Lê Huy Trứ
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
Tưởng cũng nên ôn cố tri tân, khái niệm về danh từ Phật (sinh ngữ) và Bụt (tử ngữ). Chữ Bụt phát âm từ tiếng Phạn Buddhã. Chữ Bụt không còn thông dụngtrong hàng Phật Tử Việt Nam bằng chữ Phật. Chữ bụt chỉ có một thời thông dụngchỉ trong giới bình dân ở miền Bắc. Đa sốgiới bình dân miền Bắc vẫn nhầm tin, tưởng Bụt (đầu trọc) là trời, tiên, thánh, và có thể là Phật hiện ra để ban phép lạ như trong chuyện ngụ ngôn Tấm Cám.
Phật Tử không có niệm: Nam Mô A Di Đà Bụt, Mô Bụt, Nam Mô Tiếp Đạo Bụt. Tuy nhiên, gọi Thích Ca Mâu Ni là Phật hay là Bụt thì đa số Phật Tử điều biết đó là ai. Cho nên, chúng ta không nên quan trọng hóa danh xưng Bụt hay Phật, chỉ mất công tranh cải vô ích.
Dĩ nhiên, phát âm “Phật” (Fat,) cũng như những phát âm khác như Phước, Phúc, Phát, Dung, “nghiêm chào phắc.” Trong quân đội, khi chỉ huy trưởng bước vào phòng thì mọi người điều đứng lên “phắc” cấp chỉ huy, kể cả cố vấn Mỹ, không phân biệt nam nữ. Những âm thanhViệt rất văn hoa, nghiêm trang ở trong nước này được xuất dương, và được phát âm rất “chuẩn” từ miệng của đa số người Việt cho người Anh Mỹ nghe, thường dễ bị hiểu lầm qua nghĩa khác của tiếng Anh Mỹ. Nhưng vì văn minh lịch sự, họ chỉ ôm bụng đau mà cười thầm. Những từ ngữ oái ăm này cũng rất trở ngại cho người Anh Mỹ muốn học, và phát âmđúng tiếng Việt mà không bị người Việt cười họ bể bụng.
Đơn từ Phật (佛) theo cách viết chữ Hán, gồm có hai vế: bên trái là bộ Nhân (亻), bên phải là chữ Phất (弗).
Theo phương pháp chiết tự để dẫn giải, bộ Nhân (亻) ở bên trái có nghĩa là NGƯỜI. Chữ Phất (弗) ở vế thứ hai, có nghĩa là KHÔNG, là VÔ; theo thuật ngữ Phật Giáo đó là TÁNH KHÔNG.
Ghép cả hai vế lại với nhau, Phật (佛) nghĩa là BẬT GIÁC NGỘ, NGƯỜI NGỘ TÁNH KHÔNG. Hay là NHƯ LAI (Niết Bàn gọi là Như/Hư, hiểu biết gọi là Lai/Ngộ. Vì vậy, Chánh Giác Niết Bàn (Chính đẳng chính giác, sa. samyaksambuddha) được gọi là Như Lai. Như Laicòn được xem là đồng nghĩa với Trí Huệ (sa. prajñā) và Tính Không (sa. śūnyatā).
Như Lai không đến, không đi (vô khứ vô lai, not back to the future.) Như Lai không ở trong quá khứ, hiện tại, lẫn tương lai vì Như Lai đã từng ở đó rồi.
“Diễn giải một cách toàn diện hơn bao gồm cả hai vế, khi nhìn thấy danh từ 佛 (PHẬT), nó nhắc nhở người Phật tử - hay những ai biết chữ Hán - những điều nhận thức rất căn cốt và thâm diệu sau đây:
* Phật là một con người như tất cả mọi người.
* Vì cũng là con người cho nên Phật với chúng ta đều bình đẳng.
* Phật không phải là Tiên, Thánh hay Thần và nhất thiết không phải là một Thượng Đế "Toàn Năng" (Almighty God) như của bất kỳ tôn giáo độc thần nào có quyền ban ơn giáng họa mà người ta gán cho Thượng Đế này.
* Mỗi người và mọi người đều có khả năng thành Phật, chứ Phật chẳng dành riêng cho ai.
* Muốn thành Phật thì phải tu hành và ngộ được Tánh Không, chưa ngộ Tánh Không thì chưa thành Phật.
* Tánh Không phải tu và hành mới đạt được chứ không thể cầu xin hay do ai ban cho.
* Tánh Không là Phật Tánh.
Đến đây quý độc giả có thể đã hết sức khâm phục ngài Huyền Trang vì sự uyên thâm Phật pháp, tính sáng tạo và sự liễu Đạo của ngài, vì chỉ trong một từ với hai vế đơn giản, ngài đã dạy cho chúng ta không biết bao nhiêu điều bổ ích, hiểu một cách sâu sắc về đạo Phật và không thể hiểu lầm đạo Phật với các tôn giáo khác. Những điều trên đây cũng tỏ rõ được tính sanh [sinh ngữ, Trứ] của từ Phật và tánh tử [tử ngữ-Trứ] của từ Bụt trong sự so sánh giá trịvề tính biểu tượng của nó. Nó cũng giải thích tại sao từ [ngữ]Bụt đã dần dần đi vào ... mai một, và [danh] từ Phật vẫn được lưu truyền trong tiến trình phát triển của Phật giáo Việt Nam.”36
Chúng ta không dám so sánh với Đức Phật. Chúng ta không bao giờ có thể giác ngộ như Đức Thế Tôn. Đức Phật là một hướng dẫn đạo sư vĩ đại, đáng tán thán.
Tuy nhiên, thầy tìm trò có căn cơ để dạy lại những công phu của mình đạt được, để khỏi bị mai một. Ngược lại, trò cũng muốn tầm đúng chân sư tài ba để học tuyệt kỷ, vì mong được thành công, và vinh danh với đời. Thầy dạy, trò học mà trò không được giỏi bằng thầy hay giỏi hơn thầy, một là trò dốt, không cố công học, hay tại vì thầy dạy dở, dấu nghề.
Dĩ nhiên, bật thầy thượng hạng không muốn thu nhận học trò hạng bét. Ngược lại, học trò xuất sắc không bái sư phụ hạng ba. Đó là lý do, Đức Thế Tôn đã lìa hai vị thầy đầu tiên để tự mình đi tầm đạo vô thượng.
Hai vị đạo sĩ Bà La Môn, Alara Kalama (tu Vô sở hữu xứ), và Uddaka Ramaputta (tu Phi tưởng phi phi tưởng xứ), này không hẳn là đạo sư của Đức Thế Tôn, đạo hữu thì đúng hơn, vì họ không dám làm sư phụ của Đức Thế Tôn. Họ chỉ đề nghị đồng tu hành. Chỉ trong một thời gian ngắn, không những Đức Thế Tôn đã thành công vượt qua hai vị thầy này, mà Ngài còn chỉ điểm lại cho họ. Tuy nhiên, Ngài không sở trụ vào những thành công ấu trĩ, cùng với những kết quả tạm thời đó như hai vị đạo hữu còn cố chấp này. Bởi vì, Ngài đã biết những kiến giác đó chỉ là những bước thành đạt tạm bợ, chưa phải là chân lý rốt ráo.
Vì vậy, Đức Thế Tôn đã bỏ đi, và tiếp tục tự tầm đạo. Ngài tới và ngỏ ý cùng tu với nhóm 5 đạo sĩ nổi tiếng, trưởng tràng là A-nhã Kiều Trần Như (tiếng Phạn: Ajñāta Kauṇḍinya, tiếng Nam Phạn: Añña Koṇḍañña, chữ Hán: 阿若·憍陳如.) Những người này cũng đang tầm đạo, tu khổ hạnh, ép xác, nhiều năm. Bọn họ tự lượng sức mình, không thể khổ thân mệt xác tối đa, nên chúng đã bất lương, đề nghị là Đức Thế Tôn thử hành xác của ngài trước, và nếu không chết, thành công thì chỉ điểm cho họ.
Đức Thế Tôn thực tập khổ hạnh, theo phương pháp mù quáng cổ điển, ép xác của “Bà La Môn nguyên thuỷ” đến mức cực đoan. Gần mất mạng, Ngài mới ngộ ra, đây cũng không phải là phương pháp, và con đường đưa đến giác ngộ. Nếu cứ tiếp tục thì sẽ 'giác tử' vô ích. Cho nên, Ngài mới tỉnh ngộ, làm ‘đại cách mạng,’ ăn uống lại, ‘cải cách’ một chút. Có thực mới vực được đạo.
Năm tên đạo sĩ Bà La Môn mánh mung, biếng nhát, sợ khổ thân này, chê Đức Thế Tôn là ‘cải cách’ không tu theo đúng đường lối nguyên thuỷ của những bật phạm thiên, Bà La Môn.
Chúng nó khinh khi, bỏ Đức Thế Tôn mà đi. Vậy mà, sau khi giác ngộ, Đức Phật vẫn giữ lời hứa, tìm tới giảng bài pháp đầu tiên, Tứ Diệu Đế, chỉ điểm cho bọn họ, và đã nhận 5 tên phản bạn này làm đệ tử đầu tiên của Như Lai. Nghe đâu, nhờ vào căn bản và công trình tu hànhnhiều năm, bọn họ, theo thứ tự, đều giác ngộ rất nhanh, trở thành A La Hán. Nhưng sau đó, không thấy kinh điển nào nhắc nhở đến công đức của nhóm A-nhã Kiều Trần Như này.
Hình như bọn họ ích kỷ, chỉ muốn đạt tới quả A La Hán để tự giải thoát tấm thân họ chứ bọn họ không có chí cả của bồ tát, cứu độ chúng sinh. Đây không phải là chủ trương và đường lối của Thái Tử Tất Đạt Đa lúc Ngài nhất quyết, từ bỏ tuổi thanh niên, hạnh phúc gia đình, giàu sang, và quyền quý để đi tầm đạo vô thượng.
Những suy luận kể trên, đã chứng minh là Đức Thế Tôn đã không dừng lại ở mức độ A La Hán sau khi Ngài chứng Tứ Thiền. Mà Ngài đã trải qua giai đoạn độc giác phật, rồi vượt quaquá trình tu bồ tát, và cuối cùng tự mình đã đạt chánh đẳng chánh giác, trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni viên dung, toàn bích.
Đây cũng là điều đại may phước cho chúng sinh vì nếu lúc đó Đức Thế Tôn vẫn cố chấp tu theo kiểu nguyên thủy ép xác của bà la môn. Một, Ngài sẽ chắc chắn tử ngộ, không ai biết thái tử Ấn, Tất Đạt Đa là ai. Hai, nếu Ngài còn ngoắc ngoải ngộ, thì một là Ngài chỉ là một đạo sĩ Bà La Môn vô danh, tu khổ hạnh trở thành một ‘la hán’ của bà la môn với Ngũ Thần Thông, hay là một đạo sĩ tu tuyệt thực đến đói chết vì ngu si, và cuồng thủ cựu. Đa số, nếu ai tu theo kiểu cuồng ép xác này sẽ bị tẩu hỏa nhập ma mà chết, làm con ma si đói là cái chắc.
Trong Maha Saccaka Sutta, Đức Thế Tôn tự thuật lại trong lúc Ngài đang tu khổ hạnh, ép xác. Ngài đã nín thở làm chận đứng dưỡng khí chạy lên não, sờ trước bụng lại đụng tới xương sống sau lưng, xoa thân thể thì lông rơi lã chã, da thâm xì vàng như bị viêm gan, và đi cầu đi tiểu bị té úp mặt tại chổ.
Tự hành xác, không uống nước, không ăn, nín thở làm cho oxygen không lên nuôi não được, chắc chắn không bao lâu lục phủ ngũ tạng kể cả trí não của Ngài sẽ bị hôn mê (coma,) gan, thận, ... sẽ nội thương trầm trọng. Bác sĩ Mỹ và y khoa bây giờ cũng phải bó tay, vô phươngcứu chữa.
May thay cho chúng sinh, Đức Thế Tôn đã tỉnh ngộ ngay tức khắc, và đã thông minh ‘cải cách đại.’ Vì lúc đó, Ngài còn là hành giả, tu chưa tới nơi tới chốn mà đã ngũm củ tỏi thì phỏng được ích gì?
Những dẫn chứng trên đây chính là bằng cớ hùng hồn, Đức Thế Tôn là một nhà đại cách mạng tôn giáo vĩ đại, một nhà cải cách can đảm, một đại sư phụ khoang dung độ lượng, một trí dũng bồ tát thức thời, không cực đoan. Đức Phật đã sáng tạo ra tân tôn giáo riêng biệt với những pháp môn ‘cải cách’ đặc thù, sau khi Ngài đã tự mình giác ngộ. Ngài chính là ‘nguyên thủy’ sư tổ của Phật Giáo Đại Thừa, ‘cải lương tân tiến,’ hơn 2,600 về trước trong xã hộinguyên thuỷ Ấn Độ.
Cho nên, tôi chỉ lập lại những gì ý Đức Phật đã dạy ở trên:
Đừng vội tin những gì Long Thọ viết, vì có đọc cũng không dễ gì hiểu được để mà cả tin. Mà hãy nhìn những kết quả mà Long Thọ đã làm cho Phật Giáo ngày nay.
“Mục đích của Long Thụ là phục hồi giáo lý Trung đạo của Phật, lúc đó đang gặp cơ nguy bị vùi lấp trong cuộc tranh luận giữa Kinh lượng bộ và Thuyết nhất thiết hữu bộ, cũng như những phỏng đoán về những sự việc siêu hình vô bổ. Nhìn như thế thì Long Thụ cũng không hẳn là người khai sáng một trường phái, hoặc là người khai sáng Đại thừa. Sư phân tích các chủ đề quan trọng nhất của Phật giáo dưới quan điểm là Duyên khởi và Tính không là đồng nhất, được Sư nhấn mạnh ngay trong câu kệ Bát bất, ‘tám phủ định’.”35
Qua bài kệ đầu tiên của Trung Quán Luận:
“anirodham anutpādam anucchedam aśāśvataṃ | anekārtham anānārtham anāgamam anirgamaṃ”
Dịch: Không diệt, không sinh, không đoạn, không thường, không là một, không đa dạng, không vào (hiện hữu), không ra (cõi đoạn diệt).
Chủ đích của phương pháp ‘bất bát,’ ‘bỏ qua đi tám,’ được miêu tả bằng cách phủ nhận các "cuồng kiến," những quan điểm cực đoan, rồi trình bày giáo lý Trung Đạo (sa. madhyamā pratipad,) tiền hậu nhất trí, của Đức Phật một cách triết lý khoa học, với những luận lý tríthức, có thể thông hiểu được trong những xã hội văn minh hiện đại.
Như Lai chỉ dạy một điều duy nhất: Khổ, và cách diệt khổ.
“Theo Long Thụ thì, tương tự khuynh hướng đã được vạch ra trong các bộ kinh Bát-nhã, vô minh (sa. avidyā) là một trong những nguồn gốc chính của khổ, và người ta nên khắc phục nó trước những thành phần khác, nghĩa là thay thế nó bằng nhận thức siêu việt (sa. prajñā), bằng trí (sa. jñāna). Theo Long thụ thì tiêu diệt vô minh cũng có thể được thực hiệnbằng con đường luận lý với lý thuyết và Sư thừa nhận một giá trị thực tiễn của phương pháp này. Trong các luận cứ của mình, Long Thụ áp dụng phương pháp giải phá để hành giảPhật giáo từng bước hoá giải tất cả những khuynh hướng thủ chấp (sa. upādāna) và để Trung đạo tự hiển bày trong nhận thức đã đạt được.”35
“Long Thụ xuất hiện trong thời kỳ đỉnh cao của triết học Ấn Độ với nhiều trường phái Phật Giáo cũng như các trường phái ngoài Phật Giáo cùng với các quan điểm của họ.
Động cơ trung tâm cho việc hoá độ của Long Thụ – một công trình hoằng pháp lập cơ sở cho Trung quán tông sau này cũng như lưu lại nhiều tác phẩm triết học Phật giáo – chính là việc khôi phục giáo lý của đức Phật. Theo Long Thụ, tư tưởng then chốt của Phật giáo đang gặp cơ nguy thất lạc qua xu hướng kinh viện triết học trong một số trường phái Tiểu thừa thời đó.”35
Tôi đã chứng minh, Bồ Tát Long Thọ đã tục diệm truyền đăng, ‘nguyên thủy nương theo’ con đường trung đạo mà Đức Thế Tôn đã từng trải qua, bằng lối giải thích triết lý văn hóa của cảicách văn minh, hiện đại…thừa.
Long Thọ là bật Bồ Tát lịch sử vĩ đại. Ngài chỉ đứng sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cho nên, những xuyên tạc về Long Thọ của những thiểu số vô minh, và ganh tỵ qua những công trình đóng góp tích cực cho Phật Giáo, triết lý, và khoa học vị lai của Ngài, không đáng để cho chúng ta biện bạch ở đây
Nhất là, LongThọ Bồ Tát đã có công duy trì chính thống, và bảo tồn nguyên thuỷ của những gì Đức Phật thuyết pháp và chủ trương. Trong lúc, “Phật giáo đang gặp cơ nguy thất lạc qua xu hướng kinh viện triết học trong một số trường phái Tiểu thừa thời đó.”35
Long Thọ Bồ Tát chính là người hộ pháp của Phật Giáo.
Đây chính là sự thật, mà sự thật là chân lý, mà chân lý tự nó có tánh thuyết phục. Bất khả tư nghị.
Long Thụ không hẳn là người khai sáng một trường phái, hoặc là người khai sáng Đại Thừanhưng Ngài đã để lại một ấn tượng rất sâu đậm cho sự phát triển triết lý tới mức tột đỉnh của Phật Giáo Đại Thừa.
- Tag :
- Lê Huy Trứ