- Phần Một: Giảng luận
- Phần Hai: Phiên dịch kinh văn
- Tiểu Dẫn: Lịch Sử Truyền Dịch
- Chương 1: Phẩm Tính Siêu Việt Của Như Lai
- Chương 2: Mười Đại Thọ
- Chương 3: Ba Đại Nguyện
- Chương 4: Nhiếp Thọ
- Chương 5: Nhất Thừa
- Chương 6: Vô Biên Thánh Đế
- Chương 7: Như Lai Tạng
- Chương 8: Pháp Thân
- Chương 9: Nghĩa Không Che Lấp Chân Thật
- Chương 10: Một Đế
- Chương 11: Một Sở Y
- Chương 12: Điên Đảo Và Chân Thật
- Chương 13: Tự Tính Thanh Tịnh
- Chương 14: Con Đích Thực
- Chương 15: Thắng Man Sư Tử Hống
- Thư Mục Tham Khảo
Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā
Tuệ Sỹ dịch và giảng
PHIÊN DỊCH KINH VĂN
勝 鬘 師 子 吼 一 乘 大 方 便 方 廣 經
THẮNG MAN SƯ TỬ HỐNG NHẤT THỪA ĐẠI PHƯƠNG TIỆN
PHƯƠNG QUẢNG KINH
ŚRĪMĀLĀ-SIṂHANĀDA-SŪTRA
宋 中 印 度 三 藏 求 那 跋 陀 羅 譯
TỐNG TRUNG ẤN ĐỘ TAM TẠNG CẦU-NA-BẠT-ĐÀ-LA Hán dịch
TUỆ SỸ Việt dịch & Chú thích
CHƯƠNG
MƯỜI
BA:
TỰ
TÁNH THANH TỊNH[637]
«Bạch Thế Tôn, sinh tử y trên Như Lai tạng,[638] và do Như Lai tạng mà nói rằng không thể biết được bản tế.[639] Bạch Thế Tôn, có Như Lai tạng cho nên có sinh tử, đó gọi là khéo nói.»
«Bạch Thế Tôn, sinh tử; sinh tử là các thọ căn rụng xuống,[640] và căn không cảm thọ[641] thứ tự tiếp nối,[642] khởi lên, đó gọi là sinh tử.»
«Bạch Thế Tôn, sinh và tử, hai pháp này tức là Như Lai tạng. Do ngôn thuyết của thế gian nên nói là có sinh có tử. Tử là căn hủy hoại,[643] sinh là các căn mới khởi lên, chứ không phải rằng Như Lai tạng có sinh có tử.[644] Như Lai tạng vốn lìa ngoài tướng hữu vi. Như Lai tạng vốn thường trụ, không hủy hoại. Cho nên, Như Lai tạng là sở y, là khả năng duy trì, là khả năng kiến lập.[645] Bạch Thế Tôn, là Phật pháp vốn không xuất ly, không thoát, không đoạn trừ, không thể nghĩ bàn. Bạch Thế Tôn, làm sở y, duy trì, thiết lập các pháp hữu vi bên ngoài vốn có tính cần được đoạn, được giải thoát, có biến dị, chính là Như Lai tạng.»
«Bạch Thế Tôn, nếu không có Như Lai tạng thì không thể có sự nhàm chán khổ lạc và mong cầu Niết-bàn. Vì sao? Đối với sáu thức và tâm pháp trí,[646] bảy pháp này không đình trụ trong từng sát-na, không gieo trồng các khổ,[647] cho nên không thể nhàm chán khổ mà mong cầu Niết-bàn.»[648]
«Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng không có giới hạn nguyên thủy,[649] là pháp không sinh khởi, không hoại diệt, có gieo trồng các khổ nên có nhàm chán khổ mà mong cầu Niết-bàn.»
«Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng không phải là ngã, không phải là chúng sinh, không phải mạng, không phải nhân cách.»[650]
«Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng không phải là cảnh giới cho những chúng sinh rơi vào thân kiến,[651] chúng sinh điên đảo, chúng sanh loạn ý chấp không.»[652]
«Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng là pháp giới tạng, là Pháp thân tạng, là tạng xuất thế gian thượng thượng, là tạng tự tánh thanh tịnh.[653] Như Lai tạng với tự tánh thanh tịnh này tuy bị ô nhiễm bởi phiền não khách trần[654] và phiền não hiện khởi,[655] nhưng vẫn là cảnh giới bất tư nghị của Như Lai. Vì sao? Thiện tâm sát-na[656] không phải là bị nhiễm ô bởi phiền não.[657] Bất thiện tâm sát-na cũng không phải là bị nhiễm ô bởi phiền não. Phiền não không xúc tâm; tâm không xúc phiền não,[658] vậy đâu có thể pháp không xúc[659] mà có thể nhiễm ô tâm được.»
«Bạch Thế Tôn, nhưng có phiền não, có tâm bị phiền não nhiễm ô. Tự tánh thanh tịnh mà có ô nhiễm, thật là khó thấu triệt.[660] Duy chỉ Phật Thế Tôn, là con mắt của sự thật, là trí tuệ chân thật, là căn bản của Pháp, là bậc thấu suốt pháp, là nơi nương tựa của chánh pháp,[661] mới có thể biết và thấy như thật.»
Thắng Man sau khi diễn thuyết pháp khó hiểu này, và thưa hỏi Phật. Phật tùy hỷ nói rằng:
«Thật như vậy! Thật như vậy, tự tánh thanh tịnh tâm mà có nhiễm ô; thật sự khó thấu triệt. Có hai pháp khó thấu triệt, đó là tự tánh thanh tịnh khó thấu triệt, và tâm ấy bị phiền não nhiễm ô cũng khó thấu triệt. Hai pháp này, chỉ con và các Bồ tát ma-ha-tát, những người đã thành tựu đại pháp, mới có thể nghe và chấp nhận. Còn các Thanh văn khác duy chỉ tin lời Phật nói.»PHẨM TÍNH SIÊU VIỆT CỦA NHƯ LAI[283]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ,[284] trong rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp cô độc.[285]
Lúc bấy giờ, Vua Ba-tư-nặc[286] và Mạt-lỵ phu nhân[287] tin hiểu chánh pháp chưa bao lâu,[288] cùng thảo luận nhau rằng:
«Con gái chúng ta,[289] Thắng Man phu nhân, vốn thông tuệ, lợi căn, thông minh đỉnh ngộ, nếu thấy được Phật tất hiểu Pháp một cách nhanh chóng, tâm thông tỏ, không nghi ngờ. Vậy ta hãy kịp thời sai phái người tín cẩn[290] khơi mở đạo ý[291] của nó .»
Phu nhân tâu rằng: «Nay thật đúng lúc.»
Vua và Phu nhân liền viết thư cho Thắng Man, tán thán một cách vắn tắt vô lượng phẩm tính siêu việt của Như Lai, rồi khiến nội nhân, tên là Chiên-đề-la,[292] làm sứ giả đem thư đến nước A-du-xà,[293] vào nội cung, kính cẩn trao thư cho Thắng Man. Thắng Man được thưư, hoan hỷ cúi đầu tiếp nhận. Bà đọc thư, ghi nhớ kỹ, phát tâm hy hữu, bèn nói các bài kệ cho Chiên-đề-la nghe như sau:
Ta nghe: âm thanh Phật,[294]
Chưa từng có trên đời.
Lời ấy nếu chân thật,
Ta sẽ tưưởng thưưởng ngươươi.[295]
Cúi lạy Phật Thế Tôn,
Xuất hiện vì thế gian;
Xin cũng thươương tưưởng con,
Cho con thấy tôn nhan.
Tâm niệm ấy vừa phát,
Phật hiện giữa hưư không;
Với tịnh quang sáng chói,
Rạng ngời tối thắng thân.
Thắng Man cùng quyến thuộc
Cúi đầu lạy sát chân.
Bằng cả tâm thanh tịnh
Tán thán công đức Phật.
Như Lai diệu sắc thân,
Thế gian không gì hơn,
Tối thắng, bất tư nghì;
Con cúi đầu đảnh lễ.
Sắc Như Lai vô tận,
Trí tuệ cũng không cùng;
Hết thảy Pháp thường trụ,
Con chí thành quy y.
Hàng phục tâm xấu ác,[296]
Và bốn loại thuộc thân,[297]
ĐĐã đến cõi nan phục;[298]
Con kính lạy Pháp vương.
Biết hết thảy nhĩ diệm,[299]
Trí tuệ thân tự tại,[300]
Nhiếp trì tất cả Pháp,[301]
Con cúi đầu đảnh lễ.
Kính lễ đấng không lường,[302]
Kính lễ đấng vô tỉ,[303]
Kính lễ pháp vô biên,[304]
Kính lễ siêu tư duy;[305]
Thương xót che chở con
Cho lớn hạt giống Pháp.
ĐĐời này và đời sau,[306]
Mong Phật thường nhiếp thọ.[307]
(…)[308]
Ta an lập con từ lâu,[309]
ĐĐời trước đã từng khai giác;
Ngày nay lại nhiếp thọ con,[310]
Các đời vị lai vẫn vậy,
Công đức con thành tựu,
ĐĐời này và đời kia,
Gốc rễ lành như vậy,
Cúi mong nhiếp thọ con.[311]
Bấy giờ Thắng Man phu nhân cùng với các quyến thuộc cúi đầu lạy sát chân Phật. Phật ở ngay giữa chúng mà thọ ký[312] cho Bà rằng:
«Con đã ca ngợi các phẩm tính chân thật siêu việt của Như Lai. Bằng vào các thiện căn ấy, trải qua vô lượng a-tăng-kỳ-kiếp,[313] con sẽ là Tự Tại vương[314] ở giữa chư thiên và nhân loại. Trong tất cả những nơi thọ sanh, nơi nào cũng thường gặp gỡ thấy Ta không khác gì lúc này đang ca ngợi Ta. Rồi con lại cúng dường vô lượng a-tăng-kỳ đức Phật, qua hai vạn a-tăng-kỳ kiếp, sẽ thành Phật hiệu là Phổ Quang Như Lai,[315] Ứng cúng, Chánh biến tri. Quốc độ của Phật ấy không có ác thú,[316] không có các sự khổ của già, bệnh, suy vi, ưu não, không thích ý; cũng không có tên gọi của nghiệp đạo ác bất thiện.[317] Chúng sanh ở trong các quốc độ ấy có sắc, lực, thọ mạng, và các phương tiện hưởng thọ ngũ dục thảy đều khoái lạc, hơn hẳn chư thiên cõi Tha hóa Tự tại.[318] Các chúng sanh ấy đều thuần nhất là Đại thừa. Những chúng sanh nào tu tập các thiện căn thảy đều tập hợp về đó.»
Khi Thắng Man phu nhân được thọ ký, có vô luợng chúng sinh, chư thiên và nhân loại, phát nguyện muốn sanh về nước ấy. Thế tôn thọ ký rằng tất cả đều sẽ được vãng sanh về đó.
CHƯƠNG
HAI:
MƯỜI
ĐẠI THỌ[319]
Bấy giờ Thắng Man phu nhân sau khi nghe thọ ký, cung kính đứng dậy, xin tiếp thọ mười đại thọ[320] rằng:
«Bạch Thế Tôn kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, đối với những giới đã thọ, con sẽ không bao giờ khởi tâm vi phạm.»[321]
«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, đối với các bực tôn trưởng, con sẽ không bao giờ khởi tâm kiêu mạn.»[322]
«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, đối với chúng sanh con sẽ không bao giờ khởi tâm phẫn hận.»[323]
«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, đối với sắc đẹp và những thứ trang cụ bên ngoài nơi người khác, con sẽ không bao giờ khởi tâm ganh tị.»[324]
«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, đối với các pháp nội hay ngoại, con sẽ không bao giờ khởi tâm keo kiệt.»[325]
«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, con sẽ không bao giờ vì mình mà thọ nhận, súc liễm tài vật.[326] Nếu có thọ nhận cái gì, là vì để thành thục các chúng sanh nghèo khổ.»
«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, con sẽ không bao giờ vì riêng mình mà thực hành bốn nhiếp pháp.»[327]
«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, con sẽ vì hết thảy chúng sanh, bằng tâm không ái nhiễm,[328] tâm không mệt mỏi,[329] tâm không hạn ngại,[330] mà luôn luôn nhiếp thọ chúng sanh.»
«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, nếu gặp những chúng sanh cô độc,[331] bị giam cầm trong ngục tối,[332] tật bệnh, đủ mọi thứ ách nạn khốn khổ, con sẽ không bao giờ rời bỏ dù chốc lát; mà phải mong sao cho họ được an ổn, bằng hành vi thiết thực,[333] khiến cho thoát khỏi mọi thống khổ, sau đó mới rời bỏ.»
«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến thành tựu Bồ-đề, nếu gặp các trường hợp ác luật nghi[334] như săn bắn hay chăn nuôi, và các sự phạm giới,[335] con sẽ không bao giờ bỏ qua; khi nào có đủ năng lực, gặp những chúng sinh như vậy ở nơi này hay ở nơi kia, đối với những hạng cần phải chiết phục[336] con sẽ chiết phục, đối với những hạng cần phải nhiếp thọ[337] con sẽ nhiếp thọ. Vì sao vậy? Vì do sự chiết phục và nhiếp thọ mà Chánh pháp tồn tại lâu dài. Do Chánh pháp tồn tại lâu dài mà chư thiên và nhân loại được sung mãn, các ác đạo sẽ giảm thiểu, có thể tùy chuyển[338] theo bánh xe chánh pháp mà Như Lai đã chuyển vận.[339] Do thấy sự lợi ích ấy nên không bao giờ con bỏ sự nhiếp thọ.»
«Bạch Thế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề, con sẽ không bao giờ quên mất nhiếp thọ Chánh pháp.[340] Vì sao, vì quên mất pháp là quên mất Đại thừa; quên mất Đại thừa là quên mất ba-la-mật. Quên mất ba-la-mật thì không còn ý hướng nơi Đại thừa.»[341]
«Nếu Bồ tát không có quyết định[342] ở nơi Đại thừa, sẽ không thể thành tựu ý hướng nhiếp thọ Chánh pháp,[343] chứng nhập tùy sở thích,[344] vĩnh viễn không đủ khả năng siêu việt địa vị phàm phu.[345] Bởi vì con thấy có vô lượng sự sai lầm to lớn như vậy và lại cũng thấy vô lượng phước lợi của Bồ tát ma-ha-tát nhiếp thọ Chánh Pháp trong đời vị lai, cho nên tiếp thọ mười đại thọ này. Kính mong Thế Tôn, đấng Pháp chủ,[346] hiện tiền làm chứng cho con. Cúi mong[347] Phật Thế Tôn hiện tiền chứng tri. Nhưng các chúng sanh có thiện căn mỏng manh có thể dựng lên màn lưới hoài nghi.[348] Vì rằng mười đại thọ ấy thật khó đạt đến cứu cánh.[349] Các chúng sinh ấy vì vậy mà lâu dài mất những nghĩa lợi, những điều hữu ích, không được an lạc.[350] Để an ổn các chúng sanh ấy, nay đối trước Phật, con nói lên những thệ nguyện chân thật này. Nếu mười đại thọ này sẽ được con thực hiện đúng như đã nói, và do thệ nguyện này, con mong rằng ngay giữa đại chúng này, các hoa trời mưa xuống, các âm nhạc trời nổi lên.»
Ngay khi vừa nói lời này, thì từ hư không mưa tuôn xuống các hoa trời, trổi lên các loại âm thanh vi diệu cõi trời rằng:
«Thật như vậy! Thật như vậy! Những điều Phu nhân nói là chân thật, không thay đổi.»
Tất cả những ai trong chúng hội, khi trông thấy các đóa hoa vi diệu, và nghe các âm thanh ấy, thảy đều dứt trừ hết mọi nghi hoặc; hoan hỷ, phấn khởi không lường, cùng phát thệ rằng:
«Mong cho chúng tôi luôn luôn thường gặp gỡ Thắng Man, cùng chung tu hành.»[351]
ĐĐức Thế Tôn thọ ký cho tất cả đại chúng đều được như nguyện.
CHƯƠNG
BA:
BA
ĐẠI NGUYỆN[352]
Lúc bấy giờ Thắng Man phu nhân đối trước Phật mà phát ra ba đại nguyện[353] rằng:
«Bằng những nguyện lực chân thật này, con mong đem lại an ổn cho vô lượng vô biên chúng sanh.»
«Do thiện căn ấy,[354] tất cả mọi đời con đều có được Chánh pháp trí.[355] Đây là đại nguyện thứ nhất.»[356]
«Sau khi đã có Chánh pháp trí, bằng tâm không mệt mỏi[357] con sẽ giảng cho tất cả chúng sanh. Đây là đại nguyện thứ hai.»[358]
«Đối với sự nhiếp thọ Chánh pháp,[359] con xả bỏ thân, mạng và tài sản[360] để hộ trì Chánh pháp. Đây là đại nguyện thứ ba.»[361]
Bây giờ, đức Thế Tôn liền ghi nhận ba đại nguyện ấy cho Thắng Man phu nhân. Cũng như hết thảy sắc đều nhập vào không giới;[362] cũng vậy, hằng sa các thệ nguyện của Bồ tát thảy đều nhập vào trong đại nguyện này. Ba đại nguyện này là chân thật, là quảng đại.
NHIẾP THỌ[363]
Lúc bấy giờ, Thắng Man phu nhân bạch Phật:
«Nay con nhờ oai thần của Phật[364] để nói về điều phục đại nguyện,[365] chân thật, không đổi khác.»
Phật bảo Thắng Man phu nhân:
«Con hãy tùy ý nói.»
Thắng Man phu nhân bạch Phật:
«Hằng sa các nguyện mà Bồ tát có, thảy đều thâu nhập vào trong một đại nguyện; đó là nhiếp thọ Chánh pháp.[366] Nhiếp thọ Chánh pháp thật sự là đại nguyện.»[367]
Phật tán thán Thắng Man phu nhân:
«Lành thay! Lành thay! Trí tuệ phương tiện[368] rất sâu xa, rất mầu nhiệm, do con đã gieo trồng lâu dài các gốc rễ thiện. Chúng sanh trong đời vị lai, những ai đã gieo trồng thiện căn lâu dài mới có thể thấu hiểu những điều con nói. Sự nhiếp thọ Chánh pháp mà con đã nói, đó cũng là những gì mà chư Phật trong quá khứ, trong vị lai, trong hiện tại, đã nói, sẽ nói và đang nói. Nay, Ta đã thành tựu vô lượng Bồ-đề cũng thường nói sự nhiếp thọ Chánh pháp ấy. Như vậy, công đức của sự nhiếp thọ Chánh pháp mà Ta đã nói thật không biết được biên tế. Trí tuệ biện tài của Như Lai cũng không có biên tế. Vì sao? Vì sự nhiếp thọ chánh pháp ấy có đại công đức, đại lợi ích.»
Thắng Man bạch Phật:
«Con sẽ nương nhờ thần lực của Phật để diễn thuyết thêm ý nghĩa rộng lớn của sự nhiếp thọ Chánh pháp.»
Phật nói: «Con hãy nói đi.»
Thắng Man bạch Phật:
«Ý nghĩa rộng lớn của sự nhiếp thọ Chánh pháp ấy là, vốn thật là vô lượng, thành đạt hết thảy Phật pháp, thâu tóm tám muôn bốn ngàn pháp môn. Cũng như vào thời kiếp mới sáng thành[369] khắp nơi giăng bủa mây lớn, mưa xuống các loại mưa màu sắc và đủ các thứ trân bảo; cũng vậy, sự nhiếp thọ Chánh pháp mưa xuống những cơn mưa vô lượng phước báo và vô lượng thiện căn.»
«Bạch Thế Tôn, lại nữa, cũng như vào thời kiếp vừa mới sáng thành, có khối nước lớn[370] nảy sanh ba nghìn đại thiên giới tạng,[371] và bốn trăm ức đủ các loại lục địa; cũng vậy, sự nhiếp thọ chánh pháp xuất sanh vô lượng giới tạng của Đại thừa, oai lực thần thông của hết thảy Bồ tát, sự an ổn khoái lạc của tất cả chúng sanh, sự như ý tự tại của hết thảy chúng sanh, sự an lạc của xuất thế gian, và những gì chư thiên cùng nhân loại vốn chưa từng có được kể từ kiếp vừa sáng thành; thảy đều xuất hiện từ trong đó.»[372]
«Lại nữa, cũng như cõi đất lớn duy trì bốn loại gánh nặng.[373] Những gì là bốn? Một là biển cả; hai là núi non; ba là thảo mộc; bốn là chúng sinh. Cũng vậy, thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp, an lập cõi đất lớn, có khả năng gánh vác bốn trách nhiệm trọng đại cũng giống như cõi đất ấy.[374] Những gì là bốn? Đó là, bằng thiện căn của nhân loại và chư thiên mà thành thục các chúng sinh nào vốn xa lìa thiện tri thức, không học hỏi, không đạo đức;[375] với những ai mong cầu Thanh văn thì trao cho Thanh văn thừa;[376] những ai mong cầu Duyên giác thì trao cho Duyên giác thừa;[377] những ai mong cầu Đại thừa thì trao cho Đại thừa. Đó gọi là thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp, an lập cõi đất lớn, có khả năng gánh vác trách nhiệm trọng đại.»
«Bạch Thế Tôn, thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp như vậy, an lập cõi đất lớn, có khả năng gánh vác trách nhiệm trọng đại, làm người bạn không cần mời gọi[378] cho tất cả chúng sinh, với tâm đại bi, an ủi, thương xót chúng sinh, làm người mẹ đạo pháp[379] cho đời.»
«Lại nữa, như cõi đất lớn có bốn loại bảo tạng.[380] Những gì là bốn? Một là vô giá, hai là thượng giá, ba là trung giá, bốn là hạ giá. Đó là bốn bảo tạng của cõi đất lớn. Cũng vậy, thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ chánh pháp, thiết lập cõi đất lớn, thành đạt bốn loại đại bảo vô thượng của chúng sinh.[381] Những gì là bốn? Thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp, đối với chúng sinh không học hỏi, không đạo đức, thì đem thiện căn công đức của nhân thiên mà trao cho; với những ai mong cầu Thanh văn thì trao Thanh văn thừa; những ai mong cầu Duyên giác thì trao Duyên giác thừa; những ai mong cầu Đại thừa thì trao cho Đại thừa. Chúng sinh có được đại bảo cũng vậy; đều do bởi thiện nam tử, thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp mà có được công đức kỳ diệu, hiếm có này.»
«Bạch Thế Tôn, đại bảo tạng tức là nhiếp thọ Chánh pháp.[382] Bạch Thế Tôn nói rằng nhiếp thọ Chánh pháp; ấy là, nhiếp thọ Chánh pháp không khác biệt Chánh pháp; Chánh pháp tức là nhiếp thọ Chánh pháp.»[383]
«Bạch Thế Tôn, ba-la-mật không khác biệt nhiếp thọ Chánh pháp; nhiếp thọ Chánh pháp tức là ba-la-mật. Vì sao? Thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp, với những ai cần bố thí để thuần thục; thì con sẽ thuần thục bằng bố thí, cho đến xả bỏ thân mạng, chi thể, tùy theo tâm ý của những kẻ ấy để làm cho thuần thục,[384] khiến cho chúng sinh được thuần thục ấy đứng vững trong chánh pháp.[385] Đó gọi là đàn-ba-la-mật.»[386]
«Đối với những ai cần được thuần thục bằng sự trì giới, bằng sự thủ hộ sáu căn,[387] thanh tịnh thân, khẩu ý nghiệp, cho đến làm ngay thẳng bốn oai nghi,[388] tùy theo tâm ý của những kẻ ấy để làm cho thuần thục, khiến cho những chúng sinh được thuần thục ấy đđứng vững trong Chánh pháp. Đó gọi là thi ba-la-mật.»[389]
«Đối với những ai cần được thuần thục bằng nhẫn nhục; nếu bị những chúng sinh ấy mạ lỵ, hủy nhục, phỉ báng, khủng bố, thì con sẽ bằng tâm không oán hận, tâm lợi ích, năng lực nhẫn đệ nhất, cho đến nhan sắc không thay đổi, tùy theo tâm ý của những kẻ ấy mà làm cho thuần thục, khiến cho chúng sinh được thuần thục ấy đứng vững trong Chánh pháp. Đó gọi là sằn-đề ba-la-mật.»[390]
«Đối với những ai cần được thành tựu bằng tinh tấn, thì đối với chúng sanh ấy con sẽ không khởi tâm giải đãi, phát sinh tâm đại dục,[391] tinh tấn đệ nhất, cho đến cả trong bốn oai nghi, tùy theo tâm ý của những kẻ ấy mà làm cho thuần thục, khiến cho chúng sinh được thuần thục ấy đứng vững trong Chánh pháp. Đó gọi là tỳ-lê ba-la-mật.»[392]
«Đối với chúng sinh cần được thành tựu bằng thiền định, đối với chúng sinh ấy bằng tâm không loạn động, tâm không hướng ngoại, đệ nhất chánh niệm, cho đến trong một thời gian lâu dài mà vẫn hoàn toàn không quên mất những gì đã được nói, tùy theo tâm ý của những kẻ ấy mà làm cho thuần thục, khiến cho chúng sinh được thuần thục ấy đứng vững trong Chánh pháp. Đó gọi là thiền ba-la-mật.»[393]
«Đối với chúng sinh cần được thuần thục bằng trí tuệ; khi con được các chúng sinh ấy hỏi tất cả nghĩa, thì bằng tâm vô úy,[394] con sẽ diễn nói tất cả các luận,[395] tất cả các công xảo cứu cánh minh xứ,[396] cho đến đủ loại các công xảo khác nhau,[397] tùy theo tâm ý của những kẻ ấy mà làm cho thuần thục, khiến cho chúng sinh được thuần thục ấy đứng vững trong Chánh pháp. Đó gọi là bát-nhã ba-la-mật.»[398]
«Vì vậy, bạch Thế Tôn, ba-la-mật không khác nhiếp thọ Chánh pháp; Chánh pháp không khác ba-la-mật. Nhiếp thọ Chánh pháp tức là ba-la-mật.»
«Bạch Thế Tôn, con nay nương thần lực của Phật để nói thêm đại nghĩa.»[399]
Phật nói: «Con hãy cứ nói.»[400]
Thắng Man bạch Phật:
«Được nói là nhiếp thọ Chánh pháp; nhiếp thọ Chánh pháp là không khác biệt nhiếp thọ Chánh pháp,[401] không khác biệt nhiếp thọ Chánh pháp là nhiếp thọ Chánh pháp. Thiện nam tử, thiện nữ nhân tức là nhiếp thọ Chánh pháp. Vì sao? Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp, vì nhiếp thọ Chánh pháp mà xả bỏ ba phần. Những gì là ba phần? Tức là thân, mạng và tài sản.[402] Thiện nam tử, thiện nữ nhân do xả bỏ thân mà cho đến biên tế đời sau của sinh tử[403] sẽ xa lìa các sự già, bịnh, chết,[404] thành tựu Pháp thân của Như Lai với phẩm tính không hủy hoại, thường trụ, không biến dịch, bất khả tư nghì.[405] Do xả bỏ mạng mà cho đến biên tế đời sau của sinh tử sẽ rốt ráo xa lìa sự chết, thành tựu công đức[406] vô biên, thường trụ, bất khả tư nghị, thông ñaït tất cả Phật pháp sâu xa.[407] Do xả bỏ tài sản mà cho đến biên tế đời sau của sinh tử sẽ thành tựu các công đức tròn đầy không cùng tận, không giảm thiểu, cứu cánh thường trụ, bất khả tư nghì, mà không một chúng sinh nào có được,[408] được sự cúng dường thù thắng của tất cả chúng sinh.
«Bạch Thế Tôn, thiện nam tử, thiện nữ nhân xả bỏ ba phần để nhiếp thọ Chánh pháp như vậy, thường được hết thảy chư Phật thọ ký, được hết thảy chúng sanh chiêm ngưỡng.»
«Bạch Thế Tôn, lại nữa, thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp, khi Chánh pháp gần tiêu diệt, bấy giờ tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di kết thành bè đảng, tranh tụng, phá hoại, ly tán, thì thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy bằng sự không siểm khúc, không dối trá, không hư ngụy,[409] mến mộ chánh pháp,[410] nhiếp thọ chánh pháp, tham dự trong những bằng hữu của chánh pháp.[411] Những ai tham dự trong những bằng hữu của chánh pháp sẽ được các đức Phật thọ ký.»
«Bạch Thế Tôn, con thấy sự nhiếp thọ Chánh pháp có sức mạnh lớn như vậy. Phật là con mắt chân thật, là trí chân thật, là gốc rễ của pháp, là bậc thấu suốt pháp, là nơi nương tựa của chánh pháp,[412] tất nhiên cũng biết và thấy như vậy.»
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn đối với năng lực tinh tấn to lớn của nhiếp thọ Chánh pháp mà Thắng Man phu nhân đã nói, Ngài khởi tâm tùy hỷ nói rằng:
«Thật như vậy, Thắng Man, thật như những điều con đã nói về năng lực tinh tấn to lớn của sự nhiếp thọ Chánh pháp. Cũng như một bộ phận thân thể[413] bị đại lực sĩ vừa mới đụng chạm đến chút xíu[414] đã cảm thấy đau đớn nhiều. Cũng vậy Thắng Man, một phần nhỏ của nhiếp thọ chánh pháp khiến cho Ma[415] khổ não. Ta không thấy một pháp nào khác mà khiến cho Ma khổ não như một phần nhỏ của sự nhiếp thọ Chánh pháp.»
«Lại nữa, như con trâu chúa,[416] có hình sắc không thể sánh, hơn hẳn các trâu khác. Cũng vậy, một phần nhỏ nhiếp thọ Chánh pháp của Đại thừa hơn hẳn hết thảy thiện căn của Nhị thừa, vì là rộng và lớn vậy.»
«Lại nữa, như núi chúa Tu-di,[417] tráng lệ khác thường hơn hẳn các núi. Cũng vậy, Đại thừa xả bỏ thân mạng, tài sản bằng tâm nhiếp thủ[418] mà nhiếp thọ Chánh pháp hơn hẳn tất cả thiện căn của những vị mới an trụ Đại thừa[419] mà không xả bỏ thân mạng và tài sản, huống nữa là Nhị thừa, vì là rộng và lớn vậy.»
«Cho nên, này Thắng Man, nên bằng sự nhiếp thọ Chánh pháp mà khai thị chúng sinh, giáo hoá chúng sinh, kiến lập chúng sinh.»[420]
«Như vậy, này ThắngMan, sự nhiếp thọ Chánh pháp có một lợi ích lớn như vậy, có phước báo lớn như vậy, có kết quả lớn như vậy. Này Thắng Man, Ta trải qua a-tăng-kỳ a-tăng-kỳ kiếp[421] nói về công đức nghĩa lợi[422] của nhiếp thọ Chánh pháp mà không hết được biên tế. Cho nên nhiếp thọ Chánh pháp có vô lượng vô biên công đức.»
CHƯƠNG
NĂM:
NHẤT
THỪA[423]
ĐĐức Phật bảo Thắng Man:
«Nay con lại hãy nói thêm về sự nhiếp thọ Chánh pháp mà hết thảy chư Phật đều nói.»
Thắng Man bạch Phật:
«Lành thay! Bạch Thế Tôn, con kính vâng lời dạy.»
Rồi bạch Phật:
«Bạch Thế Tôn, nhiếp thọ Chánh pháp tức là Đại thừa.[424] Vì sao? Bởi vì Đại thừa xuất sinh hết thảy thiện pháp của thế gian và xuất thế gian, Thanh văn, Duyên giác.»
«Bạch Thế Tôn, cũng như từ hồ A-nậu-đại[425] xuất phát tám con sông lớn,[426] cũng vậy, từ Đại thừa xuất sinh hết thảy thiện pháp của thế gian và xuất thế gian, Thanh văn, Duyên giác.»
«Bạch Thế Tôn, lại nữa, cũng như hết thảy hạt giống[427] đều nương vào đất mà sinh trưởng; cũng vậy, hết thảy thiện pháp của thế gian và xuất thế gian, Thanh văn, Duyên giác, đều nương nơi Đại thừa mà được tăng trưởng. Cho nên, Bạch Thế Tôn, an trụ nơi Đại thừa, nhiếp thọ Đại thừa, tức là an trụ Nhị thừa[428] và nhiếp thọ hết thảy thiện pháp thế gian và xuất thế gian của Nhị thừa.»
«Như Thế Tôn đã nói, có sáu xứ.[429] Những gì là sáu? Đó là: Chánh pháp trụ, Chánh pháp diệt, Ba-la-đề-mộc-xoa, Tỳ-ni, Xuất-gia và Thọ cụ túc giới. Sáu xứ ấy được nói vì mục đích Đại thừa.»
«Vì sao? Chánh pháp trụ,[430] ấy là vì Đại thừa mà nói. Đại thừa trụ cho nên nói Chánh pháp trụ. Chánh pháp diệt,[431] ấy là vì Đại thừa mà nói. Đại thừa diệt cho nên Chánh pháp diệt.»
«Ba-la-đề-mộc-xoa[432] và Tỳ-ni,[433] hai pháp ấy, tên gọi khác nhưng ý nghĩa là một. Tỳ-ni tức là cái học của Đại thừa.[434] Vì sao? Vì nương Phật xuất gia, mà thọ cụ túc, cho nên nói rằng oai nghi giới của Đại thừa[435] là Tỳ-ni, là xuất gia,[436] là thọ cụ túc.[437] Cho nên A-la-hán[438] không có xuất gia, thọ cụ túc. Vì sao? Vì A-la-hán nương Như Lai mà xuất gia, thọ cụ túc.[439] A-la-hán quy y theo Phật, A-la-hán có sự sợ hãi. Vì sao vậy? Vì A-la-hán vẫn còn an trụ với ý tưởng sợ hãi đối với hết thảy vô hành;[440] như có người cầm gươm muốn đến hại mình, cho nên A-la-hán không có sự an lạc tuyệt đối.[441] Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì là nương tựa bậc không cần nương tựa.[442] Cũng như chúng sinh vì không nơi nương tựa cho nên sợ hãi cái này cái kia. Do sợ hãi[443] nên tìm đến quy y. Cũng vậy, A-la-hán có sự sợ hãi cho nên nương tựa Như Lai.»
«Bạch Thế Tôn, A-la-hán và Bích-chi Phật có sợ hãi; cho nên, A-la-hán và Bích-chi-Phật vì còn sinh pháp tàn dư[444] chưa diệt tận nên còn có sự sinh; vì còn phạm hạnh dư tàn chưa thành tựu nên không thuần nhất;[445] vì phận sự[446] không cứu cánh nên còn có những điều cần làm; vì chưa vượt qua cái kia[447] nên còn có những cái phải đoạn trừ. Vì không đoạn trừ nên cách Niết-bàn giới[448] còn xa. Vì sao vậy? Duy chỉ có đức Như Lai, bậc Ứng cúng, Chánh đẳng giác,[449] mới chứng đắc Niết-bàn, vì đã thành tựu hết thảy công đđức.[450] A-la-hán và Bích-chi-Phật không thành tựu hết thảy công đức; nói rằng chứng đắc Niết-bàn, đó là phương tiện của Phật.
«Duy chỉ Như Lai mới chứng đắc Niết-bàn, vì đã thành tựu công đức không thể nghĩ bàn. A-la-hán và Bích-chi-Phật thành tựu công đức có thể nghĩ bàn; nói là chứng đắc Niết Bàn, đó là phương tiện của Phật.»
«Duy chỉ Như Lai mới chứng đắc Niết-bàn, vì đã đoạn trừ hết thảy những sai lầm cần phải đoạn trừ,[451] thành tựu đệ nhất thanh tịnh. A-la-hán và Bích-chi còn có lỗi lầm tàn dư, chưa phải là đệ nhất thanh tịnh; nói rằng chứng đắc Niết-bàn, đó là phương tiện của Phật.»
«Duy chỉ có Như Lai mới chứng đắc Niết Bàn, được hết thảy chúng sinh chiêm ngưỡng, vượt trên cảnh giới A-la-hán, Bích-chi-Phật và Bồ tát. Cho nên, A-la-hán, Bích-chi-Phật và Bồ tát cách Niết-bàn giới còn xa.»
«Nói rằng, với A-la-hán và Bích-chi-Phật, quán sát sự giải thoát và sự cứu cánh của bốn trí,[452] đạt đến chỗ yên nghỉ;[453] đấy cũng là phương tiện của Như Lai, còn có dư tàn, chưa phải là liễu nghĩa.»[454]
«Vì sao? Có hai loại chết. Những gì là hai? Chết bởi phần đoạn và chết bởi biến dịch bất tư nghị.[455] Chết bởi phần đoạn là chúng sinh hư ngụy.[456] Chết bởi bất tư nghị biến dịch, là ý sinh thân[457] A-la-hán, Bích-chi Phật, Đại lực[458] Bồ tát cho đến cứu cánh Bồ-đề.»
«Trong hai loại chết, do sự chết phần đoạn mà nói rằng trí của A-la-hán và Bích-chi Phật nhận biết ‹Sự sinh của ta đã hết›.[459] Do chỉ chứng đạt được quả hữu dư[460] cho nên nói rằng ‹hạnh đã vững.›[461] Vì là điều mà phàm phu, trời, người không thể hoàn thành, là điều mà bảy bậc học nhân[462] trước đây chưa làm và vì đoạn trừ phiền não hư ngụy,[463] cho nên nói ‹Điều cần làm đã làm xong›.[464] Vì A-la-hán và Bích-chi-Phật đã đoạn trừ phiền não không còn có thể tái sinh đời sau nữa cho nên nói ‹Không còn tái sinh đời sau›[465] nhưng không phải là đoạn tận hết thảy phiền não, cũng không phải là đoạn tận hết thảy sự thọ sinh[466] để nói rằng ‹Không còn tái sinh đời sau›.»
«Vì sao? Vì có phiền não mà A-la-hán và Bích-chi Phật không thể đoạn trừ được.»
«Phiền não có hai loại. Những gì là hai? Là trụ địa phiền não và khởi phiền não. Trụ địa phiền não có bốn.[467] Những gì là bốn? Đó là, kiến nhất xứ trụ địa,[468] dục ái trụ địa,[469] sắc ái trụ địa[470] và hữu ái trụ địa.[471] Bốn trụ địa này sinh ra hết thảy khởi phiền não.[472] Khởi tức là sát-na tương ứng sát-na tâm.[473] Bạch Thế Tôn, vô minh trụ địa[474] vô thủy không tương ưng với tâm.[475] Bạch Thế Tôn năng lực bốn trụ địa này là nơi nương tựa[476] cho hết thảy phiền não hiện khởi;[477] so với vô minh trụ địa, thì không thể bằng toán số, thí dụ mà mô tả được.»
«Bạch Thế Tôn, như vậy là sức mạnh của vô minh trụ địa; đối với bốn trụ địa thuộc hữu ái,[478] vô minh trụ địa có sức mạnh lớn hơn hết. Cũng như Ma Ba-tuần[479] đối với Tự Tại thiên[480] có sắc, lực, thọ mạng và đám quyến thuộc thảy đều tự tại trổi vượt; cũng vậy, sức mạnh của vô minh trụ địa, đối với bốn trụ địa thuộc hữu ái, sức mạnh của nó tối thắng, là sở y của hằng hà sa số phiền não tạp nhiễm, và cũng khiến cho bốn loại phiền não tồn tại lâu dài, không phải là cái mà trí của A-la-hán và Bích-chi-Phật có thể đoạn trừ được, duy chỉ trí Bồ-đề của Như Lai mới có thể đoạn trừ. Như vậy bạch Thế tôn, vô minh trụ địa có sức mạnh rất lớn.»
«Bạch Thế Tôn, lại nữa, như thủ là duyên, nghiệp hữu lậu là nhân,[481] sinh ra ba hữu;[482] cũng vậy, vô minh trụ địa là duyên, nghiệp vô lậu là nhân[483] mà sinh ra ba loại ý sinh thân của A-la-hán, Bích-chi Phật, và Đại lực Bồ tát. Ba loại ý sanh thân này của ba địa vị kia cùng với nghiệp vô lậu đều y trên vô minh trụ địa, có duyên chứ không phải không có duyên.[484] Cho nên ba loại ý sanh thân và nghiệp vô lậu duyên vô minh trụ địa.»[485]
«Như vậy, bạch Thế Tôn, bốn trụ địa, như hữu ái trụ địa, không đồng với nghiệp[486] của vô minh trụ địa. Vô minh trụ địa khác biệt và ở ngoài[487] bốn trụ địa, được đoạn trừ nơi Phật địa,[488] được đoạn trừ bởi trí Bồ-đề của Phật.[489] Vì sao? Vì A- la-hán và Bích-chi Phật đoạn trừ bốn loại trụ địa, mà vô lậu chưa diệt tận, không được tự tại lực, cũng không thể tác chứng.[490] Vô lậu chưa diệt tận[491] tức là vô minh trụ địa.»[492]
«Bạch Thế Tôn, A-la-hán, Bích-chi Phật và Bồ tát tối hậu thân[493] bị che lấp và trở ngại[494] bởi vô minh trụ địa cho nên đối với pháp này pháp kia[495] không biết, không thấy. Vì không biết và không thấy cho nên những gì cần đoạn trừ thì không được đoạn trừ, không được rốt ráo.[496] Do không đoạn trừ nên nói là giải thoát với khuyết điểm còn tàn dư,[497] không phải là giải thoát với sự dứt lìa hết thảy khuyết điểm; gọi là thanh tịnh hữu dư chứ không phải là thanh tịnh tất cả; gọi là thành tựu công đức hữu dư chứ không phải là công đức tất cả. Vì thành tựu giải thoát hữu dư, thanh tịnh hữu dư, công đức hữu dư cho nên biết khổ hữu dư,[498] đoạn tập hữu dư, chứng diệt hữu dư, tu đạo hữu dư.[499] Đó gọi là đạt được một phần Niết-bàn.[500] Đạt được một phần Niết Bàn, gọi là hướng Niết-bàn giới. Nếu biết hết thảy khổ, đoạn hết thảy tập, chứng hết thảy diệt, tu hết thảy đạo, đối với thế gian vô thường bại hoại, đối với thế gian vô thường bịnh hoạn mà chứng đắc thường trụ Niết-bàn;[501] đối với thế gian không được che chở, không nươơng tựa mà che chở và là làm nơi nương tựa. Vì sao? Vì pháp không có hơn kém mà chứng đắc Niết-bàn;[502] vì trí tuệ bình đẳng mà chứng đắc Niết-bàn; vì giải thoát bình đẳng mà chứng đắc Niết-bàn; vì thanh tịnh bình đẳng mà chứng đắc Niết-bàn. Cho nên Niết- bàn chỉ có một vị, vị bình đẳng, gọi là vị giải thoát.»
«Bạch Thế Tôn nếu vô minh trụ địa không được đoạn trừ, không được cứu cánh thì không thể đạt được hương vị duy nhất,[503] hương vị bình đẳng,[504] tức vị giải thoát.»[505]
«Vì sao? Vì nếu vô minh trụ địa không được đoạn trừ, không được cứu cánh, thì các pháp cần đoạn trừ nhiều hơn số cát sông Hằng không được đoạn trừ, không được cứu cánh;[506] các pháp cần chứng đắc nhiều hơn số cát sông Hằng không được chứng đắc, cần chứng ngộ không được chứng ngộ. Cho nên, vô minh trụ địa tích tụ mà sinh ra phiền não hiện khởi[507] của hết thảy phiền não thuộc tu đoạn.[508] Nó sinh ra phiền não hiện khởi của tâm,[509] phiền não hiện khởi của chỉ,[510] phiền não hiện khởi của quán,[511] phiền não hiện khởi của thiền,[512] phiền não hiện khởi của chánh thọ,[513] phiền não hiện khởi của phương tiện,[514] phiền não hiện khởi của trí, phiền não hiện khởi của quả, phiền não hiện khởi của đắc, phiền não hiện khởi của lực, phiền não hiện khởi của vô úy, các phiền não hiện khởi nhiều hơn cát sông Hằng như vậy được đoạn trừ bởi trí Bồ-đề của Như Lai;[515] tất cả đều nương trên vô minh trụ địa mà được thiết lập. Hết thảy phiền não hiện khởi sinh khởi do nhân là vô minh trụ địa, duyên là vô minh trụ địa.»
«Bạch Thế Tôn, đối với khởi phiền não này, tâm sát-na tương ưng sát-na.[516] Bạch Thế Tôn tâm không tương ưng với vô thủy vô minh trụ địa.»[517]
«Bạch Thế Tôn, các pháp được đoạn bởi trí Bồ-đề của Như Lai dù có nhiều hơn số cát sông Hằng, tất cả đều được duy trì, được thiết lập bởi vô minh trụ địa. Cũng như hết thảy hạt giống đều nương trên đất mà sinh, mà tồn tại,[518] tăng trưởng; nếu đất bị hủy hoại thì chúng cũng bị hủy hoại theo. Cũng vậy, các pháp nhiều hơn số hằng sa được đoạn trừ bởi trí Bồ-đề của Như Lai, hết thảy đều nương trên vô minh trụ địa mà sinh, mà tồn tại và tăng trưởng. Nếu vô minh trụ địa bị đoạn trừ thì các pháp nhiều hơn số hằng sa được đoạn trừ bởi trí Bồ-đề của Như Lai cũng bị đoạn trừ theo.»
«Như vậy, hết thảy phiền não, tùy phiền não[519] được đoạn trừ, thì các pháp nhiều hơn số cát sông Hằng mà Như Lai sở đắc đều được thấu suốt vô ngại, với hết thảy trí và kiến,[520] lìa hết thảy khuyết điểm,[521] được hết thảy công đức, là Pháp vương, Pháp chủ, mà được tự tại bước lên địa vị tự tại đối với hết thảy pháp,[522] là Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, với tiếng rống sư tử chân chánh:[523] ‹Sự sinh của ta đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tiếp thọ đời sau nữa›. Cho nên, bạch Thế Tôn, tiếng rống sư tử, y trên liễu nghĩa, là sự xác nhận một cách tuyệt đối.»[524]
«Bạch Thế Tôn trí không tiếp thọ đời sau[525] có hai loại.[526] Như Lai bằng năng lực điều ngự vô thượng[527] mà hàng phục bốn loại Ma,[528] ra khỏi hết thảy thế gian, được hết thảy chúng sinh chiêm ngưỡng, chứng đắc Pháp thân bất khả tư nghị, được tự tại đối với pháp vô ngại[529] trên tất cả mảnh đất sở tri;[530] bên trên không còn phận sự cần làm, không còn địa vị cần chứng nào nữa; đầy đủ möôøi năng lực,[531] dũng mãnh mà bước lên địa vị vô úy vô thượng bậc nhất; đối với hết thảy nhĩ diệm, quán sát bằng vô ngại trí, không do ai khác, với nhận thức rằng ‹Sau đời này không còn đời nào nữa› mà cất tiếng rống sư tử.»
«Bạch Thế Tôn, A-la-hán, Bích-chi-Phật[532] vượt qua sự sợ hãi về sinh tử, lần lượt đạt được sự an lạc của giải thoát, bèn nghĩ rằng: ‹Ta đã xa lìa sợ hãi về sinh tử, không còn tiếp thọ sự khổ sinh tử›. Bạch Thế Tôn, A-la-hán, Bích-chi-Phật khi quan sát liền chứng đắc địa vị không còn tiếp thọ đời sau, quán nơi yên nghĩ bậc nhất, là Niết-bàn địa.»[533]
«Bạch Thế Tôn, địa vị mà vị ấy chứng đắc trước kia, không ngu si đối với pháp, không do ai khác, và tự biết là chỉ đạt được địa vị hữu dư, rồi tất sẽ chứng đắc vô thượng chánh đẳng giác.[534] Vì sao? Thanh văn và Duyên giác thừa đều quy vào Đại thừa. Đại thừa ấy tức Phật thừa. Cho nên Ba thừa vốn là Một thừa. Chứng đắc Một thừa là chứng đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.[535] A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề tức là Niết-bàn giới.[536] Niết-bàn giới tức là Pháp thân của Như Lai. Được cứu cánh Pháp thân thì cứu cánh Một thừa không khác Như Lai, không khác Pháp thân. Như Lai tức Pháp thân. Được cứu cánh Pháp thân tức cứu cánh Một thừa. Cứu cánh tức là vô biên không đoạn.»[537]
«Bạch Thế Tôn, Như Lai tồn tại với thời gian không có giới hạn. Như Lai, bậc ÖÙng cúng, Chánh đẳng giác tồn tại với suốt cùng hậu tế.[538] Như Lai là đại bi không giới hạn và an ủi thế gian cũng không giới hạn. Đại bi vô hạn, an ủi thế gian vô hạn, nói như vậy gọi là nói toàn thiện. Nếu gọi rằng Như Lai là pháp vô tận, là pháp thường trụ, là nơi nương tựa của hết thảy thế gian, đó cũng gọi là nói về Như Lai một cách toàn thiện. Cho nên, đối với thế gian chưa được cứu độ, đối với thế gian không nơi nương tựa mà làm nơi vô tận quy y, thường trụ quy y, cho đến suốt cùng hậu tế, đó chính là Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác vậy.»
«Pháp tức là thuyết Nhất thừa đạo.[539] Tăng tức là các chúng của Ba thừa. Hai sự quy y ấy không phải là quy y rốt ráo, mà gọi là quy y phần ít. Vì sao? Thuyết Nhất thừa đạo pháp, chứng đắc Pháp thân cứu cánh, bên trên không còn nói đến pháp Nhất thừa[540] nữa.»
«Các chúng Ba thừa có sợ hãi mà quy y Như Lai, cầu mong xuất ly, tu học, hướng Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên hai sự quy y ấy không phải là quy y cứu cánh, đó là sự quy y có hạn. Nếu có chúng sinh được Như Lai điều phục mà quy y Như Lai, được thấm nhuần[541] bởi pháp, sinh tâm tin vui mà quy y Pháp và Tăng. Đó là hai quy y. Không phải rằng hai sự quy y này là quy y Như Lai.[542] Quy y đệ nhất nghĩa là quy y Như Lai. Đệ nhất nghĩa[543] của hai sự quy y này là cứu cánh quy y Như Lai. Vì sao? Như Lai không khác biệt với hai sự quy y này. Như Lai tức là ba quy y. Vì sao? Thuyết Nhất thừa đạo, Như Lai thuyết bằng bốn vô úy,[544] thành tựu sư tử hống. Nếu Như Lai tùy theo xu hướng của chúng[545] mà phương tiện thuyết giảng, tức thị Đại thừa chứ không có hai thừa.[546] Ba thừa đều nhập vào một thừa. Một thừa tức là thừa của đệ nhất nghĩa.»[547]
CHƯƠNG
SÁU:
VÔ
BIÊN THÁNH ĐẾ[548]
«Bạch Thế Tôn, Thanh văn và Duyên giác khi bắt đầu quán Thánh đế,[549] bằng một trí[550] mà đoạn trừ các trụ địa,[551] bằng một trí mà chứng thực công đức của bốn đoạn tri,[552] và cũng biết rõ nghĩa của bốn pháp ấy.»[553]
«Bạch Thế Tôn, không có trí thượng thượng xuất thế gian[554] nào mà là tiệm chí của bốn trí và tiệm chí của bốn duyên.»[555] Bạch Thế Tôn, pháp không tiệm chí là trí thượng thượng xuất thế gian. Bạch Thế Tôn, như kim cang dụ,[556] là trí đệ nhất nghĩa. Trí đệ nhất nghĩa không phải là trí Thánh đế sơ khởi[557] của Thanh văn và Duyên giác vốn không đoạn trừ vô minh trụ địa.[558] Thế Tôn, bằng vô nhị Thánh đế trí[559] mà đoạn trừ các trụ địa.
«Bạch Thế Tôn, đức Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, bằng bất tư nghị Không trí,[560] vốn không phải lả cảnh giới của Thanh văn và Duyên giác, mà đoạn trừ hết thảy phiền não tạng.[561] Thế Tôn, trí tuệ cứu cánh nếu hủy hoại tất cả vỏ cứng phiền não, thì được gọi là trí đệ nhất nghĩa. Trí Thánh đế sơ khởi không phải là trí cứu cánh, mà là trí tuệ hướng đến A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.»
«Bạch Thế Tôn, ý nghĩa ‹Thánh›[562] không phải là hết thảy Thanh văn và Duyên giác. Thanh văn và Duyên giác thành tựu công đức hữu hạn. Thanh văn và Duyên giác thành tựu một phần ít công đức, do đó mà được gọi là ‹Thánh›.»
«Bạch Thế Tôn, nói là ‹Thánh đế›, đó không phải là đế[563] của Thanh văn và Duyên giác; và cũng không phải là công đức của Thanh văn và Duyên giác. Thế Tôn, đế ấy tối sơ được chứng tri bởi Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, sau đó vì chúng sinh đang bị bọc trong vỏ trứng vô minh mà được khai thị, diễn thuyeát; do đó được gọi là ‹Thánh đế›.»
CHƯƠNG
BẢY:
NHƯ
LAI TẠNG[564]
«Thánh đế, đó là nói nghĩa sâu xa, vi tế, khó biết, không phải là cảnh giới tư lương. Đó là sở tri của bậc trí, là điều mà hết thảy thế gian không thể tin. Vì sao? Đây là nói tạng sâu thẳm của Như Lai. Như Lai tạng là cảnh giới của Như Lai, không phải là điều hết thảy Thanh văn và Duyên giác có thể biết. Ở nơi cảnh vực Như Lai tạng mà nói ý nghĩa Thánh đế. Cảnh vực Như Lai tạng[565] sâu thẳm cho nên nói Thánh đế cũng sâu thẳm, vi tế, khó biết, không phải là cảnh giới tư lương; là sở tri của bậc trí, là điều mà hết thảy thế gian không thể tin.»[566]
CHƯƠNG
TÁM:
PHÁP
THÂN[567]
«Nếu đối với Như Lai tạng đang bị quấn chặt bởi phiền não tạng mà không nghi hoặc, thì đối với Pháp thân vốn siêu xuất vô lượng phiền não tạng cũng không nghi hoặc. Đối với thuyết của Như Lai tạng, Pháp thân của Như Lai, cảnh giới Phật bất tư nghị và phương tiện thuyết,[568] mà tâm đạt đến quyết định[569] ấy tức là đã tin và hiểu hai thánh đế. Thế nào được nói là thuyết nghĩa của hai Thánh đế? Đó là thuyết tác Thánh đế nghĩa và vô tác Thánh đế nghĩa.»[570]
«Thuyết tác thánh đế nghĩa, đó là thuyết bốn thánh đế có hạn lượng.[571] Vì sao? Vì không phải nhân bởi người khác mà có thể biết tất cả khổ, đoạn tất cả tập, chứng hết thảy diệt, tu hết thảy đạo.[572] Cho nên, bạch Thế Tôn, có hữu vi sanh tử và vô vi sanh tử. Niết-bàn cũng vậy, có hữu dư và vô dư.»[573]
«Thuyết vô tác thánh đế nghĩa, là thuyết về ý nghĩa bốn thánh đế vô lượng.[574] Vì sao? Có thể bằng tự lực[575] mà biết hết thảy thọ khổ,[576] đoạn hết thảy tập, chứng hết thảy thọ diệt, tu hết thảy thọ diệt đạo.»
«Như vậy, có tám Thánh đế, nhưng Như Lai chỉ nói bốn Thánh đế. Bốn vô tác thánh đế nghĩa như vậy duy chỉ Như Lai, bậc Ứng cúng, Ñaúng chánh giác mới tác sự cứu cánh,[577] chứ không phải là tác sự cứu cánh của A-la-hán và Bích-chi Phật. Vì sao? Vì không thể chứng đắc Niết bàn với các pháp hạ, trung và thượng.»[578]
«Vì sao Như Lai, bậc Ứng cúng, Chánh đẳng, Chánh giác, đối với bốn vô tác Thánh đế tác sự đã cứu cánh? Vì hết thảy Như Lai, Ứng cúng, Đẳng chánh giác biết tất cả khổ vị lai; đoạn tất cả tập vốn được duy trì bởi các phiền não và tùy phiền não; diệt tất cả uẩn[579] của ý sanh thân; chứng ngộ tất cả sự diệt khổ.»[580]
«Bạch Thế Tôn, không phải vì pháp hoại diệt[581] mà gọi là khổ diệt.[582] Nói là khổ diệt vì rằng từ vô thủy vốn là vô tác, không sinh khởi, không đoạn tận, lìa xa sự diệt tận, thường trụ, tự tánh thanh tịnh, lìa hết thảy phiền não tạng.»[583]
«Bạch Thế Tôn, do thành tựu Phật pháp bất tư nghì vượt quá số cát sông Hằng, vốn không ly, không thoát, không dị biệt, do thế mà nói là Pháp thân Như Lai.»
«Như vậy, bạch Thế Tôn, Pháp thân của Như Lai không lìa phiền não tạng, cho nên gọi là Như Lai tạng.»
CHƯƠNG
CHÍN:
NGHĨA
KHÔNG CHE LẤP CHÂN THẬT[584]
«Bạch Thế Tôn, trí của Như Lai tạng,[585] là Không trí của Như Lai.»[586]
«Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng là điều mà hết thảy A-la-hán, Bích-chi Phật, Đại lực Bồ tát vốn không từng thấy, vốn không từng nắm bắt được.»[587]
«Bạch Thế Tôn, có hai Không trí của Như Lai tạng.»[588]
«Bạch Thế Tôn, Không Như Lai tạng[589] là hết thảy phiền não tạng, hoặc lìa, hoặc thoát, hoặc dị biệt.[590] Bạch Thế Tôn, Bất không Như Lai tạng là Phật pháp vượt quá số cát sông Hằng, không lìa, không thoát, không dị biệt, bất tư nghị.»[591]
«Bạch Thế Tôn, đối với hai Không trí này, các Đại Thanh văn chỉ có thể tin nơi đức Như Lai.[592] Không trí của Thanh văn và Bích-chi-Phật vận chuyển trong bốn cảnh giới không điên đảo.[593] Cho nên hết thảy A-la-hán và Bích-chi-Phật vốn không từng thấy, vốn không từng chứng đắc hết thảy khổ diệt;[594] duy chỉ Phật mới chứng đắc,[595] hủy hoại hết thảy phiền não tạng, tu hết thảy khổ diệt đạo.»[596]
CHƯƠNG
MƯỜI:
MỘT
ĐẾ[597]
«Bạch Thế Tôn, trong bốn thánh đế này, ba là vô thường, một là thường.[598] Vì sao? Vì ba đế thuộc vào tướng hữu vi.[599] Những gì thuộc vào tướng hữu vi, là vô thường; những gì vô thường, là pháp hư vọng.[600] Những gì là pháp hư vọng, không phải là đế,[601] không phải là thường, không phải là chỗ quy y. Do đó, khổ đế, tập đế, đạo đế không phải là đệ nhất nghĩa đế,[602] không phải là thường, không phải là chỗ quy y.»[603]
CHƯƠNG
MƯỜI
MỘT:
MỘT
SỞ Y[604]
«Một khổ diệt đế lìa tướng hữu vi.[605] Lìa tướng hữu vi, nên là thường. Thường nên, không phải là pháp hư vọng.[606] Không phải là pháp hư vọng nên là đế, nên là thường, là chỗ quy y. Cho nên diệt đế là đệ nhất nghĩa đế.»[607]
CHƯƠNG
MƯỜI
HAI:
ĐIÊN
ĐẢO VÀ CHÂN THẬT[608]
«Bất tư nghì, là diệt đế,[609] vượt ngoài đối tượng[610] của hết thảy tâm thức của chúng sinh, và cũng không phải cảnh giới trí tuệ[611] của hết thảy A-la-hán và Bích-chi-Phật. Cũng như người mù bẩm sinh không thấy được các sắc, con nít bảy ngày không thấy được mặt trời. Khổ diệt đế cũng như vậy, không phải là sở duyên của tâm thức của hết thảy phàm phu, cũng không phải là cảnh giới trí tuệ của hai thừa. Thức của phàm phu là sự điên đảo của hai kiến chấp.[612] Trí của hết thảy A-la-hán và Bích-chi-Phật thì vốn thanh tịnh.[613] Biên kiến,[614] là phàm phu đối với năm thủ uẩn[615] mà thấy là ngã, vọng tưởng chấp trước,[616] sinh ra hai kiến chấp, đó gọi là biên kiến; tức là thường kiến và đoạn kiến. Thấy rằng các hành là vô thường,[617] ấy là đoạn kiến chứ không phải chánh kiến. Thấy rằng Niết-bàn là thường, ấy là thường kiến chứ không phải chánh kiến.»[618]
«Do vọng tưởng kiến chấp cho nên chủ trương như vầy: đối với các căn ở nơi thân,[619] phân biệt, tư duy[620] thấy rằng trong hiện tại chúng hủy hoại,[621] mà không thấy dòng tương tục của sự hữu,[622] do đó khởi lên đoạn kiến. Vì vọng tưởng kiến chấp vậy. Đối với tâm tương tục[623] mà ngu tối, không tỏ rõ, không biết cảnh giới ý thức có gián đoạn trong từng sát-na,[624] nên khởi thường kiến. Vì do vọng tưởng kiến chấp vậy.»
«Vọng tưởng kiến chấp này, đối với nghĩa kia,[625] hoặc thái quá hoặc bất cập, phát sinh phân biệt với những ý tưởng dị biệt,[626] hoặc cho là đoạn hoặc cho là thường.»
«Chúng sanh điên đảo, đối với năm thủ uẩn vốn vô thường mà tưởng là thường, vốn khổ mà tưởng là lạc, vô ngã tưởng là ngã, bất tịnh tưởng là tịnh. Tịnh trí của hết thảy A-la-hán, Bích-chi-Phật, hoặc có chúng sanh do tin lời Phật, đối với cảnh giới của nhất thiết trí[627] và Pháp thân của Như Lai vốn chưa từng được thấy, mà khởi lên ý tưởng về thường, lạc, ngã, tịnh; đấy không phải kiến chấp điên đảo, cho nên gọi là chánh kiến. Vì sao? Pháp thân của Như Lai là thường ba-la-mật,[628] ngã ba-la-mật, tịnh ba-la-mật và lạc ba-la-mật. Đối với Pháp thân của Phật mà thấy như vậy thì gọi là chánh kiến.[629] Ai có chánh kiến tức là con chân thật của Phật, từ miệng Phật sinh, từ Chánh pháp sinh, từ Pháp mà hóa sinh,[630] thừa hưởng di sản của pháp.»[631]
«Bạch Thế Tôn, tịnh trí ấy là trí ba-la-mật[632] của hết thảy A-la-hán, và Bích-chi Phật. Tịnh trí ấy tuy là tịnh trí nhưng đối với diệt đế kia vẫn chưa phải là cảnh giới, huống chi là bốn y trí.[633] Vì sao? Ba thừa sơ nghiệp[634] mà không ngu mê đối với pháp[635] thì sẽ có thể giác ngộ, sẽ chứng đắc nghĩa ấy. Chính vì thế mà Thế Tôn nói bốn y cho họ. Bạch Thế Tôn, bốn y này là pháp thế gian.
«Bạch Thế Tôn, một y là tất cả y chỉ, là tối thượng xuất thế gian đệ nhất nghĩa y, đó là diệt đế.»[636]
CHƯƠNG
MƯỜI
BA:
TỰ
TÁNH THANH TỊNH[637]
«Bạch Thế Tôn, sinh tử y trên Như Lai tạng,[638] và do Như Lai tạng mà nói rằng không thể biết được bản tế.[639] Bạch Thế Tôn, có Như Lai tạng cho nên có sinh tử, đó gọi là khéo nói.»
«Bạch Thế Tôn, sinh tử; sinh tử là các thọ căn rụng xuống,[640] và căn không cảm thọ[641] thứ tự tiếp nối,[642] khởi lên, đó gọi là sinh tử.»
«Bạch Thế Tôn, sinh và tử, hai pháp này tức là Như Lai tạng. Do ngôn thuyết của thế gian nên nói là có sinh có tử. Tử là căn hủy hoại,[643] sinh là các căn mới khởi lên, chứ không phải rằng Như Lai tạng có sinh có tử.[644] Như Lai tạng vốn lìa ngoài tướng hữu vi. Như Lai tạng vốn thường trụ, không hủy hoại. Cho nên, Như Lai tạng là sở y, là khả năng duy trì, là khả năng kiến lập.[645] Bạch Thế Tôn, là Phật pháp vốn không xuất ly, không thoát, không đoạn trừ, không thể nghĩ bàn. Bạch Thế Tôn, làm sở y, duy trì, thiết lập các pháp hữu vi bên ngoài vốn có tính cần được đoạn, được giải thoát, có biến dị, chính là Như Lai tạng.»
«Bạch Thế Tôn, nếu không có Như Lai tạng thì không thể có sự nhàm chán khổ lạc và mong cầu Niết-bàn. Vì sao? Đối với sáu thức và tâm pháp trí,[646] bảy pháp này không đình trụ trong từng sát-na, không gieo trồng các khổ,[647] cho nên không thể nhàm chán khổ mà mong cầu Niết-bàn.»[648]
«Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng không có giới hạn nguyên thủy,[649] là pháp không sinh khởi, không hoại diệt, có gieo trồng các khổ nên có nhàm chán khổ mà mong cầu Niết-bàn.»
«Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng không phải là ngã, không phải là chúng sinh, không phải mạng, không phải nhân cách.»[650]
«Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng không phải là cảnh giới cho những chúng sinh rơi vào thân kiến,[651] chúng sinh điên đảo, chúng sanh loạn ý chấp không.»[652]
«Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng là pháp giới tạng, là Pháp thân tạng, là tạng xuất thế gian thượng thượng, là tạng tự tánh thanh tịnh.[653] Như Lai tạng với tự tánh thanh tịnh này tuy bị ô nhiễm bởi phiền não khách trần[654] và phiền não hiện khởi,[655] nhưng vẫn là cảnh giới bất tư nghị của Như Lai. Vì sao? Thiện tâm sát-na[656] không phải là bị nhiễm ô bởi phiền não.[657] Bất thiện tâm sát-na cũng không phải là bị nhiễm ô bởi phiền não. Phiền não không xúc tâm; tâm không xúc phiền não,[658] vậy đâu có thể pháp không xúc[659] mà có thể nhiễm ô tâm được.»
«Bạch Thế Tôn, nhưng có phiền não, có tâm bị phiền não nhiễm ô. Tự tánh thanh tịnh mà có ô nhiễm, thật là khó thấu triệt.[660] Duy chỉ Phật Thế Tôn, là con mắt của sự thật, là trí tuệ chân thật, là căn bản của Pháp, là bậc thấu suốt pháp, là nơi nương tựa của chánh pháp,[661] mới có thể biết và thấy như thật.»
Thắng Man sau khi diễn thuyết pháp khó hiểu này, và thưa hỏi Phật. Phật tùy hỷ nói rằng:
«Thật như vậy! Thật như vậy, tự tánh thanh tịnh tâm mà có nhiễm ô; thật sự khó thấu triệt. Có hai pháp khó thấu triệt, đó là tự tánh thanh tịnh khó thấu triệt, và tâm ấy bị phiền não nhiễm ô cũng khó thấu triệt. Hai pháp này, chỉ con và các Bồ tát ma-ha-tát, những người đã thành tựu đại pháp, mới có thể nghe và chấp nhận. Còn các Thanh văn khác duy chỉ tin lời Phật nói.»
CHƯƠNG
MƯỜI
BỐN:
CON
ĐÍCH THỰC[662]
«Nếu đệ tử của Ta là hạng tùy tín tăng thượng,[663] sau khi y vào minh tín,[664] bằng tùy thuận pháp trí[665] mà đạt đến cứu cánh. Tùy thuận pháp trí tức là quán sát thi thiết căn và cảnh giới của ý giải;[666] quán sát nghiệp báo,[667] quán sát giấc ngủ của A-la-hán,[668] quán sát sự an lạc của tâm tự tại và sự an lạc của thiền;[669] quán sát thánh tự tại thông của A- la-hán, Bích-chi Phật và Đại lực Bồ tát.[670]
«Thành tựu năm quán sát thiện xảo này, đệ tử Ta, sau khi Ta diệt độ, trong đời vị lai, là hạng tùy tín tăng thượng, sau khi y minh tín, bằng thuận pháp trí mà đạt cứu cánh của tự tính thanh tịnh trong tâm đang bị phiền não ô nhiễm ấy. Sự cứu cánh đó là nhân để vào Đại thừa đạo. Tin đức Như Lai có đại lợi ích như vậy, không xuyên tạc nghĩa lý sâu thẳm.»
CHƯƠNG
MƯỜI
LĂM:
THẮNG
MAN SƯ TỬ HỐNG[671]
Bấy giờ Thắng Man phu nhân bạch Phật rằng:
«Còn có những lợi ích lớn hơn nữa. Con nay muốn nương oai thần của Phật nói thêm về ý nghĩa ấy.»
Phật nói: «Con hãy cứ nói.»
Thắng Man lại bạch Phật rằng:
«Có ba hạng thiện nam tử và thiện nữ nhân đối với nghĩa sâu thẳm,[672] không tự gây tổn thương,[673] mà sinh công đức lớn, vào Đại thừa đạo. Những gì là ba? Đó là,[674] hoặc có thiện nam tử và thiện nữ nhân tự thành tựu pháp trí sâu thẳm.[675] Hoặc có thiện nam tử và thiện nữ nhân thành tựu tùy thuận pháp trí.[676] Hoặc có thiện nam tử và thiện nữ nhân đối với pháp sâu xa không thể tự mình, nhưng ngưỡng suy[677] Thế Tôn rằng: ‹Đây không phải là cảnh giới của con, duy chỉ Phật mới biết đến›. Đó gọi là hạng thiện nam tử và thiện nữ nhân ngưỡng suy Như Lai.
«Trừ các thiện nam tử và thiện nữ nhân này ra,[678] các chúng sinh đối với các pháp sâu thẳm mà[679] chấp chặt vọng thuyết, trái ngược Chánh pháp, tập nhiễm hạt giống hủ bại[680] của ngoại đạo; những hạng ấy cần phải bằng sức của vua, sức của trời, rồng, quỷ thần mà chiết phục.»
Bấy giờ Thắng Man phu nhân cùng các quyến thuộc cúi đầu lễ chân Phật. Đức Phật nói rằng:
«Lành thay! Lành thay! Thắng Man, đối với chánh pháp sâu thẳm, phương tiện mà thủ hộ, hàng phục phi pháp,[681] khéo léo được thích nghi.[682] Con do đã gần gũi trăm nghìn ức chư Phật mới có thể nói được nghĩa đó.»
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn phóng ra quang minh thù thắng rọi khắp đại chúng, tự thân cất lên hư không cao bằng bảy cây đa-la,[683] chân bước đi trong hư không, rồi trở lại nước Xá-vệ.
Đồng thời, bấy giờ Thắng Man phu nhân cùng với quyến thuộc chắp tay hướng về Phật, chiêm ngưỡng không biết chán, mắt không chút rời. Khi Phật qua khỏi tầm mắt, mọi người hoan hỷ phấn khởi; mỗi người tự mình ca ngợi công đức của Như Lai, nhất tâm niệm Phật. Sau đó trở vào trong thành, đi đến vua Hữu Xứng[684] mà tán thán Đại thừa. Trong thành, con gái từ bảy tuổi trở lên đều được giáo hóa bằng Đại thừa. Đại vương Hữu Xứng cũng giáo hóa con trai trong thành từ bảy tuổi trở lên bằng Đại thừa. Nhân dân cả nước đều hướng về Đại thừa.
Bấy giờ, đức Thế Tôn vào rừng Kỳ-hoàn,[685] nói với Tôn giả A-nan và niệm tưởng đến Thiên đế Thích. Tức thời, Thiên đế Thích cùng với quyến thuộc bỗng nhiên hiện đến, đứng trước Phật. Bấy giờ Thế Tôn diễn nói rộng kinh này cho Thiên đế Thích và A-nan. Sau khi nói xong, Ngài bảo Thiên đế Thích rằng:
«Ông hãy thọ trì đọc tụng kinh này. Kiều-thi-ca,[686] giả sử có thiện nam tử hay thiện nữ nhân đã trải qua hằng hà sa kiếp tu hạnh Bồ-đề, hành sáu pháp ba-la-mật; và lại có thiện nam tử, thiện nữ nhân khác nghe, tiếp thọ, đọc tụng, cho đến cầm nắm kinh này và quảng diễn, phước đức nhiều hơn những người trước; hà huống diễn thuyết rộng rãi cho người khác. Vì vậy, Kiều-thi-ca, ông hãy đọc tụng kinh này; phân biệt, quảng diễn cho chư thiên cõi trời Tam thập tam.»
Thế Tôn lại nói với A-nan:
«Ngươi cũng hãy thọ trì đọc tụng kinh này và diễn nói rộng cho bốn chúng.»
Bấy giờ Đế Thích bạch Phật:
«Bạch Thế Tôn, phải gọi kinh này tên là gì? Và phụng trì như thế nào?»
Phật bảo Đế Thích:
«Kinh này thành tựu vô lượng vô biên công đức. Hết thảy Thanh văn và Duyên giác đều không thể quán sát và thấy biết một cách rốt ráo. Kiều-thi-ca, nên biết rằng kinh này vi diệu sâu thẳm, là tụ công đức lớn. Nay Ta sẽ lược cho các ngươi biết danh hiệu. Hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, hãy khéo suy nghiệm.»
Bấy giờ Đế Thích và trưởng lão A-nan bạch Phật rằng:
«Lành thay! Thế Tôn, kính vâng lời dạy.»
Phật nói:
«Kinh này có tên là ‹Tán thán công đức đệ nhất nghĩa chân thật của Như Lai›,[687] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Bất tư nghị đại thọ›,[688] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Đại nguyện bao gồm hết thảy nguyện›,[689] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết sự nhiếp thọ chánh pháp bất tư nghì›,[690] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết sự nhập Nhất thừa›,[691] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết Vô biên Thánh đế›,[692] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết Như Lai tạng›,[693] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết Pháp thân›,[694] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết Chân thật bị che lấp bởi nghĩa Không›,[695] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết về Một Đế›,[696] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết về một sở y an ổn thường trụ›,[697] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết về điên đảo và chân thật›,[698] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết về tự tánh thanh tịnh tâm bị che lấp›,[699] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết về con chân thật của Như Lai›,[700] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết về tiếng rống sư tử của Thắng Man phu nhân›,[701] hãy như vậy mà thọ trì.»
«Lại nữa, Kiều-thi-ca, những gì kinh này nói, đoạn trừ hết thảy nghi hoặc, quyết định liễu nghĩa,[702] vào nhất thừa đạo. Kiều-thi-ca, nay Ta đem kinh ‹Thắng Man sư tử hống› này mà phó chúc cho ông, trong thời gian Chánh pháp còn tồn tại, hãy thọ trì đọc tụng, phân biệt diễn rộng.»
ĐĐế Thích bạch Phật:
«Lành thay, Thế Tôn, con cúi đầu vâng lãnh Tôn giáo.»
Bấy giờ Thiên đế Thích, trưởng lão A-nan cùng với đại hội Trời, Người, A-tu-la, Càn-thát-ba, sau khi nghe những lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
[283]
«Như
Lai chân thật công đức chương đệ nhất» 如 來 真
實 功 德 章 第 一 (Skt. Tathāgata-bhūtaguṇa-prathamaparivarta).
Tên khác: «Thán Như Lai chân thật đệ nhất nghĩa công đức
歎 如 來 真 實 第 一 義 功 德»; bản B: «Tán thán Như Lai
chân thật công đức 讚 歎 如 來 真 實 功 德.» (Skt. Tathāgata-paramārthabhūtaguṇa-praśaṃsā).
Xem chương XV.
[284] Xá-vệ quốc 舍衛國 (Skt. Śravastī), tên đô thị, thủ phủ của nước Câu-(Kiêu)-tát-la 拘 (憍)薩羅 (Skt. Kauśala), cũng thường dùng gọi thay tên nước. Bảo khốt (tr 9a): theo Kinh Nhân vương, Kiêu-tát-la và Xá-vệ là hai nước khác nhau.
[285] Skt. Jetavane 'nāthapiṇḍadayārāme.
[286] Ba-tư-nặc 波 斯 匿 (Skt. Prasenajit), vua nước Kauśala (Pali: Kosala). Bảo khốt (tr 10a): Ba-tư-nặc, Hán dịch là Hòa Duyệt 和 悅, Kinh Nhân vương gọi là Nguyệt Quang 月 光.- Bản B: Kiêu-tát-la Ba-tư-nặc vương 憍 薩 羅 波 斯 匿 王 (Skt. Kauśalyarājan Prasenajit; Pāli: Kosala-rājā Pasenadi).
[287] Mạt-lỵ Phu nhân 末 利 夫 人 (Skt. Mallika-Devī), chánh cung của vua Ba-tư-nặc.
[288] Bảo khốt, 10b29, đây chỉ mới tin Đại thừa; còn tin Tiểu thừa thì đã từ lâu. Các tài liệu về nhân duyên vua tin Phật: Trung 60, «216. Ái sinh kinh» (Bảo khốt dẫn nhầm là Thiện sinh), Đại 1, tr. 800; Trung bản khởi, «10. Phẩm Độ Ba-tư-nặc vương», Đại 4, tr. 147. Về nhân duyên vua tin Đại thừa: Đại pháp cổ kinh, Đại 9, tr. 290. Bản B: sơ chứng Pháp dĩ 初 證 法 已, sau khi vừa chứng Pháp.
[289] Tài liệu Pāli, M ii.87, Piyajātika-sutta (Hán: Trung «216. Ái sinh kinh», Đại 1, tr. 800, Vua và Phu nhân có một người con gái duy nhất tên là Vajirakumārī, hay Vajirī (Hán phiên âm: Bà-di-lỵ 婆 夷 利).
[290] Khiển tín 遣 信; Bản B: linh thiện dụ giả 令 善 諭 者, sai người giỏi thuyết phục. Skt. dūtaṃ preṣayati. 289 Khiển tín 遣 信; Bản B: linh thiện dụ giả 令 善 諭 者, sai người giỏi thuyết phục. Skt. dūtaṃ preṣayati.
[291] Đạo ý 道 意; bản B: thành ý 誠 意 (Skt. bodhi-citta: bồ-đề tâm).
[292] Chiên-đề-la 旃 提 羅; bản B: Chân-đề-la 真 提 羅; Bảo khốt, 11b12: bốn từ tiếng Phạn hay bị lẫn lộn: 1. Chiên-đề-la 旃 提 羅, Hán dịch là yểm nhân 奄 人, người bị hoạn, hoạn quan, Skt. Śaṇḍa; 2. Phiến-đề-la 扇 提 羅, Hán dịch thạch nữ 石 女, người đàn bà không sinh sản, Skt. Vandhyā (Cf. Laṅka, tr. 44 và rải rác); 3. Chiên-đà-la 旃 陀 羅, Hán dịch sát cẩu nhân 殺 狗 人, người thịt chó, chỉ tầng lớp cùng đinh, Skt. Caṇḍāla; 4. Chiên-đồ-la 旃 荼 羅, Hán dịch nguyệt 月, mặt trăng, Skt. canda.
[293] A-du-xà quốc 阿 踰 闍 國, bản B: Vô đấu thành 無 鬥 城 (Skt. Ayodhyā, Pali: Ayojjhā). Tây vực ký 5 Đại 51, tr 896b: A-du-đà quốc 阿 踰 陀 國, chép một số di tích của Vô Trước (Asaṅga) và Thế Thân (Vasubandhu).
[294] Phật âm thanh 佛 音 聲 (Skt Buddha-śabda), danh từ (danh xưng) «Phật»; bản B: Như Lai thanh 如 來 聲.
[295] Bảo khốt, 12a21: theo bản Phạn, dịch sát sẽ là: «Nếu lời ấy mà chân thật, ta sẽ thưởng y phục cho ngươi.»
[296] Hán: tâm quá ác 心 過 惡 (Skt. citta-doṣa), sự sai lầm của tâm.
[297] Hán: thân tứ chủng 身 四 種. Bảo khốt, tr. 16a11, nêu hai giải thích: 1. Chỉ 4 thứ sinh, lão, bịnh, tử; 2. Chỉ 4 đại chủng (mahābhūta). Nghĩa sớ theo giải thích thứ 2.
[298] Hán: nan phục địa 難 伏 地. Bảo khốt, 16a 19., «Đã đến địa vị không thể bị khuất phục của Phật quả. Đối với Như Lai, sự sinh không thể làm cho sinh, sự già không thể làm cho già, bịnh không thể làm cho bịnh, sự chết không thể làm cho chết; do đó nói là nan phục địa. Phật có thể nhiếp phục mọi hệ lụy mà không bị các hệ lụy khuất phục. (…) Nói là nan phục địa, chỉ cho kim cang tâm (vajracitta). Tâm kim cang có thể diệt trừ các mê hoặc mà không bị các mê hoặc xâm phạm» (Skt. duryodhana-bhūmi), tham chiếu Gaṇḍa: duryodhana-citta. Bản B: bất tư nghị địa 不 思 議 地 (Skt. acintya-bhūmi), cho thấy phát âm tương tợ: ajita-bhūmi, mà có thể dịch là nan thắng địa 難 勝 地 (không nhầm lẫn với Sudurjaya-bhūmi, thứ sáu trong 10 địa của bồ tát, Daśabhūmika), hoặc dịch nan phục địa như bản Hán ở đây.
[299] Nhĩ diệm 爾 焰 (Skt. jñeyam), cái được nhận thức, đối tượng nhận thức. Hán dịch: sở tri 所 知, sở thức 所 識, cảnh giới 境 界, sở tri cảnh giới 所 知 境 界. Bảo khốt, 16b19: «Nhĩ diệm, tức là trí mẫu 智 母, vì là khả năng làm phát sinh nhận thức (trí). Cũng gọi là trí cảnh 智 境; các pháp, ngũ minh vv., có khả năng phát sinh trí giải cho nên nói là trí mẫu, và do được phản chiếu bởi trí cho nên được gọi là trí cảnh.»
[300] Hán: trí tuệ thân tự tại 智 慧 身 自 在 (jñānakāya-vaśita); bản B: Trí thân vô quái ngại 智 身 無 罣 礙 (jñānakāya-anāvaraṇa). Trí thân (jñāna-kāya), bản thân do trí tuệ tạo thành, một trong 10 thân (Phật) mà Bồ Tát địa thứ tám nhận thức được; xem Hoa nghiêm (Phật) 26, tr. 565b; Hoa nghiêm (Thật) 38, tr. 200a; Daśa, tr. 45.19.
[301] Hán: nhiếp trì nhất thiết pháp 攝 持 一 切 法 (sarvadharma-saṃgraha/ sarvadharma-parigraha); bản B: ư pháp vô vong thất 於 法 無 忘 失 (dharma-aparihāṇa).
[302] Hán: quá xứng lượng 過 稱 量 (Skt. pramāṇa-atikrānta, aprameya).
[303] Hán: vô thí loại 無 譬 類 (anupama-sama); bản B: vô luân 無 倫 (asama-sama).
[304] Hán: vô biên pháp 無 邊 法 (anantadharma); bản B: pháp tự tại 法 自 在 (dharmavaśitā).
[305] Hán: nan tư nghị 難 思 議 (Skt. acintya); bản B: siêu tư duy 超 思 惟 (cintyātikrānta).
[306] Hán: thử thế cập hậu sinh 此 世 及 後 生; bản B: đãi cập tối hậu thân 逮 及 最 後 身, cho đến sinh thân cuối cùng, cho đến khi thành Phật.
[307] Bản B còn thêm một bài tụng trước câu này: (đãi cập tối hậu thân) thường tại Như Lai tiền. Ngã sở tu phước nghiệp, thử thế cập dư sinh, do tư thiện căn lực (nguyện Phật hằng nhiếp thọ) 常 在 如 來 前 我 所 修 福 業 此 世 及 餘生由 斯 善 根 力 願 佛 恆 攝 受.
[308] Trước bài kệ Phật trả lời, bản B có một đoạn văn xuôi giới thiệu.
[309] Hán: ngã cửu an lập nhữ 我 久 安 立 汝; bản B: ngã tích vị bồ đề 我 昔 為 菩 提. Hai bản khác nhau có lẽ do phát âm tương tự: adhi-sthāpya: dựng đứng, an lập, và bodhiṃ sthāpya: an trú bồ-đề.
[310] Hán: kim phục nhiếp thọ nhữ 今 復 攝 受 汝; bản B: kim phục trị ngộ ngã 今 復 值 遇 我, «Nay con lại gặp Ta.» Có lẽ do phát âm gần tương tợ: sam-GRAH: nhiếp thọ, và sam-GAM: trị ngộ (gặp gỡ).
[311] Bài kệ trả lời của Thắng Man, không có trong bản B.
[312] Thọ ký 受 記; bản B: thọ (…) a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề ký 授 阿 耨 多 羅 三 藐 三 菩 堤 記; Skt. anuttara-samyak saṃbodhiṃ vyākaroti.
[313] Vô lượng a-tăng-kỳ kiếp 無 量 阿 僧 祇 劫 (Skt. aprameya-asaṃkhyakalpa), vô số kiếp, không thể ước lượng.
[314] Tự tại vương 自 在 王(Skt. Īśvara-rājan); Hoa nghiêm (Phật) 26, tr. 566b6; Hoa nghiêm (Thật) 38, tr. 204a 6: Bồ Tát an trụ địa thứ tám phần nhiều thọ sinh làm Đại Phạm thiên, chúa tể của nghìn thế giới (Daśa 48.7 bhūyastvena mahābrahmā bhavati sāhasrādhipatih).
[315] Phổ Quang Như Lai 普 光 如 來 (Skt. Samantaptabhāsa).
[316] Ác thú 惡 趣 (Skt. durgati/ āpāyikā), hay ác đạo 惡 道; chỉ các định hướng tái sinh thấp kém ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
[317] Ác bất thiện nghiệp đạo 惡 不 善 業 道 (Skt. pāpākuśala-karmapātha).
[318] Tha hóa tự tại thiên 他 化自 在 天 (Skt. Paranirmita-vaśa-vartin); chư thiên ở tầng cao nhất trong sáu tầng trời thuộc Dục giới.
[319] Bản Hán: «Thập đại thọ chương đệ nhị 十 大 受 章 第 二.» Tên khác: «Bất tư nghị đại thọ 不 思 議 大 受»; bản B: «Bất tư nghị thập chủng hoằng thệ 不 思 議 十 種 弘 誓». Skt. acintya-mahāsamādāna (daśavidha). Xem chương XV.
[320] Thập (đại) thọ 十 大 受 (Skt. daśa[-mahā]-samādānāni).
[321] Phạm tâm 犯 心 (Skt. àūpatti-citta).
[322] Mạn tâm 曼 心 (Skt. māna-citta).
[323] Nhuế tâm 恚 心 (Skt. pratigha).
[324] Tật tâm 嫉 (疾) 心; bản B: đố tâm 妒 心 (Skt. īrṣyā). Bản B: «Đối với những kẻ hơn mình và những sự việc hơn mình, không khởi tâm ganh tị.»
[325] Xan tâm 慳 心 (mātsarya). Bản B: «Dù có chút ít thức ăn, không khởi tâm keo kiệt.»
[326] Thọ súc tài vật 受 畜 財 物(Skt. dhanaṃ saṃcīyate).
[327] Bản B: «Không vì sự trả ơn mà hành bốn nhiếp sự.» -Bốn nhiếp pháp, hay nhiếp sự 四 攝 法 (事) (Skt. catvāri saṃgraha-vastāni): bố thí 布 施 (Skt. dānaṃ); ái ngữ 愛 語 (priyavāditā); lợi hành 利 行 (arthacaryā); đồng sự 同 事 (samānārthatā). Về bốn nhiếp sự, tham khảo: Trường 11, «16. Thiện sinh kinh» (Đại 1, tr. 70); Trung 33, «135. Thiện sinh kinh» (Đại 1, tr. 638); Phật thuyết Thi-ca-la-việt lục phương lễ bái kinh (Đại 1, tr. 250 ff); Phật thuyết thiện sinh tử kinh (Đại I, tr. 252 ff); Tập dị môn 9 (Đại 26, tr. 402c26); Du-già 43 (Đại 30, tr. 529c20); Đại trí độ 88 (Đoạn 25, tr. 677c27); Pali: D.ii. 180-93, Siígālovāda-suttanta.
[328] Bất ái nhiễm tâm 不 愛 染 心; bản B: bất tham lợi tâm 不 貪 利 心 (Skt. an-abhidhyācitta/ an-artha-tṛṣṇā citta).
[329] Vô yểm túc tâm 無 厭 足 心 (Skt. asantuṣṭa/ akilāntaka).
[330] Vô hạn ngại tâm 無 限 礙 心; bản B: vô quái ngại tâm 無 罣 礙 心 (Skt. an-āvaraṇa).
[331] Cô độc 孤 獨 (Skt. a-nātha); bản B: vô hữu thị hộ 無 有 依 怙, không chỗ nương cậy.
[332] U hệ 幽 繫(Skt. kārābaddha, kālābaddha).
[333] Dĩ nghĩa nhiêu ích 以 義 饒 益 (Skt. arthakāryena); bản B: dĩ thiện nhiêu ich 以 善 饒 益.
[334] Ác luật nghi 惡 律 儀 (Skt. pāpa-saṃvara = asaṃvara: bất luật nghi). Về luật nghi và bất luật nghi, xem Câu-xá 15 (Kośa, Kārikā iv. 36), Đại 29, tr. 78c5: «Thế nào gọi là bất luật nghi? Những kẻ làm nghề mổ dê, giết gà, bắt chim, lướí cá, săn thú, trộm cướp… Vì luôn luôn có tâm ác hại.»
[335] Bản B: «Hủy phạm Như Lai thanh tịnh cấm giới.»
[336] Ưng chiết phục 應 折 伏 (Skt. vinītavya); bản B: ưng điều phục 應 調 伏: cần được khuất phục, chế ngự.
[337] Ưng nhiếp thọ 應 攝 受 (Skt. saṃgrahītavya), cần được che chở, giúp đỡ.
[338] Tùy chuyển 隨 轉 (Skt. anu-vartati), chuyển động theo, đi theo sau.
[339] Bản B: «Khiến cho Pháp luân của Như Lai luôn luôn chuyển động.»
[340] Nhiếp thọ chánh pháp 攝 受 正 法 (saddharma-saṃgrah/ saddharma-parigraha).
[341] Bất dục Đại thừa 不 欲 大 乘; Bản B: tắc xả Đại thừa 則 捨 大 乘 . Đoạn này, Bảo khốt tr. 24c9 phân tích ba dục: nhiếp thọ chánh pháp dục, ba la mật dục và đại thừa dục, tức ý hướng duy trì chánh pháp, ý hướng thực hành các ba-la-mật (để chứng nhập lần lượt mười địa của Bồ Tát) và ý hướng thành tựu Đại thừa (thành Phật). Thắng Man kinh nghĩa sớ, phân tích ba hành và ba dục. Ba hành: nhiếp thọ chánh pháp hành, ba-la-mật hành, và Đại thừa hành. Tương ứng với ba hành là ba dục; tức ba dục của Bảo khốt.
[342] Bất quyết định 不 決 定 (nirviniścita), Bảo khốt, 24c5: không xác tín 不 信 (Skt. ???).
[343] Lưu ý cách ngắt câu của các bản sớ giải: bất năng đắc nhiếp thọ chánh pháp dục 不 能 得 攝 受 正 法 欲; bản B: nhiếp thọ chánh pháp tắc bất kiên cố 攝 受 正 法 則 不 堅 固, sự nhiếp thọ chánh pháp sẽ không vững chắc.
[344] Hán: tùy sở lạc nhập 隨 所 樂 入 bản B không có. Bảo khốt, tr. 25c: Từ bất năng đắc 不 能 得, chi phối hai nhóm từ: bất năng đắc nhiếp thọ chánh pháp dục và bất năng đắc tùy ý lạc nhập.
[345] Phàm phu địa 凡 夫 地 (Skt. pṛthag-jana-bhūmi); bản B: phàm phu cảnh 凡 夫 境. Chỉ trình độ dưới thập địa (daśabhūmika), trước khi nhận thức được Chân như (tathābhūta). Hoa nghiêm (Phật) 23, tr. 544c18: «Bồ Tát phát tâm như vậy, tức thời vượt qua phàm phu địa, chứng nhập Bồ Tát vị (chỉ Sơ địa), sinh vào trong gia tộc Như Lai.» Cf. Hoa nghiêm (Thật) 34, tr. 181a 22; Daśa 8.22: yena cittopadena sahotpannena bodhisattvo'tikarānto bhavati, pṛthagjānabhūmim avakrānto bhavati, bodhisattvaniyāmaṃ jāto bhavati, tathāgatakule'navadyo bhavati.
[346] Pháp chủ 法 主 (Skt. dharma-pati/ dharma-svāmin) (xuất xứ, Śikṣ., Wogihara). Bản B: Thánh chủ (chúa) 聖 主.
[347] Các bản in: duy 唯 (惟); bản Tri ân viện: tuy. Bản B: tuy 雖.
[348] Nghi võng 疑 網 (Skt. vicikitsā-jāla).
[349] Cực nan độ 極 難 度; bản B: nan thành tựu 難 成 就.
[350] Hán: phi nghĩa nhiêu ích, bất đắc an lạc 非 義 饒 益 不 得 安 樂; bản B: tập bất thiện pháp, thọ chư khổ não 習 不 善 法 受 諸 苦 惱: , «tập quán theo pháp bất thiện, mà chịu các điều khổ sở.»
[351] Bản B: sở sinh chi xứ, đồng kỳ nguyện hành 所 生 之 處 同 其 願 行: bất cứ tái sinh nơi nào, cũng đồng nguyện và hành với phu nhân.
[352] Bản Hán: «Tam nguyện chương đệ tam三 願 章 第 二; » tên khác: «Nhất thiết nguyện nhiếp đại nguyện 一 切 願 攝 大 願»; bản B: «Nhất (tam?) đại nguyện nhiếp nhất thiết nguyện 一 (三?) 大 願 攝 一 切 願» (Skt. sarvapraṇidhānasaṃgrahamahāpraṇidhāna). Xem chương XV.
[353] Đại nguyện大 願 (mahāpraṇidhāna); bản B: hoằng nguyện 弘 願. Skt. mahāpraṇidhāna, hay praṇidhāna-mahā-trayas.
[354] Dĩ thử thiện căn 以 此 善 根. Bản B: dĩ ngã thiện căn 以 我 善 根.
[355] Chánh pháp trí 正 法 智 (saddharma-jñāna), trí tuệ nhận thức được Chánh pháp; Bảo khốt, tr. 26c4, nêu hai giải thích: a) «Có người nói, Chánh pháp trí, chính là sáu độ trí (tức trí tuệ của sáu ba-ba-la-mật). Nói là chánh, ở đây, luận về cảnh thì không ngoài hữu và vô; luận về trí, thì không ngoài quyền và thật. Năm độ, là tâm duyên hữu. Bát-nhã, là tâm duyên vô. Hữu thì như thực nhận thức là hữu. Vô, thì như thực nhận thức là vô. Được phát sinh từ trong đạo lý của Chánh pháp, do đó nói là Chánh pháp trí.» b) «Có người nói, Chánh pháp trí, chính là tuệ chứng chân như. Đây nhấn mạnh đến Không trí. Để chuyển hóa phàm phu thành Thánh giả, lấy Không lý làm Chánh pháp.» Giải thích riêng của Cát Tạng: «Chánh pháp, không thể nói là quyền hay thật, là cảnh hay trí. (…) Nên biết, nội và ngoại thảy đều thật; duyên và quán thảy đều tịch tĩnh. Vì không biết mục là gì, nên tạm gọi là Chánh pháp trí».
[356] Thứ nhất: Chánh pháp trí nguyện 正 法 智 願 (Skt. Saddharma-jñāna-praṇidhāna). Xem cht. 333 trên.
[357] Vô yếm tâm 無 厭 心 (akilāntaka/aklāntaka/ aparikheda); bản B: bất quyện 不 倦 (Skt. akilāntaka).
[358] Thứ hai: thuyết trí nguyện 說 智 願 (jñānadeśanā-praṇidhāna).
[359] Bản B: nhiếp thọ hộ trì Chánh pháp 攝 受 護 持 正 法 (Skt. Saddharma-parigraha).
[360] Bản B: ư sở sinh thân, bất tích xu mạng 於 所 生 身 不 惜 軀 命, «đối với thân này, không tiếc mạng sống.» Skt. na jāta-kāye kāyajivītam anuśocàmi.
[361] Nguyện thứ ba: Hộ pháp nguyện 護 法 願 (dharmaparigraha-praṇidhāna).
[362] Không giới = hư không giới 虛 空 界 (Skt. ākāśadhātu).
[363] Bản Hán: «Nhiếp thọ chương đệ tứ 攝 受 章 第 四»; tên khác: «Thuyết bất tư nghị nhiếp thọ chánh pháp 說 不 思 議 攝 受 正 法 (Skt. acintya-saddharma-parigraha-deśanā)»; bản B, cũng đồng. Xem chương XV. Cf. Du-già 18 (Đại 30, tr. 563b): Bồ Tát có sáu trường hợp thi hành ân huệ chính đáng làm lợi ích cho chúng sanh (hữu tình vô đảo nhiếp thọ, Skt. samyak-sattva-parigraha).
[364] Thừa Phật oai thần 承 佛 威 神 (Skt. Buddhānubhāvena). Bản B: thừa Phật oai thần biện tài 承 佛 威 神 辯 才 (Skt. Buddha-pratisaṃvid-anubhāvena).
[365] Điều phục đại nguyện 調 伏 大 願. Bảo khốt, tr. 28a27: «Chứng thật tướng lý, phiền não thanh tịnh, gọi là điều phục.» Nghĩa sớ, tr. 5b: «Tâm luôn luôn tựa vào lý, gọi là điều phục.» Skt. vinīta-mahāpraṇidhāna = mahāpraṇidhāne vinītāni: đã được huấn luyện trong đại nguyện, đã an trú trong đại nguyện.
[366] Bản B: nhiếp thọ Như Lai Chánh pháp 攝 受 如 來 正 法.
[367] Chân vi đại nguyện 真 為 大 願; bản B: chân thật quảng đại 真 實 廣 大.
[368] Trí tuệ phương tiện; Bảo khốt, tr. 28c18: «trí tuệ và phương tiện. Trí tuệ tức thật trí, quán chiếu chân đế… Phương tiện tức quyền trí, quán chiếu tục đế…» Skt. prajñopāya.
[369] Kiếp sơ thành thời 劫 初 成 時; bản B: kiếp sơ 劫 初 (Skt. kalpāgra/ kalpādi), thời kỳ khởi thủy của thế giới.
[370] Đại thủy tụ 大 水 聚 (mahāpaskandha); xem Trường 21, «30. Thế ký kinh, Tam tai phẩm»: (…) Nổi lên cơn gió lớn gọi là tăng-già (saṃgha), thổi nước biển, làm cho dậy sóng, sóng tụ lại thành khối bọt lớn (mahāphena). Gió thổi bọt nước bay lên hư không, tạo thành thiên hạ, Tu di, vv. Cf. Câu-xá 11, tr. 57b.ff.
[371] Giới tạng 界 藏 (Skt. dhātu-garbha), bào thai sản sinh các chủng loại. Đây chỉ thế giới tạng 世 界 藏 (Skt. lokadhātu-garbha), bào thai sản sinh các chủng loại thế giới. – Tam thiên đại thiên giới tạng 三 千 大 千 界 藏; vũ trụ luận trong thuyết Như Lai tạng (Tathāgatagarbha) gọi thế giới là giới tạng, vì mọi chủng loại đều được sản sinh từ thai tạng của Như Lai. Ba nghìn giới đại thiên giới tạng tương ứng với ba nghìn đại thiên thế giới (trisāhasra-mahāsra-lokadhātu): bốn châu thiên hạ tức bốn lục địa (caturdvīpā) hợp thành một thế giới. Một nghìn thế giới như vậy là một tiểu thiên thế giới (sāhasracūḍika-lokadhātu). Một nghìn tiểu thiên họp thành một trung thiên thế giới (sāhasra-madhyama-lokadhātu). Một nghìn trung thiên họp thành một đại thiên (sāhasra-mahāsāhasralokadhātu). Ba nghìn đại thiên như vậy được gọi là một cõi Phật (Buddha-kṣetra: Phật sát 佛 剎 hay Phật độ 佛 土). Cf. Câu-xá 11, tr. 61a10.
[372] Căn cứ bản Hán dịch đoạn này, các sớ giải cổ phân tích có sáu tiền đề, theo từng cặp: thể và dụng, nhân và quả tu chứng, thế gian và xuất thế gian; tất cả đều phát xuất từ nhiếp thọ chánh pháp. Bản B có chi tiết hơi khác: «Nhiếp thọ chánh pháp xuất sinh vô lượng giới tạng của Đại thừa và năng lực thần thông của các Bồ Tát; các chủng loại pháp môn khác nhau; đầy đủ sự an lạc của hết thảy thế gian và xuất thế gian; những gì mà chư thiên và nhân loại chưa từng có.»
[373] Hán: trọng nhiệm 重 任; bản B: trọng đởm 重 擔 (Skt. bhāram āropayate).
[374] Bản B: «Còn hơn cả cõi đất kia».
[375] Hán: vô văn, phi pháp 無 聞 非 法 (Skt. aśruta, adharmika).
[376] Thanh văn thừa 聲 聞 乘 (Skt. Śrāvaka-yāna).
[377] Duyên giác thừa 緣 覺 乘; bản B: Độc giác thừa 獨 覺 乘 (Skt. Pratyekabuddha-yāna).
[378] Bất thỉnh (chi) hữu 不 請 (之) 友 (Skt. anadhīṣṭa-kalyāṇa-mitra).
[379] Pháp mẫu 法 母 (Skt. dharma-mātṛ).
[380] Bảo tạng 寶 藏 (Skt. ratna-garbha/ ratna-nidhāna), kho tàng châu báu.
[381] Bản B: «Chúng sinh gặp được thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ chánh pháp, thiết lập đại địa, như bắt gặp bốn thứ đại bảo.»
[382] Bản B: «Sản xuất đại bảo, được gọi là nhiếp thọ Chánh pháp chân thật.»
[383] Bảo khốt, tr. 33c, phân tích: Chánh pháp tức là cảnh; nhiếp thọ Chánh pháp tức là trí. Do đó, đoạn kinh đề cập ý nghĩa trí và cảnh bất nhị trong quá trình tu chứng của Bồ Tát. Theo một nghĩa khác, có thể nói, sự nhiếp thọ Chánh pháp là sở hành của Bố tát; Chánh pháp là sở chứng của Bồ Tát.
[384] Hán: tương hộ bỉ ý 將 護 彼 意 ; bản B: tùy thuận bỉ ý 隨 順 彼 意. Skt. teṣaṃ cittam anurakṣati. Bảo khốt, tr. 34c1: «Khéo thuận cơ duyên, gọi là tương hộ bỉ ý. Bồ Tát tuy đã xả bỏ các thứ thuộc nội thân ngoại tài, điều ấy phù hợp chánh lý, nhưng vị tất xứng hợp cơ duyên. Nay để nêu rõ ý nghĩa xứng cơ, nên nói là tương hộ bỉ ý.»
[385] Hán: kiến lập chánh pháp 建立正法; bản B: an trú chánh pháp 安 住 正 法.
[386] Đàn ba-la-mật 檀 波 羅 密; bản B: thí ba-la-mật 施 波 羅 密 (Skt. dāna-pāramitā).
[387] Thủ hộ lục căn 守 護 六 根 (Skt. ṣad-indriya-saṃvara).
[388] (bốn) Oai nghi 威 儀 (Skt. īryā-patha), bốn tư thái: đi, đứng, nằm, ngồi.
[389] Thi (-la) ba-la-mật 尸 (羅) 波 羅 密; bản B: giới ba-la-mật 戒 波 羅 密 (Skt. śīla-pāramitā).
[390] Sằn (sản)-đề ba-la-mật 羼 提 波 羅 密; bản B: nhẫn ba-la-mật 忍 波 羅 密 (Skt. kṣānti-pāramitā).
[391] Đại dục tâm 大 欲 心; bản B: đại lạc dục 大 樂 欲. Bảo khốt, tr. 35b1: «Có ý hướng tu tập các thiện pháp, gọi là đại dục tâm. Lại nữa, có ý hướng cứu độ các chúng sinh, gọi là đại dục tâm.»
[392] Tỳ-lê ba-la-mật 毗 梨 波 羅 密; tinh tấn ba-la-mật 精 進 波 羅 密 (Skt. vīrya-pāramitā).
[393] Thiền ba-la-mật 禪 波 羅 密; bản B: tĩnh lự ba-la-mật 靜 慮 波 羅 密 (Skt. dhyāna-pāramitā).
[394] Dĩ vô uý tâm 以 無 畏 心, với tâm không khiếp sợ; bản B: dĩ vô quyện tâm 以 無 倦 心, với tâm không mệt mỏi.
[395] Nhất thiết (chư) luận 一 切 諸 論 (Skt. sarvaśāstra), hết thảy mọi điển tịch, học thuyết.
[396] Nhất thiết công xảo cứu cánh minh xứ 一 切 工 巧 究 竟 明 處 (Skt. sarva-śilpa-karma-vidyā-sathāna/ śilpakarmasthāna-vidyā): tất các các môn khoa học về kỹ thuật (nghệ thuật) và công nghiệp. Bản B: nhất thiết minh xứ 一 切 明 處 (Skt. sarva-vidyāsthāna), hết thảy các bộ môn học thuật, khoa học. Có năm bộ môn chính: ngũ minh xứ 五 明 處 (Skt. pañca vidyā-sthānāni), 1. Thanh minh 聲 明 (śabda-vidyā), ngôn ngữ học; 2. Nhân minh 因 明 (hetu-vidyā), luận lý học; 3. Nội minh 內 明 (adhyātma-vidyā), triết học; 4. Y phương minh 醫 方 明 (cikitsā-vidyā), y dược học; 5.Công xảo minh 工 巧 明 (śilpakarmasthāna-vidyā), nghệ thuật và công nghệ.
[397] Chủng chủng công xảo chư sự 種 種 工 巧 事 (nānāśilpakarmāni), chỉ chung tất cả các nghề thủ công. Không kể chi tiết Ngũ minh xứ mà chỉ nêu môn cuối này coi như kể chung.
[398] Bát-nhã ba-la-mật 般 若 波 羅 密; bản B: trí tuệ ba-la-mật 智 慧 波 羅 密 (Skt. prajñāpāramitā).
[399] Đại nghĩa 大 義 (Skt. mahārtha): ý nghĩa trọng đại, mục đích cao cả. Bảo khốt, 36a11: «Ở trên, thuyết minh sự vĩ đại của lý và hành; ở đây nói thêm về sự vĩ đại của quả.»
[400] Bản B: «Phật nói: Thế nào là đại nghĩa?»
[401] Nhiếp thọ Chánh pháp giả vô dị nhiếp thọ Chánh pháp 攝 受 正 法 者 無 異 攝 受 正 法 . Bảo khốt, 36a: cặp quan hệ nhân cách và giáo pháp của nhiếp thọ Chánh pháp. Nhân và pháp không dị biệt. Phân tích này coi vô dị như là trợ ngữ phủ định, do đó, một từ nhiếp thọ chánh pháp ở hai vị trí khác nhau có nội hàm khác nhau. Nhóm từ trước chỉ Chánh pháp được nhiếp thọ; nhóm từ sau chỉ nhân cách thực hiện sự nhiếp thọ Chánh pháp. Nếu suy đoán nguyên hình cấu trúc tiếng Phạn, coi vô dị không phải là trợ ngữ phủ định, mà là tiền tố bất định: «anya: thuộc về cái khác, khác biệt với…» nhiếp thọ chánh pháp (dharma-parigraha, hay sad-dharma-saṃgraha) và vô dị nhiếp thọ chánh pháp (an-anya-dharmagraha hay anayātha-dharmagraha) là hai từ khác nhau do đó nội hàm khác nhau.
[402] Bảo khốt, tr. 36b25: «…xả bỏ đầu, mắt, tay chân mà bố thí cho người gọi là xả thân. Vì người mà chiụ chết gọi là xả mạng.»
[403] Sinh tử hậu tế đẳng 生 死 後 際 等; bản B: chứng sinh tử hậu tế 證 生 死 後 際. Bảo khốt, 36c: «Phương bắc có hai giải thích: 1. Sinh tử là tiền tế; niết bàn là hậu tế. Về lý, sinh tử và niết bàn vốn (bình) đẳng. Đạt đến (bình) đẳng ấy mới gọi là xả. Đẳng chỉ quán chiếu tính không, bình đẳng; 2. Căn cứ ngay nơi sinh tử mà nói tiền hậu tế, chứ không phải căn cứ sai biệt sinh tử và niết bàn. Phàm phu chưa giải thoát thuộc tiền tế của sinh tử. Kim cang tam-muội trở lên, là sinh tử hậu tế. Nói là đẳng, chỉ cho chủng trí của Phật quả. Giải thích của phương bắc: hoặc triệt để kim cang đạo, hoặc Niết-bàn, được nói là sinh tử hậu tế, vì sinh tử chấm dứt từ đây. Cát Tạng bỏ cả hai xu hướng bắc và nam. Sinh tử chia làm ba tế: quá khứ là tiền tế, hiện tại là trung tế, vị lai là hậu tế. Cho đến suốt vị lai vô tận, gọi là hậu tế đẳng.»
[404] Bản B: già và bịnh.
[405] Bản B: cứu cánh tịch tĩnh, bất khả tư nghị.
[406] Bản B: thành tựu bất khả tư nghị chư thiện công đức 成 就 不 可 思 議 諸 善 功 德.
[407] Bản B: an trụ nhất thiết Phật pháp thần biến 安 住 一 切 佛 法 神 變.
[408] Bất cọng nhất thiết chúng sinh 不 共 一 切 眾 生; bản B: siêu quá hữu tình 超 過 有 情.
[409] Siểm khúc 諂 曲 (Skt. vaṅkā: dua vạy), khi cuống 欺 誑 (śāṭhya: lường gạt), hư ngụy 虛 偽 (māyā: giả dối). Bản B: siểm, khúc và khi cuống; trong đó, siểm và cuống được kể là hai tâm sở riêng biệt: śāṭhya và māyā.
[410] Ái lạc chánh pháp 愛 樂 正 法 (Skt. dharma-rāma-rati).
[411] Nhập pháp bằng 入 法 朋; bản B: nhập thiện bằng 入 善 朋.
[412] Thật nhãn 實 眼 (tattva-cakṣus), thật trí 實 智 (tattva-jñāna), pháp căn bản 法 根 本 (dharma-mūla), thông đạt pháp 通 達 法 (dharma-prativedhanā), chánh pháp y 正 法 依 (dharma-niśraya). Bản B: «Như Lai lấy đây làm con mắt, làm gốc rễ của pháp, làm pháp dẫn đường, làm pháp được thấu suốt.
[413] Thân phần 身 分; bản B: mạt-ma 末 摩 (Skt. marman), bộ phận trí mạng trên thân thể.
[414] Hán: đại lực sĩ thiểu xúc thân phần; Cát Tạng, Bảo khốt 39a, đề nghị đọc là: lực sĩ thiểu thân phần xúc tha 力士少身分觸他, «một bộ phận nhỏ nơi thân của lực sĩ chạm đến người khác.» Theo đó, thân phần được hiểu là của lực sĩ, và văn dịch là mệnh đề năng động. Trong khi theo bản B, thân phần được dịch âm là mạt-ma (Skt. marma) là điểm nhạy cảm trên thân và câu văn dịch là mệnh đề thụ động.
[415] Bản B: Ma Ba-tuần 魔 波 旬 (Skt. Māra-pāpīyas/Māra-pāpimant), ác ma 惡 魔, Thiên ma, hay Tử thần, thường xui dục loài người làm ác.
[416] Ngưu vương 牛 王 (Skt. ṛṣabha). Dụ cho nhân cách siêu quần.
[417] Tu-di sơn vương 須 彌 山 王 (Skt. Sumeru-parvata-rāja).
[418] Nhiếp thủ tâm 攝 取 心 *(Skt. anugraha/ anugrahaka-cittam); bản B: nhiêu ích tâm 饒 益 心, sự thi ân, ân huệ.
[419] Sơ trụ Đại thừa 初 住 大 乘; bản B: sơ thú Đại thừa 初 趣 大 乘(Skt. Mahāyāna-saṃprasthita).
[420] Khai thị 開 示 (sandarśayati), giáo hóa 教 化 (samādāyati), kiến lập 建 立 (sthāpayati).
[421] A-tăng-kỳ a-tăng-kỳ kiếp; bản B: vô số a-tăng-kỳ kiếp (Skt. asaṃkhyeyāsaṃkhyeya-kalpa), số (kiếp) a-tăng-kỳ của a-tăng-kỳ, vô số kiếp của vô số kiếp.
[422] Công đức nghĩa lợi 功 德 義 利; bản B: sở hữu công đức 所 有 功 德.
[423] «Nhất thừa chương đệ ngũ» 一 乘 章 第 五 (Skt. Ekayāna-pañcama-parivarta). Tên khác: «Thuyết nhập Nhất thừa», bản B đồng (Skt. Ekayāna-praveśa-deśanā). Cần phân biệt: eka-yāna, «một cỗ xe duy nhất» với ekāyana, «một con đường duy nhất».
[424] Hán: ma-ha-diễn 摩 訶 衍, phiên âm của Mahāyāna. Bản B: «Nhiếp thọ chánh pháp được gọi là (tức danh 則 名) Đại thừa.»
[425] A-nậu-đại 阿 耨 大, a-nậu-đạt 阿 耨 達 (Skt. Anavatapta); Hán dịch: Vô nhiệt hay Vô nhiệt não 無 熱 惱, tên một hồ lớn, theo truyền thuyết, là phát nguyên của 4 con sông lớn của Ấn-độ. Câu-xá11, Đại 29, tr. 58a19 (Kośa, kārikā 3.57): «Phía bắc Đại Tuyết sơn (Himavat/Himalaya) có núi Hương túy (Gandhamādana). Phía bắc núi Tuyết và phía nam núi Hương có hồ nước lớn tên là Vô nhiệt não (Anavatapta), từ đó xuất phát 4 con sông lớn: Căng-già (Gaṅgā/Hằng hà), Tín độ (Shindhu), Tỷ-đa (Sītā) và Phược xô (Vakṣu).»
[426] Bát đại hà 八 大 河, Bảo khốt, 43b8, 4 sông cái (xem cht. 403 trên) cọng với 4 phụ lưu của sông Hằng (Gaṅgā), A-thị-la-phạt-để (Aciravatī), Mạc hê (Mahā).
[427] Bản B: «Hết thảy hạt giống, cây cỏ, rừng cây…»
[428] Bản B: «Trụ nhiếp thọ Thanh văn, Độc giác, tất cả thiện pháp thế gian và xuất thế gian…»
[429] Lục xứ 六 處 (Skt. ṣaḍ āyatanāni). Bảo khốt, 43c: «Sáu pháp này là điểm phát khởi hành động, cho nên gọi là xứ.»
[430] Chánh pháp trú 正 法 住 (Skt. Dharma-sthiti), sự tồn tại của Chánh pháp. Ở đây được hiểu là sự tồn tại lâu dài của Chánh pháp (Skt. Saddharma-cira-sthiti: Chánh pháp cửu trụ 正 法 久 住). Huyền ký về sự tồn tại của Phật pháp, có thể xem: Pháp trụ ký của A-la-hán Nan-đề-mật-đa-la (Nandimitrāvadāna), Đường Huyền Tráng dịch, Đại 49, tr. 12.
[431] Chánh pháp diệt 正 法 滅 (Skt. saddharma-niṣṭhā-paryanta/ saddharma-vopralopa), nói về sự tiêu diệt hay biến mất của Phật giáo; ghi nhận thời kỳ suy vong của Phật giáo Ấn độ. Quan điểm của Thắng-man, chính vì Đại thừa suy vong mà Phật pháp suy vong.
[432] Ba-la-đề-mộc-xoa 波 羅 提 木 叉 (Skt. prātimokṣa); bản B: biệt giải thoát 別 解 脫. Ngũ phần 18 (Đại 22, tr. 122a 15): «Nói là ba-la-đề-mộc-xoa, vì bằng giới này mà phòng hộ các căn, làm tăng trưởng thiện pháp. Trong các thiện pháp, nó là cánh của đầu tiên (sơ môn, Pali: pāmukha), cho nên được gọi là ba-la-đề-mộc xoa.» Định nghĩa này gần với Pāli, Mahāvagga, i.103: pātimokkhan ti ādim etaṃ mukham etaṃ pamukham etaṃ kusalānan dhammānaṃ…, «Ba-la-đề-mộc-xoa, là cái đầu tiên, là cánh cửa, là tinh yếu của tất cả thiện pháp.» Căn bản luật nhiếp 1 (Đại 24, tr. 525a): «Do y Biệt giải thoát kinh như thuyết tu hành, đối với các phiền não hoặc thấp nhất trong 9 cấp phiền não mà lần lượt đoạn trừ, vĩnh viễn không thối lui; và đối với các phiền não mà được giải thoát; cho nên nói là biệt giải thoát. Lại nữa, các phiền não được đoạn trừ trong các giai đoạn kiến đạo và tu đạo được xả ly từng cái một. Do đó gọi là Biệt giải thoát.»
[433] Tỳ-ni 毗 尼 (Skt. vinaya, Pāli: đồng), cũng phiên âm: tỳ-ni-da 毗 尼 耶, hoặc tỳ-nại-da 毗 奈 耶; dịch nghĩa: điều phục 調 伏, diệt 滅, ly hành 離 行, hóa độ 化 度 . thiện trị 善 治, chí chân 志 真. Chỉ những cấm giới và những quy tắc sinh hoạt Tăng già mà Phật quy định cho các tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni.
[434] Đại thừa học 大 乘 學 (Skt. Mahāyāna-śikṣa), sở học Đại thừa, tức học giới hay giới pháp của Đại thừa.
[435] Đại thừa oai nghi giới 大 乘 威 儀 戒; bản B: Đại thừa giới uẩn 大 乘 戒 蘊 (Skt. Mahayāna-śīlaskandha).
[436] Xuất gia 出 家 (pravrajyā); bản B: chánh xuất gia 正 出 家 (Skt. sam-). Duy-ma-cật (Đại 14, tr. 564a 5): «Phàm xuất gia là vì pháp vô vi. Trong pháp vô vi, không có lợi, không có công đức… Phát tâm vô thượng Bồ-đề chính là xuất gia.»
[437] Cụ túc giới 具 足 戒 (Skt upasampadā), cũng gọi là cụ giới hay cận viên 近 圓. Nam hải ký quy 1 (Pháp Hiển truyện): «Viên, chỉ Niết bàn. Thọ đại giới rồi thì gần Niết-bàn cho nên gọi là cận viên.» Cụ túc giới, chỉ cho giới của tỳ-kheo, vì, theo Câu-xá 15 (Đại 29, tr, 78a), thọ trì đủ cả 7 chi: 3 chi nghiệp đạo thuộc thân và 4 chi thuộc ngữ.
[438] A-la-hán (Skt. arhat), Pāli: arahant. Hán dịch phổ thông: chí chân, ứng cúng. Bậc Thánh cao nhất trong hàng Thanh văn.
[439] Bản B: «A-la-hán không vì Như Lai (không vì mục đích thành Phật) mà xuất gia, thọ cụ túc. A-la-hán vì có ấn tượng sợ hãi (bố úy tưởng 怖 畏 想; Skt. bhaya-saṃjñā) mà quy y Như Lai.»
[440] Hán: ư nhất thiết vô hành bố úy tưởng trụ 於 一 切 無 行 怖 畏 想 住. Bảo khốt, 45b: 10 «La-hán có trí tuệ của tam giới nội trị đạo三 界 內 治 道 (Skt. trilokādhyātma-prahāṇa-mārga: đối trị đạo, đoạn đạo, hay tu đạo, giai đoạn tu tập để diệt trừ các phiền não dẫn đến luân hồi trong tam giới ) được gọi là hành. Đoạn trừ hết phiền não của ba giới, không có phần đoạn sinh tử 分 段 生 死 trong ba giới, đối với nội tại của ba giới, không có sự sợ hãi. Nhưng chưa có trí tuệ của tam giới ngoại trị đạo 三 界 外 治 道, được gọi là vô hành. Do đó còn có sự khổ của biến dịch sanh tử 變 易 生 死. A-la-hán tự biết còn có biến dịch sinh tử ở ngoài tam giới mà mình chưa đoạn trừ hết; sợ sự khổ của sinh tử ấy, lấy vô hành của mình làm đối tượng mà sinh tâm sợ hãi; đó gọi là bố úy tưởng 怖 畏 想. Do trụ trong sự sợ hãi nên gọi là trụ.» Bản B: ư nhất thiết hành trụ bố úy tưởng 於 一 切 行 住 怖 畏 想. Trong hai bản, hành và vô hành theo giải thích của Bảo khốt có thể suy ra nguyên tiếng Phạn là abhisaṃskāra và anābhisaṃskāra, có tác hành và không có tác hành, hay cần nỗ lực và không cần nỗ lực. Hành trong bản B, theo ngữ cảnh có thể suy tiếng Phạn gốc là saṃskāra trong anityā bata saṃskārāh, «than ôi, các hành là vô thường» chỉ cho nhừng gì tác thành hay được tác thành, tức các hữu vi, theo quy luật tương quan để tồn tại đều là vô thường.
[441] A-la-hán vô cứu cánh lạc 阿 羅 漢 無 究 竟 樂; bản B: A-la-hán bất chứng xuất ly, cứu cánh an lạc 阿 羅 漢 不証 出 離 究 竟 安 樂. Trong bản B, xuất ly (Skt. naiṣkramya), chỉ sự thoát ly thế tục, thoát ly sinh tử; một từ đồng nghĩa với đạo đế (mārga-satya); cứu cánh an lạc (Skt. niṣṭhā-kṣema), chỉ Niết bàn. Theo ý nghĩa này, giải thoát và Niết-bàn của A-la-hán chưa phái là rốt ráo.
[442] Y bất cầu y 依 不 求 依. Bảo khốt, 45c13: «Như Lai là đấng không cần nương tựa. A-la-hán nương tựa đấng không cần nương tựa ấy.»
[443] Bản B: «Do muốn tìm sự an ổn.»
[444] Dư sinh pháp (Skt. śeṣa-jāti-dharma), chỉ biến dịch sinh tử. Xem cht. 8 trên.
[445] Bất thuần不 純 (Skt. akevala /akevalin). Bản B: vị lập 未 立 (Skt. anuṣita, Pāli: avusita), chưa được xác lập.
[446] Sự 事; bản B: sở tác 所 作 (Skt. karaṇīya), phận sự, nghĩa vụ, công việc cần phải làm.
[447] Chỉ chưa vượt qua khỏi biến dịch sinh tử.
[448] Niết-bàn giới 涅 槃 界 (Skt. nirvāṇa-dhātu).
[449] Như Lai, Ứng, Chánh đẳng giác 如 來 應 正 等 覺 (Skt. tathāgato'rhan samyaksaṃbuddhaḥ).
[450] Bản B: thành tựu vô lượng bất khả tư nghị công đức.
[451] Ưng sở đoạn quá 應 所 斷 過 (Skt. prahātavya-doṣa).
[452] Hán: quán sát giải thoát tứ trí cứu cánh 觀 察 解 脫 四 智 究 竟. Bảo khốt, 48a17, giải thích: «Vô học chánh trí (Skt. aśaikṣā samyak-prajñā, trí tuệ vô học của A-la-hán), đó là sự giải thoát thuộc hữu vi. Giải thoát tức là chánh thể của bốn trí. Nhị thừa từ quán sát sự hữu mà quán sát giải thoát ấy, phát sinh ấn tượng về sự cứu cánh của bốn trí.» Bốn trí ở đây chỉ nhận thức về bốn Thánh đế. Theo giải thích của Hữu bộ Tỳ-bà-sa (Vaibhāṣika), khi vị A-la-hán tuyên bố: «Sự sinh của ta đã hết» đó là do nhận thức về tập đế (Skt. samudaya-jñāna: tập trí); «Phạm hạnh đã vững» là do nhận thức về đạo đế (mārga-jñāna: đạo trí); «điều cần làm đã làm xong» là do nhận thức về diệt đế (nirodha-jñāna: diệt trí); «không còn tái sinh đời sau» do nhận thức về khổ đế (duhkha-jñāna: khổ trí).
[453] Tô tức xứ 蘇 息 處 (Skt. āśvāsanīya-dharma, Pāli: assānīya dhamma), nghĩa đen: chỉ sự lấy lại hở thở bình thường, khôi phục nguyên khí; nghĩa rộng: chỉ sự an ổn. Trong đoạn kinh này, tô tức xứ chỉ trạng thái của vị A-la-hán mà thân thì như tro tàn còn nhận thức thì lạnh lùng trước thực tại.
[454] Liễu nghĩa了 義 (Skt. nītārtha), ý nghĩa được hướng dẫn rõ ràng, nghĩa lý rốt ráo. Trái lại là bất liễu nghĩa 不 了 義 (Skt. neyārtha, ý nghĩa chỉ do suy luận, hay cần suy diễn thêm).
[455] Phần đoạn tử 分 段死 (Skt. vibhāga-cyuti). Biến dịch tử hay bất tư nghị biến dịch tử 變 易 生 死 (Skt. [acintya]-pariṇāma-cyuti).
[456] Hư ngụy chúng sinh 虛 偽 眾 生; bản B: tương tục hữu tình 相 續 有 情 (Skt. saṃtāna-sattva).
[457] Ý sinh thân 意 生 身, cũng nói là ý thành thân 意 成 身 (Skt. manomaya-kayā), thân thể được tác thành bởi ý. Quan điểm Hữu bộ Tỳ-bà-sa (Vaibhāṣika): thân trung hữu hay trung ấm (antarābhava), loài người nguyên thủy (agrakalpa), thân biến hóa thuộc Sắc và Vô sắc giới, thảy đều là thân do ý tác thành, tức không do nghiệp, hay dị thục hay do dâm dục mà có. Đây chỉ thân còn chịu bất tư nghị biến dịch sinh tử của A-la-hán, Bích-chi-Phật và Bồ Tát địa thứ tám trở lên.
[458] Đại lực 大 力, Bảo khốt, 49a28: «Không bị nghiệp trói buộc, thọ sinh tự tại.» Thọ sinh tự tại hay sinh tự tại (Skt. upapatti-vaśita): Bồ Tát tái sinh vào bất cứ đâu, bất cứ lúc nào tùy ý, không bị nghiệp chi phối. Ở đây, đại lực Bồ Tát chỉ Bồ Tát địa thứ tám trở lên.
[459] Ngã sinh dĩ tận 我 生 已 盡 (Skt. kṣīṇā me jātih): sự sinh của ta đã hết.
[460] Hữu dư quả chứng 有 餘 果 証 (Skt. sopādhi-śeṣa-phala).
[461] Phạm hạnh dĩ lập 梵 行 已 立 (Skt. uṣitaṃ brahmacaryam), phạm hạnh đã được xác lập.
[462] Thất chủng học nhân 七 種 學 人 (sapta śaikṣa-pudgalāḥ); bảy bậc Thánh giả hữu học: Dự lưu hướng (Śrotaāpatti-pratipannaka), Dự lưu quả (Śrotaāpatti-phala), Nhất lai hướng (Sakṛdāgāmi-pratipannaka), Nhất lai quả (Sakṛdāgāmi-phala), Bất hoàn hướng (Anāgāmi-pratipannaka), Bất hoàn quả (Anāgāmi-phala), A-la-hán hướng (Arhatpratipannaka).
[463] Hư ngụy phiền não 虛 偽 煩 惱 (śaṭha-kleśa /asanta-kleśa). Bản B: tương tục phiền não 相 續 煩 惱 (santāna-kleśa). Có lẽ do phát âm tương tợ của hai từ Phạn: śaṭha: giả dối, hoặc asanta: bất thực, hư vọng; và santāna: liên tục.
[464] Sở tác dĩ biện 所 作 已 辨 (Skt. kṛtaṃ karaṇīyam).
[465] Bất thọ hậu hữu 不 受 後 有 (Skt. nāparam asmād bhavam), từ đây (sau đời này) không còn tồn tại nào khác (param bhavam).
[466] Bản B: «Do không đoạn tận các phiền não hữu dư nên không liễu tri (prajānāti) tất cả sự thọ sinh (bhava).»
[467] Bốn trụ địa phiền não này cùng với vô minh trụ địa kể sau, trong các giải thích Trung hoa, gọi chung là ngũ trụ địa hoặc 五 住 地 惑 hay ngũ trụ địa phiền não 五 住 地 煩 惱. Thuyết ngũ trụ địa hoặc không được tìm thấy trong các kinh kuận khác, nên khó suy luận tiếng Phạn gốc. Bảo khốt, 50b: «Có khả năng sinh trưởng, gọi là địa. Khiến cho cái đựơc sinh đứng vững, gọi là địa» (Skt. (ā)vāsanabhūmi).
[468] Kiến nhất xứ trụ địa 見 一 處 住 地. Chỉ tất cả các phiền não thuộc loại được đoạn trừ ở giai đọạn kiến đạo (darśanamārga), tức giai đoạn mà Thanh văn thấy rõ bốn Thánh đế, Bồ Tát thấy một phần Chân như. A-tì-đàm (Abhidharmika) và Duy thức (Vijñānavāda) gọi các phiền não này là kiến sở đoạn (darśana-prahātavya-kleśa). Bảo khốt, tr. 50b9: «Bảy nhẫn và tám trí suy tìm đế lý, gọi là kiến, duyên vào một lý mà đoạn trừ phiền não một cách tổng thể, do đó gọi là kiến nhất xứ.»
[469] Dục ái trụ địa 欲 愛住 地 (Skt. kāma-tṛṣṇa-vāsanabhūmi), tham ái thuộc Dục giới (Kāmāvacāra); chỉ tất cả phiền não dẫn đến thọ sinh vào Dục giới.
[470] Sắc ái trụ địa 色 愛 住 地 (Skt. rūpa-tṛṣṇa-vāsanabhūmi), tham ái thuộc Sắc giới (Rūpāvacāra); chỉ tất cả phiền não dẫn đến tái sinh Sắc giới.
[471] Hữu ái trụ địa 有 愛 住 地 (Skt. bhava-tṛṣṇa-vāsanabhūmi), tham ái hay khát khao tồn tại, Bảo khốt, 50b: «Chỉ tất cả phiên não thuộc Vô sắc giới (Arūpāvacāra), trừ vô minh (avidyā) và kiến (dṛṣṭi).»
[472] Khởi phiền não 起 煩 惱. Bản B: biến khởi phiền não 遍 起 煩 惱 (Skt. paryuṭṭhāna (-kleśa), đồng nghĩa với triền 纏 (paryavathāna), chỉ phiền não trói buộc làm cản trở sự phát triển của thiện.
[473] Hán: sát-na tâm sát-na tương ưng 剎 那 心 剎 那 相 應; bản B: sát-na sát-na dữ tâm tương ưng剎 那 剎 那 與 心 相 應, tương với tâm trong từng sát-na sát-na. Bảo khốt, 51c21: «Tâm vương trong từng một niệm duyên vào đối tượng, khi ấy, các pháp phiền não tùy tâm mà xuất hiện, đồng thời, không tách rời nhau; do đó gọi là sát-na tương ưng.»
[474] Vô minh trụ địa 無 明 住 地(avidyā-vāsāna-bhūmi) đồng nghĩa với căn bản vô minh (mūlāvidyā), hoặc nói là căn bản bất giác, tức là điều mà luận Khởi tín nói: «Do không thông suốt pháp giới nhất thể tuyệt đối (ekadharmadhātu), nên không tương ưng với tâm mà hốt nhiên khởi vọng niệm, do đó gọi là vô minh.» Tức là, không phải là một chi trong 12 chi duyên khởi; nhưng là một niệm bất giác khởi lên khuấy động chân tâm. Bảo khốt, 52a5: «Vô minh trụ địa ở đây chỉ cho tâm vọng tưởng. Bản thể của nó là vô minh.» Cf. Laṅkā, tr. 90: …ālayavijñānasaṃśabdito' vidyā-vāsana bhūmajaiḥ saptabhir vijñānaiḥ… pravartate, «cái được gọi là thức a-lại-da chuyển động cùng với bảy thức (là những cái) được sản sinh từ vô minh trụ địa».
[475] Nguyên văn Hán: tâm bất tương ương ưng vô thủy vô minh trụ địa 心 不 相 應 無 始 無 明 住 地; đối chiếu bản dịch B: vô minh trụ địa vô thủy thời lai tâm bất tương ưng 無 明 住 地 無 始 時 來 心 不 相 應. Nghĩa theo bản dịch B rất rõ: «Vô minh trụ địa từ thời vô thủy đến nay không tương ưng với tâm.» Trong đó, vô thủy được hiểu là trạng từ chỉ thời gian. Phần lớn các chú giải Trung hoa theo bản Hán của Cầu-na bạt-đà-la coi nó là tĩnh từ phẩm định cho vô minh. Bảo khốt, 52b3: «Về vô thủy, có hai giải thích. Một, nói rằng vô minh không có khởi thủy, do đó chúng sinh thì không có (mối) đầu, mà bát-nhã thì không (dò được) đáy. Hai, vô minh ớ ngay tại buổi tối sơ. Thật sự là có khởi thủy, nhưng không có một pháp nào có trước nó, do đó nói là vô thủy.» Về tâm bất tương ưng (Skt. citta-viprayukta), Bảo khốt, 52a5: «Không phải là pháp tồn tại biệt lập ngoài tâm để tương ưng với tâm, nên nói là không tương ưng với tâm.»
[476] Y chủng 依 種 (Skt. āśraya-bhūta); bản B: sở y 所 依.
[477] Hán: thượng phiền não (Skt. upakleśa). Bản B: biến khởi phiền não (paryutthāna).
[478] Hán: hữu ái số 有 愛 數 (Skt. bhava-tṛṣṇa-saṃkhyā). Bảo khốt, 52b19: «Hữu ái là thứ tư trong bốn trụ địa. Ba trụ địa trước đều là phẩm số của hữu ái. Nêu cái sau bao quát những cái trước, gọi là bốn trụ địa thuộc hữu ái.»
[479] Ma Ba-tuần, hay Thiên Ma Ba-tuần 天 魔 波 旬; bản B: Ma vương 魔 王 (Skt. Māra Pāpimant), Tử thần, kẻ xúi dục điều ác. Thường gọi là Ác ma, hay Ma vương. Truyền thuyết nói Māra là thiên thần trên cõi trời Tha hóa tự tại (Skt. Paranirmita-vaśa-vartin), cao nhất Dục giới (Kāmāvacara), là chúa tể của thế giới hưởng thụ ngũ dục. Nếu một chúng sinh từ chối hưởng thụ ngũ dục, Thiên ma này sẽ tìm cách hoặc dụ dỗ hoặc quấy phá, để cho không thể thoát khỏi sự khống chế của sự chết.
[480] Tự Tại thiên; bản B: Tha Hóa Tự Tại thiên 他 化 自 在 天 (Skt. Paranirmita-vaśa-vartin), chư thiên tầng trời thứ sáu, cao nhất Dục giới; hưởng thụ dục lạc bằng cách chiếm đoạt những gì được sáng tạo bởi người khác. Đối với chúng sinh thuộc Dục giới, chư thiên này có ba cái nhất: tuổi thọ, dung mạo và dục lạc.
[481] Thủ duyên hữu lậu nghiệp nhân 取 緣 有 漏 業 因. Thủ (Skt. upādāna), một trong 12 chi duyên khởi, đồng nghĩa với dục tham (kāmarāga), khát khao hưởng thụ ngũ dục, không hề biết đến những nguy hiểm. Thủ là điều kiện của hữu (bhava) tức yếu tố tái sinh đời sau. Đại tỳ-bà-sa: Thủ có 3 tính cách: chấp trì, thâu thái, và lựa chọn. - Về hữu lậu nghiệp nhân (Skt. sāsravakarmahetu), Bảo khốt, 53c: «Duyên là điều kiện hỗ trợ. Nghiệp là chánh chủ dẫn đến phát sinh cảm thọ khổ và lạc, do đó nói là hữu lậu nghiệp.» «Phiền não là lậu (āsrava). Nghiệp thiện và ác từ lậu mà sinh, cùng theo nhau với lậu, gọi là nghiệp hữu lậu».
[482] Tam hữu 三 有 (Skt. tribhava), ba trạng thái tồn tại: Dục hữu (Kāmabhava), tồn tại do dục vọng, thế giới của dục vọng; Sắc hữu (Rūpabhava), tồn tại với đối tượng là sắc, thế giới của tứ thiền; Vô sắc hữu (Arūpabhava), tồn tại với đối tượng là vô sắc, thế giới của bốn vô sắc định.
[483] Vô lậu nghiệp nhân 無 漏 業 因 (Skt. anāsrava-karmahetu). Bảo khốt, 53c28: «Vô lậu này cũng là hữu lậu mà thôi, nhưng đối với hữu lậu thuộc trong tam giới (tridhātuka) nên gọi cái ngòai tam giới là vô lậu.» Sđđ., tr 54a5: «Cảm kết quả của nghiệp sinh tử thuộc hữu vi thì gọi là hữu lậu. Đối loại hữu lậu này, cái chiêu cảm sinh tử ở ngoài tam giới thì gọi là vô vi. Nhưng thực thể của nó là hữu lậu.»
[484] Bản B: «Kia tuy lệ thuộc duyên (hữu duyên 有 緣) nhưng cũng có khả năng làm duyên.»
[485] Bản B: «Ba loại tùy ý sinh thân cùng với nghiệp vô lậu đều lấy vô minh trụ địa làm duyên, đồng với hữu ái.»
[486] Vô minh trụ địa nghiệp 無 明 住 地 業. Bảo khốt, 54c7: «Đây chỉ phiền não tạo ra kết quả mà gọi là nghiệp, chứ không phải hành nghiệp. Nghiệp do bốn trụ địa chỉ tạo ra sinh tử phần đoạn. Nghiệp do vô minh mới có thể tạo ra sinh tử biến dịch.»
[487] Hán: vô minh trụ địa dị ly tứ trụ địa 無 明 住 地 異 離 四 住 地 Bảo khốt, tr. 54c19 : «Sự thọ sinh do vô minh được thoát ly bởi Như Lai. Sự thọ sinh do bốn trụ địa được thoát ly bởi Nhị thừa. Do đó nói dị ly (hiểu là sự thoát ly khác nhau).» Bản B : vô minh trụ địa dị tứ trụ địa (không có ly).
[488] Phật địa 佛 地, chỉ giai đoạn Bồ Tát thành tựu các ba-la-mật và 18 pháp bất cộng, chứ không phải Phật quả. Tức giai đoạn thứ mười trong quá trình tu tập của Bồ Tát, theo danh sách liệt kê của kinh Đại Bát nhã: 1. Càn tuệ địa (Śukla-vidarśana-bhūmi); 2. Tính địa hay chủng tính địa (Gotra-bhūmi). Đây là hai giai đoạn thuộc địa vị phàm phu (pṛthagjana) trước khi chứng Dự lưu của Thanh văn thừa; 3. Bát nhân địa (Aṣṭamaka-bhūmi); 4.Kiến địa (Darśana-bhūmi). Hai giai giai đoạn tương đương Dự lưu đạo (Śrotaāpanna-mārga) và Dự lưu quả (Śrotaāpanna-phala); 5. Bạc địa (Tanu-bhūmi), tương đương Nhất lai (Sakṛdāgāmi), ở đó tham dục (rāga), sân hận (dveṣa) và si mê (moha) đã vơi mỏng (tanutva); 6. Ly dục địa (Vītarāga-bhūmi), tương đương Bất hoàn (Anāgāmi); 7. Dĩ tác địa (Kṛtāvì-bhūmi), tương đương với A-la-hán, đã làm xong những việc cần làm (kṛtakṛtya); 8. Bích-chi-Phật địa (Pratyekabuddha-bhūmi); 9. Bồ Tát địa (Bodhisattva-bhūmi), 10. Phật địa (Buddha-bhūmi).
[489] Bản B: nói gọn hơn: «Duy chỉ Phật mới có thể đoạn trừ.»
[490] Bản B: «Đối với năng lực diệt các lậu thì không được tự tại, cũng không hiện chứng.» Hiện chứng 現 証 hay tác chứng 作 証 (Skt. sākṣāt-karoti), thấy tận mắt, tự thân chứng nghiệm.
[491] Vô lậu bất tận 無 漏 不 盡 (Skt. kṣīṇānāsrava).
[492] Bản B: ngôn lậu tận chi tăng ngữ 言 漏 盡 之 增 語: nói (vô minh) là đồng nghĩa (tăng ngữ, Skt. adhivacana) với lậu tận (kṣīnāsrava).
[493] Tối hậu thân 最 後 身 (Skt. antima-deha); bản B: tối hậu hữu 最 後 有 (paścima-bhava), chỉ lần tái sinh cuối cùng của Bồ Tát để thành Phật.
[494] Phú chướng 覆 障 (Skt. āvaraṇīya), bản B: phú tệ 覆 弊.
[495] Bỉ bỉ pháp 彼 彼 法 (Skt. tattaddharma). Bảo khốt, 55b14: «Hằng sa Phật pháp ở trong Như Lai tạng, đó là bỉ bỉ pháp.»
[496] Bản B: ưng đoạn bất đọan, ưng tận bất tận 應 斷 不 斷 應 盡 不 盡: những gì cần đoạn thì không đoạn; cần diệt tận thì không diệt tận.
[497] Hán: hữu dư quá giải thoát 有 餘 過 解 脫. Bản B và Bảo khốt tr. 55b23 đều đọc: hữu dư giải thoát.
[498] Bảo khốt, 55c12: «Vì chỉ nhận thức được cái hữu hạn chứ không nhận thức được cái vô hạn nên nói là hữu dư.»
[499] Đây là cách nói rút gọn của phương thức khai triển bốn Thánh đế. Mỗi Thánh đế được triển khai với ba giai đoạn: thị chuyển, trình bày ý nghĩa, được gọi là giai đoạn kiến đạo (darśanamārga); khuyến chuyển, hướng dẫn tu tập để nhận thức Thánh đế, được gọi là giai đoạn tu tập (bhāvanāmārga); chứng chuyển, xác nhận đã nhận thức đầy đủ và giác ngộ, được gọi là giai đoạn vô học (aśaikṣamārga). Mỗi giai đoạn gồm bốn trạng thái: con mắt (cakṣus), nhận thức (jñāna), minh triết (vidyā) và giác ngộ (buddhi). Tất gọi chung là tam chuyển thập nhị hành tướng pháp luân (tri-parivarta-dvādaśākāra-dharmacakrapravartana). Về Khổ Thánh đế: Đây là khổ (Skt. idaṃ duḥkham); khổ Thánh đế cần được nhận thức toàn diện (duḥkham āryasatyam parijñītavyam), và khổ đã được nhận thức toàn diện (duḥkham parijñātam). Về Tập Thánh đế: đây là sự tập khởi (ayaṃ samudayaḥ); sự tập khởi của khổ cần được đoạn trừ (duḥkha-samudayah prahātavyaḥ); sự tập khởi đã được đoạn trừ (samudayaḥ prahīṇaḥ). Về Diệt Thánh đế: Đây là diệt (ayaṃ nirodhaḥ), khổ diệt cần được thực chứng (duḥkha-nirodhaḥ sakṣāt-kartavyaḥ), diệt đã được thực chứng (nirodhaḥ sakṣāt-kṛtaḥ). Về Đạo đế: Đây là sự thực hành dẫn đến diệt khổ (iyaṃ duḥkha-nirodha-gāminī-pratipad), con đường dẫn đến diệt khổ cần được tu tập (duḥkha-nirodha-gāminī-pratipad bhāvayitavyā), con đường dẫn đến diệt khổ đã được tu tập (duḥkha-nirodha-gāminī-pratipad bhāvitā).
[500] Bản B: thiểu phần diệt độ 少 分 滅 度.
[501] Bản B: chứng đắc Niết-bàn thường tịch, thanh lương.
[502] Bản B: Ở trong các pháp, nếu thấy có cao, có thấp, thì không chứng đắc Niết-bàn.
[503] Hán: nhất vị 一 味 (Skt. eka-rasa), một vị ngọt duy nhất, vị đồng nhất, không sai biệt. Bảo khốt, 57a7, dẫn Nhiếp Đại thừa: «Nhất vị, chỉ cho một vị Chân như duy nhất (hay đồng nhất).»
[504] Bình đẳng vị 平 等 味 (Skt. samatā-rasa).
[505] Giải thoát vị 解 脫 味 (Skt. vimukti-rasa).
[506] Bản B: «Không được đọan trừ, không được diệt tận.»
[507] Hán: thượng phiền não上 煩 惱, do Skt. upa (trên) + kleśa (phiền não). Bản B: tùy phiền não 隨 煩 惱. Đối lại với căn bản phiền não (mūlakleśa) mà gọi là tùy phiền não (upakleśa). Câu-xá 21 (Đại 29, tr. 109b10): Các tùy phiền não khác với căn bản phiền não. Chúng được xếp vào trong hành uẩn (saṃskāra-skandha), thuộc các tâm sở nhiễm ô. Vì tùy theo phiền não mà khởi động, cho nên gọi là tùy phiền não. Câu-xáliệt kê có 19 tâm sở được gọi là tùy phiền não.
[508] Tu đạo đoạn phiền não 修 道 斷 煩 惱 (Skt. bhāvanāmārga-prahātavya-kleśa), hoặc gọi là tu sở đoạn phiền não 修 所 斷 煩 惱 (Skt. bhāvanā-heya-kleśa). Chỉ các phiền não được đoạn trừ ở giai đoạn tu tập. Tức là, trong Thanh văn, sau khi thấy lý Tứ đế, thuộc giai đoạn Kiến đạo (darśanamārga) tức đã thấy chân lý, chứng Dự lưu hướng (Śrotaāpattipratipannaka), sau đó bắt đầu quá trình tu tập, đoạn trừ được một số phẩm phiền não thì chứng được một quả Thánh. Băt đầu từ tu đạo thấp nhất là Dự lưu quả (Śrotaāpattiaphala), cho đến cuối cùng của tu đạo là A-la-hán hướng (Arhat-pratipannaka). A-la-hán quả (Arhatphala) thuộc vô học đạo. Trong Đại thừa, bắt đấu thấy Chân như (bhūtatathatā), Bồ Tát chứng nhập địa vị thứ nhất là Hoan hỷ địa (Pramudita-bhūmika). Sau đó bắt đầu quá trình tu tập, quán sát Chân như, lần lượt từ địa thú hai là Ly cấu địa (Vimala-bhūmika) cho đến địa thứ chín là Thiện tuệ địa (Sādhumati). Từ thứ mười trở lên cho đến Phật quả là giai đoạn vô học (aśsaikṣa-mārga).
[509] Hán: tâm thượng phiền não 心 上 煩 惱. Bản B: chướng tâm tùy phiền não 障 心 隨 煩 惱 (Skt. cittāvaraṇa-upakleśa), chỉ các phiền não nhiễm ô gây trở ngại cho khả năng phái triển thiền định. Bảo khốt, 57b11: «Che lấp tâm bồ đề…Đối với đại bồ đề mà không biết nguyện cầu.» Tâm ở đây nên hiểu là tăng thượng tâm (adhicitta).
[510] Chỉ thượng phiền não 止 上 煩 惱. Bản B: chướng chỉ tùy phiền não 障 止 隨 煩 惱 (Skt. śamathāvaraṇa-upakleśa).
[511] Hán: quán thượng phiền não 觀 上 煩 惱 . Bản B: chướng quán tùy phiền não 障 觀 隨 煩 惱 (Skt. vipaśyanāvaraṇa-upakleśa).
[512] Hán: thiền thượng phiền não 禪 上 煩 惱. Bản B: chướng tĩnh lự phiền não 障 靜 慮 隨 煩 惱 (Skt. dhyānāvaraṇa-upakleśa). Chỉ các phiền não phát triển bốn bậc thiền Sắc giới.
[513] Chánh thọ thượng phiền não 正 受 上 煩 惱 . Bản B: chướng tam-ma-bát-để 障 三 摩 缽 底 (Skt. samāpatty-āvarana). Chánh thọ hay đẳng chí, gọi chung cho bốn Sắc giới thiền và Vô sắc giới định, tất cả có tám bậc đẳng chí.
[514] Phương tiện thượng phiền não 方 便 上 煩 惱. Bản B: gia hành 加 行 (Skt. prayoga). Chỉ thiện căn phát sinh trong khi tu tập hiện quán Thánh đế. Cần phân biệt từ Hán phương tiện ở đây do dịch Skt. prayoga, và từ dịch Skt. upāya. Từ sau này thường gọi là phương tiện quyền xảo.
[515] Như Lai bồ-đề trí 如 來 菩 提 智 . Bản B: Như Lai bồ-đề 如 來 菩 提, Phật kim cang trí 佛 金 剛 智. Về Như Lai Bồ-đề, tham chiếu Câu-xá (Đại 29, tr. 132b4): «Tận trí (kṣayajñāna) và vô sinh trí (anutpādajñāna) được gọi là giác (tức bồ đề/ bodhi). Có ba thứ bồ đề: bồ đề của Thanh văn (Śravakabodhi), bồ đề của Bích-chi-Phật (Pratyekabuddhabodhi) và vô thượng bồ đề (anuttara-samyak-saṃbodhi) tức bồ đề của Phật. Do vĩnh viễn thoát khỏi giấc ngủ của vô minh (avidyā) nên nói là giác (thức tỉnh).» Kim cang trí Skt. vajrajñāna, trí tuệ kiên cố như kim cang, phá hủy hết thảy phiền não, mê vọng, mà bản thân kim cang không hề bị suy tổn.
[516] Bản B: «Khởi phiền này từng sát-na từng sát-na tương ưng với tâm.» Bảo khốt, 57c28: «Tác thành tâm niệm mà khởi động, gọi là sát-na tâm (kṣana-citta; chỉ tâm thức sinh và diệt trong từng khoảnh khắc cực kỳ vi tế). Tự thể của tâm niệm được khởi động ấy khác với tâm, nhưng cùng tương ưng với tâm, thì gọi là sát-na tương ưng.» Giải thích này có chỗ không phù hợp với bản dịch B.
[517] Bảo khốt, tr. 58a2: «Vô thủy, nêu rõ trái ngược với sát-na tâm.Tự tính đã thành từ lâu, không phải do tác niệm khởi động, cho nên nói là vô thủy vô minh trụ địa.»
[518] Hán: kiến lập 建 立 (Skt. sthāpya), đặt đứng vững tức được làm cho tồn tại lâu dài.
[519] Bản B: phiền não và khởi phiền não.
[520] Bản B: đắc chư trí kiến 得 諸 智 見.
[521] Hán: quá ác 過 惡 Skt. doṣa.
[522] Nhất thiết chư pháp tự tại chi địa 一 切 諸 法 自 在 之 地 (Skt. sarva-dharma-vaśavarta-bhūmi), địa vị (mảnh đất) mà ở đó có thể vận dụng tất cả các pháp một cách tự do tự tại.
[523] Chánh sư tử hống 正 師 子 吼 (Skt. samyak-sīṃhanāda).
[524] Nhất hướng ký thuyết 一 向 記 說 (Skt. ekaṃśa-vyākaraṇa). Sự khẳng định hay xác nhận một cách dứt khoát, không mơ hồ. Tiếng rống sư tử thì dứt khoát không do dự.
[525] Bất thọ hậu hữu trí 不 受 後 有, theo quan điểm Tỳ-bà-sa, khi nhận thức được chân lý về sự khổ (duḥkha-satya), vị A-la-hán biết rằng sau đời này sẽ không còn tái sinh đời nào nữa. Nhận thức này được gọi là khổ đế trí (duḥkhasatya-jñāna) và được xếp vào vô sinh trí (anutpāda-jñāna).
[526] Tức có hai loại khổ đế trí (duḥkhasatya-jñāna), một thuộc Nhị thừa, và một của Phật.
[527] Vô thượng điều ngự 無 上 調 禦(Skt. anuttara-damya), sự chế ngự tuyệt đối. Bản B: dĩ điều ngự lực 以 調 禦 力 (damya-balāt).
[528] Tứ ma 四 魔 (Skt. catvāro mārāḥ), bốn thứ Ma hay Thần chết, chỉ tất cả những gì cướp đoạt sinh mạng và tuệ mạng. Đại trí độ 5, Đại 25, tr. 99b12 : «Có bốn thứ Ma: 1. Phiền não ma (kleśa-māra); 2. Ấm ma (Skt. skandha-māra) tức ngũ uẩn ma; 3. Tử ma (Skt mṛtya-māra) tức thần Chết; 4. Tha hóa tự tại Thiên tử ma (Paranirmitta-vaśavartī-devaputra-māra). Các Bồ Tát ấy do chứng đắc Bồ Tát đạo nên đã phá phiền não ma; do chứng đắc Pháp thân, cho nên phá ấm ma; do chứng đắc pháp tánh thân nên phá tử ma; do thường nhất tâm, do tâm không dính mắc vào đâu, do nhập tam-muội bất động nên phá Thiên tử ma.» Bảo khốt, 59a5: «Nhận thức được khổ đế, diệt trừ được ngũ uẩn ma; đoạn tập diệt trừ phiền não ma; chứng diệt trừ tử ma; tu đạo diệt trừ thiên ma.»
[529] Hán: đắc vô ngại pháp tự tại 得 無 礙 法 自 在; bản B: đắc pháp tự tại (Skt. dharma-vaśavartin), có khả năng vận dụng pháp một cách tự tại tùy ý.
[530] Hán: nhĩ diệm địa 爾 焰 地 (Skt. jñeya-bhūmi); bản B: sở tri địa 所 知 地. Bảo khốt, 59a19: «Đối tượng làm phát sinh nhận thức, được gọi là nhĩ-diệm địa.»
[531] Thập lực十力, đây chỉ mười trí lực của Như Lai (daśa Tathāgata-jñāna-balāni): 1. Thị xứ phi xứ trí lực (sthānāsthāna-jñāna-bala), trí lực biết rõ diều gì có thể xảy ra, điều gì không thể xảy ra; 2. Nghiệp dị thục trí lực (karma-vipāka-jñāna-bala), biết rõ hành động như thế sẽ đưa đến kết quả như thế; 3. Tĩnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí trí lực (sarvadhyāna-vimokṣa-samādhi-samāpatti-saṃkleśa-vyavadāna-vyutthāna-jñāna-bala), biết rõ các trạng thái ô nhiễm, chướng ngại và xuất của tất cả các thiền, chánh định, chánh thọ; 4. Căn thượng hạ trí lực (indriya-parāpara-jñāna-bala), biết tư chất cao hay thấp; 5. Chủng chủng thắng giải trí lực (nānādhimukti-jñāna-bala), biết các xu hướng tin tưởng khác nhau; 6. Chủng chủng giới trí lực (nānādhātu-jñāna-bala), biết các giới loại sai biệt; 7. Biến thú hành trí lực (sarvatra-gāminī-pratipaj-jñāna-bala), biết nhân quả nào dẫn đến các định hướng luân hồi của chúng sinh; 8. Túc trụ tùy niệm trí lực (pūrva-nivāsānusmṛti-jñāna-bala), khả năng nhớ những tiền kiếp; 9. Sinh tử trí lực (cyuty-utpatti-jñāna-bala), khả năng nhận biết chúng sinh sinh nơi này chết nơi kia; 10. Lậu tận trí lực (āsravakṣaya-jñāna-bala), biết rõ sự diệt tận các ô nhiễm.
[532] Thứ hai của ‹Bất thọ hậu hữu trí›, đề cập trí tuệ cứu cánh của Phật.
[533] Bảo khốt, 59c3: ở trên, đề cập Tiểu thừa tự cho đã tột cùng bốn trí; đoạn này đề cập Tiểu thừa tự cho đã cứu cánh Niết-bàn.» So sánh bản B: «Quán sát như vậy, cho là không còn tiếp tiếp thọ đời sau, (nhưng) không chứng được sự yên nghỉ bậc nhất, tức Niết-bàn.» – Tô tức xứ 蘇 息 處 (Skt. āśvāniya), trạng thái hơi thở điều hòa, trạng thái phục hồi nguyên khí.
[534] Tham chiếu bản B: «Đối với địa vị chưa chứng, do không ngu si (trong bản in là bất ngộ 不 遇, đây đọc là bất ngu 不 愚) pháp nên có thể tự mình lãnh hội rằng: Ta nay chứng đắc địa vị hữu dư; ta quyết định sẽ chứng đắc Vô thượng Chánh giác».
[535] A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề 阿 耨 多 羅 三 藐 三 菩 提: vô thượng chánh đẳng chánh giác 無 上 正 等 正 覺. (Skt. anuttara-samyak-saṃbodhi).
[536] Niết-bàn giới 涅 槃 界 (Skt. nirvāṇa-dhātu). Tham chiếu Pāli: Niết-bàn giới (nibbāna-dhātu) chỉ cho trạng thái đã điều phục dục tham (rāgavinayo), điều phục sân nhuế (dosavinayo), điều phục ngu si (mohavinayo). Niết bàn giới cũng chỉ trạng thái đã nhập vô dư y, Cf. Pāsādika-sutta (D.iii.tr. 135): …rattiṃ anupādisesāya nibbānadhātuyā parinibbāyati. «…trong đêm mà (Như Lai) nhập vô dư Niết-bàn giới».
[537] Vô biên bất đoạn 無 邊 不 斷 (Skt. ananta/ anantarāya/ anupacchedana). Bản B: «Cứu cánh Nhất thừa là sự dứt lìa tương tục (ly tương tục 離 相 續; Skt. upacchedana)»
[538] Hậu tế 後 際 (Skt. āparānta-koṭi), giới hạn tận cùng của vị lai.
[539] Thuyết Nhất thừa đạo 說 一 乘 道 (Ekāyana-mārga-deśanā), tức quy y Pháp chính là quy y Nhất thừa đạo. Phân biệt Skt. ekayāna-mārga và ekāyana-mārga; từ sau chỉ con đường hẹp, lối đi duy nhất dành cho một cỗ xe.
[540] Nguyên bản: Nhất thừa pháp thân 一 乘 法 身; bản Nguyên và Minh: nhất thừa pháp sự. Bản B: Nhất thừa đạo.
[541] Đắc pháp tân trạch 得 法 津 澤; bản B: đắc pháp tân nhuận 得 法 津 潤.
[542] Chấm câu theo Bảo khốt, 62c. Tham chiếu bản B: «Hai sự quy ấy là do được thấm nhuần bởi pháp. Sự tín nhập quy y Như Lai không phải là do được thấm nhuần bởi pháp mà tín nhập quy y».
[543] Đệ nhất nghĩa 第 一 義, Skt. paramārtha, chân lý tuyệt đối. Bản B: thử nhị quy y dĩ chân thật nghĩa tức danh cứu cánh quy y Như Lai 此 二 歸 依 以 真 實 義 即 名 究 竟 歸 依 如 來. Bảo khốt, 63a: đệ nhất nghĩa ở đây không chỉ cho tánh Không (śūnyatā), mà chỉ cho quả vị cứu cánh.
[544] Tứ vô úy 四 無 畏 (catvāri vaiśāradyāni), bốn điều không sợ hãi, hay không do dự, không mơ hồ, gồm bốn điều của Bồ Tát và bốn điều của Như Lai. Skt. catvāri (tathāgatasya) vaiśāradyāni, bốn vô úy của Như Lai: 1. Chư pháp hiện đẳng giác vô úy 諸 法 現 等 覺 無 畏 (Skt. sarvadharmābhisaṃbodhi-vaiśāradya), cũng nói là nhất thiết trí vô sở úy 一 切 智 無 所 畏, không hề sợ hãi hay do dự khi tự tuyên bố là đã chứng ngộ hết thảy pháp; 2. Nhất thiết lậu tận trí vô úy 一 切 漏 盡 智 無 畏 (Skt. sarvāsrava-kṣaya-jñāna-vaiśāradya), không hề sợ hãi hay do dự khi tuyên bố là biết rõ sự diệt tận hết thảy ô nhiễm; 3. Chướng pháp bất hư quyết định thọ ký vô úy 障 法 不 虛 決 定 授 記 無 畏, cũng nói thuyết chướng đạo vô sở úy 說 障 道 無 所 畏 (Skt. antarāyika-dharmānanyathātva-niścita-vyākaraṇa-vaiśāradya), không hề sợ hãi, không mơ hồ, khi nói một cách dứt khoát những yếu tố gì cản trở sự chứng ngộ; 4.Vị chứng nhất thiết cụ túc xuất đạo như tánh vô úy 為 証 一 切 具 足 出 道 如 性 無 畏, cũng nói là thuyết tận khổ đạo vô sở úy 說 盡 苦 道 無 所 畏 (Skt. sarvasaṃpad-adhigamāya-nairyaṇika-pratipat-tathātva-vaiśāradya), không sợ hãi khi công bố tính chân thật của sự thực hành dẫn đến sự chứng ngộ. Xem Tăng nhất A-hàm, quyển 19, kinh số 240.
[545] Tùy bỉ sở dục 隨 彼 所 欲, tùy theo ý muốn của các hàng Nhị thừa.
[546] Nguyên bản: Tam thừa 三 乘; bản Minh: nhị thừa 二 乘. Bản B: «Trong đệ nhất nghĩa, không có hai thừa.»
[547] Đệ nhất nghĩa thừa 第 一 義 乘; bản B: thắng nghĩa thừa 勝 義 乘 (Skt. paramārtha-yāna).
[548] Vô biên Thánh đế, hay «Thuyết vô biên Thánh đế» 說 無 邊 聖 諦 (Skt. Anantāryasatya-deśanā).
[549] Sơ quán Thánh đế 初 觀 聖 諦, Bảo khốt, 64c9: «Bắt đầu bắng sự quán bốn Thánh đế của Thanh văn, và cuối cùng bằng sự chứng Thánh đế của Phật». Bản B: sơ chứng Thánh đế 初 證 聖 諦.
[550] Một trí, Bảo khốt, 64c20: «Một cách riêng lẻ, bắt đầu dùng một trí nhận thức Thánh đế hữu tác để đoạn trừ bốn trụ địa, chứ không dùng vô tác để đoạn trừ vô minh trụ địa, do đó nói là một trí.» Bảo khốt cũng nêu giải thích khác nói, một trí chỉ một bình đẳng trí, nhưng rồi bác bỏ ngay. Về Thánh đế hữu tác, xem đoạn sau của kinh.
[551] Bản B: «Không phải bằng một trí mà đoạn trừ các trụ địa.» Xem thêm cht. 529 ở dưới.
[552] Dĩ nhất trí tứ đoạn tri công đức tác chứng 以 一 智 四 斷 知 功 德 作 證, Bảo khốt, tr. 64c24 đọc: nhất trí tứ đoạn tri công đức tác chứng, và giải thích: một trí nhận thức Thánh đế hữu tác bao gồm cả bốn trí. Với bốn trí này, kinh nói đoạn tức đoạn tập; tri tức tri khổ; công đức chỉ tu đạo; nói tác chứng chỉ chứng diệt. Bảo khốt cũng dẫn cách đọc và giải thích khác. Đoạn tri tức đoạn biến tri (Skt. prahāṇa-parijñā, xem Câu-xá 21 [Đại 29, tr. 112a 24], về 9 đoạn biến tri), nghĩa là nhận thức toàn diện về sự đoạn trừ bốn vô minh trụ địa. Tham chiếu bản B: diệc phi nhất trí chứng tứ biến tri chư công đức đẳng 亦 非 一 智 證 四 遍 知 諸 功 德 等. Xem thêm cht. 276 ở dưới.
[553] Tham chiếu bản B: diệc phi dĩ pháp năng thiện liễu tri thử tứ pháp nghĩa 亦 非 以 法 能 善 了 知 此 四 法 義, cũng không phải bằng vào pháp (bằng một cách hiện thức) mà thấu triệt nghĩa của bốn pháp này. Đoạn này, trong hai bản Hán dịch, nghĩa hoàn toàn ngược nhau. Tất nhiên là do phân tích ngữ âm hoặc nhầm lẫn hoặc có sự bất đồng giữa hai truyền bản; nhưng hiện tại rất khó khôi phục nguyên văn Sanskrit để xác định văn nghĩa tương đối chính xác. Nay tạm giải thích như sau. Cách đọc theo Bảo khốt thì như đã thấy; ở đó, trí chỉ nhận thức về Thánh đế hữu tác, cho nên, bốn Thánh đế được nhận thức lần lượt bởi từng trí cá biệt. Trong bản B, trái lại, hàm ý nhất vị bình đẳng trí (ekarasa-samatā-jñāna), mà hàng Nhị thừa không thể nhận thức Thánh đế bằng một trí bình đẳng như vậy.
[554] Xuất thế gian thượng thượng trí 出 世 間 上 上 智; bản B: xuất thế trí 出 世 智. Cf. Lankā, tr. 64: có ba loại trí, thế gian (laukika) của các triết gia ngoại đạo, xuất thế gian (lokottara) của Nhị thừa, và xuất thế gian thượng trí (lokottaratamaṃ jñānam) của Bồ Tát.
[555] Tứ trí tiệm chí cập tứ duyên tiệm chí 四 智 漸 至 及 四 緣 漸 至; bản B: tứ trí tiệm chí tiệm duyên 四 智 漸 至 漸 緣, sự tiếp cận và tiếp nhận đối tượng theo thứ tự của bốn trí. Trí tuệ của Nhị thừa khi nhận thức bốn Thánh đế, lần lượt tiếp cận và tiếp nhận từng Thánh đế. -Duyên (ālambana), đối tượng, chỉ bốn Thánh đế là đối tượng của bốn trí. - Tiệm chí (Skt. anupūrvāgāma), tiếp cận theo thứ tự, tiệm tiến.
[556] Kim cang dụ 金 剛 喻 (Skt. vajropama), như kim cang, có khả năng hủy diệt mọi thứ cứng rắn. Chỉ kim cang tâm, hay kim cang dụ định (vajropama-samādhi), Bồ Tát Thập địa, bằng tâm kiên cố của kim cang định, đoạn trừ tất cả vô minh vi tế để thành Chánh giác.
[557] Sơ Thánh đế trí 初 聖 諦 智 (Skt. ādyārya-satya-jñāna). Bảo khốt, 65c: trí tuệ vào lúc khởi đầu quán sát Thánh đế hữu tác. Bản B: chủng chủng Thánh đế chi trí 種 種 聖 諦 之 智 (Skt. nānārya-satya-jñāna), trí tuệ nhận thức về Thánh đế đa dạng.
[558] Bản B: «Thanh văn và Độc giác bằng Thánh đế sai biệt trí (nānārya-satya-jñāna) mà đoạn trừ các trụ địa chứ không có trí xuất thế đệ nhất nghĩa (lokottara-paramārtha-jñāna).»
[559] Vô nhị Thánh đế trí 無 二 聖 諦 智. Bảo khốt tr. 65c17 nêu hai giải thích: 1. Không có (đủ) hai Thánh đế trí (na dva ārya-satya-jñānau), tức không có trí Thánh đế hữu tác và trí Thánh đế vô tác, do đó Nhị thừa không triệt để đoạn trừ cả năm trụ địa. 2. Do bất nhị Thánh đế trí (advayārya-satya-jñānena), tức do nhất thật trí hay trí tuyệt đối bất nhị, mà đoạn trừ triệt để tất cả năm trụ địa. Giải thích thứ hai được chấp nhận.
[560] Bất tư nghị Không trí不 思 議 空 智 (Skt. acintya-śūnyatā-jñāna), bản B: bất tư nghị Không tính chi trí 不 思 議 空 性 之 智, nhận thức về bản tánh chân không siêu việt ngôn ngữ và tư duy.
[561] Phiền não tạng 煩 惱 藏, bản B: phiền não xác 煩 惱 殼 (Skt. kleśāṇḍa- kośa), vỏ cứng phiền não.
[562] Thánh nghĩa 聖 義, bản B: chân Thánh nghĩa 真 聖 義, ý nghĩa thực sự của từ ‹Thánh› (ārya).
[563] Đế 諦 (Skt. satya), chân lý, hiện thực. Tham chiếu, Tăng 17, kinh số 215: «… hiện thực, không hư dối, được Như Lai nói ra, do đó gọi là đế.»
[564] Như Lai tạng 如 來 藏 (Tathāgatagạrbha); Liên hệ tư tưởng Như Lai tạng, Cf. Lanka, tr 907: Tathāgatagarbho, Mahāmate, kuśalākuśala- hetukah ïsarvajanmagatikartà pravartate naṭavadgatisaṃkaṭa ātmātmīyavarjitah. «Như Lai tạng, này Đại Tuệ, là hạt nhân của thiện và bất thiện, là cái tạo ra định hướng của tất cả sinh loại, như kịch sĩ sáng tác hoạt cảnh vốn không phải là ta hay sở hữu của ta». Cf. Laṅka, 909: Anādikālavividhaprapañcadausthulyavāsanāvāsitaḥ ālayavijñāna-saṃśabdito'vidyāvāsana-bhūmijaih saptabhir vijñānaiḥ saha mahodadhitaraṃgavan nityam avyucchinnaśarīraḥ pravartate anityatādoṣarahita ātmavādavinivṛtto' tyantaprakṛtipariśuddhaḥ. «Cái được gọi là thức a-lại-da, vốn được huân tập bởi tập khí xấu của hý luận vọng tưởng phức tạp kể từ thời vô thủy, cùng chuyển biến với bảy thức vốn (là những cái) nảy sinh từ mảnh đất được xông bởi tập khí vô minh (tức vô minh trụ địa). Cũng như sóng của biển cả, tự thể của nó vẫn thường hằng, liên tục không gián đọạn, (Như Lai tạng) tự bản tính vốn cực kỳ thuần tịnh, vượt ngoài các quan điểm về tự ngã, không có khuyết điểm của tính chất vô thường.» Cf. Laṅka, ibid: …ayaṃ Tathāgata-garbhālayavijñānagocaraḥ sarvaśrāvakapratyeka buddhatīrthya-vitarkadarśanānāṃ prakṛtipariśuddho'pi san aśuddha ivāgantu-kleśopakiṣṭatayā teṣām ābhāti na tu Tathāgatānām. «Này Đại Tuệ, cảnh giới của Như Lai tạng này, mà được gọi là a-lại-da thức, tự bản chất vốn thanh tịnh, đối với kiến giải của các nhà tư biện ngoại đạo và Thanh văn, Duyên giác thì nó tồn tại như là bị ô nhiễm bởi khách trần phiền não; nhưng đối với các Như Lai thì không phải vậy.»
[565] Như Lai tạng xứ 如 來 藏 處 (Skt. Tathāgatabargbhāyatana).
[566] Bản B thêm chi tiết: «Duy chỉ có Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, mới có thể nhận thức được.:». Dẫn thêm Lanka 91.3, liên hệ Thắng Man và Như Lai tạng: etadeva Mahāmate mayā Śrīmālāṃ devīm adhikṛtya deśanāpaṭhe anyāṃś ca sùkṣmanipuṇaviśuddhabuddhīn bodhisattvān adhiṣṭhāya Tathā-gatagarbha ālayavijñānasaṃśabditaḥ saptabhir vijñānaiḥ saha pravṛtty abhiniviṣṭānāṃ śrāvakāṇāṃ dharmanairātmyapradarśa-nārthaṃ Śrīmālāṃ devīm adhiṣṭhāya Tathāgataviṣayo deśito na śrāvakapratyekabuddhānyatīrthakaratarkaviṣayo-'nyatra… Tathā-gataviṣaya eva Tathāgatagarbha ālayavijñānaviṣayas tvatsa-dṛśānāṃ ca sūkṣmanipuṇamatibuddhiprabhedakānāṃ bodhi-sattvānāṃ mahā-sattvānām arthapratiśaraṇānāṃ no tu yathāruta-deśanāpaṭhābhiniviṣṭānāṃ sarvānyatīrthyaśrāvakapratyekabuddhānām, «Này Đại Tuệ, Ta đã giảng điều này cho Thắng Man Phu nhân và cũng hỗ trợ các Bồ Tát có trí năng vi diệu tinh tế, rằng Như Lai tạng, vốn được gọi tên là thức a-lại-da cùng chuyển động với bảy thức, mục đích là nêu rõ yếu tính vô ngã của các pháp cho các Thanh văn còn chấp trước. Ta cũng hỗ trợ cho Thắng Man Phu nhân giảng về cảnh giới của Như Lai, vốn không phải là cảnh giới của Thanh văn, Bích-chi-Phật và tư biện ngoại đạo. Nhưng cảnh giới của Như Lai chính là cảnh giới của Như Lai tạng được gọi tên là thức a-lại-da, được giảng cho các Bồ Tát thuộc hạng có trí năng thanh tịnh, tinh tế, vi diệu như ngươi, chứ không phải cho hết thảy các ngoại đạo, Thanh văn, Bích-chi-Phật chấp chặt vào văn tự giải thuyết.»
[567] Pháp thân 法 身 (Skt. dharmakāya).
[568] Phật cảnh giới cập phương tiện thuyết 佛 境 界 及 方 便 說; bản B: Phật bí mật cảnh 佛 秘 密 境.
[569] Tâm đắc quyết định 心 得 決 定 (Skt. citta-niścita); bản B: tâm đắc cứu cánh 心 得 究 竟 (Skt. citta-niṣṭhita).
[570] Tác Thánh đế 作 聖 諦 (abhisaṃskāra-āryasatya), vô tác Thánh đế 無 作 聖 諦 (anabhisaṃskāra-āryasatya), Bảo khốt, 69a19: «Nói tác và vô tác, là theo sự tu hành mà nói. Sau Thánh đế Tiểu thừa, còn cần phải tác hành tu tập sự quán sát Thánh đế Đại thừa, do đó nói là tác Thánh đế. Sau Thánh đế Đại thừa, không còn Thánh đế để cần phải tu tập quán sát nữa, do đó nói là vô tác.
[571] Hữu lượng tứ Thánh đế 有 量 四 聖 諦. Bản B: bất viên mãn Tứ Thánh đế nghĩa 不 圓 滿 四 聖 諦 義, nghĩa bốn Thánh đế không viên mãn.
[572] Bản B: «Vì do bởi sự hỗ trợ của người khác (do tha hộ cố 由 他 護 故) thì không thể biết tất cả khổ, đoạn tất cả tập, chứng tất cả diệt, tu tất cả đạo.» Thanh văn do nghe Phật thuyết mà nhận thức được bốn Thánh đế, do đó nghĩa của bốn Thánh đế ấy không thể được nói là triệt để, toàn diện.
[573] Bản B: «Do đó không nhận thức được hữu vi, vô vi và Niết-bàn.» Bảo khốt, 69c5: «Có bốn cặp tương đối về ý nghĩa sinh tử. 1. Phần đoạn và biến dịch…; 2. Tư nghị và bất tư nghị…; 3. Hữu lượng và vô lượng…; 4. Hữu vi và vô vi. Thuộc về phần đoạn (sinh tử) gọi là hữu vi; thuộc về biến dịch (sinh tử), gọi là vô vi. Nhân của phần đoạn gọi là hữu lậu; nhân của biến dịch gọi là vô lậu. Quả của phần đoạn gọi là hữu vi; quả của biến dịch gọi là vô vi. Đối giới nội (trong phạm vi tam giới) có hữu lậu mà nói ngoại giới là vô lậu; nhưng thực chất là hữu lậu. Đối giới nội là hữu vi thì nói giới ngoại là vô vi; nhưng thực chất là hữu vi… Diệt sinh tử hữu vi thì nói là hữu dư. Diệt sinh tử vô vi, nói là vô dư.»
[574] Bản B: «Nghĩa bốn Thánh đế viên mãn.»
[575] Bản Năng tự hộ cố 能 自 護 故.
[576] Tri nhất thiết thọ khổ 知 一 切 受 苦. Bảo khốt, 70c21: «Theo Tỳ-đàm, năm ấm vô lậu (vô lậu uẩn) thì nói gọn là năm ấm (uẩn). Năm ấm hữu lậu thi nói là năm thọ ấm (thủ uẩn, Skt. upadāna-skandha). Do đó, ở đây gọi là thọ.» Giải thích này không chính xác. Nhưng theo nội dung của đoạn kinh này, hàng Nhị thừa chỉ chứng hữu dư y Niết-bàn (sopadhiśeṣanirvāṇa). Trong A-tỳ-đàm, khi vị A-la-hán đã diệt tận phiền não, chứng đắc Niết-bàn, nhưng thọ mạng chưa dứt, dòng tương tục của sắc thân bốn đại chủng chưa bị cắt đứt, thì gọi đó là Niết-bàn với sở y còn tồn tại (hữu dư, hay hữu ư y Niềt-bàn). Khi A-la-hán xả bỏ thọ hành mà nhập Niết-bàn, bấy giờ gọi là vô dư y (hay vô dư) Niết-bàn (anupadhiśeṣa-nirvāna). Nhưng theo nghĩa của Thắng Man, Nhị thừa không hoàn toàn nhập vô dư y Niết-bàn, vì còn vô dư sinh tử chưa dứt. Cho nên, thọ ở đây phải hiểu là sở y (upadhi) chớ không phải là thủ (upādāna), tức y trên hữu dư y Niết bàn của Nhị thừa mà quán sát bốn vô tác Thánh đế. Bản B: tri nhất thiết khổ, không có từ thọ hay ý niệm tương đương.
[577] Sự cứu cánh 事 究 竟; bản B: tác sự cứu cánh 作 事 究 竟. Bảo khốt, 71a16: Có ba dạng cứu cánh của bốn Thánh đế: 1. Giải cứu cánh, thông hiểu toàn diện; 2. Hành cứu cánh, tu tập viên mãn; 3. Thuyết cứu cánh, có thể quảng diễn một cách tự tại (Skt. kriyā-niṣṭha), đã hoàn tất phận sự.
[578] Bảo khốt, 71a28 nêu các giải thích khác nhau: 1. Nhị thừa quán bốn Thánh đế theo cách tiệm tiến, từ thấp lên cao, nên hạ-trung-thượng chỉ phương pháp tu quán Thánh đế của Nhị thừa; 2. Hạ-trung-thượng, phân lớp căn tính sắc bén hay chậm lụt của Nhị thừa; 3. Bảy bậc hữu học (Tu-đà-hoàn hướng và quả, Tư-đà-hàm hướng và quả, A-na-hàm hướng và quả, A-la-hán hướng) thuộc bậc hạ; A-la-hán, bậc trung; Bích-chi Phật, bậc thượng; 4. Hạ chỉ Thanh văn, trung chỉ Bích-chi Phật, thượng chỉ Phật. Bản B: «Không phải các pháp hơn, kém (thắng liệt), hạ, trung, thượng mà có thể chứng Niết-bàn.»
[579] Trong nguyên bản, chép là trừ 除; bản C cũng chép là ấm 陰 . Đây theo bản B sửa lại là uẩn.
[580] Bản B: «Biến tri các khổ; đoạn sự tập khởi của khổ vốn được duy trì bởi các phiền não và khởi phiền não; chứng diệt của tất cả sự khổ có do uẩn của ý sanh thân; và tu đạo diệt trừ tất cả khổ».
[581] Phi hoại pháp 非 壞 法; bản B đồng. Vô sai biệt, Đại 31, tr. 894a 9: phi dĩ khổ hoại danh khổ diệt đế 非 已 苦 壞 名 苦 滅 諦. Bảo khốt, 71c: «Diệt mà Nhị thừa chứng đắc gọi là hoại pháp diệt».
[582] Khổ diệt 苦 滅 (Skt. duḥkha-nirodha), sự diệt tận của khổ.
[583] Vô thủy 無 始 (Skt. anādimat), không có khởi đầu; Bảo khốt 71c25: «Vô thủy, chỉ lý tính của diệt vốn có sẵn.» Vô tác 無 作 (Skt. akṛta), không được sáng tạo do bởi bất cứ nguyên nhân gì; Bảo khốt, đã dẫn, «vì không được tạo ra bởi nguyên nhân sinh khởi (sinh nhân Skt. janana-hetu) nên nói là vô khởi». Vô khởi 無 起 (Skt. anutpāda), xuất hiện, hiện khởi; Bảo khốt, đã dẫn, «nếu là tạo tác của sinh nhân, trước vốn không phải không hiện hữu, nhưng nay hiện hữu, như thế gọi là vô khởi.» Vô tận 無 盡 (Skt. akṣaya), không bị đoạn tận, không bị lọại trừ. Ly tận 離 盡: không liên hệ gì đến sự diệt tận (Skt. niḥ-kṣaya?). Thường trụ 常 住; bản B: thường trụ bất động 常 住 不 動 (Skt. nitya-aniñjya); Vô sai biệt: thường hằng bất biến, không hề đoạn tuyệt. Tự tánh thanh tịnh 自 性 清 淨, bản B: bản tánh thanh tịnh 本 性 清 淨 (Skt. prakṛti-viśuddha). Ly nhất thiết phiền não tạng 離 一 切 煩 惱 藏. bản B: xuất phiền não xác 出 煩 惱 殼 (Skt. niṣkleśāṇḍakośa).
[584] Nguyên đề: «Không nghĩa ẩn phú chân thật» 空 義 隱 覆 真 實. Tiêu đề theo bản B: «Thuyết Không tánh nghĩa ẩn phú Chân thật.» Bảo khốt. 72c: «Pháp hư vọng không thực hiện hữu; gọi nó là Không (śūnya). Cái ý nghĩa để hiểu có cái Không ấy được nói là nghĩa (artha). Cái Không che lấp mất Phật tính, nên nói là ẩn phú Chân thật.» Tức là, Chân thật tính bị che lấp bởi Không tính.
[585] Như Lai tạng trí 如 來 藏 智 (Skt. Tathāgatagarbha-jñāna). Bảo khốt, 73a: «Trí tuệ nhận thức Như Lai tạng, gọi là Như Lai tạng trí.»
[586] Như Lai Không trí 如 來 空 智 (Skt. Tathāgata-śūnyatā-jñāna). Bảo khốt, 73a: «Trí nhận thức Như Lai tạng, trí ấy vốn tuyệt đối xa lìa chấp tướng, do đó nói là Không trí.» Bản B: Như Lai tạng giả tức thị Như Lai không tính chi trí 如 來 藏 者 即 是 如 來 空 性 之 智, «Như Lai tạng, chính là trí nhận thức Không tính của Như Lai.»
[587] Bản B thêm: «Duy chỉ có Phật mới thấu triệt, mới có thể chứng nghiệm.»
[588] Như Lai tạng không trí 如 來 藏 空 智 (Skt. Tathāgatagarbha-śūnyatā-jñāna); bản B: Như Lai tạng không tính chi trí 如 來 藏 空 性 之 智. Bảo khốt, 73b, nêu hai giải thích: 1. Không trí, do tự thể của trí tuệ vốn là không (śũnya) chứ không phải trí tuệ ấy có đối tượng là không tính (śũnyatā). Khi trí tuệ ấy nhận thức Như Lai tạng, nghĩa là duyên vào Như Lai tạng mà khởi lên nhận thức; bấy giờ gọi là Như Lai tạng không trí (Skt. tathāgatagarbha-śūnyatā-jñāna); 2. Theo giải thích này, Như Lai tạng không trí được đọc thành hai từ Như Lai tạng trí (Skt. Tathāgatagarbha-jñāna) và Không trí (śūnyatā-jñāna), tức trí tuệ nhận thức hai đối tượng là Như Lai tạng và Không tính. Bảo khốt thừa nhận giải thích trước.
[589] Không Như Lai tạng 空 如 來 藏 (Skt. śūnya-tathāgatagarbha).
[590] Hán: ly 離, thoát 脫, dị 異. Bản B: Ly ư bất giải thoát trí nhất thiết phiền não 離 於 不 解 脫 智 一 切 煩 惱 «(Không Như Lai tạng) chính là tất cả phiền não không còn bị chi phối bởi trí chưa giải thoát». Hai bản dịch khác nhau có thể do sự phát âm tương tợ của anyatra (sự đổi khác) và ajñāna (không có trí tuệ). Tổng hợp hai bản dịch, đoạn kinh có thể được giải thích: Không Như Lai tạng chính là phiền não tạng; vì tự thể của phiền não vốn hư vọng, không thật.
[591] Bản B: «Pháp bất khả tư nghị được nhận thức bởi trí tuệ đã giải thoát của Phật.»
[592] Bảo khốt, 74b: «Duy chỉ hàng Đại Thanh văn mới có thể tin.» So sánh nghĩa của bản B: Ngay cả hàng Đại Thanh văn cũng chỉ có thể nhận thức được bằng tín tâm mà thôi. Nghĩa là, chưa thể tự mình chứng nghiệm.
[593] Hán: Bất điên đảo cảnh giới 不 顛 倒 境 界 (Skt. aviparīta-gocara). Bản B: «Vin bám (phan duyên 攀 緣; Skt. ālambate/ ālambana) vào bốn cảnh điên đảo mà vận chuyển (Skt. pravartate).» Bốn điên đảo: vô thường (anitya), khổ (duḥkha), vô ngã (anātman), bất tịnh (aśubha/ aśuci). Bốn không điên đảo: thường, lạc, ngã, tịnh.
[594] Khổ diệt 苦 滅 (Skt. duḥkha-nirodha), sự diệt tận của khổ.
[595] Bản B: hiện chứng 現 證 (Skt. abhisamaya; cũng nói là hiện quán).
[596] Khổ diệt đạo 苦 滅 道 (Skt. duḥkha-nirodha-gāmī-pratipad), con đường dẫn đến sự diệt trừ đau khổ.
[597] «Nhất đế» hay «Thuyết nhất đế» 說 一 諦. Bản B: «Thuyết nhất đế nghĩa» 說 一 諦 義 (Skt. Ekasatyārtha-deśanā).
[598] Ba Thánh đế thuộc vô thường là khổ (duḥkha), tập (samudaya), và đạo (mārga). Một Thánh đế thường hằng là diệt đế (nirodha-āryasatya). Bảo khốt, 73b: Ba Thánh đế thuộc vô thường do bốn ý nghĩa: 1. Hình thái dị biệt, tức do tính chất đa dạng sai biệt. 2. Sinh khởi do nhân duyên. 3. Trước vốn không tồn tại nay hiện hữu. 4. Đang tồn tại nhưng sẽ biến mất. Câu-xá 1, Đại 29, tr. 1c: tất cả các pháp được phân thành hai loại: hữu vi (saṃskṛta) gồm khổ, tập và đạo; vô vi (asaṃskṛta) là diệt.
[599] Hữu vi tướng 有 為 相 (Skt. saṃskṛta-lakṣaṇa; Pali: saṃkhata-lakkhana). Có ba tướng (dấu hiệu hay đặc tính) của hữu vi, Cf. A. i. 152: tīṇ'imāni bhikkhave saṃkhatassa saṃkhatalakkhaṇāni. Katamāni tīṇi? Uppādo paññāyati vayo paññāyati ṭhitassa aññathattaṃ paññāyati: «Này các tỳ-kheo, đây là ba tướng hữu vi của hữu vi. Những gì là ba? Sự sinh khởi được biết; sự hủy hoại được biết; và sự biến đổi trong khi đang tồn tại cũng được biết.» Câu-xá 5, Đại 29, tr. 27a: Có bốn đặc tính hữu vi của hữu vi: sinh (jāti), trụ (sthiti), lão (jarā), vô thường (anityatā).
[600] Hư vọng pháp 虛 妄 法; bản B: phá hoại pháp 破 壞 法 (bhaṅga-dharma).
[601] Phi đế 非 諦 (Skt. asatya), không hiện thực.
[602] (Phi) đệ nhất nghĩa đế (非) 第 一 義 諦Skt. aparamārtha-satya, không phải là hiện thực tuyệt đối. Bản B: Căn cứ theo thắng nghĩa (paramārthena, xét trên phương diện tuyệt đối), thì ba Thánh đế ấy không phải là hiện thực (phi đế: asatya).
[603] Phi y 非 依; bản B: phi quy y xứ 非 歸 依 處 (Skt. aśaraṇa-bhūtas).
[604] «Nhất y chương» 一 依 章; Skt. Ekaśaraṇa, một chỗ quy y duy nhất. Tham chiếu chương 15, chương này cũng có tên là «Thuyết thường trụ an ổn nhất y» 說 常 住 安 隱 一 依 (Skt. Nitya-sthita-śanty-ekaśaraṇadeśanā). Bản B: «Thuyết thường trụ bất động tịch tĩnh nhất y» 說 常 住 動寂 靜 一 依 (Skt. Nityasthitāniñj-yaśantyekasaranadeśanā).
[605] Hữu vi tướng (Skt. saṃskṛtalakṣaṇa), xem cht. 576 chương 10 ở trên.
[606] Phi hư vọng pháp 非 虛 妄 法; bản B: phi phá hoại pháp 非 破 壞 法.
[607] Bản B: dĩ thắng nghĩa cố以 勝 義 故, Skt. paramārthena.
[608] «Điên đảo chân thật» 顛 倒 真 實 (Skt. viparyāsa-aviparyāsa/ viparyāsa-tattva), điên đảo và chân thật. Phàm phu có bốn thứ điên đảo: vô thường (anitya) tưởng là thường (nitya), khổ (duḥkha) tưởng là lạc (sukha), bất tịnh (aśuci, aśubha) tưởng là tịnh (śuci), vô ngã tưởng (anātman, nairātmya) là ngã (ātman); Cf. Câu-xá19 (Đại 29, tr. 100). Tiểu thừa có bốn thứ điên đảo: Niết-bàn vốn là thường, lạc, ngã, tịnh nhưng lại thấy ngược là vô, thường, khổ, vô ngã và bất tịnh.
[609] Diệt đế (Skt. nirodha-satya), bản B: khổ diệt đế (duḥkha-nirodha-satya).
[610] Sở duyên 所 緣 (Skt. ālambana), bản B: cảnh giới 境 界, đối tượng mà thức vin bám vào để sinh khởi và hoạt động.
[611] Trí tuệ cảnh giới 智 慧 境 界 (Skt. jñāna-gocara); bản B: trí sở năng cập 智 所 能 及, trường hoạt động của trí tuệ.
[612] Nhị kiến điên đảo 二 見 顛 倒 (dva dṛṣṭi-vipryāsau); bản B: nhị biên kiến 二 邊 見 (antadvaya-dṛṣṭi) hai quan điểm thiên lệch hay cực đoan; thiên chấp một trong hai quan điểm: Thường kiến (śaśvata-darśana). Chủ trương thế giới và tự ngã là thường tồn. Đoạn kiến, hay đoạn diệt luận (uccheda-dṛṣṭi), chủ nghĩa hư vô, chủ trương không có thế giới này, không có thế giới khác, không có tồn tại sau khi chết.
[613] Thanh tịnh 清 淨, bản B: tịnh trí 淨 智 (Skt. viśuddha-jñāna).
[614] Biên kiến, hay biên chấp kiến 邊 執 見 (Skt. antagrāha-dṛṣṭi).
[615] Trong nguyên bản, thọ ấm 受 陰, bản B: thủ uẩn 取 蘊. Skt. upādāna-skandha, uẩn do chấp thủ, do được duy trì bởi khát ái. Cf. Câu-xá 29 (Đại 29, tr. 152c): Phái Độc tử bộ (Vātsīputrīya) chủ trướng tồn tại một tự ngã, một khái niệm về «con người» (pudgala: bổ-đặc-già-la) được hình thành trên cơ sở các uẩn, tức thủ uẩn (skandhān upādāya: upādāna-skansha). Sđd., tr. 5b: Truyền thuyết Hữu bộ (Sarvāstivāda) nói, do chúng sinh mê lầm tâm và tâm sở (cittacaitasika), mà chấp tồn tại một tự ngã, cho nên Phật giảng 5 uẩn để đối trị.
[616] Hán: vọng tưởng kế trước 妄 想 計 著Skt. vitathaparikalpa, tư duy sai lầm; bản B: sanh dị phân biệt 生 異 分 別.
[617] «Chư hành vô thường» 諸 行 無 常 (Skt. anityā bata saṃskārāḥ). Hành (saṃskāra) đồng nghĩa với hữu vi (samskṛta). Nếu nhận thức tồn tại như là kết quả (thụ động) được ra bởi các yếu tố nhân duyên, thì gọi nó là hữu vi. Nếu nhận thức tồn tại như là nhân hay duyên để tác thành hiện hữu các pháp khác, khi đó nó được gọi là hành. Tham chiếu, S.iii. tr.: Saṅkhātaṃ abhisaṅkharontī ti bhikkhave tasmā saṅkhārā ti vussanti, «Này các Tỳ-kheo, vì chúng tạo ra các pháp hữu vi nên chúng được gọi là hành.» Tham chiếu D.ii. tr. 157: Aniccā vata saṅkhārā upādavayadhammino. Upajjitvā nirujjhanti, tesaṃ vūpasamo sukho' ti, «Thật vậy, các hành là vô thường, là pháp sanh diệt. Sau khi sinh, chúng diệt. Sự tĩnh chỉ của chúng là an lạc».
[618] Tham chiếu, Laṅka, tr. 41: Punar aparaṃ Mahāmate nirvāṇam āryajñānapratyātmagatigocaraṃ śāśvatocchedavikalpabhāvābhā-vavivarjitam, «Lại nữa, này Đại Huệ, Niết-bàn là cảnh giới của Thánh trí tự chứng vượt ngoài phân biệt thường hằng và đoạn diệt, hiện hữu hay phi hiện hữu.»
[619] Ư thân chư căn 於 身 諸 根 (Skt. kāyendriyeṣu), các căn y trên thân.
[620] Phân biệt tư duy 分 別 思 惟; bản B: thọ giả tư giả 受 者 思 者.
[621] Hiện pháp kiến hoại 現 法 見 壞; bản B: hiện pháp diệt hoại 現 法 滅 壞 (Skt. dṛṣṭadharme bhaṅga).
[622] Hữu tương tục 有 相 續 (Skt. Bhavāṅga-santati), dòng tồn tại liên tục không gián đoạn.
[623] Tâm tương tục 心 相 續 (Skt. citta-santati), dòng chảy liên tục của tâm.
[624] Sát-na gián 剎 那 間; bản B: sát-na hoại diệt 剎 那 壞 滅 (Skt. kṣaṇena anantarāya).
[625] Bỉ nghĩa 彼 義 (Skt. tad-artham), «theo ý nghĩa đó.» Bản B: bỉ bỉ nghĩa, «Ý nghĩa ấy vượt ngoài các phân biệt và các kiến giải hấp kém.»
[626] Dị tưởng 異 想 (Skt. anyathā-saṃjñā), ấn tượng sai lầm.
[627] Nhất thiết trí cảnh giới 一 切 智 境 界 (sarvajña-jñāna-viṣaya). Du-già 38 (Đại 30, tr. 498c): «Trí tuệ hoạt động một cách không trở ngại trong tất cả giới (dhātu), tất cả sự (vastu), tất cả phẩm loại (prakaraṇa), tất cả thời gian (kāla); trí ấy được gọi là nhất thiết trí.» Đây chỉ trí tuệ của Phật. Bản B: Như Lai cảnh 如 來 境 (Tathāgataviṣaya)
[628] Thường ba-la-mật (śāśvata-pāramitā), ngã ba-la-mật (ātma-pāramitā), tịnh ba-la-mật (śuci-pāramitā), lạc ba-la-mật (sukha-pāramitā). Tham chiếu, Vô thượng y (Đại 16, tr. 471c), bốn ba-la-mật của Pháp thân: «Các pháp, sắc vv., đều là vô thường nhưng khởi lên ý tưởng cho là thường; các pháp đều là khổ nhưng sinh ý tưởng là lạc; vô ngã mà khởi ý tưởng là ngã; vốn bất tịnh mà có ý tưởng là tịnh; đó là điên đảo. Quán các pháp, sắc v.v., là vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh, là không điên đảo. Nhưng nếu cũng quán Pháp thân diệu đức của Như Lai như thế, ấy là điên đảo. Để đối trị điên đảo ấy, Ta nói bốn đức của Pháp thân Như Lai: thường, lạc…»
[629] Tham chiếu Vô thượng y (Đại 16, tr. 472a).
[630] Cf. Saddha., tr. 44: Adyāhaṃ Bhagavan bhagavataḥ putro jyeṣṭha auraso mukhato jāto dharmato dharmanirmito dharmadayādo dharmanirvṛttaḥ, «Bạch Thế tôn, ngày hôm nay con mới thật sự là trưởng tử của Thế tôn, sinh ra từ miệng Thế tôn, được sinh bởi Pháp, được hóa sinh bởi Pháp, là kẻ thừa tự Pháp, được thành tựu bởi Pháp.» Tham chiếu, D. iii. 84: Bhagavato' mhi putto oraso mukhato jāto dhammajo dhamma-nimmitto dhamma-dayādo' ti.
[631] Đắc pháp dư tài 得 法 餘 財 (Skt. dharma-dayāda); bản B: đắc Phật pháp phần 得 佛 法 份. Xem Pháp hoa 2 (Đại 9, tr. 10).. Xem cht. ở trên (Pāli: dhammadāyāda), con thừa tự pháp. Bảo khốt, 79a: «Tài sản của cha mẹ đã chết để lại cho con sử dụng được gọi là dư tài.»
[632] Trí ba-la-mật 智 波 羅 密 (Skt. jñāna-pāramitā).
[633] Tứ y trí 四 依 智 (Skt. catvāri pratisaraṇa-jñānāni). Bảo khốt, 79b-c: có hai giải thích: 1. Trí tuệ phát sanh do lấy bốn Thánh đế làm sở y. Thuyết này không được chấp nhận; 2. Bốn sở y của Bồ Tát: a. Y theo nghĩa chứ không y theo văn (artha-pratisaraṇena bhavitavyaṃ na vyañjana-pratisaraneṇa); b. Y theo pháp chứ không y theo người (dharma-pratisaraṇena bhavitavyaṃ na pudgala-pratisaraṇena); c. Y theo trí chứ không y theo thức (jñāna-pratisaraneṇa bhavitavyam na vijñāna-pratisaraṇena); d. Y theo kinh rốt ráo nghĩa chứ không y theo kinh chưa rốt ráo nghĩa (nītārtha-sūtra-pratisaraneṇa bhavitavyaṃ na neyārtha-sūtra-pratisaraneṇa). Bản B: tứ nhập lưu trí chi sở hành 四 入 流 智 之 所 行 (Skt. śrotapatti-jñāna-gocara?) «Khổ diệt đế là cảnh vực hoạt động của bốn nhập lưu trí.» Skt. trong bản B có thể là prātisāraṇa: sự lưu chuyển. Cũng có thể là pratisrota-gāmin; tham chiếu Pāli tương đương, paṭisotagāmnin: người đi ngược dòng thế gian để thuận theo dòng Thánh; Cf. SA.i. tr. 197: paṭisotagāmin ti, niccādīnaṃ paṭisotaṃ aniccaṃ dukkhaṃ anattā asubhan ti evaṃ gataṃ catusaccadhammā, «Người đi ngược dòng (thế gian) là đi ngược dòng chảy thường vv. (mà thế gian mong cầu một cách ảo tưởng) để đi đến pháp với bốn chân đế là vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh.»
[634] Tam thừa sơ nghiệp 三 乘 初 業 Skt. triyānādikarmika, chỉ những vị mới phát tâm tu tập trong cả ba thừa.
[635] Bất ngu pháp 不 愚 法. Bảo khốt, 80: Các hàng sơ phát tâm trong cả Ba thừa nếu tự biết rõ rằng mình sẽ thành Phật, được gọi là «không ngu pháp».
[636] Bản B: «Chỉ có một nhập lưu là tối thắng, tối thượng trong các nhập lưu; mà theo đệ nhất nghĩa, đó là chính là nhập lưu, là chỗ quy y; đó là khổ diệt đế.»
[637] Tự tính thanh tịnh 自 性 清 淨 (Skt. prakṛti-pariśuddhi). Bảo khốt, 81a: Các giảng sư ở Giang nam phân từ đây trở xuống là chương 12 «Điên đảo và Chân thật», và giải thích, điên đảo chỉ cho sinh tử, chân thật chỉ cho nghĩa «một y», do đó tên gọi đầy đủ của chương có thể là «Điên đảo y trên Chân thật.» Cát Tạng không chấp nhận giải thích này. Theo Cát Tạng, nói là «điên đảo», chỉ cho ngoại đạo, Nhị thừa, và loạn ý Bồ Tát không hiểu rằng y trên Như Lai tạng mà có sinh tử.
[638] Tham chiếu Lăng-già 5 (Đại 16, tr. 619a-b): Đại Tuệ hỏi, «Nếu không tồn tại một tự ngã, thì cái gì sinh và cái gì diệt?» Phật giải đáp: «Như Lai tạng là nhân của thiện và bất thiện, sáng tạo nên tất cả các cõi sinh loại.»
[639] Bản tế bất khả tri 本 際 不 可 知; bản B: tiền tế bất khả liễu tri 前 際 不 可 了 知. Bản tế (Skt. pūrva-koṭi), giới hạn nguyên thủy hay tiên khởi của thời gian. Bảo khốt, 81c: Có hai giải thích: 1. Phật tánh vô thủy, sinh tử có khởi thủy. Cũng có thể biết được khởi thủy. Nhưng vì dùng chung với Phật tính nên nói là «bản tế bất khả tri»; 2.Phật tính vô thủy, sinh tử có khởi thủy. Nhưng vì quay lưng với Phật tính nên chịu sinh tử. Cần phải thấy được Phật tính mới rõ được khởi thủy của sinh tử. Duy chỉ Phật mới có thể thấy được khởi thủy đó. Hàng Thập địa cũng chưa biết được khởi thủy. Cf. Laṅkā, tr. 95: Na ca Mahāmate saṃsārasya pūrvakoṭiḥ prajñāyate, «Này Mahāmate, cũng không thể nhận thức được giới hạn tối sơ của luân hồi.»
[640] Chư thọ căn một 諸 受 根 沒; bản B: chư thọ căn diệt 諸 受 根 滅. Có năm thọ căn, tức quan năng cảm thọ (pañca vedanendriyāni): khổ hay cảm giác khó chịu (duḥkha), lạc hay cảm giác dễ chịu (sukha); hai cảm thọ này thuộc thân. Ưu hay không thích ý (daumanasya) và hỷ hay thích ý (saumanaya); hai cảm thọ này thuộc tâm. Xả hay cảm thọ trung hòa (upekṣā). Cf. Câu-xá3 (Đại 29, tr. 14c). Bảo khốt, 82b: «Các thọ căn, chỉ năm thọ: ưu, hỷ, khổ, lạc, xã. Thọ phát sinh từ năm căn (tai, mắt, vv.) là khổ hay lạc. Thọ phát sanh từ ý căn là hỷ hay ưu. Không khổ không lạc là xả. Các thọ này là khả năng phát triển phiền não nên gọi là thọ căn. Chúng sinh khi mạng sống chưa dứt, thọ căn luôn luôn có mặt, không hề ngưng nghỉ trong trong sát-na, tiếp nối nhau liên tục. (…) Khi mạng chung, các thọ căn bị rủ bỏ; xả thọ diệt tận, cho nên nói là một 沒 (Skt. cyuti).»
[641] Bất thọ căn 不 受 根; bản B: vị thọ căn 未 受 根 (Skt. avedanendriya). Bảo khốt, 82b: «Nên nói thọ căn không khởi. Điều này muốn nói, không có thọ căn lần lượt tiếp nối khởi lên.» Giải thích này không phù hợp ý kinh. Đoạn kinh này nêu rõ một khía cạnh của thuyết Như Lai tạng, theo đó do công năng duy trì tồn tại của thân-tâm và thế giới của thức A-lại-da (ālaya-vijñāna), hoạt động của thức không hề gián đọạn, do đó thọ luôn luôn có mặt. Trạng thái tiêu cực hay thụ động của thọ được gọi là avedanendriya, trong đó tiếp đầu ngữ «a» có nghĩa là «không» hay «chưa.»
[642] Thứ đệ 次 第; bản B: vô gián tương tục 無 間 相 續 (Skt. anantarāyam).
[643] Các căn (indriyāni) ở đây cũng chỉ các quan năng nhận thức: mắt, tai, v.v. Bản B: các thọ căn; xem ct. 617 trên.
[644] Bản B: «Không sinh, không tử, không lên, không rơi xuống.»
[645] Bản B: «Đối với tạng của trí tuệ vốn lìa sự giải thoát là y, trì, kiến lập.»
[646] Lục thức cập tâm pháp trí 六 識 及 心 法 智. Bảo khốt, 82b-c: «Có người nói, sáu thức chỉ sáu sự thức (muốn chỉ phân biệt sự thức, Skt. vastu-prativikalpa-vijñāna); tâm pháp trí chỉ thức thứ bảy. Khi mê, nói là tâm. Khi ngộ, nói là trí… Giải thích này không đúng (…). Ở đây, sáu thức đã là tâm vương; trí vốn là tâm sở pháp cho nên nói là tâm pháp trí.» Ý nói, sáu thức cùng với các tâm sở của chúng. Bản B: Lục thức cập dĩ sở tri 六 識 及 已 所 知. Theo bản dịch này, dĩ sở tri, cái đã nhận thức, chỉ cho ý giới (manodhātu). Cf. Kośa, kārikā i.17: ṣaṇṇām anantarātītam vijñānam yad dhi tan manaḥ, «sáu thức thuộc quá khứ không gián cách chính là ý (giới).» Câu-xá 1 (Đại 29, tr. 4b): «Sáu thức thân vừa diệt, không gián cách, là khả năng sinh khởi thức kế tiếp; bấy giờ chúng được gọi là ý giới.» Tham khảo Nhiếp luận thích (Huyền) 1, Đại 31, tr. 325b: «Ý (tức mạt-na thức; Skt. manas) có hai thứ. 1. Làm thể tính sở y cho điều kiện liên tục (đẳng vô gián duyên; Skt. samanantara-pratyaya); các thức vừa diệt trong quá khứ không gián cách làm y chỉ cho ý thức sinh khởi.»
[647] Bất chủng chúng khổ 不 種 眾 苦; bất thọ chúng khổ 不 受 眾 苦 (Skt. ananubhūtasukhaduhkhā), xem cht. dưới.
[648] Lăng-già 5 (Đại 16, tr. 621c): «Năm thức thân vốn không lưu chuyển, không cảm thọ khổ lạc, không phải là nhân của Niết-bàn. Như Lai tạng cùng chuyển hiện và ngưng nghỉ với nhân của khổ và lạc được cảm thọ, bị che mờ bởi bốn loại tập khí.» Cf. Laṅkā, tr. 96.
[649] Tiền tế 前 際 (Skt. pūrva-koṭi).
[650] Phi ngã 非 我, phi chúng sanh 非 眾 生, phi mạng 非 命, phi nhân 非 人; bản B: phi hữu ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả 非 有 我 人 眾 生 壽 者. Cf. Vajra (rải rác) : Na (…) ātmasaṃjñā pravartate, na sattvasaṃjñā, na jīvasaṃjñā, na pudgalasaṃjñā pravartate.
[651] Đọa thân kiến chúng sinh 墮 身 見 眾 生; bản B: thân kiến hữu tình 身 見 有 情 (Skt. satkāya-dṛṣṭi-patita-sattva). Câu-xá19 (Đại 29, tr. 100a): «Chấp ngã và ngã sở (ātmātmyagrāha), đó là tát-ca-da kiến (satkāyadṛṣṭi). Sát nghĩa là hủy hoại; kāya nghĩa là tích tụ. Satkāya, chỉ cho hợp thể vô thường, tức năm thû uẩn (upādāna-skandha)… Sở dĩ cho rằng uẩn chính là ngã vì tưởng rằng chúng là thường hằng và nhất thể.» Tham chiếu Pāli, S.iii.tr 159: Katamo ca bhikkhave sakkāyo? Pancupādānakkhandhā tassa vacanīyaṃ, «Thế nào là hữu thân? Đó là các thủ uẩn.»
[652] Không loạn ý chúng sinh 空 亂 意 眾 生; Bảo khốt, 84c: «Người sơ học Đại thừa phần lớn tu tập quán Không cho đến mức rối loạn nhận thức chân chính, do đó gọi là không loạn ý chúng sinh.» Bản B: không kiến hữu tình 空 見 有 情 (Skt. śūnyatādṛṣṭi-sattva), chỉ hàng chúng sinh chấp không, tức hàng Đại thừa sơ học.
[653] Phật tính luận 2 (Đại 31, tr. 796b), giải thích đoạn kinh trên như sau: Như Lai tạng có 5: 1. Như Lai tạng (Tathāgata-garbha); ở đây, tạng nói theo nghĩa tự tính. Tất cả các pháp không ra ngoài tự tính của Như Lai, vì yếu tính là vô ngã. Cho nên nói, tất cả các pháp đều là Như Lai tạng; 2. Chánh pháp tạng (Saddharma-garbha, hoặc saddharma-kośa); tạng ở đây có nghĩa là nhân (nói theo phương diện nhân). Vì hết thảy Thánh nhân đều lấy thể tính của các pháp này, là bốn niệm xứ, vv., làm đối tượng, khiến phát sinh những gì chưa sinh; đã sinh thì khiến cho viên mãn. Cho nên gọi đó là Chánh pháp tạng; 3. Pháp thân tạng (Dharmakāya-garbha/Dharmakāya-kośa); tạng ở đây có nghĩa là «đã đến nơi» (chí đắc). Đó là chánh tánh mà hết thảy Thánh nhân có ý hướng hâm mộ; ý hướng hâm mộ và mong muốn được nghe. Do ý hướng thâm tâm hâm mộ ấy các Thánh nhân thành tựu được bốn đức, và công đức của hết thảy Như Lai nhiều hơn cát sông Hằng. Cho nên, thể tính ấy được gọi là Pháp thân tạng; 4. Xuất thế tạng (Lokottara-garbha); tạng ở đây có nghĩa là chân thật. Thế gian có ba khuyết điểm: a. Do đối trị; vì có thể bị diệt tận nên được gọi là thế gian. Pháp này không có đối trị cho nên nói là xuất thế. b. Do không an trú tĩnh tại nên gọi là thế gian, vì kết quả của tâm hư vọng vốn không ngừng hoại diệt trong từng sát-na. Pháp này không như vậy nên nói là xuất thế. c. Do có kiến giải điên đảo; tâm ở trong thế gian thì luôn nhìn thấy một cách điên đảo. Như con người thuộc trong tam giới thì quyết không thể có pháp nhẫn thấy khổ đế. Vì hư vọng cho nên gọi là thế gian. Pháp này có khả năng vượt ngoài thế gian, nên nói là chân thật. Đó là Xuất thế tạng; 5. Tự tính thanh tịnh tạng (Prakṛti-pariśuddhi-garbha); tạng ở đây có nghĩa là bí mật. Nếu tất cả tùy thuận tự tánh này thì nói là nội. Đấy là chính chứ không phải tà, cho nên là thanh tịnh. Nếu các pháp trái nghịch với lý này thì được gọi là ngoại. Đấy là tà chứ không phải chính, cho nên là nhiễm trược. Do đó nói là tự tính thanh tịnh tạng.
[654] Khách trần phiến não 客 塵 煩 惱 (Skt. āgantu-kleśa), phiền não như khách trọ, đến rồi đi.
[655] Thượng phiền não 上 煩 惱; Bảo khốt, 85c: Thượng phiền não tức hiện khởi phiền não 現 起 煩 惱, chỉ phiền não đang hiện hành (Skt. paryutthāna).
[656] Sát-na thiện tâm 剎 那 善 心 (Skt. kṣaṇika-kuśala-citta). Lăng-già 5 (Đại 16, tr. 621b-c), tóm tắt: Những pháp có thuộc tính sát na (kṣaṇika-dharma) là các pháp thiện (kuśala), bất thiện (akuśala), hữu vi (saṃskṛta), vô vi (asaṃskṛta), vv., nói tóm, là năm thủ uẩn (pañcopādāna-skandhā) được phát triển do bởi tập khí của tâm-ý-ý thức (citta-mano-manovijñāna-vāsanāhetukā)… Thiện và bất thiện là tám thức… Năm thức thân (pañca-vijñāna-kayā) cùng chuyển biến với ý thức như là một toàn thể đồng nhất liên tục không gián đoạn, đồng nhất không khác biệt nhau của các sát na thiện và bất thiện. Cf. Laṅkā, tr. 95.
[657] Bản B: «Không thể bị nhiễm ô bởi khách trần phiền não.»
[658] Bảo khốt, 86a: «Phiền não xuất phát từ nhận thức sai lầm, không ảnh hưởng đến tâm… Như người thấy sợi dây mà nhầm tưởng là con rắn…»
[659] Bất xúc pháp 不 觸 法 (Skt. asparśatva).
[660] Lăng-già 5 (Đại 16, tr. 619c): «Như Lai tạng ấy vốn tự tính thanh tịnh; nhưng bị ô nhiễm bởi khách trần mà thành bất tịnh. Điều ấy, hàng Nhị thừa cùng ngoại đạo không thể suy luận, không thể thấy, không thể hiện chứng được. Nhưng Như Lai thấy điều ấy một cách rõ ràng như thấy quả am-ma-lặc trong bàn tay.» Cf. Laṅkā, tr. 90.
[661] Thật nhãn, thật trí, vi pháp căn bản, vi thông đạt pháp, vi chánh pháp y 實 眼 實 智 為 法 根 本 為 通 達 法 為 正 法 依; bản B: vi nhãn, vi trí, vi pháp căn bản, vi tôn, vi đạo 為 眼 為 智 為 法 根 本 為 尊 為 導.
[662] Skt. Tathāgata-putra, hay Buddhasuta. Tên theo chương XV: «Thuyết Như Lai chân tử» 說 如 來 真 子. Bảo khốt, 87a: «Theo ý nghĩa, được sinh ra nên gọi là con, thì nếu nhận thức và hành động cùng tương xứng, chắc chắn sẽ thành Phật, tất được gọi là chân tử. Nhưng ở đây căn cứ theo tự tánh thanh tịnh tâm mà nói là chân tử.» Nhiếp luận thích (Chân) 8, Đại 31, tr. 206b: «Phật tử có năm nghĩa: 1. Có chủng tử là ý nguyện vô thượng thừa; 2. Có mẹ là bát-nhã; 3. Có bào thai là thiền định; 4. Có nguồn sữa mẹ là đại bi; 5. Có cha là chư Phật. Do những nghĩa này mà nói là được sinh vào gia tộc Như Lai.» Phật tính luận 2, Đại 31, tr. 798a: «Bồ Tát do bốn nghĩa được gọi là Phật tử: 1. Nhân, như thân phần của cha; 2.Duyên, như có mẹ; 3. Y chỉ, như bào thai; 4. Thành tựu, như nguồn sữa mẹ.»
[663] Tùy tín tăng thượng 隨 信 增 上; bản B: tăng thượng tín 增 上 信. Bảo khốt, 87b: «Tùy tín, chỉ địa vị Thập tín. Tùy theo giáo thuyết mà phát sinh tín tâm nên nói là tùy tín… Tin sâu, bền chặt như kim cương, nên nói là tăng thượng.» Tham khảo Câu-xá 23 (Đại 29, tr. 122b): «Ở giai đoạn kiến đạo (darśana-mārga), do căn tính chậm lụt và sắc bén khác nhau mà phân biệt hai hạng Thánh giả khác nhau: tùy tín hành (śraddhānusārin) và tùy pháp hành (dharmānusārin)… Do tùy theo sự tin mà thực hành nên gọi là tùy tín hành…». Nhiếp luận thích (Huyền) 7 (Đại 31, tr. 426a): «Trong ba vô số kiếp (asaṃkhyā-kalpa) tu hành, ở đại kiếp thứ nhất, Bồ Tát thuộc hàng thắng giải hành (adhimukticaryā-pudgala), chưa chứng Chân như (bhūtatathatā) nên sự tu tập chỉ dựa vào đức tin.» Du-già 47, 49 (Đại 31, tr. 553a, 565a): Từ mới phát tâm cho đến thành Phật, Bồ Tát trải quả bảy giai đoạn (bhūmi) tương đương 12 trú xứ (vihāra): 1. Chủng tính địa (gotrabhūmi), tu theo căn tính bẩm sinh, theo phước nghiệp từ nhiều đời; 2. Thắng giải hành địa (Adhimukti-caryā-bhūmi), tu theo đức tin đối với pháp đã được nghe; 3. Tịnh thắng ý lạc địa (śuddhādhyāśaya-bhūmi), đã xác lập ý hướng; 4. Hành chánh hành địa (caryā-pratipatti-bhūmi), tu tập tăng thượng giới, tăng thượng tâm, tăng thượng tuệ; 5. Quyết định địa (niyatā-bhūmi), tu tập tự nhiên không cần phải nỗ lực (vô công dụng vô tướng trụ, Skt. ānābhoga-nirmitta-vihāra); 6. Quyết định hành địa (niyata-caryā-bhūmi), do thành tựu vô ngại giải, Bồ Tát thuyết pháp tự tại; 7. Cứu cánh địa (niṣṭhāgamana-bhūmi), tức Như Lai địa.
[664] Minh tín 明 信 (Skt. adhimukti), đồng nghĩa xác tín, thâm tín hay tín giải. Trang nghiêm kinh 6 (Đại 31, tr. 623c): «Tu hành sau một a-tăng-kỳ kiếp (asaṃkhya-kalpa), bấy giờ tín được nuôi lớn đến trình độ thượng phẩm.»
[665] Pháp trí (Skt. dharma-jñāna), Hiển dương Thánh giáo 2 (Đại 31, tr. 489c): «Pháp trí, là trí vô lậu (anāsrava-jñāna) nhận thức trực tiếp các cảnh giới hiện tiền.» Cf. Câu-xá 26 (Đại 29, tr. 134c): Pháp trí lấy bốn Thánh đế thuộc dục giới làm đối tượng tu quán.
[666] Thi thiết căn ý giải cảnh giới 施 設 根 意 境 界 (Skt. vijñapti-indriya-viṣaya); bản B: căn thức cảnh 根 識 境… Bảo khốt, 87c: «Thi thiết căn, … vì căn không có tính cố định, do nhân duyên mà hiện hữu.» Giải thích gượng ép. Skt. ở đây hẳn là vijñapti, chỉ sự biểu lộ của thức, có khi dùng để chỉ bản thân của thức như vijñāna. Vì vậy bản B dịch là thức thay vì là thi thiết. Đây nói đến 6 căn, 6 thức và 6 cảnh, tức 18 giới (dhātavo' ṣṭādaśa). -Bảo khốt, đd., «Ý giải, chỉ 6 thức bên trong. Cảnh giới, chỉ 6 trần bên ngoài.»
[667] Nghiệp báo 業 報 (Skt. karma-vipāka), nghiệp quả hay nghiệp dị thục, chỉ kết quả của các hành vi.
[668] A-la-hán miên 阿 羅 漢 眠; bản B đồng. Bảo khốt nêu một số giải thích, đại khái vì chưa tỉnh thức nên nói là «giấc ngủ». Nhưng ý niệm «giấc ngủ của A-la-hán» không tìm thấy nơi các kinh luận khác nên khó xác dịnh ý nghĩa. Bảo khốt cũng dẫn lời một vị tăng người Ấn đương thời tên là Pháp Trí (Dharmajñāna) nói đoạn dịch này không chính xác; theo Phạn bản phải dịch là minh 明 tức tam minh. Theo giải thích này, nguyên Skt. là vidyā (minh) thay vì nidrā (giấc ngủ). Hai từ này phát âm không gần nhau mấy, nhưng viết bằng mẫu tự tất-đàm (siddham) thì rất dễ nhầm lẫn. Bảo khốt cũng nêu ý kiến khác cho rằng trong bản Hán chữ nhãn 眼 bị đọc nhầm thành chữ miên 眠.
[669] Tâm tự tại lạc thiền lạc 心 自 在樂 禪 樂; bản B: tâm tự tại ái lạc thiền lạc 心 自 在 愛 樂 禪 樂. Theo bản B, có thể hiểu: «Quán sát sự tự tại của tâm và ưa thích lạc thú của thiền.»
[670] Thánh tự tại thông 聖 自 在 通 (ārya-ṛddhi-vaśitā); bản B: thánh thần biến thông 聖 神 變 通 (Skt. ārya-ṛddhi-prātihārya). Cả hai từ đều chỉ năng lực biến hóa siêu tự nhiên của bậc Thánh, không phải thần thông biến hóa của phàm phu. Bản B chỉ đề cập Thanh văn và Độc giác, không nói đến Đại lực Bồ Tát.
[671] Phân chương và tên chương, theo Bảo khốt. Trong ấn bản Đại chánh (Đại 353), đây vẫn thuộc chương 14. – Bảo khốt, tr. 88b: «14 chương trước, minh giải sự thuyết pháp. Chương này minh giải sự hộ pháp.»
[672] Hán: thâm nghĩa 深 義 (Skt. gaṃbhīrārtha); bản B: thâm pháp 深 法 (Skt. gaṃbhīra-dharma).
[673] Ly tự hủy thương 離 自 毀 傷. Bảo khốt, 89a: «Đối với nghĩa mà không xuyên tạc, nói là ly hủy thương.»
[674] Ba hạng căn tính, Bảo khốt, đd., 1. Thành tựu thâm pháp trí: từ Sơ địa Bồ Tát cho tới địa vị cứu cánh; 2. Tùy thuận pháp trí, hạng tùy thuận pháp trí trong giải hành địa; 3. Hạng thấp nhất, tùy tín tăng thượng trong giải hành địa.
[675] Hán: thậm thâm pháp trí 甚 深 法 智 (Skt. gaṃbhīra-dharma-jñāna).
[676] Hán: tùy thuận pháp trí 隨 順 法 智 (Skt. anudharma-jñāna).
[677] Bản nền: ngưỡng duy 仰惟. Các bản Tống, Nguyên Minh: ngưỡng suy 仰推
[678] Trong ấn bản Đại chánh, từ đây trở xuống thuộc chương 15.
[679] Bản B thêm: tùy kỷ sở thủ 隨 己 所 取, nhận thức theo cá tính riêng biệt.
[680] Hán: hủ bại chủng tử 腐 敗 種 子 (Skt. pūti-bīja): hạt giống hư thối. Bảo khốt, tr. 88b: «…làm tổn giảm cái chánh, tăng trưởng cái tà, không đủ khả năng thừa kế, như hạt giống hư thối.»
[681] Bản B: hàng phục oán địch 降 伏 怨 敵.
[682] Thiện đắc kỳ nghi 善 得 其 宜; bản B: thiện năng thông đạt 善 能 通 達.
[683] Đa-la thọ 多 羅 樹; giống cây cọ; tên khoa học Borassus flabelliformis, dùng đơn vị đo chiều cao, tính theo Bảo khốt: chuẩn từ khuỷu tay tới chót ngón giữa là một chẩu. Một đa-la bằng 70 chẩu.
[684] Hữu Xứng 友 稱 (Skt. Mitrakīrti). Vua nước Ayodhyā. Nhưng chưa tìm thấy tên vua trong các kinh luận khác.
[685] Kỳ-hoàn lâm 祇 桓 林 (Jetavana); bản B: Thệ-đa lâm 逝 多 林, khu rừng của vương tử Jeta, được bán cho Cấp Cô Độc.
[686] Kiều-thi-ca 憍尸迦 (Skt. Kausika), biệt danh của Thiên Đế Thích.
[687] Bản A: Thán Như Lai chân thật đệ nhất nghĩa công đức 歎如來真實第一義 功德, bản B: Tán thán Như Lai chân thật công đức 贊歎如來真實功德.
[688] Bản A: Bất tư nghị đại thọ 不思議大受; bản B: Thuyết bất tư nghị thập chủng hoằng thệ 說不思議十種弘誓.
[689] Bản A: Nhất thiết nguyện nhiếp đại nguyện 一 切 願 攝 大 願; bản B: Dĩ nhất đại nguyện nhiếp nhất thiết nguyện 以 一 大 願 攝 一 切 願.
[690] Bản A: Thuyết bất tư nghị Nhiếp thọ Chánh pháp 說 不 思 議 攝 受 正 法; bản B: đồng.
[691] Bản A: Thuyết nhập Nhất thừa 說 入 一 乘; bản B: đồng.
[692] Bản A: Thuyết vô biên Thánh đế 說 無 聖 諦; bản B: đồng.
[693] Bản A: Thuyết Như Lai tạng 說 如 來 臧; bản B: đồng.
[694] Bản A: Thuyết Pháp thân 說法身; bản B: Thuyết Phật pháp thân 說佛法身.
[695] Bản A: Thuyết Không nghĩa ẩn phú Chân thật 說 空 義 隱 覆 真 實; bản B: Thuyết Không tánh nghĩa ẩn phú Chân thật 說 空 性 義 隱 覆 真 實.
[696] Bản A: Thuyết nhất đế 說 一 諦; bản B: đồng.
[697] Bản A: Thuyết thường trụ an ổn nhất y 說 常 住 安 隱 一 依; bản B: Thuyết thường trụ bất động tịch tĩnh nhất y 說 常 住 不 動 寂 靜 一 依.
[698] Bản A: Thuyết điên đảo chân thật 說 顛 倒 真實; bản B: đồng.
[699] Bản A: Thuyết tự tánh thanh tịnh tâm ẩn phú 說 自 性 清 淨 心 隱 覆; bản B: Thuyết tự tánh thanh tịnh tâm phiền não ẩn phú 說自性清淨心煩惱隱覆.
[700] Bản A: Thuyết Như Lai chân tử 說 如 來 真 子; bản B: đồng.
[701] Bản A: Thuyết Thắng Man phu nhân sư tử hống 說 勝 鬘 夫 人 師 子 吼; bản B: Thuyết Thắng Man phu nhân chánh sư tử hống 說 勝鬘夫人正師子吼.
[702] Hán: Quyết định liễu nghĩa 決 定 了 義 (Skt. niscita-nitārtha: ý nghĩa được lãnh hội một cách minh bạch, nhất định.