Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bát Thức Quy Củ Tụng

16 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 39414)
Bát Thức Quy Củ Tụng


Bát Thức Quy Củ Tụng

HT Thích Thắng Hoan

blank

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

“Bát Thức Quy Củ Tụng” là một tác phẩm thuộc bộ môn Duy Thức do Ngài Huyền Trang đời Đường biên soạn. Nguyên tác vốn rất dài, khó nhớ, khó thuộc, vì vậy Ngài Khuy Cơ, đệ tử của Ngài Huyền Trang được phép Sư Phụ, đã toát yếu tác phẩm trên thành 41 câu tụng, giúp người tu học Phật được dễ dàng hơn trong việc đọc tụng hằng ngày.

Mặc dù là một tác phẩm tóm gọn, vẫn hàm chứa tất cả tinh yếu về hành trạng của tám Tâm Thức, diễn bày sự sinh hóa của vạn hữu, của mỗi cảnh giới chúng sanh và Phật.

“Bát Thức Quy Củ Tụng” của Ngài Khuy Cơ nhằm đạt được sự tóm gọn, trở nên quá cô đọng, khiến đọc giả, chưa đi sâu vào bộ môn Duy Thức, khó hiểu; do đó Hòa Thượng Thích Thắng Hoan đã giảng dịch tác phẩm này, giúp chúng ta có cơ hội khám phá kho tàng Duy Thức, vốn là một bộ môn quan trọng của Phật học, có tính cách khoa học, gần gũi với thờì đại mới.

Với sự nghiên cứu sâu dày về bộ môn Duy Thức, qua gần 60 năm tu tập, Hòa Thượng Thích Thắng Hoan đã biên soạn, giảng dịch nhiều tác phẩm về Duy Thức như: “Khảo Nghiệm Duy Thức học”, “Bát Ngã Tâm Kinh Qua Cái Nhìn Của Duy Thức ...” và bây giờ, với lối dịch thoát văn, lời giảng giải gọn gàng, ví dụ cụ thể, tác phẩm “Bát Thức Quy Củ Tụng” của Ngài Khuy Cơ do Hòa Thượng Thích Thắng Hoan giảng dịch đã trình bày một cách rõ ràng và sự biến hiện của các cảnh giới, sự sai khác và đồng nhất của vạn hữu ... Dù ngắn gọn, tác phẩm vẫn giúp chúng ta thấy được, hiểu được nguồn gốc và giá trị về những suy, tư, nghĩ, tưởng; nguyên nhân của sinh tử luân hồi, nghiệp nhân, nghiệp quả, mà mỗi chúng sanh đã đang tạo tác và thọ nhận ... Sự hiểu biết đó, được gọi là “Chánh Kiến” hành trang tối cần cho những ai muốn hướng đến đời sống cao đẹp, giải thoát.

“Bát Thức Quy Củ Tụng"với lời giảng của Hòa Thượng Thích Thắng Hoan qua đường lối Duy Thức, còn giúp cho chúng ta nhận rõ rằng: “Chính mỗi người, mỗi chúng sanh, đã tự tạo cuộc sống cho chính mình, dù đó là an vui hay phiền não, súc sinh hay nhân thiên, địa ngục hay niết bàn ...” Từ những thấy biết như vậy, niềm tự tin trở nên cần thiết hơn, thuận lợi hơn và đó là bước quan trọng trong đời sống tu tập để chuyển hóa mình hướng về đời sống tốt đẹp.

Nhà xuất bản Nguồn Sống ước mong quý độc giả sẽ được lợi ích khi đọc cuốn “Bát Thức Quy Củ Tụng" này, không phải chỉ tăng trưởng sự hiểu biết mà còn một lợi ích thiết thực ở nơi mỗi người khi thông hiểu về Duy Thức.

Chúng tôi chân thành tri ân Hòa Thượng đã vì lợi ích chúng sanh, diễn dịch, biên soạn nhiều tác phẩm về Duy Thức Tông hết sứcgiá trị về tinh thần học Phật của người Phật tử. Nhà xuất bản Nguồn Sống rất mong được đón nhận thêm những tác phẩm của Ngài để góp phần “Hoằng Dương Phật Pháp, Lợi Lạc Quần Sanh”, và xin hân hạnh giới thiệu tác phẩm giảng dịch “Bát Thức Quy Củ Tụng" của Hòa Thượng Thích Thắng Hoan đến với quý độc giả thập phươngtoàn thể Phật tử.

Trân trọng,

 

Viết tại Pháp Duyên Tịnh Xá

Trọng Xuân năm Bính Tý (1996)

Tỳ Kheo THÍCH GIÁC LƯỢNG

LỜI NGƯỜI DỊCH

“QUYỂN BÁT THỨC QUY CỦ TỤNG” của Ngài Huyền Trang, được Ngài Khuy Cơ toát yếu, chúng tôi nhận thấy rất quan hệ với quyển “Khảo Nghiệm Duy Thức Học” Quyển Bát Thức Quy Củ Tụngchúng tôi đã phân tích nội dung, mặc dù trong đó chỉ trình bày hành tướng của tám tâm thức, nhưng đã nói lên được tất cả những gì liên quan đến tám Tâm Thức qua mọi lãnh vực sinh hoạt đều có tác dụng tương ưng.

Điểm đặc biệt nhất nơi quyển sách này là sự phân tích rõ ràng trong việc kết hợp giữa tám Tâm Vương và năm mươi mối Tâm Sở qua sự hỗ tương sinh hoạt, mà nơi quyển Khảo Nghiệm Duy Thức Học chúng tôi chưa tiện bề giải thích. Ngoài ra, quyển Bát Thức Quy Củ Tụng còn nói lên được tính chấtgiá trị của tám Tâm Thức trong quá trình chuyển hóa để giác ngộ hoặc để độ sanh.

Do đó, trước tiên chúng tôi chọn quyển Bát Thức Quy Củ Tụng từ trong Đại Tạng Hán Tự để dịch sang Việt Ngữ, mục đích bổ túc tư tưởng cho quyển Khảo Nghiệm Duy Thức Học có thêm phần sáng tỏ lập trường.

Quyển Bát Thức Quy Củ Tụng này được dịch theo lối thoát văn, nghĩa là chỉ lấy ý tưởng của Duy Thức Học để diễn giải bằng cách cô đọng vào trong quyển sách này hơn là dịch theo văn pháp của Trung Hoa, bởi vì văn pháp cổ của Trung Hoa không giống như văn pháp của Việt Nam. Hơn nữa, cú pháp Trung Hoa trong quyển Bát Thức Quy Củ Tụng thì quá cô đọng, vì thế có thể trở nên tối nghĩa, khiến cho người đọc khó hiểu. Nơi bản dịch này, chúng tôi chủ trương “lấy ý hơn lấy lời”, cho nên sự giải thích trong đây nhằm soi vào những chỗ tối nghĩa; đồng thời sắp xếp lại theo chiều diễn tiến để cho ý tưởng Duy Thức Tông được phổ truyền sâu rộng.

Theo tinh thần Phật giáo, người học Phật cần “đọc văn cầu lý” hơn là chấp trước nơi văn chương chữ nghĩa. Với chiều hướng này, mong rằng quý độc giả hoan hỷthông cảm cho lối dịch của chúng tôi không đi sát với văn cú của Hán Tự Trung Hoa.

Quyển Bát Thức Quy Củ Tụng của Ngài Huyền Trang, một trong những tác phẩm tư tưởng Duy Thức, được xây dựng trên tinh thần Bồ Tát Hạnh. Phương pháp hành trì của Duy Thức Quán cũng là phương pháp tu tập của Bồ Tát Hạnh. Bởi sự liên hệ mật thiết giữa Bát Thức Quy Củ TụngBồ Tát Hạnh, chúng tôi muốn nhứt cử lưỡng tiện cho việc tham khảo, nên cộng thêm bản dịch 50 ngôi vị tu tập của Bồ Tát trong Phật Học Đại Từ Điển do Phật Quang xuất bản với nhan đề: “Quá TrÌnh Tu Tập Của Bồ Tát” nơi phần Phụ Bản để góp thêm tài liệu cho quý độc giả dễ dàng trong vấn đề nghiên cứu tu học.

Không ngoài mục đích xương minh Phật Pháp và nhằm phát huy Duy Thức Tông trong thời đại mới, thời đại văn minh cơ giới cực thịnh, chúng tôi nguyện dịch quyển Bát Thức Quy Củ Tụng này hầu cống hiến đến quý độc giả phương pháp đi vào kho tàng tư tưởng Duy Thức Tông có tính khoa học.

Vấn đề dịch thuật kinh sách, Giáo Điển cao thâm, Phật Pháp nhiệm mầu, thật là một việc làm đáng trách. Với tài sơ trí thiển, học cạn hiểu gần, chúng tôi qua phần dịch thuật, nơi tác phẩm này, không làm sao chu toàn giáo nghĩa. Nếu có chỗ sai lầm thiếu sót, âu cũng là bởi thấy biết hạn hẹp, kính mong các bậc cao minh niệm tình chỉ giáo. Thành thật cám ơn chư Tôn túc, quý thức giả và quý độc giả bốn phương.

Trân trọng cẩn bút,

THẮNG HOAN

 

 

BÁT THỨC QUY CỦ TỤNG

(Những bài Tụng khuôn mẫu giảng về tám Thức Tâm Vương)

Tác giả: HUYỀN TRANG

Người toát yếu: KHUY CƠ

Người dịch và giảng giải: THẮNG HOAN

I. XUẤT XỨ:

Đời nhà Đường, Ngài Huyền Trang là một vị Pháp Sư thông bác ba Tạng Kinh Điển của Phật giáo. Ngài dịch rất nhiều Kinh Luận Đại Thừa. Trong đó có những bộ luận thuộc về Tông Duy Thức. Bát Thức Quy Củ Tụng ở đây chính là một trong những bộ luận của Tông Duy Thức do Ngài sáng tác bằng văn xuôi. Nghĩa lý của Tông Duy Thức trong những bộ luận do Ngài phiên dịch cũng như sáng tác thì rất sâu xa thâm diệu và khiến cho những người chưa quen thuộc với Tông Phái nói trên gặp phải khó khăn không ít trong việc nghiên cứu để tìm hiểu chân giá trị môn học này. Ngài Khuy Cơđệ tử của Ngài Huyền Trang, mong muốn sự lợi ích của Tông Duy Thức được phổ biến sâu rộng trong nhân gian, liền xin phép Bổn Sư toát yếu bộ luận đây thành bài Tụng để cho người đọc dễ nhớ. Những bài Tụng trong Bát Thức Quy Củ Tụng gồm có 4 Chương và mỗi Chương có 12 câu Tụng, nhằm mục đích trình bày rõ ràng hành tướng của tám Tâm Thức chính yếu với nhan đề là “Bát Thức Quy Củ Tụng".

II. ĐỊNH NGHĨA:

A.- BÁT THỨC:

THỨC: là hiểu biết, là phân biệt. Bát Thức nghĩa là tám loại hiểu biết, tám loại phân biệt. Tám loại hiểu biết được liệt kê như sau:

1.- Hiểu biết qua mắt gọi là Nhãn Thức.

2.- Hiểu biết qua tai gọi là Nhĩ Thức.

3.- Hiểu biết qua mũi gọi là Tỷ Thức.

4.- Hiểu biết qua lưỡi gọi là Thiệt Thức.

5.- Hiểu biết qua thân gọi là Thân Thức.

6.- Hiểu biết qua Ý (Manas) gọi là Ý Thức.

7.- Hiểu biết qua sự so đo, chấp trước gọi là Mạt Na Thức.

8.- Hiểu biết qua sự xây dựng, qua sự bảo trì và qua sự tàng trữ vạn pháp gọi là Alaya Thức.

Sáu Tâm Thức ở trước, từ Nhãn Thức cho đến Ý Thức đều y cứ nơi Căn (Giác quan) để đặt tên cho chúng. Thức Mạt Na thứ bảy thường duyên đến và chấp trước nơi Kiến Phần tư lương của Thức Alaya thứ tám để chọn làm Ngã Pháp (Ngã TướngPháp Tướng), nên được đặt tên là Thức Mạt Na. Kiến Phần Tư Lương nghĩa là phần tác dụng (Activity) của Thức Thể Alaya trong công việc tính toán so lường để xây dựngbảo trì vạn pháp đúng theo giá trị luật Nhân Quả Nghiệp Báo của mỗi Pháp nên gọi là Kiến Phần Tư Lương, còn Thức Alaya thứ tám chính là chỉ cho Thức Thể Alaya (Thức Thể là Tâm Thức thuộc loại Dynamic-State). Thức Thể Alaya dịch là Vô Một, nghĩa là Tâm Thức này thường hay dung chứa và bảo trì hạt giống của tất cả sự vật không cho tiêu diệt, nên Tâm Thức này gọi là Vô Một.

B.- QUY CỦ:

QUY: là dụng cụ để đo hình tròn. CỦ: là dụng cụ để đo hình vuông. QUY CỦ: nghĩa là những dụng cụ để đo hình tròn và hình vuông của Thợ Mộc. Người Thợ Mộc, nếu không có Quy-Củ thì không thể nào xây dựng sự vật đúng theo kiểu mẫu. Quy Củ ở đây nghĩa bóng là phương thức, là khuôn mẫu cho việc xây dựng cũng như sáng tạo các pháp và con người.

C.- TỤNG:

TỤNG: là những bài Tụng gồm những lời văn ngắn gọn, dễ đọc, mà khi đọc thì có âm, có điệu dễ nghe. Nói cách khác, những bài Tụng giảng giải về tám Tâm Thứcthuyết minh hành tướng của mỗi Tâm Thức một cách rõ ràng, thiết thực, chính xác, có đường lối giống như Quy Củ, nên gọi là Bát Thức Quy Củ Tụng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15590)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15032)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14869)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13288)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14459)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20226)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18448)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30767)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12428)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15527)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13780)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13954)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13553)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14486)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13731)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16739)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15394)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31264)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18842)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15021)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14619)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14601)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13814)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19704)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14457)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14530)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14736)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14779)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17940)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13592)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13724)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14978)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14182)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16459)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15357)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13510)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13184)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13284)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13008)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14102)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14729)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14246)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14639)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13029)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13816)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13281)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13772)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14708)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14782)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13303)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12856)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13768)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13697)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13350)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13909)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13716)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12620)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14848)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12888)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12471)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant