Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 4: Bồ Tát

09 Tháng Mười 201000:00(Xem: 10159)
Chương 4: Bồ Tát

Chương 4
BỒ TÁT
[1]

Rồi thì, Phật nói với Bồ tát Di-lặc:[2] 

«Ông hãy thay Ta đến thăm bệnh Duy-ma-cật.»

Di-lặc đáp: 

«Bạch Thế Tôn, con không đủ năng lực đến thăm bịnh ông ấy. Vì sao? Nhớ lại xưa kia, có lần con đang giảng cho Thiên vương Đâu-suất[3] và quyến thuộc về sự thực hànhđịa vị bất thối chuyển,[4] Duy-ma-cật bỗng đến và nói với con: ‘Thưa Di-lặc, khi đức Thế Tôn thọ ký[5] Nhân giả còn một đời nữa sẽ chứng đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề. Sự thọ ký ấy nhắm vào đời nào? Quá khứ chăng? Vị lai chăng? Hiện tại chăng? Nếu là quá khứ, thì quá khứ đã diệt. Nếu là vị lai thì vị lai chưa đến. Nếu ở hiện tại, thì hiện tại không đình trú. Như Phật đã nói: ‘Này tì kheo, ngươi nay tức thời vừa sinh, vừa già, vừa diệt.’ Nếu bằng vô sinh mà được thọ ký, thì vô sinhchính vị.[6] Mà trong chính vị thì không có thọ ký, cũng không có sự chứng đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề. Vậy làm sao Di-lặc được thọ ký còn một lần tái sinh[7]? Ấy là bằng Như[8] sinh mà được thọ ký, hay bằng Như diệt mà được thọ ký? Nếu bằng Như sinh mà được thọ ký, thì Như vốn không sinh. Nếu bằng Như diệt mà được thọ ký, thì Như vốn không diệt. Vì hết thảy chúng sinh đều là Như tính vậy. Hết thảy pháp cũng là Như tính vậy. Các Hiền Thánh cũng là Như tính vậy. Di-lặc cũng là Như tính vậy. Như vậy, nếu Di-lặc được thọ ký, thì hết thảy chúng sinh cũng đều được thọ ký. Vì sao? Vì Như vốn không hai, không khác. Nếu Di-lặc chứng đắc giác ngộ tối thượng, thì hết thảy chúng sinh cũng chứng đắc giác ngộ tối thượng. Vì sao? Vì hết thảy chúng sinh tức là hiện tướng của Bồ-đề.[9] Nếu Di-lặc mà diệt độ, thì hết thảy chúng sinh cũng diệt độ.[10] Vì sao? Chư Phật biết rõ hết thảy chúng sinh rốt ráo tịch diệt, tức là tướng bồ-đề, không còn gì để diệt nữa.[11] Thưa Di-lặc, vì thế không nên dụ[12] chư Thiên bằng pháp này; vì thật sự không có người phát tâm bồ-đề tối thượng cũng chẳng có người thối lui. Di-lặc hãy nên khiến cho họ tránh xa những quan niệm phân biệt về bồ-đề. Vì sao? Vì bồ-đề không thể được chứng đắc bằng thân, không thể được chứng đắc bằng tâm. Tịch diệt là Bồ-đề, vì diệt các tướng.[13] Chẳng quán là Bồ-đề vì nó lìa ngoài nhân duyên.[14] Chẳng hành là Bồ-đề vì nó dứt tuyệt nghĩ tưởng.[15] Đoạn là Bồ-đề, vì xả ly các kiến. Xả ly là Bồ-đề, vì xả ly vọng tưởng.[16] Chướng là Bồ-đề, vì chướng các nguyện.[17] Chẳng nhập[18] là Bồ-đề vì không tham trước.[19] Tùy thuận[20] là Bồ-đề vì thuận với Như[21]. Trụ là Bồ-đề vì trụ Pháp-tánh.[22] Đến là Bồ-đề, vì đi đến thực tế.[23] Bất nhị là Bồ-đề, vì nó xa lìa ý và pháp.[24] Bình đẳng là Bồ-đề, vì đồng đẳng với hư không.[25] Vô vi là Bồ-đề vì không sinh, trụ, diệt.[26] Tri[27] là Bồ-đề, vì liễu tri tâm hành của hết thảy chúng sinh. Chẳng hội [28] là Bồ-đề vì các nhập[29] không hội.[30] Chẳng hiệp[31] là Bồ-đề, vì lìa tập quán phiền não.[32] Vô xứ là Bồ-đề, vì không hình sắc.[33] Giả danh[34] là Bồ-đề, vì tên gọi vốn rỗng không.[35] Như hoá[36] là Bồ-đề, vì không thủ xả. Không loạn là Bồ-đề, vì thường tịch tĩnh. Thiện tịch[37] là Bồ-đề vì tự tánh thuần tịnh. Vô thủ là Bồ-đề không thể vin nắm.[38] Vô dị[39] là Bồ, vì bình đẳng các pháp vốn bình đẳng.[40] Vô tỷ là Bồ-đề, vì không thể thí dụ.[41] Vi diệu là Bồ-đề, vì các pháp khó biết.’[42]

«Bạch Thế Tôn, Duy-ma-cật giảng xong Pháp như vậy, hai trăm thiên tử chứng vô sanh pháp nhẫn. Vì vậy con không đủ năng lực đến thăm bịnh ông.»

Phật nói với Quang Nghiêm Đồng tử

«Ông hãy đi thăm bệnh Duy-ma-cật.»

Quang-nghiêm đáp: 

“Bạch Thế Tôn, con không đủ năng lực đến thăm ông. Vì, nhớ lại, có lần con đang trong thành Tỳ-da-li đi ra, gặp Duy-ma-cật ở ngoài đi vào. Con cúi chào[43] ông và hỏi: ‘Quý Cư sỹ đi đâu về?’ Ông đáp: ‘Từ đạo tràng[44] về.’ Con mới hỏi ông: ‘Đạo tràng này ở đâu?’ Ông đáp: ‘Tâm chính trựcđạo tràng, vì không hư giả. Phát hành[45] là đạo tràng, vì có khả năng biện sự. Thâm tâm[46] là đạo tràng, vì tăng ích công đức.[47] Tâm bồ-đề là đạo tràng, vì không thể sai lầm. Bố thí[48] là đạo tràng, vì không cầu đáp trả. Trì giớiđạo tràng, vì giúp hoàn thành tâm nguyện. Nhẫn nhụcđạo tràng, vì tâm vô ngại[49] đối với hết thảy chúng sinh. Tinh tấnđạo tràng, vì lìa xa biếng nhác. Thiền địnhđạo tràng, vì là tâm hài hòa dịu dàng. Trí tuệđạo tràng, vì thấy các pháp. Từ là đạo tràng, vì đối xử bình đẳng với tất cả chúng sinh. Bi là đạo tràng, vì nhẫn nại các khổ nhọc. Hỷ là đạo tràng, vì là pháp an vui khoái lạc. Xả là đạo tràng, vì dứt bỏ yêu hay ghét. Thần thôngđạo tràng, vì thành tựu sáu thần thông. Giải thoátđạo tràng, vì hay dứt bỏ.[50] Phương tiệnđạo tràng, vì giáo hóa chúng sinh. Bốn nhiếp pháp[51] là đạo tràng, vì nhiếp chúng sinh. Đa vănđạo tràng, vì y như điẽu đã nghe mà thực hành. Tâm được chế ngựđạo tràng, vì chính quán các pháp. Ba mươi bảy phẩm là đạo tràng, vì xả bỏ các pháp hữu vi. Chân đế[52] là đạo tràng, vì không dối gạt thế gian. Duyên khởi[53] là đạo tràng, vì từ vô minh cho đến già-chết, thảy đều không cùng tận. Phiền nãođạo tràng, vì biết như thật.[54] Chúng sinhđạo tràng, vì biết vô ngã.[55] Tất cả pháp là đạo tràng, vì biết các pháp vốn không. Hàng phục chúng ma là đạo tràng, vì không khuynh động. Ba cõi[56] là đạo tràng, vì không định hướng phải đến.[57] Tiếng sư tử hốngđạo tràng, vì là vôảơ úy. Lực, bốn vô sở úy, bất cộng[58] là đạo tràng, vì không khuyết điểm. Ba minh là đạo tràng, vì vô ngại. Môt niệm[59] biết tất cả pháp là đạo tràng, vì thành nhất thiết trí. Như vậy, này Thiện nam tử, Bồ tát thích ứng theo các Ba-la-mật mà giáo hóa chúng sinh, thì mọi hành vi, cho đến từng bước chân đi, nên biết, đều từ đạo tràng mà đến; an trú trong Pháp Phật vậy.’

«Duy-ma-cật giảng Pháp như vậy, năm trăm trời và người đã phát tâm cầu giác ngộ tối thượng. Vì thế con không đủ năng lực đến thăm bịnh ông.»

Phật bèn nói với Trì Thế Bồ tát:[60] 

«Ông hãy đi thăm bệnh Duy-ma-cật.»

Trì Thế đáp:

«Bạch Thế Tôn, con không đủ năng lực để viếng thăm ông. Con còn nhớ có lần đang ở trong tĩnh thất, khi ấy Ma Ba-tuần,[61] hình trạng như Đế Thích, xuất hiện cùng với mười hai ngàn Thiên nữ theo sau đàn hát, đi đến chỗ con. Sau khi cúi đầu đảnh lễ dưới chân con, họ chắp tay đứng sang một bên. Con tưởng đó là Đế-Thích nên nói: ‘Xin chào Kiều-thi-ca.[62] Dù ông đã thành tựu nhiều phước báo, nhưng không nên phong túng. Ông nên quán ngũ dụcvô thường để tim cầu gốc rễ thiện. Hãy tìm cầu pháp chắc thật cho thân thể, sinh mạng và tài sản này.’ Ma liền nói: ‘Thưa Đại Chánh sỹ, xin ngài nhận lấy mười hai ngàn Thiên nữ này để hầu hạ ngài, lo việc quét dọn.’ Con bảo: ‘Này Kiều-thi-ca, chớ đem cho Sa-môn họ Thích món quà phi pháp như vậy. Nó không thích hợp với tôi.’ Con chưa dứt lời thì Duy-ma-cật chợt đến và nói: ‘Nó đâu phải là Đế Thích. Nó là Ma đến quấy nhiễu ngài đấy.’ Rồi ông quay sang bảo ma: ‘Hãy cho ta các cô gái này. Như ta thì có thể nhận.’ Ma kinh sợ, nghĩ rằng, ‘Duy-ma-cật có thể gây hại ta chăng?’ Nó bèn muốn ẩn hình nhưng không được. Nó vận dụng hết thần lực cũng không thể bỏ đi được. Chợt trên không có tiếng vọng xuống: ‘Này Ba-tuần, hãy cho ông ấy các Thiên nữ thì mới có thể đi được.’ Sợ quá, Ma đành dâng hết các Thiên nữ cho Duy-ma-cật. Ông mới nói với họ: ‘Ma đã đem các ngươi cho ta. Bây giờ các ngươi hãy phát tâm cầu giác ngộ tối thượng.’ 

«Đoạn ông tùy chỗ thích hợp giảng Pháp cho họ nghe, giúp họ phát đạo ý. Ông bảo: ‘Các ngươi đã phát đạo ý,[63] có thể tìm thấy niềm vui nơi Pháp[64] thay vì nơi ngũ dục thế gian.’

«Họ hỏi ông: ‘Vui nơi Pháp là thế nào?’

«Ông đáp: ‘Là vui vì niềm tin Phật; vui vì được nghe Pháp; vui khi cúng dường Tăng; và vui khi bỏ được năm dục lạc trần thế;[65] vui khi thấy ra ngũ uẩnkẻ thù, bốn đại[66] như rắn độc, các nội xứ như xóm hoang; vui khi theo đuổihộ trì đạo ý[67]; vui khi thấy mình có lợi cho chúng sinh; vui khi kính dưỡng minh sư; vui khi rộng rãi thực hành bố thí; vui khi kiên trì tịnh giới; vui khi nhẫn nhục khoan hòa; vui khi siêng tu thiện căn; vui khi thiền định không loạn tưởng; vui khi có tuệ sáng suốt sạch không cáu bẩn; vui khi trải rộng tâm bồ-đề; vui khi vượt thắng tà ma; vui khi nhổ gốc phiền não; vui trong đất Phật thanh tịnh; vui khi tu tập các công đức để thành tựu thân tướng tốt đẹp; vui khi làm đẹp bồ-đề đạo tràng; vui khi nghe Pháp thậm thâm mà không sợ hãi; vui trong ba cửa giải thoát;[68] không vui với phi thời tiết;[69] vui khi ngăn ngừa bằng hữu tri thức xấu; vui khi ở gần thiện tri thức;[70] vui vì tâm hoan hỷ thanh tịnh;[71] vui khi thực hành vô lượng pháp đạo phẩm. Đó là những niềm vui nơi Pháp của Bồ tát.’

«Nghe vậy, Ma bảo các Thiên nữ: ‘Ta muốn cùng các ngươi trở về chỗ của ta.’

«Các Thiên nữ nói: ‘Hãy đem chúng tôi cho Cư sỹ. Chúng tôi thấy vui nơi Chánh Pháp, chẳng còn ham muốn năm thú vui trần thế.’ 

«Ma nói với Duy-ma-cật: ‘Cư sỹ hãy buông thả những Thiên nữ này. Vì Bồ tát là người sẵn lòng ban cho tất cả.’

«Duy-ma-cật nói: ‘Ta nay trả hết cho ngươi và ngươi có thể mang họ đi để hết thảy chúng sinh có thể thành tựu ước nguyện đắc pháp.’

«Các Thiên nữ quay hỏi Duy-ma-cật: ‘Ở Ma cung, chúng tôi phải sống như thế nào?’

«Duy-ma-cật đáp: Này các chị, có Pháp môn được gọi là Ngọn đèn vô tận;[72] các Chị nên học. Ví như, một ngọn đèn có thể được dùng để mồi sáng hàng trăm ngàn ngọn đèn khác, do đó bóng tối sẽ được soi sáng và ánh sáng này sẽ vô tận. Cũng vậy, các Chị, một Bồ tát hướng dẫn và chuyển hóa hàng trăm ngàn người khác khiến cho họ phát tâm cầu giác ngộ tối thượng; mà Đạo ý của Bồ tát không hề tắt ngúm. Cứ mỗi lần thuyết pháp là mỗi lần tăng thêm tất cả pháp thiện cho mình. Cho nên gọi là Vô tận đăng. Dù các Chị có ở nơi cung điện của Ma, các Chị hãy nên dùng Pháp Vô tận đăng này để dẫn dắt vô lượng con trai, con gái của Trời khiến phát tâm cầu giác ngộ, vừa để báo Phật ân vừa làm lợi chúng sinh.’

«Khi ấy các Thiên nữ cúi đầu lễ dưới chân Duy-ma-cật rồi theo Ma về cung điện. Trong phút chốc, họ biến mất cả. Bạch Thế Tôn, Duy-ma-cật thần thông siêu việt, biện tàitrí tuệ như vậy, con không đủ năng lực viếng thăm người.”

Phật bảo một người con trai của trưởng giả tên Thiện Đức:[73] 

«Ông hãy đi thăm bệnh Duy-ma-cật.”

Thiện Đức đáp: 

«Bạch Thế Tôn, con không đủ năng lực đến thăm bịnh ông ấy. Vì nhớ lại có lần con tổ chức một đại hội bố thí[74] tại nhà thân phụ để cúng dường hết thảy Sa-môn, Bà-la-môn, các ngoại đạo, các người bần cùng, hạ tiện, cho đến cả ăn mày. Đại hội kéo dài đến bảy ngày. Khi kết thúc, Duy-ma-cật đã đến nói với con: ‘Ồ, con trai nhà trưởng giả, đại hội bố thí không phải như ông đã tổ chức. Nó phải là đại hội bố thí pháp. Đại hội bố thí vật chất như vậy có ích gì.’

«Con hỏi: ‘Thưa Cư sĩ, thế nào là Hội Pháp thí?’[75]

«Ông đáp: ‘Pháp thí không có trước cũng không có sau.[76] Trong một lúc mà cùng dường hết thảy chúng sinh. Đó là Đại hội Pháp thí.’

«Nghĩa là sao? - Con hỏi.

«Ông mới đáp: ‘Nghĩa là, vì bồ-đề mà phát khởi từ tâm; vì cứu độ chúng sinh mà khởi bi tâm; vì để duy trì Chánh pháp mà khởi hỷ tâm;[77] vì để nhiếp trí tuệ[78] mà hành xả tâm; để vượt thắng lòng tham lam bủn xỉn[79] mà khởi bố thí ba-la-mật; để giáo hoá người phạm giới mà tu giới ba-la-mật; vì vô ngã mà khởi nhẫn nhục ba-la-mật; vì lìa tướng thân tâm mà khởi tinh tấn ba-la-mật; vì Bồ-đề tướng[80] mà khởi thiền ba-la-mật; nhất thiết trí mà khởi bát-nhã ba-la-mật; vì giáo hóa chúng sinh mà khởi Không;[81] không xả hữu vi[82] mà phát khởi Vô tướng. Thị hiện thọ sinh[83] mà khởi Vô tác;[84] vì hộ trì chánh Pháp mà khởi phương tiện lực; vì cứu độ chúng sinh mà khởi bốn nhiếp pháp;[85] vì kính thờ tất cả mà quyết tâm quét sạch kiêu mạn; ở nơi thân, mạng, tài sản mà khởi ba pháp chắc thật;[86] ở trong sáu niệm[87] mà khởi pháp tư niệm; ở nơi sáu điểm hòa kính mà khởi tâm chất trực;[88] vì chân chánh tu hành pháp thiện mà khởi tịnh mạng; vì tịnh tâm hoan hỷ mà khởi lên sự gần gũi Hiền Thánh trí; vì để không ghét bỏ người xấu mà khởi lên sự chế ngự tâm; vì pháp xuất gia mà khởi thâm tâm; vì như thuyết mà hành[89] mà khởi đa văn; vì pháp vô tránh[90] mà phát khỏi đời sống nhàn tĩnh;[91] vì thú hướng Phật đạophát khởi đời sống độc cư; vì cởi trói chúng sinhphát khởi các giai đoạn tu hành;[92] vì để được các hình tướng tốt đẹp đất Phật thanh tịnhphát khởi nghiệp phước đức; vì biết tâm niệm hết thảy chúng sinh để tùy nghi nói Pháp mà phát khởi nghiệp của trí;[93] vì hiểu rõ các pháp vốn không thủ cũng không xả, để thâm nhập cánh cửa nhất tướng,[94] mà phát khởi nghiệp của tuệ;[95] vì tận diệt mọi phiền não, mọi chướng ngạibất thiện pháp, mà phát khởi tất thảy thiện nghiệp; vì chứng nghiệm tất cả trí tuệ và tất cả thiện phápphát khởi các pháp trợ Phật đạo.[96] Hết thảy những điều trên, này Thiện nam tử, là Đại hội Pháp thí. Nếu Bồ tát an trú nơi Đại hội Pháp thí, đó là Đại thí chủ, và cũng là ruộng phước cho hết thảy thế gian.’

«Bạch Thế Tôn, khi Duy-ma-cật giảng Pháp này xong, trong chúng Bà-la-môn có hai trăm người lắng nghe đã phát tâm tầm cầu giác ngộ tối thượng. Bản thân con lúc đó cảm thấy tâm lắng đọng, thanh tịnh, tán thán là chưa từng có. Con bèn làm lễ bái tạ dưới chân ông và cởi ra vòng trân châu vô giá dâng tặng ông. Nhưng ông không nhận. Con nói: ‘Thưa Cư sĩ, xin ngài nhận lấy tặng phẩm này rồi muốn sử dụng sao tùy ý.’ Ông lấy vòng trân châu, chia ra hai phần, cho người ăn xin tồi tàn nhất một phần; phần kia cho đức Nan Thắng Như Lai.[97] Hết thảy chúng hội hiện diện đều có thể nhìn thấy Nan Thắng Như Lai trong quốc độ Quang minh.[98] Lúc ấy họ cũng thấy phía trên đức Phật kia nửa vòng trân châu ấy biến thành đài báu trang nghiêm trên bốn cột trụ, bốn mặt đều được trang nghiêm, rõ ràng không che khuất nhau. 

«Sau thị hiên biến hóa thần kỳ này, Duy-ma-cật nói: ‘Ai bố thí cho người hành khất nghèo hèn nhất với tâm bình đẳng, là hành động không khác với phước báo của Như Lai, vì nó xuất phát từ lòng đại bi không mong đáp trả. Đó chính là viên mãn Pháp thí vậy.’

«Sau khi chứng kiến thần lực và nghe giảng Pháp của Duy-ma-cật, người hành khất thấp hèn nhất trong thành cũng đã phát tâm cầu giác ngộ tối thượng. Cho nên, con không đủ năng lực đến thăm Duy-ma-cật để vấn an sức khỏe ông.»

Các Bồ tát, từng mỗi vị, trình bày những lần gặp Duy-ma-cật như vậy, đều nói không có khả năng đi thăm bệnh ông.

 

[1] CDM. Đại 38, tr.360b28; VCS. Đại 38, tr.1057b2. 

[2] DMC: Di-lặc 彌勒. VCX: Tiếng Phạn là Mỗi-đát-lị-da 梅呾利耶, dịch là Từ Thị 慈氏. Xưa phiên là Xưng (Di?)-đế-lị 稱帝麗 hay Di-lặc 彌勒, thảy đều nhầm. Skt. Maitreya .

[3] Đâu suất Thiên vương 兜率天王. VCX: Đổ-sử-đa Thiên vương 睹史多天王. Skt. Tuṣita-devarājā. VCS: «Tầng thư tư trong sáu tầng trời Dục giới. Đây dịch là Tri túc 知足. Nghĩa là, hưởng thụ các dục lạc nhưng biết đủ một cách sâu xa.» Pali: cõi trời Tusita. Thiên vương ở đây là Santusita (D.i. 218; A. iv. 243). Bồ tát Mettaya, Phật tương lai, hiện ở trên cung trời Tusita, với danh hiệu là Nathadeva (Skt. Maitreyanātha)

[4] CDM (Đại 38, tr.360c20), Thập nói: «Tức là vô sinh pháp nhẫn.» VCS: «… Hoặc đây chỉ Pháp yếu thuộc giai đoạn của phát luân bất thối ở địa thứ tám (Bất động địa).» Skt. avivartika-bhūmi/ avinivartanīya-dharmā.

[5] Thọ ký 授記. Skt. vyākaraṇa, cũng dịch là ký thuyết 記說, ký biệt 記別; nguyên nghĩa,chỉ sự xác nhận của Phật về chỗ tái sinh của một Thánh đệ tử. Ở đây, nói đủ là thọ a-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề ký 授 阿 耨 多 羅 三 藐 三 菩 提 記, dự ngôn của Phật về sự thành Phật trong tương lai của Thánh đệ tử hay Bồ tát.

[6] CDM, Thập nói: «Thật tướng thường định, nên nói là chính vị.» VCX: sở nhập chính tính 所入正性. VCS. «Nhập tức là chứng. Chính tính, là chân tính của pháp.» Skt. samyaktvaniyāmāvakrānta Câu-xá 23 (Đại 29, tr. 121b4); «Kinh nói, chính tính là Niết-bàn.» Chỉ trạng thái từ địa vị phàm phu bước vào địa vị Thánh giả.

[7] DMC: nhất sinh 一生. VCX nhất sinh sở hệ . Skt. ekajātibaddha.

[8] Như 如, tức chân như. Skt. tathatā. Cf. Đại Bát-nhã 447 (Đại 7, tr. 252a7): «Hoặc Chân như của sắc, hoặc Chân như của Trí nhất thiết trí, hoăc Chân như của tất cả pháp; thảy đều là một Chân như, không hai, không khác, cũng không cùng tận ...» Cf. Tiểu phẩm Bát-nhã 5 (Đại 8, tr. 558b13): «Tu-bồ-đề,... Như (tính) của năm uẩn tức thị Như (tính) của hết thảy pháp. Như của hết thảy pháp tức thị Như của Tu-đà-hoàn. Như của Tu-đà-hoàn là Như của Tư-đà-hàm... Như của Bích-chi-phật đạo là Như của Như Lai. Các Như ấy đều là một Như, không hai, không khác, vô tận, vô lượng

[9] Bồ-đề tướng 菩提相. VCX: «Bồ đề (bodhi), là điều được giác tri (anubuddha) một cách đồng đẳng bởi tất cả hữu tình

[10] VCX: bát-niết-bàn.

[11] VCX: «Tính tịch tĩnh tự bản chất của hết thảy hữu tình tức là yếu tính của Niết-bàn, vì vậy Phật nói Chân như là Bát-niết-bàn.»

[12] CDM, «Thập nói: Dụ 誘, bản Phạn nói là cuống 誑 (dối gạt).» Jhuy Cơ giải: «Dạy người sơ học, gọi là dụ.»

[13] VCX: «Vì tướng của hết thảy hữu tình, hết thảy pháp thảy đều tịch diệt

[14] VCX: «Không tăng (gia) là bồ-đề, vì hết thảy sở duyên (đối tượng) vốn không tăng íchKhuy Cơ (T38n1782_p1059c05) giải thích: «Ngã và pháp, khi là đối tương cho nhận thức, thì có sự tăng gia. Chân lý thì không như vậy... Cựu dịch bất quán 不觀, vì không thể quán sát bằng tâm biến kế

[15] Bất hành… vô ức niệm 不行… 無憶念. VCX: «Vì hết thảy hý luận, hết thảy tác ý đều không (hiện) hành.»

[16] VCX: xả ly các thủ trước.

[17] CDM, «Triệu nói: Đạo chân chính là vô dục, vì ngăn cản các nguyện cầu.» Bản La-thập hình như có nhảy sót. Đối chiếu VCX: «ly hệ 離繫 là Bồ đềvĩnh viễn dứt lìa hết thảy các pháp động loạn. Tịch tĩnhBồ đề vì hết thảy phân biệt hoàn toàn vắng bặt. Quảng đạiBồ đề, vì hết thảy hoằng nguyện đèu không thể trắc lượng.» Có lẽ nguyên Skt. trong bản La-thập là nīvaraṇa (chướng ngại), trong bản Huyền Trang là nirāvaraṇa (ly chướng).

[18] DMC: bất nhập 不入. VCX: bất tránh 不諍. VCS: bất chứng 不證. 

[19] VCX: «Hết thảy thủ trước, hết thảy tranh luận đều xa lìa

[20] VCX: tùy chí 隨至 , đến theo sau; Skt. anvāgata. Khuy Cơ (T38n1782_p1059c27) giải: «Trí an trụ pháp giới. Đi theo Chân như mà đến chỗ cùng cực.»

[21] VCX: chân như. Skt. tathatā.

[22] VCX: trụ pháp giới.

[23] VCX: «kiến lập là Bồ đềkiến lập thật tế

[24] VCX: «vì xa lìa pháp tính sai biệt

[25] VCX: «vì con mắt và sắc, cho đến ý và pháp, thảy đều bình đẳng như hư không.» So với đoạn này, hình như trong bản dịch La-thập có bị nhảy sót.

[26] VCX: sinh, trụ, dị, diệt.

[27] VCX: biến tri. Skt. parijñā, nhận thức toàn diện hay tường tận. Cf. Câu-xá 22 (Đại 29, tr. 112a17): biến tri có hai: trí biến tri (jñānaparijñā) và đoạn biến tri (prahānaparijñā). Trí biến tri (nhận thức toàn diện bằng trí tuệ) tức là trí vô lậu (anāsrava jñāna).“

[28] Bất hội 不會. VCX: «Vô gián 無間 là Bồ đề, vì không bị xen tạp bởi sáu nội xứ.» Khuy Cơ: «Cựu dịch là bất hội. Có thể nhầm lẫn.»

[29] Các nhập; VCX: sáu nội xứ (Skt. saḍ adhyāmikāny āyatanāni).

[30] VCX: không tạp.

[31] Bất hiệp 不合. VCX: vô tạp 無雜. Khuy Cơ: «Trí thể vô lậu không bị xen tạp bởi phiền não

[32] Phiền não tập 煩惱習. VCX: tập khí của tương tục phiền não.

[33] VCX: «vì trong Chân như, hết thảy phương vị, xứ sở đều xa lìa.» VCX còn thêm: « Vô trụBồ đề, vì không thể thấy trong tất cả xứ.»

[34] Giả danh 假名. VCX: duy danh 唯名. Skt. nāma-mātra.

[35] VCX: «vì danh tự không có tác dụng đối với Bồ đề

[36] Như hoá. CDM: «Triệu nói, như cái vô tâm của con người huyễn hoá (Skt. nirmitaka).» VCX: không gợn sóng 無浪. (Skt. nistaraṅga) .

[37] Thiện tịch 善寂. Skt. suśānta, hoàn toàn (phi thường) tĩnh lặng. 

[38] Phan duyên 攀緣. Skt. ālamba.

[39] Vô dị, không dị biệt, tức đồng nhất tính. Skt. ananya.

[40] VCX: «Vì tính bình đẳng của các pháp được chứng giác

[41] VCX nói ngược lại: «Không có thí dụBồ đề, vì không thể so sánh

[42] VCX còn thêm một đoạn nữa: «Biến hành (phổ biến, phổ quát) là Bồ dề, vì tự tính phổ biến như hư không. Lên đến đỉnh cao là Bồ đề, vì là tối thượng thủ của tất cả pháp. Vô nhiễmBồ đề, vì hết thảy thế pháp không thể làm cho nhiễm ô. Như vậy, Bồ đề không được chứng bởi thân, không được chứng bởi tâm.»

[43] Tác lễ. Khuy Cơ (VCS, Đại 38, tr.1060c8): «Đoạn trên, Duy-ma-cật cúi chào Di-lặc; vì Di-lặc hiện thân tướng xuất gia. Ở đây, Thiếu niên Quang Nghiêm cúi chào Duy-ma-cật; vì Quang Nghiêm hiện thân tướng thế tục. Người nhỏ tuổi cúi chào người lớn tuổi hơn.»

[44] Đạo tràng 道場(Skt. bodhimaṇḍa.); VCX: diệu Bồ đề 妙菩提. Khuy Cơ: «Bồ đề.. là tuệ, thông cả nhân và quả. Cựu dịchđạo tràng, hiển bày nhân Bồ đề. »

[45] VCX: phát khởi gia hành 發起加行. Skt. prayoga-prasthāna.

[46] VCX: tăng thượng ý lạc 增上意樂. Skt. adhy-āśaya, ý hướng, ước vọng, nguyện vọng.

[47] VCX: «Vì rốt ráo chứng hội pháp thù thắng

[48] VCX: thanh tịnh bố thí.

[49] VCX: tâm không sân nhuế. Skt. pratighāta, có nghĩa sân hại; cũng có nghĩa hay gây trở ngại.

[50] Bội xả 背捨. CDM: giải thoát ở đây chỉ tám giải thoát, cũng gọi là tám bộ xả (Skt. aṣṭau vimokṣāḥ), xem Trường A-hàm 10 (Kinh Chúng tập, Đại 1, tr. 52b12); Cf. Pali, Saṅgīti, D.iii. tr.261: aṭṭha vimokkhā. VCX: vì lìa phân biệt động 分別動. Skt. vikalpa-vikṣepa.

[51] Bốn nhiếp pháp, hay bốn nhiếp sự . Skt. catvāri saṅgraha-vastāni, bốn nền tảng cho sự đoàn kết.

[52] CDM: đế 諦, trong Tiểu thừa là bốn Thấnh đế. Trong Đại thừa, là một đế, tức Thật tướng. Skt. satya: sự thật.

[53] VCX: mười hai duyên khởi.

[54] Tri như thật 知如實. VCX: như thực hiện chứng chân pháp tính 如實現證真法性. 

[55] VCX: vì dụng tự tính làm vô ngã.

[56] VCX: «Không lìa ngoài ba cõi (Dục, Sắc và Vô sắc giới).»

[57] Vô sở thú 無所趣. VCX: phát thú sự 發趣事, mục đích hướng đến.

[58] Đây chỉ mười lực, bốn vô sở úy và mười tàm páhp bất cộng của Phật.

[59] VCX: một sát-na tâm. Skt. ekakṣaṇa/ cittakṣaṇa.

[60] Bồ tát Trì Thế 持世. Skt. Lokadhāra (hoặc Lokadhātṛ).

[61] Ma Ba-tuần 魔波旬. CDM, Triệu nói: «Ba-tuần, tiên Tần gọi là Sát giả hay Cực ác, vì là nguyên nhân đoạn thiện căn, và tội lớn nhất là chống Phật, nhiễu loạn Tăng.» VCX: ác ma oán 惡魔怨. Skt. Māra-Papiyas. 

[62] Kiều-thi-ca 憍尸迦. Skt. Kauṣika. CDM, «Thập nói: Kiều-thi là họ, tên chữ là Ma-ca-đà (Skt. Maghavā).»

[63] Đạo ý 道意. VCX: vô thượng chính đẳng giác tâm 無上正等覺心.

[64] Pháp lạc 法樂. VCX: đại pháp uyển lạc 大法苑樂 (lạc thú trong khu vườn pháp vĩ đại). VCS (Đại 38, tr.1062c29): «Đó là Chân như thanh tịnh. Nhân bởi pháp này mà sinh lạc, nên nói là đại pháp uyển lạc.»

[65] VCX có thêm hai lạc: «vui vì vĩnh viễn xuất ly ba cõi; vui vì không còn y trú nơi các sở duyên (tức không còn lệ thuộc các đối tượng ngoại giới).»

[66] Đối với các giới 界; Khuy Cơ (VCS), đây chỉ 18 giới (dhātu), phù hợp ngữ cảnh (uẩn, xứ, giới).

[67] Đạo ý 道意. VCX: Bồ đề tâm 菩提心.

[68] Bản dịch La-thập nhảy một đoạn so với VCX: «Vui vì chính thực hướng đến đối tượng là Niết-bàn. Vui vì không quán sát khi không đúng thời.»

[69] Bản La-thập nhảy một đoạn, VCX: «Vui vì thấy công đức nơi đồng loại sinh nên thường gần gũi. Vui vì bỏ qua lỗi lầm nơi dị loại sinh mà không ghét, không hận.» VCS giải thích: «Đồng loại sinh 同類生 (Skt. sabhāga-jāti?), đồng loại với những người tu phạm hạnh xuất thế

[70] Bản La-thập nhảy một đoạn, VCX: «Vui vì khéo vận dụng phương tiện thiện xảo

[71] VCX: «Vui vì ở nơi các pháp mà có tín hoan hỷ

[72] Vô tận đăng 無盡燈. VCST38n1782_p1065c23 : «Vì để sự lưu truyền Chánh pháp không bị gián đoạn mà nói Vô tận đăng

[73] Trưởng giả tử Thiện Đức 長者子善德. VCX: Tô-đạt-đa 蘇達多. Skt. Sudatta gṛhaptiputra; Cùng tên với Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍada). VCS: «Tô-đạt-đa, đây nói là Thiện Thí 善施 , vì hay giúp đỡ những người cùng khổ

[74] Đại thí hội 大施會 . VCX: Đại tự hội 大祠會. CDM, «Thập nói, Đại thí hội có hai loại: 1. Chỉ bố thí chứ không dùng lễ pháp (tức nghi thức tế tự); 2. tổ chứ tế tự theo nghi thức ghi trong các sách ngoại đạo, kiêm cả việc bố thí.» Skt. mahāyajña, đại tế đàn, co 5 loại: bhūta-yajña (hiến tế sinh vật), manuṣya-yajña (hiến tế con người), pitṛ-yajña (tế tự tổ tiên), deva-yajña (tế tự chư thiên), brahma-yajña (tế tự phạm thiên). Đề cập ở đây là loại thứ ba, tế tự để dâng cúng các Tổ phụ.

[75] Pháp thí hội 法施會. VCX.: pháp thí tự hội 法施祠會, Đại tế đàn (hiến tế) bằng sự bố thí. Skt. dharmadāna-yajña, hay dharma-yajña, nguyên chỉ tế đàn hay lễ hiến sinh không máu; theo nghĩa đen, ở đây chuyển thành lễ hiến sinh bằng sự bố thí pháp.

[76] CDM, «Thập nói: Sự phân phát tài vật phải theo thứ tự kẻ trước người sau. Không thể phát một lần cho tất cả.»

[77] VCX: Vì hành tướng (trạng thái) tùy hỷ của các hữu tình mà dẫn phát đại hỷ.”

[78] VCX: «Vì hành tướng tích hợp trí tuệ để hộ trì Chánh pháp…»

[79] VCX: «Vì hành tướng tịch tĩnh điều phục…»

[80] VCX: «Bằng hành tướng của giác chi tối thắng…»

[81] VCX: tu Không 修空, và tiếp theo sau: tu Vô tướng 修無相, tu Vô nguyện 無願; tức tu ba giải thoát môn.

[82] VCX: «Bằng hành tướng đối trị tất cả hữu vi…»

[83] VCX: «Bằng hành tương của sự tái sinh do cố tác ý…»

[84] VCX: vô nguyện.

[85] VCX: «Bằng hành tướng của sự tu tập bốn nhiếp sự mà dẫn phát mạng căn

[86] Thân, mạng và tài sản, nếu thuộc xuất thế vô lậu, là ba pháp chắc thật.

[87] VCX: sáu tùy niệm (Skt. saḍ anusmṛtayaḥ). Tức niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giới và niệm chư thiên.

[88] VCX: «Bằng hành tướng của sự tu tập các pháp tịnh diệu mà dẫn phát ý lạc.»

[89] VCX: «Bằng hành tướng của sự thường tu tập trung đạo…»

[90] Skt. araṇā-vihārin, chị vị đắc vô tránh tâm muội, đồng thời cũng chỉ vị chỉ sống ẩn cư trong rừng.

[91] Không nhàn xứ 空閑處. VCX: a-luyện-nhã xứ 阿練若處. VCS (T38n1782_p1067a19), »A-luyện-nhã xứ 阿練若處 (Skt. araṇyātana), đây gọi nhàn tịch sở 閑寂所. Cựu dịch là a-lan-nhã 阿蘭若. Tức chỗ trống vắng cách thôn xóm trên 2 dặm. Sống ở đây, không cùng vật đua chen, có thể tu vô tránh

[92] Tu hành địa 修行地. VCX: du-già sư địa 瑜伽師地, chỉ trình độ tu tập. Skt. yogācārabhūmi.

[93] Trí nghiệp 智業. Triệu nói, «Đại thừa vạn hạnh phân làm 2 nghiệp. Lấy trí để nêu hành, lập riêng trí nghiệp. Các tùy tùng của hành lập chung làm đức nghiệp.» VCX: quảng đại diệu trí tư lương 廣大妙智資糧 (chất liệu cho trí quảng đại). 

[94] Nhập nhất tướng môn . VCX: nhất chính lý môn ngộ nhập 一正理門悟入.

[95] Tuệ nghiệp 慧業. VCX: quảng đại diệu trí tư lượng 廣大妙慧資糧 (chất liệu cho tuệ quảng đại). VCS (T38n1782_p1067b03), « Trí (jñāna) là ba-la-mật thứ mười. Trí này có hai: 1. thọ pháp lạc; 2. thành hữu tình...Tuệ (prajñā), là ba-la-mật thứ sáu, tuệ vô sai biệt

[96] VCX: Bồ-đề phần pháp.

[97] Nan Thắng Như Lai 難勝如來. Skt. Durjaya-tathāgata.

[98] Quang minh quốc độ 光明國土. VCX: Dương diệm thế giới 陽焰世界. VCS: «Thế giới hư huyễn, cho nên nói là Dương diệm.»

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 188944)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
(Xem: 43926)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 25126)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 30840)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(Xem: 21053)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(Xem: 38783)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(Xem: 27413)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 31134)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 33163)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 24006)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 16988)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 20529)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(Xem: 31939)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 18113)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 20582)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 27050)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(Xem: 18069)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 25602)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26689)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36638)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 28079)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(Xem: 27321)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30364)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 37148)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(Xem: 37300)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23887)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 32304)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 55168)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(Xem: 36959)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27598)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28330)
Công Phu Khuya
(Xem: 37979)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(Xem: 25438)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 24157)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
(Xem: 11259)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
(Xem: 14545)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(Xem: 10644)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant