Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

34. Mời Tân Trụ Trì

30 Tháng Tư 201100:00(Xem: 12679)
34. Mời Tân Trụ Trì

BÁCH TRƯỢNG TÒNG LÂM THANH QUY
Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc 
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008

Quyển 5

Bách Trượng Hoài Hải biên soạn vào đời Đường tại Hồng Châu.
Tỳ Kheo Nghi Nhuận chứng nghĩa chùa Chân Tịch tại Hàng Châu
Trụ Trì Diệu Vĩnh chùa Giới Châu duyệt lại tại Việt Thành vào đời Thanh.

Chương 5: Trụ Trì

1.34 Mời Tân Trụ Trì

Phàm các tự viện 10 phương thiếu Trụ Trì, cần phải tinh tế tìm bậc cao tăng đạo đức mới có thể thỉnh cử. Cần phải họp chúng luận bàn kỹ để quyết định. Giám viện cũng phải biết rõ việc chùa, đất đai, tài sảnlễ nghi tiếp rước… Mọi việc phải hoàn bị tức là mời 2, 3 ban có Trưởng Ban điều động và tín đồ vài 3 người chuyên môn giúp việc. Tới ngày dự định họp đến các liêu chúng cho hay, phòng khách chuẩn bị sẵn sàng. Gióng đại hồng chung 3 hồi 3 tiếng nhóm chúng vân tập lên chánh điện. Có khách đặc biệt tới chùa tiếp nơi phòng khách, dùng lễ tiếp đãi, mời trà, chuyện vãn. Tri Khách trước bạch Hòa Thượng Phương Trượng biết và cho nhà trù hay để lo liệu. Kế hỏi thăm khách cho rõ, lễ phẩm dâng cúng đặt lên bàn, hướng dẫn khách lễ Phật. Tiếp theo đưa khách đến gặp Phương Trượng Trụ Trì chào hỏi, ngồi lại dùng trà, đàm đạo, trình bày lý do thỉnh tăng Trụ Trì. Nếu đường xa xôi khách cần nghỉ lại, đưa khách tới phòng ngủ. Nếu nội trong ngày rồi về, khỏi đưa khách tới phòng ngủ. 

Nếu lời thỉnh không được đáp ứng thời viết thư từ chối, nhưng việc mời Trụ Trì nên dò ý trước xem có được hay không. Chấp thuận mới tiến hành thỉnh; không được thời ngưng; nếu thuận đích thân đến hoặc chuyển qua Trưởng Ban lo. Như ta nhận sự cầu thỉnh, liền thông báo đến 2 dãy liêu cho chúng biết. Kế, sáng hôm sau, sau thời công phu, họp chúng tại chánh điện, nói rõ lý do, thăng tòa nói đã nhận lời mời thỉnh. Người có trách nhiệm được chùa phái đến mời Trụ Trì là duyên may, liền thiết trai cúng dường. Người được thỉnh có một chỗ ngồi đặc biệt, thết đãi như một chuyên viên. 

Thầy Tân Trụ Trì liền chọn một số người thân tín cùng đi tới chùa mới với người mời. Một buổi lễ bàn giao sổ sách, khế ước, giao kèo, long trọng diễn ra. Tiền bạc, lúa thóc, vật dụng v.v.. nếu cam kết trên giấy tờ không rõ ràng, không nhận, vì văn bản vĩnh viễn này rất là quan trọng làm chứng từ pháp lý. Chọn ngày ấn định, tới ngày nhập tự, tân Trụ Trì dùng điểm tâm xong, ra giữa chúng tác bạch từ giả, kế lên chánh điện lễ Phật, lạy tạ Phương Trượng rồi chuẩn bị lên đường. Chuông trống bát nhã, đại chúng vân tập trước chánh điện, đợi Trụ Trì lễ Tổ xong, vào chánh điện lễ Phật 3 lạy; đại chúng đảnh lễ Trụ Trì 3 lạy, Trụ Trì xá đáp lễ. Đại chúng đi trước ra cửa đứng 2 bên đối diện trang nghiêm, chấp tay cung kính. Thầy Trụ Trì lễ Hộ Pháp Vi Đà, Phật Di Lặc xong rồi chào từ giả đại chúng mà đi. Đại chúng tiễn một đổi xa cho bóng người mất hút rồi mới trở lại.

Nếu ban thỉnh Sư ở lại chùa áp dụng giống các nghi trước. Người được phái đến trước gặp Trụ Trì hành lễ xong, chấp tay bạch rằng: “Vùng đó … (tên), chùa A… không có Trụ Trì, nay đủ lễ nghi xin cung thỉnh Đại Đức… vì chúng con nhận chức Trụ Trì. Ngưỡng mong trên Hòa Thượng từ bi doãn nạp và mong được cung thỉnh Đại Đức … về trụ trì chùa…” 

Trụ Trì đáp: “Kính vâng lời dạy của Hòa Thượng Phương Trượng, chúng tôi hoan hỷ đáp lời thỉnh cầu của quý vị.” 

Nếu người được thỉnh là môn nhơn, Hòa Thượng Phương Trượng trao pháp y, kèm theo lời pháp ngữ dặn dò mọi điều cần thiết để hành giả thi hành nhiệm vụ mới. Tân Trụ Trì chí tâm chấp tay lắng nghe Hòa Thượng nói xong: đáp “Con xin y giáo phụng hành” rồi lạy 3 lạy, bạch rằng: “ngưỡng mong ân đức Tam Bảohồng ân Tổ đức gia hộ, sự thỉnh cầu quá ân cần của Phật tử, thật cũng khó từ nan Phật sự chung, con chỉ e không đáp ứng được nhu cầu trông đợi. Cúi xin, trên Tam BảoHòa Thượng chứng minh cho tâm nguyện của con.” Bạch xong, xá 3 xá.

Hòa Thượng đáp: “đạo đã qui định, rõ một tơ hào không lầm người nhân đức, Thầy chỉ mong cho con chu toàn trách nhiệm”.

Trụ Trì: “Mô Phật, con xin vâng hành.” Rồi đứng lên xá 3 xá.

Đại chúng ra trước đứng ngoài cửa sắp hàng đối diện 2 bên đợi để tiễn chân tân Trụ Trì ra khỏi cửa. 

Lời phụ: Bạch thỉnh tân Trụ Trì

Phàm bạch thỉnh tân Trụ Trì nên tùy theo mỗi hoàn cảnh mà làm, giá không có ai làm nên dựa theo đây cũng thành nghi, chỉ sửa từ cho thích hợp mà thôi.

Từng nghe rằng: ngoái xem bảo vật, Tây phương chư Thánh rộng mở mang. Vua mộng thấy người vàng pháp truyền qua Đông Độ cho pháp luân thường chuyển. Trang nghiêm vi diệu, hào quang chiếu khắp 3000 cõi, Phạm Âm diễn pháp Đại Thừa, viên âm kết Mâu Ni 108 pháp. Nên biết, nguyên xưa Thánh giáo do nhờ thiện duyên mà hưng thạnh. Riêng vì từ xưa tăng viên ắt do người lập thành. Cung kính Hòa Thượng thượng A hạ B… tên vùng… tên tăng… tên chùa… do phước đức đời trước, tham cầu diệu đế chân như, niêm hoa mỉm cườingộ đạo Bồ Đề vô thượng; dấu ấn còn in như tuyết, một y một bát không ngăn đến nơi nào đều rủ ánh từ. Lục diệu, 6 thông để tùy thân mà ứng hóa. Nay làng của… tên chùa… thay thế danh lam… gọi là cổ sát. Tàng kinh các còn đó, ảnh hưởng tới cả nghìn sau, cơm Hương Tích thơm lừng, huệ mạng diên trường bao nhiêu năm tháng. Từ ngày… bổn sư (tôn sư) quy tịch (hoặc lui về ẩn tu… thay đổi cho thích hợp) do đó chùa không người trông coi. Tuy không bị thiên ma quấy nhiễucon đường giác còn bị cách ngăn, nếu không nhờ tích trượng gõ đầu thế ai biết được có bảo châu nơi trán. Do đó hết sức nỗ lực, xin chẳng từ khó nhọc, cho chúng con phục hồi, làm chốn Tổ rạng ngời để an ủi niệm hoài mong của con cháu; vì… cổ đại thọ ban phát ân từ che chở. Từ nay trải vàng trên đất, mở rộng cam lồ môn, trụ hội Linh Sơn, nghiễm nhiên còn mãi cho tới hôm nay. Đạo tràng tuyển người làm Phật được hứa khả; cảnh quan này ngày càng thêm sáng tỏ. Kính mấy lời tỏ bày ngắn ngủi, với tấm lòng thành không phải dụng tâm, ngưỡng mong chứng giám.

Những lời bày tỏ nêu trên kính xin Hòa Thượng thượng A hạ B chứng minh liên tọa. Hộ pháp (tên), thí chủ (tên);Trụ Trì (tên)… xin cúi đầu tác lễ.

Chứng nghĩa ghi rằng: Việc hưng suy của tòng lâm do nơi Trụ Trì cả. Trụ Trì không đủ tầm vóc (uy tín) làm sao thỉnh cử đảm trách vai trò thường trụ. Biết mà vẫn nhất định đề cử làm suy hoại Tam Bảo; cũng nhân đây mà người được cử gặp họa, phúc, thăng trầm v.v... hết thảy đều do nhân duyên cả. Cho nên đôi bên đều phải thật cẩn thận chọn lựa cân nhắc kỹ càng. Sơn Am tạp lục ghi rằng: Dịch Hưu Am người Dương Châu là khách thường lui tới cửa chùa Thiên Đồng, mặc áo nạp, ngày ăn một bữa, đêm không ngủ; theo phong cách của cổ đức. Lúc bấy giờ ở Phụng Hóa thượng chùa Tuyết Đậu thiếu Trụ Trì, mọi người mời Dịch tới Trụ Trì; Dịch hân hoan cầm một chiếc nón lá ra đi. Chưa đầy một năm thay đổi hết mọi việc trong chùa. Lại hủy bỏ áo nạp, nay bị khinh miệt. Huống chi ăn ngày một bữa nay ví như cái đảnh chứa thóc kho trước sau, sân giận nổi lên. Người phạm trai ngã lăn xuống đất dùng quyền cước công kích, lòng ung dung tự nghĩ hết bị buộc ràng Trụ Trì. Y bèn ra vùng ngoại ô mua nhà dân lập am mà ở, hằng ngày lấy của riêng sinh hoạt. Tranh chấp nhà với Tăng chùa Trúc Lâm, việc kiện tụng đưa ra pháp luật xử, đuối lý thua kiện đương sự buồn bực mà chết. Ôi, Trụ Trì tệ hại như thế! Nhưng Dịch không Trụ Trì nữa sao lại như thế được? Việc này đều do người thỉnh cử không xét kỹ thật hư, chỉ tin người bề ngoàiđưa tới sự việc rối rắm ấy. Sốt sắng mời thỉnh Trụ Trì mà làm hại đến như thế! Lại nói rằng Đông Nham năm 81 tuổi, người Giang Tây mà cả tăng tục đều tự nhiên mời Trụ Trì chùa Thiên Đồng. Lúc đó chùa Thiên Đồng bỏ trống, Nham nghĩ tuổi già nhận trọng trách này chẳng qua để được ở yên, bèn gọi tín đồ Đông, Viên, Khánh, 3 người phân chia việc chùa. Chưa tới 5 năm mà ổn định được trăm sự chùa bỏ hoang phế. Ngoài ra đáng kể, tài sản, tôn tượng, ruộng đất để cung cấp cho Tam Bảo. Người Phật tử vui mừng, người xuất gia yên ổn. Xem 2 việc trên để biết có sự khác biệt sâu xa, thành bại xem hiển nhiên thời việc đề cử thỉnh mời rất quan trọng không thể không cẩn thận, sáng suốt.

1.5 Lễ Cầu dứt mưa

Nghi thức cầu nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.

Lễ này theo như các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v.. Tán rằng:

Đại bi Thánh chủ đạo lý thần chương,

Viên dung vô ngại khó thể so lường,

Nhập đàn đại chúng xin nguyện tuyên dương,

Biến bứt xúc thành trong sạch thanh lương.

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).

Trì tụng 21 biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:

Cửa trời im ỉm chẳng mở thông

Ngày đêm thê thiết nổi gió giông

Trừ dứt tai ương dân ước nguyện

Hợp thời hé lộ một vừng hồng

Là một trong bốn châu thiên hạ

Châu Nam Thiệm người người chờ mông.

Nước Việt Nam, tỉnh... phủ... huyện... phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy, dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và thế gian.

Lại nguyện:

Dẹt mây mờ bốn bề âm chướng tiêu

Mặt trời hồng rọi chiếu chốn trung thiên

Ánh sáng len lõi năm miền hành tinh

Nơi nơi vạn loại thái bình an nhiên

Lòng thành dâng sớ thỉnh Phật, chư Thiên

Oai quang chứng giám thần tiên thi hành.

Ngày…tháng…năm... Phật lịch...

Trụ trì… xin cung kính cẩn sớ.

Duy Na cử bài tán:

Chư Phật Như Lai thương xót chúng sanh,

Vì cầu trời tạnh phá sạch u minh,

Mưa nhiều hẳn được tạnh thanh,

Khắp nơi rải sáng an lành,

Vạn vật vui đón bình minh.

Nam Mô Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).

Tiếp theo nhịp khánh đại chúng đồng niệm:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam Mô Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (mỗi hiệu 3 lạy)

Nam Mô Kim Cang Quang Diệm chỉ phong vũ Kinh Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát.

Hồi hướng, phục nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ hồi hướng hoàn kinh.

Chứng nghĩa giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối. Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15674)
Đại Chánh Tân Tu số 0018 - Hán dịch: Ðại Sư Pháp Hiền (đời Tống), Việt Dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16375)
Giới là nguồn cội của hết thảy Thiện pháp, là nền tảng của Tam vô lậu học và mọi quả vị Giải thoát... Nguyên tác: Lý Viên Tịnh; Thích Giác Quả dịch
(Xem: 23558)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 17442)
Tập Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn này được chúng tôi biên soạn như một phần trong công trình dịch thuật và chú giải kinh Đại Bát Niết-bàn... Nguyễn Minh Tiến
(Xem: 81283)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 19582)
Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni - Đời Đường, nước Kế Tân, Tam Tạng Sa môn Phật Đà Ba Ly vâng chiếu dịch, Việt dịch: Sa-môn Thích Thiện Thông.
(Xem: 20212)
Kiền Long Đại Tạng Kinh bao gồm 168 tập, chứa đựng 1669 bộ Kinh văn... Tổng hợp Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 47417)
Bấy giờ, năm trăm công tử Ly-xa, dẫn đầu bởi Bảo Tích (Ratnākāra), mỗi người mang theo một cây lọng quý, biểu hiệu quyền quý, đến vườn Xoài cúng dường Phật... Tuệ Sỹ
(Xem: 39157)
Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 15811)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thểhiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập... Thích Đức Trí
(Xem: 23179)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 19239)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 15145)
Kinh Hạnh Nguyện Phổ Hiền - Tam Tạng pháp sư Bát Nhã, người nước Kế-tân, dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào đời Đường; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 16773)
Bản nầy thứ tự kinh văn số 1726 được khắc vào đời nhà Minh Vạn Lịch -Trung Quốc - và đang lưu trữ tại Báo Ân Tạng thuộc chùa Jojoji - Tăng Thượng tự - Tokyo, Nhật Bản... HT Thích Như Điển
(Xem: 13027)
Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha).
(Xem: 13132)
Đây là những điều tôi nghe Bụt nói vào một thời mà người còn lưu trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ Đà. Hôm ấy, cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị cư sĩ khác đã tìm đến nơi cư ngụ của thầy Xá Lợi Phất.
(Xem: 48970)
Trong khế kinh, Đức Phật nói. "Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật"... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 23286)
Giới luậtsinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 19391)
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
(Xem: 17156)
Luật Học Tinh Yếu - Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 32060)
Cúi đầu lễ chư Phật, Tôn Pháp, Tỳ-kheo Tăng, Nay diễn pháp Tỳ-ni, Để Chánh pháp trường tồn... HT Thích Trí Thủ dịch
(Xem: 27451)
Luật Tứ Phần - Việt dịch: HT Thích Đổng Minh; Hiệu chính và chú thích: Thích Nguyên Chứng, Thích Đức Thắng
(Xem: 14306)
Du Già Sư Địa Luận Thích - Trước tác: Bồ Tát Tối Thắng Tử; Hán dịch: Tam-Tạng Pháp Sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích Tâm Châu
(Xem: 14762)
Pháp Hoa Tông Yếu, Thứ tự kinh văn số 1725 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh do Ngài Nguyên Hiểu sọan chữ Hán, Sa Môn Thích Như Điển dịch.
(Xem: 18586)
Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa xuất bản hôm nay không có một liên quan nào, về mọi phương diện, với những bộ Kinh danh đề tương tựchúng ta thấy trong Đại tạng... Chánh Trí Mai Thọ Truyền
(Xem: 16385)
Tỳ Kheo Huệ Chiểu chùa Đại Vân ở Chuy Châu sọan, Sa Môn Thích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc dịch từ Tiếng Hán sang tiếng Việt trên chuyến Hoằng Pháp Âu Châu năm 2013
(Xem: 13898)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, thuộc Luận Tập bộ toàn. Thứ tự kinh văn số 1663 (562-563)... HT Thích Như Điển
(Xem: 17249)
Tác Giả: Tăng Triệu Ðại Sư - Lược Giải: Hám Sơn Ðại Sư; Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 19363)
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú - Do HT Thích Như Điển dịch Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
(Xem: 28036)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển.
(Xem: 14373)
Toàn thể đại dụng, thu nhiếp xưa nay ngay trên đường; dứt trí tuyệt ngu, vật và ta ngang bằng nơi kiếp ngoại ... HT Thích Thiện Siêu
(Xem: 16929)
Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa - Phiên dịch, chú giải: Daniel B. Stevenson & Hiroshi Kanno - Phiên dịch, thi hóa: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
(Xem: 22155)
Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ, bao gồm nghĩa lý thâm thiết để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh... HT Thích Thiện Siêu dịch
(Xem: 23297)
Thiện nam tử! Có một loại pháp Bồ tát nên diệt trừ. Ðó là pháp tham. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn.
(Xem: 28001)
Bộ kinh Lăng Nghiêm Tông Thông này được Ngài Thubten Osall Lama, tức Nhẫn Tế thiền sư, Đức Sơ Tổ Tây Tạng Tự, dịch và chú thích thêm từ bản Hán văn sang Việt văn...
(Xem: 64775)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 33196)
Thế Tôn, nếu con nghĩ rằng con đắc đạo A La Hán, thì Thế Tôn chẳng nói Tu Bồ Đề là một hành giả thanh tịnh hạnh. Vì Tu Bồ Đề vốn là vô sở hành...
(Xem: 40168)
Tam thế chư Phật, chư Đại-Bồ-tát, thật chứng và nhập một với Pháp-giới-tính nên phát-khởi vô-duyên đại-từ, đồng-thể đại-bi, hiện ra vô số thân, theo duyên hóa-độ vô-lượng vô-biên chúng-sinh...
(Xem: 25100)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
(Xem: 50217)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 38514)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 27317)
Kinh Trường Bộ thi hóa (3 tập) - Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli - Chuyển thể Thơ: Giới Lạc Mai Lạc Hồng
(Xem: 28561)
Trọng tâm cứu khổ của Ngài Quán Thế Âm nhằm giải thoát sự khổ tâm, khổ tinh thần. Một khi con người đã giải thoát khổ tinh thần thì thân thể sẽ lành mạnh.
(Xem: 52213)
Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) - Nguyên tác: Je Tsongkhapa Losangdrakpa - Việt dịch: Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
(Xem: 35848)
Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục - Liêu Nguyên dịch, Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 32899)
Kinh Kim Cương lấy vô tướng làm tông, vô trụ làm thể, diệu hữu làm dụng. Từ khi Bồ-đề Đạt-ma đến từ Tây Trúc truyền trao ý chỉ kinh này khiến người đời ngộ lý đạo, thấy tính.
(Xem: 50810)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 74892)
Kinh chữ Hán - ĐĐ. Thích Hạnh Phú sưu tầm & biên soạn
(Xem: 36120)
Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.
(Xem: 48981)
Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp. Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.
(Xem: 31014)
Nếu dùng hình sắc để thấy ta, Dùng âm thanh để cầu ta, Người nầy hành tà đạo, Chẳng thể thấy Như Lai... HT Thích Như Điển
(Xem: 33924)
Kinh Bại Vong (Parabhava-sutta) rút từ Tập Kinh (Suttanipata), kệ số 91-115, trang 18-20, Pali Text Society... HT Thích Thiện Châu dịch
(Xem: 28878)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Ðức Ðạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn... Thích Phước Sơn
(Xem: 58816)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 46255)
“Ðức Thế Tôn nghe Phạm vương ba lần ân cần thưa thỉnh, liền dùng Phật nhãn soi khắp thế giới chúng sanh, thấy sự ô nhiễm của chúng sanh có dày có mỏng...
(Xem: 43807)
Khi Đức Phật nói danh hiệu chư Phật đời quá khứ, có mười ngàn Bồ Tát, được Vô sinh nhẫn, tám trăm Thanh Văn, phát thiểu phận tâm, năm ngàn Tỷ khưu...
(Xem: 43217)
Kinh vừa là Kinh Phật, lại vừa là miệng Phật. Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã...
(Xem: 45916)
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng...
(Xem: 48017)
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Trọn bộ 11 tập - 600 cuốn; Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Nghiêm
(Xem: 63733)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant