Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chứng Cứ Các Loại Trì Phạm

07 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 16202)
Chứng Cứ Các Loại Trì Phạm
chung_cu_cac_loai_tri_pham

CHỨNG CỨ

CÁC LOẠI TRÌ PHẠM

PL: 2555 – DL: 2011

 

Mục Lục

Lời tựa

- Chương đầu: Phương Diện Giữ Giới

Mục I: Khái Lược Về Giới

Mục II: Công Đức Giữ Giới

Mục III: Tinh Tấn Giữ Giới

 

- Chương sau: Phương Diện Phạm GiớiChương

Chương I: Răn Bảo Về Giữ Giới

Chương II: Nghiệp Báo Của Phạm Giới

Chương III: Sám Hối Khi Phạm Giới

Phụ Lục: Phần Tổng Kết

-Chương đầu: Phương Diện Giữ Giới

Mục I: Khái Lược Về Giới

Mục II: Công Đức Giữ Giới

Mục III: Tinh Tấn Giữ Giới

-Chương sau: Phương Diện Phá Giới

Mục I: Răn Bảo Về Giữ Giới

Mục II: Nghiệp Báo Của Phạm Giới

Mục III: Sám Hối Khi Phạm Giới

Lời Tựa

Giới là nguồn cội của hết thảy Thiện pháp, là nền tảng của Tam vô lậu học và mọi quả vị Giải thoát. Đây là sự thậtđức Thế Tôn đã dạy: “Hành trì Giới Luật thì sẽ phát khởi toàn bộ Phật pháp, ngay cả pháp Vô thượng Bồ-Đề. Tại sao như thế? - Bởi lẽ, do trì Giới dẫn đến hoàn thiện Thiền định, dẫn đến phát sinh Trí tuệ, dẫn đến thành tựu Giải thoát, dẫn đến viên mãn Tri kiến Giải thoát”.

 Ấy thế, nhưng thời Mạt pháp bây giờ tinh thần thọ Giới, giữ Giới rất yếu kém, suy đồi; kéo theo sự chứng đắc những quả vị Giải thoát rất hạn hữu. Với hiện trạng đó, các bậc Thạc đức rất xót xa thương cảm, tiêu biểu như Đại sư Ngẫu Ích đã bộc bạch nguyện cầu: “Đảnh lễ đấng Đại Từ-Bi, xin cứu hộ thời Mạt kiếp. Con biết cái khổ của thời Mạt kiếp đứng đầu là do phá Giới, con suy nghĩ về phương pháp cứu khổ thì không có phương pháp nào sánh với Tạng Tỳ-Ni. Nếu Tỳ-Ni trú thế thì Chánh pháp vĩnh viễn hiện hữu. Hành trì Tỳ-Ni hẳn nhiên sẽ thành đạt kết quả, chứ lời dạy ấy hoàn toàn không phải lý thuyết suông. Nghĩa là, do năng lực trì Giới mà sớm viên mãn sự thanh tịnh tròn đầy tôn quý, hoặc do giữ Thi-La thanh tịnhtrang nghiêm thế giới chư Phật, hoặc do Biệt giải thoát mà chứng Thanh Văn, Độc Giác, hoặc do năng lực của Giới hiền thiện mà được sanh lên các cõi Trời hay chứng các cõi Thiền, hoặc cũng do Giới mà được sanh làm Người tôn quý đầy đủ an lạc hạnh phúc, tiếng tốt vang xa…Với Diệu pháp thù thắng như thế, nguyện giúp con sáng suốt vượt qua đêm dài tăm tối, không nương không tựa bất cứ một điều gì khác.”

 Thừa tiếp sự nguyện cầu của Đại sư Ngẫu Ích, chúng tôi phát tâm chuyển dịch bản Hán văn “Trì Phạm Tập Chứng Loại Biên”do Lý Viên Tịnh biên soạn, ra Việt ngữ với nhan đề “Chứng Cứ Các Loại Trì Phạm”, với tâm nguyện “Giới pháp trường tồn thế gian, lợi lạc nhân quần xã hội”. Qua bản này, nội dung gồm hai Chương, Chương đầu giải trình về phần Trì Giới, Chương sau giải trình về phần Phạm Giới; trong mỗi Chương có ba Mục, tổng cộng có sáu Mục. Sau bản dịch, chúng tôi đăng thêm phần Phụ lục, tức phần mà chúng tôi tóm lược những ý chính được trình bày trong bản văn, tất cả có một trăm bốn hai câu. Hy vọng, với những lời vàng trong tập này, tất cả chúng ta - những người Đệ tử của đức Thế Tôn - đều cảm nhận sâu sắc rằng: “Vào biển Phật pháp lấy đức Tin làm căn bản, vượt dòng sanh tử lấy Giới Luật làm thuyền bè. Nếu người xuất gia mà không giữ Giới Cấm, lại tham đắm, vướng mắc những thú vui thế tục, huỷ báng Giới pháp quý báu của đức Phật, hạng Tỷ-kheo như thế không còn được gọi là người xuất gia nữa.”

 Thông qua những lời giáo giới của đức Thế Tôn, của chư Tổ; nếu hết thảy chúng ta đều “Y giáo phụng hành”, giữ Giới Cấm nghiêm túc, thì Định-Tuệ - quả vị Giải thoát sẽ hiện hữu trong chúng ta - trên cuộc đời này. Bấy giờ, Mạt pháp sẽ chuyển thành Chánh pháp, vì rằng, Mạt pháp hay Chánh pháp vốn duyên sinh.

Thành tâm nguyện cầu Tam Bảo gia hộ chúng ta, sống đúng với danh nghĩa của mình. Trân trọng!

Chùa Hồng Đức, Mùa Vu Lan

PL. 2552.

TK. Thích Giác Quả

Kính ghi.

 

----------------

[1] Kinh Tập Nhất Thiết Phước Đức Tam Muội.

[2] Trích từ bản “Cảnh Huấn” của Đại sư.

[3] Do Đại Học Phật Giáo, Tổng Hội Pháp Giới Phật Giáo xuất bản.

[4] Soạn giả dùng bản “Trì Phạm Tập Chứng” của Hành giả Diệu Lãng làm bản chính.

[5] Do chúng tôi phương tiện đặt.

[6] Kinh Đại Thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán.

=============

Chương đầu

PHƯƠNG DIỆN GIỮ GIỚI

 

Mục I: KHÁI LƯỢC VỀ GIỚI.

- Kinh Di Giáo: “Này các Tỷ-kheo! Sau khi Ta diệt độ cần phải tôn trọng kính ngưỡng Ba-la-đề-mộc-xoa (Giới Luật), như kẻ mù tối được sáng mắt, kẻ nghèo hèn được vàng ngọc. Phải biết Giới-Luật là bậc Thầy cao cả của quý vị, dù Ta ở đời cũng không khác gì Giới-Luật ấy.”

- Kinh Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ-Nại-Da: “Ta bảo các Thầy, cứ mỗi nửa tháng phải thuyết Giới-Luật. Phải biết Giới Luật là bậc Thầy cao cả của quý vị, dù Ta ở đời cũng không khác gì Giới Luật ấy.”

- Kinh Đại Báo Ân: “Muốn báo đền ân Phật phải thực hành Giới Cấm, hộ trì Chánh pháp. Nếu thường tu tập Phật pháp, chứng đạt Đạo quả Tam thừa liên tục không gián đoạn, tất cả đều phát xuất từ căn bản hành trì Giới-Luật.”

Luật Tứ Phần: “Giới Luật chính là thọ mạng của Phật pháp, Giới Luật hiện hữuPhật pháp hiện hữu.”

Kinh Tứ Thập Nhị Chương: “Người Đệ tử dù cách xa Ta ngàn dặm, nhưng luôn hành trì Giới Luật, tất nhiên sẽ chứng Đạo quả. Trái lại, người Đệ tử ở cạnh Ta, thường thấy Ta, nhưng không giữ Giới kết quả sẽ không chứng Đạo quả.”

Kinh Đại Tập Hiền Hộ: “Người xuất gia, trước hết cần phải hộ trì Giới hạnh thanh tịnh mới có thể thành tựu Thiền định trong hiện tại, để viên mãn quả vị Vô Thượng Bồ-Đề.”

- Kinh Bát Chu Tam Muội: “Đoạn tuyệt tình ái làm vị Tỷ-kheo là muốn tu học Thiền định, thì cần phải trì Giới thanh tịnh, không để khiếm khuyết, không được sai phạm.”

- Luận Lục Môn Giáo Thọ Tập Định: “Muốn giữ Giới thanh tịnh phải hội đủ bốn yếu tố: Thứ nhất, bảo hộ lục căn; thứ hai, ăn uống biết hạn lượng; thứ ba, đầu đêm cuối đêm giác tỉnh tương hợp với Thiền định; thứ tư, Chánh niệm Tỉnh giác trong bốn Oai nghi đi-đứng-nằm-ngồi. Thực hiện được như thế, hẳn nhiên việc giữ Giới sẽ được thanh tịnh.”

- Kinh A-Hàm: “Người không giữ Giới nên phải đọa vào trong Ba đường ác dữ. Hàng Tỷ-kheo thành tựu viên mãn Oai-nghi Giới luật, lỡ phạm một lỗi nhỏ còn rất sợ hãi huống gì lỗi lớn; đấy gọi là thành tựu Pháp đệ-nhất. Do vậy, tệ ác như ma Ba Tuần cũng không có cơ hội để quậy phá, tương tự như bức tường thành rất cao dày thì khó có thể phá hoại.”

- Kinh Hằng Thủy: “Một hôm đức Phật đến cạnh sông Hằng vào ngày rằm - ngày thuyết Giới hàng tháng - đức Phật bảo A-Nan v.v... rằng: Vấn đề sanh tử, tử sanh của con người mãi bị luân chuyển trong năm đường([1]), vì tâm ý của họ bất chánh, buông lung, chẳng biết căn nguyên của thân mạng là gì. Thân người rất khó được, Giới-Luật rất khó được nghe, được nghe lại khó tin khó tu tập, được tu tập lại khó giữ gìn Giới-Luật. Giờ đây, các Thầy đều giữ được tâm Chơn ý Chánh, luôn nghĩ đến sự đau khổ lớn lao của sanh tử, nên nghiêm giữ Giới-Luật không để khiếm khuyết sai phạm. Người giữ Năm Giới sẽ được tái sanh làm Người, người giữ Mười Giới thiện sẽ sanh lên cõi Trời([2]), người giữ Hai trăm năm mươi Tịnh Giới trong đời hiện tại có thể chứng đạt quả Niết Bàn cao cả, như A-La-Hán, Bích-Chi-Phật, Bồ-Tát và Phật-Đà.”

- Luật Thiện Kiến: “Hết thảy những việc phạm Giới, làm ác không phải không ai biết. Vị thấy biết đầu tiên là Thần hộ mạng, kế đến là các Thiện ThầnTha tâm thông, rồi đến chư Thiên Sắc giớiVô sắc giới, tất cả đều thấy biết rõ. Tóm lại, những người phạm Giới thì chư Thiên đều rõ biết; vì thế, người có Trí tuệ thà giữ Giới mà chết còn hơn phạm Giới để sống. Hành trì Giới-Luật có sáu công đức: Thứ nhất, nắm giữ Giới Luật; thứ hai, hiểu rõ việc Bố-tát; thứ ba, hiểu rõ việc Tự-tứ; thứ tư, truyền giới Cụ túc cho kẻ khác; thứ năm, nhận làm y chỉ Sư; thứ sáu, được nhận nuôi Sa-di. Nếu như không hiểu rõ Giới Luật mà chỉ hiểu biết về Kinh và Luận thì không được nuôi Sa-di và làm y chỉ Sư; vì rằng, vị Luật-sư thường hành trì Giới Luật thì sẽ làm Phật pháp trú thế đến năm ngàn năm.”

Kinh Lăng Nghiêm: “Người tu hành có ba yếu tố nhất định; đó là, nhiếp tâm giữ Giới, do Giới sanh Định và do Định phát Tuệ. Đây được gọi là Tam vô lậu học vậy.”

- Kinh Ma-Ha-Bát-Nhã-Ba-La-Mật: “Trì Giới là tự mình không Sát sanh, cũng dạy bảo người khác không Sát sanh, tán thán sự kiện không Sát sanhhoan hỷ tán thán những người không Sát sanh. Cho đến, tự mình không Tà kiến, cũng dạy bảo người khác không Tà kiến, tán thán sự kiện không Tà kiếnhoan hỷ tán thán những người không Tà kiến.”

- Luật Ngũ Phần: “Xưa kia, có Tỷ-kheo Tất-lăng-bà-già thấy cha mẹ mình nghèo khổ đói rách, muốn cung phụng áo cơm cho song thân, nhưng sợ phạm Giới nên đến bạch đức Phật. Đức Phật bảo các Tỷ-kheo: Giả như có người trải qua một trăm năm, vai phải cõng cha, vai trái mang mẹ, thậm chí cha mẹ đi đại-tiểu tiện trên đôi vai; cho đến dùng y phục, thực phẩm trân quý nhất trên đời để phụng dưỡng, cũng không thể báo đền được một phần nhỏ công đức của cha mẹ. Từ khi các Tỷ-kheo nghe được lời dạy của đức Phật, từ đó hết lòng phụng dưỡng mẹ cha cho đến suốt đời.”

- Kinh Úc-Ca-La-Việt([3]) Vấn Bồ-Tát Hạnh: “Bồ-Tát tại gia nên tu tập thêm Giới Bát Quan TraiThập Thiện để tô bồi cho Đạo nghiệp của mình.”

- Kinh Đại Bảo Tích: “Đức Phật bảo ngài Ca-Diếp: Hàng Bồ-Tát tại gia nếu thành tựu ba pháp này thì sẽ được bất thối chuyển đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Ba pháp ấy là gì? - Thứ nhất, nếu cha mẹ không tin Tam Bảo thì khuyến khích cha mẹ tin tưởng; cha mẹ hủy phạm Giới-Luật thì khuyến khích cha mẹ nghiêm trì Giới Luật; cha mẹ keo kiết tham lam thì khuyến khích cha mẹ bố thí phóng xả; đồng thời, vì cha mẹthuyết Pháptán thán công đức của chư Phật…”

- Kinh Ngũ Đại Thí: “Bố thí rộng lớn có năm thứ. Đó là: Thứ nhất, không sát sanh; thứ hai, không trộm cướp; thứ ba, không tà dâm; thứ tư, không vọng ngữ; thứ năm, không uống rượu; đấy là năm thứ đại thí vậy.”

- Kinh Thập Lục Quán: “Người tu tịnh nghiệp để cầu nguyện được vãng sanh về thế giới Cực Lạc Phương Tây, muốn đạt kết quả ấy thì phải tu tập ba phước nghiệp. Đó là: Thứ nhất, hiếu dưỡng Cha mẹ, phụng sự Sư trưởng, từ tâm không sát hại và tu Mười thiện nghiệp; thứ hai, thọ trì Tam quy, hoàn thiện mọi Giới Luật và Oai-Nghi; thứ ba, phát tâm Bồ-Đề, tin sâu Nhân quả, đọc tụng Kinh điển Đại thừa, sách tấn những người đang tu tập. Đây là những yếu tố gọi là tịnh nghiệp, và cũng là nhân duyên tịnh nghiệp chính yếu của ba đời chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai vậy.”

- Kinh Đại Báo Ân: “Pháp thọ trai lấy tiêu chuẩn quá giờ ngọ không được dùng.”

- Kinh Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác: “Hạnh Sa-môn, tựu trung là thực hiện Đạo vô vi; tức là, vâng thực hành sáu Ba-la-mật, giữ Giới không để khuyết phạm, thường khởi tâm Từ không sân giận, không giao thiệp với nữ giới, thường giữ trường trai, tâm ý không tham lam luyến tiếc điều gì. Người thực hiện được như vậy, đến khi thọ mạng sắp kết thúc, đức Phật A-Di-Đà sẽ trực tiếp hướng dẫn chư vị Bồ-Tát, A-la-hán đến tiếp đón vãng sanh về thế giới của đức Phật Vô Lượng Thanh Tịnh.”

Kinh Đại Thừa Lý Thú Lục Ba-La-Mật-Đa: “Nếu hàng phàm phu bản thân không thanh tịnh, hủy phạm Giới Luật, dù thuyết Chánh pháp, khích lệ người khác giữ Giới, rốt cuộc cũng chẳng ai nghe theo. Qua đó cho thấy rằng, trước hết cần phải thúc liễm thân tâm, xa lìa mọi sự phóng túng, giữ Giới nghiêm túc; sau đó, mới vì người khác giảng giải Chánh pháp, họ mới tin tưởng và thực hiện”.

- Kinh Ưu-Bà-Tắc-Giới: “Thiện nam tử! Bồ-Tát có hai loại, đó là Bồ-Tát xuất gia và Bồ-Tát tại gia. Bồ-Tát xuất gia tu tập tâm Bi thì dễ mà Bồ-Tát tại gia tu tập tâm Bi thì khó. Tại sao như vậy? - Bởi lẽ, Bồ-Tát tại gia có nhiều nhân duyên xấu ác gây trở ngại. Thiện nam tử! Dù vậy, nếu Bồ-Tát tại gia không tu tập tâm Bi thì không thể “đắc Giới” Ưu-bà-tắc; ngược lại, nếu tu tập tâm Bi hoàn mãn thì sẽ trở thành một thiện nam tử đúng nghĩa. Xét về Bồ-Tát xuất gia thì chỉ có thể thành tựu năm Ba-la-mật trừ Đàn-ba-la-mật([4]), còn Bồ-Tát tại gia thì có thể trở thành tựu cả sáu Ba-la-mật. Tại sao vậy? - Bởi lẽ, Bồ-Tát tại gia có thể bố thí tất cả mọi phương diện vào bất cứ lúc nào. Thế nên, là Bồ-Tát tại gia trước hết cần phải tu tập tâm Bi, khi tâm Bi thành tựu thì sẽ viên mãn Giới-Nhẫn-Tấn-Định-Trí tuệ Ba-la-mật. Khi tâm Bi thành tựu thì việc rất khó bố thí vẫn có thể bố thí, việc rất khó nhẫn nhục vẫn có thể nhẫn nhục, việc rất khó làm vẫn có thể làm. Vì ý nghĩa này, nên “tâm Bi” chính là căn bản của hết thảy thiện pháp. Thiện nam tử! Nếu người nào thường tu tập tâm Bi như vậy, thì có thể huỷ diệt nghiệp ác to lớn như núi Tu-Di của mình, và không bao lâu sẽ chứng đắc quả vị Vô Thượng Bồ-Đề. Qua đó, người ấy chỉ tu tập một số thiện nghiệp mà đón nhận quả báo to lớn như núi Tu-Di vậy.”

- Kinh Ưu-Bà-Tắc Giới: “Thiện nam tử! Có ba pháp có thể giúp sự giữ Giới thanh tịnh. Đó là: Thứ nhất, Chánh tín Phật-Pháp-Tăng; thứ hai, tin sâu Nhân quả; thứ ba, Chánh kiến. Lại có bốn pháp: Thứ nhất, tâm Từ; thứ hai, tâm Bi; thứ ba, tâm Vô tham; thứ tư, chưa có công đức cứu giúp thì gia tăng sự cứu giúp. Lại có năm pháp: Thứ nhất, đem sự lợi ích cho kẻ oán thù; thứ hai, thấy người sợ hãi thì bảo hộ họ; thứ ba, người cầu học Phật pháp chưa toại nguyện thì khai tâm cho họ; thứ tư, khi bố thí cần bình đẳng không phân biệt; thứ năm, lòng từ trải khắp tất cả không phụ thuộc nhân duyên. Lại có bốn pháp: Thứ nhất, đừng bao giờ tự ti cho mình không thể chứng quả Bồ-Đề; thứ hai, khi đang tu tập hướng về quả vị Bồ-Đề thì tâm niệm phải kiên cố; thứ ba, tinh tấn tu tập hết thảy thiện pháp; thứ tư, làm các việc lớn tâm không mỏi mệt sai lầm. Lại có bốn pháp: Thứ nhất, tự học thiện pháp, học xong dạy lại cho người khác; thứ hai, tự xa lìa mọi ác phápdạy bảo người khác cũng xa lìa; thứ ba, khéo phân biệt rõ ràng thiện pháp, ác pháp; thứ tư, tất cả các pháp đều không chấp thủ. Lại có bốn pháp: Thứ nhất, hiểu rõ mọi pháp hữu vivô ngã, vô ngã sở; thứ hai, hiểu rõ tất cả nghiệp đều có quả báo; thứ ba, hiểu rõ mọi pháp hữu vi đều vô thường; thứ tư, hiểu rõ từ khổ sanh lạc và từ lạc sanh khổ. Lại có ba pháp: Thứ nhất, đối với tất cả chúng sanh tâm không chấp trước; thứ hai, bố thí sự an lạc cho chúng sanh tâm luôn bình đẳng; thứ ba, như giáo thuyết mà thực hành. Lại có ba pháp: Thứ nhất, thường bố thí niềm an vui cho chúng sanh; thứ hai, điều đã làm, đã nguyện sẽ được báo đền; thứ ba, tự hiểu rõ Thiền định sẽ chứng đạt quả vị Vô Thượng Bồ Đề. Lại có ba pháp: Thứ nhất, vì hết thảy chúng sanh mà thọ nhận mọi khổ não lớn lao; thứ hai, thọ khổ theo thứ tự; thứ ba, giữa chừng không ngừng nghỉ, dù thọ khổ như thế nhưng tâm không bao giờ ân hận. Lại có ba pháp: Thứ nhất, chưa đoạn trừ tâm tham ái mà có thể xa bỏ tâm tham ái đó đối với tha nhân; thứ hai, chưa đoạn trừ tâm sân giận nhưng khi gặp điều ác dữ thì có thể nhẫn chịu; thứ ba, chưa đoạn trừ tâm si mê nhưng có thể phân biệt rõ các pháp thiện ác. Lại có ba pháp: Thứ nhất, khéo hiểu phương tiện để có thể giáo hoá chúng sanh xa lìa các pháp ác; thứ hai, khéo hiểu phương tiện để có thể giáo hoá chúng sanh tu tập mọi pháp thiện; thứ ba, khi giáo hoá chúng sanh tâm không mệt mỏi sai lầm. Lại có ba pháp: Thứ nhất, khi giúp đỡ chúng sanh xa lìa mọi khổ đau của thân xác thì có thể xả bỏ thân mạngtâm không lẩn tiếc; thứ hai, khi giúp đỡ chúng sanh xa lìa mọi khổ đau của tâm thức thì có thể xả bỏ thân mạngtâm không lẩn tiếc; thứ ba, khi giáo hoá chúng sanh tu tập các thiện pháp thì có thể xả bỏ thân mạngtâm không lẩn tiếc. Lại có ba pháp: Thứ nhất, tự xả bỏ công việc của mình để lo việc lợi ích cho người khác; thứ hai, khi lo việc lợi ích cho người khác không so đo giờ giấc; thứ ba, không nghĩ đến sự khổ nhọc buồn phiền. Lại có ba pháp: Thứ nhất, tâm không đố kỵ; thứ hai, thấy người khác hạnh phúc sanh tâm hoan hỷ; thứ ba, tâm thiện nối tiếp liên tục không gián đoạn. Lại có ba pháp: Thứ nhất, thấy người khác giúp một chút thiện, tâm không bao giờ quên; thứ hai, nhận tơ tóc ân huệ phải nghĩ báo đền nhiều; thứ ba, thọ nhận vô lượng điều khổ não trong vô lượng đời tâm vẫn kiên cố không có tư tưởng lay chuyển. Lại có ba pháp: Thứ nhất, hiểu sâu trong vòng sanh tử đã tạo vô số lỗi lầm, nên không bỏ quên tất cả việc thiện; thứ hai, thấy mọi người chưa quy-y Tam Bảo thì giúp họ quy-y; thứ ba, thấy những người ác độc khởi tâm thương xót, không trách móc lỗi lầm của họ. Lại có ba pháp: Thứ nhất, cần thân cận với Thiện hữu; thứ hai, học Phật pháp không biết chán nãn; thứ ba, thành thật tiếp nhận lời dạy bảo của Thiện tri thức. Lại có bốn pháp, đó là Từ, Bi, Hỷ và Xả.”

Kinh Hoa Nghiêm: “Những Giáo pháp, Giới Luật mà chư Phật trong quá khứ, hiện tạivị lai đã, đang và sẽ thuyết giảng, tất cả Giới-pháp ấy hẳn phải được tôn kínhthực hiện, không được bỏ quên hay đánh mất, có như thế hạt giống Phật-Pháp-Tăng mới hằng hữu không bị đoạn tuyệt. Đức Phật dạy rằng, vị Bồ-Tát thực hành như vậy là đã thành tựu: Giới lợi ích khắp cả, Giới không thọ nhận, Giới không an trú, Giới không hối hận, Giới không xấu ác tranh cãi, Giới không gây tổn hại, Giới không uế tạp, Giới không tham cầu, Giới không lỗi lầm, Giới không huỷ phạm. Sao gọi là “Giới lợi ích khắp cả”?- Tức là, thọ trì Giới-Luật thanh tịnh, căn bảnvì lợi ích cho tất cả chúng sanh. Sao gọi là “Giới không thọ nhận”? - Tức là, không thọ nhận và thực hành các giáo pháp ngoại đạo, chỉ thuận theo tự tánhtinh tấn phụng hành Giới-Luật thanh tịnh bình đẳng của chư Phật trong ba thời gian. Sao gọi là “Giới không an trú”? - Tức là, khi thọ trì Giới-Luật tâm không trú vào Dục giới, Sắc giớiVô sắc giới. Sao gọi là “Giới không hối hận”? - Tức là, thường được an trú với tâm không hối hận, bởi vì không gây trọng tội, không sống gian dối, không phạm Oai nghi, Giới-Luật. Sao gọi là “Giới không xấu ác tranh cãi”? - Tức là, vị Bồ-Tát này không tự thị tự đắc, không huỷ báng kẻ khác, tâm luôn tuỳ thuận Giới-Luật hướng đến Niết Bàn không dám hủy phạm, giữ Giới không gây trở ngại mọi người làm họ khổ sở, chỉ nguyện bất cứ lúc nào tâm cũng được hoan hỷ để hành trì Giới. Sao gọi là “Giới không gây tổn hại”? - Tức là, không dựa vào Giới-Luật mà học các chú thuật để chế tạo các loại thuốc gây tổn hại mọi người; trái lại, chỉ vì cứu hộ tất cả chúng sanhthọ trì Giới-Luật. Sao gọi là “Giới không uế tạp”? - Tức là, không chấp biên kiến, không thọ trì các Giới tạp nhạp, chỉ quán chiếu theo duyên khởihành trì Giới xuất thế gian. Sao gọi là “Giới không tham cầu”? - Tức là, không biểu hiện các hiện tượng khác lạ để khoe khoang đức độ của mình, mà chỉ hoàn thiện pháp xuất thế mà thôi. Sao gọi là “Giới không lỗi lầm”? - Tức là, không tự kiêu nói rằng tôi là người giữ Giới, thấy người khác phá Giới cũng không khinh chê khiến họ sỉ nhục, chỉ chân thành hết lòng trì Giới mà thôi. Sao gọi là “Giới không huỷ phạm”? - Tức là, tuyệt đối đoạn trừ: Sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói ác độc, nói thêu dệt, và tham lam, sân hận, tà kiến; đồng thời, thọ trì đầy đủ Mười thiện nghiệp. Tóm lại, sở dĩ tất cả mọi người huỷ phạm Tịnh Giới đều do tâm ý điên đảo.”

Kinh Đại Thừa Lý Thú Lục Ba-La-Mật-Đa: “Chấp thủ hình tướng giữ Giới không phải là cách thọ trì Giới-Luật tối thắng, chỉ gọi là Tịnh Giới chứ không phải Tịnh Giới Ba-la-mật. Tại sao như vậy? - Vì rằng, giữ Giới như thế chỉ hưởng quả báo hữu lậu trong phạm vi Tam giới, hưởng hết phước thì thôi. Còn, vì hết thảy chúng sanhhộ trì Giới-Luật, quán chiếu “Đệ nhất nghĩa không” để liễu tri “Vô ngã tướng, Vô nhân tướng”; tức là, vì hữu tìnhhộ trì Giới-Luật, đây chính là Tịnh Giới Ba-la-mật, có khả năng giúp chúng sanh sớm đạt quả vị Vô Thượng Bồ-Đề.”

- Kinh Đại Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa: “Phát tâm Bồ-Đề xuất gia thọ Giới mà không hồi hướng quả vị Vô Thượng Bồ Đề, thì các Bồ-Tát ấy quyết định không thể thành tựu Tịnh Giới của Bồ-Tát và chỉ là hữu danh vô thực mà thôi. Mặt khác, dù ở tại gia chỉ thọ Tam quy, tin sâu Tam Bảohồi hướng quả vị Vô Thượng Bồ-Đề, dù thọ dụng dục lạc thế gian nhưng không bao giờ tách rời Tịnh Giới Bồ-Tát, thì những vị này chính là những người thọ trì Tịnh Giới chân thật vậy.”

Kinh Đại Tập Nguyệt Tạng: “Duy trì xa lánh các việc: Sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói ác độc, nói thêu dệt, tham lam, sân hận, tà kiến, đó là hành trì Giới-Luật trong “Thế gian”. Nhờ hành trì Giới-Luật như thế, thì có thể thành tựu công đức thanh tịnh để hàng phục các loại Ma oán.

 Không nương tựa các hiện tượng của Sắc, không nương tựa các hiện tượng của Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Không nương tựa các hiện tượng của Nhãn, không nương tựa các hiện tượng của Sắc, các hiện tượng của Nhãn Thức, các hiện tượng của Nhãn Xúc, các hiện tượng của những nhân duyên Nhãn Xúc, các hiện tượng của Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh sanh khởi. Không nương tựa các hiện tượng của Ý, không nương tựa các hiện tượng của Pháp, các hiện tượng của Ý Thức, các hiện tượng của Ý Xúc, các hiện tượng của những nhân duyên Ý Xúc, các hiện tượng của Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh sanh khởi. Không nương tựa các hiện tượng của Địa giới, Thuỷ giới, Hoả giới, Phong giới. Không nương tựa các hiện tượng của Không Vô Biên xứ, Thức Vô Biên xứ, Vô Sở Hữu xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ. Không nương tựa các hiện tượng của Dục giới, Sắc giớiVô sắc giới. Không nương tựa các hiện tượng trong đời hiện tạivị lai. Không nương tựa các hiện tượng của hết thảy Trí tuệ hàng Thanh VănBích Chi Phật. Không nương tựa các hiện tượng của Văn (nghe), của Thiền, của Trí. Không nương tựa các hiện tượng của năng lực Văn, của năng lực Thiền-định, của năng lực Đà-la-ni, của năng lực Nhẫn nhục. Không nương tựa các hiện tượng của năng lực Hữu lậu, Vô lậu; của năng lực Hữu vi, Vô vi; của năng lực Thiện, Bất thiện; của năng lực của Minh, Vô minhhành trì Giới-Luật. Đây là hành trì Giới-Luật “Xuất thế gian”, là đạo lộ thanh tịnh bình đẳng phạm hạnh của bậc Thánh để đi vào đại thành Vô-uý. Chư vị Thánh Hiền này đã nương vào “Đệ nhất nghĩa đế” để hội nhập vào Trí tuệ thanh tịnh. Với Thánh Giới thanh tịnh bình đẳng này gia cộng sự tu tập Thất Giác Phần thì sẽ có năng lực làm cho các hiện trạng của Vô minh, của Hữu vi, của Hữu lậu không có cơ sở để sinh khởi. Do ý nghĩa này được gọi là Giới. Này Nhân giả! “Ly dục” là nghĩa của Giới, “Giải thoát” là nghĩa của Giới, “Đình chỉ” là nghĩa của Giới, “Tận” là nghĩa của Giới, “Diệt” là nghĩa của Giới. Tất cả nghĩa ấy là ý nghĩa của Giới-Luật vậy.”

- Bồ-Tát Giới Nghĩa Sớ: “Tam Tụ Giới là: Thứ nhất, “Nhiếp Luật Nghi Giới” - Nhiếp Luật Nghi Giới nghĩa là hết thảy Oai nghi, Giới Luật không có điều nào là không giữ gìn. Luật tức pháp Luật, nghĩa của nó là cấm chỉ. Nghi tức là nghi thức, nghĩa của nó là phép tắc. Pháp Uyển Châu Lâm bảo: “Nhiếp Luật Nghi chủ yếu chỉ có bốn điểm: Thứ nhất, không được vì lợi dưỡng mà khen mình chê người; thứ hai, không được keo kiết mà không bố thí những người đến cầu xin; thứ ba, không được sân giận mà đánh đập, chửi rủa mọi người; thứ tư, không được huỷ báng Kinh điển Đại thừa. Giữ gìn bốn điểm này thì xa lìa hết thảy mọi điều ác dữ, cho nên gọi là “Nhiếp Luật Nghi Giới.” Thứ hai, “Nhiếp Thiện Pháp Giới” - Nhiếp Thiện Pháp Giớithực hiện những việc mà việc ấy bao gồm hết thảy thiện pháp; nghĩa là, Thân-khẩu-ý đều thực hiện mọi thiện pháptu tập Tam tuệ Văn-Tư-Tu cùng với Lục độ, không có pháp nào là không tu tập, cho nên gọi là “Nhiếp Thiện Pháp Giới”. Thứ ba, “Nhiếp Chúng Sanh Giới” - Nhiếp Chúng Sanh Giới nghĩa là thường nhiếp thọ hết thảy chúng sanh, tức thể hiện tinh thần Từ-Bi-Hỷ-Xả. Từ là thương yêu, tức đem đến sự an vui cho chúng sanh, Bi là xót xa, tức cứu giúp những hoạn nạn cho chúng sanh, Hỷ là vui mừng, tức vui thích làm cho chúng sanh lìa xa sự đau khổ, đón nhận sự an lạc, Xả là không thương không ghét, tức thường cầu cho chúng sanh đạt được tâm lý không thương không ghét. Đây là những pháp để “Nhiếp chúng sanh” vậy.”

--------------------------------

[1] Năm đường (Ngũ đạo): Thiên, Nhân, Súc Sanh, Ngạ QuỷĐịa Ngục (Tu - La thuộc Thiên).

[2] Cõi Trời: Chỉ Dục-thiên.

[3] Úc-Ca-La-Việt: Tên của một Trưởng giả.

[4] Đàn-Ba-la-mật: Tức Bố thí Ba-la-mật.

==========================

Mục II: CÔNG ĐỨC GIỮ GIỚI.

Kinh Thí Dụ: “Thuở xưa, có một người tên là Tát-Bạt, nghe ở nước láng giềng có nhiều báu vật, muốn đến đó để tìm kiếm, nhưng trên đường đi có nhiều Quỷ La-sát nên sợ hãi không dám đi. Một hôm đi dạo phố, anh nghe thấy một Đạo sĩ rao bán Ngũ Giới. Anh hỏi: Ngũ Giớilợi ích gì? - Đáp: Chế ngự thân tâm, đời sau sẽ được sanh lên cõi Trời, đời này Quỷ quái, La-sát sẽ lánh xa. Nghe vậy, anh lấy một ngàn đồng tiền vàng thọ nhận Năm Giới Cấm và phát nguyện tinh tấn hành trì. Vị Đạo sĩ lại bảo anh rằng, nếu gặp Quỷ quái, La-sát chỉ cần nói “Tôi là Đệ tử Năm Giới của đức Phật Thích Ca”, thì chắc chắn không bị hại. Anh Tát-Bạt dựa vào năng lực của Ngũ Giới, yên tâm lên đường tìm báu vật; quả nhiên, giữa đường gặp La-sát, anh liền nói như trên, La-sát nghe đã thọ Ngũ Giới nên khởi tâm cung kính anh và tự trách những lỗi lầm mà mình đã làm, rồi tự nguyện hướng dẫn anh đến chỗ có các báu vật, nhờ đó mà anh thâu đạt nhiều của báu. Khi trở về nhà, anh tinh tấn tu tập tạo nhiều công đức lớn lao; sau đó, chứng quả Giải thoát. Qua đây cho thấy, năng lực của Giới-Luật thật bất khả tư nghị.”

- Kinh Tạp Bảo Tạng: “Ở nước Kế Tân có con rồng rất dữ, thường gây những tai họa kinh khủng cho dân chúng, đã có nhiều vị A-la-hán dùng thần lực đuổi nó nhưng nó không chịu đi. Sau đó, Tôn giả Kỳ-Dạ-Đa đến chỗ rồng ở, gảy móng tay ba lần và nói với rồng rằng: Mầy hãy đi gấp chỗ khác, không được ở tại đây! Lập tức rồng đi chỗ khác không dám chậm trễ. Thấy vậy, các vị La-Hán nói với Tôn giả Kỳ-Dạ-Đa: Chúng tôiTôn giả đều chứng Pháp thân vô lậu bình đẳng như nhau, nhưng tại sao Tôn giả lại có khả năng như thế? - Kỳ-Dạ-Đa đáp: Từ khi ở địa vị phàm phu đến nay tôi thường nghiêm trì Giới Luật, những Giới nhẹ như Đột-kiết-la tôi vẫn cẩn trọng giữ gìn như các Giới Ba-la-di. Sự kiện quý Nhân giả không xua đuổi được con rồng dữ, có thể do năng lực giữ Giới chưa đạt đến đỉnh cao vậy!”

- Kinh Đại Bảo Tích: “Đức Phật bảo ngài Ca-Diếp: Thầy hãy nhìn xem, Sa-di Chu-Na đang đem cái y phấn-tảo bị dơ do vừa đi khất thực về, đến hồ A-nậu-đạt([1]) để giặt, chư Thiên thường trú ở cạnh hồ thấy Sa-di đến, đều cung kính đón chào, đảnh lễ rồi lấy y giặt giúp cho Sa-di, vì chư Thiên biết rõ Sa-di thường trì Giới rất nghiêm túc. Bên cạnh, Sa-di còn Thiền định rất tinh tấn, có uy đức rất lớn; vì vậy, cần phải cung kính đón tiếp. Nhưng khi Phạm chí Tu-bạt-đà đem y sạch đến giặt sau khi đã khất thực xong, thì chư Thiên đi ra cách hồ đến bốn dặm để ngăn cản, không cho Phạm chí đến giặt làm ô uế hồ. Này Ca-Diếp! Thầy đã thấy rõ hiện tượng này, vì rằng bậc Thánh nhânChánh niệm, có uy đức nên đạt được kết quả ấy; tức là, người hành trì Giới thì sẽ đoạn trừ mọi cấu uế trong tâm mình vậy.”

- Kinh Bồ-Tát Xử Thai: “Bấy giờ Đại Bàng kim-suý-điểu bay vào biển lớn bắt rồng để ăn; thời điểm ấy, trong bầy rồng có một con rồng hoá sanh đã thọ Giới Bát Quan Trai của đức Như Lai; vì thế, Đại Bàng không dám bắt loài rồng để ăn.”

- Kinh Tỳ-Ni Mẫu: “Một Tỷ-kheo đi vào nhà xí, quên không đàn chỉ (gảy ngón tay), khi đi đại-tiểu tiện trúng vào mặt của một con Quỷ trong hố xí. Quỷ rất phẩn nộ muốn giết Tỷ-kheo ấy; tuy nhiên, vị Tỷ-kheo này là người hành trì Giới-Luật rất tinh nghiêm, Quỷ tìm kiếm khuyết điểm để làm hại, nhưng tìm một thời gian dài lâu mà không thấy. Do trì Giới nghiêm túc mà thoát khỏi tai nạn của Quỷ vậy!”

Kinh Thí Dụ: “Thuở trước, có một Ưu-bà-tắc ngoại quốc đến cư ngụ tại nước Xá-vệ, một đại thần nước này thấy vợ của Ưu-bà-tắc xinh đẹp đem lòng luyến ái, nên sàm tấu với đức Vua để giết hại Ưu-bà-tắc nhằm chiếm đoạt người đẹp. Nhà Vua tin lời vu khống ấy, liền ra lệnh Ưu-bà-tắc hãy đến hồ lớn cách thành Xá-vệ mười dặm, để ngắt đoá hoa sen năm sắc đem về. Hồ này vốn có sẵn các độc xà, thú dữác Quỷ; người nào phạm luật nước bị tử hình đều nhận lệnh đến đây hái hoa để nộp mạng cho thú dữ hay ác Quỷ. Ưu-bà-tắc từ giã vợ lên đường, bà vợ bảo: Phu quân mang tội là do em, phu quân đã hiểu lời dạy quan trọng của đức Phật; đó là, trong Tam giới chẳng có điều gì để nương tựa, duy nhất chỉ có Giới-Luật là có thể cậy nhờ mà thôi. Phu quân đã thọ Giới thì giờ đây hãy luôn suy niệm về Giới-Luật của đức Phật chớ để gián đoạn, nếu phu quân không trở về thì em cũng giữ Giới để chết theo, nhằm đền đáp ân nghĩa của Phu quân. Ưu-bà-tắc liền liên tưởng đến Giới-Luật và ra đi, đến gần hồ bỗng gặp một ác Quỷ, Quỷ ấy nói rằng: Ông là Đệ tử của đức Phật bị kẻ ác vu oan, nên tôi cám cảnh không nỡ làm hại ông. Tuy nhiên, dù tôi không làm hại, nhưng ở hồ này có nhiều loài độc ác, có lẽ chúng không tha thứ cho ông đâu, ông nên đứng ở đây, tôi sẽ đi hái hoa giúp ông thoát khỏi ách nạn, đồng thời là cơ hội để tôi được cúng dường người hành trì Giới-Luật của đức Phật, nhằm gặt hái được vô lượng phước đức. Nói xong ác Quỷ ra đi, trong chốc lát trở về trao hoa sen cho Ưu-bà-tắc, nhưng vì hoa quá nặng không thể cầm được, ác Quỷ lại phát tâm cầm giúp và kẹp Ưu-bà-tắc vào nách bay nhanh về nước Xá-vệ để trình hoa sen lên đức Vua. Nhà Vua rất ngạc nhiên trước sự việc đó, liền hỏi Ưu-bà-tắc về duyên cớ ấy. Sau khi nghe xong, Vua vừa kinh sợ, vừa thẹn thùng và nói: Ác Quỷ còn cứu giúp người thiện giữ Giới, còn ta lại vô nghĩa đưa người thiện đến chỗ chết, như vậy, là thua kém các ác Quỷ rồi! Nói xong, Vua hướng về vị Ưu-bà-tắc xin sám hối; sau đó, phát tâm thọ Tam quy, Ngũ Giới, lấy Nhân nghĩa để giáo hoá toàn dân trong nước. Về vợ chồng Ưu-bà-tắc, sau khi thoát nạn lại càng tinh tấn trì Giới, cuối cùng thành tựu được Đạo nghiệp.”

Bách Luận: “Hết thảy thiện pháp, Giới là căn bản. Người trì Giới thì không có gì để Hối hận; khi không có gì Hối hận thì tâm sẽ Hoan hỷ; khi có Hoan hỷ thì tâm sẽ An lạc; khi tâm đã An lạc thì sẽ Nhất tâm; khi đã Nhất tâm thì sẽ phát khởi Thật trí; khi Thật trí có mặt thì tâm sẽ xa lìa Tham dục; khi đã xa lìa Tham dục thì sẽ Giải thoát; khi Giải thoát có mặt tức đã chứng đạt Niết Bàn.”

Kinh Niết Bàn: “Tỷ-kheo trì Giới, đầy đủ Oai nghi, luôn hộ trì Chánh pháp, thấy kẻ phá hoại Đạo pháp liền can gián khiển trách, thì được vô lượng phước đức.”

Kinh Giới Hương: “Đức Phật bảo A-Nan: Tất cả các loại hương thơm trong thế gian chỉ bay thuận theo hướng gió nên không toả thơm khắp mọi nơi. Nếu hành trì Tịnh Giới của đức Phậtthực hiện các thiện pháp, thì hương thơm của Giới sẽ toả khắp mười phương, bất cứ ai cũng đều tán thán và các Ma, Quỷ đều phải lánh xa.”

- Kinh A-Hàm: “Hành trì Giới-Luật thì sẽ có năm thứ công đức. Đó là: Thứ nhất, mọi mong cầu đều toại nguyện; thứ hai, tài sản được tăng thêm và không bị hư mất; thứ ba, ở chỗ nào cũng được mọi người thương kỉnh; thứ tư, tiếng tốt danh thơm vang khắp thiên hạ; thứ năm, khi lâm chung được sanh lên cõi Trời.”

- Luận Thành Thật: “Hành trì Giới Bát Quan Trai sẽ có năm thứ thanh tịnh. Đó là: Thứ nhất, thực hiện Mười điều thiện; thứ hai, cắt đứt mọi khổ đau trong quá khứ và tương lai; thứ ba, không bị những kẻ ác tâm gây phiền não; thứ tư, bảo vệ được Chánh niệm; thứ năm, hồi hướng cầu chứng Niết Bàn. Tóm lại, thường thọ trì Giới Bát Quan Trai như thế, thì Bốn kho báu lớn trong thiên hạ cũng không bằng một phần, ngay cả phước báo của Đế Thích cũng kém xa.”

- Luận Đại Trí Độ: “Người phá Giới thì đọa Ba đường ác. Người trì Giới tối thiểu (Năm Giới) thì tái sanh làm Người. Người trì Giới trung bình (Thập thiện) thì sanh lên sáu cõi Trời Dục giới. Người trì Giới Cụ túc (Giới Tỷ-kheo, Tỷ-kheo Ni) lại tu tập Tứ Thiền, Tứ Không Định thì sanh lên Trời Sắc giới, Vô sắc giới. Trong hạng người trì Giới Cụ túc lại có ba hạng: Hạng trì Giới thanh tịnh yếu thì chứng A-la-hán, hạng người trì Giới thanh tịnh trung bình thì chứng Bích-Chi-Phật, hạng trì Giới thanh tịnh viên mãn thì chứng Phật-Đà.”

- Luận Thuận Chánh Lý: “Chư Thiên, chư Thần không dám nhận sự lễ bái của người trì giữ Năm Giới; Vua Chúa, đại Thần cũng không dám nhận sự lễ bái của chư Tỷ-kheo, vì sợ tổn hại công đức làm tuổi thọ bị giảm bớt. Thế nên, Giới-Luật của Tiểu thừa lẫn Đại thừa thật là đại trân quý.”

- Kinh Hải Ý Bồ-Tát Sở Vấn Tịnh Ấn Pháp Môn: “Đức Phật bảo Bồ-Tát Hải Ý: Nếu Bồ-Tát, dù ở trú xứ nào, không mong cầu tà vạythiện xảo trong việc hộ trì Giới hạnh, thì có thể chế ngự được Ma Ngũ uẩn (ấm). Nếu Bồ-Tát không có Ngã kiến, không có Ngã sởthiện xảo hộ trì Giới hạnh, thì có thể chế ngự được Ma Phiền não. Nếu Bồ-Tát dùng Giới hạnh thanh tịnh giúp các chúng sanh ra khỏi sanh tử và tự mình hộ trì Giới hạnh, thì có thể chế ngự được Ma Chết (Tử Ma). Nếu Bồ-Tát giúp mọi chúng sanh hủy phạm Giới Cấm đều phát tâm sám hối, an trú trong Thánh Giới thanh tịnh và tự mình hộ trì Giới hạnh, thì có thể chế ngự được Ma Trời (Thiên Ma).”

Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội: “Nếu giữ Giới đầy đủ về Thân thì sẽ được Trí vô ngại đối với tất cả các Pháp. Nếu giữ Giới đầy đủ về Khẩu thì sẽ được sáu mươi thứ Âm thanh mỹ diệu vô ngại thanh tịnh như đức Phật. Nếu giữ Giới đầy đủ về Ý thì sẽ được hết thảy Phật pháp, hết thảy Thần thông, Giải thoát bất động.”

- Luận Tỳ-Bà-Sa: “Nếu người nào giữ Giới Bất sát, thì chắc chắn trong tương lai sẽ không gặp “Kiếp nạn đao binh”. Nếu người nào khởi tâm cung kính đem một quả A-lê-lặc([2]) cúng dường cho Tỷ-kheo bị bệnh, thì chắc chắn trong tương lai sẽ không gặp “Kiếp nạn tật dịch”. Nếu người nào khởi tâm cung kỉnh đem một viên cơm cúng dường cho chúng Tăng, thì chắc chắn trong tương lai sẽ không gặp “Kiếp nạn đói khát.”

Kinh Tứ Thiên Vương: “Mỗi tháng vào sáu ngày Trai (Lục Trai), bốn vị Thiên Vương đi thị sát nhân gian để xem ai làm thiện, ai làm ác để trình tấu với Đế Thích. Nếu người nào giữ Giới thì Đế Thích rất hoan hỷ và tuỳ theo giữ Giới ít hay nhiều để sai các Thiện Thần đến bảo vệ người đó. Nếu giữ một Giới thì sai năm vị Thần bảo vệ, còn giữ trọn Năm Giới thì sai hai mươi lăm vị Thần bảo vệ, để giúp những người ấy có cuộc sống luôn luôn được an ổnsau khi chết được sanh lên cõi Trời. Nếu người nào vi phạm Giới Luật của đức Phật, lại còn làm nhiều việc phi pháp thì các Thiện Thần sẽ không bảo vệ, Đế Thích không vui vẻ, sự sinh hoạt của mặt trời, mặt trăng, sao, nắng, mưa gió sẽ thất thường. Nếu biết cải đổi sám hối thì bốn vị Thiên VươngĐế Thích sẽ hoan hỷ, Đạo Trời hưng thạnh, nhân dân an lạc. Tất cả các điều này đều bắt nguồn từ Năm Giới, Thập Thiện và sáu ngày Trai mà hiện hữu vậy.”

Luật Tứ Phần: Hành trì Giới-Luật có mười điều lợi ích:

+ Thứ nhất, “Viên mãn chí nguyện”. Nghĩa là, thường hành trì Giới Cấm thì thân tâm thanh tịnh; Trí tuệ, tâm tánh sáng suốt; tức là, hết thảy Trí tuệ, hành hoạt và thệ nguyện không có điều nào là không thành tựu viên mãn.

+ Thứ hai, “Sở học như đức Phật”. Nghĩa là, như khi đức Phật mới tu học, Ngài lấy Giới-Luật làm căn bản, do đó mà chứng đắc Phật quả; vì vậy, người nào thường kiên trì giữ Giới, thì cũng sẽ đạt được sở học như đức Phật.

+ Thứ ba, “Người có trí không hủy báng”. Nghĩa là, giữ gìn Giới hạnh thanh tịnh, hành vi của thân và miệng không có lỗi lầm, thì người có trí sẽ khởi tâm hoan hỷ, tán thán, chứ không hủy báng chê bai.

+ Thứ tư, “Thệ nguyện không bị thoái hoá”. Nghĩa là, kiên trì giữ gìn Giới Cấm để mong cầu chứng đạt quả vị Bồ-Đề, thì thệ nguyện này luôn luôn được thực hiện tinh tấn với tinh thần bất thối chuyển.

+ Thứ năm, “An trú trong Chánh hạnh”. Nghĩa là, kiên trì giữ gìn Giới Cấm làm cho Tam nghiệp thanh tịnh, nên luôn luôn an trú trong Chánh hạnh, không xa lìa.

+ Thứ sáu, “Xả bỏ sanh tử”. Nghĩa là, thọ trì Giới Cấm tức là không làm các việc sát sanh, trộm cướp v.v… nên có thể ra khỏi sanh tử, vĩnh viễn xa lìa cái khổ của sự luân hồi.

+ Thứ bảy, “Vui thích Niết Bàn”. Nghĩa là, kiên trì giữ gìn Giới Cấm làm đoạn tuyệt mọi vọng tưởng, cho nên thường chán ghét cái khổ sanh tử, vui thích Niết Bàn.

+ Thứ tám, “Tâm không bị trói buộc”. Nghĩa là, khi Giới đức tròn đầy, sáng suốt thì sẽ giải thoát hết thảy nghiệp duyên phiền não, không còn bị trói buộc bởi các họa hoạn nữa.

+ Thứ chín, “Đạt Thiền định tối thắng”. Nghĩa là, khi trì Giới thanh tịnh thì tâm sẽ không bị tán loạn nên thành tựu được Thiền định, tâm định tĩnh hiện hữu, siêu việt những tâm niệm Hữu lậu.

+ Thứ mười, “Không thiếu Chánh tín, Pháp tài”. Nghĩa là, nhờ giữ gìn Giới-Luật nên đối với các pháp đức Phật đã dạy được đầy đủ Chánh tín, tức là, Pháp tài không thiếu và thường phát xuất tất cả mọi công đức.”

Kinh Tập Nhất Thiết Phước Đức Tam Muội: “Người trì Giới thanh tịnh thường được chư Thiên đảnh lễ, loài Rồng tôn kỉnh, Dạ-xoa và Càn-thát-bà thường cúng dường, A-tu-la kỉnh trọng hầu hạ, các giai cấp trong đời như Vua Chúa, đại Thần, Bà-la-môn, Trưởng giả, Cư sĩ đều tôn trọng. Hành trì các tụ Giới thanh tịnh thì không bị sanh vào bốn trú xứ, trừ trường hợp phát thệ nguyện thị hiện vào đấy để hoá độ chúng sanh. Bốn trú xứ ấy là gì? - Đó là: Không bị sanh vào biên địa, không bị sanh vào các nước không có Phật pháp, không bị sanh vào nhà tà kiến và không bị sanh vào các đường ác dữ. Hộ trì các tụ Giới thanh tịnh thì không gặp bốn thời điểm. Bốn thời điểm ấy là gì? - Đó là: Không gặp thời Phật pháp đoạn diệt, không gặp kiếp nạn đao binh trong thời kỳ kiếp giảm, không gặp kiếp nạn đói khát và không gặp kiếp nạn hoả tai([3]). Hộ trì các tụ Giới sẽ xa lìa mười điều hãi sợ. Mười điều ấy là gì? - Đó là: Xa lìa sự hãi sợ đọa xuống Địa Ngục; xa lìa sự hãi sợ đọa làm Súc Sanh; xa lìa sự hãi sợ đọa làm Ngạ Quỷ; xa lìa sự hãi sợ bị nghèo hèn khổ sở; xa lìa sự hãi sợ không được ca ngợi tán thán; xa lìa sự hãi sợ bị mọi sự trói buộc; xa lìa sự hãi sợ chứng những quả vị Thanh Văn, Duyên Giác; xa lìa sự hãi sợ sanh vào các loài Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Câu-biện-đồ([4]), La-sát vv…; xa lìa sự hãi sợ bị tước da lóc thịt, bị nấu bị kho, bị dao gậy, lửa dữ vv…; xa lìa sự hãi sợ đối với các loài Sư tử, Hổ, Báo, Gấu, Rết, Rắn độc, Trăn, Chó sói, Cáo, Mèo, Chuột, Giặc cướp, Chúa cướp.v.v…”

Kinh Tập Nhất Thiết Phước Đức Tam-Muội: “ Hành trì Giới-Luật thì sẽ phát khởi toàn bộ Phật pháp, ngay cả Pháp Vô Thượng Bồ-Đề. Tại sao như thế? - Bởi lẽ, do trì Giới dẫn đến hoàn thiện Thiền định, dẫn đến phát sinh Trí tuệ, dẫn đến thành tựu Giải thoát, dẫn đến viên mãn Tri kiến Giải thoát.”

- Kinh Xuất Diệu: “ Người hành trì Giới-Luật đến khi tuổi già thì các vị Trời, Rồng, Thần đất thường đi theo để trợ giúp, bảo vệcúng dường; hết thảy các loài Ma không dám làm hại. Mùi hương của công đức giữ Giới toả khắp các cõi Trời và lan toả khắp mười phương, đoạn tận mọi kiết sử, đóng kín mọi tai ương, không rơi vào mọi tham dục.”

Kinh Đại Thừa Lý Thú Lục Ba-La-Mật-Đa: “Nếu chúng sanh nào thường hành trì Giới-Luật thanh tịnh thì sẽ tác động đến tất cả loài Trời, Rồng, Dạ-xoa, Người, chẳng phải Người v.v…cho đến các vị Vua Chúa, đại Thần, dòng họ Vua Chúa, Bà-la-môn, Trưởng giả, Cư sĩ, hết thảy đều quy kỉnh, tán thán, lễ bái, cúng dường. Người hành trì Giới-Luật thanh tịnh thì mọi chỗ đi-đứng-nằm-ngồi-kinh hành đều được cát tường; hết thảy Trời, Người thường bảo vệ mọi chỗ ấy và đảnh lễ cúng dường. Do vậy, cần hiểu rõ rằng, người hành trì Giới-Luật thanh tịnh là người đứng đầu trong tất cả Chúng, là vị tối cao, tối thượng vậy.”

- Kinh Lục Độ Tập: “Thuở xưa, có Phạm chí tên là Duy Lam, vốn là người có địa vị tôn quý cao sang trong xã hội, vượt cả uy tín của một vị Hoàng Đế. Về tài sản thì khó tính đến cho hết, Phạm chí lại là người thích bố thí. Xét về vật dụng quý giá như chén vàng thóc bạc, chén bạc thóc vàng; đỉnh vàng bạc chứa thực phẩm thì có hàng trăm món; lại dùng minh châu khâu kết thành chiếc áo trân quý, bức màn che giường nằm cũng kết bằng những chuỗi ngọc với ánh sáng lung linh; lại có voi giỏi, ngựa quý, dàm ngựa và yên của voi, ngựa đều dùng ngọc quý để kết thành; về các loại xe đều dùng lọng, tán và các thứ hoa để trang hoàng, ghế ngồi thì làm bằng da hổ, chạm khắc hoa văn tinh tế. Tóm lại, không có vật quý gì là không có, và bất cứ vật gì đều có một ngàn tám trăm mười bốn thứ ngọc để bố thí cho người. Lòng nhân từ của Phạm chí Duy Lam cảm động đến chư Thiên, loài Rồng và các Thiện Thần khắp cả mười phương, không có vị nào là không hoan hỷ trợ giúp. Giả như, với lòng nhân từ Duy Lam cứu giúp mọi người dân trọn đời không có ngày nào bỏ quên, không bằng bố thí thức ăn một ngày cho một Ưu-bà-di tín tâm giữ Giới trọn vẹn, phước đức này gấp bội phước đức trước, khó có thể tính đếm. Lại nữa, bố thí một trăm ngày ăn cho Ưu-bà-di tín tâm giữ Giới trọn vẹn, không bằng bố thí một ngày ăn cho Ưu-bà-tắc tín tâm giữ Giới trọn vẹn. Bố thí một trăm ngày ăn cho Ưu-bà-tắc tín tâm giữ Giới trọn vẹn, không bằng bố thí trừ đói khát một ngày cho một Sa-di đức hạnh cao quý. Bố thí trừ đói khát một trăm ngày cho một Sa-di đức hạnh cao quý, không bằng bố thí một bữa ăn cho một Sa-môn (Tỷ-kheo) giữ Giới trọn vẹn. - Hành giả giữ Giới trọn vẹn thì tâm niệm không còn ô uế, trong ngoài đều trong sáng thanh khiết. Người Phàm thì ví như gạch ngói, người giữ Giới thanh tịnh thì ví như minh châu, gạch ngói đầy bốn phương trời không bằng một viên Chân-châu vậy! Lại nữa, Duy Lam bố thí nhiều cho những người bình thường, cho đến bố thí nhiều cho những người giữ Giới trọn vẹn, không bằng bố thí một bữa ăn cho một vị Tần-Lai (Tư-đà-hàm). Bố thí một trăm bữa ăn cho vị Tần-Lai, không bằng bố thí một bữa ăn cho một vị Bất-Hoàn (A-na-hàm). Bố thí một trăm bữa ăn cho vị Bất-Hoàn, không bằng bố thí một bữa ăn cho một vị Ứng-Chân (A-la-hán). Lại nữa, như Duy Lam bố thí tài sản cho mọi ngườibố thí thực phẩm cho chư vị Hiền Thánh ở trên, không bằng tự mình hiếu thảo với song thân- Người hiếu thảođạt đến sự chân thật, tâm niệm không còn hướng ngoại chuyện riêng tư. Trăm đời hiếu thảo với song thân, không bằng bố thí một bữa ăn cho một vị Bích-Chi-Phật. Bố thí một trăm bữa ăn cho vị Bích-Chi-Phật, không bằng bố thí một bữa ăn cho một đức Phật. Bố thí một trăm bữa ăn cho đức Phật, không bằng xây dựng một thế giới mà mọi người trong đó đều hành trì Tam quy - Quy-y Phật, quy-y Pháp, quy-y Tỷ-kheo Tăng, và tuyệt đối nhân từ “không sát sanh”, giữ gìn tâm niệm thanh bạch “không trộm cướp”, bảo vệ sự trinh tiết “không tà dâm”, tôn trọng chữ tín “không nói dối”, giữ lòng hiếu thuận “không uống rượu”. Hành trì Năm Giới, mỗi tháng ăn chay Sáu ngày (Lục Trai) thì phước đức của người này cao vời vợi, vượt hẳn sự bố thí vạn thứ vật chất quý báu cho mọi ngườibố thí thực phẩm cho các vị Hiền Thánh. Phước đức này thật khó có thể tính toán được!”


----------------------------------

[1] Hồ A-Nậu-Đạt: Hồ ở trong dãy Hymalaya.

[2] Quả A-lê-lặc: Một trong 5 thứ thuốc thực vật chữa bệnh.

[3] Tam tai: Là ba hiện tượng để huỷ diệt khí thế gian này. Tam tai có hai loại: 1/Đại tam tai: Hoả tai, Thuỷ taiPhong tai; 2/Tiểu tam tai: Binh đao, Dịch bệnh, Đói khát.

[4] Câu-biện-đồ: Một loại Quỷ hút tinh khí người.

=========================

Mục III: TINH TẤN GIỮ GIỚI.

- Kinh Đại Báo Ân: “Phàm khi thọ Giới pháp cần phát khởi tâm dõng mãnh để thệ nguyện thọ lãnhquyết định giữ gìn, có như thế mới “đắc Giới”.”

Kinh Niết-Bàn: “Thà nhảy vào hầm lửa cực nóng, còn hơn là huỷ phạm Giới Cấm mà chư Phật trong ba thời gian quá khứ, hiện tạivị lai chế định.”

Kinh Viên Giác: “Đức Phật bảo Bồ-Tát Phổ Nhãn rằng: Hàng Bồ-Tát tân học và chúng sanh trong thời Mạt pháp muốn được tâm Viên Giác thanh tịnh như đức Như Lai, thì cần phải Chánh niệm, xa lìa hết thảy mọi hiện tượng huyễn hoặc và kiên cố hành trì Giới Cấm.”

Kinh Quán Phật Tam-Muội Hải: “Tướng Bạch-hào của đức Phậtxuất phát từ vô lượng kiếp tâm của Ngài đã xả bỏ mọi sự keo kiết, mọi sự luyến tiếc và chấp thủ tài sản, để thực hành bố thí. Vì muốn thân tâm khế hợp Chánh pháp nên dùng Oai-nghi để nhiếp phục thân nghiệphộ trì Giới Cấm như yêu quý bảo vệ đôi mắt, nhằm giúp nội tâm vắng lặng trong sáng , không còn những tâm niệm phạm Giới khởi lên, kể cả các Giới nhẹ như “Xả-đọa”. Tâm an ổn như đại địa không hề có vọng động; giả như có người dùng trăm ngàn con dao đâm vào tim, hay có người dùng các loại roi gai nhọn đánh vào thân thể cũng không khởi lên một niệm sân hận.”

Kinh Trì Tâm Phạm Thiên Sở Vấn: “Phạm Thiên bạch đức Phật: Do động thái gì mà được thân cận đức Như Lai? - Đức Phật đáp: Thà bỏ thân mạng chứ không huỷ phạm Giới Cấm.”

Kinh Đại Tập: “Thà rót nước đồng sôi vào hai mắt, chứ không để tâm vọng động nhìn lén hình dáng nữ nhân.”

Kinh Tỳ-Ni Mẫu: “Thà nuốt viên sắt nóng mà chết, chứ đừng uống ăn thực phẩm của Đàn-na cúng dường mà không giữ Giới.”

Kinh Hiền Ngu Nhân Duyên: “Người trì Giới là người hộ trì Giới Cấm thà bỏ thân mạng chứ không bao giờ huỷ phạm. Tại sao như vậy? - Bởi lẽ, Giới là yếu tố đầu tiên để vào Đạo, là điều kiện vi diệu để đoạn tận lậu hoặc, và là con đường bình an để tiến về Niết-Bàn an lạc. Người hành trì Giới Cấm nghiêm túc thì có công đức vô lượng vô biên.”

- Kinh Niết Bàn: Kiên cố giữ gìn Giới Cấm, không phạm Oai nghi, không thọ nhận bất cứ thứ gì thuộc bố thí không đúng pháp (bất tịnh thí), không ăn thịt cá, không uống bia-rượu, không dùng năm thứ gia vị cay nồng (ngũ vị tân); do vậy, thân thể người này không có các mùi hôi hám (xú uế), nên được chư Thiên và tất cả mọi người trên thế gian cung kỉnh, tôn trọng tán tháncúng dường.”

- Kinh Tập Nhất Thiết Phước Đức Tam-Muội: “Đại Bồ-Tát thực hiện Giới Cấm này dù mất mạng cũng không bao giờ huỷ phạm. Các Ngài không phải vì cầu ngôi Vua mà giữ gìn Giới Cấm; không phải vì cầu sanh lên các cõi Trờigiữ gìn Giới Cấm; không phải vì cầu quả vị Phạm Vương, Đế Thích, không phải vì cầu được phong đất, không phải vì cầu được tự do, không phải vì cầu được ca tụng, không phải vì cầu được lợi dưỡng, không phải vì cầu được thuốc thang trị bệnh; cho đến, không phải vì sợ sự bần cùng khổ não bị làm chúng sanh trong sáu đườnggiữ gìn Giới Cấm thanh tịnh. Sự thật, vì phát huy tánh Phật mà giữ gìn Giới Cấm. Vì để tiện lợi được nghe Pháp, rồi căn cứ vào Pháp tu hànhgiữ gìn Giới Cấm. Vì phát huy tánh Tăng mà giữ gìn Giới Cấm. Vì muốn thoát khỏi các hiện tượng Sanh-Lão-Bệnh-Tử-Sầu-Bi-Khổ-Ưu-Não; vì muốn đem lại sự lợi ích an lạc cho hết thảy chúng sanhgiữ gìn Giới Cấm. Với sự trì Giới đầy đủ viên mãn, tinh tấn không cấu uế, thanh tịnh vi diệu hương thơm như vậy, thì người trí sẽ tán thán, chư Phật sẽ khen ngợi.”

Kinh Tứ Thập Nhị Chương: “Người theo Đạo để tu tập như một người phải chiến đấu với vạn người. Khi mặc áo ra cửa sẽ có thái độ sợ hãi, hoặc nửa đường trở lui hoặc chiến đấu đến chết, hoặc chiến thắng trở về. Sa-môn học Đạo cũng vậy, phải có ý chí kiên trì, dõng mãnh tiến lên, không sợ những hiện tượng trước mắt gây trở ngại, phá tan các loài Ma để chứng đắc các Đạo quả.”

Đại sư Ngẫu Ích giải thích rằng: “Ý chí kiên trì học Đạo ví như “một người”. Các tập khí mê lầm hư vọng từ vô thỉ đến nay ví như “vạn người”. Thọ trì Giới Cấm thanh tịnh ví như mặc “áo giáp”. Ý chí luôn luôn kiên trì không sợ hãi, đó là “năng lực của Giới”. Dõng mãnh tiến lên nửa đường không trở lui, đó là “năng lực của Định”. Không sợ những hiện tượng trước mắt chiến đấu đến chết, đó là “năng lực của Tuệ”. Tổng hợp ba năng lực này lại, để phá tan các loài Ma từ vô thỉ nhằm chứng đắc Đạo quả, đó là ý nghĩa “chiến thắng trở về” vậy.”

- Kinh Tạp Bảo Tạng: “Có một Tỷ-kheo Bồ-Tát tên là Kim Cang Tề, vốn là vị có năng lực trì Giới vững mạnh, tu tập Thánh pháp kiên cố, luôn sống trong Chánh niệm không tán loạn. Bấy giờ, có một con Ma tên là Chướng Ngại, dẫn quyến thuộc mang theo binh khí đến ẩn núp tại chỗ ở của Tỷ-kheo để theo dõi, nếu Tỷ-kheo khởi lên vọng tâm lập tức giết chết. Chúng Ma theo dõi đến một ngàn năm mà không thấy vị Tỷ-kheo ấy khởi lên một niệm vọng động, nên không thể giết hại được, chúng Ma liền hiện thân dùng binh khí để khủng bố Tỷ-kheo. Vị Tỷ-kheo thệ nguyện rằng: Nếu tôi giữ Giới thanh tịnh, Đạo hạnh nghiêm túc thì binh khí của chúng Ma đều biến thành hoa sen, chuỗi ngọc; đồng thời, chúng Ma đều biến thành hình tướng như tôi. Vừa dứt lời, những binh khí của chúng Ma đều biến thành hoa sen, chuỗi ngọc; chúng Ma đều biến thành hình tướng như Tỷ-kheo. Bấy giờ, Ma Chướng Ngại cùng quyến thuộc khởi lên tâm niệm hy hữu; đó là, đảnh lễ và xin quy-y với Tỷ-kheo.”

Kinh Phật Tạng: “Xưa kia có hai Tỷ-kheo, một già một trẻ cùng lên đường về thăm đức Phật, đi được nửa đường thì hai vị đều rất khát nước, may gặp một ao nước nhưng có nhiều côn trùng, vị Tỷ-kheo lớn tuổi do giữ Giới, không uống mà bị chết, còn vị Tỷ-kheo nhỏ tuổi thì vẫn uống nên hết khát và đi về gặp đức Phật. Ngài trách rằng: Thầy là người ngu si, Thầy kia do giữ Giới mà chết nhưng được sanh về thiện xứ và đã đến trước hầu thăm Ta; còn Thầy sát sanh phá Giới, tuy đang ở cạnh Ta nhưng xa cách Ta ngàn dặm.”

Kinh Hiền Ngu Nhân Duyên: “Nước An-Đà có một Sa-di theo lệnh Sư phụ đến một chủ nhà Ưu-bà-tắc thường cúng dường, để thúc giục đem thực phẩm đến cúng dường. Bấy giờ, cả nhà Ưu-bà-tắc đều đi khỏi, chỉ lưu lại một cô gái để giữ nhà, cô này thấy vị Sa-di khởi tâm vui mừng, lửa dâm dục kích thích mạnh, bèn bày trò yêu mị bức bách Sa-di hành dâm. Vị Sa-di không thể chạy thoát nên thầm nghĩ rằng: Tôi bị tội gì mà gặp phải sự kiện quái ác này, thà bỏ thân mạng chứ không thể huỷ phạm Giới Cấm mà ba đời chư Phật chế định để làm ô-uế Tam Bảo! Thừa lúc cô gái bận đóng cửa, vị Sa-di nhặt được con dao cạo, rồi quỳ xưống chắp tay hướng về thành Câu-thi-na, nơi đức Phật nhập Niết-Bàn, lập thệ nguyện rằng: Hôm nay, con không thể lìa quên Tam Bảo, nên thà bỏ thân này để giữ trọn Giới Cấm, nguyện khi tái sanh sẽ được xuất gia học Đạo, tu tập phạm hạnh thanh tịnh, đoạn tận lậu hoặc, chứng đạt Đạo quả. Nguyện xong, liền cắt cổ tự vẫn; Vua nước An-Đà nghe biết, thân lâm đến đảnh lễ, tán thán công đức tinh tấn giữ Giới của Sa-di và cho treo cờ tưởng niệm.”

Kinh Thí Dụ: “Có vị đại Cư sĩ rất đoan chánh thông minh; sau đó, xuất gia trở thành Tỷ-kheo và giữ gìn Giới pháp rất cẩn trọng. Vào một sáng đi khất thực, Tỷ-kheo đến một nhà thế tộc, gặp phải một quả phụ dâm đãng muốn cùng Tỷ-kheo hành dâm; Tỷ-kheo không chịu, quả phụ tức giận liền kêu bọn nô tỳ khiêng Tỷ-kheo bỏ vào lò lửa để bức ép Tỷ-kheo phải bằng lòng. Tỷ-kheo nói rằng: Các chị hãy dừng lại để tôi suy nghĩ xem đã! Tức thì, Tỷ-kheo tự nghĩ: Ta nhảy vào trong lò lửa thì sẽ chết, nhưng do giữ Giới mà chết thì sẽ sanh lên các cõi Trời; còn hành dâm phá Giới, khi chết sẽ bị đọa xuống Địa Ngục không lúc nào thoát khỏi. Nghĩ xong, Tỷ-kheo nhảy vào lò lửa; tức thì, lò lửa biến thành nước mát lạnh, nên không bị tổn hại. Quả phụ rất xấu hổ thẹn thùng, im lặng để Tỷ-kheo ra khỏi nhà, Tỷ-kheo thong thả trở về an ổn.”

Luận Đại Trang Nghiêm: “Có một nhóm Tỷ-kheo đang đi ở vùng hoang vắng, bị bọn cướp bắt và lột lấy y phục. Bọn cướp sợ các Tỷ-kheo đi báo người đuổi bắt chúng, nên muốn giết hết cả nhóm Tỷ-kheo. Bỗng trong bọn chúng có một người nói rằng: Phép tắc của Tỷ-kheo là không được làm hại cỏ cây đang sống, bèn lấy cỏ cột tay chân các Tỷ-kheo rồi ra đi. Các vị Tỷ-kheo vì sợ phạm Giới Cấm nên không ai dám làm hại các cây cỏ đang trói tay chân của mình, đành cùng nằm như vậy chờ người đến cứu. Qua ngày hôm sau, nhà Vua đi săn thấy như thế, hỏi các Tỷ-kheo và biết được sự thật, nhà Vua rất cảm động, cởi cỏ trói tay chân cho các Tỷ-kheo rồi nói bài kệ tán thán; sau đó, Vua mời các Tỷ-kheo về nước và xin quy-y thọ Giới.”

Luận Đại Trang Nghiêm: “Thuở trước, có một Tỷ-kheo mang bình bát đi khất thực, khi đến nhà người thợ làm châu ngọc thì đứng ở ngoài cửa. Bấy giờ, người thợ ấy đang xâu lỗ viên ngọc cho Vua, bỗng thấy Tỷ-kheo liền vào nhà lấy thực phẩm để dâng cúng. Ngay khi ấy, có một con ngỗng thấy viên ngọc liền nuốt ăn. Người thợ ngọc sau khi dâng cúng thực phẩm cho Tỷ-kheo xong, không thấy viên ngọc liền nghi vị Tỷ-kheo lấy trộm. Vị Tỷ-kheo vì thương mến và muốn bảo vệ tính mạng con ngỗng nên nhẫn chịu không nói rõ. Người thợ ngọc lấy gậy đánh đập Tỷ-kheo máu chảy khắp mặt đất, con ngỗng thấy máu chạy đến để uống, người thợ ngọc lấy gậy xua đuổi, vô tình đánh chết ngỗng. Bấy giờ, vị Tỷ-kheo mới nói rằng: Hãy dừng đánh đập, tôi sẽ trả viên ngọc cho ông! - Hồi nãy, tôi chẳng nói thật vì sợ ông giết con ngỗng, bây giờ nó đã chết tôi mới nói. - Viên ngọc ấy do con ngỗng ăn đấy! Người thợ ngọc liền mỗ bụng con ngỗng, thấy có viên ngọc, liền tự trách mình, rồi xin sám hối và hết lời tán thán Giới-đức của vị Tỷ-kheo.”

Luận Đại Trang Nghiêm: “Thuở trước, có một nhóm Tỷ-kheo dùng thuyền qua biển, không may thuyền bị vỡ. Một tân Tỷ-kheo nắm được một tấm ván thuyền vỡ nên nổi trên mặt nước không bị chết, chợt thấy vị Thượng Tọa Tỷ-kheo sắp bị chết chìm, liên tưởng đến Giới-Luật mà đức Phật đã dạy - tự nghĩ: Gặp việc lợi lạc thì làm gấp, việc trước mắt là cứu Thượng Tọa. Liền ném tấm ván cho Thượng Tọa, nhờ nắm được tấm ván, Thượng Tọa vào đến bờ thoát nạn. Bấy giờ, có vị Thần Biển rất cảm kích trước tấm lòng chân thành tinh tấn giữ Giới của vị tân Tỷ-kheo, nên mang Tỷ-kheo ấy vào bờ, rồi chấp tay tán thán rằng: Giờ đây, con xin quy-y với vị kiên trì giữ Giới Luật, dù đang gặp phải hiểm nguy cho tánh mạng, Thầy vẫn có thể hành trì Giới Luật của đức Phật, thật hy hữu thay!”

Luật Tăng Kỳ: “Thời đức Phật tại thế, có hai Tỷ-kheo cùng lên đường về hầu thăm đức Phật. Không may, một Tỷ-kheo bị bệnh, Tỷ-kheo kia vẫn mặc nhiên lên đường, nên sớm được gặp đức Phật. Đức Phật đã rõ việc ấy, nhưng vẫn hỏi, Tỷ-kheo đó liền bạch rõ ngọn nguồn. Đức Phật bảo: Đó là hành động độc ác. Nếu là một Tỷ-kheo phóng túng, giải đãi dù ở cạnh Ta cũng không thể thấy Ta; trái lại, nếu một Tỷ-kheo luôn hộ trì lục căn, tâm không phóng túng, tinh tấn nhớ nghĩ thực hành Chánh pháp, thì dù ở cách xa Ta ngàn dặm vẫn thấy Ta; bởi lẽ, đã sống khế hợp với Pháp thân của Như Lai. Các Thầy đã cùng xuất gia tu phạm hạnh với nhau, có người ốm đau mà không chăm sóc nhau thì chăm sóc cho người nào? Thầy hãy trở về chăm sóc Tỷ-kheo bị bệnh ấy đi!”

Kinh Tô Ma: “Thời quá khứ, đức Thế Tôn đã từng là một con Rồng độcsức mạnh rất kinh khủng, bất cứ loài sinh vật nào bị Rồng nhìn thấy hay ngửi nhằm hơi thở của nó tức khắc bị chết. Rồng thường thọ Giới Bát Quan Trai; ngày ấy, muốn được yên tĩnh, Rồng vào ẩn trong rừng sâu, vì quá mỏi mệt nên ngủ say. Theo bẩm sinh của loài Rồng, khi ngủ thân thể bị co rút lại nhỏ như con trăn, trên thân lại xuất hiện bảy loại vân màu sắc đẹp đẽ của bảy báu. Nhóm thợ săn thấy được Rồng, vô cùng mừng rỡ nói rằng, da này rất hiếm có, nếu dâng cho quốc Vương may y phục chắc chắn sẽ được trọng thưởng; nói xong, dùng gậy đè đầu Rồng, lấy dao lóc da. Bị đụng chạm, Rồng tỉnh dậy tự suy nghĩ: Với sức mạnh của mình có thể làm cho cả nước này đổ nát ngửa nghiêng như trở bàn tay, sá gì một vật nhỏ của kẻ thợ săn mà có thể gây nguy khốn cho mình được! Chỉ vì hôm nay gặp ngày thọ trì Trai Giới, cần phải nghe theo lời đức Phật dạy, là hãy quý trọng Giới Luật chứ đừng tiếc thân mạng! Do suy nghĩ như thế, Rồng tự nhẫn nhục không mở mắt, không thở hơi độc, lại thương xót bọn thợ săn mà cho họ lóc da không hối hận. Khi da đã lóc xong, thịt máu bày ra tức thì vô số côn trùng chạy đến tranh nhau cắn xé uống ăn. Bấy giờ, thời tiết cực nóng, Rồng rất khổ sở muốn đến dòng nước để bảo vệ sự sống, nhưng do đã thọ trì Giới-Luật, sợ làm thương tổn các côn trùng nên không dám cử động, tự suy nghĩ rằng: Hôm nay mình hãy dùng máu thịt này để bố thí cho các loại côn trùng giúp chúng bồi bổ cơ thể, sau này khi thành Phật, mình sẽ bố thí Pháp giúp tâm thức chúng khai ngộ để được nhiều lợi ích. Khi Rồng vừa thề nguyện xong thì thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Trời Đao Lợi.

Con Rồng độc bấy giờ chính là đức Phật Thích Ca, nhóm thợ săn chính là Đề-bà-đạt-đa và Lục Sư ngoại đạo, những côn trùng chính là tám vạn chư Thiên được cứu độ trong lần đầu tiên đức Phật Thích Ca chuyển Pháp luân. Là Bồ-Tát mà tinh tấn giữ gìn Giới Luật, không tiếc thân mạng, kiên định không hối hận thì được gọi là “Trì Giới Ba-la-mật” vậy.”

- Kinh Ưu Bà Tắc Giới: “Này Thiện nam tử! Là người có Trí tuệ, khi đã thọ Giới cần phải quán chiếu ba vấn đề để không có hành động ác độc. Đó là: Thứ nhất, quán chiếu Tự thân; thứ hai, quán chiếu Thế gian; thứ ba, quán chiếu Chánh pháp.

* Như thế nào là “Quán chiếu Tự Thân”? - Tức là, tự mình hiểu rõ như thật rằng, đây là việc ác độc, hiểu rõ làm ác thì sẽ chịu quả báo ác dữ, hiểu rõ làm thiện thì sẽ hưởng quả báo hiền thiện. Hai nghiệp Thiện - Ác này đã không hư dối, thì hôm nay sao mình lại có thể xem thường nhân duyên thọ Giới được! - Mình đã thọ Giới thì không nên huỷ phạm mà cần phải chí thành kiên cố giữ Giới. Đây là ý nghĩa “Quán chiếu Tự thân” vậy.

* Như thế nào là “Quán chiếu Thế gian”? - Tức là, người có Trí tuệ quán sát thấy rất nhiều người trong thế gian có những sở chứng thanh tịnh, như chứng Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông v.v… Nếu mình làm các việc ác độc thì những vị đó hẳn nhiên sẽ thấy-nghe rất rõ hành động của mình, các vị đó đã thấy-nghe rõ hành động của mình sao mình không biết tàm quý mà vẫn làm ác! Lại quán chiếu rằng, chư Thiên có đủ Vô lượng phước đức, có đủ Thần túc thông, Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông v.v… có khả năng thấy-nghe rất xa, dù ở bên cạnh con ngườicon người vẫn chẳng thấy biết; nếu mình làm các việc ác độc tất nhiên chư Thiên thấy-nghe rất rõ. Nếu chư Thiên đã thấy-nghe rất rõ từng việc làm của mình thì tại sao mình không biết tàm quýcố ý làm ác? Đây là ý nghĩa “Quán chiếu Thế gian” vậy.

* Như thế nào là “Quán chiếu Chánh pháp”? - Tức là, người có Trí tuệ quán chiếu Chánh pháp của đức Như Laithanh tịnh, là vô nhiễm đem lại lợi ích ngay trong hiện tại, có thể giúp chúng sanh thành tựu sự tịch tịnh để chứng đạt Niết Bàn, có thể đem đến sự giải thoát bất cứ thời gian không gian nào. Chính vì Chánh pháp ấy mà mình thọ trì Giới-Luật, nếu ban đầu mình không thọ Tiểu Giới thì làm sao sau đó được thọ Đại Giới! Nếu huỷ phạm Tiểu Giới thì sẽ tăng thêm năm điều khổ đau; trái lại, nếu chí tâm trì Giới thì sẽ tăng trưởng sự an lạc vô thượng. Hôm nay, được làm thân người là do chưa được giải thoát, bởi vì trong vô lượng kiếp quá khứ mình chưa từng thọ trì Giới Cấm của chư Phật Như Lai, đời này mình đã thọ trì Giới Cấm thì chắc chắn trong các đời tương lai sẽ được gặp hằng hà sa số chư Phật. Quán sát sâu xa như vậy thì sẽ khởi tâm thương cảm rộng sâu mà chí thành thọ trì Giới Cấm. Khi thọ trì Giới Cấm một cách kiên cố thì sẽ chứng đạt quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đem đến vô lượng lợi ích cho hết thảy chúng sanh.”

=====================

Chương Sau

PHƯƠNG DIỆN PHẠM GIỚI

Mục I: RĂN BẢO VỀ GIỮ GIỚI.

- Kinh Đại Phương Quảng Như Lai Bất Tư Nghị Cảnh Giới: “Đối với Giới Cấm, tự mình phải giữ gìn thanh tịnh; giả như thấy người khác phạm Giới nên khởi tâm đại bi thương xót, chứ đừng sân giận ghét bỏ họ.”

- Kinh Bồ-Tát Thiện Giới: “Hạng Chiên-đà-la([1])cho đến những kẻ đồ tể dù họ làm các việc độc ác, nhưng không phá hoại Chánh pháp của Như Lai; do vậy, không hẳn tất cả họ đều bị đọa vào Ba đường ác. Còn, đã làm Thầy mà không dạy bảo Đệ tử, khiến họ giữ gìn Giới Cấm, tức phá hoại Phật pháp phải bị đọa vào Địa Ngục.”

Kinh Phân Biệt: “Không hiểu rõ nguyên tắc trọng yếu xuất xử của Giới-Luật, mà vọng động truyền Giới pháp cho người khác, là trái với giáo huấn của đức Phật, đấy là tội cực nặng.”

- Luận Tát-Bà-Đa: “Vì sao lại bảo phá Giới là tội rất nặng so phạm lỗi với các Kinh?- Bởi lẽ, Giới-Luật là mảnh đất Phật pháp để mọi điều thiện phát sinh, hết thảy Đệ tử của đức Phật đều nương tựa vào đây để được an lành. Nếu không giữ Giới thì không có cơ sở để hội nhập thành Niết-Bàn theo Pháp của đức Phật. Chính Giới Luật là những chuỗi anh-lạc trang nghiêm Chánh pháp của đức Phật; vì vậy, người huỷ phạm Giới Luật mang tội rất nặng.”

- Kinh Ngũ Bách Vấn: “Nếu Tỷ-kheo đã mười tuổi hạ mà không tụng đọc Giới Luật, thì hằng ngày ăn gì, uống gì hay nằm ngồi trên giường, trên chiếu đều phạm tội trộm cắp.”

Kinh Niết Bàn: “Nếu Tỷ-kheo đã phạm Giới, mà không chịu sám hối lại cố tình che dấu, kiêu ngạo, thì Tỷ-kheo này chính là người phá Giới đích thực. Là Bồ-Tát vì bảo vệ Giới pháp, dù lỡ phạm Giới nhưng không gọi là kẻ phá Giới.”

Kinh Đại Tập: “Đức Phật bảo các Tỷ-kheo: Người nào không giữ Giới hẳn nhiên bị đọa vào Ba đường ác dữ; giả như, muốn làm thân kẻ hạ tiện cũng không thể được, huống gì là người có phước đức.”

- Kinh Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập: “Người trì Giới thanh tịnh thì xa lìa mọi âu lo sợ hãi, luôn được an ổn hân hoan, có thể vượt qua bể khổ để hội nhập Niết Bàn, khéo léo phá tan bốn loại Ma([2]), thanh tịnh hoan hỷ, hành hoạt mọi Phật sự giáo hoá Trời, Người. Kẻ phá Giới thì không thể đảm nhận Phật sự ấy, tương tự như chiếc xe bị hư thì không thể vận chuyển được.”

Kinh Đại Thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán: “Vào biển Phật pháp lấy đức Tin làm căn bản, vượt qua dòng sanh tử lấy Giới-Luật làm thuyền bè. Nếu người xuất gia mà không giữ gìn Giới Cấm, lại tham đắm vướng mắc những thú vui thế tục, huỷ báng Giới pháp quý báu của đức Phật, hạng Tỷ-kheo như thế không còn được gọi là người xuất gia nữa!”

- Sớ Luận Quán Tâm: “Trong khi đang tu quán, nếu tâm phá Giới sanh khởi thì sẽ làm cho Ba nghiệp sai lầm, để phạm Giới-Luật làm cho nghĩa lý quán chiếu không thể phát khởi. Khế Kinh dạy rằng: Giữ Giới không thanh tịnh thì Thiền định sẽ không hiện hữu; chính thế, cần phải chú tâm giữ Giới để xây dựng chiếc cầu, mới có thể vượt qua dòng sông sanh tử.”

- Kinh A-Nan Vấn Sự Phật Cát Hung: “Đức Phật bảo A-Nan: Có những người phụng sự đức Phật do thọ Giới từ Thầy-Tổ, rồi tinh tấn giữ Giới tu tập không chán nản; do vậy, mà tâm niệm luôn được hoan hỷ, thiện Thần bảo vệ, đường hướng tu tập sẽ được tăng thêm những điều cát tường, và mai sau tất nhiên sẽ thành tựu Đạo quả. Hạng người này chính là Đệ tử đích thực của đức Phật vậy. Trái lại, những người phụng sự đức Phật, nhưng không gặp được Minh Sư, không tin Phật pháp, vi phạm Giới Cấm, không có Oai nghi lễ nghĩa, nếu bị ốm đau cũng chẳng niệm Phật lại cầu khẩn tà Thần; đây là cơ hội tốt để Quỷ dữ quậy phá làm cho đương sự bị suy bại hao tổn, hướng đi sai lầm. Hạng người này hiện tạitội nhân, không phải là Đệ tử của đức Phật, sau khi chết sẽ đọa vào Ba đường ác. Tóm lại, hết thảy mọi việc Thiện-Ác đều do Tâm tạo, tội hay phước luôn đi theo con người như “bóng theo hình”. Công đức giữ Giới thanh tịnh sẽ được chư Thiên bảo vệ.”

Kinh Phân Biệt Công Đức: “Có ba hạng phụng sự Phật. Đó là: Hạng Đệ tử của Ma phụng sự Phật; hạng Trời, Người phụng sự Phật; hạng Đệ tử đức Phật phụng sự Phật. Hạng người dù thọ Giới của đức Phật, nhưng tâm niệm vẫn vui thích những việc Tà đạo, không tin Phật pháp, chẳng rõ quả báo tội-phước, mạo danh phụng sự Phật, song luôn sống trong môi trường Tà đạo. Hạng người này là Đệ tử của Ma phụng sự Phật. Hạng người thọ trì Năm Giới dù chết cũng không huỷ phạm, tin có tội-phước, thường nhớ nghĩ Chánh pháp. Hạng người này là hạng Trời, Người phụng sự Phật. Hạng người phụng trì Năm Giới, học rộng Kinh pháp, tu tập Trí tuệ, hiểu rõ ba cõi là khổ, thực hành Lục độ, không làm những việc tà vạy. Hạng người này là Đệ tử đức Phật phụng sự Phật.”

- Kinh Thiên Thỉnh Vấn: “Thiểu dục rất an lạc, Tri túc đại phú quý, Trì Giới thường đoan nghiêm, Phá Giới luôn xấu xí.”

- Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi: “Đã là người xuất gia là vì cầu giải thoát, nên trước hết phải xa lìa các tội lỗi, lấy Giới làm đầu. Nếu không y cứ vào Giới Luật thì những điều thiện không thể sinh khởi được, tương tự như người không có đầu thì các căn huỷ hoại, gọi là người chết.”

- Kinh Di Nhật Ma-Ni Bảo: “Dù Sa-Môn đọc tụng nhiều Kinh điển mà không hành trì Giới-Luật, thì tương tự như viên Ma-ni bị rớt vào hầm phẩn.”

- Kinh Tu-Ma-Đề Trưởng-Giả: “Nếu người nào làm chuyện bất thiện, thậm chí thích thú làm Mười điều ác độc, thì tâm niệm những người này luôn phát triển sự kiêu ngạo, thường bất kính đối với Tam Bảo, biếng nhác chẳng chịu tu tập. Hạng người này được xem là những người đã chết.”

- Kinh Đại Bảo Tích: “Do tâm tham lamphạm Giới thì tội còn nhẹ, nếu do tâm sân hậnphạm Giới thì tội rất nặng. Tại sao như thế?- Bởi lẽ, phạm Giới do tham còn đem đến lợi ích cho chúng sanh; trong khi đó, phạm Giới do sân là bỏ quên chúng sanh.”

- Kinh Phật Tạng: “Tỷ-kheo phá Giới thì phải trải qua trăm ngàn vạn kiếp phải cắt xẻo da thịt của thân thể để trả nợ cho Đàn-na thí chủ. Nếu được sanh vào loài Súc Sanh thì phải làm thân (trâu ngựa) kéo nặng chở nhiều. Tại sao như thế? - Vì rằng, tương tự như chẻ sợi tóc thành ngàn ức phần, Tỷ-kheo phá Giới vẫn không thể tiêu trừ được một phần công đức cúng dường, huống gì là tiêu trừ được nhiều phần.”

- Căn Bổn Ni-Đa-Na: “Người phá Giới mà vẫn ở trong Tăng chúng dù chỉ ăn một miếng cơm cũng không thể tiêu được (công đức cúng dường của Đàn-na); cho đến, mảnh đất Già-lam cũng không dung chứa một bước chân của kẻ ấy.”

- Kinh Như Lai Bất Tư Nghị Bí Mật Đại Thừa: “Chư vị Bồ-Tát do tu trì Giới hạnh nghiêm túc, nên thành tựu viên mãn hết thảy thắng nguyện của mình. Trái lại, người phá Giới thì mọi pháp ác của họ đã làm như những cơn mưa đá huỷ hoại mọi vật; tức là, họ phá hoại các pháp thiện cũng tương tự như thế.”

Kinh Đại Tập: “Người phá Giới thì mười phương chư Phật sẽ không hộ niệm. Dù gọi là Tỷ-kheo nhưng không nằm trong hàng ngũ của Tăng, vì đã sống trong phạm vi của Ma.”

Kinh Niết Bàn: “Đã là Tỷ-kheo, dù không đùa giỡn, nói cười với nữ nhân, nhưng ở cách tường mà lắng nghe tiếng vòng xuyến của họ, là phá Giới, làm ô-uế phạm hạnh.”

- Kinh Tỳ-Nại-Da: “Có năm trú xứ mà Tỷ-kheo không được đến. Năm trú xứ nào? - Đó là: Đến nhà mại dâm, đến nhà có gái chưa chồng, đến nhà quả phụ không đứng đắn, đến nhà bán rượu bia và đến nhà kẻ trộm cướp. Nếu Tỷ-kheo đến năm trú xứ ấy là phạm tội nặng.”

- Kinh Nhập Lăng Già Tam-Muội: “Người ăn thịt chúng sanh là đánh mất tất cả tâm Từ-bi và cắt đứt Tín căn của mình. Vì vậy, này Đại Tuệ! Bồ-Tát vì hộ trì Tín tâm cho chúng sanh nên kiêng cử hết thảy các loại thịt, tức là không ăn bất cứ một loại thịt nào. Tại sao như vậy? - Bởi lẽ, người trong thế gian ăn thịt đa phần là người không có đức tin Tam Bảo, sát hại chúng sanh để ăn nhậu, ác như La-sát, cắt đứt Pháp-luân của Ta([3]), đoạn tuyệt hạt giống Thánh Hiền. Tóm lại, tất cả các việc bất thiện đều phát xuất từ ăn thịt; thế nên, là Đệ tử của đức Như Lai thì không nên khởi lên một tư tưởng về vấn đề ăn thịt, huống gì là trực tiếp ăn nhậu.”

Kinh Phương Đẳng: “Bồ-Tát Hoa Tụ dạy: Người tạo tội Ngũ nghịch hay Tứ trọng([4]), Tôi cũng có thể cứu giúp được, chỉ có tội trộm cắp tài sản của Tăng thì Tôi bất lực.”

- Kinh Đại Báo Ân: “Đức Phật bảo A-Nan: Tai họa của mọi người trong thế gian đều phát xuất từ Miệng. Cho nên, cần bảo vệ cẩn thận cái Miệng còn hơn là bảo vệ ngọn Lửa dữ. Nếu ngọn Lửa dữ bùng cháy thì chỉ thiêu đốt tài sản thế gian, còn ác khẩu bùng cháy thì sẽ khiêu đốt cả “Thất Thánh Tài([5]) xuất thế gian.

- Kinh Ca Diếp Cấm Giới: “Tỷ-kheo làm hai việc này thì bị đọa vào Địa Ngục: Một là, phỉ báng Kinh Pháp; hai là, huỷ hoại Kinh Giới.”

- Kinh Anh Lạc: “Nếu phá Mười Giới([6]) mà không tàm quý sám hối lỗi lầm thì đồng tội với Ba-la-di, phải trải qua mười kiếp mà trong mỗi ngày phải chịu tám vạn bốn ngàn cực hình khổ sở. Đây là hành động phá huỷ hết thảy quả vị Tam Hiền, Thập Thánh cho đến Đẳng Giác, Diệu Giác. Vì Mười Giới này là Giới hạnh căn bản của tất cả chư Phật, chư vị Bồ-Tát. Nếu không do Mười Giới này làm nền tảng mà chứng đạt quả vị Thánh Hiền là điều không bao giờ có thật.”

Kinh Pháp Tạng Tận: “Trong tương lai, khi Phật pháp sắp tiêu diệt thì Ma giả dạng Sa-môn (Tỷ-kheo) để gây rối loạn, huỷ hoại Đạo-pháp, bằng cách phỉ báng Thánh Hiền, không hành trì Giới-Luật, không đọc tụng Kinh điển mà lại làm mọi việc bất thiện như Sát-sanh, Trộm-cắp, Dâm loạn v.v... chẳng bao giờ làm việc phước đức. Những Ma Tỷ-kheo này khi chết phải bị đọa vào Địa Ngục Vô gián; sau đó, đọa vào Ngạ Quỷ, Súc Sanh trải qua hằng hà sa số kiếp, khó có thể tính đếm được. Sau khi hết tội thì lại bị sanh vào vùng biên địa, chỗ không có Tam Bảo.”

- Kinh Nhập Sử: “Đức Phật bảo Phạm chí rằng: Người phạm Giới tà dâm với vợ kẻ khác (chồng kẻ khác) sẽ bị pháp luật quốc gia bắt trị tội; còn tự tâm vốn tạo tội, nên khi chết bị đọa vào Địa Ngục phải nằm trên giường sắt nóng hay ôm trụ đồng đang cháy đỏ; sau khi ra khỏi Địa Ngục thì đọa vào loài Súc Sanh.”

- Kinh A-Hàm: “Phạm Giới sẽ có năm điều tổn hại. Đó là: Thứ nhất, ước nguyện không thành tựu; thứ hai, những việc đã thành công mỗi ngày mỗi bị tổn hại; thứ ba, đến chỗ nào không ai kính mến; thứ tư, tiếng xấu ác bay khắp thiên hạ; thứ năm, khi chết bị đọa vào Địa Ngục.”

- Kinh Tỳ-Ni Mẫu: “Tỷ-kheo thọ nhận sự bố thí không đúng Pháp thì sự bố thí ấy sẽ bị đọa lạc. Sự đọa lạc này có hai phương diện: Thứ nhất, dùng thực phẩm của kẻ bố thí không đúng Pháp thì sự tu tập sẽ rơi vào phóng túng giải đãi, không thể tạo dựng được thiện pháp; thứ hai, kẻ đem của bố thí từ chỗ này chuyển sang chỗ khác không đúng Pháp, do di chuyển hai chỗ như vậy mà bị đọa vào Ba đường ác dữ.”

Luật Tứ Phần: “Phá Giới sẽ gặp năm điều tai hoạ. Thứ nhất: Tự hại mình; nghĩa là, người huỷ phạm Giới Cấm thì Ba nghiệp Thân-khẩu-ý đều bất tịnh, nên thường bị nghèo hèn khốn khổ, Thiện Thần xa lánh. Thứ hai: Bị người trí khiển trách; nghĩa là, người huỷ phạm Giới Cấm thì các Tỷ-kheo hiền thiện đều khiển trách, và sợ hãi lánh xa như lánh xa tử thi hôi hám. Thứ ba: Tiếng xấu bay xa; nghĩa là, người huỷ phạm Giới Cấm thì Ba nghiệp đều bất tịnh, thường sống chung với những kẻ xấu ác, nên người hiền thiện không thích gặp mặt; đồng thời, tiếng xấu xa của người này, xa gần đều nghe biết. Thứ tư: Giờ lâm chung sẽ hối hận; nghĩa là, người huỷ phạm Giới Cấm đến khi lâm chung các cảnh tượng ác dữ hiện ra trước mắt, khi ấy hối hận thì không kịp nữa. Thứ năm: Chết đọa vào đường ác; nghĩa là, người huỷ phạm Giới Cấm thì phạm hạnh khiếm khuyết, chẳng có một điều hiền thiện; do vậy, khi phước hết thì khổ đến và bị đọa vào các đường ác dữ.”

- Kinh Đại Bảo Tích: “Người xuất gia có bốn thứ phiền não vi tế như gánh vật nặng đi vào Địa Ngục. Đó là: Thứ nhất, thấy kẻ khác được lợi thì tâm khởi tật đố; thứ hai, được nghe Kinh, học Luật mà lại huỷ phạm; thứ ba, sống trái ngược với lời đức Phật dạy, che dấu tội lỗi không sám hối; thứ tư, biết mình phạm Giới mà vẫn nhận sự cúng dường của thí chủ.”

- Kinh Đại Bảo Tích: “Đức Phật bảo ngài Ca Diếp: Trong đời vị lai có những kẻ ngu si lạm mặc y phục của Thánh nhân tương tự như các Sa-môn, rồi đi từ làng này sang xóm kia. Những Bà-la-môn, Trưởng giả hay Cư-sĩ có tín tâm thấy những kẻ mặc pháp phục như thế tưởng là Sa-môn, nên họ đều kỉnh trọng, cúng dường. Những kẻ ngu si này nhờ mặc Ca-sa mà được cúng dường nên rất vui mừng; nhưng đến khi chết bị đọa vào đại Địa Ngục Cực nóng, phải mặc áo giáp sắt cực nóng, ăn viên sắt cực nóng và ngồi - nằm giường sắt cực nóng.”

- Kinh Đại Bảo Tích: “Người phạm tội Vọng ngữ thì hơi thở thường hôi thối và sẽ bị đọa vào các đường ác dữ không có thể cứu được. Vì vậy cần hiểu rằng, Vọng ngữ là cội gốc của tất cả các điều ác, nó huỷ hoại sự thanh tịnh của Giới-Luật, nên khi chết phải đọa vào Ba đường ác dữ.”

Kinh Đại Thừa Đồng Tánh: “Đức Phật bảo Vua Lăng-Già([7]) rằng: Nếu chúng sanh nào đối với Giáo pháp của Ta, sau khi đã được xuất gia thọ Giới pháp rồi, mà huỷ phạm các Giới Cấm, thì hạng người này đa phần sẽ bị đọa vào đường ác. Tương tự người vượt biển, đang khi ở giữa biển cả mênh mông mà tàu thuyền hư nát, thì sẽ bị chết chìm vậy.”

- Luật Ngũ Phần: “Khiến người xa rời Tỳ-Ni không đọc không tụng, lại còn huỷ báng thì phạm tội Ba-dật đề. Khiến Ba-la-đề-mộc-xoa không tồn tại lâu dàithế gian, lại còn huỷ báng thì phạm tội Thâu-lan-giá. Huỷ báng các Kinh điển cũng phạm tội như thế. Huỷ báng Bốn chúngGiới Luật của Hai chúng tại gia thì phạm tội Đột-kiết-la. Tỷ-kheo Ni huỷ báng Hai bộ Giới-Luật (Tăng, Ni) thì phạm tội Ba-dật-đề; huỷ báng Giới Luật của Năm chúng([8]) thì phạm tội Đột-kiết-la.”


------------------------------------

[1] Chiên-đà-la: Còn gọi là Chiên-đồ-la. Dịch là Đồ giả (Kẻ đồ tể), chấp bạo ác nhân- Là loại người thấp hèn nhất, đứng sau 4 giai cấp của xã hội Ấn độ thời đức Phật.

[2] Bốn loại Ma (Tứ Ma): Đó là: Phiền não Ma, Ấm Ma (Ngũ ấm Ma), Tử Ma, Tha-hoá-tự-tại Thiên tử Ma (Còn gọi làTự - tại Thiên Ma. Gọi tắt là Thiên Ma).

[3] Ta: Là đức Phật Thích Ca.

[4] Tứ Trọng: Tức phạm bốn Ba-la-di

[5] Thất Thánh Tài: Còn gọi là Thất Pháp Tài. Đó là bảy loại Pháp Tài xuất thế gian, gồm: Tín Tài, Tấn Tài, Giới Tài, Tàm quý Tài, Văn Tài, Xả Tài và Định Tuệ Tài.

[6] Mười Giới: Là Mười Giới của Sa-di, Sa-di Ni.

 

[7] Vua Lăng-Già: Vua nướước Tích Lan (Srilanka).

[8] Năm chúng(Ngũ chúng): Là Năm chúng xuất gia. Gồm: Tỷ-kheo, Tỷ-kheo Ni, Thức-xoa, Sa-di, Sa-di Ni.

 ===========================

Mục II: NGHIỆP BÁO CỦA PHẠM GIỚI.

- Kinh Ngạ Quỷ Báo Ứng: “Tôn giả Mục-Kiền-Liên là vị có thần thông đứng đầu trong hàng Đệ tử của đức Phật, nên có khả năng thấy rõ sự báo ứng thiện ác của tất cả chúng sanh trong sáu đường không lẫn lộn. Bấy giờ, ở bờ sông Hằng có một con Quỷ hỏi Tôn giả rằng: Tôi mỗi lần cử động thân thể thì lửa bốc cháy toàn thân, khổ sở vô cùng không thể chịu nỗi, là do tội gì gây nên? – Tôn giả đáp: Khi còn làm người, ngươi vui thích giết hại chúng sanh để ăn nhậu nên hiện tại phải chịu khổ sở ấy, nhưng quả báo chính thức thì sẽ chịu ở Địa Ngục. Một con Quỷ khác thường bị đau đớn do nhức đầu và nam căn lở loét, hỏi Tôn giả do tội gì gây nên? – Tôn giả đáp: Khi còn làm người, ngươi đã tà dâm ở trong khuôn viên thanh tịnh của Tháp, Miếu; nên hiện tại chịu quả báo ấy. Một con Quỷ khác thường ở những chỗ bất tịnh để ăn uống các đồ dơ bẩn, thân thể bị bám đầy chất ô-uế, hỏi Tôn giả do nguyên nhân gì? – Tôn giả đáp: Đời trước, ngươi là một Bà-la-môn không tin Phật pháp, thường lấy thực phẩm dơ bẩn bố thí cho các Sa-môn trì Giới thanh tịnh; vì nguyên nhân đó, nên bây giờ phải chịu khổ báo ô-uế như vậy.”

- Kinh A-Hàm: “Tôn giả Mục-Kiền-Liên nói với Tỷ-kheo Lặc-Xoa-Na rằng: Tôi thấy một người thân thể rất to cao, có cái lưỡi rất dài và rộng đang bị cái rìu rất sắc bén cắt chém. Lại thấy một người kẹp dưới hai nách hai bánh xe sắt cháy đỏ, bị đau đớn vô cùng vừa chạy vừa kêu khóc. Tỷ-kheo ấy đến trình bạch đức Phật, Ngài dạy: Người bị cái rìu sắc bén cắt chém lưỡi, tiền thân vốn là một Sa-di tu tập vào thời đức Phật Ca-Diếp, do lén trộm đường phèn của chúng Tăng để ăn mà bị quả báo như vậy. Người kẹp hai bánh xe sắt nóng dưới nách cũng là một Sa-di tu tập vào thời đức Phật Ca-Diếp, do lén trộm bánh của chúng Tăng kẹp trong nách, bởi tội lỗi ấy nên phải chịu khổ báo bi thảm như thế.”

Kinh Đại Tập: “Có con rồng cái mù mắt, trong miệng thối nát bầy nhầy như phẩn giải, có vô số côn trùng rúc rỉa ăn uống, máu mủ tuôn chảy; thân thể thì bị các loài ruồi độc cắn xé. Với tâm đại từ đại bi, đức Phật rất thương cảm con rồng mù ấy, Ngài hỏi: Vì nhân duyên gì mà con phải mang cái thân đau khổ như thế?- Rồng đáp: Đời này con phải chịu cái thân khổ sở, không giây phút nào dừng nghỉ như vậy, do bởi trong quá khứ vào thời đức Phật Tỳ-Bà-Thi giáo hoá, con là một Tỷ-kheo Ni thường nghĩ đến việc dâm dục và đã phạm Giới dâm trong ngôi Già-lam; lại còn mong muốn nhiều tài vật của kẻ khác, và nhọ nhận quá nhiều vật cúng dường của Thí chủ. Do vậy, con đã trải qua chín mươi mốt kiếp chịu đủ mọi khổ đau trong Ba đường ác dữ, xin đức Thế Tôn đại bi cứu vớt cho con. Bấy giờ, đức Thế Tôn dùng tay rảy nước trên thân rồng, tức thì tất cả sự nhơ nhớp đều biến mất, đôi mắt hết mù thấy rõ mọi vật. Rồng hướng về đức Phật xin được thọ Tam quy, với tâm đại từ bi, đức Phật truyền pháp Tam quy cho rồng.”

Kinh Lăng Nghiêm: “Tỷ-kheo Ni Bồ-Tát Bảo Liên Hoa lén lút làm việc dâm dục rồi nói bậy rằng: Hành dâm chứ đâu sát sanh, trộm cướp mà có quả báo! Vừa nói xong, trước hết phần sinh dục của cô phát lửa lớn, kế tiếp tay chân thân hình của cô đều bị thiêu cháy và bị đọa vào Địa Ngục Vô gián.”

Kinh Sư Tử Nguyệt Phật Bổn Sanh: “Tỷ-kheo Ni Liên Hoa thường liên hệ với nhiều thành phần trong xã hội như Vua, Quan, Trưởng giả, Cư sĩ... kết làm bạn bè thân thiết, để rồi rơi vào cuộc sống bợ đỡ, nịnh hót, tà mạng, quên mất hành trì Giới Luật, vì nhân duyên ấy sau khi chết đọa vào đại Địa Ngục A-tỳ.”

- Kinh Chánh Niệm Xứ: “Nếu người (Tỷ-kheo...) không khéo léo tư duy quán sát mà sống tà hạnh, phạm Giới dâm dục hoặc trong Già-lam (Phù đồ) hoặc trong khuôn viên Già-lam; do duyên nghiệp xấu ác này nên khi chết bị đọa vào đại Địa Ngục để chịu những cực hình rất khổ sở, như thường bị kiến sắt, côn trùng dữ ăn thịt uống máu, ăn cả ngũ tạng lục phủ, chết đi sống lại trải qua vô lượng năm, lại còn bị thiêu đốt nấu nướng... Sau khi hết tội được sanh làm người, thì bị nghèo hèn đê tiện, lại bị dư báo làm kẻ tàn tật. Nếu Tỷ-kheo Ni phạm Giới dâm dục, huỷ phá Giới Cấm; hoặc những người hành dâm với Tỷ-kheo Ni, do duyên xấu ác đó nên khi chết bị đọa vào đại Địa Ngục để chịu những khổ đau cùng cực, đó là bị ngọn lửa lớn bốc cháy khắp thân, hai mắt tuôn chảy hai dòng nước mắt lửa và đốt cháy thân thể. Bị khổ đau như thế trải qua hàng trăm ngàn năm, sau khi hết tội được sanh làm người thì bị các tật bẩm sinh ngặt nghèo, khi cử động thì toàn thân nóng bỏng, lại bị dư báo làm kẻ tàn tật. Nếu Sa-môn mà thường nghĩ nhớ những việc thân cận với phụ nữ như khi còn ở thế tục; như vậy, dù là Tỷ-kheo mà không tu phạm hạnh, lại còn tham cầu nhiều thứ về y phục, thực phẩm, nên khi chết đọa vào đại Địa Ngục để bị bỏ vào chậu lửa lớn đốt cháy thân thể.

Đã phá Giới mà Miệng còn ăn thực phẩm của Thí chủ cúng dường nên Lưỡi bị thiêu đốt. Đã phá Giới mà Mắt còn nhìn nhan sắc bất chánh nên mắt bị thiêu đốt. Đã không giữ Giới mà còn Nghe âm thanh của những dâm nữ nên bị rót nước sắt nóng vào Tai. Đã phạm Giới mà còn lấy Hương đốt của chúng Tăng nên Mũi bị thiêu đốt. Tóm lại, chịu quả báo khổ đau bị thiêu đốt nấu nướng như vậy trải qua vô lượng trăm ngàn năm.

Nếu người (Tỷ-kheo...) lấy tài vật của chúng Tăng rồi bán rẻ làm lợi cho mình, lại còn vì tham lamvọng ngữ khinh khi chúng Tăng, do duyên xấu ác này, khi chết đọa vào đại Địa Ngục Khiếu hoán bị chó sắt cắn xé để ăn, kẹp sắt kéo lưỡi, rồi vào Địa Ngục Lửa dữ để chịu những khổ đau cùng cực. Nếu người (Tỷ-kheo...) vì tà kiến, đối với Tỷ-kheo Ni đồng chơn xuất gia, giữ Giới hạnh thanh tịnhvọng ngữ khiến Tỷ-kheo Ni ấy huỷ phạm Giới hạnh; do nhân duyên xấu ác này, khi chết đọa vào đại Địa Ngục Thiêu đốt cực nóng, để chịu những quả báo rất khổ sở của dao lửa, trùng độc trải qua vô lượng kiếp, khó có ngày thoát khỏi. Nếu huỷ phạm Giới Cấm thanh tịnh của Ưu-bà-di thì bị đọa vào Địa Ngục Thiêu đốt, bị lửa dữ thiêu cháy, sau đó vì còn dư báo nên đọa vào loài Súc-Sanh bị loài người bắt giết để ăn nhậu. Nếu huỷ phạm Giới hạnh thanh tịnh của Sa-di thì đọa vào Địa Ngục Thiêu đốt, thân mang đầy lông bị kẹp sắt nhổ , rồi bị lửa đốt thân thể, tan rã tiêu cháy đau khổ cùng tận, khi trả hết tội nếu được sanh làm người, thì bốn ngàn đời không được làm thân Nam tử. Nếu huỷ phạm Giới hạnh thanh tịnh của Sa-di Ni thì đọa vào Địa Ngục Thiêu đốt, bị mưa cát lửa, lửa cháy khắp nơi; bị lửa cát Kim cang vùi lấp thân thể tội nhân, xương thịt cháy hết, rồi được sống lại để chịu cực hình phải trải qua vô số kiếp; khi trả hết tội, vĩnh viễn không được làm thân Nam tử.”

- Kinh Hộ Khẩu: “Có một Ngạ Quỷ hình tướng rất xấu xí, thân thể bị lửa bốc cháy, trong miệng bò ra vô số con giòi, máu mủ tuôn chảy hôi hám, rong chạy khắp nơi, kêu gào thảm thiết. Bấy giờ, A-la-hán Mãn Túc hỏi Ngạ Quỷ rằng: Trong quá khứ con đã tạo tội gì, mà đời này phải chịu quả báo khổ đau như vậy? - Ngạ Quỷ đáp: Trong quá khứ, con là một Sa-môn, vì luyến tiếc tham chấp tài sản không giờ nào quên, nên chẳng giữ gìn Oai-nghi, Giới Cấm, mở miệng thì nói thô ác, nếu thấy ai tinh tấn giữ Giới lại thường chửi rủa huỷ báng, nhìn bằng nửa con mắt đầy ác cảm, lại còn tự thị giàu có mạnh khoẻ để tạo vô lượng tội lỗi; giờ đây, nghĩ lại rất hối hận nhưng chẳng còn kịp nữa, xin Tôn giả khi trở về cõi Diêm-phù-đề, nên kể lại hình tướng xấu xí của con để răn bảo các Tỷ-kheo hãy khéo léo bảo hộ khẩu nghiệp, đừng bao giờ vọng ngữ.”

- Kinh Nhân Duyên Tăng Hộ: “Có một khối thịt đang bị lửa thiêu đốt đau đớn, không chịu nỗi. Nhân duyên là, trong chúng Tăng thời đức Phật Ca-Diếp có một Thượng Tọa không tham Thiền tụng Kinh, không thông hiểu Giới-Luật, chỉ ăn no rồi ngủ, khi thức thì nói toàn chuyện vô ích. Do nhân duyên ấy mà hoá thành khối thịt lớn, để chịu khổ đau của lửa thiêu đốt.”

Kinh Đại Tập: “Nếu người nào trong quá khứ, hoặc huỷ báng Chánh pháp; hoặc chê bai Thánh nhân; hoặc gây chướng ngại cho những vị thuyết pháp; hoặc sao chép Kinh điển sai sót câu, chữ; hoặc gây tổn hại sự tu học Phật pháp của kẻ khác; hoặc che dấu không cho kẻ khác biết Phật pháp. Do nghiệp duyên này, nên đời này bị quả báo mù mắt.”

Kinh Hiền Ngu Nhân Duyên: “Tôn giả Xá-Lợi-Phất thấy một con Quỷ Chó hai chân bị què nằm trên đất, động lòng từ bi liền lấy thực phẩm khất thực trong bình bát cho nó và vì nó thuyết pháp. Nhờ được nghe pháp, khi chết Quỷ Chó được thác sanh làm con của một gia đình Bà-la-môn ở nước Xá-Vệ, tên là Quân Đề. Về sau xuất gia làm Đệ tử ngài Xá-Lợi-Phất, và được học tập nhiều môn Phật pháp nên tâm ý được khai mở, lại kiên trì giữ Giới Cấm, do vậy được chứng quả vị A-la-hán. Nhờ đó, thấy rõ tiền thân của mình bị đọa làm Quỷ Chó nên càng tăng thêm sự tinh tấn. Tôn giả A-Nan bạch đức Phật: Xưa kia, người ấy tạo tội ác gì mà đọa làm thân Quỷ Chó và làm điều thiện gì mà đời này được chứng Đạo quả? - Đức Phật đáp: Vào thời quá khứ , trong giai đoạn đức Phật Ca-Diếp giáo hoá, người ấy là một Tỷ-kheo trẻ có âm thanh trong trẻo, tụng Kinh xướng tán rất hay, lại trì Giới Luật rất nghiêm túc, thấy một Tỷ-kheo già đang tụng Kinh âm thanh rất dở, nên chê rằng: Giọng tụng Kinh của Trưởng Lão này như chó sủa. Sau đó, biết vị Tỷ-kheo già đã chứng Đạo quả nên rất sợ hãi tự trách, bèn đến vị Tỷ-kheo già xin sám hối tội lỗi. Do bởi người ấy nói lời ác độctrải qua năm trăm đời đọa làm thân chó, và do người ấy xuất gia trì Giới nghiêm túc nên đời này được gặp Ta, nghe phápđược giải thoát.”

Kinh Hiền Ngu Nhân Duyên: “Khi đức Phật tại thế, có người bắt được một con cá trăm đầu, mọi người lấy làm kinh dị đến trình bạch đức Phật. Đức Phật đến chỗ con cá, hỏi nó rằng: Con có phải là Ca-tỳ-lê không? – Cá đáp: Thưa, đúng vậy! - Hỏi: Hiện tại mẹ của con đang ở chỗ nào? – Cá đáp: Thưa, đọa vào Địa Ngục A-tỳ. A-Nan bạch hỏi đức Phật về duyên cớ ấy, đức Phật dạy: Trong quá khứ, vào thời đức Phật Ca-Diếp giáo hoá, có người con của một gia đình Bà-la-môn tên là Ca-tỳ-lê, rất thông minhđa văn, cùng đối thoại với vị Sa-môn bị thất bại, bà mẹ bảo Ca-tỳ-lê rằng: Sao con không nhục mạ ông ta? Sau đó, Ca-tỳ-lê lại đối thoại với Sa-môn ấy, nhưng cũng vẫn bị thất bại, liền mạ lỵ rằng: Bọn Sa-môn các ông là loại ngu đần chẳng biết gì cả , đầu óc như đầu loài thú, là loài thú trăm đầu, chẳng có loài nào giống các ông! Do nhân duyên ấy mà bây giờ Ca-tỳ-lê đọa làm cá trăm đầu, còn bà mẹ Ca-tỳ-lê dạy con nhục mạ Sa-môn đầy ác ý nên bị quả báo tại Địa Ngục. Qua sự kiện này, cần thận trọng về hành động của Tam nghiệp Thân -khẩu-ý vậy.”

- Kinh Phật Thuyết Giới Tiêu Tai: “Đức Phật thấy một con sâu trong hồ nước đầy dơ bẩn, thân hình tương tự như người. A-Nan bạch đức Phật: Đời trước, con sâu ấy tạo nghiệp gì mà bây giờ bị sinh vào trong hồ nước ấy? - Đức Phật bảo: Vào thời Tượng pháp trong quá khứ, có Thầy Tri-sự của một ngôi chùa rất chán ghét khách Tăng vì đến quá nhiều, nên sinh tâm sân hận, mật báo với Đàn-việt đem bơ đến chùa (đừng cho khách Tăng biết). Nhưng khách Tăng lại đến đòi chia phần, thầy Tri-sự không giữ gìn Giới Cấm về miệng, liền mạ lỵ rằng: Tại sao các ông không ăn phẩn giải mà cứ theo tôi đòi ăn bơ như thế? Do mạ lỵ chúng Tăng như vậy, mà trải qua vô lượng đời bị đọa vào trong nước đầy ô-uế như vậy.”

- Luận Đại Trí Độ: “Xưa kia, có một Sa-di rất tham mê uống sữa, khi nào cũng mơ tưởng đến mùi vị của sữa chẳng phút nào quên; vì vậy, khi chết đọa làm con sâu trong bình sữa. Sư phụ của Sa-di này là vị đã chứng quả A-la-hán, gặp Thầy Trị nhật phân chia sữa cho chúng Tăng, bèn bảo: Các Thầy uống sữa chớ làm thương tổn Sa-di trong sữa nhé! – Chúng Tăng nói: Đấy là con sâu, sao bảo là Sa-di? Đáp rằng: Sanh tiền, con sâu ấy là Sa-di Đệ tử của tôi, vì không giữ Giới Cấm tham đắm mùi vị của sữa, do ý niệm ấy nên sau khi chết đọa làm con sâu trong bình sữa vậy.”

- Kinh Nhân Quả: “Thuở trước, Tôn giả Mục-Kiền-Liên dẫn Tỷ-kheo Tăng Phước xuống biển, đi đến ngày thứ hai, thì thấy một cây đại thọ có rất nhiều con sâu bám khắp cây cắn xé để ăn, đại thọ kêu la chấn động cả vùng. Tăng Phước thưa hỏi Tôn giả Mục-Kiền-Liên về sự kiện đó, Tôn giả đáp: Cây đại thọ ấy, xưa kia là một Tỷ-kheo Tri-sự đã lạm dụng tài vật của thường trú, lại còn lấy thực phẩm cho bổn đạo của mình, vì phạm Giới nên chịu quả báo ấy. Còn, những con sâu bám ăn cây đại thọ là những kẻ bạch y thời ấy, đã lạm ăn thực phẩm của thường trú Tăng vậy.”

- Kinh Phật Tạng: “Khi đức Phật ở tại thành Vương Xá, về phía Đông Nam của thành có một hồ nước chứa đầy chất ô-uế phẩn giải, rất hôi hám không ai dám đến gần, trong hồ có một con sâu rất lớn sinh sống, nó nghiêng đầu bơi tới bơi lui khổ sở không chịu nỗi. A-Nan thấy như vậy liền bạch hỏi đức Phật về nguồn gốc của nó. Đức Phật bảo: Thuở xưa, vào thời đức Phật Duy Vệ, có một trăm thương gia ra biển để tìm bảo vật, khi trở về đi qua một ngôi chùa, thấy có một trăm vị Tỷ-kheo tinh tấn tu tập, họ rất vui mừng bàn với nhau: Phước điền khó gặp, chúng ta nên đem lễ bạc lòng thành cúng dường. Sau đó, nhóm thương gia đem một viên ngọc trao cho vị Trú trì, nhờ vị này phân đều cho chúng Tăng để ai cũng nhận được vật cúng dường. Vị Trú trì khởi dậy lòng tham chiếm đoạt cho riêng mình, không phân chia cho chúng Tăng; chúng Tăng hỏi rằng: Thương khách cúng dường viên ngọc, Thầy nên đem ra chia cho đại chúng chứ! Vị Trú trì đáp: Thương khách đưa viên ngọc là biếu riêng cho tôi, các Thầy muốn lấy thì tôi sẽ đem phẩn cho mấy Thầy. Chúng Tăng biết vị Trú trì không giữ Giới hạnh, tâm đầy tham lam si mê nên im lặng thối lui. Vì do tội ác ấy nên phải chịu làm thân con sâu như thế.

Lại có những người huỷ phá Giới Cấm của đức Phật chế định, dối trá thọ hưởng thực phẩm cúng dường của Đàn-việt, tà kiến phỉ báng Đạo lý nhân quả, cắt đứt con đường tu học Trí tuệ siêu việt (Bát-nhã), khinh thường mười phương chư Phật, trộm cắp tài vật của thường trú Tăng, chẳng tu phạm hạnh, tâm niệm đầy ô-uế mà không biết tàm quý nên tạo nhiều sai lầm tội lỗi. Tội báo của những người này khi lâm chung, sẽ bị dao gió chém chặt thân thể, nằm ngồi không yên như bị roi gai nhọn đánh đập, tâm niệm hoang mang ngớ ngẩn, rồi bị đọa vào Địa Ngục chịu mọi sự thống khổ trải qua hàng ngàn vạn kiếp. Sau khi hết tội, lại bị đọa vào loài Súc Sanh, cũng trải qua hàng ngàn vạn năm. Sau đó, được sanh làm người thì bị đui, điếc, câm, ngọng, ghẻ lở, cùi hủi, ung thư, hạ tiện nghèo hèn, trải qua năm trăm lần. Kế tiếp, bị đọa vào loài Ngạ Quỷ được gặp các vị Thiện tri thức và chư vị Đại Bồ-Tát quở trách những tội lỗi đã làm, rồi khích lệ hãy khởi tâm từ bi xưng niệm “Nam mô Phật”, để trượng thừa ân đức của chư Phật nhằm cắt đức mọi khổ não, chuyển sanh về các thiện xứ.

Lại như Tỷ-kheo Hoa Quang là vị thuyết pháp rất thiện xảo, có một Đệ tử rất kiêu ngạo cống cao, những lời thuyết giảng của Thầy mình đều không tin tưởng tiếp nhận, mà còn bảo: Hòa Thượng Sư phụ của tôi chẳng có Trí tuệ, chỉ nói toàn những việc vu vơ trống rỗng, nguyện đời sau tôi không gặp ông ấy nữa. Do vậy, Chánh pháp thì bảo Tà pháp, Tà pháp thì bảo Chánh pháp, dù có trì Giới nhưng giải thích bậy bạ, nên sau khi chết, nhanh như thời gian tên bay bị đọa vào Địa Ngục.”

- Kinh Phật Tạng: “Tôn giả Mục-Kiền-Liên đang du hànhbờ sông Hằng, một Ngạ Quỷ hỏi Ngài rằng: Suốt đời tôi thường bị đói khát muốn đến cầu tiêu để ăn phẩn, nhưng trên cầu tiêu có một con Quỷ rất mạnh lấy gậy đánh tôi, nên không đến gần được, như vậy là do nghiệp ác gì gây ra? - Tôn giả Mục-Kiền-Liên đáp: Đời trước, ngươi là một vị Trú trì, khi có các Tỷ-kheo khách đến chùa khất thực, ngươi là người vô Đạo keo kiệt chẳng chịu bố thí. Vì nhân duyên ấy hiện tại phải chịu khổ báo này, nhưng quả báo chính thức thì sẽ bị ở Địa Ngục. Một con Quỷ khác hỏi Tôn giả Mục Kiền Liên: Trên vai tôi thường có một bình đồng rất lớn, chứa đầy nước đồng nóng sôi, chảy vào đầu khổ đau không chịu nỗi, là do tội gì gây nên?- Tôn giả Mục Kiền Liên đáp: Đời trước, ngươi là một vị Tri sự, ngươi đem sữa của chùa cất giấu chỗ kín đáo không cho chúng Tăng dùng; sữa ấy vốn là của khách Tăng (Chiêu-đề Tăng), ai cũng có phần. Vì ngươi vô Đạo keo kiết vật của chúng Tăng, do nhân duyên ấy nên bây giờ phải chịu quả báo này.”

- Kinh Đãi Khảo: “Đức Phật bảo Tu-bạt-đà, Đệ tử của Uất-đầu-lam-phất rằng: Thầy của ông là Uất-đầu-lam-phất rất lợi căn thông minh, có khả năng chế phục phiền não, một hôm đang Thiền định trong núi, vì nghe nhiều tiếng chim tranh nhau ca hát ồn ào, lại nghe tiếng những con cá bơi nhảy rộn ràng ở con suối bên cạnh, liền nổi tâm tức giận bảo rằng: Sau này (ta) sẽ giết sạch loài chim, loài cá. Sau khi tuổi thọ kiếp người đã hết, Uất-đầu-lam-phất được hoá sanh lên cõi Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng thuộc Vô sắc giới, khi tuổi thọ ở cõi Trời đã hết, vì tâm sân hận chưa đoạn tận, quả báo từ đời trước đã chín muồi, nên bị đọa vào loài Súc Sanh làm thân con phi-ly (con chồn biết bay) bắt chim cá để ăn.”

- Kinh La Vân Nhẫn Nhục: “La Vân đến khất thực tại một nhà Bà-la-môn không tin Phật pháp, nên họ không bố thí, lại đánh đập làm đầu của La Vân bị thương chảy máu, và còn bốc cát bỏ vào bình bát. La Vân đều nhẫn nhục, đến bờ sông để rửa đầu, bát; rồi trở về bạch hỏi đức Phật. Đức Phật dạy: Khi tâm ác khởi lên mạnh mẽ thì tâm thiện sẽ yếu kém, đừng lưu tâm đến việc ấy! Vị Bà-la-môn ấy, sau khi chết bị đọa vào Địa Ngục Vô gián để chịu khổ trải qua hàng ức kiếp; sau đó, bị đọa làm con trăn để ăn đất, cát. Tức là, do tâm sân hận đánh đập người giữ Giới nên phải làm thân ác dữ, và do bốc cát để vào bát nên đời này phải ăn cát, đất. Tóm lại, quả báo của nghiệp ác chẳng phải do người nào tạo ra!”.

- Kinh Hộ Tịnh: “Đức Phật và A-Nan đang du hành, thấy một cái hồ vừa rộng vừa sâu, trong hồ có một con sâu hình dáng như con nòng nọc đen điu như mực. Đức Phật nói với A-Nan: Con sâu trong hồ ấy là một Tỷ-kheo không giữ Giớithế giới này, vì tâm khinh mạn lấy thực phẩm bất tịnh cấp phát cho Tăng chúng, nên bị đọa trong hồ đầy phẩn giải ô-uế này, để hằng ngày phải ăn đồ bất tịnh; khi hết tội thì sanh làm người hạ tiện nghèo túng, thường chịu cảnh đói khát”.

- Kinh Tội Phước Báo Ứng: “Người được sống lâu, thân thể khoẻ mạnh, không bị tật bệnh là kết quả của sự giữ Giới. Người ưa thích sát sanh sẽ bị đọa làm con phù du sống trên mặt nước, mới sinh buổi sáng, chiều tối lại chết. Người ưa thích trộm cắp tài vật của người khác sẽ bị đọa làm trâu ngựa, tôi tớ để trả nợ kiếp trước. Người ưa thích tà dâm, khi chết bị đọa vào Địa Ngục, nam giới thì bị ôm trụ đồng cực nóng, nữ giới thì bị nằm giường sắt cháy đỏ, sau khi hết tội được sanh làm người, rồi lại bị sanh vào loài gà, vịt. Người ưa thích vọng ngữ đem đến điều xấu ác cho người khác, khi chết bị đọa vào Địa Ngục, bị rót nước đồng sôi vào miệng, bị kéo lưỡi cho trâu cày, khi ra khỏi Địa Ngục lại bị đọa vào loài chim cú, chim quạ có tiếng kêu xấu ác. Người ưa thích uống rượu say sưa phạm đủ ba mươi sáu tội, khi chết bị đọa vào Địa Ngục Phẩn giải, ra khỏi Địa Ngục bị sanh vào loài tinh tinh, về sau được làm người thì ngu ngơ vô trí, chẳng biết gì cả.

Được làm người giàu sang tôn quí như quốc Vương hay Trưởng giả là kết quả của sự lễ bái phụng sự Tam Bảo. Bị làm người ti tiện là do không lễ bái phụng sự Tam Bảo. Bị làm người câm ngọng là do huỷ báng Tam Bảo. Bị làm người đui, điếc là do không nghe và không tin Phật pháp. Được nghe Phật pháp tâm không ưa thích, lại còn ồn ào gây trở ngại người khác nghe pháp, những người này sau khi chết bị đọa làm chó có tai rất to và quặp xuống.”

- Kính Thí Dụ: “Trong thời gian đức Phật Ca-Diếp tại thế, có hai anh em xuất gia làm Sa-môn. Người anh giữ Giới tọa Thiền nghiêm túc, hết lòng mong cầu chứng được Đạo quả, nhưng xem nhẹ việc bố thí. Người em lại ưa thích bố thí để cầu phước báo và thường phá Giới. Do tu tập theo giáo pháp của đức Phật nên người anh chứng quả A-la-hán, nhưng về y-phục thực phẩm thì thường bị thiếu thốn. Người em do bố thí cầu phước nên sanh làm một con voi rất hùng dũng, thường ra trận đẩy lui quân địch nên nhà Vua rất quí trọng, cung cấp thực phẩm rất sung mãn, lại dùng chuỗi ngọc trang điểm cho voi rất lộng lẫy.

Bấy giờ, vì có thần thông, người anh biết rõ con voi vốn là em mình liền đến gần voi nói rằng: Xưa kia, anh và em đều có tội! - Voi nghe lời nói ấy, nhớ rõ kiếp trước của mình, rất buồn rầu, hối hận rồi tuyệt thực. Nhà Vua biết voi bỏ ăn đến hỏi người anh, người anh kể rõ sự thật, nghe xong, nhà Vua rất cảm động và ngộ được Phật pháp, liền xin được quy-y và phát tâm bố thí rộng rãi.”

- Kinh Bách Duyên: “Đức Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo rằng: Trong thời của đức Phật Ca-Diếp ở Hiền Kiếp này, tại nước Ba-la-nại có một Trưởng giả thọ trì Năm Giới Cấm, nhưng rồi lại huỷ phạm, nên sau khi chết đọa làm chim oanh vũ.”

- Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ: “Khi nghiệp báo chư Thiên đã đến, mạng sống sắp kết thúc, nếu những vị nào đời trước đã tạo tội trộm cắp, bấy giờ các Thiên nữ sẽ lấy những vật quý đẹp trang điểm của họ dâng cho các Thiên tử khác. Nếu những vị nào đời trước đã tạo tội vọng ngữ, bấy giờ nghe các Thiên nữ nói phô lại hiểu lầm bậy bạ, nên mắng chửi họ một cách ác độc. Nếu những vị nào đời trước lấy rượu bố thí cho người giữ Giới, hoặc tự phá Giới mà uống rượu, thì khi lâm chung sẽ đánh mất Chánh niệm, tâm thức mê loạn và đọa vào Địa Ngục. Nếu những vị nào đời trước đã tạo tội sát sanh, bấy giờ thọ mạng sẽ rút ngắn, tật bệnh sẽ đến rất nhanh để mau chết. Nếu những vị nào đời trước tạo tội tà dâm, bấy giờ các Thiên nữ đều bỏ rơi họ mà cùng đến vui chơi với các Thiên tử khác. Đây gọi là “năm tướng suy hoại vậy”.”

Kinh Thí Dụ: “Thuở trước, có một Ưu-bà-tắc thọ trì Năm Giới, vào một ngày do khát nước thấy chai rượu trong như nước liền lấy uống, nhân đây mà phạm Giới rượu. Khi chất rượu phát tác, tâm ý của Ưu-bà-tắc ấy mù mờ hổn độn, nhân con gà hàng xóm chạy vào nhà, liền bắt giết nấu nướng để ăn, nên phạm thêm Giới sát sanh và trộm cắp. Cô gái đi tìm gà, vì đang khi bị say sưa, Ưu-bà-tắc lại hiếp dâm cô gái ấy, nên phạm thêm Giới dâm dục. Cô gái phẩn nộ đi kiện Quan, khi bị chất vấn Ưu-bà-tắc lại nói lời xảo quyệt dối trá, nên phạm thêm Giới vọng ngữ. Như vậy, phạm đủ Năm Giới là phát xuất từ việc phạm Giới rượu, tai hại của rượu thật lớn lao thay!”

- Kinh Ưu-Bà-Tắc Giới: “Ở nước Chi-Đề có một con rồng ác dữ, thân nó thường phun khói lửa gây nên sấm chớp, mưa đá, dẫn đến chết chóc, thương tích cho mọi người; còn mọi vật thì bị tổn hại hư hao. Bấy giờ, có một Tỷ- kheo đã chứng quả A-la-hán tên là Ta-Già-Đà, biết được sự việc như vậy liền đến chỗ rồng ở, Tỷ-kheo nhập định Hoả Quang, rồi dùng năng lực thần thông biến hiện nhiều cách để chế ngự con rồng độc, kết cục rồng xin quy-y Tam Bảo. Về sau, vào một sáng đi khất thực, Ta-Già-Đà gặp một tín nữ, người này lấy rượu trắng hoà với cháo sữa dâng cúng; Ta-Già-Đà chẳng biết nên dùng thực phẩm ấy, sau khi thuyết pháp xong, trở về trú xứ. Đi được nửa đường, chất men phát tác nên ngã quỵ giữa đường, đánh mất tất cả oai nghi. Đức Phật biết rõ sự việc, dẫn các Đệ tử đến chỗ Ta-Già-Đà đang nằm, Ngài nói với các Đệ tử: Tỷ-kheo Ta-Già-Đà biểu hiện đại thần thông đã chế ngự được con rồng độc, bấy giờ say sưa bất tỉnh như vậy thì một con ễnh ương cũng chẳng hàng phục được! Bậc Thánh nhân mà lỡ uống rượu còn tổn hại như thế, huống gì là kẻ phàm phu! Do vậy, là Đệ tử của Ta, kể từ đây về sau một giọt rượu cũng không được uống.”

- Kinh Phạm Giới Tội Khinh Trọng: “Đức Phật bảo Tôn giả Mục-Kiền-Liên: Nếu Tỷ-kheo, Tỷ-kheo Ni phạm Giới chúng học thì đọa vào Địa Ngục trải qua thời gian tương đương với thọ mạng năm trăm năm của Tứ Thiên Vương, tức bằng chín trăm ngàn năm của nhân gian. Nếu phạm Ba-la-đề đề-xá-ni thì đọa vào Địa ngục trải qua thời gian tương đương với thọ mạng một ngàn năm của Trời Đao Lợi, tức bằng ba ức sáu chục ngàn năm của nhân gian. Nếu phạm Ba-dật-đề thì đọa vào Địa Ngục trải qua thời gian tương đương với thọ mạng hai ngàn năm của Trời Diệm Ma, tức bằng hai mươi bốn ức bốn chục ngàn năm của nhân gian. Nếu phạm Thâu-lan-giá thì đọa vào Địa Ngục trải qua thời gian tương đương với thọ mạng bốn ngàn năm của Trời Đâu Suất, tức bằng năm chục ức sáu chục ngàn năm của nhân gian. Nếu phạm Tăng-già-bà-thi-sa thì đọa vào Địa Ngục trải qua thời gian tương đương với thọ mạng tám ngàn năm của Trời Hoá Lạc, tức bằng hai trăm ba chục ức bốn chục ngàn năm của nhân gian. Nếu phạm Ba-la-di thì đọa vào Địa Ngục trải qua thời gian tương đương với thọ mạng mười sáu ngàn năm của Trời Tha Hóa Tự Tại, tức bằng chín trăm hai mươi mốt ức sáu chục ngàn năm của nhân gian.”

- Kinh Tát-Già-Ni-Kiền-Tử: “Giả như trong nước có những vị Tỷ-kheo thọ trì Trai Giới, hoặc có những vị Tỷ-kheo phá Giới mà Vua, Quan không tôn kính tin tưởng Tam Bảo, nên đánh đập, tống giam, bắt hoàn tục hay sát hại các Tỷ-kheo ấy. Do tạo tội như thế, chắc chắn ác báo sẽ đến; đó là, chư Thánh nhân, chư Tiên đều ra khỏi nước ấy, chư Thần với đại lực của mình sẽ không bảo vệ nước ấy, nhân dân rơi vào cuộc sống phi đạo đức, hạn hán bão lụt thất thường, nạn kiếp giặc cướp tung hoành, những tai hoạ đói khát bệnh dịch thay nhau xuất hiện. Họ (Vua, Quan) chẳng rõ kết quả đó là do tự mình tạo ra, lại trách oán Trời.”

======================

Mục III: SÁM HỐI KHI PHẠM GIỚI.

Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện: “Bồ-Tát tự suy nghĩ: Trong vô thỉ kiếp ở quá khứ, Thân-khẩu-ý của mình do Tham-sân-si mà đã tạo ra vô lượng vô biên nghiệp ác; nếu những nghiệp ác ấy có hình tướng thì hết thảy phạm vi hư không cũng không thể chứa đựng hết. Giờ đây, mình đem toàn bộ Ba nghiệp thanh tịnh rải khắp hằng sa thế giới của pháp giới, đối diện hết thảy chư Phật, chư Bồ-Tát để thành tâm sám hối, sau này không dám tái phạm mà thường an trú trong tất cả công đức thanh tịnh của Giới Luật.”

Kinh Niết Bàn: “Đời này, do tham dục, sân nhuế, ngu si mà gây ra tội ác, hẳn nhiên sẽ bị đọa vào Địa Ngục để chịu khổ báo. Người ấy, nếu tỉnh ngộ sám hối, tu Tâm tu Thân, tu Giới tu Tuệ; giả như đã tạo tội nặng thì đời này chỉ chịu quả báo nhẹ và sẽ không bị đọa Địa Ngục.”

Kinh Niết Bàn: “Phát lộ sám hối tội lỗi chứ không che giấu, thì tội lỗi sẽ nhẹ dần và tiêu diệt.”

- Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo: “Chúng sanh trong đời vị lai vì muốn ra khỏi sanh tử, nên phát tâm tu tập Thiền định, Trí tuệ. Nhưng đa phần đều bị nghiệp ác trong quá khứ gây trở ngại; do đó, trước hết cần áp dụng phương pháp sám hối. Bởi lẽ, nghiệp ác trong quá khứ rất mạnh và nhạy bén, chúng vẫn chi phối cuộc sống hiện tại để tiếp tục gây các tội ác, huỷ phạm Giới Cấm. Nếu không sám hối cho thanh tịnh mà cứ tu tập Thiền định, Trí tuệ, tất nhiên sẽ gặp nhiều trở ngại. Nếu Giới căn thanh tịnh thì mọi chướng ngại tự tiêu diệt.”

- Thích Thiền Ba-La-Mật Thứ Đệ Pháp Môn: “Nếu người giữ Giới mà không có tâm quyết định, khi gặp chướng duyên thì dễ dàng huỷ phạm Giới Cấm. Đã phá Giới tất nhiên Giới không thanh tịnh, thì Thiền định không thể sanh khởi; tương tự như chiếc áo dơ bẩn thì không thể nhuộm sang màu khác; vì thế, cần phải cấp tốc sám hối. Vì sự sám hối sẽ làm cho phẩm chất của Giới trở lại thanh tịnh, và Thiền định sẽ dễ dàng phát khởi; tương tự như chiếc áo dơ bẩn đã được giặt tẩy sạch sẽ thì có thể nhuộm màu khác vậy. Hành giả cần tư duy kỹ về điểm này!”

Kinh Sư Tử Nguyệt Phật Bổn Sanh: “Trong quá khứ của thời đại đức Phật Nhiên Đăng, có một Tỷ-kheo tu tập gần cái đầm trong núi, đã chứng quả A-la-hán. Bấy giờ, gần cái đầm ấy có một con khỉ to lớn, luôn theo dõi để mỗi lần vị Tỷ-kheo nhập định, là lấy Ca-sa đắp vào thân và bắt chước sự tu tập của vị Tỷ-kheo. Vị Tỷ-kheo xuất định bảo con khỉ rằng, nay con đã đắp Ca-sa thì nên phát tâm cầu Đạo Vô thượng, con khỉ nghe xong liền đảnh lễ. Tỷ-kheo vì nó mà truyền Tam quy, Ngũ Giới và xuất tội cho nó sám hối. Khỉ chắp tay hoan hỷ bạch rằng: Bạch Đại Đức! Con đã quy-y Phật-Pháp-Tăng, thọ trì Năm Giới, nguyện cầu sám hối tất cả tội lỗi. Sau khi nói câu ấy ba lần, khỉ nhảy nhót vui mừng rồi chạy lên đỉnh núi nhảy lên cây đại thọ, buông tay lao xuống đất mà chết. - Do thọ Tam quy Ngũ Giới mà khỉ thoát nghiệp Súc Sanh, sanh lên cõi Trời Đâu Suất, lại gặp được Bồ-Tát Nhất Sanh Bổ Xứ, nghe Pháp chứng quả, được Túc mạng thông. Nhờ vậy mà biết tiền thân của mình, đó là, vào thời quá khứ trong thời Tượng pháp của đức Như Lai Bảo Huệ, vốn là một Tỷ-kheo tên Liên Hoa Tạng, do tà mạng nịnh hót không giữ gìn Giới hạnh, nên sau khi chết đọa vào Địa Ngục, rồi làm Súc Sanh trải qua vô số kiếp chịu khổ. Nhờ trong quá khứ đã từng cúng dường nhiều lần những vị Tỷ-kheo trì Giới, nên đời này được gặp vị A-la-hán, qua đó mà được giải thoát.”

Kinh Tối Diệu Sơ Giáo: “Thuở trước, có Tỷ-kheo Hân Khánh phạm Bốn trọng tội, sau đó tỉnh giác một cách mạnh mẽ, nên đến Tăng đường trải qua chín mươi chín đêm để sám hối tự trách. Tỷ-kheo ấy gặp được Thiện tri thức chỉ dạy rằng: Phạm Giớiphát lộ sám hối, thành thật cải đổi thì tội lỗi có thể tiêu diệtGiới căn sẽ hồi sinh. Như một cây đem trồng chỗ khác, nó vẫn sinh trưởng để trở thành một cây đại thọ; phá Giớisám hối cũng tương tự như thế. Hân Khánh khởi tâm tàm quý, nỗ lực tinh chuyên giữ Giới khổ hạnh suốt bảy năm, thì Giới phẩm được phục hồichứng Đạo quả. Các Tỷ-kheo phạm Giới bấy giờ được nghe biết như thế đều tàm quý sám hốiGiới căn cũng được thanh tịnh trở lại.”

- Kinh Đại Quán Đảnh: “Thuở trước, ở nước Ca-la-nại có người con của một nhà Bà-la-môn tên là Chấp Trì, đã thọ Tam quy, Ngũ Giới với đức Phật. Về sau, cảm thấy Giới Luật ngăn cấm nhiều điều nên hối hận đã thọ Giới, vội đến đức Phật trả Giới lại không giữ nữa, đức Phật vẫn mặc nhiên. Bấy giờ, các Quỉ ác, Thần ác lấy chày đập vào đầu, lấy lưỡi câu móc lưỡi và cắn xé ăn thịt; đồng thời, lửa tự nhiên bốc cháy đốt thân thể Chấp Trì. Chấp Trì rất sợ hãithống khổ, muốn sống không được, muốn chết cũng không xong, đến trước đức Phật cầu xin cứu khổ. Đức Phật bảo: Kết quả này do con hối hận đã thọ Giới gây ra, chứ đâu phải người nào đem đến! Chấp Trì rất ăn năn hối cải, nguyện giữ gìn Tam quy, Ngũ Giới lại, không dám tái phạm. Tức khắc, Quỷ-Thần ác và lửa đều biến mất, Chấp Trì chứng được Pháp nhãn thanh tịnh.”

- Kinh Bách Duyên: “Có một Trưởng giả giàu có, tên là Nhã-đạt-đa ở nước Xá-vệ, nhìn thấy thân tướng tốt đẹp của đức Phật nên cầu xin đức Phật được xuất gia; nhưng rồi không giữ Giới thanh tịnh mà lại yêu thích đam mê y bát. Do thế, khi chết bị đọa làm Ngạ-Quỷ với thân tướng thô gầy xấu xí, luôn tham đắm và bảo vệ y bát chẳng rời, mọi người chẳng ai dám đến gần. Sau đó, được gặp đức Phật, Ngài quở trách cái tội tham lam chấp thủthuyết pháp thanh tịnh cho Quỷ. Được nghe đức Phật giảng giải, Quỷ hiểu được Chánh pháp, tâm khởi tàm quý sâu sắc, liền xả bỏ mọi tham chấp và thoát khỏi kiếp Quỷ thân hình xấu xí.”

Kinh Luật Dị Tướng: “Khi đức Phật tại thế, có năm anh em được thân phụ của họ khuyên bảo thọ trì Năm Giới, nhưng chỉ người anh cả không vâng lời. Vị Sư phụ (của bốn người em) bảo người anh cả rằng: Sau ba mươi ngày thì con phải chết. Người anh cả rất sợ hãi đến cầu xin đức Phật cứu nạn. Đức Phật dạy: Con bị oán kết của kiếp trước đến bắt, muốn thoát khỏi thì phải giữ gìn Năm Giới và đốt đèn cúng dường trải qua ba mươi ngày mới có thể thoát nạn. Người ấy liền phát tâm thọ trì Năm Giới, đốt đèn suốt ngày đêm, lễ bái sám hối, tụng Giới và xưng niệm “Nam mô Phật, quy mạng Phật”. Thực hiện như thế suốt ba mươi ngày đêm thì thấy hai con Quỷ đứng cách đấy một trăm bước không dám đến gần. Nghe hai con Quỷ ấy nói với nhau rằng: Không biết người ấy tụng ngôn ngữ gì và xưng niệm “Nam mô Phật, qui mạng Phật” tôi nghe âm thanh ấy thì đầu, tai đau nhức muốn vỡ tung, nói xong cùng nhau tẩu thoát. Người anh cả được an ổnsuốt đời trì Giới không chút biếng trễ.”

- Kinh Ta-Miệt-Nang-Pháp Thiên Tử Thọ Tam Quy-Y Miễn Ác Đạo: “ Có một vị Thiên tử tên là Ta-miệt-nang-pháp khi phước báo cõi Trời sắp hết, vì nghiệp xấu trong quá khứ nên sau khi chết sẽ sanh vào cõi Diêm-phù-đề làm thân con heo, do vậy mà lo buồn sầu muộn. Thiên chủ Đế Thích bảo rằng: Ông nên thành tâm quy-y Tam Bảo! Thiên tử Ta-miệt-nang- pháp tức thì phát tâm nói: Giờ đây con xin thọ trì Tam quy Ngũ Giới. Sau khi phát tâm thọ trì, Thiên tử tinh tấn giữ gìn không gián đoạn; do vậy, khi chết không bị làm thân heo mà lại được sanh lên cõi Trời Đâu Suất.”

Kinh Chiết Phục La Hán: “Ở cung Trời Đao Lợi, có một vị Thiên tử thọ mạng sắp kết thúc, năm tướng trạng suy thoái đã xuất hiện; tự biết rằng sau khi lâm chung phải sanh vào bụng một con heo mẹ bị hủi lác để làm heo con, ở nước Cưu-di-na-kiệt, nên rất lo buồn sợ hãi song chẳng biết làm gì. Một vị Thiên tử bảo rằng: Hiện tại đức Phật đang thuyết pháp cho thân mẫu của Ngài tại đây, sao không đến cầu Ngài cứu giúp! Thiên tử ấy liền đến chỗ đức Phật chân thành cúi đầu đảnh lễ, và được Ngài trao truyền Tam quy, Ngũ Giới. Sau đó, theo lời đức Phật chỉ dạy, Thiên tử tinh tấn tu tập, đến ngày thứ bảy thì mạng chung, được sanh vào nước Duy-da-ly làm một vị Trưởng giả. Do công hạnh tu tập bảy ngày mà thoát khỏi làm thân heo vậy.”

Kinh Hiền Ngu Nhân Duyên: “Có một nữ nô tỳ nghèo hèn giúp việc cho một Trưởng giả ở nước A-bàn-đề, thường bị đánh đập khổ sở, một hôm mang bình đến sông lấy nước và lớn tiếng than khóc. Tôn giả Ca-Chiên-Diên đi ngang qua đấy, thấy thế hỏi han mới biết sự tình, lấy làm thương xót, bèn nói: Cô đã chán ghét cảnh nghèo khổ sao không bán nó đi? - Nữ tỳ đáp: Sự nghèo khổ làm sao bán được? Tôn giả nói: Cô nên phát tâm hoan hỷ rửa cái bình cho sạch sẽ, rồi múc nước cúng dường Tăng. Nữ tỳ hiểu được ý nghĩa liền theo lời dạy múc nước cúng dường. Tôn giả Ca-Chiên-Diên thọ nhận rồi truyền Tam quy, Ngũ Giớibảo nữ tỳ niệm Phật. Một thời gian ngắn nữ tỳ qua đời, chủ nhân vất thi thể vào rừng vắng. Do tín tâm cúng dường Tôn giả là vị nghiêm trì Giới Luật, nên cảm ứng được quả báo sanh lên cõi Trời Đao Lợi. Vị Trời ấy, xa trông thấy thân cũ của mình liền đến rừng vắng rải hoa trên thi thể, ai trông thấy cũng kính phục ham muốn.”

Kinh Tạp Bảo Tạng: “ Em của đức Phật là Nan-Đà, thân tuy theo đức Phật xuất gia, nhưng thường ngày cứ nhớ nghĩ đến vợ cũ. Vào một hôm, đức Phật dẫn Nan-Đà lên cõi Trời Đao Lợi, Nan-Đà thấy một toà cung điện có năm trăm Thiên nữ mà không có vị Trời nào làm chủ. Nan-Đà hỏi: Tại sao không có vị Trời nào làm chủ cung điện này? - Các Thiên nữ đáp: Nan-Đà, em của đức Phật nhờ xuất gia nên sau khi mạng chung được sanh lên đây, sẽ là chủ nhân của chúng tôi. Nan-Đà nói: Nan-Đà chính là tôi đây! Và muốn ở lại. Các Thiên nữ nói: Bây giờ, ông hãy trở về, khi nào thọ mạng chấm dứt mới được lên đây. Đức Phật lại dẫn Nan-Đà xuống Địa Ngục, thấy một vạc nước đang sôi nước bay tung toé, trong vạc ấy không có tội nhân nào cả và các ngục tốt đang chờ đợi. Nan-Đà hỏi duyên cớ thì các ngục tốt đáp rằng: Nan-Đà, em của đức Phật đã xuất gia theo Ngài, sau khi lâm chung sẽ sanh lên cõi Trời, do vì không đoạn trừ dâm dục thường nghĩ nhớ đến vợ cũ, nên khi tuổi thọ cõi Trời chấm dứt, sẽ đọa vào Địa Ngục và ở trong vạc nước sôi này, để thường ngày bị chiên, bị nấu, chúng tôi đang đợi ông ấy đây ! Nan-Đà rất kinh hãi và sợ các ngục tốt bắt giữ lại thì nguy khốn, nên chẳng uý kỵ buột miệng niệm “Nam mô Phật-Đà, Nam mô Phật-Đà”, xin cứu hộ con ra khỏi Địa Ngục. Đức Phật hỏi Nan-Đà: Ông tinh tấn trì Giới là để cầu phước báo cõi Trời nhằm hưởng thụ năm thứ dục lạc phải không? Nan-Đà đáp: Không phải cầu sanh lên cõi Trời cũng không muốn đọa xuống Địa Ngục ấy. Đức Phật vì Nan-Đà giảng giải Chánh pháptrong vòng một tuần Nan-Đà chứng quả A-la-hán.”

Luận Đại Trang Nghiêm: Thuở trước, có một vị Sa-môn với một Bà-la-môn cùng an cư trong rừng vắng. Bà-la-môn tu tập giữ Giới khổ hạnh, vị Sa-môn hỏi: Ông tu tập khổ hạnh để cầu gì? - Đáp: Cầu được làm Vua. Sa-môn nhận thấy vị Bà-la-môn ấy tâm địa tràn đầy ngu si, khó lòng thuyết giảng Chánh pháp, nên chờ đợi khi đủ duyên mới hướng dẫn. Sau đó Bà-la-môn bị bệnh, thầy thuốc bảo phải ăn thịt mới lành. Bà-la-môn nhờ vị Sa-môn đi xin thịt và Sa-môn xin được một miếng thịt dê và nói với Bà-la-môn: Ông muốn ăn thịt hãy giết dê mà ăn. Bà-la-môn nổi giận nói rằng: Tôi hành trì Giới pháp sao có thể giết dê để ăn thịt? Sa-môn bảo: Bây giờ ông thương con dê không muốn giết nó, nhưng sau này ông làm Vua, trong nhà bếp giết hại biết bao con vật để nấu nướng và còn chinh phạt nước khác, sát hại há không phải vô số người hay sao? Đã giết hại thì kết quả sẽ bị đọa vào Địa Ngục. Hơn nữa, đức Phật đã từng dạy: Giữ Giới để cầu hưởng thụ dục lạc cõi Trời gọi là phá Giới ; ông hãy khéo léo tư duy điều này. Bà-la-môn vô cùng hối hậnsợ hãi nói: Nhân giảvị Trí tuệ sáng suốt đã thiện xảo hướng dẫn cho tôi, nhờ thân cận với Thiện hữu mà tôi hiểu rõ Tà, Chánh. Nhờ vậy, Bà-la-môn trì Giới theo hướng thanh tịnh, không tham trước mong cầu (phước báo Nhân Thiên), nên sớm thành tựu được Đạo quả.” 

=============

Phụ Lục

PHẦN TỔNG KẾT


Thông qua hai Chương Trì, Phạm, chúng ta - những người con Phật - một lần nữa lại cảm nhận rằng: “ Giới Luật là nền tảng của bất cứ sự tu tập nào của hết thảy hành giả, xuyên suốt cả ba thời gian; do vậy, Giới Luât không thể thiếu vắng trong tiến trình tu tập chứng đạt Đạo quả”. Qua đó, chúng tôi thấy cần nên tóm lược hai Chương ấy ngắn gọn hơn, để mọi hành giả dễ ghi nhớ, hầu ứng xử trong quá trình tu tập của mình, nhằm đạt được kết quả thực tế ngay trong đời này.

Dưới đây, chúng tôi sẽ tuần tự tóm lược cũng vẫn tuân theo mục lục ấy; tuy nhiên, chỉ chú trọng đến những câu dạy về Giới Luật; bên cạnh, sẽ không ghi tên Kinh, Luật, Luận của các câu ấy và chỉ chọn một câu trong các câu giống nhau.

===========

Chương Đầu

PHƯƠNG DIỆN GIỮ GIỚI

Mục I: KHÁI LƯỢC VỀ GIỚI.

1- Tôn trọng Giới Luật chính là tôn trọng đức Phật.

2- Giữ Giới nghiêm túc chính là báo đáp ân đức cao cả của đức Phật.

3- Chứng đạt tất cả các quả vị Giải thoát, căn bản là do giữ Giới.

4- Giới Luậtthọ mạng của Phật pháp, Giới Luật hiện hữuPhật pháp hiện hữu.

5- Không giữ Giới thì không thể chứng đạt bất cứ một quả vị giải thoát nào.

6- Không giữ Giới dù ở cạnh đức Phật cũng vẫn xa cách Ngài vạn dặm.

7- Giới là căn bản của Thiền địnhTrí tuệ.

8- Muốn giữ Giới thanh tịnh phải hội đủ bốn điểm: Thứ nhất, hộ trì sáu căn cẩn trọng; thứ hai, ăn uống điều độ, đúng pháp; thứ ba, đầu đêm, cuối đêm đều an trú trong Thiền định; thứ tư, thường Chánh niệm trong bốn Oai nghi.

9- Người giữ Giới không bị đọa vào Ba đường ác, không bị Ma, Quỷ phá hoại.

10- Giới pháp rất khó gặp.

11- Chứng quả thấp hay cao là do giữ Giới ít hay nhiều. Giữ Giới Cụ túc thì có thể chứng Đẳng Giác, Diệu Giác (Phật-Đà).

12- Người phạm Giới thì chư vị Thần, Trời, Bồ-Tát, đức Phật đều biết rõ.

13- Người giữ Giới sẽ thông suốt sự sinh hoạt của Tăng như An cư, Tự tứ, Thọ Giới… và được phép nuôi Sa-di, làm Thầy Y chỉ. Nếu chỉ giỏi Kinh, Luận mà không rành Luật thì không được phép nuôi Sa-di, làm Thầy Y chỉ. Người trì Luậtgiá trị hơn người giỏi Kinh, Luận, vì sẽ làm Phật pháp trú thế lâu dài.

14- Trì Giới là tự mình giữ gìn tất cả các Giới Cấm đã thọ lãnh, bảo người khác giữ gìn Giới Cấm đã thọ lãnhhoan hỷ tán thán những người giữ gìn Giới Cấm đã thọ lãnh.

15- Phụng dưỡng mẹ, cha là giữ Giới vậy.

16- Bồ-Tát tại gia nên giữ Giới càng nhiều càng tốt.

17- Bồ-Tát tại gia khuyến khích cha mẹ nghiêm trì Giới Luật là một trong ba yếu tố “bất thối” đối với quả vị Phật-Đà.

18- Giữ trọn Năm Giớithực hiện đại bố thí vậy.

19- Giữ Oai nghi, Giới Luật nghiêm túc là một trong ba điểm làm ba nghiệp thanh tịnh, để được đức Phật A Di ĐàThánh chúng trực tiếp hướng dẫn về thế giới Cực lạc.

20- Thọ trai đúng ngọ là giữ Giới Cấm.

21- Không giữ Giới Cấm mà khuyên người khác giữ Giới hay thuyết giảng Phật pháp thì chẳng ai nghe.

22- Giữ Giớiduy trì hạt giống Tam Bảo hiện hữu trên thế gian.

23- Giữ Giới thanh tịnh thì thành tựu mọi thiện pháp để chứng đạt cứu cánh Giải thoát.

24- Phạm Giới là do tâm ý điên đảo.

25- Chấp thủ giữ Giới chỉ được quả báo Nhân, Thiên; không chấp thủ thì đạt Tịnh Giới Ba-la-mật, có thể giúp mình và người chứng quả Phật-Đà.

26- Xuất gia thọ Giới mà không hồi hướng quả vị Vô thượng, thì không bao giờ thành tựu Tịnh Giới và chỉ là hữu danh vô thực mà thôi. Dù tại gia chỉ thọ Tam quy mà tin sâu Tam Bảo, hồi hướng quả vị Vô thượng, những người này chính là thọ trì Tịnh Giới chân thật vậy.

27- Giữ Giới Thập Thiệnhành trì Giới Luật thế gian, do đây được công đức thanh tịnh để hàng phục mọi Ma oán, vượt qua Tam giới, vượt qua mọi quả vị Hiền, Thánh để chứng đạt cứu cánh tối hậu. Tại đây, ly dục gọi là Giới, giải thoát gọi là Giới, tận diệt phiền não gọi là Giới vậy.

28- Hành trì Giới Cấm tức thực hiện Tam Tụ Tịnh Giới một cách trọn vẹn để thành tựu Tam Vô Lậu Học viên mãn, đạt cứu cánh giải thoát Phật-Đà.

Mục II : CÔNG ĐỨC GIỮ GIỚI.

1- Năng lực Giới Luật làm Ác Quỷ, Ác Thần… kính trọng người giữ Giới, không dám làm hại người giữ Giới; trái lại, chúng còn giúp đỡ hành giả sớm hoàn thiện mục đích tu tập của mình.

2- Giữ Giới nghiêm túc nhiều đời, thì năng lực uy đức tự thân càng thâm hậu.

3- Trì Giới sẽ đoạn trừ mọi cấu uế của tâm. Khi tâm thanh tịnh thì đi đâu, làm gì đều được Thiện Thần, Thánh nhân kính trọng giúp đỡ.

4- Giữ Giới không chỉ tự lợi mà còn lợi ích cho những người chung quanh.

5- Khi giữ Giới nghiêm túc, lỡ phạm một lỗi nhỏ gây oán kết với Quỷ, Thần; họ cũng không thể làm hại được, dù họ luôn theo dõi để báo thù.

6- Năng lực giữ Giới vừa giúp tự thân thoát khỏi những tai họa do Người, Thú dữ hay Quỷ dữ …gây ra; vừa chuyển hoá các đối tượng ấy trở về với Tam Bảo.

7- Giới là căn bản của tất cả thiện pháp, năng lực của Giới sẽ giúp hành giả thành tựu mọi thiện pháp để chứng đắc Niết-Bàn.

8- Người trì Giới mới có uy đức để khiển trách kẻ phá hoại Đạo pháp, và do khiển trách ấy mà được vô lượng công đức.

9- Chỉ có hương thơm giữ Giới mới toả khắp mười phương và khiến Ma, Quỷ phải xa lánh.

10- Công đức thường thọ trì Giới Bát Quan Trai rất thù thắng, về phước báo thì hơn cả Đế Thích và là điều kiện để cầu chứng Niết-Bàn.

11- Hành trì Năm Giới sẽ tái sanh làm Người, trì Mười Giới sẽ sanh lên sáu cõi Trời Dục giới, trì Giới Cụ-túc và tu tập Thiền Định sẽ sanh lên cõi Trời Sắc giới hay Vô sắc giới. Trong hạng trì Giới Cụ túc, nếu yếu thì chứng Bốn quả Thanh Văn, trung bình thì chứng quả Bích Chi Phật, viên mãn thì chứng đạt quả vị Phật-Đà.

12- Năng lực của Giới LuậtNam tông hay Bắc tông đều khiến các Quỷ, Thần, Trời, Vua chúa, Quan … kính trọng. Dù người thọ trì ít Giới hay nhiều Giới; họ đều không dám nhận sự lễ bái, vì sợ tổn giảm công đức và tuổi thọ.

13- Giữ Giới thanh tịnh thì có thể chế ngự bốn loại Ma.

14- Giữ Giới của Thân viên mãn, thì thành tựu Trí vô ngại đối với hết thảy các pháp. Giữ Giới của Miệng viên mãn, thì thành tựu Âm thanh vi diệu như đức Phật. Giữ Giới về Ý viên mãn, thì thành tựu hết thảy Thần thông và đạt Giải thoát bất động.

15- Giữ Giới nào sẽ có phước báo Giới ấy, như giữ Giới sát sanh sẽ không gặp nạn đao binh.v.v…

16- Vào Sáu ngày trai (Lục trai), Đế Thích sai Tứ Thiên Vương đi thị sát nhân gian để về báo cáo, người nào giữ nhiều Giới thì Đế Thích sai nhiều Thiện Thần đến bảo hộ, người giữ ít Giới thì sai ít Thiện Thần. Nếu mọi người không giữ Giới, sẽ gặp thời tiết bất thường như hạn hán, bão lụt.v.v…

17- Trì Giới thanh tịnh sẽ đạt được nhiều lợi ích giải thoát từ thấp đến cao, từ thô đến tế, cuối cùng đạt quả vị Phật-Đà.

18- Trì Giới thanh tịnh sẽ được “Thiên Long Bát Bộ” tôn kínhthoát khỏi mọi tai hoạ từ nhỏ đến lớn.

19- Người trì Giới thanh tịnh là vị tối cao, tối thượng, đứng đầu trong tất cả Chúng.

20- Bố thí cho người bình thường, không bằng bố thí cho người giữ Giới thanh tịnh. Bố thí cho người phàm phu giữ Giới thanh tịnh, không bằng bố thí cho chư vị Thanh Văn. Bố thí cho Thanh Văn, không bằng bố thí cho Bích Chi Phật. Bố thí cho Bích Chi Phật, không bằng bố thí cho đức Phật. Bố thí cho đức Phật, không bằng giúp mọi người trong thế giới hành trì Tam quy, Ngũ Giới. Tự mình trường trai, giữ Năm Giới thanh tịnh thì thắng vượt mọi sự bố thí trên.

Mục III: TINH TẤN GIỮ GIỚI.

1- Khi thọ Giới phải thệ nguyện thọ lãnh Giới và giữ Giới, mới có thể đắc Giới.

2- Thà nhảy vào hầm lửa cực nóng để chết, còn hơn huỷ phạm Giới Cấm mà chư Phật trong ba thời gian đã chế định, để sống.

3- Con người trong thời Mạt pháp muốn được tâm Viên Giác như đức Như Lai, thì phải kiên cố hành trì Giới Cấmxa lìa mọi chuyện huyễn hoặc của thế gian.

4- Giữ Oai-nghi, Giới Cấm là để sống khế hợp với Chánh pháp.

5- Thà bỏ thân mạng chứ không huỷ phạm Giới Cấm, là điều kiện để được thân cận đức Như Lai.

6- Thà nuốt viên sắt nóng để chết, còn hơn không giữ Giớiăn uống thực phẩm của thí chủ.

7- Giới là yếu tố đầu tiên để vào Đạo, là điều kiện căn bản để đoạn tận lậu hoặc, là con đường bình an để tiến về Niết-Bàn. Do vậy, thà bỏ thân mạng chứ không huỷ phạm Giới Cấm.

8- Không ăn thịt cá, không uống rượu bia, không ăn năm gia vị cay nồng, không nhận vật thí bất tịnh thì sẽ được chư Thiên và người có trí tôn trọng, cúng dường.

9- Mục đích chân chính giữ Giới là để phát khởi tánh Tăng, phát huy tánh Phật, nhằm đoạn tận sanh tử, đem lợi lạc cho tất cả chúng sanh; chứ hoàn toàn không phải để mong cầu phước báo Nhân, Thiên. Thực hiện được như vậy sẽ được chư vị Thánh Nhân, chư Phật tán thán.

10- Tinh tấn giữ Giới nghiêm túc không chỉ Ma quân không thể làm hại, mà còn cảm hóa chúng trở thành những Phật tử nữa.

11- Không giữ Giới, dù ở cạnh đức Phật vẫn cách xa Ngài vạn dặm. Tinh tấn giữ Giới mà chết dù không được gặp đức Phật vẫn luôn ở cạnh Ngài.

12- Tinh tấn giữ Giới thì thoát khỏi mọi khủng bố, tai họa do con người tạo ra.

13- Thà im lặng chịu đựng sự đánh đập tàn nhẫn hay bị giết, chứ không nên nói thật để người khác hay cầm thú bị giết.

14- Chăm sóc Tỷ-kheo bị bệnh cẩn trọngtinh tấn trì Giới.

15- Kiên định giữ Giới không khởi tâm Sân, thương xót kẻ thù bố thí thân mạng, gọi là tinh tấn trì Giới Ba-la-mật.

16- Do tư duy về Nhân quả thiện ác, tư duy về chư Thiên, chư vị Thánh nhân; tư duy về Chánh pháptinh tấn trì Giới.

=============

Chương Sau

PHƯƠNG DIỆN PHẠM GIỚI

Mục I: RĂN BẢO VỀ GIỚI.

1- Tự mình phải giữ Giới Cấm thanh tịnh, nhưng thấy kẻ khác phạm Giới thì hãy xót thương và đừng ghét bỏ.

2- Làm Thầy mà không dạy bảo Đệ tử giữ Giới nghiêm túc chính là kẻ phá hoại Phật pháp, phải đọa vào Địa Ngục.

3- Không hiểu Giới Luậttruyền Giới cho người khác, là trái lời đức Phật dạy và phạm tội rất nặng.

4- Phá Giới thì tội nặng hơn so với phạm lỗi Kinh, Luận. Vì Giới là nền tảng để hết thảy thiện pháp sinh khởithành tựu, để hội nhập Niết-Bàn.

5- Là Tỷ-kheo mà không tụng đọc Giới Luật, nhưng hàng ngày vẫn thọ dụng tài sản của thường trú Tăng, là phạm tội trộm cắp.

6- Phạm Giới mà không tàm quý sám hối, lại kiêu ngạo tự đắc, chính là kẻ phá Giới; phá Giới đồng nghĩa phá Kiến là tội nặng nhất.

7- Phạm Giới tất nhiên phải đọa vào một trong Ba đường ác.

8- Kẻ phạm Giới, phá Giới, thì không thể đảm nhiệm Phật sự. Người giữ Giới thanh tịnh thì có thể giáo hóa Trời, Người.

9- Tỷ-kheo mà hủy báng Giới Luật, thì không được gọi là người xuất gia; vì Giới Luật là thuyền bè để vượt qua dòng sanh tử khổ đau.

10- Không giữ Giới thì không phải Đệ tử của đức Phật.

11- Không giữ Giới thanh tịnh thì không thể tu tập Thiền định.

12- Tỷ-kheo mà không tin Phật pháp, không giữ Oai nghi, lễ nghĩa, Giới Cấm; khi đau ốm lại không niệm Phậtcầu khẩn Tà Thần. Hạng người này, tất nhiên không phải Đệ tử của đức Phật, và sau khi chết sẽ bị đọa vào Ba đường ác.

13- Thọ Giới mà không giữ Giới, lại vui thích chuyện thế gian, sống theo Tà Đạo, mạo xưng làm Phật sự; đây là hạng Đệ tử của Ma giả dạng phụng sự Phật. Thọ Năm Giới dù chết vẫn giữ Giới, tin Nhân quả, thường nghĩ về Chánh Pháp; đây là hạng Trời, Người phụng sự Phật. Thọ Năm Giới, hiểu rộng Phật pháp, không làm việc Tà vạy, tu Trí tuệ, Lục độ, hiểu rõ Tam giới là khổ; đây là hạng Đệ tử đức Phật phụng sự Phật.

14- Xuất gia là vì cầu giải thoát, nếu không giữ Giới thì thiện pháp không sanh khởi. Tương tự như người không đầu thì các cơ quan hủy hoại, gọi là người chết.

15- Tỷ-kheo không giữ Giới, dù tụng đọc nhiều Kinh điển cũng giống như viên ngọc quý rơi vào hầm phẩn.

16- Không giữ Giới lại còn kiêu ngạo, bất kính với Tam Bảo, loại người này được coi như người đã chết.

17- Do Tham mà phạm Giới thì nhẹ hơn do Sân.

18- Giữ Giới mà cầu phước báo Nhân, Thiên là phá Giới.

19- Tỷ-kheo phá Giới, phải trải qua trăm ngàn vạn kiếp cắt da thịt để trả nợ cho thí chủ; sau đó, phải đọa làm thân trâu ngựa để kéo nặng chở nhiều.

20- Phá Giới mà còn ở trong chúng Tăng, dù ăn một miếng cơm cũng không thể tiêu được, và mảnh đất Già -lam không dung chứa một bước chân của kẻ ấy.

21- Phá Giới là hủy hoại tất cả các thiện pháp của mình, như cơn mưa đá phá hoại tất cả mọi vật.

22- Người phá Giới, không được mười phương chư Phật hộ niệm. Tỷ-kheo phá Giới thì không nằm trong hàng ngũ của Tăng, mà là Đệ tử của Ma.

23- Là Tỷ-kheo mà còn chú ý lắng nghe tiếng vòng xuyến của người nữ là phá Giới, làm ô-uế phạm hạnh.

24- Là Tỷ-kheo thì không được đến năm trú xứ: Thứ nhất, nhà mại dâm; thứ hai, nhà có gái chưa chồng; thứ ba, nhà có quả phụ không đứng đắn; thứ tư, nhà có bán rượu bia; thứ năm, nhà kẻ trộm cướp. Nếu đến là phạm trọng tội.

25- Ăn thịt cá là đánh mất Tín căn, đánh mất tâm Từ bi, đoạn tuyệt hạt giống Hiền Thánh, cắt đứt Pháp luân của đức Phật. Tất cả mọi việc bất thiện đều phát xuất từ việc ăn mặn. Là Đệ tử của đức Phật thì không nên khởi lên một tư tưởng ăn thịt cá, huống gì là trực tiếp ăn nhậu.

26- Bồ-Tát Hoa Tụ dạy rằng, Tôi có thể cứu giúp những kẻ tạo tội Ngũ nghịch, Tứ trọng; nhưng, những kẻ trộm cắp tài sản của Tăng thì Tôi đành chịu.

27- Tất cả tai họa đều phát xuất từ Miệng, hãy bảo vệ cái Miệng cẩn thận còn hơn là bảo vệ ngọn Lửa dữ.

28- Tỷ-kheo hủy báng Kinh Pháp, hủy báng Kinh Giới là đọa Địa Ngục.

29- Phá Mười Giới mà không tàm quý sám hối là đồng tội với Ba-la-di. Vì hủy hoại tất cả quả vị Tam Hiền, Thập Thánh, Đẳng Giác, Diệu Giác. Bởi lẽ, Mười GiớiGiới hạnh căn bản của hết thảy chư Phật, chư vị Bồ-Tát.

30- Giai đoạn Phật pháp sắp diệt thì Ma giả dạng Tỷ-kheo để hủy hoại Đạo pháp, hủy báng Hiền Thánh, chẳng giữ Giới Cấm, chẳng tụng Kinh, chẳng làm việc thiện; trái lại, siêng làm những việc ác độc, tà đạo. Những Tỷ-kheo Ma này, khi chết bị đọa vào Địa Ngục Vô gián, trải qua vô số kiếp, đến thời điểm được làm người thì sanh vào vùng biên địa chẳng có Tam Bảo.

31- Phạm tội tà dâm, khi chết đọa vào Địa Ngục để nằm giường sắt nóng, ôm trụ đồng cháy đỏ, ra khỏi Địa Ngục lại đọa làm Súc Sanh.

32- Tỷ-kheo nhận vật bố thí không đúng Pháp, sẽ gặp tai họa trong tu tập, như giải đãi, phóng túng, chẳng làm việc thiện. Về người bố thí không đúng Pháp thì sẽ bị đọa vào Ba đường ác.

33- Người xuất gia có bốn phiền não vi tế để đọa vào Địa Ngục. Đó là: Thứ nhất, thấy kẻ khác được lợi lộc khởi tâm tật đố; thứ hai, được học Kinh, Luật mà lại hủy phạm; thứ ba, sống trái với lời đức Phật dạy, che giấu tội lỗi không sám hối; thứ tư, biết mình phạm Giới mà vẫn nhận sự cúng dường.

34- Đời Mạt Pháp có những kẻ ngu lạm mặc Pháp phục giống như Tỷ-kheo, do mặc Pháp phục mà được kính trọng, cúng dường nên rất vui mừng. Nhưng khi chết phải bị đọa vào đại Địa Ngục Cực nóng, bị hành hình bởi dụng cụ cực nóng, như mặc áo sắt cực nóng, ăn viên sắt cực nóng v.v…

35- Vọng ngữ là cội gốc của hết thảy tội ác.

36- Giới Luật là thuyền bè để sang sông, phá Giới là hủy hoại thuyền bè tất phải chết đuối.

Mục II: NGHIỆP BÁO CỦA PHẠM GIỚI.

1- Giết chúng sanh để ăn nhậu thì đọa làm Quỷ, bị lửa bốc cháy mỗi khi cử động; sau đó, lại bị đọa vào Địa Ngục để chịu hành hình.

2- Tà dâm trong phạm vi chùa, tháp; khi chết bị đọa làm Quỷ thường bị nhức đầu khốc liệt và bộ phận sinh dục thường bị lỡ loét, nhưng tội báo chính thức là ở Địa Ngục.

3- Không tin Phật pháp, đem thực phẩm dơ bẩn bố thí cho người giữ Giới thanh tịnh, khi chết đọa làm Quỷ dơ bẩn, để ăn vật bất tịnh, thân thể thì hôi hám xấu xí.

4- Một Sa-di trộm đường phèn của chúng Tăng để ăn vụng, khi chết đọa làm Quỷ có lưỡi to dài, thường bị rìu bén chém chặt. Một Sa-di khác trộm bánh của chúng Tăng giấu kẹp dưới hai nách, khi chết đọa làm Quỷ dưới hai nách luôn kẹp hai bánh xe sắt cháy đỏ, đau khổ vô vàn.

5- Tỷ-kheo Ni phạm Giới dâm trong Già-lam, lại mong cầu thọ hưởng nhiều vật dụng cúng dường, khi chết đọa làm Súc Sanh trải qua vô số kiếp để chịu mọi sự khổ đau.

6- Tỷ-kheo Ni Bảo Liên Hoa đã phạm Giới dâm, lại còn tà kiến nói sai Giới pháp, liền bị lửa bốc cháy ở bộ phận sinh dục, rồi đốt chảy toàn thân, khi chết đọa vào Địa Ngục Vô gián.

7- Tỷ-kheo Ni Liên Hoa liên hệ với mọi bạch y trong xã hội, từ Vua, Quan đến thường dân, để rơi vào cuộc sống tà mạng, nịnh hót, bợ đỡ…không tụng Kinh, giữ Giới; khi chết đọa vào Địa Ngục A-tỳ.

8- Đã phá Giới mà Miệng còn ăn thực phẩm cúng dường, thì có quả báo Lưỡi bị thiêu đốt. Đã phá Giới mà Mắt còn nhìn bất Chánh nhan sắc khác giới, thì có quả báo Mắt bị thiêu đốt. Đã phá Giới mà Tai còn nghe âm thanh của kẻ dâm loạn, thì có quả báo Tai bị rót nước sắt nóng. Đã phá Giới mà còn lấy Hương đốt của chúng Tăng, thì có quả báo Mũi bị đốt.

9- Lấy tài vật của chúng Tăng bán rẻ làm lợi cho mình, lại còn vọng ngữ khinh chê chúng Tăng, khi chết đọa vào các Địa Ngục để bị hành hình khổ sở, như Địa Ngục Khiếu hoán, Địa Ngục Lửa dữ v.v…

10- Tà kiến xúi giục Tỷ-kheo Ni đồng chơn xuất gia, giữ Giới thanh tịnh phá Giới, khi chết đọa vào Địa Ngục Thiêu đốt, chịu đủ thứ cực hình, khó có ngày thoát khỏi.

11- Hủy Giới thanh tịnh của Sa-di, khi chết đọa vào Địa Ngục Thiêu đốt để chịu mọi sự thống khổ, đến khi làm người thì không được làm thân nam.

12- Hủy Giới thanh tịnh của Sa-di Ni, khi chết đọa vào Địa Ngục Thiêu đốt để chịu mọi thống khổ, đến khi làm người thì không được làm thân nam.

13- Hủy Giới thanh tịnh của Ưu-bà-di, khi chết đọa vào Địa Ngục Thiêu đốt để chịu mọi thống khổ; sau đó, đọa làm Súc Sanh bị loài người bắt giết để ăn nhậu.

14- Tỷ-kheo mà luyến tiếc tài sản, không giữ Oai nghi, Giới Luật, làm những việc bất thiện, lại còn tỵ hiềm phỉ báng người tu tập. Khi chết đọa làm Ngạ Quỷ, thân thể lỡ loét đầy sâu giòi rúc rỉa, máu mủ tuôn chảy đau đớn vạn trạng.

15- Là Thượng Tọa, Hòa Thượng mà ăn no rồi ngủ, khi thức thì nói toàn chuyện thế tục, chẳng thông hiểu Giới Luật, chẳng tụng Kinh, tọa Thiền. Khi chết đọa làm khối thịt to lớn, bị lửa đốt quanh năm, đau đớn không tả hết.

16- Hủy báng Chánh pháp, khinh chê Thánh nhân, gây trở ngại Pháp sư thuyết giảng, sao chép Kinh điển sai sót, gây tổn hại sự tu tập cho người khác, che giấu không cho người khác biết Phật pháp, thì bị quả báo mù mắt.

17- Mạ lỵ, khinh chê chúng Tăng, khinh chê những vị giữ Giới thanh tịnh, hay những vị đã chứng Đạo quả như thế nào, thì sẽ bị quả báo xấu xa như thế gấp trăm lần; sau đó, bị đọa vào Địa Ngục để chịu mọi thống khổ.

18- Tham đắm đối tượng gì, khi chết đọa vào trong môi trường ấy. Như tham đắm mùi vị của sữa, khi chết đọa làm con sâu trong sữa.

19- Người xuất gialạm dụng tài vật của Tam Bảo, khi chết sẽ bị quả báo xấu ác rất nặng. Kẻ tại gialạm dụng tài vật của Tam Bảo không đúng Pháp, sẽ bị quả báo xấu ác cũng tương tự như thế.

20- Làm Trú trì mà chiếm đoạt tài sản của chúng Tăng, khi chết sẽ bị đọa vào Ba đường ác.

21- Xuất gia mà không tu tập, cứ mặc nhiên thọ hưởng sự cúng dường, lại còn hủy báng Nhân quả, nói sai Chánh pháp, đến khi lâm chung sẽ gặp nhiều nguy khốn. Khi chết sẽ bị đọa vào Địa Ngục để chịu mọi sự thống khổ, rồi đọa vào loài Súc Sanh; sau đó, được sanh làm Người thì bị tàn phế, đui điếc, câm ngọng v.v…

22- Làm Trú trì mà keo kiết không bố thí cho khách Tăng, khi chết đọa làm Quỷ đi kiếm phẩn để ăn, nhưng bị Quỷ mạnh hơn ngăn cản, không cho đến chỗ có phẩn.

23- Làm Tri sự mà cất giấu tài sản, thực phẩm để dùng cho bản thân, không cho chúng Tăng dùng. Khi chết đọa làm Quỷ để trả nợ keo kiết; sau đó, bị đọa vào Địa Ngục.

24- Dù chứng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ Định, mà nổi sân hận thề thốt việc độc ác, thì vẫn sẽ bị quả báo như lời thề ấy.

25- Đánh đập người giữ Giới, khi chết đọa vào loài ác thú. Sân hận trao thực phẩm dơ bẩn hay thực phẩm không thể ăn được, khi chết đọa làm Súc Sanh để ăn các thực phẩm ấy.

26- Người thích sát sanh, khi chết đọa làm con phù du. Người thích trộm cắp khi chết đọa làm tôi tớ, trâu ngựa, lạc đà. Người thích tà dâm, khi chết đọa vào địa Ngục, Nữ thì bị nằm giường sắt nóng, Nam thì bị ôm cột đồng cháy đỏ; về sau, đọa làm gà vịt. Người thích vọng ngữ, khi chết đọa vào Địa Ngục bị rót nước đồng sôi vào miệng, bị kéo lưỡi để trâu cày; về sau, bị đọa làm chim cú, chim quạ. Người thích uống rượu, khi chết đọa vào Địa Ngục Phẩn giải, rồi đọa làm con tinh tinh, khi được làm Người thì ngu ngơ, vô trí.

27- Được làm người tôn quý do đời trước đã lễ bái, phụng sự Tam Bảo. Làm người ty tiện do đời trước không lễ bái, phụng sự Tam Bảo. Làm người câm ngọng do đời trước hủy báng Tam Bảo. Làm người đui, điếc do đời trước không nghe, không tin Phật pháp. Làm chó quặp tai do đời trước được nghe Phật pháp mà không thích, lại gây trở ngại người khác đang nghe Phật pháp.

28- Chư Thiên khi phước báo sắp hết, nếu đời trước làm người đã tạo nghiệp gì xấu ác nhất, thì sẽ có quả báo xấu ác tương xứng, như khi làm người đã biếu rượu cho người khác hoặc tự mình phạm Giới uống rượu, khi lâm chung sẽ bị mất Chánh niệm và đọa xuống Địa Ngục v.v…

29- Phạm Giới uống rượu, thì có thể phạm tất cả các Giới trọng khác, như sát sanh, trộm cướp, dâm dục v.v… điều này không phải là hiếm.

30- Bậc Thánh nhân vô tình phạm Giới uống rượu còn gây nhiều tội lỗi, huống gì là kẻ phàm phu.

31- Tỷ-kheo, Tỷ-kheo Ni mà phạm giới Ba-la-di, khi chết đọa vào Địa Ngục với thời gian bằng tuổi thọ sáu ngàn năm của Trời Tha-hóa-tự-tại, tức bằng 92.160.000 năm của thế gian… Tương tự, nếu phạm Giới chúng học, khi chết bị đọa vào Địa Ngục với thời gian bằng tuổi thọ năm trăm năm của Trời Tứ-thiên-vương; tức bằng 9000 năm của thế gian.

32- Vì có các Tỷ-kheo phá Giới hay có các Tỷ-kheo không phá Giới mà hàng Vua, Quan không kính tin Tam Bảo có những hành động thô bạo, như đánh đập Tăng Ni hay bắt hoàn tục v.v…, thì chư Thiên, Thiện Thần sẽ lìa xa nước ấy không bảo vệ nữa; đồng thời, những tai họa như hạn hán, bão lụt, bệnh dịch, mất mùa, giặc cướp… liên tục thay phiên xuất hiện.

Mục III: SÁM HỐI KHI PHẠM GIỚI.

1- Bồ-Tát Phổ Hiền đã chứng quả vị đại Bồ-Tát mà vẫn đối diện với mười phương chư Phật để sám hối tội lỗi do Tham-sân-si của mình tạo ra trong vô thỉ kiếp, và nguyện an trú trong công đức của Giới Luật.

2- Đời này đã gây tội nặng, tất nhiên sẽ bị đọa Địa Ngục, nếu thành tâm sám hối thì đời này chỉ chịu quả báo xấu nhẹ, và sẽ không bị đọa Địa Ngục nữa.

3- Phát lộ sám hối chứ không che giấu tội lỗi, thì tội lỗi sẽ giảm nhẹ dần và dẫn đến tiêu diệt.

4- Muốn tu tập Thiền định, Trí tuệ trước hết cần phải sám hối tội lỗi trong quá khứ; bởi lẽ, nghiệp ác quá khứ luôn chi phối cuộc sống hiện tại để vẫn tiếp tục làm ác, phá Giới. Nếu Giới thanh tịnh thì sẽ không gây trở ngại cho sự tu tập Thiền định, Trí tuệ.

5- Nếu giữ Giới mà thiếu khẳng quyết, khi gặp chướng duyên rất dễ phạm Giới, mà đã phạm Giới thì không thể tu Thiền. Do vậy, cần thiết phải cấp tốc sám hối, khi Giới trở lại thanh tịnh mới có thể tu Thiền để sanh Định.

6- Ngạ Quỷ, Súc Sanh nếu biết sám hối sẽ thoát khỏi nghiệp báo ấy.

7- Phạm tội nặng như Ba-la-di, nếu nỗ lực sám hối, thì tội lỗi có thể tiêu diệtGiới căn sẽ hồi phục.

8- Do phạm Giớitai nạn xảy ra trong hiện tại, nếu thành khẩn sám hối thì tai nạn sẽ biến mất.

9- Do sám hốithọ trì Giới Cấm, mà thoát khỏi chết yểu.

10- Thọ Giới, tinh tấn giữ Giới, niệm Phật nghiêm túc, chính là tinh thần sám hối tội lỗi vậy.

Tóm lại, qua các câu liên hệ đến Giới Luậtđức Phật, chư Thánh Tăng đã dạy, được ghi trong Kinh, Luật, Luận mà soạn giả trình bày trong hai Chương Trì và Phạm trên; xuyên qua nội dung ấy; tại đây, chúng ta có thể đúc kết thành bốn điểm căn bản tiêu biểu:

- Thứ nhất: Không thọ Giới, tất nhiên không phải Đệ tử của đức Phật, và không có yếu tố căn bản để tu tập ra khỏi Tam giới.

- Thứ hai: Thọ Giớigiữ Giới nghiêm túc, chính là Đệ tử của đức Phật và có yếu tố căn bản để tu tập ra khỏi Tam giới, chứng đạt Niết-Bàn.

- Thứ ba: Thọ Giới mà không giữ Giới, hẵn nhiên không phải Đệ tử của đức Phật, và chắc chắn sẽ bị đọa vào Ba đường ác-dữ, để chịu mọi sự thống khổ.

- Thứ tư: Thọ Giới mà lại phạm Giới, nhưng biết tàm quý sám hối, thì tội lỗi sẽ dần dần tiêu diệt, đưa đến tận diệt, Giới căn sẽ trở lại thanh tịnh, và vẫn có thể tu tập ra khỏi Tam giới, chứng đạt Niết-Bàn.

 


“Đảnh lễ đấng Đại Từ-Bi, xin cứu hộ thời Mạt kiếp. Con biết cái khổ của thời Mạt kiếp đứng đầu là do phá Giới, con suy nghĩ về phương pháp cứu khổ thì không có phương pháp nào sánh với Tạng Tỳ-Ni. Nếu Tỳ-Ni trú thế thì Chánh pháp vĩnh viễn hiện hữu. Hành trì Tỳ-Ni hẳn nhiên sẽ thành đạt kết quả, chứ lời dạy ấy hoàn toàn không phải lý thuyết suông. Nghĩa là, do năng lực trì Giới mà sớm viên mãn sự thanh tịnh tròn đầy tôn quý, hoặc do giữ Thi-La thanh tịnhtrang nghiêm thế giới chư Phật, hoặc do Biệt giải-thoát mà chứng Thanh Văn, Độc Giác, hoặc do năng lực của Giới hiền thiện mà được sanh lên các cõi Trời hay chứng các cõi Thiền, hoặc cũng do Giới mà được sanh làm Người tôn quý đầy đủ an lạc hạnh phúc, tiếng tốt vang xa… Với Diệu pháp thù thắng như thế, nguyện giúp con sáng suốt vượt qua đêm dài tăm tối, không nương không tựa bất cứ một điều gì khác.”

Đại Sư Ngẫu Ích

 

CHỨNG CỨ CÁC LOẠI TRÌ PHẠM

Biên Soạn: Lý Viên Tịnh

Dịch Chú: Tỳ Kheo Thích Giác Quả

 

Chịu Trách Nhiệm Xuất Bản:

NGUYỄN CÔNG OÁNH

 

Biên Tập:

NGUYỄN TƯỜNG LONG

 

Trình Bày và Bìa:

THÍCH VĨNH MINH

 

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO

Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội

ĐT: 043.7822845

In 500 cuốn, khổ 14,5 x 20,5 cm. Tại xí nghiệp in Nguyễn Minh Hoàng. ĐC: 100 Lê Đại Hành, P.7, Q.11, TP.HCM. ĐT: 38555812. Số xuất bản: 1171-2010/CXB/99-248/TG Ngày 14 tháng 12 năm 2010. In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2011

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15521)
Đại Chánh Tân Tu số 0018 - Hán dịch: Ðại Sư Pháp Hiền (đời Tống), Việt Dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 23372)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 17285)
Tập Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn này được chúng tôi biên soạn như một phần trong công trình dịch thuật và chú giải kinh Đại Bát Niết-bàn... Nguyễn Minh Tiến
(Xem: 80951)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 19385)
Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni - Đời Đường, nước Kế Tân, Tam Tạng Sa môn Phật Đà Ba Ly vâng chiếu dịch, Việt dịch: Sa-môn Thích Thiện Thông.
(Xem: 20015)
Kiền Long Đại Tạng Kinh bao gồm 168 tập, chứa đựng 1669 bộ Kinh văn... Tổng hợp Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 47251)
Bấy giờ, năm trăm công tử Ly-xa, dẫn đầu bởi Bảo Tích (Ratnākāra), mỗi người mang theo một cây lọng quý, biểu hiệu quyền quý, đến vườn Xoài cúng dường Phật... Tuệ Sỹ
(Xem: 38919)
Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 15684)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thểhiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập... Thích Đức Trí
(Xem: 22933)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 19071)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 14851)
Kinh Hạnh Nguyện Phổ Hiền - Tam Tạng pháp sư Bát Nhã, người nước Kế-tân, dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào đời Đường; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 16649)
Bản nầy thứ tự kinh văn số 1726 được khắc vào đời nhà Minh Vạn Lịch -Trung Quốc - và đang lưu trữ tại Báo Ân Tạng thuộc chùa Jojoji - Tăng Thượng tự - Tokyo, Nhật Bản... HT Thích Như Điển
(Xem: 12751)
Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha).
(Xem: 13002)
Đây là những điều tôi nghe Bụt nói vào một thời mà người còn lưu trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ Đà. Hôm ấy, cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị cư sĩ khác đã tìm đến nơi cư ngụ của thầy Xá Lợi Phất.
(Xem: 48598)
Trong khế kinh, Đức Phật nói. "Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật"... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 22968)
Giới luậtsinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 19144)
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
(Xem: 16988)
Luật Học Tinh Yếu - Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 31755)
Cúi đầu lễ chư Phật, Tôn Pháp, Tỳ-kheo Tăng, Nay diễn pháp Tỳ-ni, Để Chánh pháp trường tồn... HT Thích Trí Thủ dịch
(Xem: 27301)
Luật Tứ Phần - Việt dịch: HT Thích Đổng Minh; Hiệu chính và chú thích: Thích Nguyên Chứng, Thích Đức Thắng
(Xem: 14183)
Du Già Sư Địa Luận Thích - Trước tác: Bồ Tát Tối Thắng Tử; Hán dịch: Tam-Tạng Pháp Sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích Tâm Châu
(Xem: 14595)
Pháp Hoa Tông Yếu, Thứ tự kinh văn số 1725 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh do Ngài Nguyên Hiểu sọan chữ Hán, Sa Môn Thích Như Điển dịch.
(Xem: 18459)
Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa xuất bản hôm nay không có một liên quan nào, về mọi phương diện, với những bộ Kinh danh đề tương tựchúng ta thấy trong Đại tạng... Chánh Trí Mai Thọ Truyền
(Xem: 16272)
Tỳ Kheo Huệ Chiểu chùa Đại Vân ở Chuy Châu sọan, Sa Môn Thích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc dịch từ Tiếng Hán sang tiếng Việt trên chuyến Hoằng Pháp Âu Châu năm 2013
(Xem: 13782)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, thuộc Luận Tập bộ toàn. Thứ tự kinh văn số 1663 (562-563)... HT Thích Như Điển
(Xem: 17064)
Tác Giả: Tăng Triệu Ðại Sư - Lược Giải: Hám Sơn Ðại Sư; Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 19209)
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú - Do HT Thích Như Điển dịch Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
(Xem: 27756)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển.
(Xem: 14218)
Toàn thể đại dụng, thu nhiếp xưa nay ngay trên đường; dứt trí tuyệt ngu, vật và ta ngang bằng nơi kiếp ngoại ... HT Thích Thiện Siêu
(Xem: 16805)
Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa - Phiên dịch, chú giải: Daniel B. Stevenson & Hiroshi Kanno - Phiên dịch, thi hóa: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
(Xem: 22013)
Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ, bao gồm nghĩa lý thâm thiết để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh... HT Thích Thiện Siêu dịch
(Xem: 23168)
Thiện nam tử! Có một loại pháp Bồ tát nên diệt trừ. Ðó là pháp tham. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn.
(Xem: 27779)
Bộ kinh Lăng Nghiêm Tông Thông này được Ngài Thubten Osall Lama, tức Nhẫn Tế thiền sư, Đức Sơ Tổ Tây Tạng Tự, dịch và chú thích thêm từ bản Hán văn sang Việt văn...
(Xem: 64543)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 33027)
Thế Tôn, nếu con nghĩ rằng con đắc đạo A La Hán, thì Thế Tôn chẳng nói Tu Bồ Đề là một hành giả thanh tịnh hạnh. Vì Tu Bồ Đề vốn là vô sở hành...
(Xem: 39975)
Tam thế chư Phật, chư Đại-Bồ-tát, thật chứng và nhập một với Pháp-giới-tính nên phát-khởi vô-duyên đại-từ, đồng-thể đại-bi, hiện ra vô số thân, theo duyên hóa-độ vô-lượng vô-biên chúng-sinh...
(Xem: 24932)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
(Xem: 49969)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 38295)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 27171)
Kinh Trường Bộ thi hóa (3 tập) - Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli - Chuyển thể Thơ: Giới Lạc Mai Lạc Hồng
(Xem: 28423)
Trọng tâm cứu khổ của Ngài Quán Thế Âm nhằm giải thoát sự khổ tâm, khổ tinh thần. Một khi con người đã giải thoát khổ tinh thần thì thân thể sẽ lành mạnh.
(Xem: 51945)
Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) - Nguyên tác: Je Tsongkhapa Losangdrakpa - Việt dịch: Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
(Xem: 35686)
Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục - Liêu Nguyên dịch, Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 32744)
Kinh Kim Cương lấy vô tướng làm tông, vô trụ làm thể, diệu hữu làm dụng. Từ khi Bồ-đề Đạt-ma đến từ Tây Trúc truyền trao ý chỉ kinh này khiến người đời ngộ lý đạo, thấy tính.
(Xem: 50608)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 74600)
Kinh chữ Hán - ĐĐ. Thích Hạnh Phú sưu tầm & biên soạn
(Xem: 35952)
Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.
(Xem: 48816)
Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp. Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.
(Xem: 30894)
Nếu dùng hình sắc để thấy ta, Dùng âm thanh để cầu ta, Người nầy hành tà đạo, Chẳng thể thấy Như Lai... HT Thích Như Điển
(Xem: 33758)
Kinh Bại Vong (Parabhava-sutta) rút từ Tập Kinh (Suttanipata), kệ số 91-115, trang 18-20, Pali Text Society... HT Thích Thiện Châu dịch
(Xem: 28752)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Ðức Ðạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn... Thích Phước Sơn
(Xem: 58623)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 46088)
“Ðức Thế Tôn nghe Phạm vương ba lần ân cần thưa thỉnh, liền dùng Phật nhãn soi khắp thế giới chúng sanh, thấy sự ô nhiễm của chúng sanh có dày có mỏng...
(Xem: 43637)
Khi Đức Phật nói danh hiệu chư Phật đời quá khứ, có mười ngàn Bồ Tát, được Vô sinh nhẫn, tám trăm Thanh Văn, phát thiểu phận tâm, năm ngàn Tỷ khưu...
(Xem: 43033)
Kinh vừa là Kinh Phật, lại vừa là miệng Phật. Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã...
(Xem: 45729)
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng...
(Xem: 47826)
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Trọn bộ 11 tập - 600 cuốn; Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Nghiêm
(Xem: 63447)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 49475)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant