Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chơn tâm trực thuyết

23 Tháng Tư 201100:00(Xem: 23644)
Chơn tâm trực thuyết

CHƠN TÂM TRỰC THUYẾT
Thích Ðắc Pháp dịch

Tu Viện Chơn Không xuất bản

LỜI GIỚI THIỆU

Quyển CHƠN TÂM TRỰC THUYẾT là một quyển Luận sắp vào chương trình học tại Tu Viện CHƠN KHÔNG. Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.

Thiền Sư Phổ Chiếu thật đã ngộ Chơn Tâm thấy được bản tánh. Vì lòng từ bi vô lượng, Ngài chẳng tiếc những sợi lông mày, mở cửa phương tiện để dẫn dắt kẻ hậu lai. Với chủ trương ĐỊNH TỨC HUỆ, HUỆ TỨC ĐỊNH, Ngài làm sáng tỏ đường lối tu hành của Thiền Tông.

Thích Đắc Pháp, một Thiền sinh trong Tu Viện CHƠN KHÔNG, với thời gian ba năm tu học tại đây, đã nỗ lực hạ thủ công phu, lại tiếp tay với chúng tôi phiên dịch những tác phẩm cần thiết cho Tu Viện. Tuy nhiên, một dịch phẩm đầu tiên được ra mắt đọc giả, hẳn là không tránh khỏi một vài điểm sơ sót. Nhưng đáng khích lệ, dịch giả đã cố gắng nhiều trong công tác này.

 Cần có tài liệu cho Thiền sinh tại Tu Viện học tập, cũng thiết yếu đối với hành giả không có duyên đến Tu Viện và những học giả đang nghiên cứu Thiền Tông, nên Tu Viện chúngtôi cho xuất bản quyển sách bé nhỏ này.

 Quyển sách này ra đời nhằm lúc phong trào học Thiền đang lên ở Việt Nam. Chúng tôi tin rằng đọc giả có thiện chí tham cứu Thiền Tông, chịu khó đọc kỹ quyển sách này, sẽ thấy nó đóng góp một phần không nhỏ cho quí vị trong những vấn đề khó khăn nhất lâu nay chưa giải quyết được. Nhất là, những vị hiểu thiền lý mà không biết làm sao thực hiện (thiền hạnh). Quí vị chịu khó nghiền ngẫm chính chắn trong đây, tự nhiên thấy cửa thiền sẽ mở rộng, mặc tình tiến bước.
Vì thấy sự lợi ích lớn lao của quyển sách này, nên chúng tôi viết ít hàng giới thiệu cùng đọc giả.

 THÍCH THANH TỪ
TU VIỆN CHƠN KHÔNG
đầu Xuân 1973

TIỂU SỬ THIỀN SƯ PHỔ CHIẾU
(1158-1210)

 Ngài Phổ Chiếu là bực Tôn túc của Phật Giáo và cũng là thỉ tổ Thiền TôngTriều Tiên vào triều Lý. Phật Giáo Triều Tiên khoảng trung diệp triều Lý có thể nói là thời đại hoàng kim. Hàng thượng lưu thì xu hướng giáo quán của Ngài Đại Giác. Dân gian thì xu hướng theo pháp “định huệ gồm tu” do sự dẫn dắt của Thiền Sư Phổ Chiếu. Hai vị này được xem là hai đại lương đống của Phật Giáo Cao Ly.

 Hai quyển “Chơn Tâm Trực Thuyết” và “Tu Tâm Quyết” này chẳng qua chỉ là hai tác phẩm nhỏ do Ngài Phổ Chiếu trước tác. Tuy nhỏ nhưng rất có giá trị và được kết tập vào Đại Tạng Kinh.

Về Thiền Tông, Ngài chủ trương: “Định tức huệ, huệ tức định”. Nhưng đặc biệt chú mục nơi “Định huệ gồm tu”.

Ngài Phổ Chiếu húy là Trí Nột, họ Trinh, hiệu Mục Ngưu Tứ. Quê Ngài ở Động Châu, Kinh Tây (ngày nay là quận Thụy Hưng, Hoàng Hải Đạo). Ngài sanh vào năm thứ 17 đời vua Nghị Tông Cao Ly. Thuở nhỏ, Ngài rất nhiều bịnh hoạn. Cha là ông Quang Ngộ thường đi chùa cầu hết bịnh cho Ngài. Tám tuổi Ngài được Thiền Sư Huy thuộc Tào Khê Tông thế độ. Tuy là ở với thầy thường, nhưng chí khí Ngài cao xa vượt chúng. Hai mươi lăm tuổi Ngài được tuyển làm tăng. Rồi sau đó Ngài đi về phương Nam đến Xương Bình ở lại chùa Thanh Nguyên.
Một hôm, nơi phòng học Ngài đọc Lục Tổ Đàn Kinh ngộ được “Thể dụng của chơn như tức là định huệ”. Do đấy nên Ngài bỏ hết ý niệm danh lợi, ưa thích ở rừng núi u-nhã.

Đời vua Minh Tông năm thứ mười lăm, Ngài đi xuống vùng núi Kha Sơn ngụ tại chùa Phổ Môn để nghiên cứu Đại Tạng. Năm thứ hai mươi bảy Ngài ẩn cư tại Vô Trụ am, ở Trí Dị sơn (nay là Khánh Thượng, Nam Đạo). Nơi đây cảnh trí u tịch thật là cảnh tu thiền. Một hôm, Ngài đọc Hoa Nghiêm luận của Lý Thông Huyền, Ngài biết yếu chỉ viên đốn của giáo lý Hoa Nghiêm cùng yếu chỉ Thiền Tông quyết không trái nhau. Lại đọc Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Đô Tự của Ngài Khuê Phong, cùng ngữ lục của Ngài Đại Huệ, Ngài bỗng nhiên “khế hội”. Xác chứng rằng định huệ không thể thiên phế.

Niên hiệu Thần Tông năm thứ ba, Ngài dời về chùa Kiết Tường ở Tùng Quảng Sơn, tu thiền đàm đạo mười một năm và chuyên an cư trong luật của Phật. Ngài thường khuyên người tụng Kinh Kim Cang. Ngài còn giảng Lục Tổ Đàn Kinh, Đại Huệ Ngữ Lục để phát huy tông yếu. Sau đó thiền học được hưng khởi, người tham học càng ngày càng đông. Ngài lấy “Định huệ gồm tu”, tổng hợp Hoa Nghiêm, Thiên ThaiThiền Tông, nhưng trong ấy Ngài đặc biệt làm sáng tỏ Thiền Tông.
Ngài còn xây dựng Bạch Vân Tịnh xá và Tích Thúy Am ở núi Bảo Sơn, Khuê Phong Lan Nhã và Tổ Nguyệt Am ở Thụy Thạch Sơn làm chỗ vãng lai tu thiền. Nhà Vua rất kính trọng đức hạnh của Ngài và đổi hiệu núi Ngài ở là Tào Khê sơn Tu Thiền Xã. Lại còn tự đề bảng để ban cho. Ngài còn lập Định Huệ Xã và tuyển “Định Huệ Kiết Xã Văn”.

Vào tháng hai đời vua Hi Tông năm thứ sáu, Ngài bỗng nói với Xã Chúng rằng: “Ta còn trụ thế chẳng bao lâu nữa, các người phải nỗ lực”. Ngày 20 tháng 3 hiện có chút bịnh, đến ngày 27, Ngài mặc y hậu và vào pháp đường, chúc hương thăng tòa, vấn đáp xong, Ngài ngồi dan chơn ra bỗng nhiên thị tịch.

Nhà Vua nghe tin, ban thụy hiệuPhật Nhật Phổ Chiếu Quốc Sư. Tháp hiệu là Cam Lộ. Ngài hưởng thọ 53 tuổi, tuổi đạo được 36 hạ. Trước tác của Ngài ngoài hai tác phẩm này còn “Khuyến tu định huệ kiết xã văn”, “Khán thoại quyết nghi luận”, “Viên đốn thành Phật luận”. Ngoài ra còn “Chú thích Đại Huệ Thiền Sư thơ”, “Phê bình Khuê Phong Thiền Sư” v.v...


TỰ

 Hỏi: Diệu đạo của Tổ Sư có thể được biết không?

 Đáp: Người xưa há chẳng nói: “Đạo chẳng thuộc biết cùng chẳng biết”. Biết là vọng tưởng, còn chẳng biết là vô ký. Nếu đạt đến địa vị chẳng nghi, thì rỗng suốt như thái hư, há có thể gán chophải quấy ư?

 Hỏi: Thế thì chư Tổ ra đời không ích lợi cho quần sanh sao?

 Đáp: Phật, Tổ ra đời không có một pháp cho người, chỉ cần yếuchúng sanh phải tự thấy bản tánh của mình. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Biết tất cả pháp tức là tự tánh của tâm, sự thành tựu huệ thân chẳng do nơi khác mà ngộ”. Cho nên Phật, Tổ không khiến người mắc lầy trong văn tự, chỉ cần yếu phải thôi dứt để thấy bản tâm mình. Do đó nhập môn Đức Sơn liền bị đánh, nhập môn Lâm Tế liền nhận hét. Đã là một sự dò xét thái quá như thế, sao lại lập ngữ ngôn ư?

 Hỏi: Xưa nghe Ngài Mã Minh tạo luận Khởi Tín, Lục Tổ nói Đàn Kinh, Hoàng Mai truyền Bát Nhã, đều là dùng tiệm thứ cho người, đâu không dùng phương tiện chỉ pháp ư?

 Đáp: Trên đảnh núi Diệu Cao từ xưa tới nay chẳng cho thương lượng. Nhưng đầu non thứ hai, chư Tổ tóm lược dung hòa cho nói cho hiểu.

 Hỏi: Xin hỏi đầu non thứ hai là lược bày phương tiện ư?

 Đáp: Đúng thay lời nói này. Đạo lớn mầu nhiệmrộng rãi, chẳng phải có chẳng phải không. Chơn tâm u vi dứt nghĩ dứt bàn. Cho nên người chẳng từ cửa đó mà vào, tuy tìm xét năm ngàn tạng giáo cũng chẳng là người thấu suốt chơn tâm. Chỉ nói ra một lời để so sánh thì sớm trở thành pháp dư thừa. Nay chẳng tiếc mi mao (lông mày) kính viết mấy chương để phát minh chơn tâm, hầu làm căn bản lần hồi vào Đạo.

WP: Mỹ Hồ

Source: thuvienhoasen

Ý kiến bạn đọc
24 Tháng Tư 201107:00
Khách
con muon hoi tai sao lai noi cuon chon tam truc thuyet la cot tuy cua thien tong?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 49713)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 34611)
Nếu kẻ nam tử người nữ nhơn thân có tai ách, trong nhà nên an trí tháp xá-lợi và hình tượng Phật, họa vẽ tượng đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử, thiêu các thứ hương...
(Xem: 33429)
Phật dạy A-nan: “Đời quá khứ, cõi Diêm-phù-đề này có một vị Tỳ-khưu tên là Truyền Giáo. Ngày 15 tháng chín đi du hành về phương Bắc, cách nước Chi Na không xa...
(Xem: 43902)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 57026)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 47538)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 39412)
Bát Thức Quy Củ Tụng - Những bài tụng khuôn mẫu giảng về tám thức tâm vương; tác giả: Huyền Trang; người toát yếu: Khuy Cơ, người dịch giảng: HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 38455)
Quyển "Vi Diệu Pháp Nhập Môn" ngoài tác dụng của bộ sách giáo Khoa Phật Học; còn là cuốn sách đầu giường của học giả nghiên cứu về Triết lý Ấn độ, cũng như Văn Học A Tỳ Ðàm...
(Xem: 52910)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh...Nguyễn Minh Tiến; Đoàn Trung Còn
(Xem: 36585)
Như Lai là bậc A-la-hán, chánh đẳng chánh giác, dùng pháp thắng tri (tuệ tri: biết sát na hiện tiền) hay pháp chánh tri kiến để liễu tri sự vật, không dục hỷ...
(Xem: 32228)
Nếu có ai hỏi ngài Duy Ma Cật: “Bản thể của thế giới này là gì?” thì trước sự im lặng của ngài Duy Ma Cật mà lại được Văn Thù Sư Lợi hết sức tán thưởng là có ý nghĩa sâu xa của nó.
(Xem: 40434)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43460)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 31437)
Nakulapita là một người chủ gia đình sinh sống trong vùng Bhagga, đã trọng tuổithường hay đau yếu. Ông rất kính mến Đức PhậtĐức Phật cũng xem ông như một người con của mình.
(Xem: 46693)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 36163)
Sự kiện Đức Phật chấp nhận thành lập giáo hội Tỳ kheo ni, nâng vị trí người nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo...
(Xem: 28682)
"Có một lần Đấng Thế Tôn lưu ngụ với những người dân trong vùng Bhagga, gần thị trấn Sumsumaragiri, thuộc khu rừng Lộc Uyển...
(Xem: 29212)
Cách tốt nhất để mang lại sự an ổn cho bản thân là hướng về điều thiện, và quy y Tam bảo là nền tảng đầu tiên cho một cuộc sống hướng thiện.
(Xem: 31866)
Lúc bấy giờ, rừng cây Ta La ở thành Câu Thi Na, rừng ấy biến thành màu trắng giống như con hạc trắng. Ở trong hư không tự nhiên mà có tòa lầu các bảy báu với những hoa văn...
(Xem: 28794)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này: ‘Đối với tất cả các loài chúng sinh, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sinh ra...
(Xem: 33343)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0376, Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
(Xem: 29111)
Gương trí vằng vặc của Như Lai cũng như thế, là pháp giới vắng lặng không có gián đoạn không có dao động, vì muốn giúp vô lượng vô số chúng sanh thấy rõ nhiễm-tịnh...
(Xem: 60966)
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni - một trong các pháp môn - là trí ấn của tất cả Như Lai, mầu nhiệm rộng sâu, khác chi thuyền bè trong biển ba đào, nhật nguyệt giữa trời u ám.
(Xem: 39718)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 26640)
Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy (ti-sarana), Ngũ giới (pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo (ti-ratana) và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.
(Xem: 29638)
Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường...
(Xem: 37341)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 40069)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 26824)
Nếu các chúng sanh ác tâm hướng nhau, hãy xưng danh hiệu Địa Tạng Bồ-tát, nhất tâm quy y, khiến chúng sanh kia nhu hòa nhẫn nhục, hổ thẹn với nhau, từ tâm sám hối...
(Xem: 42629)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 37269)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 28273)
Sự hiện hữa của các pháp trên mặt hiện tượng của tướng đó là một sự hiện hữu giả hợp do duyên và, mặt khác tánh của chúng là Không cũng do duyên mang lại.
(Xem: 28881)
Bàn tay cầm chiếc chìa khóa vô thườngchánh niệm. Dùng hơi thở chánh niệm ta tiếp xúc với mọi sự vật, quán chiếu và thấy được tính vô thường của mọi sự vật.
(Xem: 26388)
Này các thầy! Tánh Không thì rỗng không, không vọng tưởng, không sanh, không diệt, lìa tất cả tri kiến. Vì sao? Vì tánh Không không có nơi chốn, không thuộc sắc tướng...
(Xem: 27155)
Phật dạy: Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến.
(Xem: 26176)
Đức Phật thấy rõ bản chất của phiền não tham, sân, si là nguồn gốc khổ đau, Ngài chế ra ba phương thuốc Giới-Định-Tuệ để chữa tâm bệnh tham, sân, si cho chúng sinh...
(Xem: 34601)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 27792)
Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
(Xem: 30451)
Bụt là bậc có Nhất Thiết Trí, bản chất của Người là đại nhân từ, vì thương xót nhân gian cho nên mới xuất hiện trên cuộc đời này để mở bày đạo nghĩa, giải cứu cho con người.
(Xem: 33259)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 28546)
Khi Phật thành đạo là do đạt được Trí Tuệ hay Giác Trí Tuệ thì các pháp giải thoát được thiết lập thực hành Giác Trí Tuệ trong các thời thiền tập.
(Xem: 30056)
Khi tuệ giác nội quán của chúng ta vào trong bản chất tối hậu của thực tạiTính Không được sâu sắc và nâng cao, chúng ta sẽ phát triển một nhận thức về thực tại...
(Xem: 25475)
Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng.
(Xem: 21832)
Trong lời phàm lệ của quyển Tứ phần giới bổn như thích, Luật sư Hoằng Tán (1611-1685) nói: "Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 51271)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 26706)
Tận cùng tư duy của Đạo Phật quan tâm, định luật căn bản là: chúng ta muốn hạnh phúc. Quyền căn bản của chúng tađạt được hạnh phúc.
(Xem: 28601)
Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bihiền lành.
(Xem: 27686)
Thế Tôn, nếu có người nghe được kinh này mà có lòng tin thanh tịnhđạt được cái thấy chân thật thì nên biết người ấy đã thực hiện được công đức hiếm có vào bậc nhất.
(Xem: 24340)
Tự tánh giả danh hay tùy thuộc cũng nằm trong phạm trù Tánh không. Tự tánh giả danh được thể hiện tướng sanh diệt do tác động thời gian thì có sanh có diệt...
(Xem: 27449)
Tuệ quán là tri nhận một cách sáng suốt, vô thời gian. Vì lẽ chơn thức (tri giác nguyên sơ) là một điểm nhận thức có thật trong động tác nhận thức đầu nguồn của tri giác.
(Xem: 31911)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 30172)
Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có thiện nam, thiện nữ nào muốn vì chúng sinh mà nói kinh Pháp Hoa này thời thiện nam hay thiện nữ ấy phải vào nhà Như Lai... Pháp sư Thích Thiện Trí
(Xem: 27679)
“Dược Sư Lưu Ly Quang” là tên gọi của đức Phật này; “Như Lai” là một trong mười tôn hiệu của mỗi vị Phật; “Bổn Nguyện” là các lời phát nguyện của đức Phật này khi Ngài phát tâm Bồ-đề...
(Xem: 35408)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27427)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự ThậtTương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
(Xem: 29992)
Để tìm về tính nguyên thủy ấy, lẽ tự nhiên là ta cần khảo sát cẩn trọng bản kinh được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật. Đó là Kinh Như Lai Thuyết...
(Xem: 31745)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 22996)
Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta) -- còn có tên là kinh Phước Đức hay kinh Hạnh Phúc -- là bài kinh số 5 trong Tiểu Tụng (Khuddakapātha), thuộc Tiểu Bộ (Khuddhaka Nikāya).
(Xem: 24167)
Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thảnđiềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
(Xem: 23007)
Kinh này có tám phương pháp tu hành thành Phật, mà bậc Đại nhân gánh vác sự nghiệp lớn liễu sinh thoát tử, hóa độ chúng sinh cần phải giác ngộ, nên gọi là Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant