Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm 21: Sức thần của đức Thế Tôn

20 Tháng Năm 201100:00(Xem: 9398)
Phẩm 21: Sức thần của đức Thế Tôn

KINH PHÁP HOA
(Hoa Sen Của Chánh Pháp)
Phần CHÍNH VĂN – Thích Trí Quang dịch

Cuốn 6

Phẩm 21: Sức thần của đức Thế Tôn

Lúc bấy giờ các vị đại bồ tát đã từ đất dũng xuất và nhiều bằng bụi nhỏ nghiền một ngàn thế giới hệ, đều đối trước đức Thế Tôn chuyên chúchắp tay, chiêm ngưỡng dung nhan của ngài, thưa rằng, bạch đức Thế Tôn, sau khi ngài nhập diệt, chúng con sẽ ở trong bao nhiêu quốc độ phân thân của ngài đã ở và sẽ nhập diệt mà diễn giảng rộng rãi về kinh Pháp Hoa. Chúng con làm như vậy là vì bản thân chúng con cũng muốn được cái pháp vĩ đại, trong sángchân thật ấy để hiến cúng bằng cách tiếp nhận ghi nhớ, đọc xét văn nghĩa, tụng được thuộc lòng, giảng nói cho người, sao chép ấn hành...

Khi ấy, trước chúng đại bồ tát nhiều đến vô số trăm ngàn vạn ức và đã ở tại thế giới hệ Kham nhẫn này, đại loại như đại bồ tát Văn Thù; trước bốn chúng tỷ kheotỷ kheo ni, ưu bà tắcưu bà di; trước tám bộ thiên, long, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lâu la, khẩn na la, ma hầu la dà, những người mà không phải người; trước tất cả các chúng như vậy, đức Thế Tôn biểu hiện thần lực vĩ đại, bằng cách xuất ra tướng lưỡi rộng dài lên đến tầng trời Phạn thế, hết thảy lỗ lông phóng ra vô lượng vô số ánh sáng có màu sắc và chiếu khắp thế giới hệ cả mười phương. Chư Phật phân thân của ngài ngồi trên các tòa sư tử dưới các cây ngọc cũng biểu hiện như vậy, xuất ra tướng lưỡi rộng dài và phóng ra vô số ánh sáng. Thì gian đức Thế Tôn và chư Phật phân thân của ngài biểu hiện thần lực vĩ đại như vậy hết trọn trăm ngàn năm. Sau đó các ngài thu lại tướnglưỡi rộng dài, rồi cùng một lúc, các ngài dặng hắng và đàn chỉ. Hai âm thanh này vang khắp cõi Phật mười phương. Đất của các cõi Phật ấy chấn động đủ cả sáu cách. Và nhờ thần lực của đức Thế Tôn cùng chư Phật phân thân của ngài mà tại các cõi Phật ấy, tất cả chúng sinh, bao gồm nhân loại và không phải nhân loại, đều nhìn thấy thế giới hệ Kham nhẫn này: thấy chư Phật phân thân ngồi trên các tòa sư tử dưới những cây ngọc nhiều đến vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức, thấy đức Thế Tôn cùng đức Đa Bảo ở trong bảo tháp ngồi chung trên tòa sư tử, thấy bồ tát đại sĩbốn chúng nhiều đến vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức cung kính bao quanh đức Thế Tôn. Thấy như vậy nên ai cũng đại hoan hỷ, cảm nhận sự thể chưa từng có. Tức thì chư thiên ở trong không gian của các cõi Phật ấy lớn tiếng mà nói, cách đây những thế giới hệ nhiều đến hàng ức con số vô số, có thế giới hệ tên là Kham nhẫn, trong đó có đức Phật giáo chủ danh hiệu Thích Ca Mâu Ni, hiện nay đang tuyên thuyết cho chư vị bồ tát đại sĩ về bản kinh đại thừa tên Diệu Pháp Liên Hoa, bản kinh dạy cho bồ tát và được Phật giữ gìn. Các người nên tùy hỷ sâu xa, nên lễ bái hiến cúng đứùc Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn. Chúng sinh tại các cõi Phật nghe tiếng ấy trong không gian thì cùng chắp tay hướng về phía thế giới hệ Kham nhẫn này mà nói, kính lạy đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn, kính lạy đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn. Họ đem các loại hoa, vòng hoa, cờ phan, lọng dù, những đồ trang sức thân thể, những vật vàng ngọc quí báu, cùng nhau từ xa tung vào thế giới hệ Kham nhẫn. Bao nhiêu thứ được tung vào đó, từ mười phương tụ lại như mây tụ, biến thành bảo cái bằng hoa, che khắp ở trên chư Phật cả thế giới hệ này. Bấy giờ tất cả thế giới hệ mười phương đều thông suốt với nhau như một cõi Phật.

Khi ấy đức Thế Tôn bảo đại chúng bồ tát mà trong bốn vị thượng thủđại bồ tát Thượng Hạnh, rằng thần lực của Như Lai vô lượng vô biên, bất khả tư nghị đến như vậy. Nhưng nếu Như Lai đem thần lực như vậy, vì sự giao phó trọng trách mà nói đến đặc tính của kinh Pháp Hoa, thì nói đến rất nhiều thời kỳ vô số, cũng không thể cùng tận. Nói cốt yếu thì toàn thể những pháp Như Lai có _ toàn thể thần lực tự tại của Như Lai, toàn thể kho tàng bí yếu của Như Lai, toàn thể những sự cực kỳ sâu xa của Như Lai, đều nói rõ trong kinh Pháp Hoa. Do vậy mà sau khi Như Lai nhập diệt, đối với kinh Pháp Hoa, chư vị phải một lòng tiếp nhận ghi nhớ, đọc xét văn nghĩa, tụng được thuộc lòng, giảng nói cho người, sao chép ấn hành, làm đúng kinh dạy... Tại các thế giới, những chỗ có người tiếp nhận ghi nhớ, đọc xét văn nghĩa, tụng được thuộc lòng, giảng nói cho người, sao chép ấn hành, làm đúng kinh dạy..., hay những chỗ tôn trí cuốn kinh ấy, những chỗ như vậy hoặc trong vườn, hoặc trong rừng, hoặc dưới đại thọ, hoặc nơi tăng xá, hoặc nhà thế gian, hoặc tại lâu đài thành thị, hoặc trong hang động hoang vu, bất cứ chỗ nào cũng nên xây chùa tháp mà phụng hiến Như Lai. Tại sao, vì chư vị phải coi những chỗ ấy như là Bồ đề tràng, nơi mà chư Phật ở đó thành tựu tuệ giáùc vô thượng; như là vườn Lộc uyển, nơi mà chư Phật ở đó chuyển đẩy bánh xe chánh pháp; như là rừng Sa la, nơi mà chư Phật ở đó nhập vào niết bàn hoàn toàn.

Khi ấy đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

(1) Là vị toàn giác

cứu độ thế gian,

Như Lai sử dụng

thần thông vĩ đại:

để làm đẹp dạ

tất cả chúng sinh,

Như Lai biểu hiện

thần lực vô hạn.

(2) Tướng lưỡi rộng dài

đến trời Phạn thế,

và thân phóng ra

vô số tia sáng:

chính vì những người

cầu tuệ giác Phật,

Như Lai biểu hiện

sự hiếm có này.

(3) Cái tiếng dặng hắng

và tiếng đàn chỉ

của chư Phật đà

vang khắp mọi nơi

mười phương quốc độ,

làm cho đại địa

những quốc độ ấy

chấn động sáu cách.

(4) Vì lẽ sau khi

Như Lai nhập diệt,

ai có năng lực

kính giữ Pháp Hoa,

thì chư Phật đà

cùng hoan hỷ cả,

nên hiện thần lực

vô lượng như vậy.

(5) Lại vì giao phó

kinh Pháp Hoa ấy,

cho nên trải qua

vô số thời kỳ,

Như Lai ca tụng

vẫn không cùng tận

công đức những người

tiếp nhận kính giữ.

(6) Công đức người này

vô biên vô cùng,

in như không gian

ai biết giới hạn.

(7) Kính giữ Pháp Hoa

là thấy Như Lai,

thấy đức Đa Bảo,

thấy Phật phân thân,

thấy các bồ tát

đang được Như Lai

giảng dạy giáo hóa

trong ngày hôm nay.

(8) Giữ được Pháp Hoa,

như thế đã là

làm cho Như Lai

và Phật phân thân,

làm đức Đa Bảo

_ đức Phật đã nhập

niết bàn hoàn toàn _

cùng hoan hỷ cả.

(9) Chư vị Phật đà

khắp cả mười phương

suốt hết ba đời,

người giữ Pháp Hoa

cũng là thấy được

cũng là hiến cúng

và cũng làm cho

các ngài hoan hỷ.

(10) Cái pháp bí yếu

Như Lai được

khi Như Lai ngồi

nơi bồ đề tràng,

ai kính giữ được

kinh Pháp Hoa này

sẽ không bao lâu

cũng được pháp ấy.

(11) Giữ được Pháp Hoa

thì người như vậy

thông suốt các pháp,

thông suốt ý nghĩa

cùng với ngữ văn

của các pháp ấy,

và rồi hoan hỷ

biện thuyết pháp ấy

vô cùng vô tận,

in như làn gió

lộng trong không gian

không gì cản được.

(12) Sau khi Như Lai

nhập niết bàn rồi,

người giữ Pháp Hoa

vẫn hiểu lý do

cùng với thứ tự

của các kinh pháp

do Như Lai nói,

tùy ý nghĩa

mà giảng nói lại

đúng như sự thật.

(13) Ví như ánh sáng

hai vầng nhật nguyệt

có thể phá tan

mọi sự mờ tối,

người ấy đi khắp

trong cõi đời này,

diệt được mờ tối

cho bao chúng sinh,

giáo hóa bao người

có tánh bồ tát

cùng được ngồi vào

cỗã xe duy nhất.

(14) Vì lý do này,

những người có trí

nghe được ích lợi

đã nói trên đây,

thì khi Như Lai

nhập niết bàn rồi,

phải gắng kính giữ

kinh Pháp Hoa này.

Người ấy đối với

tuệ giác Phật đà

quyết chắc đạt được

không ngờ gì nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15557)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14990)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14840)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13257)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14432)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20189)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18418)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30744)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12414)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15513)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13752)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13920)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13526)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14435)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13709)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16722)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15378)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31207)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18801)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14985)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14576)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14568)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13779)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19685)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14430)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14513)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14709)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14749)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17905)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13551)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13685)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14938)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14151)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16417)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15318)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13482)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13144)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13261)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12986)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14077)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14707)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14213)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14606)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12997)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13806)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13257)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13736)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14678)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14746)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13266)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12818)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13728)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13669)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13320)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13879)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13685)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12581)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14805)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12872)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12436)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant