Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

03. Trí tuệ vận hành

01 Tháng Tám 201200:00(Xem: 14660)
03. Trí tuệ vận hành

ĐOẠN TRỪ LẬU HOẶC

Tác giả: Acharya Buddharakkhita
Dịch giả: Pháp Thông

PHẦN II

TRÍ TUỆ VẬN HÀNH

Như một sự áp dụng thực tiễn, tác ý chơn chánh là tác ý các pháp trong ánh sáng của những sự thực cơ bản đang hiện hữu. Ðiều này có nghĩa là thiết lập một lối tiếp cận sự thật trên những nền tảng cơ bản, hay nói cách khác là tiếp cận sự thực dựa trên Tam Tướng: Vô Thường, Khổ, và Vô Ngã.

Khi ta đã quen nhìn mọi sự mọi vật dựa trên bức phông tam tướng này, tự nhiên ta sẽ phát triển được một sự thức tỉnh mà trong ngôn ngữ Pāli gọi là aniccā-sanñnā (vô thường tưởng), dukkha-sanñnā (khổ tưởng) và anattā-saññā (vô ngã tưởng). Chính sự thức tỉnh này cộng với sự nhạy bén liên quan đến các kỹ thuật (phòng hộ) được xem là thích hợp nhất với tình huống đó, tạo thành sự tác ý chơn chánh. Như vậy tác ý chơn chánh (yoniso manasikaàra) chung quy lại chỉ một điều, đó là, một lối ứng xử tinh thần nào đó cần thiết để đáp ứng với hoàn cảnh xảy ra theo cách có thể đem lại lợi ích cho sự phát triển tâm linh và mở mang trí tuệ.

Nếu nhìn vào cuộc đời trên những nét đại cương của nó, ta có thể nhận ra ba phạm trù rõ rệt liên quan đến cách ứng xử thích hợp của con người. Ðó là:

- Lối ứng xử liên quan đến sự vận hành của chính tâm chúng ta - đó là những tư duy, thôi thúc, khát khao, ám ảnh, cảm xúc, khái niệm, quan niệm, ý kiến v.v...

- Lối ứng xử liên quan đến những cá nhân khác - đó là những người thân, bạn bè, người không thân không thù, kẻ thù v.v... Nói theo từ ngữ hiện đại là những quan hệ giữa con người với con người.

- Lối ứng xử đối với những trường hợp phi cá tính - đó là những loại công việc và lề thói hàng ngày mà ta buộc phải liên lụy như ở nhà, ở trường học, xí nghiệp hay văn phòng v.v...

Sự nhạy bén liên quan đến một kỹ thuật được xem là thích hợp nhất đối với hoàn cảnh xảy ra đã được giải thích trong bài Kinh Tất Cả Lậu Hoặc (Sabhāsava Sutta) dưới hình thức của bảy pháp môn rõ rệt. Phương pháp luận ở đây chủ yếu muốn nói đến sự nhạy bén. Và sự nhạy bén đó là trí tuệ hay tuệ giác, hoặc sự thận trọng đang vận hành. Về cơ bản, việc áp dụng thực tiễn của trí tuệ chính là kết quả của sự tác ý chơn chánh.

Như vậy, bảy pháp môn đã được Ðức Phật trình bày là hoàn toàn đầy đủ và bao trùm hết tất cả, tức là nó nổi bật lên như những sự kiện hiển nhiên, và ta chỉ có chấp nhận chứ không thể hoàn thiện hơn được nữa. Chẳng hạn khi ta bị xung đột nội tâm do tác ý đến những vấn đề siêu hình, thần học hay tư tưởng hệ, chắc chắn không thể có một pháp môn nào hiệu quả hơn việc áp dụng tri kiến (vipassanā) liên quan đến Tứ Thánh Ðế và đến Tam Tướng: Vô Thường, Khổ và Vô Ngã. Vì, sự suy luận chỉ có nghĩa là một trạng thái tâm phân tán và lan man, nó phản ánh một sự bất tri hay biết một cách sai lầm. Những gì ta không biết chắc, là cái mà ta thường suy luận về. "Cái không biết chắc này" là bản chất của vô minhsi mê. Nó giống như cái bóng làm mờ tối tâm trí.

Kỹ thuật hiệu quả duy nhất chắc chắn phải là sự trau dồi tri kiến (minh sát). Khi một người suy luận về bản chất của mình, dù điều này được thực hiện trên cơ sở triết lý và tự nhiên chăng nữa, nghĩ rằng "Ta có mặt, hay ta không có mặt, trong quá khứ; Ta sẽ có mặt, hay Ta sẽ không có mặt, trong tương lai; và Ta thực sự có mặt, hay Ta không thực sự có mặt, trong hiện tại". Ở đây, nếu có sự sáng suốt hoàn toàn, nhất thiết sẽ đặt cái gọi là "Ta" đó trong ánh sáng của những thực tại vô thường, khổ, vô ngã, như vậy mới tỉnh ngộ khỏi những ảo tưởng do sự suy đoán đó tạo ra. Những lý thuyết, tưởng tượng và phỏng đoán này rất là nguy hiểm, nhất là khi nó liên hệ đến tự ngã của con người.

Như lý Tác ý trong một trạng huống như vậy chắc chắn phải là sự thay thế những lý thuyết, phỏng đoán v.v... đó bằng kinh nghiệm trực tiếp. Và sự kinh nghiệm trực tiếp về chính bản thân mình xuyên qua một pháp môn hết sức rõ ràng và khách quan như là Thiền Minh Sát (vipassanā) này chắc chắn chỉ để lộ ra cái bản chất thực của tự ngã là vô thường, khổ và vô ngã (không có thực thể).

Tương tự, các pháp môn khác như sự phòng hộ tự thân, nghĩa là tập trung sự chú ý hay chánh niệm trên sáu căn, kể cả tâm, cũng làm tăng thêm sự thiện xảo do tác ý chơn chánh sanh để đối phó với những trạng huống quỷ quyệt nhất mà chính tâm ta tạo ra. Chỉ có một cái tâm tỉnh táo mới có thể thành công trong việc đoạn trừ cái Ta trá hình, những trò lừa đảo của tự ngã, những tư tưởng chỉ có lý lẽ bên ngoài, v.v... đang khởi lên trong tâm, làm ô nhiễmsuy yếu tâm. Tất cả những ác bất thiện tâm này chỉ có thể được ngăn ngừa bằng sự canh chừng thường xuyên, và điều này được thực hiện một cách tự nhiên ở các cửa ngỏ của tâm, đó là các căn.

Nếu muốn ngăn một tên trộm không cho lấy đồ đạc trong nhà, phương pháp khôn ngoan và hữu hiệu nhất, chắc chắn là sẽ canh chừng không để cho nó vượt qua hàng rào hoặc đột nhập vào nhà. Tuy nhiên, do sơ hở hay thiếu cảnh giác, đã để cho hắn lọt vào, và rồi cố gắng vật lộn với nó, thì đó là cách hành động của một anh khờ! Bởi thế, người nào nói rằng cứ việc thỏa mãn các căn và nuông chiều những dục vọng của mình rồi kiểm soát nó, hiển nhiên đang chịu đau khổ vì đã tự dối mình và đang áp dụng pháp môn của kẻ ngu. Do vậy, phòng hộ tự thân, như một hình thức biểu lộ của như lý tác ý, là pháp môn hữu hiệu nhất đã được Ðức Phật đặt ra để đối phó với chính bản thân mình, hay nói khác hơn, đó là một lối ứng xử vô song đối với phạm trù thứ nhất trong số ba phạm trù được đề cập ở trên (đối với tâm mình, đối với tha nhân, đối với hoàn cảnh).

Thọ dụng chơn chánh là pháp môn thứ ba liên quan đến những nhu cầu của con người, như thực phẩm, y phục, thuốc trị bệnh và chỗ trú ngụ. Cũng cần nhấn mạnh ở đây là, do những nhu cầu ngày càng tăng hoặc do thọ dụng không chính đáng những nhu cầu ấy mà con người đã thực sự tự giam mình vào ngục tù của lối sống đê tiện và đáng khinh đến như thế nào. Những người sống không tri túc là những người lúc nào cũng cảm thấy thất vọngbất mãn vì không kiếm được thêm nữa, cuộc sống của họ là một cuộc sống đầy đấu tranh và xung đột. Ðây là điều bất hạnhcon người phải chuốc lấy do sống quá những gì thật sự cần thiết. Tuy thế, nó cũng dễ dàng được hoá giải bằng cách thọ dụng chơn chánh những nhu cầu của cuộc sống. Và điều này một lần nữa muốn nói tới sự tác ý chơn chánh, thuật giả kim này nhằm chuyển hoá lối thọ dụng không đúng đắn đó thành lối sử dụngmục đích và hữu ích.

Pháp môn thứ tư, kham nhẫn, có thể được mô tả như một kỹ thuật tuyệt vời nhất, nhằm đương đầu với mọi hoàn cảnh gồm cả ba phạm trù trên. Có rất nhiều tình huống trong cuộc đời này không thể giải quyết bằng một cách nào khác ngoại trừ kham nhẫntha thứ, bằng sự nhẫn nại chịu đựng. Những ai thường thiếu kiên nhẫn, không chịu đựng nổi những lời nói thô lỗ ác độc, những mất mát đau thương v.v..., những người ấy cũng khó kềm giữ được mình trước những thành công, sung túcdanh dự trong cuộc đời.

Thật khó giữ lại những điều tốt đẹp mà người ta đã có lần được tưởng thưởng, nếu không có một mức độ hoàn thiện tinh thần nào đó. Vì lẽ đó mà ta thường thấy một nhân viên chính phủ nổi danh lại đâm ra kiêu căng, hống hách; một chính trị gia lại trở nên tham nhũng, vô lương tâm; một thương gia trở thành tham tàn quá mức và còn giả nhân giả nghĩa; một người làm việc xã hội, một bác sĩ, kỹ sư, nhà hùng biện, hay một nhà lãnh đạo tôn giáo trở nên hoàn toàn vô nguyên tắc và ích kỷ...

Do đó, ta cần phải học cách kham nhẫn ngay cả trong những trường hợp thành côngnổi tiếng, huống nữa là trong những cảnh ngộ thất bại và bất hạnh. Nhờ thế, ta mới có thể sống một cuốc sống quân bình, có tiết độđiềm đạm. Kham nhẫn như một hình thức biểu lộ của sự tác ý chơn chánh, thực sự là một vũ khí mạnh mẽ có thể được vận dụng một cách sắc bén để đương đầu với mọi thách thức.

Ðương đầu với một tình thế nguy hiểm hay một hiểm họa đang đến, chỉ một chút thiếu thận trọng hay khinh suất cũng đủ tước đi mạng sống của người ấy, hoặc hủy hoại nhân cách cũng như sự nghiệp của họ. Chỉ có tránh né, do chơn chánh giác sát phát sanh, mới có thể cứu ta thoát khỏi một tình huống có thể xảy ra như vậy. Do đó, pháp môn thứ năm, tránh né, là cực kỳ thực tiễn.

Ðối với pháp môn thứ sáu, pháp môn trừ diệt, cũng vậy. Pháp môn này liên quan đến sự diệt trừ những tà niệm hay những bất thiện tâm sở như là xan tham, sân hận, tật đố v.v... Nếu ta muốn ngăn ngừa những đau khổ và hiểm họa có thể tránh né được, thì không nên kéo dài một niệm bất thiện khi nó khởi lên, mà cần phải trừ diệt tức thời. Ðó là ý nghĩa của pháp môn này.

Về cơ bản, tư duy là nguồn cội của hành động. Hành động được thể hiện bằng sự ứng xử. Và lối ứng xử nói lên nhân cách của con người. Nếu cứ để cho những tà niệm hay những tư duy bất thiện khởi lên, thì tâm, cách cư xử và cả cuộc sống của người ấy sẽ trở nên nhơ bẩn, kéo theo những bất hạnh không thể nói hết được.

Pháp môn cuối cùng, tức là đoạn trừ lậu hoặc bằng tu tập, cần được xem là pháp môn thiết yếu nhất. Nó đem lại những phẩm chất tích cực mà, một mặt loại trừ tất cả những gì được xem là ác và bất thiện, và mặt khác, trợ giúp cho việc thăng hoa sự toàn bích tinh thần. Những phẩm chất tích cực này được gọi một cách đầy ý nghĩa là các Chi Phần Giác Ngộ, bởi lẽ chúng là những thành phần của Kinh nghiệm Siêu Thế cao quí gọi là Giác Ngộ, dẫn đến sự chuyển hóa tâm linh rực rỡ. Cùng với sự Giác Ngộ này, hành giả có được sự trực kiến Niết Bàn, đoạn lìa vòng luẩn quẩn của nghiệp và tái sanh, đồng thời chặt đứt luôn mười kiết sử đã từng trói buộc con người trong tam giới qua vô lượng thời gian, và hành giả cũng hoàn tất xong công việc tìm lối vào chiều kích của sự Giải Thoát Tối HậuAn Lạc Vĩnh Hằng.

Thất Giác Chi hay bảy Chi Phần Giác Ngộ này gồm: Niệm Giác Chi, Trạch Pháp Giác Chi, Tinh Tấn Giác Chi, Hỷ Giác Chi, Tịnh Giác Chi, Ðịnh Giác Chi, và Xả Giác Chi, tạo thành những đặc trưng của sự Giác Ngộ. Tại sao? Bởi lẽ chúng "y cứ viễn ly, ly tham, đoạn diệt" và "hướng đến sự từ bỏ". Từ những trích dẫn kinh điển vừa kể chúng ta thấy rằng sự Giác Ngộ hay Tuệ Chuyển Hóa, hoặc gọi cách khác là Ðạo Quả Siêu Thế (Lokuttara Magga Phala), thể hiện một sự chuyển hóa nội tâm. Chỉ khi sự kiện này xảy ra người ta mới có thể vượt qua được tầm ảnh hưởng của những trói buộc thế gian như tham lam, dục vọng, sân hận, si mê, vô minh và những kiết sử khác đã giam giữ con người trong vòng luân hồi bất tận.

Như vậy, sự Chứng Ðắc Cao Quý này vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan, tức, vừa là sự dừng lại của tham áisi mê, vừa là sự dừng lại của những hệ lụy trong Nghiệp Báo, Tái SanhKhổ Quả. Nếu nền tảng của sự hoàn thành Lâu Ðài Siêu Thếviễn ly, ly tham v.v..., thì cấu trúc thượng tầng của nó phải là sự Từ Bỏ Tối Hậu của tất cả những gì phủ kín sự toàn bích tâm linh.

Mặc dù sự chuyển hóa tâm linh này là siêu nghiệm, nhưng vẫn có thể xác chứng được theo lối kinh nghiệm. Sự kiện này có thể xảy ra như thế nào? Do sự xác minh của các Chi Phần Giác Ngộ, và sự Giác Ngộ này cũng có thể được kiểm chứng ngay trong hiện tại. Chẳng hạn, khi một người hành thiền hay tu tập tâm để làm hoạt hóa hay đánh thức những tiềm năng ẩn tàng và để vươn đến những đỉnh cao xuất thế của sự giải thoát, một trong những kinh nghiệm căn bản của vị ấy là chánh niệm. Không có chánh niệm hay sự chú tâm, chắc chắn người ấy không thể nào hành thiền hoặc thành tựu dù chỉ một chút định tâm.

Cùng với sự tiến bộ trong thiện pháp, khi vị ấy phát triển chánh niệm, vị ấy cũng phát triển luôn tuệ thể nhập vào sự vận hành của tâm, mà điều này cũng hàm ý là vị ấy có Trạch Pháp Giác Chi. Khi trạch pháp được phát triển, tâm trở nên dõng mãnh và tinh tấn, dẫn đến sự nhiệt tâm và hỷ. Hỷ đưa đến an tịnh. Trạng thái an tịnh này tự động hợp nhất tâm đồng thời phối hợp với các căn khác của nó. Từ sự định tâm (samādhi) này dần dần phát triển thành xả, trạng thái cân bằng tâm hoàn hảo đó tượng trưng cho sự toàn bích mà Giác Ngộ hàm ý. Khi các Chi Phần Giác Ngộ đã được tu tập và làm cho sung mãn như vậy, hành giả đoạn trừ hết các lậu hoặclúc ấy được gọi là "vị đã nhiếp phục tham ái, cắt đứt các kiết sử, và nhờ quán triệt kiêu mạn (thấy rõ bản chất của ngã mạn), vị ấy là người đã thực sự đoạn tận khổ đau".

Ðiều này đưa chúng ta trở lại yếu tố cốt lõi của phương pháp luận, đó là, sự thận trọng hay trí tuệ vận hành. Tính hướng tâm của tuệ thực tiễn này được nhấn mạnh ở mỗi trong bảy kỹ thuật đoạn trừ lậu hoặc đã nói ở trên. Bài Kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc, mà hẳn chúng ta đã thấy, thường lặp đi lặp lại câu "chơn chánh quán tưởng" vị hành giả "sống phòng hộ tự thân, thọ dụng chơn chánh các nhu cầu cơ bản, kham nhẫn những cảm thọ khó chịu và đau đớn, tránh né hiểm nguy, kể cả những nơi bất xứng và những bạn bè xấu ác, trừ diệt những tà niệm v.v... và tu tập các Chi Phần Giác Ngộ."

Như vậy các pháp môn này đều được thiết lập trên sự tác ý chơn chánh. Bởi lẽ tác ý chơn chánh có nghĩa là quán Tam Tướng: Vô Thường, Khổ, và Vô Ngã; quán Tứ Thánh Ðế, và toàn bộ phương thức cuối cùng cô đọng lại là trí tuệ vận hành, mà Ðức Phật, trong một bài kệ ý vị, đã gọi đó là sự thận trọng - Nepakka. [4]

Như chúng ta đã đề cập ở trên, pháp môn cuối cùng, bao gồm sự tu tập Bảy Chi Phần Giác Ngộ, là pháp môn thiết yếu nhất trong bảy pháp môn đoạn trừ lậu hoặc. Sở dĩ như vậy là vì việc trau dồi các Chi Phần Giác Ngộ trên thực tếTrí Tuệ Vận Hành trong ý nghĩa thông dụng nhất của từ. Và sự thận trọng ở đây tiêu biểu cho tất cả Ba Mươi Bảy Pháp Trợ Bồ Ðề (Bodhipakkhiya Dhamma).

Ðiều này đưa chúng ta trở lại bài kệ, trong đó Ðức Phật nói đến sự thận trọng như trí tuệ vận hành, là tiêu điểm của Bát Thánh Ðạo, và là điểm hội tụ, ở đây, những phẩm chất tinh thần bẩm sinh và do tu tập hình thành cùng hòa quyện vào nhau để tạo ra sự toàn bích.

Tương Ưng Kinh (Samyutta Nikāya) đề cập đến một tình tiết khá lý thú, trong đó một vị chư thiên đi đến chỗ Ðức Phật ở vào ban đêm, và để dứt trừ những mối hoài nghi của mình, đã nêu lên câu hỏi này:

"Nội triền và ngoại triền
Chúng sanh bị triền phược
Con hỏi Gotama (Ðức Phật)
Ai thoát khỏi triền này?"

Ðức Phật trả lời:

"Người trú giới có trí,
Tu tập tâm và tuệ,
Nhiệt tâm và thận trọng
Vị Tỳ khưu thoát triền. 
Với ai đã từ bỏ
Tham, sân và vô minh,
Bậc lậu tận, ứng cúng
Vị ấy thoát triền phược.
Chỗ nào danh và sắc (tâm và thân)
Ðược đoạn tận vô dư,

Ðoạn chướng ngại, sắc tưởng
Chổ ấy triền được đoạn."

Ba bài kệ trên đây có những hàm ý rất sâu sắc, cả trên quan điểm tâm lý lẫn triết lý thực tiễn. Bài kệ đầu phác họa con đường thanh tịnh tâm. Bài kệ thứ hai tập trung vào sự chứng đắc các Trạng Thái Siêu Thế cao tột của bậc A-la-hán, Bậc Vô Học (Asekha), vị không còn nằm trong sự câu thúc của các kiết sử nữa mà đã trở thành chủ nhân của chính mình. Bài kệ thứ ba mở ra cho thấy thực tại khách quan của Niết Bàn như sự siêu việt, chiều kích tuyệt đối của Giải Thoát, mà tiếp chạm được với chiều kích này là thực sự chuyển hóa tâm thành nhân tố Siêu Thế.

Bài kệ đầu gồm có sáu đề mục phong phú là: "Bậc Trí", "Giới", "Tăng Thượng Tâm", "Tuệ", "Nhiệt Tâm", và "Thận Trọng", hợp cùng nhau, tạo thành toàn bộ lãnh vực thực hành phạm hạnh hay con đường hoàn thiện.

Ở đây "Giới" hay SīlaThanh Tịnh Giới. "Tăng Thượng Tâm" hàm ý tám Samāpatti (bát định) hoặc những Chứng Ðắc Thần Thông, dựa trên Ðịnh (samādhi). Chữ "Nhiệt Tâm" muốn đề cập đến một mức độ nhiệt tình và sức mãnh liệt nào đó đủ để thiêu đốt các phiền não. Ba từ còn lại có những hàm ý đặc biệt, mặc dù tất cả đều có nghĩa là tuệ căn.

"Bậc Trí", người trú trong giới v.v... ở đây muốn nói đến người có trí tuệ tự nhiên hay trí bẩm sinh, tức là loại trí được phú cho vào lúc tục sinh do quả của các thiện nghiệp quá khứ. Chỉ có người nào được phú cho tuệ bẩm sinh, dưới dạng khả năng thấu hiểu và phân biện một cách rõ rệt, chứ không phải loại tư duy theo trình tự logic, mới có thể hiểu được giá trị của đời sống phạm hạnh, mới có thể phân biệt được tốt với xấu, thiện với ác và luôn luôn chọn cho mình một lối ứng xử tích cực.

Theo đúng thuật ngữ, một người như vậy được gọi là Tihetuka puggala (người Tam Nhân) - một người mà kiết sanh thức (tâm tục sinh) của họ an trú vững chắc trong ba nhân (hetu) thiện là vô tham, vô sânvô si. Mặc dù được trình bày trong những hình thức tiêu cực, những từ này vẫn diễn đạt những điều kiện tâm lý hay những chức năng cực kỳ tích cực. Chẳng hạn, vô tham có nghĩa là lòng quảng đại, bố thí, độ lượng và những phẩm chất tích cực đại loại như vậy. Vô sân nói đến lòng từ, bi, thiện chí, cảm thông và những gì gần như vậy. Tương tự, vô si ngụ ý trí tuệ, sự hiểu biết, tuệ giác, tri kiến v.v... Như vậy, một người được tái sanh với một sự trang bị tinh thần mạnh mẽ có khả năng thể nhập vào những thực tại của vạn pháp, nhất thiết cũng sẽ được tạo điều kiện và định hướng tương xứng để chọn lựa con đường tu tập giới, định, tuệ một cách tự nhiên.

"Tuệ", loại thứ hai trong ba tuệ của bài kệ, nói đến sự tu tập Thiền Minh Sát (Vipassanā) hay Thiền Tuệ, và những Ðạo Quả Tuệ Siêu Thế phát sanh do tu tập Minh Sát.

Từ "thận trọng" nghĩa là trí tuệ thực tiễn; hay nói khác hơn, đó là sự thiện xảo trong việc áp dụng các tăng thượng tuệ vào cuộc sống hàng ngày. Ở đây, tuệ căn được chuyển sang dạng kiến thức chuyên môn để thực hiện những trách nhiệm đời thường và để tạo cho mình một lối sống mà, trong khi tiếp tục duy trì sự tiếp xúc của nó với những Tuệ Siêu Thế hay tăng thượng tuệ, vẫn đặt mình trực diện với thế gian. Và tất cả những điều này không làm tổn hại chút nào đến Pháp (Dhamma) cả về hình thức lẫn nội dung.

Người thận trọng, kết hợp được, như vị ấy đã làm, ba loại tuệ đặc biệt nói trên với giới, định và lòng nhiệt tâm. Như vậy, chính vị ấy là tấm gương hoàn hảo của sự hoàn thiện tâm linh, và chỉ có vị ấy mới có đủ sự thành thụcnăng lực cần thiết để đoạn lìa những trói buộc (triền phược) của lậu hoặc. Trí tuệ vận hành, vì thế, muốn nói đến sự trưởng thànhsáng suốt của nội tâm, và là mục tiêu duy nhất của bảy pháp môn đoạn trừ lậu hoặc.

Về cơ bản, trí tuệ vận hành là như lý tác ý, mà sự tác ý này là trọng tâm của đời sống phạm hạnh và là nền móng trên đó, lâu đài giải thoát (vimokkha) được xây dựng. Nếu không có như lý tác ý, cuộc sống ắt hẳn sẽ bị các lậu hoặc tước đoạt đi.

Như lý tác ýcân nhắc kỹ một vấn đề trong tâm, suy xét thận trọng những lý do thuận và nghịch; lấy sự phản tỉnhsuy luận để đối lại với cơn bốc đồng; và sau khi đã phân tích và tách bạch phải trái, tốt xấu, thiện ác, cố gắng xác quyết con đường chơn chánh để theo.

Hoạt động tâm lý cân nhắc kỹ mọi thứ này là cái sẽ quyết định lối sống của một người - cuộc sống hoặc là tiến hóa hoặc là thoái hóa, cách cư xử của một người hoặc là có mục đíchlợi ích hay ngược lại, họ sẽ ngày càng hệ lụy vào nghiệp và bị trói chặt vô vọng vào vòng trầm luân, hay họ sẽ khéo xoay xở để tách mình ra khỏi sự kềm kẹp của nghiệp và tìm được lối vào chiều kích siêu thế của sự giải thoát tâm linh - Niết Bàn. Ðiều này hoàn toàn tùy thuộc vào cách họ tác ý. Không có sự lưng chừng; không có gì nằm giữa thiện ác; không có cái gì nằm giữa như lý tác ýphi lý tác ý. [5]

Khi tâm nằm trong sự kềm kẹp của lậu hoặc (āsava), mọi tư duy, thôi thúc, và những hoạt động tâm lý khác đều trở nên méo mó. Nếu nó được giải toả và hiệu chỉnh lại cho đúng, đồng thời con người học được cách nhìn cuộc đời trong một triển vọng mới, dựa vào bức phông thực tại, như một dòng khổ đau, do điều kiện tác thành, không có thực thể, khi ấy, cuộc đời trở thành một cuộc thực nghiệm vào Chân Trời Giải Thoát.

Cuộc hành hương từ những trạng thái tối tăm của lậu hoặc đến những trạng thái sáng sủa của Giải Thoát (Vimokkha), quả thực là một cuộc thách thức cam go, và là một sự hoàn thành vĩ đại. Tuy nhiên, cái công việc cam go và thiết yếu ấy lại hoàn toàn tùy thuộc vào cách ta tác ý, tư duy, và cân nhắc những thuận nghịch của mọi vấn đề như thế nào, trong từng khoảnh khắc và trong từng bước tiến của chúng ta.

--ooOoo--


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19672)
Hạnh phúc hay khổ đau trong kiếp sống hiện tại và tương lai đều là kết cục của những ý nghĩ và hành động trong kiếp sống quá khứ hay bây giờ của chúng ta...
(Xem: 23931)
Tôi nghe như vầy, một thuở nọ đức Phậttịnh xá Trúc Lâm, thành Vương Xá, xứ Ma Kiệt Ðà, cùng với năm trăm vị đại tỳ kheo, đều là các bậc A La Hán...
(Xem: 41173)
Khi ấy đức Thế tôn vì các Tỳ-khưu mà nói Pháp Tứ Đế, thời các Tỳ-khưu đầy đủ Tam minhLục thần thông. Bấy giờ các Tỳ-khưu khuyến thỉnh đức Thế tôn chuyển Pháp luân.
(Xem: 19659)
Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
(Xem: 23941)
Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đỡ người khác trên tất cả những thứ khác.
(Xem: 21728)
Bắt đầu quan sát những hoạt động trong tâm ta - những ý nghĩ, cảm xúccảm giác. Chỉ quan sát những hoạt động tinh thần này mà không dính líu vào điều nào cả...
(Xem: 23281)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát vô cùng hoan hỷ về sự tu tậptâm thành của ta, Ngài tan thành một luồng ánh sáng trong suốt đi vào đỉnh đầu ta và an trú nơi tim ta.
(Xem: 27474)
Vi Diệu Pháp giúp chúng ta thấy rõ chơn tướng của các pháp và nhờ đó ta có thể dẹp đi những kiến thức sai lầm về con ngườithế gian.
(Xem: 26521)
Kinh Pháp Hoa tuyên thuyết hai thông điệp chính: (i) Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, và (ii) Chỉ có một con đường tu học duy nhấtPhật thừa. Tam thừa chỉ là phương tiện dẫn dắt chúng sanh buổi ban đầu.
(Xem: 29282)
Thắng Pháp Tập Yếu Luận - Tỳ kheo Thích Minh Châu (dịch và giải) Viện Đại Học Vạn Hạnh 1973
(Xem: 33141)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 20167)
Luận về giáo ngữ đều có ba câu liền nhau là sơ thiện, trung thiện và hậu thiện. Sơ là dạy họ phát thiện tâm, trung là phá thiện tâm, hậu mới là thiện tốt.
(Xem: 25724)
Cái nhân bồ tát hạnh của Phật làm cho sự sống lâu của Phật đã không bao giờ hết. Phật ở bên ta... HT Thích Trí Quang dịch
(Xem: 20883)
Kinh Pháp hoa là kinh nói về pháp chân thực, hiện thực, vi diệu, nguyên vẹn của chư Phật, ví như hoa sen, nên Ngài La thập dịch là Diệu pháp liên hoa kinh.
(Xem: 31260)
Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas).
(Xem: 38506)
Hai mươi tám phẩm kinh Pháp-Hoa chan chứa tâm hạnh của Phật và đại Bồ-Tát, trải dài những con đường phương tiện giáo hóa thênh thang ngõ hầu mang chúng sanh từ phàm đến thánh...
(Xem: 21397)
Những ai hữu duyên đọc được kinh này, sẽ có chính kiến thấy được cuộc sống hiện tại là tấm gương phản chiếu quá khứ vị lai. Đúng như lời Phật dạy, mình không cần phải nhờ thầy xem bói mà chính mình là vị thầy bái cho mình hơn ai hết.
(Xem: 44210)
Lễ quy y theo Phật giáo là một buổi lễ tổ chức đơn giản cho cá nhân hay tập thể, xin gia nhập vào hàng ngũ Phật tử. Lễ này có thể tổ chức tại gia, chùa chiền...
(Xem: 29781)
Chủ đích của Thập Nhị Môn Luận là lý giải nhằm làm sáng tỏ giáo nghĩa thâm sâu cùng cực của Đại thừa. Cốt lõi quan trọng của giáo nghĩa này chính là đạo lý tánh Không...
(Xem: 42124)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 22112)
Kinh Ðịa Tạng được xem là một bộ "Hiếu Kinh" của Phật Giáo. Bồ Tát Ðịa Tạng là một vị Bồ Tát thực hành hiếu đạo, và là vị Bồ Tát hiếu thảo với cha mẹ nhất.
(Xem: 45677)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32068)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 23933)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo, vì danh từ và nghĩa lý của ngoại đạo cũng tựa như lời Phật, xem thì ngoại đạo với Phật hai ý khác hẳn...
(Xem: 24342)
Giới là nghĩa uy nghi. Định là chẳng loạn động. Huệ là sự hiểu biết. Giải thoát là lìa khỏi các dây ràng buộc. Vô thượngvô lậu, dứt hết các phiền não.
(Xem: 29221)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 33875)
Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn... TT Thích Đức Thắng dịch
(Xem: 27652)
Tăng Nhất A-hàm là so sánh sự mạch lạc của pháp rồi dùng số mà xếp thứ tự. Số tận cùng là mười, thêm vào một, nên gọi là Tăng Nhất... HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 32094)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 21031)
Đạo là con đườngđạo Phậtcon đường đi đến giác ngộ. Có vô số cách đi trên con đường ấy – vô lượng pháp môn tu – tùy theo căn cơ, tính giác của từng cá thể...
(Xem: 28825)
Thanh Quy cũng như luật ngoài đời, do Tổ thuật mà giữ gìn đúng nghi cách. Nhưng Thanh Quy khởi đầu từ ngài Pháp Vân đời Lương (thế kỷ 5) ở chùa Quang Trạch.
(Xem: 21531)
Tập sách nhỏ này do các Thiền sinh tại Tu Viện Chơn Không ghi lại các buổi nói chuyện của Thầy Viện Chủ trong những buổi chiều tại Trai đường hoặc ở nhà khách.
(Xem: 27999)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 22046)
Thiện nam tử, nếu có ngữ nghiệp của thân, miệng, ý thì không phải Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu khôngngữ nghiệp của thân, miệng, ý thì gọi là Phật ngữ.
(Xem: 21410)
Sa môn hỏi Phật, lành là gì? lớn nhất là gì? Phật nói, đi theo đường đạo, giữ đúng lẽ chân, là lành. Chí nguyện phù hợp với đạo là lớn nhất.
(Xem: 19475)
Phật dạy: Người có nhiều tội lỗi, không biết tự ăn năn sửa đổi, tội ấy chồng chất vào mình, chẳng khác gì nước dồn về biển, càng ngày càng nhiều... HT Thích Thanh Cát
(Xem: 19442)
Đức Phật dạy: "Những người xuất gia làm Sa-môn đoạn dục, khứ ái, nhận biết nguồn tâm của mình, thông đạt đạo lý thâm sâu của Phật và tỏ ngộ pháp Vô-vi.
(Xem: 19805)
Sau khi thành đạo, đức Thế-Tôn suy nghĩ rằng: “Lìa bỏ sự ham muốn, an- trụ trong vẳng-lặng, là điều cao hơn cả!”. Ngài an-trụ trong đại-định và hàng-phục các ma-đạo.
(Xem: 19209)
Đức Thế-Tôn nói qua về hành-tướng của nhân-duyên rằng: Do duyên kia sinh ra quả, nên dù Như-Lai xuất-hiện ra đời hay không xuất-hiện ra đời đi nữa, tính của mọi pháp (sự-vật) vẫn thường-trụ.
(Xem: 29126)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 20592)
Để có một đời sống hạnh phúc an lạc – những ngày hạnh phúc và những đêm an lạc – điều cực kỳ quan trọng là phối hợp sự thông tuệ của con người với những giá trị căn bản của nhân loại.
(Xem: 28258)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 23619)
Thiền Sư Phổ Chiếu thật đã ngộ Chơn Tâm thấy được bản tánh. Vì lòng từ bi vô lượng, Ngài chẳng tiếc những sợi lông mày, mở cửa phương tiện để dẫn dắt kẻ hậu lai.
(Xem: 33141)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31810)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 21354)
Giới luậtuy nghi không phải là những yếu tố hạn chếbó buộc, trái lại đó là những phương tiện bảo vệ tự do cá nhân và tạo nên sự hòa hợpan lạc cho đoàn thể tu học mình.
(Xem: 39582)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 21527)
Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ.
(Xem: 19355)
Tâm bồ-đề cũng như hư-không. Tâm và hư-không, không có hai tướng. Đây nói, tâm và hư-không, là nói về trí chân-không bình-đẳng.
(Xem: 26326)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 24788)
"Không" nếu làm "không" được thì chẳng phải chơn không, "sắc" nếu làm "sắc" được thì chẳng phải chơn sắc; Chơn sắc vô tướng, chơn không vô danh...
(Xem: 21728)
Khi niệm Phật dụng công chặt chẽ kín đáo thì vọng tưởng thô cố nhiên phải lặng chìm, nhưng rất khó nhận được tướng qua lại của phần vọng tưởng vi tế.
(Xem: 22348)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới là gốc của Vô thượng Bồ đề”. Do đó, tinh thần căn bản của Phật giáo là ở sự tôn nghiêm của giới luật, tức là đệ tử của Phật phải tôn trọng và tuân giữ giới luật.
(Xem: 29104)
TRUNG LUẬN có năm trăm bài kệ, là tác phẩm của Long Thọ. Lấy chữ Trung mà nêu Danh, là để soi tỏ cái Thật, lấy chữ Luận mà gọi tên, là để suốt cùng ngôn ngữ.
(Xem: 22537)
Hệ thống Kalachakra hay “bánh xe thời gian” hay ‘thời luân’ của Mật Pháp Tương Tục Du Già Tối Thượng bổ sung thêm xa hơn những sự song hành nội tại và ngoại tại.
(Xem: 20452)
Một trong những phương pháp tu tập của bồ tát hay động cơ chính khiến bồ tát hành bồ tát hạnh (Boddhisattvā-cāryā) không mệt mỏituệ giác tánh không.
(Xem: 23476)
Các pháp vốn không có tự tánh (vô tự tánh) nên không có tướng Hữu, thế mà bảo rằng có sự việc như thế, vì vậy nên cái việc (cho rằng) có đó hoàn toàn không hợp lý.
(Xem: 21220)
Trung Quán Luận gồm 27 phẩm, mặc dù có quán có phá, kỳ thực quán cũng là phá. Bất cứ hữu vi pháp, vô vi pháp, tất cả đều phá.
(Xem: 35260)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 24533)
Chơn tâm, Phật tánh thì lúc nào cũng như như bình đẳng, không cột mà cũng không cởi, nhưng con ngườichấp trước mê lầm nên thấy có ràng buộc và cởi mở để được giải thoát.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant