hiện diện bên ngoài Tây Tạng – trong sáu mươi năm qua – chúng tôi đã thi hành những nổ lực mạnh mẽ với sự dân chủ hóa. Trong bốn năm qua, chúng tôi đã thiết lập một đội ngũ lĩnh đạo chính trị dân cử. Từ lúc ấy, tôi đã có một vị trí bán hưu trí. Một khi ngày trở về đến, tôi sẽ về hưu hoàn toàn.

Sẽ không có vai trò chính trị gì cho Đạt Lai Lạt Ma. Điều này sẽ là thật sự không chỉ cho tôi mà cho bất cứ vị Đạt Lai Lạt Ma tương lai nào.

9.- HỎI: Và ngài đã từng nói rằng vị Đạt Lai Lạt Ma tiếp theo sẽ được tìm thấy bên ngoài Trung Hoa?

ĐÁP: Như tôi đã nói ở phần trước đây, cho dù thế chế này sẽ tiếp tục hay không tùy thuộc vào đồng bào Tây Tạng. Dưới những tình cảnh tối ưu, tôi nghĩ rằng thế chế ấy nên tiếp tục. Thứ nhất, bảo tồn thế chế là quan trọng. Rồi thì, có lịch sử cá nhân. Cả hai sự lựa chọn nên được giữ cởi mở như thế. Nếu đồng bào Tây Tạng muốn một sự tái sinh khác, thế thì một cách hợp lý trong khi chúng tôi ở bên ngoài, vị kế tục phải là người nào đấy có thể tiếp tục nhiệm vụ này, mà đã không được vị tiền nhiệm hoàn tất. Điều đó có nghĩa rằng vị ấy phải đến từ một quốc gia tự do. Nhưng chính quyền Bắc Kinh cũng sẽ chỉ định một Đạt Lai Lạt Ma. Vì thế sẽ có hai Đạt Lai Lạt Ma. Một Đạt Lai Lạt Ma - Đạt Lai Lạt Ma chính thức của Bắc Kinh – đồng bào Tây Tạng sẽ không có niềm tin. Ngay cả người dân thường của Trung Hoa sẽ không tin tưởng gì vào vị ấy. Đấy sẽ là một Đạt Lai Lạt Ma giả mạo. Đôi khi những anh chị em Trung Hoa có những sự tính toán khác. [Cười]

10.- HỎI: Ngài lượng định gì về chính sách của Hoa Kỳ đối với Tây Tạng?

ĐÁP: Tôi cảm thấy rằng điều ấy là hoàn toàn hài lòng, hổ trợ rõ ràng và rất động viên. Để tôi cho một thí dụ. Chính quyền Hoa Kỳ đã chỉ định một Điều hợp viên đặc biệt để thúc đẩy sự đối thoại với Trung Hoa. Có nhiều sự cảm thông với chúng tôi ở cả hạ và thượng viện. Bên cạnh ấy, họ có thể làm được bao nhiêu? Đây là một vấn đề rất phức tạp. Trung Hoa không phải như Iraq. Đấy là một cộng đồng hơn một tỉ người. Nền kinh tế cũng rất mạnh mẽ. Mặc dù thế, sức hổ trợ trong thế giới phương Tây rất đáng cảm kích và cổ vũ chúng tôi vô cùng.

11.- HỎI: Có những chính quyền, chẳng hạn như Miến Điện, tự cho rằng họ là Phật Giáo nhưng thi hành những sự đàn áp dữ dội. Sự đáp ứng của ngài là gì đến sự lạm dụng Đạo Phật của họ?

ĐÁP: Tôi không biết. Có phải chính quyền Miến Điện thật sự là Phật Giáo?

12.- HỎI: Họ tự cho là thế?

ĐÁP: Tôi nghĩ nhiều người lĩnh đạo của họ, một cách tự nhiênPhật tử. Nhưng, như những chính sách mà liên hệ, họ có thao túng Đạo Phật không?

13.- HỎI: Họ thật sự hổ trợ tài chính chochùa viện?

ĐÁP: Điều này nhằm để có sự ủng hộ của công chúng. Trong một vài trường hợp, người ta đã hỏi tôi rằng tôi có bất cứ tuyên bố nào quan tâm đến bà Aung San Suu Kyi không. Tôi thường tuyên bố đến những lĩnh tụ quân sự rằng, vì họ là Phật tử, họ nên tôn trọng nhân quyền, cá nhân cũng như những nhóm người, và họ nên điều chỉnh một số luật lệ khắc nghiệt của họ.

Trong năm 1930, một lĩnh tụ của Mông Cổ đã trở nên là một kẻ độc tài rất tàn bạo và cuối cùng trở thành một kẻ sát nhân. Trước đó, ông ta là một tu sĩ, tôi nghe nói, và sau đó ông ta trở thành một người làm cách mạng. Dưới sự tác động của lý thuyết mới, ông ta thật sự đã giết vị thầy của chính ông. Gia đình của Pon Pot quá khứ cũng là Phật tử. Ông ta có là một tu sĩ khi còn trẻ hay không, tôi không biết. Ngay cả gia đình của chủ tịch Mao trước đấy cũng theo Đạo Phật. [3]

Thế thì một ngày nào đấy, nếu Đạt Lai Lạt Ma trở thành một kẻ tàn sát, ông ta sẽ trở thành một kẻ tàn sát chết chóc nhất. [Cười]

14.- HỎI: Ngài bước sang tuổi bảy mươi lăm trong tháng Bảy. Khi già hơn, tư tưởng của ngài là thế nào về sự chết?

ĐÁP: Ở trình độ cá nhân, như một hành giả Phật Giáo, tôi quán tưởngquán chiếu về cái chết trong sự thực tập hằng ngày của tôi một cách thận trọng. Sự chết không tách rời khỏi sự sống của chúng ta. Qua sự nghiên cứu và suy niệm về cái chết của tôi, tôi có một sự bảo đảm nào đấy và một sự vững chắc nào đấy mà đó sẽ là một kinh nghiệm tích cực.

 

Phụ chú:

[1] Một số tôn giáo, chẳng hạn Kì na giáo (Jainism) và Phật giáo, không đòi hỏi đức tin vào một vị thiên chúa cá thểTuy nhiên trong Đạo Phật lại có vô biên chư Phật, vô lượng Bổn Tôn, và vô số thần thánh của cõi tâm linh…

[2] Đây là trường hợp của Hồng Kông, và chính quyền Bắc Kinh cũng đã đề nghị cho đảo quốc Đài Loan, nhưng Đài Bắc đã cực lực bác bỏ.

[3] Joseph Stalin tên thật là Iosif Vissarionovich Dzhugashvili. Ông sinh ngày 21/12/1879 tại thị trấn Gori, Grudia, trong một gia đình nghèo. Mẹ ông, một người rất sùng đạo, đã đưa Stalin tới một trường tôn giáo địa phương năm 1888. Tại đây, Stalin đã giành được học bổng tới trường dòng Tiflis ở Grudia. 

[4] Amitabh Pal là chủ bút của tạp chí The Progressive. Ông đã phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma, Mikhail Gorbachev, Jimmy Carter và John Kenneth Galbraith cho tờ báo này.

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 10/02/2011
http://www.progressive.org/mag_intv0106

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3464)
Thông Bạch Phật Đản PL 2564-2020 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu
(Xem: 2505)
Trong tuần này có các tin tức chính tại các quốc gia: Mã Lai, Tích Lan, Miến Điện, và Nhật Bản
(Xem: 4716)
With the meaning of the word SYNERGY, let’s pray together in response to corona virus pandemic.
(Xem: 5214)
Ngay tại Hoa Kỳ là quốc gia hùng mạnh, với nền y tế hiện đại tối tân, mà cũng không thể tránh khỏi sự lây nhiễm nhanh chóng của coronavirus.
(Xem: 2636)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Hàn Quốc, Cộng Hoà Buryatia, Nam Á, Bangladesh và Ấn Độ
(Xem: 3154)
Để an toàn và giữ gìn sức khoẻ chung cho Đại chúng, Chùa Phật Đà thông báo đình chỉ mọi sinh hoạt cho đến khi có thông báo tiếp theo.
(Xem: 3001)
Những Khoá Tu Học ngắn hạn cuối tuần, Tu Bát Quan Trai, Huân Tu Tịnh Độ, những Lễ Hội... giảm thiểu sự sinh hoạt tập trung nhiều người tối đa.
(Xem: 2682)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Nhật Bản, Tích Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện
(Xem: 2321)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Nhật Bản, Lào, Anh Quốc, Miến Điện
(Xem: 3242)
Sinh hoạt chủ nhật hàng tuần hạn chế số người tham dự. Đặc biệt những vị có đang mắc bệnh mãn tính và trên 65 tuổi nên ưu tiên ở nhà
(Xem: 6708)
Chúng tôi sẽ tổ chức phát Thực phẩm cho tháng 03 vào ngày 15/03/2020 vào lúc 1:30pm, số lượng 350 phần tại địa chỉ: 26 15th, San Diego, CA 92101.
(Xem: 3546)
Kính mời Đại chúng tham dự Lễ Khai Kinh Đại Bảo Tích Trì tụng và nghe thuyết giảng Tại Tu Viện Pháp Vương, Escondido vào ngày Chủ Nhật, 08/3/2020
(Xem: 2807)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Cộng hoà Buryatia, Cộng hoà Kalmykia và Nepal
(Xem: 3429)
Trung Tâm Văn Hoá Chùa Việt Nam Dời Ngày Tổ Chức Lễ Khánh Thành, Lễ Hội Quan Âm, Kỷ Niệm 30 Năm Thành Lập và Xây Dựng
(Xem: 3010)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia: Indonesia, Nepal, Hàn Quốc, Cam Bốt
(Xem: 3912)
Khoá Tu Học Tuổi Trẻ Tại Tu Viện Pháp Vương - Youth Spring Retreat 2020 vào lúc: 5:00pm thứ 7 ngày 28/3/2020 đến 2:00pm chủ nhật ngày 29/3/2020
(Xem: 10965)
Thông Báo và Ghi danh Khoá Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 10 Tại Philadelphia từ ngày 23 đến 26 tháng 7 năm 2020
(Xem: 2676)
Trong tuần này có các tin tức chính tại các quốc gia như: Thái Lan, Ấn Độ, Tích Lan, Anh quốc
(Xem: 7171)
Lễ Rằm Thượng Nguyên Tại Chùa Phật Đà San Diego, California, Hoa Kỳ Ngày 09/2/2020
(Xem: 3518)
Đại Lễ Khánh Thành Ngôi Đại Hùng Bảo Điện - Lễ Hội Quan Âm Ngày Hành Hương và Cầu Nguyện và Kỷ Niệm 30 Năm Ngày Thành Lập Trung Tâm Phật Giáo Chùa Việt Nam
(Xem: 8492)
Kính mời Đại Chúng tham gia hùn phước cho Lễ Phóng Sanh Rằm Thượng Nguyên Xuân Canh Tý 2020
(Xem: 2867)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Nhật Bản, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Thái Lan
(Xem: 3589)
Khoá Tu Học Cho Người Lớn vào ngày 08 tháng 03 năm 2020. Khoá Tu Học Cho Thiếu Nhi vào ngày 28-29 tháng 03 năm 2020
(Xem: 3566)
Nhân dịp Xuân Canh Tý 2020 đang trở về với tất cả người con dân Việt Nam, thay mặt Hoavouu Foundation thành tâm kính chúc Chư Tôn Đức Tăng Ni: Pháp Thể Khinh An, Phật Sự Viên Thành. Đồng kính chúc Quý Phật tử và gia đình của Quý vị: Vô Lượng An Lạc, Vô Lượng Cát Tường, Thành Tựu Sở Nguyện.
(Xem: 3130)
Hành Hương tham dự ngày Về Nguồn lần thứ 12 và dự lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne, Úc Châu cũng như hành hương Ấn Độ từ ngày 12.10.2020 (thứ hai) đến ngày 9.11.2020 (30 ngày)
(Xem: 3091)
Trong tuần này có các tin tức chính từ các quốc gia như: Tích Lan, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh Quốc
(Xem: 11138)
Ngày 19 và 21 tháng 1 năm 2020 vừa qua, Quý Phật tử thiện nguyện của HoaVoUu Foundation tại Việt Nam đã đi phát quà cho người nghèo tại Đồng Nai và Vùng núi Đắk Lắk.
(Xem: 3810)
HT Thích Nguyên Siêu viện chủ Chùa Phật Đà và Tu Viện Pháp Vương gởi Thư Chúc Tết Xuân Canh Tý 2020 đến Chư Tôn Đức và Đồng hương Phật tử
(Xem: 3675)
Đại Hội Khoáng Đại 30, 31/05 tại Chùa Huệ Quang và Khoá An Cư Kiết Hạ được tổ chức tại Chùa Huệ Quang (Chư Ni), Chùa Phổ Đà (Chư Tăng) 31/5 đế 07/06
(Xem: 6613)
Trong tháng 12/2019 Hội HoaVoUu Foundation đã 3 lần thực hiện phát túi ngủ cho người Vô Gia Cư tại ở Downtown San Diego. Lần thứ nhất vào ngày 07/12, lần thứ hai 15/12 và lần thứ 3 vào ngày 26/12. Tổng cộng có 256 túi ngủ.
(Xem: 2631)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Đài Loan, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ
(Xem: 4116)
Sau nhiều năm xây dựng Tu Viện Pháp Vương cho đến hôm nay, đã được giấy phép sinh hoạt, đây là một Phật sự quan trọng mà trải qua bao nhiêu năm tháng chư Tăng và Phật tử chùa Phật Đà và Tu Viện Pháp Vương hằng mong đợi.
(Xem: 6534)
Hình ảnh HoaVoUu Foundation hỗ trợ Chùa Kim Sơn, Nha Trang trong các Phật sự của Chùa trong năm 2019
(Xem: 3018)
Hôm nay ngày 04/01/2020 tại Chùa Bát Nhã, thành phố Santa Ana, California, Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ đã có cuộc họp đầu năm 2020.
(Xem: 2986)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Tích Lan, Úc Đại Lợi
(Xem: 5369)
Kênh Youtube của HoaVoUu Foundation là một thư viện videos hoằng truyền con đường tuệ giác của Phật.
(Xem: 5008)
Thư Chúc Xuân Và Chương Trình Xuân Canh Tý 2020 Của Chùa Phật Đà , San Diego, California
(Xem: 2744)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia: Mông Cổ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Cộng hòa Tuva
(Xem: 2513)
Trong tuần này có các tin tức Phật giáo chính ở các quốc gia: Hoa Kỳ, Pakistan, Úc Đại Lợi
(Xem: 6599)
Ngày 15/12/2019, Quý Phật tử thiện nguyện Hoa Vo Uu Foundation đã phát thêm 80 cái túi ngủ (Sleeping Bags) cho người Vô Gia Cư ở Downtown San Diego.
(Xem: 7398)
Hôm nay, ngày 07/12/2019 Quý Phật tử thiện nguyện Hoa Vo Uu Foundation đã phát 100 cái túi ngủ (Sleeping Bags) cho người Vô Gia Cư ở Downtown San Diego.
(Xem: 6063)
Chúng tôi kêu gọi ủng hộ 300 túi ngủ (Sleeping bags) vào ngày 15/12/2019 và tiếp tục phát thực phẩm cho Người Vô Gia Cư vào Chủ Nhật, ngày 22/12/2019 lúc 1:30pm
(Xem: 3781)
Thông Tư Kiết Đông từ Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, thì thời gian chỉ còn hơn một tháng nữa là đến kỳ 10 Ngày Kiết Đông (02/01/2020 đến 11/01/2020)
(Xem: 3124)
Trong tuần này có các tin tức tại Nhật Bản, Cộng Hoà Kalmykia, Bangladesh, Nepal và Thái Lan
(Xem: 5123)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (GHPGVNTNHK) đã long trọng Tổ chức Lễ Truy Tán Công Hạnh của Đức Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang
(Xem: 6436)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang (1923-2019) vừa viên tịch
(Xem: 3519)
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Như Ý, pháp danh Trừng Huệ, hiệu Ấn Bảo, Pháp phái Liễu Quán đời thứ 8, Viện Chủ Tổ Đình Linh Sơn Pháp Bảo Nha Trang, vừa viên tịch vào lúc 7 giờ tối thứ Sáu, ngày 01/11/2019
(Xem: 5494)
Chúng tôi sẽ tổ chức tiếp cho tháng 10/2019 tới vào Chủ Nhật, ngày 17/11/2019 lúc 1:30pm
(Xem: 7472)
Trong chuyến Hành trình tâm linh 2019 chúng con/tôi phát quà từ thiện cho học sinh nghèo 2,000 Phần quà; và cúng dường Trai Tăng cho 200 vị Chư Tăng Ni sinh đang du học tại Ấn Độ.
(Xem: 3275)
Tuyển tập “40 Năm Tu Học Và Hoằng Pháp của Ni Sư Giới Hương” bằng tiếng Anh và Việt
(Xem: 2971)
Trong tuần này có các tin tức Phật giáo chính ở các quốc gia: Ấn Độ, Anh Quốc, Nhật Bản và Nepal
(Xem: 3670)
Trong tuần này có các tin tức Phật giáo chính ở các quốc gia: Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan, Miến Điện và Ấn Độ
(Xem: 2766)
Trong tuần này có các tin tức chính tại các quốc gia: Nhật Bản, Pakistan, Lào, Thái Lan và Cam Bốt
(Xem: 2613)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia: Cam Bốt, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Bangladesh
(Xem: 3700)
Chùa Hồng Danh Tổ Chức Hành Hương Hawaii. Liên lạc: Tel. (408) 449-5399 - Email: chuahongdanh@yahoo.com
(Xem: 6798)
Chúng tôi sẽ tổ chức tiếp cho tháng 10/2019 tới vào Chủ Nhật, ngày 20/10/2019, số lượng 350 phần.
(Xem: 7297)
Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 6 Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan được tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
(Xem: 2691)
Trong tuần này có các tin chính tại các quốc gia: Ấn Độ, Thái Lan và Mông Cổ
(Xem: 3906)
Với mục đích bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc đến với giới trẻ và các thanh thiếu niên Việt Nam tại hải ngoại, Chùa Bảo Đức tổ chức tết Trung Thu 2019.
(Xem: 11596)
Lễ Tưởng Niệm Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Chí Tín, Bổn Sư của HT Thích Nguyên Siêu, Tại Chùa Long Sơn, San Diego, California ngày 13/9/2019
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant