Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

03. Phép Tu Sa-di (Pabbajitavidhī)

02 Tháng Năm 201000:00(Xem: 5228)
03. Phép Tu Sa-di (Pabbajitavidhī)
LUẬT NGHI TỔNG QUÁT
Tỳ Kheo GIÁC GIỚI
Ấn bản 2003
Lưu ý: Đọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)

03. PHÉP TU SA-DI (PABBAJITAVIDHĪ)

Sự truyền giới xuất gia cho một thiện nam tử để trở thành một vị Sa-di (sāmaṇera), gọi là phép tu Sa-di.

Về nghi thức cho tu Sa-di không cần đến tăng sự tuyên ngôn (ñatti). Một vị Tỳ-kheo trưởng lão làm Thầy Tế Độ của Thiện nam tử ấy trước sự chứng minh của vài vị Tỳ-kheo hay Tăng chúng cũng tốt.

Trước tiên, giới tử phải tìm đủ y và bát, cạo bỏ râu tóc, cầm y bát đến trước mặt vị thầy tế độ, sau khi đảnh lễ Ngài ba lạy, xong đứng lên chắp tay nghiêm trang, tác bạch như sau:

"Ukāsa vandāmi bhante sabbaṃ aparādhaṃ khamatha me bhante mayā kataṃ puññaṃ sāminā anumoditabbaṃ sāminā kataṃ puññaṃ mayhaṃ dātabbaṃ sādhu sādhu anumodāmi. Ukāsa kāruññaṃ katvā pabbajjaṃ detha me bhante".

Bạch ngài, con thành kính đảnh lễ Ngài. Bạch ngài, xin hãy xá tội lỗi cho con: phước báu con đã làm xin Ngài tùy hỷ, phước báu Ngài đã tạo hãy cho đến con, lành thay! con xin tùy hỷ. Bạch ngài, kính xin Ngài hãy vì lòng bi mẫn mà cho con xuất gia.

Rồi ngồi xuống theo thế ngồi chòm hổm, chắp tay lên nói tiếp:

"Ahaṃ bhante pabbajjaṃ yācāmi; dutiyampi ahaṃ bhante pabbajjaṃ yācāmi; tatiyampi ahaṃ bhante pabbajjaṃ yācāmi".

Bạch ngài, con cầu xin được xuất gia; lần thứ nhì, con cầu xin được xuất gia; lần thứ ba, con cầu xin được xuất gia.

Kế đến giới tử cầm lấy bộ y ca-sa dâng đến tay Thầy Tế Độtác bạch như sau:

"Sabbadukkhanissaraṇanibbānasacchikaraṇat-thāya imaṃ kāsāvaṃ gahetvā pabbājetha maṃ bhan-te anukampaṃ upādāya" (nói ba lần).

mục đích chứng ngộ níp bàn và thoát mọi khổ đau, Bạch ngài, xin ngài vì lòng bi mẫnthu nhận y cà sa nầy và cho con xuất gia.

Giới tử lại đọc lời nầy để xin y ca sa:

"Sabbadukkhanissaraṇanibbānasacchikaraṇat-thāya etaṃ kāsāvaṃ datvā pabbājetha maṃ bhante anukampaṃ upādāya" (nói ba lần).

mục đích chứng ngộ níp bàn và thoát mọi khổ đau, Bạch ngài, xin ngài vì lòng bi mẫn mà cho lại con y cà sa đó và cho con xuất gia.

Khi giới tử dứt lời, Thầy Hòa Thượng hãy cho lại y ca sa cho giới tử và dạy sơ lược về cách quán tưởng khi mặc y phục, đồng thời dạy về đề mục niệm thân thể trược, và giới tử phải nói theo từng đề mục như sau:

"Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco; taco, dantā, nakhā, lomā, kesā".
Tóc, lông, móng, răng, da; da, răng, móng, lông tóc.

Xong rồi giới tử lui ra đến chỗ khuất mà thay đổi tướng mạo mặc y ca sa vào nghiêm trang đúng luật, mới trở lại trước mặc Thầy Hòa thượng đảnh lễ ngài ba lạy, và đứng lên chắp tay tác bạch xin thọ qui giới, như sau:

"Ukāsa vandāmi bhante sabbaṃ aparādhaṃ khamatha me bhante mayā kataṃ puññaṃ sāminā anumoditabbaṃ sāminā kataṃ puññaṃ mayhaṃ dātabbaṃ sādhu sādhu anumodāmi. Ukāṣa kāruññaṃ katvā tisaraṇena saha sīlāni detha me bhante."

Nghĩa như trước, đoạn cuối nghĩa là: Bạch ngài, xin hãy bi mẫn truyền qui giới cho con.

Đoạn ngồi chồm hổm chắp tay đọc tiếp:

"Ahaṃ bhante saraṇasīlaṃ yācāmi, dutiyampi ahaṃ bhante saraṇasīlaṃ yācāmi, tatiyampi ahaṃ bhante saraṇasīlaṃ yācāmi".

Bạch Ngài, con cầu xin thọ qui giới, lần thứ nhì ... lần thứ ba ...).

Thầy Hòa thượng phán:

"Yam-ahaṃ vadāmi taṃ vadehi"
Ta nói lời nào ngươi hãy nói theo lời ấy.

Giới tử lãnh giáo:

"Āma bhante" xin vâng, bạch Ngài.

Thầy Hòa Thượng niệm Phậtgiới tử cũng làm theo:

Namo tassa bhagavato arahato sammā sambuddhassa.
Kính lễ Đức Thế Tôn, Ưng cúng, Chánh Biến Tri (ba lần).

Tiếp đến, Thầy Hòa thượng truyền dạy giới tử thọ tam qui, đọc hai giọng Nam và Bắc phạn:

- Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi (con thành kính qui y Phật).
- Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi (con thành kính qui y Pháp).
- Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi (con thành kính qui y Tăng).

- Dutiyampi buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi (con thành kính qui y Phật, lần thứ nhì).
- Dutiyampi dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi (con thành kính qui y Pháp, lần thứ nhì).
- Dutiyampi saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi (con thành kính qui y tăng, lần thứ nhì).

- Tatiyampi buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi (con thành kính qui y Phật, lần thứ ba).
- Tatiyampi dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi (con thành kính qui y Pháp, lần thứ ba).
- Tatiyampi saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi (con thành kính qui y Tăng, lần thứ ba).

Phải đọc lại tam qui một lần nữa bằng giọng Bắc. Phân biệt giữa giọng Nam và giọng Bắc. Giọng Nam phát âm mũi (nāsikaja) như "Buddhaṃ (ṃ) saraṇaṃ (ṃ) gacchāmi" ...; còn giọng Bắc là phát âm môi (oṭṭhaja) hợp với âm mũi (nāsikaja) như "buddham (m) saraṇam (m) gacchāmi" ... vì rằng phẩm mạo Sa-di được thành tựu hay không do sau lời tuyên thệ tam qui (tisaraṇagamana), nên phải phát âm cho đúng chuẩn tiếng phạn.

Sau phần giới tử đã thọ tam qui, Thầy Hòa Thượng nhắc nhở:

"Tisaranaggahanaṃ paripuṇṇaṃ" (phép thọ trì tam qui đã tròn đủ).

Sa-di lãnh giáo: "Āma bhante".

Thầy Hòa thượng tiếp tục truyền thọ thập giới cho sa-di:

1. Pāṇāṭipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādi-yāmi. (tôi thọ trì điều học kiêng sát sanh).

2. Adiṇṇādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādi-yāmi. (tôi thọ trì điều học kiêng trộm cắp).

3. Abrahmacariyā veramaṇī sikkhāpadaṃ sa-mādiyāmi. (tôi thọ trì điều học kiêng hành dâm).

4. Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādi-yāmi. (tôi thọ trì điều học kiêng nói dối).

5. Surāmerayamajjapamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. (tôi thọ trì điều học kiêng uống rượu dể duôi).

6. Vikālabhojanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samā-diyāmi. (tôi thọ trì điều học kiêng ăn phi thời).

7. Naccagītavāditavisūkadassanā veramaṇī sik-khāpadaṃ samādiyāmi. (tôi thọ trì điều học kiêng sự ca nhạc khiêu vũ).

8. Mālāgandhavilepanadhāranamaṇḍanavibhūsaṇaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi. (tôi thọ trì điều học kiêng sự trang điểm đeo tràng hoa xức hương liệu).

9. Uccāsayanamahāsayanā veramaṇī sikkhāpa-daṃ samādiyāmi. (tôi thọ trì điều học kiêng chỗ nằm ngồi cao rộng).

10. Jātarūparajatappaṭiggahanā veramaṇī sik-khāpadaṃ samādiyāmi. (tôi thọ trì điều học kiêng thọ nhận vàng bạc châu báu).

Kết luận, đọc ba lần như sau:

"Imāni dasa sikkhāpadāni samādiyāmi" (Tôi xin thọ trì cả mười điều nầy).

Sa-di đã được truyền thọ mười giới như vậy rồi, đảnh lễ Thầy Hòa thượng.

*

Tiếp theo đó là làm nghi thức bái sư và xin y chỉ (nissaya).

Sa-di đứng lên trước mặt Thầy Hòa thượng, chắp tay tác bạch như sau:

"Vandāmi bhante sabbaṃ aparādhaṃ khama-tha me bhante mayā kataṃ puññaṃ sāminā anumo-ditabbaṃ sāminā kataṃ puññaṃ mayhaṃ dātabbaṃ sādhu sādhu anumodāmi. Ukāsa kāruññaṃ katvā nissayaṃ detha me bhante."

Bạch ngài, con xin đảnh lễ ngài v.v...bạch Ngài, xin ngài từ bi cho con y chỉ.

Phục xuống ngồi chồm hổm chắp tay, đọc tiếp:

"Ahaṃ bhante nissayaṃ yācāmi, dutiyampi ahaṃ bhante nissayaṃ yācāmi, tatiyampi ahaṃ bhante nissayaṃ yācāmi".

"Upajjhāyo me bhante hoti".

Bạch ngài, con cầu xin pháp y chỉ, lần thứ nhì, lần thứ ba ... bạch ngài, xin hãy là Thầy tế độ của con.

Vị Hòa thượng chấp nhận bằng lời:

" Sādhu!" - Tốt lắm!

Hoặc: lāhu, paṭirūpaṃ, opāyikaṃ, pāsādikena, sampādehi ... một tiếng nào cũng được.

Sa-di cúi đầu bái nhận bằng lời:

"Ukāsa sampaṭicchāmi. Sampaṭicchāmi. Sam-paṭicchāmi".
Con xin lãnh hội, Con xin lãnh hội, Con xin lãnh hội.

Vẫn tiếp tục nói:

"Ajjatagge dāni thero mayhaṃ bhāro, ahampi therassa bhāro" (ba lần).
Kể từ hôm nay trưởng lãotrọng trách của con, phần con cũng là trọng trách của trưởng lão.

Xong Sa-di đảnh lễ thầy ba lạy và ngồi xuống nơi phải lẽ để nghe thầy dạy dỗ ... từ đây vị Sa-di nầy phải làm tròn các bổn phận của vị đệ tử đối với Thầy Tế độ, phải luôn luôn tinh tấn học tập và trau giồi phẩm hạnh Sa-di trong thời gian chưa được tu lên bậc trên.

DỨT PHÉP TU SA DI

-ooOoo-
 
PHÉP TRUYỀN CỤ TÚC GIỚI
(UPASAMPADĀ)

Lễ truyền cụ túc giới là sự tế độ cho một thiện nam tử hay vị sa-di được đắc thành tăng tướng Tỳ-kheo.

Phép truyền cụ túc giới nhất định phải theo qui cách luật chế định mà Đức Thế Tôn đã ban hành từ xưa. Tăng sự này phải được thực hiện trải qua nhiều giai đoạn tuyên ngôn; tăng hội chứng minh phải có túc số tối thiểu là mười vị Tỳ-kheo, ở tại Ấn Quốc độ bắt buộc phải có tăng hội từ hai mươi vị mới được phép truyền cụ túc giới; tăng sự phải được tiến hành trong sīmā, và giới tử (người thọ cụ túc) phải là người nam, người công dân hợp pháp, phải sắm đủ y bát, được cha mẹ hoặc người bảo hộ cho phép, tuổi phải đủ trên hai mươi.

Trong tăng sự sẽ có một vị trưởng lão đức hạnh đủ hạ lạp để làm thầy tế độ (upajjhāyo) của giới tử, phải có một hoặc hai vị Tỳ-kheo thông hiểu luật nghi và tiếng pàli để hướng dẫn giới tử và bạch trình tuyên ngôn đến tăng, vị này gọi là thầy yết-ma (Kammavācācariya) .

Cách thức tăng sự.

Trước tiên thầy yết-ma đặt tên tạm để ám chỉ thầy tế độgiới tử như sau; khi thầy yết-ma hỏi hoặc nói điều gì, giới tử phải trả lời cho hợp lý:

Āc. Tvaṃ nāgo nāma.
Ngươi tên là Nāga.

Nāg. Āma bhante!
Thưa vâng, bạch Ngài.

Āc. Tuyhaṃ upajjhāyo āyasmā tissatthero nāma.
Thầy tế độ của ngươi là ngài trưởng lão Tissa.

Nāg. Āma bhante!
Thưa vâng, bạch Ngài.

Tiếp đến thầy yết-ma kiểm tra đầy đủ tam ybình bát của giới tử:

Āc. Paṭhamaṃ upajjhaṃ gāhāpetabbo upaj-jhaṃ gāhāpetvā pattacīvaraṃ ācikkhitabbaṃ. Ayan-te patto.
Trước tiên phải cho nhận thầy tế độ, sau khi bái sư phải trình bày y bát. Đây là bát của ngươi!

Nāg. Āma bhante!
Thưa vâng, bạch Ngài.

Āc. Ayaṃ saṅghāṭi
Đây là y Tăng-già-lê.

Nāg. Āma bhante!
Thưa vâng, bạch Ngài.

Āc. Ayaṃ uttarāsaṅgo
Đây là y uất đà la tăng.

Nāg. Āma bhante!
Thưa vâng, bạch Ngài.

Āc. Ayaṃ antaravāsako.
Đây là y an-đà-hội.

Nāg. Āma bhante!
Thưa vâng, bạch Ngài.

Āc. Gaccha amumhi okāse tiṭṭhāhi.
Hãy đi ra đứng chỗ kia.

Thầy yết-ma bảo giới tử lui ra đứng chỗ phía ngoài tăng hội rồi trở vào giữa tăng tuyên ngôn trình tăng xin được chỉ dạy giới tử:

"Suṇātu me bhante saṅgho nāgo āyasmato tissassa upasampadāpekkho. Yadi saṅghassa patta-kallaṃ ahaṃ nāgaṃ anusāseyyaṃ.

Bạch đại đức tăng, xin hãy nghe tôi, nàga là đệ tử của Ngài Tissa, muốn thọ cụ túc giới. Nếu đã hợp thời với tăng, tôi xin được chỉ dạy Nāga.

Thầy yết-ma bước ra ngoài đến chỗ giới tử đứng mà dạy bảo các điều cần thiết như sau:

Suṇāsi nāga ayan te saccakālo bhūtakālo yaṃ jātaṃ taṃ saṅghamajjhe pucchante santaṃ atthī' ti vattabbaṃ asantaṃ natthī' ti vattabbaṃ. Mā kho viṭṭhāsi mā kho maṅku ahosi. Evantaṃ pucchissanti santi te evarūpā ābādhā:

Nầy Nāga, nay là lúc ngươi phải thành thật, trung thực, điều nào ngươi được hỏi giữa tăng, có thì phải nói là có, không có, phải nói không có. Ngươi đừng giấu giếm, đừng thẹn thùng. Ta sẽ hỏi ngươi những chứng bệnh như vầy ngươi có không?

Āc. Kuṭṭhaṃ?
Bệnh cùi?

Nāg. Natthi bhante!
Không có, thưa Ngài.

Āc. Gaṇḍo?
Bệnh ung nhọt?

Nāg. Natthi bhante!
Không có, thưa Ngài.

Āc. Kilāso?
Bệnh da liểu?

Nāg. Natthi bhante!
Không có, thưa Ngài.

Āc. Soso?
Bệnh lao?

Nāg. Natthi bhante!
Không có, thưa Ngài.

Āc. Apamāro?
Bệnh phong điên?

Nāg. Natthi bhante!
Không có, thưa Ngài.

Āc. Manusso si?
Ngươi là loài người phải chăng?

Nāg. Āma bhante!
Vâng, thưa ngài.

Āc. Puriso' si?
Ngươi là nam nhân phải chăng?

Nāg. Āma bhante!
Vâng, thưa ngài.

Āc. Bhujisso' si?
Ngươi là người tự do phải chăng?

Nāg. Āma bhante!
Vâng, thưa ngài.

Āc. Anaṇo' si?
Ngươi là người vô nợ phải chăng?

Nāg. Āma bhante!
Vâng, thưa ngài.

Āc. Na' si rājabhaṭo?
Ngươi không bị quân dịch phải chăng?

Nāg. Āma bhante!
Vâng, thưa ngài.

Āc. Anuññāto' si mātāpitūhi?
Ngươi có được mẹ cha cho phép chăng?

Nāg. Āma bhante!
Có, thưa ngài.

Āc. Paripuṇṇavīsati vasso' si
Ngươi đủ 20 tuổi chăng?

Nāg. Āma bhante!
Vâng, thưa ngài.

Āc. Paripuṇṇante pattacīvaraṃ?
Y và bát của ngươi có đủ chăng?

Nāg. Āma bhante!
Vâng, thưa ngài.

Āc. Kinnāmo' si?
Ngươi tên là gì?

Nāg. Ahaṃ bhante nāgo nāma.
Thưa ngài, con tên là Nāga.

Āc. Ko nāmo te upajjhāyo?
Thầy tế độ của ngươi là ai?

Nāg. Upajjhāyo me bhante āyasmā Tissatthe-ro nāma.
Bạch Ngài, Thầy tế độ của con là Ngài trưởng lão Tissa.

Chỉ dạy giới tử xong rồi, Thầy yết-ma trở vào trình tăng để cho gọi giới tử, tuyên ngôn như sau:

Suṇātu me bhante saṅgho nāgo āyasmato tissassa upasampadāpekkho anusiṭṭho so mayā yadi saṅghassa pattakallaṃ nāgo āgaccheyya āgacchāhī' ti vattabbo. Āgacchāhi!

Bạch đại đức tăng, xin hãy nghe tôi, Nāga đệ tử của Ngài Tissa, là người muốn thọ cụ túc giới, người ấy đã được tôi chỉ dạy xong. Nếu đã hợp thời với Tăng, phải cho Nāga đi vào. Nên nói " Người đi vào". Hãy đi vào!

*

Phần giới tử khi được gọi nên bước vào giữa Tăng chúng, đảnh lễ Tăng và tác bạch xin thọ cụ túc giới, như sau:

Saṅghaṃ bhante upasampadaṃ yācāmi. Ullumpatu maṃ bhante saṅgho anukampaṃ upādāya.

Dutiyampi bhante saṅghaṃ upasampadaṃ yācāmi. Ullumpatu maṃ bhante saṅgho anukampaṃ upādāya.

Tatiyampi bhante saṅghaṃ upasampadaṃ yācāmi. Ullumpatu maṃ bhante saṅgho anukampaṃ upādāya.

Bạch đại đức Tăng, con cầu xin thọ giới cụ túc nơi Tăng. Mong đại đức Tăng vì lòng bi mẫntế độ con.

Lần thứ nhì ... lần thứ ba ...

Sau khi giới tử đã tác bạch xin thọ cụ túc giới nơi tăng, vị yết-ma bạch trình Tăng cho phép sát hạch giới tử những điều nguyên tắc, tuyên ngôn trình Tăng như sau:

Suṇātu me bhante saṅgho ayaṃ Nāgo āyas-mato tissassa upasampadāpekkho. Yadi saṅghassa pattakallaṃ ahaṃ nāgaṃ antarāyike dhamme puccheyyaṃ.

Bạch đại đức tăng, xin hãy nghe tôi, đây là Nàga, người muốn thọ cụ túc giới, đệ tử của Tôn giả Tissa. Nếu đã hợp thời với Tăng, tôi xin được hỏi Nàga về các điều chướng ngại.

Rồi xoay qua giới tử, thầy yết-ma bắt đầu hạch hỏi:

Suṇāsi nāga ayante saccakālo bhūtakālo yaṃ jātaṃ taṃ pucchāmi santaṃ atthī' ti vattabbaṃ asantaṃ natthī' ti vattabbaṃ. Santi te evarūpā ābādhā.

Nầy Nāga, hãy nghe đây, nay là lúc ngươi phải thành thật trung thực; điều nào ta hỏi có thì nên nói là có, không có thì nói là không có. Những chứng bệnh như vầy người có không.

Āc. Kuṭṭhaṃ?

Nāg. Natthi bhante!

Āc. Gaṇḍo?

Nāg. Natthi bhante!

Āc. Kilāso?

Nāg. Natthi bhante!

Āc. Soso?

Nāg. Natthi bhante!

Āc. Apamāro?

Nāg. Natthi bhante!

Āc. Manusso' si

Nāg. Āma bhante!

Āc. Puriso' si?

Nāg. Āma bhante!

Āc. Bhujisso' si?

Nāg. Āma bhante!

Āc. Anaṇo' si?

Nāg. Āma bhante!

Āc. Na' si rājabhaṭo?

Nāg. Āma bhante!

Āc. Anuññāto' si mātāpitūhi?

Nāg. Āma bhante!

Āc. Paripuṇṇavīsativasso' si?

Nāg. Āma bhante!

Āc. Paripuṇṇante pattacīvaraṃ?

Nāg. Āma bhante!

Āc. Kinnāmo' si?

Nāg. Ahaṃ bhante Nāgo nāma.

Āc. Ko nāmo te upajjhāyo?

Nāg. Upajjhāyo me bhante āyasmā tissat-thero nāma.

(Nghĩa: Lời vấn đáp, toàn bộ đều như trước).

*

Hoàn tất nghi thức hướng dẫn giới tử, thẩm vấn luật lệ xong, vị yết-ma chính thức tác pháp yết-ma trình tăng truyền giới cụ túc, bằng tứ bạch tuyên ngôn (ñatticatutthakammavācā), như sau:

Suṇātu me bhante saṅgho ayaṃ nāgo āyas-mato tissassa upasampadāpekkho parisuddho anta-rāyikehi dhammehi paripuṇṇassa pattacīvaraṃ. Nā-go saṅghaṃ upasampadaṃ yācati āyasmatā tissena upajjhāyena. Yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho nāgaṃ upasampādeyya āyasmatā tissena upajjhā-yena. Esā ñatti.

Suṇātu me bhante saṅgho ayaṃ nāgo āyas-mato tissassa upasampadāpekkho parisuddho anta-rāyikehi dhammehi paripuṇṇassa pattacīvaraṃ. Nāgo saṅghaṃ upasampadaṃ yācati āyasmatā tis-sena upajjhāyena. Saṅgho nāgaṃ upasampādeti āyasmatā tissena upajjhāyena. Yass'āyasmato kha-mati nāgassa upasampadā āyasmatā tissena upaj-jhāyena so tuṇh'assa yassa nakkhamati so bhāseyya. Dutiyampi etamatthaṃ vadāmi.

Suṇātu me bhante saṅgho ...pe... so bhāseyya. Tatiyampi etamatthaṃ vadāmi.

Suṇātu me bhante saṅgho. pe. so bhāseyya. Upasampanno saṅghena nāgo āyasmatā tissena upajjhāyena. khamati saṅghassa tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhārayāmi.

Bạch đại đức tăng, xin hãy nghe tôi, Nāga nầy là người muốn thọ cụ túc, đệ tử của Tôn giả Tissa, đã thanh tịnh các pháp chướng ngại, và đầy đủ y bát. Nāga cầu xin thọ giới cụ túc nơi tăng, có thầy tế độTôn giả Tissa. Nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng nên truyền giới cụ túc cho Nāga có thầy tế độTôn giả Tissa. Đó là lời bố cáo.

Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, Nāga nầy là người muốn thọ giới cụ túc, đệ tử của Tôn giả Tissa, đã thanh tịnh các pháp chướng ngại, và đầy đủ y bát. Nāga cầu xin thọ giới cụ túc nơi tăng, có thầy tế độTôn giả Tissa. Tăng truyền cụ túc cho Nāga, có thầy tế độTôn giả Tissa. Sự truyền cụ túc cho Nāga, có thầy tế độTôn giả Tissa nếu vị nào chấp nhận thì im lặng, như vĩ nào không chấp nhận phải nói ra. Tôi tuyên bố ý nghĩa đó lần thứ hai.

Bạch đại đức tăng, xin hãy nghe tôi .. nt ... phải nói ra. Tôi tuyên bố ý nghĩa đó lần thứ ba.

Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi ... nt ... phải nói ra. Nāga đã được Tăng truyền giới cụ túc, có Tôn giả Tissa là thầy tế độ. Tăng chấp nhận nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc đó như vậy.

Khi dứt tứ bạch tuyên ngôn ngay lúc nào thì Thiện nam tử ấy thành tựu phẩm mạo Tỳ-kheo (bhikkhu) ngay khi ấy.

*

Phận sự của thầy tế độ tiếp theo đó phải làm đối với tân Tỳ-kheo đệ tử của mình, là phải đo bóng thời gian, tính ra ngày, tháng, năm tu của đệ tử, và đếm số tăng hội chứng minh truyền cụ túc giới hôm đó, sau nữa là chỉ dạy tân Tỳ-kheo về những điều phạm hạnh cơ bản, gồm có bốn y pháp (nissaya: pháp nương trong đời sống) và bốn bất tác pháp (akaranīya: điều không nên làm).

Việc chỉ giáo (anusāsana) nầy là phận sự của thầy tế độ (upajjhāyo), nhưng nếu Ngài già yếu không đảm trách nổi, thì giao phó việc ấy cho vị yết-ma giáo thọ đảm nhận cũng được.

PĀLI LỜI CHỈ GIÁO (ANUSĀSANA)

Tāvadeva chāyā metabbā utuppamānaṃ ācik-khitabbaṃ divasabhāgo ācikkhitabbo saṅgīti ācikkhi-tabbā cattāro nissayā ācikkhitabbā cattāri ca akara-ṇīyāni ācikkhitabbāni.

Phải đo bóng thời gian, kể mùa tiết, kể ngày giờ, đếm số tăng hội, trình bày bốn y chỉ, và chỉ dạy bốn bất tác.

Dạy bốn y chỉ (nissaya):

1."Piṇḍiyalopabhojanaṃ nissāya pabbajjā. Tattha te yāvajīvaṃ ussāho karaṇīyo. Atirekalābho saṅghabhattaṃ uddesabhattaṃ nimantanaṃ saḷāka-bhattaṃ pakkhikaṃ uposathikaṃ pātipadikaṃ" "Āma bhante".

"Các bậc xuất gia sống nương đồ ăn khất thực. Điều đó ngươi phải trọn đời siêng năng làm theo. Có lợi lộc ngoại lệ cũng được, như là Tăng thí thức, chỉ định thực, biệt thỉnh thực, trù phù thực, bán nguyệt kỳ thực, trai kỳ thực, sơ nhựt thực".

Tân Tỳ-kheo nói: "Thưa vâng".

2." Paṃsukūlacīvaraṃ nissāya pabbajjā. Tat-tha te yāvajīvaṃ ussāho karaṇīyo. Atirekalābho kho-maṃ kappāsikaṃ koseyyaṃkambakaṃ sānaṃ bhaṅ-gaṃ" "Āma bhante".

"Các bậc xuất gia sống nương y phấn tảo. Điều đó ngươi phải trọn đời siêng năng hành theo. Có lợi lộc ngoại lệ cũng được, như là y vải bố, y vải bông, y vải tơ tằm, y vải len, y vải lụa, y vải hổn hợp chất".

Tân tỳ-kheo nói "Thưa vâng".

3. Rukkhamūlasenāsanaṃ nissāya pabbajjā. Tattha te yāvajīvaṃ ussāho karaṇīyo. Atirekalābho vihāro aḍḍhayogo pāsādo hammiyaṃ guhā - "Āma bhante".

"Các bậc xuất gia sống nương sàng tọa gốc cây. Điều đó ngươi phải trọn đời siêng năng làm theo. Có lợi lộc ngoại lệ cũng được, như là tịnh xá, mái che, lâu đài, dinh thự, thạch động".

Tân Tỳ-kheo nói "Thưa vâng".

4. "Pūtimuttabhesajjaṃ nissāya pabbajjā. Tat-tha te yāvajīvaṃ ussāho karaṇīyo. Atirekalābho sap-pi navanītaṃ telaṃ madhu phāṇitaṃ" - "Āma bhante".

"Các bậc xuất gia sống nương dược phẩm là nước tiểu thú. Điều đó ngươi phải trọn đời siêng năng làm theo. Có lợi lộc ngoại lệ cũng được, như là bơ, sữa, dầu mè, mật ong, đường mía."

Tân tỳ-kheo nói "Thưa vâng".

Dạy bốn pháp bất tác (akaraṇīya):

1. "Upasampannena bhikkhunā methuno dhammo na paṭisevitabbo antamaso tiracchānaga-tāyapi. Yo bhikkhu methunaṃ dhammaṃ paṭisevati assamaṇo hoti asakyaputtiyo. Seyyathāpi nāma pu-riso sīsacchinno abhabbo tena sarīrabandhanena jīvi-tuṃ evameva bhikkhu methunaṃ dhammaṃ paṭi-sevitvā assamaṇo hoti asakyaputtiyo. Tante yāva-jīvaṃ akaraṇīyaṃ". "Āma bhante! "

"Một Tỳ-kheo đã thọ cụ túc giới, không nên hành pháp dâm dục, cho dù với con thú cái. Vị Tỳ-kheo nào hành điều dâm dục vị ấy là phi sa môn phi Thích tử. Ví như một người bị chém đứt đầu, nó không thể sống với thân không đầu ấy; cũng như thế, vị Tỳ-kheo khi đã hành pháp dâm dục sẽ thành phi sa môn phi Thích tử. Ngươi trọn đời điều ấy không nên làm."

Tân Tỳ-kheo nói: "Thưa vâng."

2. "Upasampannena bhikkhunā adinnaṃ theyyasaṅkhātaṃ na ādātabbaṃ antamaso tiṇasa-lākaṃ upādāya. Yo bhikkhu pādaṃ vā pādārahaṃ vā atirekapādaṃ vā adinnaṃ theyyasaṅkhātaṃ ādiyati assamaṇo hoti asakyaputtiyo. Seyyathāpi nāma paṇ-ḍupalāso bandhanā pamutto abhabbo haritattāya evameva bhikkhu pādaṃ vā pādārahaṃ vā atire-kapādaṃ vā adinnaṃ theyyasaṅkhātaṃ ādiyitvā as-samaṇo hoti asakyaputtiyo. Tante yāvajīvaṃ akara-ṇīyaṃ" - "Āma bhante! ".

"Một vị Tỳ-kheo đã thọ cụ túc giới, không nên lấy vật chưa được cho với ý trộm cắp, cho dù là một cọng cỏ. Vị Tỳ-kheo nào lấy trộm vật chưa được cho trị giá 1 pāda [1] hoặc tương đương hoặc cao hơn, vị ấy là phi sa môn phi Thích tử. Ví như lá vàng lìa cành không còn xanh tươi nữa; cũng như thế, vị Tỳ-kheo khi đã lấy trộm vật chưa cho trị giá 1 pāda hoặc tương đương hoặc cao hơn, sẽ thành phi sa-môn phi Thích tử. Ngươi trọn đời điều ấy không nên làm".

Tân Tỳ-kheo nói "Thưa vâng".

3. "Upasampannena bhikkhunā sañcicca pāṇo jīvitā na voropetabbo antamaso kunthakipillikaṃ upādāya. Yo bhikkhu sañcicca manussaviggahaṃ jīvi-tā voropeti antamaso gabbhapātanaṃ upādāya assa-maṇo hoti asakyaputtiyo. Seyyathāpi nāma puthusilā dvidhā bhinnā appaṭisandhikā hoti evameva bhikkhu sañciccamanussaviggahaṃ jīvitā voropetvā assamaṇo hoti asakyaputtiyo. Tante yāvajīvaṃ akaraṇīyaṃ" -"Āma bhante! "

"Một vị Tỳ-kheo đã thọ cụ túc giới, không nên cố ý đoạt mạng sống chúng sanh, thậm chí là con mối con kiến. Vị Tỳ-kheo nào cố ý giết người cho dù chỉ trục phá thai nhi, vị ấy là phi sa môn phi Thích tử. Ví như tảng đá bị bể làm đôi không còn dính lại nữa; cũng như thế, vị Tỳ-kheo đã cố ý giết người sẽ thành phi sa-môn phi Thích tử. Ngươi trọn đời điều ấy không nên làm."

Tân Tỳ-kheo nói "Thưa vâng".

4. "Upasampannena bhikkhunā uttari-manus-sadhammo na ullapitabbo antamaso suññagāre abhi-ramāmī' ti. Yo bhikkhu pāpiccho icchāpakato asan-taṃ abhūtaṃ uttarimanussadhammaṃ ullapati jhā-naṃ vā vimokkhaṃ vā samādhiṃ vā samāpattiṃ vā maggaṃ vā phalaṃ vā assamaṇo hoti asakyaputtiyo. Seyyathāpi nāma tālo matthakacchinno abhabbo pu-na viruḷhiyā evameva bhikkhu pāpiccho icchāpakato asantaṃ abhūtaṃ uttarimanussadhammaṃ ullapitvā assamaṇo hoti asakyaputtiyo. Tante yāvajīvaṃ aka-raṇīyaṃ" - "Āma bhante! "

"Một vị Tỳ-kheo đã thọ cụ túc giới, không nên kheo khoang pháp thượng nhân, thậm chí nói rằng: tôi thỏa thích ngôi nhà trống. Vị Tỳ-kheo nào ác dục tham vọng khoa trương pháp thượng nhân khôngkhông thật chứng về thiền, hoặc giải thoát, hoặc định, hoặc nhập định, hoặc đạo, hay quả, vị ấy là phi sa-môn phi Thích tử. Ví như cây thốt nốt bị đứt đọt không thể phát triển nữa; cũng như thế, vị Tỳ-kheo ác dục tham vọng đã khoa trương pháp thượng nhân khôngkhông thật chứng sẽ thành phi sa môn phi Thích tử. Ngươi trọn đời điều ấy không nên làm".

Tân Tỳ-kheo nói "Thưa vâng" .

Đến đây đã trình bày tóm tắt luật nghi truyền giới cụ túc.

 -ooOoo-

[1] Đơn vị tiền tệ ngày xưa của xứ Ấn. 1 pāda bằng 5 māsaka, khó xác định là trị giá bao nhiêu tiền Việt Nam, chỉ biết là vật ấy giá trị có thể bị đưa tòa hình xét xử và bị tuyên án với tội danh trộm cắp tài sản, bị tước nhân phẩm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 49711)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 34611)
Nếu kẻ nam tử người nữ nhơn thân có tai ách, trong nhà nên an trí tháp xá-lợi và hình tượng Phật, họa vẽ tượng đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử, thiêu các thứ hương...
(Xem: 33428)
Phật dạy A-nan: “Đời quá khứ, cõi Diêm-phù-đề này có một vị Tỳ-khưu tên là Truyền Giáo. Ngày 15 tháng chín đi du hành về phương Bắc, cách nước Chi Na không xa...
(Xem: 43899)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 57024)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 47536)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 39410)
Bát Thức Quy Củ Tụng - Những bài tụng khuôn mẫu giảng về tám thức tâm vương; tác giả: Huyền Trang; người toát yếu: Khuy Cơ, người dịch giảng: HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 38453)
Quyển "Vi Diệu Pháp Nhập Môn" ngoài tác dụng của bộ sách giáo Khoa Phật Học; còn là cuốn sách đầu giường của học giả nghiên cứu về Triết lý Ấn độ, cũng như Văn Học A Tỳ Ðàm...
(Xem: 52908)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh...Nguyễn Minh Tiến; Đoàn Trung Còn
(Xem: 36583)
Như Lai là bậc A-la-hán, chánh đẳng chánh giác, dùng pháp thắng tri (tuệ tri: biết sát na hiện tiền) hay pháp chánh tri kiến để liễu tri sự vật, không dục hỷ...
(Xem: 32227)
Nếu có ai hỏi ngài Duy Ma Cật: “Bản thể của thế giới này là gì?” thì trước sự im lặng của ngài Duy Ma Cật mà lại được Văn Thù Sư Lợi hết sức tán thưởng là có ý nghĩa sâu xa của nó.
(Xem: 40432)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43460)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 31436)
Nakulapita là một người chủ gia đình sinh sống trong vùng Bhagga, đã trọng tuổithường hay đau yếu. Ông rất kính mến Đức PhậtĐức Phật cũng xem ông như một người con của mình.
(Xem: 46692)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 36158)
Sự kiện Đức Phật chấp nhận thành lập giáo hội Tỳ kheo ni, nâng vị trí người nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo...
(Xem: 28680)
"Có một lần Đấng Thế Tôn lưu ngụ với những người dân trong vùng Bhagga, gần thị trấn Sumsumaragiri, thuộc khu rừng Lộc Uyển...
(Xem: 29211)
Cách tốt nhất để mang lại sự an ổn cho bản thân là hướng về điều thiện, và quy y Tam bảo là nền tảng đầu tiên cho một cuộc sống hướng thiện.
(Xem: 31863)
Lúc bấy giờ, rừng cây Ta La ở thành Câu Thi Na, rừng ấy biến thành màu trắng giống như con hạc trắng. Ở trong hư không tự nhiên mà có tòa lầu các bảy báu với những hoa văn...
(Xem: 28792)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này: ‘Đối với tất cả các loài chúng sinh, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sinh ra...
(Xem: 33342)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0376, Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
(Xem: 29106)
Gương trí vằng vặc của Như Lai cũng như thế, là pháp giới vắng lặng không có gián đoạn không có dao động, vì muốn giúp vô lượng vô số chúng sanh thấy rõ nhiễm-tịnh...
(Xem: 60965)
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni - một trong các pháp môn - là trí ấn của tất cả Như Lai, mầu nhiệm rộng sâu, khác chi thuyền bè trong biển ba đào, nhật nguyệt giữa trời u ám.
(Xem: 39715)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 26638)
Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy (ti-sarana), Ngũ giới (pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo (ti-ratana) và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.
(Xem: 29638)
Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường...
(Xem: 37340)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 40064)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 26823)
Nếu các chúng sanh ác tâm hướng nhau, hãy xưng danh hiệu Địa Tạng Bồ-tát, nhất tâm quy y, khiến chúng sanh kia nhu hòa nhẫn nhục, hổ thẹn với nhau, từ tâm sám hối...
(Xem: 42627)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 37266)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 28272)
Sự hiện hữa của các pháp trên mặt hiện tượng của tướng đó là một sự hiện hữu giả hợp do duyên và, mặt khác tánh của chúng là Không cũng do duyên mang lại.
(Xem: 28880)
Bàn tay cầm chiếc chìa khóa vô thườngchánh niệm. Dùng hơi thở chánh niệm ta tiếp xúc với mọi sự vật, quán chiếu và thấy được tính vô thường của mọi sự vật.
(Xem: 26387)
Này các thầy! Tánh Không thì rỗng không, không vọng tưởng, không sanh, không diệt, lìa tất cả tri kiến. Vì sao? Vì tánh Không không có nơi chốn, không thuộc sắc tướng...
(Xem: 27153)
Phật dạy: Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến.
(Xem: 26174)
Đức Phật thấy rõ bản chất của phiền não tham, sân, si là nguồn gốc khổ đau, Ngài chế ra ba phương thuốc Giới-Định-Tuệ để chữa tâm bệnh tham, sân, si cho chúng sinh...
(Xem: 34600)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 27791)
Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
(Xem: 30450)
Bụt là bậc có Nhất Thiết Trí, bản chất của Người là đại nhân từ, vì thương xót nhân gian cho nên mới xuất hiện trên cuộc đời này để mở bày đạo nghĩa, giải cứu cho con người.
(Xem: 33253)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 28545)
Khi Phật thành đạo là do đạt được Trí Tuệ hay Giác Trí Tuệ thì các pháp giải thoát được thiết lập thực hành Giác Trí Tuệ trong các thời thiền tập.
(Xem: 30053)
Khi tuệ giác nội quán của chúng ta vào trong bản chất tối hậu của thực tạiTính Không được sâu sắc và nâng cao, chúng ta sẽ phát triển một nhận thức về thực tại...
(Xem: 25474)
Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng.
(Xem: 21828)
Trong lời phàm lệ của quyển Tứ phần giới bổn như thích, Luật sư Hoằng Tán (1611-1685) nói: "Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 51269)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 26705)
Tận cùng tư duy của Đạo Phật quan tâm, định luật căn bản là: chúng ta muốn hạnh phúc. Quyền căn bản của chúng tađạt được hạnh phúc.
(Xem: 28600)
Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bihiền lành.
(Xem: 27686)
Thế Tôn, nếu có người nghe được kinh này mà có lòng tin thanh tịnhđạt được cái thấy chân thật thì nên biết người ấy đã thực hiện được công đức hiếm có vào bậc nhất.
(Xem: 24337)
Tự tánh giả danh hay tùy thuộc cũng nằm trong phạm trù Tánh không. Tự tánh giả danh được thể hiện tướng sanh diệt do tác động thời gian thì có sanh có diệt...
(Xem: 27448)
Tuệ quán là tri nhận một cách sáng suốt, vô thời gian. Vì lẽ chơn thức (tri giác nguyên sơ) là một điểm nhận thức có thật trong động tác nhận thức đầu nguồn của tri giác.
(Xem: 31904)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 30170)
Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có thiện nam, thiện nữ nào muốn vì chúng sinh mà nói kinh Pháp Hoa này thời thiện nam hay thiện nữ ấy phải vào nhà Như Lai... Pháp sư Thích Thiện Trí
(Xem: 27676)
“Dược Sư Lưu Ly Quang” là tên gọi của đức Phật này; “Như Lai” là một trong mười tôn hiệu của mỗi vị Phật; “Bổn Nguyện” là các lời phát nguyện của đức Phật này khi Ngài phát tâm Bồ-đề...
(Xem: 35404)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27426)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự ThậtTương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
(Xem: 29990)
Để tìm về tính nguyên thủy ấy, lẽ tự nhiên là ta cần khảo sát cẩn trọng bản kinh được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật. Đó là Kinh Như Lai Thuyết...
(Xem: 31739)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 22991)
Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta) -- còn có tên là kinh Phước Đức hay kinh Hạnh Phúc -- là bài kinh số 5 trong Tiểu Tụng (Khuddakapātha), thuộc Tiểu Bộ (Khuddhaka Nikāya).
(Xem: 24166)
Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thảnđiềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
(Xem: 23006)
Kinh này có tám phương pháp tu hành thành Phật, mà bậc Đại nhân gánh vác sự nghiệp lớn liễu sinh thoát tử, hóa độ chúng sinh cần phải giác ngộ, nên gọi là Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant