Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm 8: Chúa Tôi Diêm La Xưng Tụng

05 Tháng Năm 201100:00(Xem: 12350)
Phẩm 8: Chúa Tôi Diêm La Xưng Tụng

KINH ÐỊA TẠNG
HT. Thích Trí Quang dịch giải

Phẩm 8: Chúa Tôi Diêm La Xưng Tụng

Lúc ấyvô số chúa quỉ, vốn ở trong dãy núi thiết vi và đã tháp tùng Diêm la thiên tử mà lên Đao lợi, cùng đến chỗ đức Thế tôn, đại loại như chúa quỉ Ác độc, chúa quỉ Ác nhiều, chúa quỉ Cọp dữ, chúa quỉ Cọp trắng, Chúa quỉ Cọp huyết, chúa quỉ Cọp đỏ, chúa quỉ Gieo tai họa, chúa quỉ Phi thân, chúa quỉ Ánh điện, chúa quỉ Nanh sói, chúa quỉ Ngàn mắt, chúa quỉ Ăn thú vật, chúa quỉ Vác đá, chúa quỉ Chủ hao tổn, chúa quỉ Chủ tai họa, chúa quỉ Chủ thực phẩm, chúa quỉ Chủ tài sản, chúa quỉ Chủ gia súc, chúa quỉ Chủ loài chim, chúa quỉ Chủ loài thú, chúa quỉ Chủ quỉ mị, chúa quỉ Chủ sản dục, chúa quỉ Chủ sinh mạng, chúa quỉ Chủ bịnh tật, chúa quỉ Chủ hiểm nguy, chúa quỉ Ba mắt, chúa quỉ Bốn mắt, chúa quỉ Năm mắt, chúa quỉ Kỳ lợi thất, chúa quỉ Đại kỳ lợi thất, chúa quỉ Kỳ lợi xoa, chúa quỉ Đại kỳ lợi xoa, chúa quỉ A na tra, chúa quỉ Đại a na tra ... Những chúa quỉ này ai cũng có cả trăm cả ngàn chúa quỉ nhỏ, cùng ở tại châu Diêm phù, có nhiệm vụ và có quyền hành riêng. Những chúa quỉ này cùng Diêm la thiên tử, nhờ thần lực của đức Thế tôn và của Địa tạng đại sĩ, mà cùng nhau đến được tại tại Đao lợi thiên cung, đứng vào một phía. Bấy giờ Diêm la thiên tử quì xuống, chắp tay mà thưa, bạch đức Thế tôn, hôm nay con với các chúa quỉ nhờ thần lực của đức Thế tôn và của Địa tạng đại sĩ mới đến được nơi pháp hội Đao lợi lớn lao như thế này. Việc ấy cũng đã là lợi ích tốt đẹp mà chúng con được hưởng. Bây giờ con có một nỗi hoài nghi nhỏ, dám xin thỉnh vấn đức Thế tôn. Xin đức Thế tôn từ bi chỉ dạy cho con. Đức Thế tôn bảo Diêm la thiên tử, tùy ý ông hỏi, Như lai sẽ nói cho.

Diêm la thiên tử lúc ấy chiêm ngưỡngđảnh lễ đức Thế tôn, rồi xoay qua chiêm ngưỡng Địa tạng đại sĩ. Sau đó xoay lại mà thưa, bạch đức Thế tôn, con thấy Địa tạng đại sĩ ở trong sáu đường, vận dụng hàng trăm hàng ngàn phương tiện cứu vớt những kẻ tội khổ, không từ mệt nhọc. Đại sĩthần lực bất khả tư nghị như vậy, nhưng mọi người thì thoát khỏi đường dữ không lâu lại sa vào chốn ấy. Bạch đức Thế tôn, Địa tạng đại sĩ đã có thần lực bất khả tư nghị như vậy, tại sao mọi người không sống trong đường lành, siêu thoát mãi mãi? Con thỉnh cầu đức Thế tôn giải thích cho con.

Đức Thế tôn dạy, Diêm la thiên tử, người Diêm phù tính khí ương ngạnh, khó hướng dẫn, khó chế ngự. Địa tạng đại sĩ trong hàng trăm hàng ngàn kiếp, cứu vớt từng người một, ước mong làm cho họ sớm được giải thoát. Đến nỗi những người tội chướng như vậy bị sa vào nẻo đường rất dữ đi nữa, đại sĩ cũng vận dụng năng lực phương tiện mà cứu vớt họ thoát khỏi nghiệp quả căn bản, làm cho họ biết rõ cái khổ của đời sống vừa qua. Tự vì người Diêm phù đã kết quá nặng cái thói nghiệp dữ, nên đường dữ mới ra lại vào, làm mệt đại sĩ bao kiếp hóa độ.

Như kẻ quên mất nhà mình, lầm vào đường hiểm. Đường ấy lắm dạ xoa và cọp sói sư tử, hổ mang bò cạp ... Trong đường hiểm như vậy, kẻ lầm đường chỉ lát nữa là sẽ bị hại. May có người bạn tốt biết nhiều thuật giỏi, không những trừ được các thứ độc tố mà còn trị được dạ xoa và mãnh thú, bắt gặp kẻ lầm đường đang muốn đi sâu vào đường hiểm ấy, vội hỏi, quái lạ, cần gì mà anh vào đây? Anh có phép lạ nào để chế ngự những sự độc hại? Kẻ lầm đường nghe vậy mới biết là đường hiểm, tức khắc lùi bước, cầu thoát nơi ấy. Người bạn tốt nắm tay mà dắt, dẫn ra khỏi đường hiểm, thoát khỏi độc hại. Khi đến đường tốt, yên ổn vui mừng rồi, bảo, kẻ lầm lạc, từ nay về sau đừng bước vào con đường ấy nữa. Đường ấy mà vào thì đã khó ra mà còn mất mạng. Kẻ lầm đường cũng biết cảm kích ơn nặng. Lúc chia tay, người bạn tốt lại bảo, anh thấy ai, bất kể quen lạ, nam nữ, hãy bảo cho họ biết đường ấy lắm độc và nhiều dữ, vào đó là mất mạng. Đừng để họ tự rước lấy cái chết.

Địa tạng đại sĩ đầy lòng từ bi vĩ đại, cứu vớt những kẻ tội khổ ra khỏi đường dữ, làm cho họ sinh trong nhân loại hay trên chư thiên, hưởng sự yên vui tuyệt diệu. Những kẻ tội khổ ấy, biết cái khổ đường dữ, nên thoát được rồi thì không bao giờ còn dám trở lại. Như kẻ lầm đường, lầm vào đường hiểm, được bạn tốt dẫn ra rồi thì không bao giờ còn bước lại vào đó. Gặp ai bước vào cũng biết khuyên can, bằng cách tự nói chính vì mình đã lầm vào đó mà biết là đường hiểm, nay ra được rồi thì không dám vào lại nữa. Ngược lại, kẻ nào vẫn cứ bước vào, ấy là vì còn quá ngu và lầm, quên đi đó là đường hiểm mà trước đây mình đã lạc vào, nên có thể tự gây ra sự mất mạng cho mình. Khác nào những kẻ sa vào đường dữ, được Địa tạng đại sĩ dùng năng lực phương tiện cứu cho thoát khỏi, sinh lên nhân loại hay chư thiên, nhưng liền sau đó lại tái tục sa vào. Rồi nếu nghiệp dữ kết lại quá nặng thì ở mãi trong địa ngục, không biết bao giờ thoát khỏi.

Lúc ấy chúa quỉ Ác độc chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, chúa quỉ như chúng con số lượng nhiều lắm. Tại châu Diêm phù, có kẻ giúp ích cho người, có kẻ gây họa cho người, việc làm khác nhau. Nhưng vì nghiệp và nghiệp báo của người Diêm phù mà làm cho thuộc hạ của chúng con đi đến đâu cũng gây họa nhiều hơn giúp ích. Tuy nhiên, nếu họ qua nhà cửa của ai, hoặc đô thị làng xóm hay trang trại phòng ốc nào mà có kẻ, hoặc nam hoặc nữ, biết làm nghiệp lành dầu bằng tơ tóc, hơn nữa biết treo một tràng phan hoặc một bảo cái, sắm một ít hương hay một ít hoa mà hiến cúng hình tượng Phật đà hay hình tượng Bồ tát, hoặc đốt hương mà hiến cúng và trì tụng bản kinh tôn quí này, thì dầu chỉ được một câu đủ nghĩa hay một bài chỉnh cú, những chúa quỉ như chúng con vẫn kính lạy những người ấy như kính lạy chư Phật trong mọi thì gian quá khứ hiện tạivị lai. Chúng con lại hạ lịnh cho những quỉ nhỏ nhưng có sức lớn, cho kẻ có trách nhiệm về khu vức ấy, tự nhiên họ ra sức hộ vệ, làm cho việc dữ và việc ngang trái, bịnh dữ và bịnh ngang trái, cho đến mọi sự không vừa ý, đều không đến gần được khu vức có nhà cửa cho đến phòng ốc của những người ấy cư trú, huống chi để cho xâm nhập cửa ngõ. Đức Thế tôn khen chúa quỉ Ác độc, lành thay việc các người với Diêm la thiên tử hộ vệ được như vậy đối với những người thiện nam hay thiện nữ. Như lai cũng khuyến khích Phạn vương Đế thích hộ vệ cho các người.

Khi đức Thế tôn nói lời ấy thì trong pháp hội có một chúa quỉ khác, chúa quỉ Chủ sinh mạng, thưa với ngài, bạch đức Thế tôn, nghiệp của con là chủ trì sinh mạng của người Diêm phù. Lúc sinh cũng như lúc chết, con chủ trì cả. Bản nguyện của con rất muốn ích lợi cho họ. Nhưng tự họ không biết ý con, nên sinh và chết đều không yên. Tại sao như vậy, vì người Diêm phù mới sinh, không kể nam nữ, lúc sắp sinh thì chỉ nên làm lành để ích lợi thêm cho nhà cửa, tự nhiên quỉ thần khu vức họ ở hoan hỷ vô lượng, hộ vệ cả mẹ lẫn con được sự yên vui lớn lắm, ích lợi đến cả thân thuộc; lúc sinh rồi thì phải hết sức thận trọng, tránh sự sát sinh để kiếm vị tươi ngon cung cấp sản phụ hoặc để tụ tập thân thuộc uống ăn rượu thịt, ca hát đàn thổi. Nếu làm như vậy thì làm cho cả mẹ lẫn con không được yên vui. Vì lẽ lúc sinh nở thì vô số quỉ dữ yêu tinh muốn ăn uống máu huyết hôi tanh, chỉ vì con đã ra lịnh trước cho các vị thần linh khu vức, nên họ che chở hộ vệ cho cả mẹ lẫn con được yên vui ích lợi. Sản phụ và thân nhân thấy yên vui ích lợi thì lẽ đáng phải biết làm phước để gián tiếp đáp tạ thần linh khu vức, đằng này ngược lại, sát sinhtụ tập bà con mà yến tiệc. Làm như vậy là phạm vào tội ác, và đương nhiên tự chịu tai họamẹ con cùng bị thương tổn.

Lại nữa, người Diêm phù khi sắp chết, bất cứ họ đã làm lành hay làm dữ, con muốn làm cho ai nấy đều khỏi sa vào đường dữ, huống chi tự họ biết làm lành, gián tiếp tăng thêm năng lực cho con. Tại châu Diêm phù này, những người biết làm lành mà khi sắp chết vẫn có cả trăm cả ngàn quỉ thần ác biến ra giống như cha mẹ bà con của họ, dẫn dụ cho họ sa vào đường dữ, huống chi những kẻ vốn chỉ biết làm ác.

Bạch đức Thế tôn, như vậy, bất cứ nam nữ, người Diêm phù lúc sắp chết, hầu hết nghiệp thức hôn mê, lành không biết dữ không hay, thị giác thính giác hết cả khả năng thấy nghe. Lúc ấy thân nhân của họ nên cố gắng làm việc hiến cúng lớn, trì tụng bản kinh tôn quí, trì niệm danh hiệu của Phật đà hay của Bồ tát. Nhân tố thánh thiện như thế này có năng lực làm cho người chết thoát khỏi đường dữ, quỉ thần thuộc ảnh hưởng ma vương cũng lùi bước và tản mất. Bạch đức Thế tôn, hết thảy mọi người khi sắp chết, nếu được nghe một danh hiệu Phật đà, một danh hiệu Bồ tát, hoặc một câu đủ nghĩa hay một bài chỉnh cú của kinh điển đại thừa, thì con thấy những người ấy, ngoại trừ năm thứ nghiệp dữ vô gián và nghiệp dữ sát hại, còn những nghiệp dữ tương đối nhỏ hơn nhưng vẫn có thể làm cho họ đáng lẽ sa vào đường dữ, thì tức khắc thoát khỏi được cả.

Đức Thế tôn dạy chúa quỉ Chủ sinh mạng, chính vì ông có đức Từ lớn lắm mới phát ra thệ nguyện trọng đại, nguyện ở trong sinh tửhộ vệ chúng sinh. Trong thì gian vị lai, con người bất cứ nam nữ, lúc họ sinh hay lúc họ chết, ông đừng bỏ thệ nguyện của mình, hãy hộ vệ cho họ trong tất cả những lúc ấy thoát khỏi tai họa, mãi mãi yên vui. Chúa quỉ Chủ sinh mạng bạch đức Thế tôn, xin đức Thế tôn đừng lo nghĩ. Con nguyện suốt đời con, ý nghĩ này liên tiếp ý nghĩ khác, hộ vệ người Diêm phù, làm cho họ lúc sinh cũng như lúc chết đều được yên vui. Con chỉ cầu nguyện mọi người, lúc sinh hay lúc chết, hãy tin theo lời con, thì không ai mà không thoát khỏi tai họa và được ích lợi lớn lao.

Đức Thế tôn nói với Địa tạng đại sĩ, chúa quỉ Chủ sinh mạng này đã hàng trăm hàng ngàn đời làm chúa quỉ lớn, ở trong sinh tửhộ vệ chúng sinh. Vì thệ nguyện từ bi mà vị đại bồ tát này biến hình làm chúa quỉ lớn, thật không phải quỉ đâu. Sau này, qua một trăm bảy chục kiếp nữa, vị đại bồ tát này sẽ thành Phật đà với danh hiệu Vô tướng như lai, thời kỳ tên An lạc, quốc độ tên Tịnh trú. Vô tướng như lai sống lâu với thì gian dài không thể tính kể. Địa tạng đại sĩ, việc của chúa quỉ lớn này đến như thế ấy, không thể nghĩ bàn, nhân loạichư thiên mà vị ấy cứu độ cũng không thể nào tìm thấy giới hạn và số lượng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19672)
Hạnh phúc hay khổ đau trong kiếp sống hiện tại và tương lai đều là kết cục của những ý nghĩ và hành động trong kiếp sống quá khứ hay bây giờ của chúng ta...
(Xem: 23931)
Tôi nghe như vầy, một thuở nọ đức Phậttịnh xá Trúc Lâm, thành Vương Xá, xứ Ma Kiệt Ðà, cùng với năm trăm vị đại tỳ kheo, đều là các bậc A La Hán...
(Xem: 41173)
Khi ấy đức Thế tôn vì các Tỳ-khưu mà nói Pháp Tứ Đế, thời các Tỳ-khưu đầy đủ Tam minhLục thần thông. Bấy giờ các Tỳ-khưu khuyến thỉnh đức Thế tôn chuyển Pháp luân.
(Xem: 19659)
Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
(Xem: 23941)
Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đỡ người khác trên tất cả những thứ khác.
(Xem: 21728)
Bắt đầu quan sát những hoạt động trong tâm ta - những ý nghĩ, cảm xúccảm giác. Chỉ quan sát những hoạt động tinh thần này mà không dính líu vào điều nào cả...
(Xem: 23281)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát vô cùng hoan hỷ về sự tu tậptâm thành của ta, Ngài tan thành một luồng ánh sáng trong suốt đi vào đỉnh đầu ta và an trú nơi tim ta.
(Xem: 27474)
Vi Diệu Pháp giúp chúng ta thấy rõ chơn tướng của các pháp và nhờ đó ta có thể dẹp đi những kiến thức sai lầm về con ngườithế gian.
(Xem: 26521)
Kinh Pháp Hoa tuyên thuyết hai thông điệp chính: (i) Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, và (ii) Chỉ có một con đường tu học duy nhấtPhật thừa. Tam thừa chỉ là phương tiện dẫn dắt chúng sanh buổi ban đầu.
(Xem: 29282)
Thắng Pháp Tập Yếu Luận - Tỳ kheo Thích Minh Châu (dịch và giải) Viện Đại Học Vạn Hạnh 1973
(Xem: 33140)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 20167)
Luận về giáo ngữ đều có ba câu liền nhau là sơ thiện, trung thiện và hậu thiện. Sơ là dạy họ phát thiện tâm, trung là phá thiện tâm, hậu mới là thiện tốt.
(Xem: 25724)
Cái nhân bồ tát hạnh của Phật làm cho sự sống lâu của Phật đã không bao giờ hết. Phật ở bên ta... HT Thích Trí Quang dịch
(Xem: 20882)
Kinh Pháp hoa là kinh nói về pháp chân thực, hiện thực, vi diệu, nguyên vẹn của chư Phật, ví như hoa sen, nên Ngài La thập dịch là Diệu pháp liên hoa kinh.
(Xem: 31260)
Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas).
(Xem: 38506)
Hai mươi tám phẩm kinh Pháp-Hoa chan chứa tâm hạnh của Phật và đại Bồ-Tát, trải dài những con đường phương tiện giáo hóa thênh thang ngõ hầu mang chúng sanh từ phàm đến thánh...
(Xem: 21396)
Những ai hữu duyên đọc được kinh này, sẽ có chính kiến thấy được cuộc sống hiện tại là tấm gương phản chiếu quá khứ vị lai. Đúng như lời Phật dạy, mình không cần phải nhờ thầy xem bói mà chính mình là vị thầy bái cho mình hơn ai hết.
(Xem: 44210)
Lễ quy y theo Phật giáo là một buổi lễ tổ chức đơn giản cho cá nhân hay tập thể, xin gia nhập vào hàng ngũ Phật tử. Lễ này có thể tổ chức tại gia, chùa chiền...
(Xem: 29781)
Chủ đích của Thập Nhị Môn Luận là lý giải nhằm làm sáng tỏ giáo nghĩa thâm sâu cùng cực của Đại thừa. Cốt lõi quan trọng của giáo nghĩa này chính là đạo lý tánh Không...
(Xem: 42124)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 22112)
Kinh Ðịa Tạng được xem là một bộ "Hiếu Kinh" của Phật Giáo. Bồ Tát Ðịa Tạng là một vị Bồ Tát thực hành hiếu đạo, và là vị Bồ Tát hiếu thảo với cha mẹ nhất.
(Xem: 45676)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32067)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 23933)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo, vì danh từ và nghĩa lý của ngoại đạo cũng tựa như lời Phật, xem thì ngoại đạo với Phật hai ý khác hẳn...
(Xem: 24342)
Giới là nghĩa uy nghi. Định là chẳng loạn động. Huệ là sự hiểu biết. Giải thoát là lìa khỏi các dây ràng buộc. Vô thượngvô lậu, dứt hết các phiền não.
(Xem: 29221)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 33875)
Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn... TT Thích Đức Thắng dịch
(Xem: 27652)
Tăng Nhất A-hàm là so sánh sự mạch lạc của pháp rồi dùng số mà xếp thứ tự. Số tận cùng là mười, thêm vào một, nên gọi là Tăng Nhất... HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 32094)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 21031)
Đạo là con đườngđạo Phậtcon đường đi đến giác ngộ. Có vô số cách đi trên con đường ấy – vô lượng pháp môn tu – tùy theo căn cơ, tính giác của từng cá thể...
(Xem: 28825)
Thanh Quy cũng như luật ngoài đời, do Tổ thuật mà giữ gìn đúng nghi cách. Nhưng Thanh Quy khởi đầu từ ngài Pháp Vân đời Lương (thế kỷ 5) ở chùa Quang Trạch.
(Xem: 21531)
Tập sách nhỏ này do các Thiền sinh tại Tu Viện Chơn Không ghi lại các buổi nói chuyện của Thầy Viện Chủ trong những buổi chiều tại Trai đường hoặc ở nhà khách.
(Xem: 27999)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 22046)
Thiện nam tử, nếu có ngữ nghiệp của thân, miệng, ý thì không phải Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu khôngngữ nghiệp của thân, miệng, ý thì gọi là Phật ngữ.
(Xem: 21410)
Sa môn hỏi Phật, lành là gì? lớn nhất là gì? Phật nói, đi theo đường đạo, giữ đúng lẽ chân, là lành. Chí nguyện phù hợp với đạo là lớn nhất.
(Xem: 19475)
Phật dạy: Người có nhiều tội lỗi, không biết tự ăn năn sửa đổi, tội ấy chồng chất vào mình, chẳng khác gì nước dồn về biển, càng ngày càng nhiều... HT Thích Thanh Cát
(Xem: 19442)
Đức Phật dạy: "Những người xuất gia làm Sa-môn đoạn dục, khứ ái, nhận biết nguồn tâm của mình, thông đạt đạo lý thâm sâu của Phật và tỏ ngộ pháp Vô-vi.
(Xem: 19805)
Sau khi thành đạo, đức Thế-Tôn suy nghĩ rằng: “Lìa bỏ sự ham muốn, an- trụ trong vẳng-lặng, là điều cao hơn cả!”. Ngài an-trụ trong đại-định và hàng-phục các ma-đạo.
(Xem: 19209)
Đức Thế-Tôn nói qua về hành-tướng của nhân-duyên rằng: Do duyên kia sinh ra quả, nên dù Như-Lai xuất-hiện ra đời hay không xuất-hiện ra đời đi nữa, tính của mọi pháp (sự-vật) vẫn thường-trụ.
(Xem: 29126)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 20592)
Để có một đời sống hạnh phúc an lạc – những ngày hạnh phúc và những đêm an lạc – điều cực kỳ quan trọng là phối hợp sự thông tuệ của con người với những giá trị căn bản của nhân loại.
(Xem: 28258)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 23619)
Thiền Sư Phổ Chiếu thật đã ngộ Chơn Tâm thấy được bản tánh. Vì lòng từ bi vô lượng, Ngài chẳng tiếc những sợi lông mày, mở cửa phương tiện để dẫn dắt kẻ hậu lai.
(Xem: 33141)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31810)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 21354)
Giới luậtuy nghi không phải là những yếu tố hạn chếbó buộc, trái lại đó là những phương tiện bảo vệ tự do cá nhân và tạo nên sự hòa hợpan lạc cho đoàn thể tu học mình.
(Xem: 39582)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 21527)
Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ.
(Xem: 19355)
Tâm bồ-đề cũng như hư-không. Tâm và hư-không, không có hai tướng. Đây nói, tâm và hư-không, là nói về trí chân-không bình-đẳng.
(Xem: 26326)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 24788)
"Không" nếu làm "không" được thì chẳng phải chơn không, "sắc" nếu làm "sắc" được thì chẳng phải chơn sắc; Chơn sắc vô tướng, chơn không vô danh...
(Xem: 21728)
Khi niệm Phật dụng công chặt chẽ kín đáo thì vọng tưởng thô cố nhiên phải lặng chìm, nhưng rất khó nhận được tướng qua lại của phần vọng tưởng vi tế.
(Xem: 22348)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới là gốc của Vô thượng Bồ đề”. Do đó, tinh thần căn bản của Phật giáo là ở sự tôn nghiêm của giới luật, tức là đệ tử của Phật phải tôn trọng và tuân giữ giới luật.
(Xem: 29104)
TRUNG LUẬN có năm trăm bài kệ, là tác phẩm của Long Thọ. Lấy chữ Trung mà nêu Danh, là để soi tỏ cái Thật, lấy chữ Luận mà gọi tên, là để suốt cùng ngôn ngữ.
(Xem: 22537)
Hệ thống Kalachakra hay “bánh xe thời gian” hay ‘thời luân’ của Mật Pháp Tương Tục Du Già Tối Thượng bổ sung thêm xa hơn những sự song hành nội tại và ngoại tại.
(Xem: 20452)
Một trong những phương pháp tu tập của bồ tát hay động cơ chính khiến bồ tát hành bồ tát hạnh (Boddhisattvā-cāryā) không mệt mỏituệ giác tánh không.
(Xem: 23476)
Các pháp vốn không có tự tánh (vô tự tánh) nên không có tướng Hữu, thế mà bảo rằng có sự việc như thế, vì vậy nên cái việc (cho rằng) có đó hoàn toàn không hợp lý.
(Xem: 21218)
Trung Quán Luận gồm 27 phẩm, mặc dù có quán có phá, kỳ thực quán cũng là phá. Bất cứ hữu vi pháp, vô vi pháp, tất cả đều phá.
(Xem: 35260)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 24533)
Chơn tâm, Phật tánh thì lúc nào cũng như như bình đẳng, không cột mà cũng không cởi, nhưng con ngườichấp trước mê lầm nên thấy có ràng buộc và cởi mở để được giải thoát.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant