LĂNG GIÀ A BẠT ĐA LA BỬU KINH
Pháp Sư Tam Tạng Ấn Độ Cầu Na Bạt Đà La dịch từ Phạn sang Hán đời nhà Tống.
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Ý
Sanh Thân
Năm
Tội Vô Gián
Tính
Bình Ðẳng Của Phật Quả
Không
Một Lời Nào Do Phật Thuyết
Về
Hữu Và Vô Của Tất Cả Các Pháp
Thuyết
Tướng Tông Thông
Thế
nào Là Ngữ, Thế Nào Là Nghĩa
Thuyết
Thông và Tông Thông
Chín
Thứ Chuyển Biến Luận
Luận
Về Vô Sanh
Về
Niết Bàn
Khi ấy, Thế Tôn bảo Đại Huệ bồ tát rằng:
- Nay ta sẽ thuyết tướng thông phân biệt của ý sanh thân, ngươi hãy lắng nghe và khéo ghi nhớ.
Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng:
- Lành thay, Thế Tôn! Cúi xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ:
- Có ba thứ ý sanh thân. Thế nào là ba? Ấy là: Tam muội lạc Chánh thọ ý sanh thân, Giác pháp tự tánh Tánh ý sanh thân, và Chủng loại Câu sanh vô hành tác ý sanh thân. Người tu hành liễu tri cái tướng ấy, từ Sơ Địa dần dần tiến lên, thì được ba thứ thân này.
- Đại Huệ! Thế nào là Tam Muội Lạc Chánh Thọ Ý Sanh Thân? Ấy là Tam muội lạc Chánh thọ của Bồ Tát Tam Địa, Tứ Địa và Ngũ Địa, an trụ nơi biển tâm, tự tâm tịch tịnh, mỗi mỗi làn sóng của "thức tướng" chẳng sanh khởi, biết cảnh giới tự tâm hiện tánh phi tánh, gọi là Tam muội lạc Chánh thọ ý sanh thân.
- Đại Huệ! Thế nào là Giác Pháp Tự Tánh Tánh Ý Sanh Thân? Là Bồ Tát Đệ Bát Địa quán sát các pháp như huyễn, thảy vốn chẳng có thì thân tâm chuyển biến, đắc như huyễn Tam muội và nhiều Tam muội môn khác. Sức tướng vô lượng tự tại quang minh như diệu hoa trang nghiêm, chóng được như ý. Cũng như mộng huyễn, trăng đáy nước, bóng trong gương, phi năng tạo, phi sở tạo, như tạo sở tạo, tất cả sắc mỗi mỗi khác biệt đều đầy đủ trang nghiêm, do đại chúng trong tất cả cõi Phật đều thông đạt pháp tự tánh, nên gọi là Giác Pháp Tự Tánh Tánh Ý Sanh Thân.
- Đại Huệ! Thế nào là Chủng Loại Câu Sanh Vô Hành Tác Ý Sanh Thân? Là nói giác được tất cả Phật pháp, theo duyên đó tự đắc tướng hành, ấy gọi là Chủng Loại Câu Sanh Vô Hành Tác Ý Sanh Thân. Đại Huệ! Đối với sự quán sát giác liễu nơi ba thứ thân tướng này, cần nên tu học.
Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Phi thừa phi Đại thừa,
Phi thuyết phi văn tự.
Phi đế (Chơn đế) phi giải thoát,
Phi cảnh giới hữu vô.
Pháp Đại thừa Sở chứng
Tự tại Tam Ma Đề
Mỗi mỗi ý sanh thân,
Hoa trang nghiêm tự tại.
Lược giải :
Bài kệ ở cuối quyển hai nói VÔ THỪA và chẳng kiến lập THỪA, nên ta nói " NHẤT THỪA", đã chỉ rõ ba thứ ý sanh thân kia. Hai thứ ý sanh thân trước thuộc về Đại thừa, một thứ ý sanh thân sau thuộc về phi thừa, nên bài kệ này chỉ tụng về CHỦNG LOẠI VÔ HÀNH TÁC Ý SANH THÂN, duy có Nhất Thừa này, chẳng có thừa khác, nên nói NHẤT THỪA tức là PHI THỪA vậy. Phi thừa chẳng phải Đại Thừa, nhưng phải nhờ nghĩa Đại Thừa để hiển bày nghĩa Phi Thừa, cũng là nghĩa của bài kệ này vậy.