Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

23. Buổi tối thứ hai mươi mốt - Thập nhị nhân duyên

24 Tháng Ba 201100:00(Xem: 9400)
23. Buổi tối thứ hai mươi mốt - Thập nhị nhân duyên

BA MƯƠI NGÀY THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch

Buổi tối thứ hai mươi mốt

Thập nhị nhân duyên

Vì sự bí mật của sinh, lão, bệnh, tử mà các đức Phật xuất hiện trong cuộc đời. Không một thế giới nào mà không bị chi phối bởi sự thật này, và sự giác ngộ của đức Phật chỉ có mục đích duy nhất là thấu hiểu nguyên nhân gốc rễ của nó. Một trong những phần uyên thâm của giáo lý đạo Phậtmô tả về sự luân chuyển không ngừng của sợi dây xích hiện hữu, được gọi là pháp nhân duyên.

mười hai nhân duyên, nên thường gọi là Thập nhị nhân duyên, bao gồm: vô minh, hành, thức tái sinh, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh và lão bệnh tử.

Hai nhân duyên đầu tiên nói về các nhân được gieo trong những kiếp quá khứ và làm điều kiện cho kiếp sau này. Trước hết là vô minh. Vô minh có nghĩa là u tối, không thấy chân lý, không hiểu giáo pháp, không biết Tứ diệu đế. Vì không ý thức được sự việc một cách rõ ràng, không thấy đuợc sự thật khổ đau, gốc rễ của nó và phương pháp giải thoát, cho nên vô minh làm điều kiện cho nhân thứ hai trong chuỗi 12 nhân duyên là hành.

Hành có nghĩa là ý chí, ý muốn bắt đầu cho những hành động của thân, khẩu và ý. Những hành động này phát sinh do các tâm thiện hay bất thiện. Hành là do vô minh tạo nên. Vì không hiểu được sự thật nên ta tạo tác đủ các nghiệp. Nghiệp lực của những hành động này lại làm điều kiện cho mắt xích thứ ba trong chuỗi các nhân duyên là thức tái sinh.

Thức tái sinh có nghĩa là tâm thức đầu tiên khi ta mới sinh. Vì vô minh làm điều kiện cho nghiệp lực mà ta đã tạo tác trong kiếp trước, thức tái sinh sẽ khởi lên trong giây phút thụ thai. Tâm hành là nhân và thức tái sinh là quả. Đây là một liên hệđiều kiện của luật nhân quả.

Vô minh sinh ra tâm hành, tạo nên nghiệp lực. Nghiệp lực ấy làm phát sinh thức tái sinh, là điều kiện bắt đầu cho đời sống này. Vì có tâm thức đầu tiên ấy mà hiện tượng danh sắc được khởi lên với đầy đủ mọi phần tử của thân và mọi yếu tố của tâm. Rồi từ hiện tượng danh sắclục nhập phát sinh. Lục nhập sẽ hình thành từ những quan năng của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, được phát triển trong giai đoạn còn là bào thai.

Thức tái sinh trong giây phút thụ thai làm điều kiện phát sinh hiện tượng danh sắc. Vì sự có mặt của danh sắclục nhập sinh ra. Lục nhập là sự tiếp nhận của những giác quan (căn) khi tiếp xúc với những đối tượng của chúng (trần), như là mắt với màu sắc, tai với tiếng động, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với cảm giác, ý với tư tưởng. Rồi lục nhập lại làm điều kiện cho xúc, vì xúc đòi hỏi cả ba yếu tố: căn (giác quan), trần (đối tượng của giác quan) và thức (sự nghe, thấy, ngửi, nếm, cảm giácsuy nghĩ). Như vậy, lục nhập làm phát sinh xúc.

Rồi sự tiếp xúc giữa căn với trần làm phát sinh cảm thọ, hay thọ. Thọ tức là những cảm giác dễ chịu, khó chịu hay trung hòa xảy ra trong từng sát-na của tâm, khi có sự xúc chạm. Dù sự tiếp xúc có qua những cánh cửa giác quan hay là qua ý thức, thọ lúc nào cũng có mặt, và nó là một tâm hành cơ bản. Cho nên, xúc làm điều kiện phát sinh thọ.

Bởi vì có thọ nên mới có ái. Ái là lòng tham dục, ham muốn, khao khát một vật gì. Chúng ta muốn những gì? Đó là những hình ảnh, âm thanh dễ chịu, những mùi vị thơm ngon, những cảm giác, tư tưởng tươi mát, nhẹ nhàng... Chúng ta muốn vứt bỏ những gì gây khó chịu. Chúng ta khao khát hoặc trốn tránh những đối tượng khác nhau của lục nhập.

Ái là điều kiện phát sinh thủ. Thủ có nghĩa là nắm giữ, muốn lấy làm của mình. Bởi vì chúng tatham dục với các đối tượng của sáu giác quan, nên ta muốn chiếm giữ, nắm bắt. Ta nhận chúng là mình, gắn bó với chúng.

Rồi bởi vì thủ mà ta bắt đầu tạo nghiệp, tiếp tục những hành động trong kiếp trước đã tạo nên thức tái sinh cho kiếp này. Như vậy, thọ sinh ái, ái sinh thủ, và thủ làm điều kiện cho hữu, tức là một sự hiện hữu tiếp nối, làm năng lực cho hạt giống luân hồi, thức tái sinh cho kiếp sau. Từ những nghiệp lực được tạo nên do thủ mà có sinh.

Vì sinh nên mới có bệnh tật, chán nản; có tàn hoại và đau đớn; có khổ đau, có già chết.

Và bánh xe luân hồi tiếp tục xoay tròn như thế, kéo theo một chuỗi nhân duyên vô ngã.

Vấn đề của đức Phật khi đi tìm chân lý - và của tất cả chúng ta hôm nay - là làm sao tìm được một lối thoát ra khỏi cái vòng nhân duyên luẩn quẩn này.

Trong đêm giác ngộ dưới gốc Bồ-đề, đức Phật đã đi ngược lại dòng nhân duyên để tìm ra một lối thoát. Tại sao có già, có bệnh, có chết? Vì có sinh. Tại sao có sinh? Vì có hành phát khởi do tham, sân, si. Nhưng tại sao chúng ta lại vướng víu vào những hành động này? Vì có hữu. Tại sao có hữu? Vì có ái. Tại sao có ái? Vì có thọ, vì những cảm giác dễ chịu, khó chịu khởi lên. Tại sao có thọ? Vì có xúc. Tại sao có xúc? Vì có lục nhập, và mọi hiện tượng danh sắc.

Chúng ta không làm gì được khi đối diện với tiến trình thân tâm này. Nó có vì sự vô minh trong quá khứ và vì chúng ta đã sinh ra ở đây. Không có cách nào để tránh sự tiếp xúc, đụng chạm cả. Chúng ta không thể nào đóng lại những cửa giác quan của mình, cho dù chúng ta có muốn. Mà đã có tiếp xúc, đụng chạm thì ta không thể nào ngăn không cho thọ khỏi phát sinh lên được. Hễ đã có xúc thì sẽ có thọ. Đó là một tâm hành cơ bản của tâm. Nhưng cũng ngay ở điểm quan trọng này, thọ, mà ta có thể cắt đứt được chuỗi nhân duyên liên tục ấy.

Hiểu được nguyên lý nhân duyên, “bởi vì cái này có mà cái kia có”, chúng ta có thể chặt đứt sợi dây xích liên tục ấy. Khi một lạc thọ phát sinh, ta không nên nắm bắt, khi một khổ thọ có mặt, ta không xua đuổi. Khi có một xả thọ, ta không rơi vào quên lãng, thất niệm.

Đức Phật dạy rằng con đường của thất niệmcon đường của sự chết. Và con đường của chánh niệmtrí tuệcon đường đưa đến sự bất tử. Chúng ta hoàn toàn tự do để phá tung sợi dây xiềng xích này, thoát ra khỏi những phản ứng do điều kiện. Chúng ta phải duy trì một sự tỉnh thức, một chánh niệm vững chãi trong từng giây phút, để giữ cho cảm thọ không khởi sinh lên ái dục.

Những khi ta thất niệm, cảm thọ sẽ làm cho ái dục phát sinh. Nếu có điều gì dễ chịu, ta sinh ra sự ưa thích; còn những gì khó chịu, ta lại có lòng muốn hủy diệt nó đi. Nhưng nếu thay vì thất niệm, ta có chánh niệmtrí tuệ, thì mỗi khi có một cảm thọ sinh lên, ta chỉ kinh nghiệm nó mà không phản ứng mù quáng theo thói quen là nắm bắt hay chối bỏ.

Đối với một cảm thọ dễ chịu, ta kinh nghiệm nó bằng chánh niệm mà không bám víu. Đối với cảm thọ khó chịu, ta kinh nghiệm bằng chánh niệm mà không ghét bỏ. Cảm thọ không còn làm phát khởi ái dục nữa. Bây giờ chỉ có chánh niệm, vô tư, xả bỏ.

Không có ái dục thì sẽ không có thủ. Không còn thủ thì hữu cũng sẽ không sinh. Mà chúng ta không còn tạo nên năng lực thì sẽ không có tái sinh, không bệnh, không già, không chết. Chúng ta hoàn toàn tự do. Không còn bị lôi cuốn bởi vô minhái dục, tất cả khổ đau sẽ bị tiêu trừ hoàn toàn.

Mỗi giây phút của chánh niệm, tỉnh thức là một nhát búa đập xuống sợi dây xiềng xích nhân duyên này. Những nhát búa giáng xuống với sức mạnh của trí tuệ, của ý thức sẽ làm cho sợi dây xích càng lúc càng yếu đi, cho đến khi nó bị đứt tung.

Những gì chúng ta đang thực hành ở đây là quán chiếu sâu xa vào trong nguyên lý nhân duyên, để giải thoát tâm ta ra khỏi sự ràng buộc của chúng.

Hỏi: Tôi thấy rằng càng đi sâu vào sự tu tập, tôi lại càng cảm nhận được cái hay, cái đẹp của giáo pháp, tự tính của mọi sự vật.

Đáp: Hạnh phúc cao thượng nhất là hạnh phúc của Vipassana, hạnh phúc của trí tuệ, nhìn thấy được thật tướng của vạn hữu. Khi ta bắt đầu cảm nhận bằng tâm nguyên sơ như đứa trẻ thơ, mỗi giây phút đều là mới lạ, tươi mát, thì trạng thái này an lạc lắm. Cũng vậy, sự sống của ta sẽ là một niềm vui lớn nếu ta biết sống với cái sơ tâm ấy, một tâm không bị điều kiện chi phối, một tâm biết trực nghiệm thay vì tưởng tượng. Đức Phật dạy rằng mùi vị của đạo pháp cao siêu vi diệu hơn mọi thứ mùi vị khác. Nó đem lại cho ta một cảm giác sáng suốt, hiểu biết để nhìn rõ tự thể của vạn hữu, để hòa hợp chung một giai điệu và trở thành một với đạo lớn.

Nhưng trên con đường đi đến sự hòa điệu hoàn toàn ấy, đôi khi ta phải trải qua một kinh nghiệm bất mãn rất sâu đậm. Một khổ đau mà ta đã thừa hưởng từ luật vô thường của cuộc sống. Có nhiều người đã phải nếm qua mùi vị của sự chán nản này. Những ai đã từng trải qua cảnh ngộ ấy, thường được một lợi ích là có thái độ ung dung tự tại. Vì khi ta kinh nghiệm được một cách sâu xa những nỗi khổ đau của thân và tâm, ta sẽ hiểu rõ giá trị của một thái độ vô chấp, xả bỏ, ta sẽ không còn muốn nắm giữ nữa. Ta biết chúng chẳng có gì đáng để ham muốn. Và từ sự vô chấp ấy, tâm ta sẽ trở nên quân bình và có thể nhìn sự thay đổi của mọi vật bằng một thái độ ung dung, với một ý thức sáng tỏan lạc.

Hỏi: Muốn đạt được giác ngộ, ta có cần phải chết đi không?

Đáp: Giác ngộ có nghĩa là sự chết của tham, sân và si. Lý do chúng ta sợ chết là vì ta không hiểu rằng tiến trình của sự chết đang xảy ra ngay trong giờ phút này. Cho nên đối với những người không tu tập, họ có nỗi sợ phải mất đi thân này. Thật ra thì không có một ai chết cả, vì đâu có một cá nhân nào đứng sau tiến trình ấy. Sự thật chỉ là một chuỗi sinh diệt liên tục tiếp nối... theo sự lôi cuốn của ái và thủ.

Muốn giải trừ những điều kiện ấy, giải thoát tâm ta ra khỏi sự đam mêbám víu, ta phải kinh nghiệm được sự an vui lúc nào cũng đang có mặt, nhưng vì ái dục mà ta không thấy được. Cũng giống như một con khỉ nắm chặt bàn tay, nó chẳng bị một ai trói buộc trừ ra lòng tham dục của chính nó. Nó chỉ cần mở rộng bàn tay là thoát được. Chúng ta cũng vậy, chỉ cần buông xả là có thể tự tại bước đi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15563)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14998)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14845)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13262)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14444)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20201)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18423)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30752)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12417)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15519)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13755)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13928)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13529)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14450)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13722)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16729)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15383)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31227)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18819)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14991)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14589)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14574)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13786)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19695)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14434)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14518)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14715)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14760)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17913)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13564)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13688)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14944)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14154)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16422)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15323)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13486)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13147)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13265)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12987)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14083)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14720)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14217)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14610)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13001)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13808)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13261)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13742)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14686)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14756)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13275)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12833)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13737)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13672)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13325)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13885)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13690)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12591)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14812)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12874)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12445)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant