Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đạo Gì?

28 Tháng Mười 201000:00(Xem: 27722)
Đạo Gì?


Ðạo Gì?

Mở đầu

Tôi bắt đầu đến với Ðạo Phật vào lúc 15 tuổi, nhân dịp lên chùa làm lễ cầu siêu cho ông nội tôi. Rồi từ đó tôi mua sách Phật đọc thường xuyên và thấy thấm thía làm sao. Năm 23 tuổi vào chùa đi tu, tôi tự nhủ thầm phải làm sao giác ngộ giải thoát ngay trong đời này, cố gắng noi theo gương của chư Tổ thuở xưa. Ôi, sơ tâm vào Ðạo bao giờ cũng ngây thơ và dễ thương. Nhờ đó nên tôi đã hăng say phục vụ chúng sinh (vì phục vụ chúng sinhcúng dường mười phương chư Phật), hăng say học Ðạo, tranh đua cùng với huynh đệ. Sau một thời gian học những nghi thức cúng kiến, ứng phú căn bản của một Thầy tu cùng những giáo lý phổ thông để có thể hướng dẫn cho Phật tử hàng tuần, tôi vẫn cảm thấy mình còn thiếu nhiều hiểu biết, nên tôi đã lên đảnh lễ Thầy Tổ xin phép rời chùa, rời đại chúng ra đi tầm Sư học Ðạo thêm.

Trong thời gian lang thang tầm Ðạo sống đời du Tăng nay đây mai đó, tôi đã gặp nhiều điều mâu thuẫnvô lý trong cộng đồng tôn giáo. Từ đó tôi phân vân giữa hai phản ứng: hoặc mặc kệ làm ngơ, mạnh ai nấy sống, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm; hoặc nói lên cảm nghĩ của mình. Năm 1987 trong quyển Thiền Tứ Niệm Xứ tôi đã phát biểu cái nhìn của mình và đã bị một số quý Thầy không ưa. Thấy sự phản ứng đó nên những quyển sách sau tôi viết trong phạm vi dịch thuật hoặc khuyên răn Phật tử cách thức tu hành.

Ở đời có hai hạng người: hạng thứ nhất luôn luôn tìm hiểu và đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời; hạng thứ hai không muốn suy nghĩ gì cả, chỉ muốn sống như những đàn cừu, đi làm, ăn no ngủ kỹ, vui chơi theo dòng đời. Người đời làm sao ta làm vậy.

Hạng thứ nhất rất ít, đó là những nhà cách mạng, tiên tri, giáo chủ, bác học... Hạng thứ hai là đa số quần chúng, từ giàu sang tỷ phú cho đến nghèo hèn ăn xin, từ chủ hãng giám đốc cho tới nhân viên, cu li. Tất cả những người chạy theo tiền bạc, sắc đẹp, danh vọng, tham lam ích kỷ. Không bao giờ tự hỏi tại sao ta sinh ra ở đời, để làm gì, v.v...

Ðức Phật là một nhà cách mạng, ngài đã không thỏa mãn với những giáo điều cổ truyền bà la môn nên đã tự mình tìm ra một Ðạo lý mới. Ngài cũng cách mạng chống lại sự phân chia giai cấp của xã hội Ấn thời bấy giờ.

Trong quá trình lịch sử, nếu ta để ý, bao giờ cũng có những cuộc cách mạng sau một thời gian chìm đắm của nhân loại trong cơn mê ngủ. Nhưng rồi những cuộc cách mạng kia cũng không thoát khỏi luật vô thường, nó chỉ làm cho con người bừng tỉnh một thời gian, thay đổi tư tưởnglối sống, rồi từ từ chính nó cũng bị đưa vào một lề lối nề nếp khiến cho các thế hệ sau lại tiếp tục chìm đắm trong những truyền thống cổ hủbảo thủ.

Trở về cá nhân tôi, từ lúc đến với Ðạo Phật, tôi đã nuôi một lý tưởng giải thoát như bao nhiêu người khác. Ðịnh sau khi tu học một thời gian, sẽ xin phép Bổn Sư đi tìm một nơi thanh vắng nhập thất tịnh tu. Ngày ngày hai thời công phu, trì tụng thêm các kinh khác như Kim Cang, Pháp Hoa, Niết Bàn, v.v... Quyết xa lánh thế tục, tham thiền nhập định để mau giác ngộ. Nhưng trời xui đất khiến làm sao, càng tu lại thấy mình càng dốt, cần phải tham cầu học hỏi thêm, vì có nhiều điều khúc mắc chưa thông làm sao an nhiên tham thiền nhập định hoặc tụng kinh trì chú suốt ngày suốt đêm được. Do đó thay vì ở yên nơi am vắng tịnh tu, tôi lại xách gói đi tầm Sư học Ðạo, khiến cho huynh đệ rủa thầm là tu hành gì mà cứ xách gói đi ta bà, không chịu ở một chỗ tụng niệm như mọi người, không chịu hoằng pháp lợi sinh, xây chùa lập hội, v.v...

Trong lúc làm du Tăng tầm Sư học Ðạo, tôi đã viết vài ba quyển sách chia xẻ kiến thức với bạn đạo. Riêng lần này, tôi không viết theo thứ lớp mạch lạc như những lần trước mà tôi để mặc tư tưởng mình, nhớ điều gì viết điều đó, lẫn lộn hồi ký và giáo lý.

Cũng cần nhắc bạn một điều, xin đừng cho những gì trong đây là chân lý. Vì đến bây giờ, chính tôi cũng không chắc là mình có tu đúng với Ðạo Phật hay không, hay là tu theo Ðạo gì mà tôi chưa biết tên. Xin để bạn đọc đặt tên cho Ðạo này sau khi đọc hết tập sách.

Paris, tháng 6 năm 1996
Thích Trí Siêu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15565)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15001)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14846)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13264)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14447)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20218)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18423)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30756)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12421)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15521)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13756)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13928)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13531)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14452)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13724)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16731)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15386)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31231)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18822)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14995)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14592)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14579)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13787)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19695)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14438)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14521)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14716)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14767)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17913)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13567)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13696)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14949)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14156)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16426)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15331)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13486)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13155)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13265)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12987)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14085)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14724)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14224)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14617)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13002)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13810)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13262)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13745)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14689)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14757)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13275)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12835)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13737)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13673)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13327)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13888)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13694)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12594)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14819)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12880)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12446)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant