Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm 10: Phân biệt về Huệ

02 Tháng Năm 201100:00(Xem: 8220)
Phẩm 10: Phân biệt về Huệ

GIẢI THOÁT ĐẠO LUẬN
VIMUTTI MAGGA
Thiện Nhựt chuyển dịch sang tiếng Việt

Quyển Mười

Phẩm 10: Phân biệt về Huệ

Hỏi: Thế nào là Huệ? Thế nào là tướng, vị, khởi, xứ, công đức và nghiã của Huệ? Có bao nhiêu công đức mới đắc được Bát-nhã? Có mấy loại Bát-nhã?

Đáp: Tâm ý nhìn sự vật đúng như hiện thấy, đó gọi là Huệ, là Bát-nhã. Lại nữa, như trong A-tỳ-đàm (Abhidhamma, Luận tạng) có nói, khởi ý phân biệt sự ích lợi với sự chẳng ích lợi, khởi lên ý trang nghiêm, đó gọi là Bát-nhã. (Bát-nhã, phiên âm chữ Phạn Prajna, chữ Pàli Panna, dịch nghiã là Trí huệ.)

Thế nào là Bát-nhã? Bát-nhã là trí huệ, lựa chọn pháp diệu tướng để quán sát; sự quán sát đó thông minh, suy nghĩ phân biệt thật rõ ràng, thấy được sự chuyển ngộ lớn dắt đến chánh trí (= trí hiểu biết chơn chánh và đúng đắn). Bát-nhã có sức mạnh (= huệ lực) như gậy gộc (= huệ trượng) như câu liêm (= huệ câu), phá tan được ngu si. Bát-nhã lại có nguồn gốc (= huệ căn), rực rỡ như ánh sáng, như ngọn đèn (= huệ quang, huệ minh, huệ đăng), lộng lẫy như cung điện (= huệ điện), qúi báu như bảo vật (= huệ bảo), để trạch pháp (= chọn pháp) theo đúng chánh kiến (ý kiến chơn chánh và đúng đắn).

Đạt đến Sự thật (= Chơn như) là tướng của Bát-nhã. Chọn lựa đúng là vị của Bát-nhã, tức là chức năng của Trí huệ. Chẳng hề ngu si, mê mờ là khởi của Bát-nhã, tức là sự phát khởi, sự bộc lộ, ra của Trí huệ. Bốn Chơn lý Nhiệm mầu (= Tứ Diệu đế) là xứ của Bát-nhã, tức là phạm vi hoạt động của Trí huệ. Lại nữa, tướng của Bát-nhã là hiểu thật rõ ràng, sáng tỏ. Vị hay chức năng của Bát-nhã là nhập vào Chánh pháp. Sự phát khởi của Bát-nhã, hay sự hiển lộ của Trí huệ là phá trừ được sự vô minh u ám. Xứ hay phạm vi hoạt động của Bát-nhã là bốn ngành của khoa biện luận.

Kể công đức của Bát-nhã, của Trí huệ, thì vô lượng công đức. Xin nghe bài kệ sau đây tóm lược lại các công đức:

Do Huệ, giới thanh tịnh,
Nhờ hai Huệ nhập Thiền.
Do Huệ tu theo Đạo,
Do Huệ thấy được Quả.
Bát-nhã là thắng thiện,
Huệ căn cao tuyệt đỉnh.
Mất Huệ thành ô uế,
Thêm Huệ thành cao thượng.
Huệ phá luận ngoại đạo,
Cắt ràng buộc thế pháp.
Người có Huệ, diệu khéo,
Lời lành khéo hiển bày.
Trong đời nầy, đời khác,
Nghe giải thoát khổ, vui,
Mọi nghiã cùng tinh tấn
Dõng mãnh, người có Huệ
Ắt thấy mọi pháp đó,
Lý Nhân duyên, Danh-Sắc,
Lời dạy trong Giáo pháp.
Ngôn ngữ trong Tứ Đế
cảnh giới Trí Huệ.
Nhờ Huệ trừ mọi ác
Tham ái, sân, vô minh.
Dùng Trí dứt sanh tử,
Trừ được việc khó trừ.

Hỏi: Nghiã của Huệ là gì?

Đáp: Nghiã của Trí huệ là khả năng đoạn trừ dứt sạch.

Có bao nhiêu công đức mới đắc được Huệ? Có tất cả mười một công đức: tầm cầu nghiã của khế kinh (= tu-đa-la), làm nhiều việc lành, cư trú nơi thanh tịnh, đình chỉ các loạn tưởng, quán tưởng về Bốn Chơn lý Nhiệm mầu (Tứ Diệu đế), hiểu rành các học thuật, tâm an trú, thường tại Thiền, dứt trừ các triền cái, xa lià người vô trí, thân cận người có trí huệ.

C mấy loại Trí Huệ? Có hai loại, có ba loại và có bốn loại.

Hỏi: Thế nào là hai loại Trí Huệ?

Đáp: Đó là Trí Huệthế gian, và Trí Huệ xuất thế gian. Huệ tương ứng với các đạo quả của bực Thánh là Huệ xuất thế. Chỗ còn lại tức là Huệ thế gian.

Huệ thế gian còn nhiều lậu hoặc (= sai lầm, thiếu sót), còn nhiều ràng buộc (= kết sử, các dục vọng, các tình cảm có tánh cách ràng buộc), còn nhiều trói chặt; Huệ đó là ngập lụt, là ách đè cổ, là nắp che đậy, là xúc chạm mạnh, là phát khởi, là phiền não.

Huệ xuất thế thì chẳng còn lậu hoặc, chẳng bị kết sử, chẳng bị trói buộc, chẳng bị ngập lụt, chẳng bị ách đè cổ, chẳng bị nắp che đậy, chẳng bị xúc chạm mạnh, chẳng phát khởi, chẳng phiền não.

Về ba loại Trí Huệ, đó là Tư huệ, Văn huệ, Tu huệ. Chẳng nghe theo người khác, nếu do nghiệp của mình mà trí khởi lên phù hợp với chơn lý, với công dụng, đó gọi là tư huệ. Do nghe theo người khác mà được huệ, đó gọi là văn huệ. Nếu tu nhập vào Tam-muội (= chánh định), đắc huệ, đó là tu huệ.

Lại nữa, thuộc về ba loại Huệ, có huệ đến, huệ đi, huệ phương tiện. Khi khởi ý lên hành động làm cho các việc chẳng lành phải lùi lại và các việc lành tăng thêm lên, đó là huệ đến, huệ đến làm lợi cho nghiệp lành của mình. Trái lại, nếu khởi ý lên hành động làm cho việc ác tăng lên mà việc thiện bị lui mất, đó là huệ đi, huệ đi mất, khiến cho nghiệp lành chẳng khởi. Còn huệ phương tiện là huệ biết dùng mọi phương tiện tốt để hành thiện.(= làm lành)

Lại nữa, thuộc về ba loại Huệ, có huệ tụ, huệ chẳng tụ, huệ vừa tụ vừa chẳng tụ. (Tụ, đây có nghiã là chất chứa, tích lũy lại) Huệ ở ba điạ hạt của nghiệp thiện, đó là huệ tụ. Huệ ở bốn đạo (từ Tu-đà-huờn đạo đến A-la-hán đạo), đó là huệ chẳng tụ. Huệ ở bốn đạo và bốn quả (hàng Thanh văn) và huệ ở ba điạ hạt của nghiệp thiện, đó gọi là huệ vừa tụ vừa chẳng tụ.

Về bốn loại Huệ, trí khởi tuỳ nghiệp, trí hợp với chơn lý, trí liên hệ đạo, trí liên hệ quả. Huệ khởi lên nơi mười lãnh vực của Chánh kiến, đó là trí khởi tùy nghiệp. Nếu thấy sự tập họp của các ấm (= uẩn), hoặc lẽ vô thường, khổ, vô ngã, khởi lên sự kham nhẫn, đó là trí hợp với chơn lý. Huệ khởi lên nơi bốn đạo (của hàng Thanh văn), đó là trí liên hệ đạo. Huệ khởi lên nơi bốn quả vị (hàng Thanh văn), đó là trí liên hệ quả.

Lại nữa, thuộc về bốn loại Huệ, huệ dục giới, huệ sắc giới, huệ vô sắc giới, huệ chẳng liên hệ. Huệ khởi lên về các việc thiện được xác định ở cõi dục giới, đó là huệ dục giới. Huệ khởi lên về các việc thiện được xác định ở cõi sắc giới, đó là huệ sắc giới. Huệ khởi lên về các việc thiện được xác định ở cõi vô sắc giới, đó là huệ vô sắc giới. Huệ khởi lên nơi các đạo và các quả, đó là huệ chẳng liên hệ.

Lại nữa, thuộc về bốn loại huệ, pháp trí, tỉ trí, tha tâm trí đẳng trí. Huệ khởi lên nơi bốn đạo và nơi bốn quả, đó là pháp trí. Người toạ thiền tu pháp trí đó mà thành tựu được trí hiểu biết về quá khứ gần và xa, hiện tạivị lai gần và xa, đó là tỉ trí (tỉ = so sánh). Biết được tâm ý của kẻ khác, đó là tha tâm trí. Ngoại trừ ba trí vừa kể, chỗ còn lại được gọi là đẳng trí (đẳng = đồng đều).

Lại nữa, thuộc về bốn loại huệ, có: (1) huệ do tụ mà chẳng do chẳng tụ, (2) huệ do chẳng tụ và chẳng do tụ, (3) huệ vừa do tụ vừa do chẳng tụ, (4) huệ chẳng do tụ và chẳng do chẳng tụ. Thiện huệ nơi dục giới thuộc loại thứ nhứt: huệ do tụ mà chẳng do chẳng tụ. Thiện huệ nơi bốn đạo (hàng Thanh văn) thuộc loại thứ hai: huệ do chẳng tụ và chẳng do tụ. Thiện huệ nơi sắc giớivô sắc giới thuộc loại thứ ba: huệ vừa do tụ vừa do chẳng tụ. Thiện huệ nơi bốn quả (hàng Thanh văn) và nơi ba điạ hạt của nghiệp thiện được xác định, thuộc loại thứ tư: huệ chẳng do tụ và chẳng do chẳng tụ.

Lại nữa, thuộc về bốn loại huệ, có: (1) huệ do nhàm chán mà chẳng do thông đạt, (2) huệ do thông đạt mà chẳng do nhàm chán, (3) huệ do nhàm chán và do thông đạt, (4) huệ chẳng do nhàm chán cũng chẳng do thông đạt. Như thế, huệ do nhàm chán ham muốn nhưng chưa thông đạt được thần thông và Bốn Chơn lý Nhiệm mầu là huệ thuộc loại (1): huệ do nhàm chán mà chẳng do thông đạt. Hiện đã nhàm chán ham muốnđắc được thần thông, nhưng còn chưa thông đạt được Bốn Chơn lý Nhiệm mầu, đó là huệ thuộc loại (2), là Bát-nhã. Huệ do sự thông đạt mà chẳng do nhàm chán nơi bốn đạo (hàng Thanh văn) thì thuộc loại (3): huệ do nhàm chán và do thông đạt. Các huệ còn lại, chẳng do nhàm chán, chẳng do thông đạt, thuộc loại thứ tư.

Lại nữa, thuộc về bốn loại Huệ, có: (1) nghiã biện, (2) pháp biện, (3) từ biện, (4) lạc thuyết biện. Trí hiểu biết rõ ràng về nghiã, là nghiã biện (= phân biện về nghiã). Trí thông hiểu rõ ràng về Chánh pháp, là pháp biện. Trí hiểu biết từ ngữ, ngữ nguyên, là từ biện. Trí hiểu biết về chính sự hiểu biết, là lạc thuyết biện. Trí thông hiểu về nhân quả, là nghiã biện. Trí thông hiểu về nhân duyên, là pháp biện. Trí phân biện Chánh pháp (pháp biện) vừa là từ biện vừa là lạc thuyết biện.

Lại nữa, trí thông đạt Khổ đế (= Chơn lý về Khổ) và Diệt đế (= Chơn lý về sự tận diệt Khổ), còn được gọi là nghiã biện. Trí thông đạt Tập đế (= Chơn lý về nguyên nhân của Khổ) và Đạo đế (= Chơn lý về con đưởng dứt Khổ), còn gọi là pháp biện. Trí nói pháp rành rẽ, rõ cả nghiã và lời, còn gọi là từ biện. Trí hiểu rõ các sự hiểu biết còn gọi là lạc thuyết biện.

Lại nữa, thông hiểu Chánh pháphiểu rõ mười hai loại bộ kinh:

1) khế kinh hay trường hàng (= Tu-đa-la, Sutra),
2) trùng tụng (= Kỳ-dạ, Geya),
3) thọ ký (= Hoà-ca-la-na, Vyakarana),
4) phúng tụng (= Già-đà, Gathà),
5) tự thuyết (= Ưu-đà-na, Udana),
6) nhơn duyên (= Ni-đà-na, Nidàna),
7) thí dụ (= A-ba-đà-na, Avadàna),
8) bổn sự (= Y-đế-mục-đà-già, Itivrtaka),
9) bổn sanh (= Xà-đà-già, Jàtaka),
10) phương quảng (= Tỳ-phật-lược, Valpulya)
11) vị tằng hữu (= A-phù-đà-đạt-ma, Abhutahdharma)
12) luận nghị (= Ưu-ba-đề-xá, Upadesa).

Đó gọi là pháp biện. Hiểu rõ nghĩa các loại bộ kinh đó, thuyết giảng cho đầy đủ ý nghĩa, đó gọi là nghĩa biện. (...)

Lại nữa, thuộc về bốn loại huệ, có: (1) Khổ trí, (2) Khổ tập trí, (3) Khổ diệt trí, (4) Đạo trí. Sự thông hiểu về Khổ là Khổ trí. Sự thông hiểu về nguyên nhân của Khổ là Khổ tập trí. Sự thông hiểu về sự tận diệt KhổKhổ diệt trí. Sự thông hiểu các việc tu hành tương ứng với các trí đó, là trí đầy đủ (cụ túc trí), tức là Đạo trí.

Phẩm 10: Phân biệt Huệ chấm dứt.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15570)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15011)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14847)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13266)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14449)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20221)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18426)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30757)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12422)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15522)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13761)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13933)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13531)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14465)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13728)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16735)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15388)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31234)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18822)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14998)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14595)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14580)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13794)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19699)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14439)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14523)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14718)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14771)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17915)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13568)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13696)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14951)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14158)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16428)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15332)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13487)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13160)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13265)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12987)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14085)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14726)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14224)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14620)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13008)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13811)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13262)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13747)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14689)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14761)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13275)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12836)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13737)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13675)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13328)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13889)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13695)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12598)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14821)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12882)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12448)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant