Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương VI: Sắc (Rùpa)

21 Tháng Năm 201100:00(Xem: 9166)
Chương VI: Sắc (Rùpa)

ABHIDHAMMATTHASANGAHA
THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN

Tỳ kheo Thích Minh Châu (dịch và giải)
Viện Đại Học Vạn Hạnh 1973

CHƯƠNG VI
RÙPA: SẮC

PHẦN MỘT - SAMUDDESA: TÓM LƯỢC

I. PÀLI VĂN 

1) Ettàvatà vibhattà hi sappabhedappavattikà.
Cittacetasikà dhammà rùpam dàni pavuccati.

II. THÍCH VĂN: 

Ettàvatà: Cho đến đây. Vibhattà: Ðã chia chẻ, phân biệt. Sappabhêdà: Với những phân loại. Sappavattikà: Với sự diễn tiến. Cittacetasikà: Tâm và Tâm sở. Rùpam: Sắc. Dàni: Nay. Pavuccati: Ðược nói đến.

III. VIỆT VĂN: 

Từ trước cho đến đây, đã phân biệt các tâm và tâm sở pháp với những phân loại và các diễn tiến. Nay sẽ nói đến các sắc pháp.

IV. THÍCH NGHĨA

Từ trước cho đến đây là chỉ chương I cho đến chương V đã phân tích các tâm (citta) và các tâm sở (Cetasikà). Với các phân loại là chỉ cho chương I, chương II và chương III đã phân tích các loại tâm và tâm sở một cách chi ly và rõ ràng. Với sự diễn tiến là chỉ cho chương IV đã nói đến 7 loại lộ trình của tâm trong khi đang sống, và chương V đã nói đến các cảnh giới và sự diễn tiến của tâm thức khi tái sanh (Patisandhicitta).

I. PÀLI VĂN 

2) Samuddesà vibhàgà ca samutthànà kalàpato
Pavattikkamato càti pancadhà tattha sangaho.

II. THÍCH VĂN: 

Samuddesà: Tổng kê. Vibhàgà: Các phân loại. Samutthànà: Sự sanh khởi. Kalàpa: Các tổng hợp. Pavattikkama: Hình thức diễn tiến. Pancadhà: Có 5 phần. Tattha: Ở đây. Sangaho: Tập yếu.

III. VIỆT VĂN: 

Nay chúng ta bàn đến tổng yếu của sắc pháp theo 5 đề mục như sau: Tổng kê, Phân loại, Sự sanh khởi, các tổng hợp và hình thức diễn tiến của các sắc pháp.

IV. THÍCH NGHĨA

Một hòn đá có sắc trắng, cứng, tròn và nặng. Ðó là những đặc tánh của hòn đá. Chúng ta không thể tìm thấy một hòn đá mà không có những đặc tánh trên hay những đặc tánh khác. Nói một cách khác, chúng ta khó có thể nghĩ đến sự hiện hữu của một vật chất ngoài những đặc tánh liên hệ của vật chất ấy. Nếu chúng ta loại trừ những đặc tánh của một thân thể thời thân thể tự dưng không còn tồn tại. Các sắc pháp thật sự chỉ là sự tổng hợp của những đức tánh luôn luôn biến động. Do vậy các sắc pháp được tên là Rùpa nghĩa là những gì luôn luôn biến động. Chữ Rùpa chỉ chung cho các sắc pháp và chỉ riêng cho những đối tượng con mắt thấy. 

Chữ Samuddesà có nghĩa là giải thích sơ lược

Samutthànà: bàn đến sự sanh khởi các phần tử của sắc phép như 10 phần tử sắc pháp tác thành con mắt v.v..., do 4 nguyên nhân tạo ra là Kamma (nghiệp), Citta (tâm), Utu (thời tiết) và Àhàrà (đồ ăn). 

Kalàpa chỉ cho những tổng hợp tạo thành sắc pháp như thân thập pháp, mắt thập pháp v.v...

Pavattikkamà chỉ cho sự hiện thành các sắc pháp tùy theo sanh thú, thời giancác loại chúng sanh.

I. PÀLI VĂN. 

3) Cattàri mahàbhùtàni catunnam ca mahàbhùtànam upàdàya rùpam ti duvidhampetam rùpam ekàdasavidhena sangaham gacchati.

II. THÍCH VĂN: 

Cattàri mahàbhùtàni: Bốn Ðại chủng Catunnam Mahàbhùtànam upàdàya rùpam: Tứ Ðại chủng sở tạo sắc. Duvidham: Hai loại. Ekàdasavidha: 11 thứ. Sangaham gacchati: gồm có.

III. VIỆT VĂN: 

Sắc pháp có 2 loại: 4 Ðại chủng và những sắc do 4 Ðại tạo thành. Hai loại này gồm tất cả 28 sắc pháp.

IV. THÍCH NGHĨA

Mahàbhùtàni là 4 Ðại chủng tức là Ðịa, Thủy, Hỏa và Phong, bốn phần tử căn bản không thể rời nhau và tác thành mọi sắc pháp, từ nhỏ đến lớn, từ vi trần cho đến núi cao. 

Upàdàya rùpàni là Tứ Ðại Sở tạo sắc, là các sắc do 4 Ðại họp lại tác thành. Cái gì cứng gọi là Ðịa đại, tánh cứng không thể tách rời Ðịa đại mà chính là căn tánh của Ðịa đại. Không có Ðịa đại nào mà không cứng. Cũng vậy, cái gì ướt là Thủy đại, cái gì nóng là Hỏa đại và cái gì động là Phong đại. Các sắc pháp khác, do 4 Ðại chủng này tác thành gọi là 4 Ðại sở tạo sắc hay Upàdàya rùpàni.

I. PÀLI VĂN: 

4. a) Pathavì - dhàtu, àpo - dhàtu, tejodhàtu, vàyo-dhàtu bhùtarùpam nàma. Cakkhu, sotam, ghànam, jivhà, kàyo, pasàda-rùpam nàma. Rùpam, saddo, gandho, raso, àpodhàtu-vajjitam bhùtattayasankhàtam photthabbam gocararùpam nàma. Itthattam purisattam, bhàva-rùpam nàma. Hadayavatthu hadayarùpam nàma. Jivitindriyam Jivita-rùpam nàma. Kabalinkàro àhàro àhàra-rùpam nàma.

b) Iti ca atthàrasavidhampetam rùpam sabhàvarùpam salakkhanarùpam, nipphanna-rùpam, rùpa-rùpam sammasana-rùpam ti ca sangaham gacchati.

II. THÍCH VĂN: 

Pathavì-dhatu: Ðịa giới. Àpo-dhàtu: Thủy giới. Tejo-dhàtu: Hỏa giới. Vàyo - dhàtu: Phong giới. Bhùta-rùpam: Ðại chủng sắc. Cakkhu: Mắt. Sotam: Tai. Ghànam: Mũi. Jivhà: Lưỡi. Kàyo: Thân. Pasàda-rùpam: Tịnh sắc. Rùpam: Sắc. Saddo: Tiếng. Gandho: Hương. Raso: Vị. Àpovajjitam: Trừ thủy đại. Bhùtattayasankhàtam: Ðược gọi là ba Ðại chủng. Photthabbam: Xúc. Gocararùpam: Hành cảnh sắc. Itthattam: nữ tánh. Purisattam: Nam tánh. Bhàvarùpam: Bản tánh sắc. Hadayavatthu: Tâm cơ. Hadayarùpam: Mạng sắc, Tâm sở y. Jìvitindriyam: Mạng-căn.

Jìvitarùpam: Tâm sắc. Kabalinkàro àhàro: Ðoàn thực. Àhàra-rùpam: Thực sắc. Atthàrasavidham: 18 loại. Sabhàvarùpam: Tự tánh sắc. Salakkhana-rùpam: Tự tướng sắc. Nipphannarùpam: Sở-tạo-sắc. Rùpa-rùpam: Sắc sắc. Sammasanarùpam: Tư duy sắc.

III. VIỆT VĂN: 

a) Ðịa giới, Thủy giới, Hỏa giới, Phong giới gọi là Ðại chủng sắc. Mắt, tai, mũi, lưỡi thân gọi là Tịnh sắc. Sắc, tiếng, hương, vị và xúc cũng gọi là ba đại chủng trừ Thủy đại, được gọi là Hành-cảnh sắc. Nữ tánh, nam tánh gọi là Bản tánh sắc. Tâm cơ gọi là Tâm sở y sắc. Mạng căn gọi là mạng sắc. Ðoàn thực gọi là thực sắc.

b) Như vậy, 18 loại sắc pháp được phân loại theo tự tánh, tự tướng của chúng, theo khả năng chịu sự chi phối, chịu sự biến đổi và theo khả năng có thể dùng để tu quán tưởng.

IV. THÍCH NGHĨA

- Dhàtu: Giới, có nghĩa là cái gì có mang theo đặc tướng của mình. 

Pathavì dhàtu gọi là Ðịa giới, vì giống như đất, nó dùng để nâng đỡ và làm nền tảng cho các sắc khác cùng hòa hợp. Pathavì (Phạm văn Prthivi) cũng viết là Pathavi, puthavi, puthuvi, puthuvi, từ ngữ căn puth nghĩa là trương ra, dãn ra. Không có Ðịa giới, thời các vật không thể choán một chỗ nào. 

Àpodhàtu: Thủy giới, từ ngữ căn Ap nghĩa là đến, hay từ à - ngữ căn pày nghĩa là lớn lên hay tăng lên. Theo đạo Phật, chính Thủy giới này làm dính lại các phần tử tạo thành các sắc pháp, khỏi phải phân tán. 

Tejodhàtu: Hỏa-giới, từ ngữ căn Tej nghĩa là làm cho sắc bén, làm cho thành thục. Sự linh hoạtthành thục của sự vật là nhờ ở Hỏa đại này. Cả lạnh và nóng là đặc tánh của Hỏa đại, chớ không phải lạnh là đặc tánh của Thủy đại như nhiều người đã hiểu lầm

Vàyo dhàtu: Phong giới. Vàyo từ ngữ căn Vày nghĩa là rung động. Tánh của Phong đại là động, công năng của Phong đại là làm cho lớn. 

Pasàdarùpa: Tịnh sắcphần tử nhạy cảm của 5 căn như: con mắt thịt của chúng ta gồm 2 phần:

- Sasambhàra cakkhu: Phù trần căn gồm có bốn Ðại chủng (Ðịa, thủy hỏa, phong) bốn Ðại chủng sở tạo là sắc, hương, vị ojà (tư dưỡng tố) và jìvitindriya (mạng-căn). 

- Phần thứ hai là Pasàda-rùpa (Tịnh-sắc) là phần ở chính giữa con ngươi và nhờ tịnh sắc này mà con mắt có thể thấy. Như vậy con mắt gồm có 10 phần và tịnh sắc là một phần trong ấy. Các Pasàdarùpa khác của tai, mũi, lưỡi, thân cần được hiểu tương tự. Riêng tịnh sắc của thân có mặt khắp cả thân thể, trừ ở nơi tóc, móng tay và da đã khô đét. 

Gocararùpa: Hành-cảnh-sắc tức là đối tượng của các căn. Rùpa, chữ Rùpa đây chỉ cho cả màu sắc và hình tướng. Photthabba: xúc, chỉ cho ba Ðại, trừ Thủy đại, vì Thủy đại quá tế nhị nên xúc không thể cảm giác. Ví dụ nước chẳng hạn, lạnh thuộc về Hỏa đại, mềm dịu của nước thuộc Ðịa đại và áp lực của nước thuộc Phong đại

Hadayavatthu: Tâm cơ hay là cứ điểm của tâm thức. Tập "Dhammasangani" (Pháp tụ) không nói đến sắc pháp này. Trong tập Atthasàlinì, Hadayavatthu được giải thích là Cittassa vatthu (cứ điểm của tâm-thức). Như vậy chúng ta thấy rõ đức Phật không chỉ rõ một cứ điểm nào cho tâm thức, hoặc là quả tim hay đầu não. Trong thời Ngài, theo truyền thống Upanishad, thời quả tim là cứ điểm của tâm thức. Theo các vị sớ giải như Ngài Buddhaghosa và Anuruddha, thì cứ điểm của tâm thức cũng là trái tim. Thật sự đức Phật chưa thấy chỉ rõ cứ điểm của tâm thức là chỗ nào và trong tập Patthàna, đức Phật nói đến cứ điểm của tâm-thức bằng danh từ chung yam rùpam nissàya (y cứ trên sắc-pháp này). 

Jìvitindriya: Ðây chỉ cho sắc-mạng-căn, và trong 52 tâm-sở có nói đến Danh mạng căn là một trong bảy Biến-hành tâm-sở. Chính sắc mạng căn này đã khởi một lần với Patisandhicitta (Kiết-sanh-thức) khi đi đầu thai, cũng một lúc với sắc pháp tiên khởi. 

Kabalìkàro àhàro: Ðoàn-thực, sở dĩ gọi vậy là các thức ăn thô cứng có thể viên thành từng miếng nhỏ. Sabhàvarùpa: Tự-tánh sắc, như tánh cứng, tánh ướt v.v... chỉ cho tánh của 4 Ðại-chủng.

Salakkhanarùpa: Tự-tướng-sắc, chỉ cho tướng vô thường, khổ, vô ngã của các sắc-pháp. 

Nipphannarùpa: là các sắc-pháp do Kamma (nghiệp), Citta (tâm) v.v... tạo ra. 

Rùparùpa: chữ rùpa đầu theo nghĩa của ngữ-căn là biến đổi

Sammasanarùpa, vì các sắc-pháp có thể dùng để quán tưởng.

I. PÀLI VĂN. 

5) Àkàsadhàtu pariccheda-rùpam nàma. Kàya-vinnatti, vacì - vinnatti vinnatti - rùpam nàma. Rùpassa lahutà, mudutà, kammannatà vinnatti-dvayam vikàra-rùpam nàma. Rùpassa upacayo, santati, jaratà aniccatà lakkhana-rùpam nàma Jàti-rùpameva panettha upacayasantatinàmena pavuccatìti. Ekàdasa - vidhampetam rùpam atthavìsatividham hoti sarùpavasena.

II. THÍCH VĂN. 

- Àkàsadhàtu: Không-giới. Pariccheda-rùpam: Hạn-giới-sắc. Kàya-vinnatti: Thân-biểu. Vacì-vinnatti: Ngữ-biểu. Vinnatti-rùpa: Biểu-sắc. Lahutà: Khinh-khoái, lanh nhẹ. Mudutà: Nhu-nhuyến. Kammannatà: Kham-nhậm. Vinnatti dvayam: Hai biểu sắc. Vikàrarùpam: Biến-hóa-sắc. Upacaya: Sanh. Santati: Trú. Jaratà: Lão. Aniccatà: Tánh vô-thường. Lakkhanarùpam: Tướng-sắc. Sarùpavasena: Tùy theo đặc - tánh của chúng.

III. VIỆT VĂN. 

- 5) Không giới được gọi là hạn-giới sắc. Thân biểu, ngữ biểu được gọi là Biểu sắc. Tánh kinh - khoái, nhu - nhuyến, kham-nhậm của sắc, hai biểu sắc được gọi là Biến-hóa sắc. Sanh-khởi, an-trú, lụn tàn và tánh vô thường của sắc được gọi là Tướng sắc. Ở đây tánh sanh-khởi và an-trú cũng được gọi là Sanh sắc. Như vậy 11 sắc-pháp này được xem như là 28, tùy theo đặc-tánh sắc pháp của chúng.

IV. THÍCH NGHĨA

- Chữ Àkàsadhàtu (Hư-không-giới) được xem là một trong 28 sắc-pháp, không phải hư không trên trời như thường được hiểu, mà cốt chỉ khoảng trống đã hạn chếphân chia các sắc pháp với nhau, vì vậy nên mới gọi là Paricchedarùpa (Hạn-giới sắc). Abhidhamma xem Hư-không-giới được cấu-tạo bởi 4 pháp: Nghiệp, tâm, thời tiết và đồ ăn. 

Vikàrarùpa chỉ cho tánh biến-hóa của sắc pháp

Lahutà chỉ cho sức khỏe thân thể và được ví như một thanh sắt được nung đỏ cả ngày. 

Mudutà được ví như một tấm da được đập nhồi thật nhu nhuyến và Kammannatà đối nghịch với tánh cứng rắn của thân thể và được ví như vàng khéo giũa, khéo mài. 

Lakkhanarùpa: Tướng sắc được gọi vậy vì có những tướng sai khác trong các giai đoạn sanh (uppàda), trú (thiti) và diệt (bhanga). 

Upacaya (sanh khởi) được xem là sự sanh khởi đầu tiên của ba thân thập pháp (kàyadasaka), tánh thập pháp (bhàvadasaka) và cơ thập pháp (vatthu dasaka), khi mới thác sanh. Sự sanh-khởi tiếp tục của ba thập pháp này, từ khi thác sanh cho đến mạng chung được xem là giai đoạn santati (an-trú). Cả giai đoạn up-acaya và santati đôi khi được xem như là jàti (sanh). Do vậy, số các sắc pháp chỉ còn 27 chớ không phải 28. Tuổi thọ của một sắc pháp hữu-vi thường là 17 tâm sát-na. Tâm sát na đầu là Upacaya, tâm sát-na cuối là Aniccatà và 15 tâm sát-na ở giữa là Jaratà (già, tàn lụn). 

Aniccatà chỉ giai đoạn sắc bị hủy hoại. Trừ 5 rùpas (sắc-pháp) vinnatti, jàti, jarà và aniccatà, còn 23 sắc còn lại chỉ được tuổi thọ là 17 tâm sát-na.

I. PÀLI VĂN. 

- 6. Bhutappasàdavisayà bhàvo hadayami-ccapi.
Jìvitàhàrarùpehi atthàrasavidham tathà.
Paricchedo ca vinnatti vikàro lakkhanantica.
Aniphannà dasà ceti attha-vìsavidham bhave.

II. THÍCH VĂN. 

- Visaya đây giống như gocara là hành-cảnh-sắc. Aniphannà: Bất-hoàn-sắc hay phi-sở-tạo-sắc.

III. VIỆT VĂN. 

- 6) Như vậy, tóm lại có tất cả là 28 sắc pháp: Ðại-chủng 4, Tịnh sắc 5, Hành-cảnh sắc 4, Bản - tánh sắc 2, Tâm-cơ hay Tâm-sở-y sắc 1, mạng sắc 1, Thực sắc 1, cộng là 18 sắc. Lại thêm 10 phi-sở-tạo sắc là Hạn-giới sắc 1, Biểu sắc 2, Biến-hóa sắc 3 và Tướng sắc 4.

IV. THÍCH NGHĨA

- Ðoạn này chỉ là đoạn tóm tắt đoạn trước mà thôi, kể rõ 18 và 10 sắc-pháp, cộng thành 28 sắc pháp tất cả.

PHẦN HAI - RÙPAVIBHÀGO: PHÂN LOẠI CÁC SẮC PHÁP

I. PÀLI VĂN. 

- 7. Sabbam ca panetam rùpam ahetukam, sappaccayam, sàsavam, sankhatam, lokiyam, kàmàvacaram, anàrammanam, appahàtabbamevàti ekavidhampi ajjhattika-bàhiràdivasena bahudhà bhedam gacchati.

II. THÍCH VĂN. 

- Sabbam: Tất cả. Ahetukam: Vô nhân. Sappaccayam: Hữu duyên. Sàsavam: Hữu lậu. Sankhatam: Hữu vi. Lokiyam: Thuộc thế gian. Kàmàvacaram: Thuộc dục-giới. Anàrammanam: Phi-sở-duyên. Appahàtabbam: Phi-sở-đoạn. Ekavidhampi: Chỉ có một. Ajjhattika: Nội sắc. Bàhirà: Ngoại sắc. Àdi: Vân vân. Bahudhà: Nhiều loại. Bhedam gacchati: Ðược phân chia.

III. VIỆT VĂN

- 7) Tất cả các sắc-pháp là vô nhân, hữu duyên, hữu lậu, hữu vi, thuộc thế gian, thuộc dục giới, thuộc phi-sở-duyên, phi-sở-đoạn. Như vậy, sắc-pháp chỉ có một. Nếu chia thành nội-sắc, ngoại-sắc v.v..., thì sắc pháp chia thành nhiều loại.

IV. THÍCH NGHĨA

- Vô-nhân vì các sắc-pháp không tương ứng với các nhân tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si, Hữu-duyên vì chỉ có sự hiện-hữu tương đối, liên hệ đến 4 nguyên nhân Kamma, citta, utu và àhàra (Nghiệp, tâm, thời tiết và đồ ăn). 

Hữu lậu, vì trở thành đối tượng của dục vọng. Hữu vi, vì bị chi phối bởi 4 nguyên nhân Kamma, citta, utu, àhàra. Thuộc thế gian, vì phụ thuộc vào 5 thủ uẩn. Thuộc Dục giới, vì nằm trong phạm vi của giới-vức Dục lạc

Phi sở duyên, vì không nhận thức được đối tượng. Phi sở đoạn, vì các sắc pháp không bị tuần tự phải đoạn diệt như các phiền não. Ở đây, không có nghĩa là các sắc-pháp không bị vô thường chi phối.

I. PÀLI VĂN. 

- 8) Pasàdasankhàtam pancavidhampi ajjhattika-rùpam nàma, itaram bàhira-rùpam.
Pasàda - hadaya - ankhàtam chabbidhampi vatthu - rùpam nàma, Itaram avatthu-rùpam.
Pasàdavinnattisankhàtam sattavidhampi dvàrarùpam nàma; Itaram advàrarùpam.
Pasàda-bhàva-jìvitasankhàtam atthavidham pi indriya-rùpam nàma; Itaram anindriya-rùpam.
Pasàda-visayasankhàtam dvàdasavidham pi olàrika rùpam, santike-rùpam sappatigharùpan ca; Itaram sukhuma-rùpam durerùpam, appatigha-rùpan ca.
Kammajam upàdinna-rùpam; Itaram anupàdinna - rùpam.
Rùpàyatanam sanidassana-rùpam; Itaram anidassana rùpam.
Cakkhadi-dvayam asampatta-vasena, ghànàdittayam sampattavasena ti panca-vidhampi gocaraggàhika-rùpam; Itaram agocaraggàhika-rùpam.
Vanno, gandho, raso, ojà, bhùta-catukkam ceti atthavi-dhampi avinibbhoga-rùpam; Itaram vinibbhoga-rùpam.

II. THÍCH VĂN. 

- Sankhàtam: Ðược gọi là. Pancavi-dhampi: Có 5 loại. Chabbidhampi: Có 6 loại. Sattavidhampi: Có 7 loại. Dvàrarùpam: Môn sắc. Advàra-rùpam: Phi môn sắc. Atthavidhampi: Có 8 loại. Indriya-rùpam: Căn sắc. Anindriya-rùpam: Phi căn sắc. Dvàdasavidhampi: có 12 loại. Olàrika-rùpam: Thô sắc. Santike-rùpam: Cận sắc. Sappatigharùpam: Hữu đối-sắc. Sukkhuma-rùpam: Tế sắc. Dùre-rùpam: Viễn sắc. Appatigha-rùpam: Phi hữu đối sắc. Kammajam: Nghiệp sanh. Upàdinna-rùpam: Hữu chấp thọ sắc. Rùpàyatanam: Sắc nhập. Sanidassana-rùpam: Hữu kiến sắc. Anidassana-rùpam: Phi hữu kiến sắc. Cakkhàdi-dvayam: Hai nhãn căn v.v... Asampattavasena: Không cần đạt đến đối tượng. Gocaragg-àhikarùpam: Thủ cảnh sắc.

Agocaraggàhikarùpam: Bất thủ cảnh sắc. Vanno: Hiễn sắc. Gandho: Hương. Raso: Vị. Ojà: Thực tố. Avinibbhogarùpam: Bất-giản-biệt-sắc. Vinibbhogarù-pam: Giản biệt sắc.

III. VIỆT VĂN. 

- 8) Năm loại Tịnh căn gọi là nội sắc; các sắc khác gọi là ngoại sắc.

Sáu loại Tịnh sắc, tâm sở y gọi là sở y sắc, các sắc khác gọi là Phi sở y sắc.

Bảy loại Tịnh sắcbiểu sắc gọi là môn sắc; các sắc khác gọi là Phi môn sắc.

Tám loại Tịnh sắc, Bổn tánh sắc và mạng sắc gọi là căn sắc; các sắc khác gọi là Phi căn sắc.

Mười hai loại Tịnh sắc, Hành cảnh sắc gọi là thô sắc, cận sắc, hữu đối sắc; các sắc khác gọi là tế sắc, viễn sắc và phi hữu đối sắc.

Các sắc do nghiệp sanh gọi là Hữu chấp thọ sắc; các sắc khác gọi là Phi hữu chấp thọ sắc.

Sắc nhập gọi là Hữu kiến sắc; các sắc khác gọi là Phi hữu kiến sắc.

Hai nhãn cănnhĩ căn không cần đạt đến đối tượng. Ba căn tỷ, thiệt và thân căn cần đạt đến đối tượng. Năm căn này gọi là thủ cảnh sắc; các sắc khác gọi là Bất thủ cảnh sắc.

Tám loại sắc, hiễn sắc, hương, vị, thực tố và bốn Ðại-chủng gọi là Bất giản biệt-sắc; các sắc khác gọi là giản biệt sắc.

IV. THÍCH NGHĨA

- Pasàdarùpa: Tịnh-sắc, sở dĩ gọi là căn sắc vì Tịnh sắc này chi phối 9 sắc còn lại trong 10 sắc. Upàdinnam: Hữu chấp thọ, vì 18 sắc do nghiệp sanh đều bị tham - ái và tà - kiến chấp thọ, chi phối. Gocaraggàhikarùpam: Thủ-cảnh sắc, sở dĩ gọi vậy vì các sắc này lấy 5 trần làm đối cảnh. Ojà: Thực-tố, được xem như một sắc-pháp và có khả-năng tạo ra các sắc khác. Avinibbhogarùpam: Bất giản biệt sắc, vì tám sắc này không thể rời nhau.

I. PÀLI VĂN. 

- 9) Iccevamatthavìsati-vidhampi ca vicakkhanà
Ajjhattikàdibhedene vibhajanti yathàraham.

II. THÍCH VĂN. 

- Atthavìsati: 28. Vicakkhanà: Vị sáng suốt. Vibhajanti: chia chẻ, phân biệt. Yathàraham: Tùy theo.

III. VIỆT VĂN. 

- 9) Như vậy, các vị sáng suốt phân biệt có 28 sắc-pháp, tùy theo sự phân chia theo nội sắc v.v...

PHẦN BA - RÙPASAMUTTHÀNA: SẮC SINH KHỞI

I. PÀLI VĂN. 

- 10. Kammam, cittam, utu, àhàro ceti cattàri rùpasamutthànàni nàma.

II. THÍCH VĂN. 

- Kammam: Nghiệp. Utu: Thời tiết.

III. VIỆT VĂN. 

- 10) Nghiệp, tâm, thời tiết và đồ ăn là bốn nguyên nhân sanh khởi các sắc pháp.

IV. THÍCH NGHĨA

- Ðạo Phật không tìm kiếm nguyên nhân đầu tiên sinh khởi ra các pháp mà chỉ chấp nhận sự hiện hữu các sắc pháptìm kiếm những ảnh hưởngtác thành các sắc pháp. Theo luận Abhidhamma, có 4 nguyên nhân sanh khởi các sắc pháp: Nghiệp, Tâm, thời tiết và đồ ăn.

I. PÀLI VĂN. 

- 11. Tattha kàmàvacaram rùpàvacaram ceti pancavìsa-tividhampi kusalàkusalakammamabhisankhatam ajjhattikasantàne kammasamutthànarùpam patisandhimupà-dàya khane samutthàpeti.

II. THÍCH VĂN. 

- Kàmàvacaram: Dục-giới. Rùpàvacaram. Sắc-giới. Pancavìsati: 25. Kusalàkusalakammamabhi Sankhatam: Tạo ra bởi thiện và bất thiện nghiệp. Ajjhattikasantàne: Nội-tương-tục. Kammasamutthànarùpam: Sắc do nghiệp tác thành. Patisandhimupàdàya: Bắt đầu từ kiết-sanh-thức. Khane khane. Từng sát-na.

III. VIỆT VĂN. 

- 11. Ở đây 25 tâm ở Dục-giới và sắc-giới, bị chi phối bởi thiện, bất thiện nghiệp (ở quá khứ) tác thành các sắc-pháp do nghiệp sanh trên tự thân người, trong từng sát na bắt đầu từ kiết-sanh-tâm, (Patisandhi).

IV. THÍCH NGHĨA

- Kammaja: Do nghiệp sanh. Nghiệp đây chỉ các Thiện và bất-thiện-nghiệp trong quá khứ, thuộc Dục-giới và Sắc-giới vì chỉ những nghiệp này mới tạo ra Sắc-pháp. 25 tâm này gồm 12 Bất-thiện-tâm, 8 Thiện-tâm ở Dục-giới và 5 Thiện-tâm ở Sắc-giới. Một thiện, bất-thiện-nghiệp trong khi lâm chung khiến kiết-sanh-tâm (Patisandhicitta) khởi lên trong đời sau. Cùng với kiết sanh tâm này, các sắc-pháp do nghiệp quá khứ chi phối khởi lên trong từng sát-na, như ngọn lửa của cây đèn, cho đến tâm sát-na thứ 17, khi con người lâm chung.

Khi được thai sanh, do kết quả nghiệp quá khứ, ba loại thập pháp (dasaka) được sanh-khởi; Kàyadasaka (thân thập pháp), Bhàvadasaka (Tánh thập pháp) và Vatthudasaka (Tâm sở y thập pháp). Thân thập pháp gồm có 4 Ðại-chủng, 4 đại-sở-tạo (Hiển sắc, Hương, vị, thực tố) mạng-căn và Thân tịnh-sắc. Tánh thập pháp và Tâm-sở-y thập pháp cũng gồm các pháp tương tợ.

I. PÀLI VĂN. 

- 12. (a) Arùpa-vipàka - dvipancavinnàna-vajjitam pancasattatividhampi cittam cittasamutthànarùpam pathama-bhavangamupàdàya Jàyantameva samutthàpeti.

(b) Tattha appanà-javanam iriyàpathampi sannàmeti. Votthapana-kàmàvacarajavanàbhinnà pana vinnattimpi samutthà-penti. Somanassajavanàni panettha terasa hasanampi janenti.

II. THÍCH VĂN. 

- Arù pavipàka: Vô-sắc dị-thục. Dvipanc-avinnàna-vijjitam: Trừ 10 thức. Pancasattatividhampi cittam: 75 tâm. Cittasamutthànarùpam: Sắc-pháp do tâm sanh. Path-amabhavanganupàdàya: Từ bhavanga đầu tiên mới sanh. Jày-antam: Ðược sanh. Appanà-javanam: An-chỉ tốc-hành-tâm. Iriyàpatham: Uy-nghi, cử-chỉ. Sannàmeti: Làm cho cong xuống. Votthapana: Quyết-định-tâm. Àbhinnà: Thắng-trí, thần-thông trí. Vinnalti: Biểu-thị. Somanassajavana. Tốc-hành-tâm câu-hữu với Hỷ. Terasa: 13. Hasana: Tiếu sanh tâm. Janenti: Làm cho sanh.

III. VIỆT VĂN. 

- 12. (a) 75 tâm trừ vô-sắc dị-thục-tâm và 10 thức-tâm, tạo thành các sắc-pháp do tâm sanh, từ khi hữu phần mới sinh khởi.

(b) Ở đây, an-chỉ tốc-hành-tâm điều-hòa uy-nghi của thân thể. Nhưng các quyết-định-tâm, Dục-giới-tốc-hành-tâm và thắng-trí tạo các (thân) biểu và (khẩu) biểu. Mười ba tốc-hành tâm câu-hữu với hỷ cũng tạo ra sự cười.

IV. THÍCH NGHĨA

- Cittaja: Do tâm sanh, tâm không có hành-tướng nhưng có khả năng tạo ra sắc-pháp (Rùpa). Nói một cách khác, thiện-tâm và bất-thiện-tâm tạo ra những sắc-pháp tốt đẹp hay không tốt đẹp. Ðiều này rất rõ ràng khi nhận xét các hiện tướng vật lý nơi con người thay đổi do tư tưởng người ấy thay đổi. Theo Abhidhamma, từ sát-na đầu tiên Bha-vanga khởi lên, nghĩa là liền sau khi kiết-sanh-thức khởi, các sắc pháp do tâm tạo đã bắt đầu được tạo ra. Kiết sanh thức không tạo ra các pháp do tâm tạo vì đã có nghiệp (kamma) tạo giúp và vì kiết sanh thức mới sanh vào một đời sống mới. Không một sắc pháp nào do tâm sanh được khởi lên, trong giai đoạn trú và diệt của Sát-na-tâm vì tâm sát-na khi ấy yếu đuối. Mười tâm thức không đủ khả năng để cấu tạo các sắc-pháp. Bốn vô-sắc Dị-thục không tạo sắc-pháp vì các thiền vô-sắc-giới được phát triển nhờ không tham ái sắc-pháp.

Các Thiền-tâm rất cần thiết để tạo các sắc-pháp do tâm tạo. Một người chứng cảnh Thiền có thể tạo những sắc-pháp rất mạnh mẽ khiến người tu thiền có thể sống không cần ăn uống. Những ai có hoạt động tâm linh mạnh đều có sức mạnh dưỡng sinh. Một người sống thọ hưởng an lạc Niết-Bàn có thể sống không ăn uống trong nhiều ngày. Như đức Phật, sau khi thành đạo, sống không ăn uống trong 19 ngày.

Trong 79 tâm, 26 Tốc hành-tâm (10 sắc-giới-thiện và Duy-tác-tâm, 8 Vô-sắc-thiện và Duy-tác-tâm cùng với 8 Siêu-thế-tâm) có thể tạo những cử chỉ thân thể như bay trên không, độn thổ, đi trên nước v.v...

Ở đây Votthapanacitta (Quyết-định-tâm) là ý-môn-hướng-tâm (manodvàràvajjana). Các Dục-giới Tốc-hành-tâm (29) là 12 Bất-thiện-tâm, 1 Tiếu-sanh-tâm và 16 Tịnh-quang-thiện và Duy-tác-tâm. Abhinnà Città (Thắng-trí-tâm) là 2 đệ-ngũ Thiền thiện và Duy-tác-tâm, câu-hữu với Xả và tương ưng với Trí.

13 Tốc-hành-tâm câu-hữu với Hỷ là 4 Bất-thiện-tâm và 8 Tịnh-Quang-thiện tâm và Duy-tác-tâm câu-hữu với Hỷ và 1 Tiếu-sanh-tâm câu-hữu với Hỷ.

Các người phàm phu khi cười lớn hay mỉm cườikinh nghiệm 4 Bất - thiện - tâm và 4 Tịnh - quang - tâm ; các vị Sekha (Hữu - học) cũng kinh nghiệm các tâm tương tợ trừ 2 Bất thiện tâm tương ứng với tà kiến. Các vị A-La-Hán kinh nghiệm 4 Duy-tác-tâm và một Tiếu - sanh - tâm. Các đức Phật chỉ mỉm cười với 4 Tịnh-quang-Duy-tác-tâm.

I. PÀLI VĂN. 

- 13) Sìtunhotusamannàtà tejodhàtu-thitippattà’va utusamutthàna-rùpam ajjhattam ca bahiddhà ca yathàraham samutthàpeti.

II. THÍCH VĂN. 

- Sìtunhotusamannàtà: Gồm cả lạnh và nóng. Tejodhàtu: Hỏa-đại. Thitippattà: Ðạt đến trú vị. Utusamutthàna-rufpam: Các sắc-pháp do thời-tiết sanh. Ajjhattam ca bahiddhà ca: Nội và ngoại.

III. VIỆT VĂN. 

- 13) Hỏa đại gồm cả lạnh và nóng, khi đạt đến trú-vị bắt đầu tạo ra, tùy theo trường hợp, các sắc-pháp nội và ngoại, do thời tiết sanh.

IV. THÍCH NGHĨA

- Chúng ta đã biết khi thác sanh, nghiệp tạo ra ba: thân thập pháp, tánh thập pháp và Tâm-sở y thập pháp. Hỏa-đại ở bên trong, gồm trong 3 loại thập pháp này cùng với hỏa-đại ở ngoài, tạo ra các sắc-pháp do thời-tiết sanh, tại trú-vị của kiết-sanh-thức. Tại sanh-khởi-vị, Hỏa-đại do Nghiệp sanh thay thế hỏa đại do tâm sanh. Utu ở đây được dùng theo nghĩa tejodhàtu (Hỏa-đại) gồm cả lạnh và nóng. Nói cho thật đúng, chính Hỏa-đại cả nội với ngoại, tạo ra sắc-pháp. Các sắc-pháp do thời-tiết chung tạo ra, cũng gồm vào loại do thời-tiết sanh.

I. PÀLI VĂN. 

- 14) Ojà-sankhàto àhàto àhàrasamutthà-narùpam ajjho-haranakàle thànappatto samutthàpeti.

II. THÍCH VĂN. 

- Ojà-sankhàto: Ðược gọi là thực-tố. Ajjhoharanakàle: Khi đang được tiêu hóa. Khànappatto: Khi đạt đến trú-vị.

III. VIỆT VĂN. 

- 14) Món ăn, được gọi là thực tố, khi được tiêu hóađạt đến trú vị, tạo ra các sắc-pháp do các món ăn sanh.

IV. THÍCH NGHĨA

- Àhàra (món ăn) nghĩa là chất ăn trong các món ăn vật-chất và ojà (thực tố) chứa trong các sắc-pháp do nghiệp sanh, do tâm sanh và do thời tiết sanh. Nội ojà (thực tố), được ngoại thực tố giúp đỡ mới tạo ra các sắc pháp, khi đạt đến trú vị và trú vị này kéo dài đến 49 (tiểu) tâm sát-na. Các sắc-pháp khởi lên khi thực tố được tiêu hóa khắp thân thể. Nội thực tố một mình không thể tạo ra các sắc-pháp, nếu không có sự giúp đỡ của ngoại thực tố.

I. PÀLI VĂN. 

- 15) Tatha hadaya - indriya - rùpàni kamajàneva. Vinnattidvayam cittajameva. Saddo cittotujo. Lahutàdittayam utu-cittàhàrehi sambhoti. Avinibbhoga - rùpàni ceva àkàsadhàtu ca catùhi sambhùtàni. Lakkhana - rùpàni na kutocijàyanti.

II. THÍCH VĂN. 

- Hadaya: Quả tim hay tâm-sở-y. Indriya-rùpàni: Căn sắc. Sambhoti: Khởi lên. Avinibbhogarùpàni: Bất-giản-biệt-sắc. Àkàsadhàtu: Hư - không - giới. Sambhùtàni: Ðược sanh ra. Kutoci: Từ đâu. Jàyanti: Ðược sanh ra.

III. VIỆT VĂN. 

- 15) Ở đây quả tim và (8) căn-sắc do nghiệp sanh. Hai (thân) biểu và (khẩu) biểu chỉ do tâm sanh. Tiếng do tâm và thời tiết sanh. Ba tánh khinh khoái, v.v... (nhu nhuyến, kham nhẫn) do thời tiết, tâm và các món ăn sanh. Bất giản-biệt-sắc và hư-không-giới do 4 nhân sanh. Các tướng sắc không do một nhân nào khởi ra (vì chúng là tánh tự nhiên của mọi đời sống).

IV. THÍCH NGHĨA

- Quả tim hay sở-y-sắc và 8 căn-sắc (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, nam tánh, nữ tánh và mạng căn) hoàn toàn do nghiệp sanh. Như vậy Jìvitindriya (mạng căn) trong các động vật như người và các loài thú cần phải phần biệt với các bất - động - vật khác như cây và các vật chất, vô tri, vì chúng không phải do nghiệp sanh. Chúng vẫn có sự sống, nhưng khác với sự sống của con người và cây cối. Ðiều chú ý ở đây là hư - không - giới được xem là do cả 4 nhân sanh. Tiếng nói có giọng do tâm sanh, không có giọng do thời tiết sanh. Các điệu nhạc do người đánh hay thổi là do thời tiết sanh và bị chi phối bởi tâm.

I. PÀLI VĂN. 

- 16) Atthàrasa pannarasa terasa dvàdasàti ca, kamma-cittotukàhàrajàni honti yathàkkamam. Jàyamànàdirùpànam sabhàvattà hi kevalam, Lakkhanàni na jàyanti kehicìti pakàsitam.

II. THÍCH VĂN. 

- Kamma-cittotukàhàrajàni: Do nghiệp, tâm, thời tiết và đồ ăn sanh ra. Sabhàvattà: Vì tự tánh thiên nhiên là vậy. Kevalam: Toàn diện.

III. VIỆT VĂN. 

- 16) 18, 15, 13 và 12 sắc-pháp tùy thuộc khởi lên do Nghiệp, tâm, thời tiết và đồ ăn. Các tướng của sắc pháp khởi lên v.v... không do nhân gì tạo ra, vì tự tánh thiên nhiên là như vậy.

IV. THÍCH NGHĨA

- 18 sắc-pháp do nghiệp sanh: Bất-giản-biệt-sắc 8 + Hư-không-giới 1 + Sở-y-sắc 1 + Sắc-căn 8.

15 sắc-pháp do tâm sanh: Bất-giản-biệt-sắc 8 + Hư-không giới 1 + Tiếng 1 + Biến-hóa-sắc 3 + Biểu sắc 2.

13 sắc-pháp do thời tiết sanh: Bất-giản-biệt-sắc 8 + Hư-không-giới 1 + Biến - hóa sắc 3 + Tiếng 1.

12 sắc-pháp do đồ ăn sanh: Bất-giản-biệt-sắc 8 + Hư-không-giới 1 + Biến hóa sắc 3.

4 Lakkhana (Sắc tướng) là chung cho tất cả sắc pháp, không có sắc pháp nào không có 4 giới này.

PHẦN BỐN - KÀLAPA-YOJANÀ: TỔNG HỢP CÁC SẮC

I. PÀLI VĂN. 

- 17) Ekuppàdà ekanirodhà ekanissayà sahavuttino ekavìsati rùpakalàpà nàma.

II. THÍCH VĂN. 

- Ekuppàdà: Ðồng sanh. Ekanirodhà: Ðồng diệt. Ekanissayà: Ðồng y chỉ. Sahavuttino: Cùng sống với nhau.

III. VIỆT VĂN. 

- 17) Có tất cả là 21 sắc tổng hợp, vì những sắc này đồng khởi, đồng diệt, đồng y-chỉ và đồng sống với nhau.

IV. THÍCH NGHĨA

- Các sắc pháp chỉ là sự tổ hợp của nhiều đặc tánh, kết hợp lại dưới những hình thức và mức độ khác nhau. Sự tổng hợp của những đặc tánh này được gọi là Kalàpa. Có tất cả là 21 loại tổng hợp, 9 loại do nghiệp tạo, 6 bởi Tâm, 4 bởi thời tiết và 2 bởi đồ ăn.

I. PÀLI VĂN. 

- 18) Tattha jìvitam avinibbhogarùpam ca cakkhunà saha cakkhudasakam ti pavuccati. Tathà sotàdìhi saddhim sota-dasakam, ghànadasakam, Jivhàdasakam, kàya-dasakam, itthibhàvadasakam, pumbhàvadasakam, vatthudasakam ceti yathàkkamam yojetabbam. Avinibbhoga-rùpamena jìvitena saha jìvitanavakanti pavuccati. Ime nava kamma-samutthànakalàpà.

II. THÍCH VĂN. 

- Cakkhudasakam: Mắt thập pháp. Itthibhàvadasakam: Nữ tánh thập pháp. Pumbhàvadasakam: Nam tánh thập pháp. Yojetabbam: Cần phải được kết hợp.

III. VIỆT VĂN. 

- 18) Ở đây, mạng căn, 8 vô giản biệt sắc và con mắt gọi là mắt thập pháp. Cũng vậy, với tai v.v... được gọi là tai thập pháp, mũi thập pháp, lưỡi thập pháp, thân thập pháp, nữ tánh thập pháp, nam tánh thập pháp, sở-y-chỉ thập pháp, được kết hợp tùy theo trường hợp, 8 vô giản-biệt-sắc cùng với mạng-căn được gọi là mạng-căn cửu pháp. Như vậy có chín tổng-hợp-sắc do nghiệp sanh.

I. PÀLI VĂN. 

- 19) Avinibbhoga-rùpam pana suddhatthakam. Tadeva kàyavinnattiyà saha kàyavinnattinavakam, vacì-vinnattisaddehi ca saha vacìvinnattidasakam. Lahutàdìhi saddhim lahutàdekàdasakam. Kàya-vinnattilahutàdidvàdasakam, vacìvinnattisadda-lahutàditerasakam ceti cha cittasamutthànakalàpà.

II. THÍCH VĂN. 

- Suddhatthaka: Thuần tám pháp. Kàyavinnattinavakam: Thân biểu cửu pháp.

III. VIỆT VĂN. 

- 19) Tám vô-giản biệt-sắc gọi là thuần 8 pháp. Tám pháp này cùng với thân-biểu cộng thành thân-biểu cửu pháp. Cùng với khẩu-biểu và tiếng cộng thành khẩu-biểu 10 pháp. Cùng với khinh khoái tánh v.v... cộng thành khinh khoái-tánh v.v... 11 pháp. Cùng với thân biểu, khinh-khoái-tánh v,v... cộng thành thân-biểu, khinh-khoái-tánh v.v... 12 pháp: cùng với khẩu biểu, tiếng, khinh-khoái-tánh v.v... cộng thành khẩu biểu, tiếng, khinh khoái tánh v.v... 13 pháp. Như vậy có tổng hợp sắc do tâm sanh.

I. PÀLI VĂN. 

- 20) Suddhatthakam, saddanavakam, lahutàdekàdasakam saddalahutàdi-dvàdasakam ceti cattàro utusamutthàna-kalàpà.

II. THÍCH VĂN. 

- Suddhatthakam: Thuần bát pháp.

III. VIỆT VĂN. 

- 20) Thuần 8 pháp, Tiếng cửu pháp, khinh khoái tánh v.v... 11 pháp; Tiếng, khinh-khoái-tánh v.v... 12 pháp. Như vậy có bốn tổng-hợp-sắc do thời tiết sanh.

I. PÀLI VĂN. 

- 21) Suddhatthakam, lahutàdekàdasakam ceti dve àhàrasamutthàna-kalàpà.

II. VIỆT VĂN. 

- 21) Thuần bát pháp, khinh khoái tánh v.v... 11 pháp. Như vậy có hai tổng hợp sắc do đồ ăn sanh.

I. PÀLI VĂN. 

- 22) Tattha suddhatthakam, saddanavakam ceti dve utu-samutthàna-kalàpà bahiddhà pi labbhanti, avasesà pana sabbe pi ajjhattikameva.

II. THÍCH VĂN. 

- Avasesà: Các tổng hợp sắc còn lại.

III. VIỆT VĂN. 

- 22) Ở đây, thuần bát pháp, tiếng cửu pháp, hai tổng hợp sắc do thời-tiết sanh cũng được tìm thấy ở ngoài (thân). Nhưng tất cả tổng-hợp-sắc còn lại chỉ được tìm thấy trong nội (thân) mà thôi.

I. PÀLI VĂN. 

- 23) Kamma - cittotukàhàra - samutthànà yathàkkamam.
Nava cha caturo dve-ti kalàpà ekavìsati.
Kalàpànam pariccheda-lakkhanattà vicakkhanà.
Na kalàpangamiccàhu àkàsam lakkhanàni ca.

II. THÍCH VĂN. 

- Pariccheda: Hạn giới khu biệt. Vicakkhanà: Những vị có trí. Kalàpangam: Thành phần của tổng hợp. Àhu: Ðược gọi là. Àkàsam: Hư không.

III. VIỆT VĂN. 

- 23) Có 21 loại tổng hợp sắc, 9, 6, 4, 2 tùy theo trường hợp, do nghiệp sanh, do tâm sanh, do thời tiết sanh và do đồ ăn sanh.

hư không chỉ hạn giới và các tướng sắc chỉ nêu rõ tánh tự nhiên của các sắc, nên các vị có trí tuyên bố không thuộc về tổng hợp sắc.

PHẦN NĂM - RÙPAPAVATTIKÀMO: DIỄN BIẾN SẮC PHÁP

I. PÀLI VĂN. 

- 24) Sabbàni pi panetàni rùpàni kàmaloke yathàraham anùnàni pavattiyam upalabbhanti. Patisandhiyam pana samsedajànan ceva opapàtikànan ca cakkhu-sota-ghànajivhàkàya-bhàva-vatthu-dasakasankhàtàni satta-dasakàni pàtubhavanti ukkatthavasena. Omakavasena pana cakkhu-sota-ghànabhàvadasakàni kadàci pi na labbhanti. Tasmà tesam vasena kalàpàhàni veditabbà. Gabbha-seyyaka-sattànam pana kàyabhàvavatthu-dasakasankhàtàni tìni dasakàni pàtubhavanti. Tatthàpi bhàvadasakam kadàci pi na labbhati. Tato param pavattikàle kamena cakkhudasakàdìni ca pàtubhavanti.

II. THÍCH VĂN. 

- Anùnàni: Không thiếu sót. Pavattiyam: Trong khi chuyển khởi, trong đời sống hiện tại. Patisandhiyam: Trong khi gá thai. Samsedajànam: Ðối với hàng thấp sanh. Opapàtikànam: Ðối với hàng hóa sanh. Ukkatthavasena: Tối đa. Omakavasena: Tối thiểu. Kadàci: Có đôi khi. Kàlàpahàni: Không có các loại tổng-hợp-sắc. Gabbha-seyyakasattànam: Ðối với chúng sanh do thai sanh. Tato param: Từ đó trở đi. Kamma: Theo thứ tự.

III. VIỆT VĂN. 

- 24) Tất cả các sắc pháp ấy, không thiếu sắc nào, tùy theo trường hợp, tìm kiếm được trong đời hiện sống tại cõi Dục-giới. Nhưng trong khi gá sanh, đối với các chúng sanh do thấp sanhhóa sanh, tối đa sẽ được khởi lên bảy tổng hợp sắc là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tánh, tâm-sở-y thập pháp. Còn tối thiểu thời có đôi khi, mắt, tai, mũi, tánh thập pháp không khởi được. Do vậy, cần phải hiểu các chúng sanh kia như là không có các tổng hợp sắc ấy. Ðối với chúng sanh do thai sanh, ba thập pháp được khởi lên là thân, tánh và tâm-sở-y. Tuy vậy, đôi khi, tánh thập pháp không khởi lên. Từ khi gá sanh trở đi trong suốt đời sống, theo thứ tự, mắt thập pháp v.v... được khởi lên.

IV. THÍCH NGHĨA

- Theo đạo Phật có bốn loại chúng sanh: Noãn sanh (andaja) do trứng sanh, thai-sanh (jalàbuja) do từ thai sanh ra, thấp sanh (samsedaja) từ chỗ ướt mà sanh và hóa sanh (opapàtika). Các chúng sanh sanh trưởng từ nơi ẩm ướt như một loại động vật hạ đẳng thuộc về thấp sanh. Một số loại thấp sanh thiếu một vài căn và thiếu nam hay nữ tánh, nhưng tất cả đều có tâm-sở-y là có tâm hay thức.

I. PÀLI VĂN. 

- 25) Iccevam patisandhimupàdàya kammasamutthànà dutiyacittamupàdàya cittasamutthànà, thitikàlamupàdàya utusamutthànà ojàpharanamupàdàya àhàrasamutthànà ceti catusamutthànarùpakalàpasantati kàmaloke dìpajàlà viya nadìsoto viya ca yàvatàyukam abbocchinnam pavattati.

II. - THÍCH VĂN. 

Patisandhimupàdàya: Từ khi tiết sanh thức khởi lên. Dutiyacittamupàdàya: Từ khi tâm thứ hai khởi lên. Thitikàlamupàdàya: Từ khi trú thời khởi lên. Ojapharanamupàdàya: Từ khi chất thực tố được tiêu thụ. Santati: Tương tục. Dìpajàlàviya: Giống như lửa ngọn đèn. Nadìsoto viya: Giống như dòng nước. Yàvatàyukam: Cho đến khi mệnh chung. Abbocchinnam: Không bị gián đoạn. Pavattati: Chuyển khởi.

III. VIỆT VĂN. 

- 25) Như vậy sự tiếp tục của tổng hợp sắc được tạo ra do 4 cách: Do nghiệp sanh từ khi mới gá sanh, do tâm sanh từ tâm sát-na thứ hai, do thời tiết sanh từ khi trú thời, do đồ ăn sanh từ khi thực tố được tiêu thụ - tiếp tục trôi chảy không bị gián đoạn trong Dục giới cho đến khi mạng chung, như ngọn lửa của cây đèn hay dòng sông.

VI. THÍCH NGHĨA

- Các vị hóa sanh thường vô hình, mắt thịt không thấy được. Do nghiệp quá khứ chi phối, các chúng sanh này hóa hiện thình lình, không phải đi qua thời thai nghén. Thường thường, các vị Patas (ngạ quỷ), và Devas (chư Thiên) và Brahmà (Phạm Thiên) thuộc loại hóa sanh.

I. PÀLI VĂN. 

- 26) Maranakàle pana cuticittopari-sattara-samacittassa thitikàlamupàdàya kammaja - rùpàni nuppajjanti. Puretaramuppannàni ca kammaja-rùpàni cuticittasamakàlameva pavattitvà nirujjhanti. Tato param cittajàhàrajarùpam ca vocchijjhati. Tato param utusamutthànarùpaparamparà yàva matakalevarasankhàtà pavattanti.

II. THÍCH VĂN. 

- Maranakàle: Khi chết. Cuticittopari: Từ khi tử tâm bắt đầu. Sattarasamacittassa: Từ sát-na tâm thứ 17. Thitikàlamupàdàya: Kể từ trú thời. Puretaramuppannàni: Ðã sinh khởi ra trước. Cuticittasamakàlameva: Cho đến khi tử tâm. Nirujjhanti: Diệt mất. Vocchijjhati: Bị cắt đứt. Utusamutthànarùpaparamparà: Một sự tiếp tục các sắc pháp do thời tiết khởi lên. Matakalevarasankhàtà: Cái gọi là thân chết.

III. VIỆT VĂN. 

- 26) Nhưng khi lâm chung, từ sát-na thứ 17 của tử tâm kể lui, bắt đầu từ trú thời của tâm, các sắc pháp do nghiệp sanh không hiện khởi nữa. Các sắc pháp do nghiệp sanh đã khởi từ trước tồn tại cho đến tử tâm rồi ngừng hẳn. Tiếp theo đó, một sự tiếp tục của các sắc pháp do thời tiết sanh được kéo dài, tùy theo sự tồn tại của thi thể.

IV. THÍCH NGHĨA

- Khi lâm chung, đến sát-na tâm thứ 17 của tử tâm, khi lộ trình tâm cuối cùng được chấm dứt với một trong ba đối tượng như sau: Kamma, kammanimitta và Gati-nimitta (nghiệp, nghiệp tướng và thú tướng) thời sự diễn tiến các sắc pháp do nghiệp sanh được cắt đứt. Các sắc pháp do nghiệp sanh đến phút cuối cùng được chấm dứt với tử tâm. Rồi tâm và các món đồ ăn cũng chấm dứt sự phát sanh các sắc pháp. Chỉ còn thời tiết còn ảnh hưởng hoạt động cho đến khi thi thể bị tan rã hoàn toàn.

I. PÀLI VĂN. 

- 27) Iccevam matasattànam punadeva bhavantare.
Patisandhimupàdàya tathàrupam pavattati.

II. THÍCH VĂN. 

- Iccevam: Như vậy. Matasattànam: Ðối với người đã chết. Punadeva: Lại nữa. Bhavantare: Trong đời sống kế tiếp.

III. VIỆT VĂN. 

- 27) Như vậy, đối với những người chết, lại nữa trong một đời sống tiếp theo, các sắc-pháp tương tự như vậy khởi lên, bắt đầu từ kiết-sanh-thức.

IV. THÍCH NGHĨA

- Ðoạn này nói đến sự tiếp tục sanh khởi của các sắc-pháp, qua một đời sống khác, bắt đầu từ kiết-sanh-thức.

I. PÀLI VĂN. 

- 28) a) Rùpaloke pana ghàna-jivhà-kàyabhàva-dasakàni ceva àhàrajakalàpàni ca na labbhanti. Tasmàtesam patisandhikàle cakkhu-sota-vatthuvasena tìni dasakàni jìvitanavakam ceti cattàro kammasamutthànkalàpà pavatti-yam cittotusamutthànà ca labbhanti.

Asannasattànam pana cakkhu-sota-vatthu-saddàni pi na labbhanti. Tathà sabbàni pi cittajarùpàni. Tasmà tesam pati-sandhikàle jìvitanavakameva. Pavattiyan ca saddavajjitam utu-samutthànarùpam atiricchati.

b) Iccevam kàmarùpàsannisankhàtesu tìsu thànesu patisan-dhipavattivasena duvidhà rùpapavatti veditabbà.

II. THÍCH VĂN. 

- Asannasattànam: Ðối với hữu tình vô tưởng. Saddavajjitam: Trừ tiếng. Atiricchati: Tiếp tục.

III. VIỆT VĂN. 

- 28) a) Ở sắc-giới, thập pháp thuộc mũi, lưỡi, thân, tánh, do đồ ăn sanh, không khởi lên. Do vậy, đối với những chúng sanh này, trong khi tái-sanh, chỉ khởi lên bốn nhóm sắc-pháp do nghiệp sanh, như ba loại thập pháp thuộc mắt, tai và tâm-sở-y, và một loại cửu pháp thuộc mạng-căn. Và trong tương-tục-sanh, các sắc-pháp do tâm và thời tiết sanh tiếp tục khởi lên. Nhưng đối với loài hữu tình vô-tưởng, mắt, tai, tâm-sở-y, tiếng không khởi lên. Cũng vậy, tất cả sắc-pháp do tâm sanh không khởi lên. Do vậy, đối với loại chúng-sanh này, trong khi tái sanh, chỉ có chín pháp thuộc mạng-căn khởi lên; và trong khi tương-tục-sanh, trừ tiếng, tất cả sắc-pháp do thời tiết sanh được khởi lên.

b) Như vậy trong Dục-giới, sắc-giới và vô-tưởng-giới, sự diễn tiến các sắc-pháp cần phải được hiểu theo hai phần vị, tái-sanh và tương-tục-sanh.

IV. THÍCH NGHĨA

- Một vài loại hóa-sanh ở Dục-giới không có nam hay nữ tánh. Nhưng các loại hóa sanh ở sắc-giới không những vô-tánh mà còn không có tịnh-sắc căn của mũi, lưỡi, thân, dầu vẫn có phù-trần-căn của những căn này. Tịnh-sắc-căn của các căn này bị mất đi vì không có sở-dụng cho các vị Phạm-Thiên.

Các loại noãn-sanh cũng được gồm vào với các loại thai-sanh. Khi tái sanh, các loại này đều có ba loại thập pháp thuộc thân, tánh và tâm-sở-y. Có khi chúng không có nam hay nữ tánh. Như vậy các loại trứng có tâm-sở-y tức là có tâm.

I. PÀLI VĂN. 

- 29) Atthavìsati kàmesu honti tevìsa rùpisu
Sattaraseva - sannìnam arùpe natthi kinci pi
Saddo vikàro jaratà maranan c’opapattiyam
Na labbhanti pavattesu na kinci pi na labbhati.

II. THÍCH VĂN. 

- Rùpisu: Ở sắc-giới. Asannìnam: Ðối với vô-tưởng chúng sanh. Opapattiyam: Khi tái-sanh.

III. VIỆT VĂN. 

- 29) Tại Dục-giới, có được 28 sắc-pháp, ở Sắc-giới có 23. Ðối với loài vô-tưởng, chỉ có 17 và ở tại Vô-sắc-giới, không có một sắc-pháp nào.

Khi tái-sanh, tiếng, biến hóa sắc, già và chết không có được. Khi tương-tục-sanh thời không sắc-pháp nào là không có.

IV. THÍCH NGHĨA

- Ðây là bài kệ tóm tắt con số hiện diện của các sắc-pháp ở Dục-giới, Sắc-giới, Vô-sắc-giới và đối với hạng vô-tưởng chúng-sanh.

PHẦN SÁU - NIBBÀNA: NIẾT BÀN

I. PÀLI VĂN. 

- 30) a) Nibbànam pana lokuttarasankhàtam catumagganànena sacchikàtabbam maggaphalànamàra-mmanabhùtam vànasankhàtàya tanhàya nikkhantattà nibbànam ti pavuccati.

b) Tadetam sabhàvato ekavidhampi sa-upàdi-sesanibbàna-dhàtu anupàdisesanibbànadhàtu ceti duvidham hoti kàranapa-riyàyena Tathà sunnatam animittam appanihitam ceti tividham hoti àkàrabhedena.

II. THÍCH VĂN. 

- Lokuttarasankhàtam: Ðược gọi là siêu-thế. Catumagganànena: Do trí của 4 Ðạo. Sacchikàtabbam: Cần được chứng-đắc. Maggaphalànamàrammanabhùtam: Trở thành đối tượng cho Ðạo và Quả. Vànasankhàtàya tanhàya: Ái được gọi là Vàna (rừng rậm). Nikkhantattà: Thoát ly. Sabhàvato: Về-tự-tánh. Ekavidhampi: Chỉ một loại Sa-upàdisesa nibbànadhàtu: Hữu-dư-y Niết-bàn giới. Anupàdisesanibbànadhàtu: Vô-dư-y Niết-bàn giới. Kàranapariayyena: Theo phương thức tự kinh nghiệm trước và sau khi chết. Sunnatam: Không, Animittam: Vô-tướng. Appanihitam: Vô-nguyện. Àkàrabhedena: Theo hành tướng.

III. VIỆT VĂN. 

- 30) a) Còn Niết-Bàn được gọi là siêu-thế, và phải được chứng ngộ bởi trí của bốn Ðạo, thành một đối tượng cho 4 Ðạo và 4 Quả và được gọi là Nibbàna, vì là một sự thoát ly khỏi tham-ái xem như là rừng rậm (Vàna).

b) Niết-Bàn theo tự-tánh chỉ có một loại, theo phương thức tự kinh nghiệm trước và sau khi chết, có hai: Hữu-dư-y Niết-bàn giới và vô-dư-y Niết-bàn giới. Còn theo hành tướng thì có ba là: Không, vô-tướng, vô-nguyện.

IV. THÍCH NGHĨA

- Nibbàna hay Nirvàna (Phạm-văn) gồm có Ni và Vana, Ni có nghĩa là không. Vàna có nghĩa là dệt hay ái. Chính ái này tác dụng như một sợi dây nối liền các đời sống của một cá nhân, khi cá nhân này trôi lăn trong biển sanh-tử. Ni có nghĩa là không, Vàna: có nghĩa là thổi tắt. Nibbàna có nghĩa là thổi tắt lửa tham ái, sân-hận và si-mê. Niết-Bàn là nguyên lý cuối cùng (Vatthudhamma) thuộc về siêu thế, ra ngoài thế giới của tâm và sắc hay 5 uẩn.

Nibbàna được chứng ngộ nhờ trực giác (paccakkha: Hiện kiến hay Thông-đạt-trí (pativedhanàna) và Anumàna (Tỷ-lượng), hay Anubodhanàna (tùy-giác-trí). Ðể diễn đạt hai ý trên, Nibbàna được xem là cần phải chứng-ngộ bởi trí tuệ thuộc Bốn Thánh Ðạo và trở thành một đối tượng cho các Ðạo và Quả.

Về tự tánh (Sabhàvato), Nibbàna là an-tịnh (Santi) và như vậy chỉ có một (kevala). Niết Bàn này được xem là hai, tùy theo sự chứng nghiệm trước và sau khi chết. Trong chính văn có dùng danh từ Kàranapariyàyena, được các tập sớ Pàli ở Tích Lan giải thíchnguyên nhân được gọi vậy vì có hữu dư y hay không có hữu dư y. Sa-upàdisesa: Sa: với; upàdi: 5 uẩn (thân và tâm); Sesa: còn dư sót lại. Upàdi từ nguyên ngữ upa + à + da, lấy nghĩa là 5 uẩn do tham ái và tà-kiến chấp chặt. Upàdi cũng có nghĩa là Kilesa (phiền não). Theo chánh bản và các tập sớ, Nibbàna do các vị Sotàpanna, Sakadàgami và Anàgami chứng ngộ thuộc Saupàdisesanibbàna-dhàtu vì còn thân và còn phiền não. Nibbàna của các vị A-La-Hán cũng vẫn là sa-upàdisesa Nibbàna vì các vị này vẫn còn thân. Chỉ có Niết Bàn của vị A-La-Hán sau khi chết mới gọi là anupàdisesa-Nibbànadhàtu, vì cả hai ngũ-uẩn và phiền não đã được vất bỏ dứt sạch. 

Sunnata: không, có nghĩa là không có tham, sân, si hay mọi pháp hữu vi. Animitta: Vô-tướng, có nghĩa là không còn tướng tham, sân, si hay tướng các pháp hữu-vi. Appanihita: vô nguyện, nghĩa là không còn đèo bòng luyến ái gì nữa.

I. PÀLI VĂN. 

- 31) Padamaccutamaccantam asankhata-manuttaram
Nibbànamiti bhàsanti vanamuttà mahesayo.

II. THÍCH VĂN. 

- Accutapadam: Pháp bất-tử. Accantam: Vô biên. Asankhatam: Vô vi. Anuttaram: Vô thượng. Bhàsanti: gọi là. Vanamuttà: Thoát khỏi tham-ái. Mahesayo: Ðại ẩn sĩ.

III. VIỆT VĂN. 

- 31) Các vị Ðại Ẩn sĩ đã giải thoát khỏi tham-ái gọi Niết-Bàn là pháp bất tử, pháp vô biên, pháp vô vi và pháp vô thượng.

IV. THÍCH NGHĨA

- Ðoạn này là những danh từ mà các vị Ðại Ẩn-sĩ gọi Niết-Bàn. Chữ Padam ở đây có nghĩa là pháp (Dhamma).

I. PÀLI VĂN. 

- 32) Iti cittam cetasikam rùpam nibbànamiccapi.
Paramattham pakàsenti catudhà va Tathàgatà

II. THÍCH VĂN. 

- Paramattham: Ðệ nhất nghĩa đế. Ca-tudhà: 4 loại

III. VIỆT VĂN. 

- 32) Như vậy, các đức Như Lai nêu rõ bốn pháp đệ nhất nghĩa đế, tức là Tâm, tâm sở, sắc và Niết-Bàn.

IV. THÍCH NGHĨA

- Bản đồ sau đây nêu rõ những loại tâm nào làm sanh khởi những loại sắc pháp nào.

Chữ viết tắt:

K: Kammaja: Do nghiệp sanh
C: Cittaja: Do tâm sanh
I: Iriyapathà: Cử chỉ uy nghi
H: Hasituppàda: Tiếu-sanh-tâm
V: Vinnatti: Thân biểu và ngữ biểu
+ : Có; -- : Không.

 

 

K

C

I

H

V

4 Tham tâm câu hữu với Hỷ

+

+

+

+

+

4 tham tâm câu hữu với Xả

+

+

+

--

+

2 Sân tâm và 2 si tâm

+

+

+

--

+

10 Thức tâm và 4 vô sắc Dị thục tâm

--

--

--

--

--

2 Tiếp thọ, 1 ngũ môn hướng tâm, 3 suy đạc

--

+

--

--

--

1 Ý môn hướng tâm hay quyết-định-tâm

--

+

+

--

+

1 Tiếu sanh tâm

--

+

+

+

+

5 Sắc giới Thiện-tâm

+

+

+

--

+

5 Sắc giới Dị-thục và 5 duy tác

--

+

+

--

--

8 Vô sắc thiện và duy tác

--

+

+

--

--

8 Siêu thế tâm

--

+

+

--

--

4 Tịnh quang câu hữu với Hỷ

+

+

+

+

+

4 Tịnh quang câu hữu với Xả

+

+

+

--

+

8 Tịnh quang dị-thục

--

+

+

--

--

4 Tịnh quang Duy tác, câu hữu với Hỷ

--

+

+

+

+

4 Tịnh quang Duy tác, câu hữu với Xả

+

+

+

--

+

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12507)
Ấn là chiếc ấn hay khuôn dấu. Pháp có nghĩa là chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong ba tạng thánh điển. Pháp ấn có nghĩa là khuôn dấu của chánh pháp
(Xem: 10396)
Đây là Kinh thứ 16 của Nghĩa Túc Kinh và cũng có chủ đề “Mâu Ni”: Một vị mâu ni thấy như thế nào và hành xử như thế nào khi đứng trước tình trạng bạo động và sợ hãi?
(Xem: 12358)
Các nhà học giả Tây phương cũng như Đông phương đều công nhận hệ thống Bát-nhã là cổng chính yếu dẫn vào Đại thừa.
(Xem: 11659)
Mỗi khi nói về vấn đề niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay dẫn chứng những lời Phật dạy trong kinh Kalama.
(Xem: 28816)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 12058)
Trong Kinh Kim Cang có câu, “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Nghĩa là, nếu thấy các tướng đều xa lìa tướng, tức là thấy Phật.
(Xem: 13018)
Kinh Kim Cương (hay Kim Cang), tên đầy đủ là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajracchedika-prajñaparamita), là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa
(Xem: 11452)
Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 12385)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 17454)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 53085)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35497)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 21409)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10686)
Năm 1984 khi bắt đầu lạy kinh Ngũ Bách Danh bằng âm Hán Việt thuở ấy, tôi không để ý mấy về ngữ nghĩa. Vì lúc đó lạy chỉ để lạy theo lời nguyện của mình.
(Xem: 19259)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 12424)
Một trong những bộ kinh quan trọng nhất của hệ tư tưởng Phật giáo Bắc truyền, không những có ảnh hưởng to lớn đối với tín đồ Phật giáo mà còn lôi cuốn được sự quan tâm của giới nghiên cứu, học giả Đông Tây, là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
(Xem: 26055)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 13323)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(Xem: 14391)
Nguyên tác Phạn ngữ Abhidharmakośa của Thế Thân, Bản dịch Hán A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận của Huyền Trang - Việt dịch: Đạo Sinh
(Xem: 16098)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 13734)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, Ngã kim kiến văn đắc thọ trì, Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
(Xem: 16855)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ Ngã kim kiến văn đắc thọ trì Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa
(Xem: 17597)
Vào khoảng 150 năm sau khi Bụt nhập Niết bàn, đạo Bụt chia thành nhiều bộ phái, kéo dài mấy trăm năm. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Đạo Bụt Bộ Phái.
(Xem: 13140)
Nói đến kinh Pháp Hoa, các vị danh Tăng đều hết lòng ca ngợi. Riêng tôi, từ sơ phát tâm đã có nhân duyên đặc biệt đối với bộ kinh này.
(Xem: 12542)
A-hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta...
(Xem: 11617)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sanh ở Ấn Độ, nên thuyết pháp đều dùng Phạn ngữ, Kinh điển do người sau kiết tập cũng bằng Phạn văn. Những bổn Kinh Phật bằng Trung văn đều từ Phạn văn mà dịch lại.
(Xem: 11628)
Có rất nhiều công trình thâm cứu có tính cách học giả về tác phẩm nầy dưới dạng Anh ngữ, Nhật ngữ và Hoa ngữ liên quan đến đời sống, khái niệm nồng cốt của tư tưởng Trí Khải Đại Sư trong mối tương quan với Phật giáo Trung Quán
(Xem: 14515)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(Xem: 20493)
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch ra tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San.
(Xem: 19001)
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
(Xem: 19590)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18671)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 12191)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12330)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 13868)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(Xem: 15041)
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Tần Trung Quốc, chủ yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo.
(Xem: 15047)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 13998)
Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán, Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 - 1992
(Xem: 15531)
Hữu Bộ là một trường phái Phật Giáo quan trọng. Nếu không kể Thượng Toạ Bộ (Theravada, Sthaviravada) thì Hữu Bộbộ phái Phật Giáo duy nhất có được một hệ thống giáo lý gần như nguyên thuỷ...
(Xem: 11407)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17203)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 14986)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 20223)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 14629)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13856)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11717)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 15074)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
(Xem: 13005)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(Xem: 22896)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 14563)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không. Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore. Người dịch: Vọng Tây cư sĩ. Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 11670)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 13176)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(Xem: 16893)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(Xem: 18354)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 11952)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(Xem: 11509)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(Xem: 15860)
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch; Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích; Xuất Bản 2007
(Xem: 12894)
Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai.
(Xem: 18927)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(Xem: 18433)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant