Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần 5a: Trích Giảng Thiền Sử

29 Tháng Tư 201100:00(Xem: 8184)
Phần 5a: Trích Giảng Thiền Sử

NHẶT LÁ BỒ ĐỀ
HT Thích Thanh Từ

Tập 1

PHẦN V: TRÍCH GIẢNG THIỀN SỬ

1. Được danh và được thể

Có vị Thiền khách hỏi Thiền Sư Tánh Không:

-Thế nào là ý Tổ Sư từ Ấn Độ sang?

Tánh Không đáp:

-Như có người bị té dưới giếng sâu ngàn trượng, không có một tất dây, đợi chừng nào người ấy lên sẽ đáp ông.

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch nghe nói vậy thắc mắc đem hỏi Ngài Đam Nguyên:

-Người ở dưới giếng làm sau lên được?

Đam Nguyên quở:

-Kẻ si! Ai ở dưới giếng?

Sau đến Qui Sơn, Huệ Tịch lại đem câu ấy hỏi:

- Người ở dưới giếng làm sau lên được?

Qui Sơn liền gọi:

-Huệ Tịch!

Huệ Tịch đáp:

-Dạ !

Qui Sơn liền bảo:

-Ra rồi! Ra rồi!

Ngay đó Huệ Tịch liền ngộ. Ngài nói:

-Tôi ở chỗ Đam Nguyên được danh, ở chỗ Qui Sơn được thể.

Bình:

Vì sao Ngài nói ở chỗ Đam Nguyên được danh? Vì sao ở chỗ Qui Sơn được thể?

Bởi Ngài Ngưỡng Sơn cứ đinh ninh rằng, có người ở dưới lên, ngờ đâu bị gạt một cách đáng thương. Thấy vậy Ngài Đam Nguyên bèn phá gỡ cho, liền bảo: - Kẻ si! Ai ở dưới giếng? Huệ Tịch liền nhận ra lỗi trước, tuy nhiên chỉ mới nhận ra cái lý không người dưới giếng mà chưa thật thấy chính mình. Đến Qui Sơn gọi: Huệ Tịch. Đáp: Dạ! Bảo: Ra rồi! Ra rồi! Là chỉ rõ cái thể hiện tiền. Huệ Tịch ngay đó vỡ lẽ: chính mình vậy.

2. Trâu đã thuần chưa?

Một hôm Tề An Công đến hỏi đạo Ngài Bạch Vân Nghĩa Đoan. Bạch Vân hỏi:

-Trâu đã thuần chưa?

Công thưa:

-Đã thuần, đã thuần.

Bạch Vân bèn mắng cho một trận. Công mặt đỗi sắc, đang ngồi bèn đứng dậy khoanh tay. Bạch Vân hỏi:

-Thuần chưa?

Công im lặng.

Bạch Vân liền nói:

-Trâu ở trong núi đủ nước đủ cỏ, trâu ra khỏi núi chạm Đông chạm Tây.

Bình:

Người tu ví như người chăn trâu giữ gìn chớ cho ăn lúa mạ người. Lúc đầu nó còn hung hăng, sau lần lần thuần thục. Khi thuần buông roi buông dây không phải chăn giữ mà nó vẫn không phạm lúa người. Người giữ tâm mình đúng mức thì không bị thinh sắc (cảnh) làm chuyển lay. Để trắc nghiệm trình độ, Thiền Sư đã hỏi người:

-Trâu đã thuần chưa?

Tức tâm ông đã yên chưa?

Ở đây Công thưa: Đã thuần, đã thuần (tâm tôi đã yên rồi).

Ngay đó Thiền Sư bèn mắng cho một trận. Đây là để nghiệm xem Công đã thiệt chưa, tâm đã thực yên chưa? Tiếc thay Công chưa được yên thật sự, nên mặt mày biến sắc, trong lòng có vẻ không vui.

Bạch Vân gạn lại: Thuần chưa?

Hỏi như vậy để đánh thức thực trạng trong tâm người. Nhưng Công lại cố chấp, khoanh tay im lặng. Ngài tiếp: Trâu ở núi đủ nước, đủ cỏ. Trâu ra khỏi núi chạm Đông chạm Tây.

Khi tâm không duyên thì yên. Có duyên đến thì bị động, mất đi cái an ổn, mà sân hận nổi dậy. Khác nào trâu ra khỏi chuồng thì báng bổ quật Đông quật Tây.

Việc huân tu như vậy là chưa được thuần. Khi không duyên thì ngỡ mình đã thuần. Khi duyên đến, chạm duyên mới hay mình chưa.

Người tu, tu không chỉ ở trong yên, mà phải ở ngay trong cái động mà vẫn yên, thế mới là thực.

Công khi không có bị mắng thì thì ngỡ mình là yên. Khi bị mắng thì nổi sân hết yên. Đây là chưa thật. Phải khi không có mắng, khi có mắng mà vẫn yên thì cái yên đó mới là thực.

3. Hái dưa cho người không vào vườn ăn

Thiền Sư Thanh Phẩu ở nơi hội Ngài Đại Dương. Một hôm Sư đang trồng dưa, Đại Dương vào vườn hỏi:

-Dưa đã chín chưa?

Sư thưa:

-Dưa đã chín.

Đại Dương bảo:

-Lựa một trái hái ăn chơi.

Sư thưa:

- Hái cho người nào ăn?

Đại Dương bảo:

-Hái cho người không vào vườn ăn.

Sư thưa:

-Chưa biết người không vào vườn có ăn không?

Đại Dương hỏi:

-Ông có biết y chưa?

Sư thưa:

-Tuy nhiên không biết mà đâu được chẳng cho.

Bình:

Đã có người hỏi xin mà chủ vườn lại hỏi: Hái cho người nào ăn?

Người chủ vườn muốn gì? Ông trả treo khó dễ. Muốn người xác định cái kẻ “biết ăn”, kẻ ấy là ai?

Tại sao đương sự sờ sờ ra đấy mà hỏi quái như vậy?

Tuy vậy không thể trả lời rằng:

-Hái cho tôi ăn.

Nói như vậy có được không?

Người xin xác nhận như vậy là đã lầm, mắc bẩy kẻ trồng dưa rồi!

Đại Dương không thế, Ngài là người “lái buôn” sành sỏi, chỉ có lừa người, nào ai lừa được. Đâu dễ nửa câu lại bị mắc hợm! Đã là kẻ “lái “ chuyên nghiệp nên trả giá đúng mức để thủ lợi, phải nắm chắc việc ấy trong tay. Ngài quật ngược lại người, đoạt cơ chủ rẫy: - Hái cho người không vào vườn ăn.

Một câu trả lời ma quái, hư ảo! Người vào vườn xin dưa cho kẻ “không vào” ăn. Một chuyện lật lọng ngược lại chủ vườn trả treo. Đã vào, mở miệng xin, sao lại để cho kẻ khác? Ngài mắc cở chăng? Không dám nhận kẻ ấy là mình? Không tự cho mình là kẻ ăn, lại đổ thừa kẻ khác!

“Kẻ không vào vườn” ấy là ai? Là kẻ nào? Có ai thấy hắn đâu! Có chăng cũng chỉ là bóng ma.

Nhưng đã là một bậc đại nhân, Ngài Đại Dương đâu thể chối quanh, nói vô nghĩa như thế.

Ngài nói một cách xác thật đó. Đã giới thiệu một khách quí với chủ vườn. Người đó là kẻ sành sỏi biết thưởng thức hương vị dưa ngon. Kẻ đó đáng được cho ăn. Người đó là “người không vào vườn”.

Nếu là kẻ khác, không phải Thanh Phẩu, người chủ vườn này, thì sẽ nhìn quanh quất kiếm người không vào vườn ấy là ai? Nhưng kẻ chủ vườn này không làm cái việc phí công vô ích ấy. Không bị lời lẽ ma mị của “ông già” lừa. Mà trái lại, còn làm khó dễ hỏi đon ren, không muốn hái dưa cho nữa là khác.

-Chưa biết người không vào vườn có ăn không?

Một lối hỏi để giữ dưa, không muốn mất một quả. Người chủ vườn thật lợi hại, dù là tay đại bịp cũng khó mà qua. Lời nói ấy chứng tỏ người chủ dưa đã biết rõ con người “không vào vườn” kia. Lời nói ấy đã chặn trái dưa trước mắt Đại Dương. Người chủ vườn quả thật là kẻ đáo để. Kẻ “bỏn xẻn”.

Nhưng Đại Dương là một ông lái tài giỏi, đâu để mất món hàng xét ra lợi nhuận rất cao. Ngài lật ngang lời người, hất chân kẻ chặn:

-Ông có biết y chưa?

Đây là lời quyết liệt, lời đoạt dưa. Lời này thật lợi hại, nếu không phải là Đại Dương, kẻ lái buôn chuyên nghiệp thì khó lòng, chỉ ngó dưa mà trừ, hối tiếc.

Đại Dương, một lời đã buộc người dâng hoa quả. Một xảo thuật “kiếm ăn” thật tài tình. Lời ấy đã đưa chủ vườn vào thế phải chấp nhận. Và chủ dưa đã hoan hỷ không còn trả treo nữa, mà nhất tâm tùy hỷ cúng dường lên con người “không vào vườn” ấy. Chủ dưa đã kính cẩn:

-Tuy nhiên không biết mà đâu được chẳng cho.

Người chủ vườn thật là hiếu khách, một kẻ thạo việc trồng trọt, lại thạo của thạo người. Một chủ vườn giữ dưa trọn vẹn, dâng dưa mà không mất một trái.

“Người không vào vườn” ấy là ai?

4. Có mắt không mắt

Một hôm Thiền Sư Nguyệt Am đến chơi Phong Nguyệt Đình thấy có đề bài thi:

Phong lai tùng đảnh thanh nan lập

Nguyệt đáo ba tâm đoạn dục trầm

Hội đắc phong tùng nguyên ngoại vật

Thủy tri giang nguyệt tự ngô tâm.

Đọc xong Sư liền nói:

-Ai làm bài thơ này là kẻ mù.

Bình:

Đây chỉ cần sửa hai chữ thôi tức được sáng mắt, mỗi người tự sửa xem?

5. Cái đánh không can dự gì đến việc kia

Ngài Minh Đạo Giả ở chùa Khai Phước đến tham vấn với Ngũ Tổ Pháp Diễn. Ngũ Tổ thấy Sư tính tình điềm đạm, thông minh, phong cách đặc biệt, thường khen ngợi hạnh Sư trước chúng. Vì thế, trong chúng có một số người đố kỵ, muốn làm nhục Sư cho bỏ ghét. Một hôm nọ rủ Sư đi dạo núi, rồi hè nhau đánh Sư một trận thương tích đầy mình. Về chùa, Sư nằm liệt luôn mấy hôm không đi thọ trai được. Sau Ngũ Tổ hỏi ra mới hay cớ sự, bèn đến thăm Sư. Ngũ Tổ bảo:

-Ông bị bọn vô lễ làm hỗn như thế sao không mách với lão Tăng để lão Tăng đuổi họ đi.

Sư thưa:

-Con bị đánh thương tích thì con chịu, không can dự gì đến việc kia.

Tổ bảo:

-Sức nhẫn nhục của ông còn hơn lão Tăng, về sau không ai làm gì ông nổi.

Bình:

Tuy là chốn đạo tràng, nhưng người tiểu tâm đâu phải không có. Ở đạo tràng Hoàng Mai, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn khi trao y bát cho Lục Tổ, khiến Ngài Huệ Năng thiếu điều mất mạng nay đến đạo tràng Ngũ Tổ Pháp Diễn, chỉ vì Ngài Pháp Diễn đặc biệt chú ý đến người, khiến người bị kẻ xấu ác đánh đập tàn nhẫn. Việc đời là vậy. Trong tập thể thì có kẻ xấu người tốt là lẽ đương nhiên, như bàn tay có năm ngón, ngón dài, ngón ngắn không đều; việc ấy không phải nói. Chỉ nói đến người thọ nạn.

Ngài Minh Đạo Giả đã bị kẻ xấu hành hung. Ngài có thân thế lớn (Hòa Thượng Pháp Diễn) thế mà không dựa vào để trả hận, ngược lại Ngài còn lặng lẽ không rỉ hơi. Bị đánh đau, liệt bại thì chịu, không kêu than, không thống trách tính toán trả hận. Một việc làm như vậy, có phải vì Ngài sợ bọn kia hăm dọa sẽ hạ sát khi Ngài thưa ra không?

Không! Chắc chắn là không. Ngài có thế lực lớn mà. Ngài một bề im lặng chịu đựng chỉ vì một dạ sống vì Phật pháp.

– Lấy ân báo oán?

Tình thương xóa bỏ hận thù?

Tứ đại giả hợp?

Ngũ uẩn giai không v.v…?

Nhưng Ngài không phải vì những thứ ấy mà nhẫn chịu, để trở thành con người cao thượng, một con người có dạ từ bi, mà Ngài đã thể nhận sâu sắc lẽ nhiệm mầu: “Không can dự đến việc kia!”.

“Việc kia” chính là pháp mầu rứt Ngài ra khỏi vòng ân oán, mà có được sự nhẫn chịu phi thường để Ngài trở thành một kẻ có tâm hồn cao thượng, một kẻ biết đem tình thương xóa bỏ hận thù, một con người từ bi đại độ.

 “Việc kia” là việc gì? Ấy là việc không là ngũ uẩn, không ngoài ngũ uẩn. Là việc mà ở trong đó không một quả đấm nào có thể đấm được.

Có thế Ngũ Tổ Pháp Diễn mới tán thán:

-Sức nhẫn nhục của Ông còn hơn lão Tăng, về sao không ai làm gì ông nổi!

6. Một chiếc áo rách nát

Ngài Tuyết Đường lúc ở trong chúng ngộ đạo, Sư chỉ mặc duy nhất có một chiếc áo từ đông sang hạ trải qua nhiều năm nên rận đầy cả áo mà Sư không nỡ bắt. Trong chúng có người chán ghét cái hạnh nuôi rận của Sư.

Sư có ông thân làm quan, khi ấy đổi đến gần chỗ Sư đang ở. Một hôm, Sư đến thăm cha mẹ, nhưng lính gác thấy Sư ăn mặc dơ rách quá nên không cho vào cổng. Sư bèn cởi chiếc áo đưa cho lính nhờ đem vào trình quan. Bà mẹ nhìn biết áo của con bèn cho gọi vào. Thấy áo rách quá và đầy rận bà mẹ đem dẹp và đổi áo khác cho Sư. Sư khóc nói:

-Là quyến thuộc ở cùng tôi đã lâu, nay chia tay lẽ đâu lại chẳng buồn.

Khi ấy bà con quyến thuộc hay tin Sư về mới hẹn hôm sau cùng đến thăm Sư. Đêm ấy, Sư lẽn trốn đi và để lại một bài kệ:

Mạc hiềm tâm tợ thiết

Tự kỷ thượng vi oan

Tảo tận môn tiền tuyết

Phương khai hỏa lý liên

Vạn ban hưu cách vấn

Nhất đẳng thị vong duyên

Cá sự tương ưng xứ

Kim Cang chủng hiện tiền.

Dịch:

Chớ trách tâm như sắt

Chính mình còn chẳng ưa

Quét sạch tuyết trước cửa

Mới nở lò sen hồng.

Muôn việc thôi chớ hỏi

Bậc nhất là quên duyên

Việc này chỗ thích hợp

Giống Kim Cang hiện tiền.

Bình:

Khi người ngộ đạo, thấu lẽ Chơn không, mọi việc quanh thân đều được xem nhẹ. Ăn mặc cơm áo đã trở thành phụ thuộc. Có gì phải nghĩ tới. Một cái áo chân thật mặc hoài không cũ, trùm hoài không rách, mang hoài không hư hoại nhầu nát. Tung ra thì khắp sum la vạn tượng, thâu lại chừng mẩy lông đầu sợi tóc. Có gì làm nhơ nó? Bất cấu bất tịnh. Có gì làm thay đổi? Bất tăng bất giảm. Có gì làm suy suyễn? Bất sinh bất diệt.

Chiếc áo như vâỵ đã khoác lên mình Sơn Tăng, thì còn chiếc áo nào đáng giá hơn nữa. Vì vậy việc áo xống chỉ là sở thuộc của Sơn Tăng. Sơn Tăng đã dùng nó, làm chủ nó. Chứ nó không còn làm chủ, sai khiến Sơn Tăng nữa. Mặc và mặc mãi, mặc đến khi nào không mặc được nữa thì quăng, khỏi chăm sóc không luyến tiếc.

Để nói lên việc làm chủ sự ăn mặc khi thấy mình có chiếc áo bằng trân bảo lộng lẫy. Ngài Tuyết Đường đã mặc hoài một chiếc áo suốt bao năm. Việc ấy đã làm ngứa mắt người có cái nhìn chỉ biết trên cái ăn cái mặc. Đáng tiếc thay cho người! Người trong tùng lâm còn như vậy, huống là kẻ thế tục không hiểu đạo lý gì!

Từ một chiếc áo như vậy, đã hóa hiện biết bao chúng sanh. Loại rận mặc tình nẩy nở. Dù có bị cắn rứt mà Ngài vẫn xem như bạn. Mỗi cắn rứt ngoài da thịt có là bao. Ngại rằng nỗi cắn rứt trong tim trong não kia. Ngài không có nỗi cắn rứt trong tim não thì coi việc cắn rứt trên da thịt có nghĩa gì. Nó hút máu Ngài là hút dòng máu cam lồ. Với dòng máu ấy chúng sẽ “tu” theo Ngài, sẽ là con cái Ngài. Cũng như con cái nút sữa mẹ vậy.

Vì vậy, khi các “lũ con” của Ngài bắt buộc phải xa lìa Ngài bởi bàn tay người mẹ thì Ngài không làm sao mà không xót xa được.

Sự thể hiện đời sống đạo của Ngài tuy cục bộ, nhưng rất gần gũi và xác thật với sinh hoạt thường nhật của cuộc sống.

Con người mãi bận rộn, cũng chỉ vì duyên. Duyên mà không dứt chỉ phí công tu. Người muốn rảnh rang thanh sạch phải lo quét dọn tuyết ngõ nhà mình. Duyên duyên phải cắt đứt. Ấy là yếu chỉ: Vạn duyên buông hết.

Duyên trong duyên ngoài đều bặt dứt, đây là chỗ giống Kim Cang nẩy nở.

7. Thành cái gì?

Vua Hiến Tông nhà Tống hỏi Thiền sư Phật Chiếu:

-Đức Thế Tôn vào núi Tuyết, sau thành đạo, hỏi thành cái gì?

Phật Chiếu đáp:

-Dám hỏi bệ hạ đã quên.

Vua rất hài lòng.

-Vua Hiến Tông đã từng hỏi câu này với nhiều vị Thiền Sư khác, nhưng câu đáp không được vua hài lòng lắm).

Bình:

Đức Thế Tôn thành đạo là thành cái gì? Đây là một vấn đề trọng đại. Vua Hiến Tông đã từng hỏi câu này với nhiều Thiền Sư. Thành cái gì? Đã bao người học đạo thắc mắc đều này. Người ta nói “thành” tức chứng Bồ Đề đạt cõi Niết Bàn. Nhưng ở đây Ngài Phật Chiếu trả lời đơn giản:

-Dám bảo bệ hạ đã quên.

“Có” mà không nhớ ra, tức đã “quên”.

Ngài Phật Chiếu rất khéo, vua hỏi việc Phật mà Ngài từ Phật xoay lại vua, vì vua mà chỉ thẳng. Khác nào Đạt Ma Tổ Sư vì vua Lương mà chỉ cho. Ngài đã mạnh dạn nói: Bệ hạ đã quên.

“Quên” cái gì?

-Quên cái đã có.

Ở vị Bệ hạ “có” cái gì?

-Có cái mà nhà vua đã quên.

Cái “có” là cái quí giá tột bực ở một ông vua, ở một người. Nhưng rất tiếc ở nhà vua và con người đều quên.

Đức Phật đã thành đạo, nay Ngài từ bi chỉ thẳng chỗ “thành” ấy. Đó là chỗ mà bệ hạ đã quên, mà bao người đã quên. Thành cái “có” mà đã “quên”.

Thật đơn giản biết bao?

Nhà vua nghe qua mà bừng tỉnh. Tỉnh cái mình đã “có”.

Vua có, người có chăng?-Có.

8. Một tiếng nạt đáng giá ngàn vàng 

Thiền Sư Phần ở Kiếm Môn. Thuở nhỏ, một hôm Sư bất thần hiểu đạo rồi tự cạo tóc, nhưng vẫn thường chạy rong chơi trong xóm làng, nên thiên hạ gọi Sư là “Tăng điên”.

Sau Sư xuất gia tham thiền và đến nương Ngài Đại Huệ. Đại Huệ nghe nói “Gã phong điên” nên không cho Sư nhập chúng. Sư đành phải ra đi, đến sông Triết Giang, đứng bên bờ trạm, Sư tủi thân khóc than:

-Ta đã lang thang bao năm trời nay định nương Ngài Đại Huệ mà cũng không được chấp nhận, chắc tại kiếp trước ta không có gieo hạt giống Bát Nhã.

Trong khi đang khóc sướt mướt thì nghe lính nạt:

-Tránh ra, quan Thị Lang đến!

Sư bổng nhiên đại ngộ liền làm bài kệ:

Cơ niên cá sự quảy hung hoài

Vấn tận chư phương nhẫn bất khai

Kim nhật can trường hốt nhiên phá

Nhất thinh giang thượng Thị Lang lai.

Dịch:

Bao năm việc ấy chứa trong lòng

Hỏi hết các nơi mắt chẳng khai

Nay bỗng ruột gan tan vở hết

Trên sông một tiếng Thị Lang lai.

Bình:

Một con người đã thao thức trên lối về đại đạo. Nhưng hình tung kỳ quái, khiến người ruồng rẫy không chấp nhận. Hận mình một nỗi vô duyên, kém mầm Bát Nhã. Thề một quyết hy sinh thân mạng, dứt đi nghiệp chướng oan khiên. Mong sao đời khác tiếp nối trọn lành, không oan oan, ương ương như thuở này nữa.

Thời cơ đã đến. Lính mở đường quát nạt mở lối cho quan Thị Lang tiến bước. Đang khi đau khổ bời bời, ruột gan rối loạn, nỗi lòng rã tan. Giữa cái lúc chỉ còn có ta và ta, niềm băng giá phủ lấp cõi hồn thì tiếng quân thét.

Ngay đó băng tan giá rã, nỗi khổ cuốn trôi. Phăng phăng một mối. Tâm hồn rỗng rang nhẹ hửng. Ngài đã sống lại từ bên kia cõi chết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26689)
Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cựctiêu cực.
(Xem: 28275)
Càng trau dồi, Giác Trí càng khai mở thì Pháp Phật càng sáng tỏ hơn; giống như càng nghiên cứu học hỏi thì kiến thứctư tưởng càng phong phú và sâu sắc hơn.
(Xem: 29437)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 33335)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
(Xem: 21795)
Để dễ tiếp cận, chúng ta sẽ nêu câu hỏi cụ thể, rằng “Ai đã vượt qua cả thiện và ác?” và các trích dẫn nơi đây sẽ chỉ tập trung riêng vào Kinh Pháp Cú (Dhammapada).
(Xem: 30690)
Thiện tri thức! Tâm lượng quảng đại, biến mãn khắp pháp giới, về dụng thì mỗi mỗi phân minh, ứng dụng ra thì biết được tất cả là một, một là tất cả... Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 31334)
Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là “thiền”, bên trong không loạn gọi là “định”. Bên ngoài nếu như tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên.
(Xem: 37212)
Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm...
(Xem: 32346)
Này chư Thiện tri thức, cái trí Bồ Đề Bát Nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được... Minh Trực Thiền Sư Việt dịch
(Xem: 27170)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại núi Bồ-đạt-lạt-ca, trong cung điện Quán Tự Tại, trong đó có nhiều cây báu như cây ta-la, đam-ma-la...
(Xem: 20647)
Theo Trung Quán, duyên khởi không có nghĩa là nguyên lý của một tiến trình ngắn ngủi, mà là nguyên lý về sự lệ thuộc vào nhau một cách thiết yếu của các sự vật.
(Xem: 22272)
Vì sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nên tâm khôngtự tính. Sáu thức hay tâm thức đã vô thường thì nó cũng không có chơn thật.
(Xem: 24019)
Nói khái quát, Phật giáo quan niệm thực tại không ngừng biến chuyểnbác bỏ khái niệm bền vững lâu dài. Tất cả là một dòng sát na sinh diệt liên tục, tất cả là lưu chú...
(Xem: 22886)
Với hy vọng và một cảm giác hạnh phúc, thân thể chúng ta cảm thấy an lạc. Vậy nên hy vọnghạnh phúc là những nhân tố tích cực cho sức khỏe của chúng ta.
(Xem: 23246)
Một quan điểm khách quan mà nói, các kinh dù nguyên thủy hay phát triển, cốt tủy Giác Ngộ được Cứu CánhGiải Thoát khỏi dòng Tâm Thức vẩn đục...
(Xem: 30458)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 30124)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 23147)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỳ-khưu, người nói Pháp không tranh luận bất cứ với một ai ở đời.
(Xem: 22350)
Thưa Ðại vương, chính phải có giao tiếp mới biết được sự thanh liêm của một người, và như vậy, phải trong một thời gian dài...
(Xem: 21804)
Sodpa hay Nhẫn nhục ba la mật là một trong những pháp thực hành Bồ tát đạo quan trọng nhất. Có những hoàn cảnh đặc biệt bạn cần phải thực hành hạnh Sodpa.
(Xem: 28262)
Các Tỷ kheo thực hành pháp an cư, là biểu hiện mẫu mực đời sống ly dục, tịch tịnh của một vị A la hán. Đời sống ấy được thực hành miên mật đầy đủ bốn chất liệu thanh tịnh...
(Xem: 19296)
Với Phật giáo, sống là sống với. Do đó, bạn bè là một thuộc tính riêng có của các loài chúng sanh nói chung và của con người nói riêng...
(Xem: 20188)
Muốn đền đáp ân đức cha mẹ là khi cha mẹ chưa có lòng chính tín thì khuyên bảo cha mẹ có lòng chính tín để có được nơi an ổn từ niềm tin đó...
(Xem: 30956)
Phật dạy: “Nếu vị a-xà-lê cùng người tu hành muốn tu hạnh Bồ-đề phần pháp và các món thành tựu, nên đối với pháp của Quán Tự Tại Bồ-tát mà tu tập.
(Xem: 41560)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 0159 - Hán dịch: Đường Bát Nhã; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 32776)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 19144)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật. Các vị Tỳ-khưu quyết định trùng tụng trong dịp an cư...
(Xem: 34055)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 24987)
Ai khôn ngoan muốn cầu hạnh phúcước mong sống với an lành Phải tài năng, ngay thẳng, công minh...
(Xem: 23716)
Tung rải từ tâm khắp vũ trụ Mở rộng lòng thương không giới hạn Tầng trên, phía dưới và khoảng giữa... HT Thích Thiện Châu dịch
(Xem: 25348)
Ta hãy đem lòng từ bi không giới hạn của ta mà bao trùm cả thế gian và muôn loài, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải... HT Thích Nhất Hạnh dịch
(Xem: 27802)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 25045)
Ðức Thế Tôn Chánh Ðẳng Chánh Giác từ lúc phát tâm tu tập cho đến nay đã thành tựu, vì muốn độ người nên an trú tại thành Xá vệ. Chư Thiên, nhân loại cung kính cúng dường...
(Xem: 23861)
Tâm kinh Bát-nhã là một bản kinh trọng yếu trong nhà Thiền, bản kinh này nói về “tánh không” của các pháp. Người tu Phật phải mở được cánh cửa trí tuệ...
(Xem: 58783)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 23247)
Từ bi bác ái, tự giác giác tha. Ấy là mục đích của bậc chơn tu chánh đạo. Xưa, Phật ra đời khai môn giáo hóa, tế độ quần sanh trong bốn mươi chín năm...
(Xem: 20911)
Như Lai sẽ nhập niết-bàn trong vòng ba tháng nữa, nên các tỷ-khưu, tỷ-khưu ni cũng như vô số các loài hữu tình đến để cung kính đảnh lễ.
(Xem: 28219)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 28950)
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ Phật ở thành Vương Xá, trong núi Kỳ Xà Quật, cùng với các vị Đại Tỳ Khưu, hai vạn tám ngàn người, đều là những bậc chỗ sở tát đã xong, phạm hạnh đã lập...
(Xem: 19241)
Ở một chừng nào đó có thể hiểu, đi theo con đường của Phật, noi theo công hạnh của Phật, để cuối cùng được kết quả như Phật… thì được xem là đang làm việc Phật.
(Xem: 24636)
Nội dung của Kinh Di Giáo là những lời dạy của đức Thế Tôn trước khi nhập diệt. Lời lẽ đã tha thiết, ý nghĩa lại sâu xathực tế.
(Xem: 21461)
Bổn phận của người Xuất Giatu đạo, truyền đạoduy trì Phật giáo, cho đến thực hiện tinh thần Bồ-tát nhập thế, còn bổn phận của người Tại Gia là ở bên ngoài hộ trì Phật giáo.
(Xem: 23895)
Diệu Pháp Liên Hoa, đề kinh được cấu tạo theo thể cách Pháp và Dụ. Diệu Pháp ám-tỷ cho cái Tri Kiến Phật nhiệm mầu vốn có của tất cả chúng sanh...
(Xem: 28642)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ đời trước mà cảm quả báo.
(Xem: 29466)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 17668)
Đức Phật chỉ cho phép dùng rượu để làm thuốc chữa bệnh hay nấu ăn, nhưng phải trừ khử mùi vị, màu sắc của rượu, ngoại trừ khi dùng rượu làm thuốc thoa.
(Xem: 31060)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25366)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 18988)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giớibản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật... HT Thích Trí Quang
(Xem: 20171)
Nghiệp báo, trước tiên nhất có nghĩa là hành động. Chúng ta phân biệt một loại nghiệp báo, là bản chất tinh thần, một nhân tố tinh thần...
(Xem: 23974)
Để có thể chấp nhận cả cái tốt lẫn cái xấu một cách tự tại, bạn cần phải nắm chắc trong tay một nguyên lí đó là tính cách “vô phân biệt” (không hai, không khác) của Bát nhã.
(Xem: 19058)
Theo lời dạy của Đức Phật, sắc sanh như là các hạt nhỏ. Các hạt nhỏ này có thể nhỏ hơn các nguyên tử. Khi quý vị thực hành thiền tứ đại một cách có hệ thống...
(Xem: 20183)
Diệu pháp đại thừa pháp Liên hoa một đóa trăng Cõi trời người cung kính Quy mạng đốn giác môn.
(Xem: 20081)
Đức Phật là vị thầy, người hướng dẫn và chỉ đạo tâm linh của chúng ta. Do thế, những hành vi thân thể, lời nóitư tưởng phải phù hợp với lời dạy của ngài.
(Xem: 24869)
Đông-Tấn, Sa-Môn Thích-Pháp-Hiển dịch chữ Phạn ra chữ Hán, HT Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt
(Xem: 19436)
Chúng ta sống trong không gian vô cùngthời gian vô tận tất phải có nhận thức về thế gian. Thế gianmột thế giới hiện tượng lưu chuyển mãi...
(Xem: 22607)
Tất cả các đệ tử đã đến đây, bởi đang tìm kiếm sự giải thoáthạnh phúc vô song tối thượng của sự toàn giác. Mọi người tập họp ở đây vì chúng sinh, vì Giáo Pháp...
(Xem: 61877)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh.
(Xem: 31164)
Vâng, để Giác Ngộ, chỉ cần xoáy vào một chữ tâm đó thôi. Chỉ cần an trụ, chỉ cần hàng phục được cái tâm đó là xong! Nghĩa là trở thành một bậc Giác ngộ, ngang hàng với Phật...
(Xem: 22134)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết Bàn (Nirvana, Nibbana).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant