Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm 8 Phật Đạo

09 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 7207)
Phẩm 8 Phật Đạo

LƯỢC GIẢI KINH DUY MA
Thượng Tọa Thích Trí Quảng
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành PL. 2535 – 1999

 

PHẨM 8. PHẬT ĐẠO

I. LƯỢC VĂN KINH 

Lúc ấy Văn Thù Sư Lợi hỏi Duy Ma Cật Bồ tát làm sao thông đạt Phật đạo. Duy Ma trả lời nếu Bồ tát hành phi đạo tức là thông đạt Phật đạo : Bồ tát tạo ngũ nghịch thập ác đọa vào địa ngụcđịa ngụccon đường tiến đến quả vị Phật, kiếp sống ngạ quỷcon đường dẫn đến Phật đạo, kiếp sống súc sanh cũng là con đường dẫn đến Phật đạo, tham dục, giận dữ, ngu si, tham lam bỏn sẻn, phá giới cấm, loạn ý, dua dối kiêu mạn, có đủ tất cả phiền não v.v... Nói một cách đơn giản là làm những việc xấu ác trên cuộc đời thì thành Phật.

 Duy Ma Cật hỏi Văn Thù Sư Lợi “Những gì là hột giống của Như Lai”.

Văn Thù trả lời : “Có thân là hột giống, vô minh là hột giống, tham sân si, bốn điên đảo, mười điều bất thiện đều là hột giống v.v... Nói tóm lại, 62 tà kiến và tất cả phiền não đều là hột giống Phật cả”.

Duy Ma hỏi tại sao vậy? Văn Thù đáp rằng nếu người thấy vô vi mà vào Niết bàn thì không thể phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác. Ví như gò cao không thể sanh ra hoa sen, nơi bùn lầy mới có hoa sen. Như thế người thấy vô vi vào Niết bàn không còn sanh trong Phật pháp được, mà ở trong bùn lầy phiền não mới có chúng sanh nghĩ đến Phật pháp.

 Lại như gieo hột giống trên hư không thì không thể sanh trưởng được, ở đất phân bùn mới tốt tươi v.v... Cho nên tất cả phiền não là hột giống Như Lai, ví như không xuống biển không thể nào có bảo châu vô giá, cũng như không vào biển phiền não làm sao có ngọc báu “Nhất Thiết Trí”.

 Đại Ca Diếp khen rằng “Hay thay, đúng như lời Ngài nói, những bọn trần lao là hột giống Như Lai. Nay chúng tôi không còn đủ sức phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác. Kẻ phạm năm tội đọa vào địa ngục vô gián còn có thể phát ý sanh nơi Phật pháp, cầu thành Phật quả; mà chúng tôi lại chẳng thể phát tâm vô thượng. Ví như người căn cơ bại hoại thì người ấy ở trong ngũ dục cũng không làm được việc lợi nào. Cũng vậy, vị Thanh văn La hán đã dứt phiền não thì vị ấy ở trong Phật pháp không làm được lợi ích gì, cũng không còn chí nguyện cầu gì nữa v.v... 

Lúc ấy, trong pháp hộiBồ tát Phổ Hiện Sắc Thân hỏi Duy Ma Cật rằng : “Cha mẹ, vợ con, thân thích quyến thuộc, những người tri thức là ai ? Tôi tớ, voi ngựa, xe cộ của ông ở đâu ?”.

 Duy Ma Cật đáp rằng Bồ tát thông đạt Phật đạothế gian lấy trí tuệ làm mẹ, phương tiện làm cha, lòng ngay thật diệu hòa làm con trai, tâm từ làm con gái, 37 trợ đạo phẩm làm thầy v.v...

II. GIẢI THÍCH

Từ đầu kinh đến phẩm 7 diễn tả Bồ tát dấn thân vào đời thành tựu lợi ích chúng sanh, ở khía cạnh nào việc làm của Bồ tát cũng đẹp. Như vậy, chỉ thấy các Ngài tương ưng đối với chúng sanh. Đối với Phật, thì Bồ tát làm gì cho Phật ? Các Ngài có đến với Phật được không và tu bằng cách nào để thành Phật ? Đây là vấn đề Phật đạo hay con đường dẫn đến quả vị Phật của Bồ tát được Văn Thù nêu lên.

Duy Ma trả lời hành phi đạo tức thông đạt Phật đạo, nghĩa là làm những việc sai quấy trên cuộc đời thì thành Phật. Điều này làm chúng ta hoài nghi vì trước chúng ta thường nghĩ rằng những việc trái đạo lý không bao giờ đưa ta đến quả vị Chánh đẳng giác. Chỉ có đường lành dẫn chúng ta đến Phật đạo và các đệ tử Phật cũng đã trải qua hai phần ba con đường lành này. Họ đã được Niết bàn, xa rời chúng sanhthế giới phiền não thâm nhập chốn không tịch.

Đối thoại giữa Văn ThùDuy Ma gợi cho chúng ta suy nghĩ để tu hành, tìm một lối đi đích thực cho mình. Vì chúng ta chấp Niết bàn, nên Ngài nói sanh tử. Đối với chúng sanh tội lỗi, Duy Ma sẽ nói con đường duy nhất dẫn đến quả vị Phật là con đường thánh thiện, làm lành lánh dữ. Dạy như vậy, để điều trị tâm người ác gồm bảy hạng người phiền não trong tam giới

Riêng pháp Duy Ma dạy hành phi đạo tức thông đạt Phật đạo nhằm mục tiêu phá chấp của người đã ra khỏi tam giới. Vì vậy ta đừng lầm vị trí phàm phu của chúng ta với vị trí của nhị thừa.

 Phàm phu không còn cách nào trong sạch hóa thân tâm ngoài con đường làm lành lánh dữ. Nhưng hàng nhị thừa sau khi theo con đường thuần thiện, đã đoạn sạch phiền não thế gian, lại kẹt vào Niết bàn. Nghĩa là kẹt quả vị đã tu chứng, đóng khung trong thế giới đang sống, trụ vào hư vô, không thành Phật

Chúng ta còn là phàm phu chính hiệu, chưa phá được phiền não thế gian, tự cân nhắc thấy mình chưa thể hành Phật đạo bằng con đường phi đạo được. Hàng nhị thừa A la hán đã ra khỏi tam giới, bước vào chặng đường tu thứ hai của Bồ tát để tiến lên Phật đạo. Chỉ có các Ngài mới dám nói rằng làm những điều sai quấy là con đường đưa tới Phật đạo

Duy Ma cụ thể hóa những việc làm phi đạo cho chúng ta thấy. Khởi đầu chúng ta tu 37 trợ đạo phẩm, sáu pháp ba la mật, bốn pháp nhiếp v.v... Nói chung, giáo lý tam thừa đều quy vào đó. 

Nhưng đến giai đoạn này, Duy Ma lại nói với Văn Thù rằng những việc làm nào ngược với các pháp vừa kể là Phật đạo. Thí dụ từ trước đến nay kinh điển quy định rằng những người phạm tội ngũ nghịch giết cha mẹ, A la hán... sẽ đọa vô gián địa ngục. Nay Duy Ma nói ngược lại rằng những người này tiến tu quả vị Phật. 

Hoặc chúng ta thường làm mười việc thiện để sanh về thế giới an lành của chư Thiên. Nay Duy Ma lại dạy tạo ngũ nghịch thập ác đọa vào địa ngụccon đường tiến đến quả vị Phật. Vì địa ngục đối với Bồ tát trở nên cần thiết để đắc đạo, còn đối với chúng sanh, địa ngục đáng sợ. Đến đây chúng ta cần suy nghĩ về hai vị trí khác nhau của người hành đạo

Chúng tavị trí nhân môn để tu hành, nương với Phật, học hạnh Phật. Trái lại, Bồ tát đứng trên quả môn, đã thành xong Vô thượng đẳng giác và ngược chiều đi đến với chúng sanh. Vì vậy Bồ tát tạo tội ngũ nghịch thập ác khác chúng sanh tạo tội đó. Duy Ma khẳng định tuy việc làm giống y hệt nhau, nhưng dẫn đến kết quả là Bồ tát làm ác thì thành Phật. Chúng sanh làm ác, thì vĩnh viễnđịa ngục. Đây là Bồ tát đã thông đạt Phật đạo khác với chúng sanh khởi niệm ác để đọa. 

Vào sống trong địa ngục là sự trắc nghiệm tu hành của Bồ tát. Đối với các Ngài, đối tượng và môi trường hành đạo rất cần thiết cho việc tiến tu quả vị giải thoát. Nếu không tạo ngũ nghịch thập ác, không sao bước chân vào địa ngục vô gián được. Vì vậy, các Ngài phạm tội không phải vì giận tức, buồn phiền, tham lam

Bồ tát không có nghiệp mà tự tạo nghiệp nhằm điều phục nghiệp, khác với chúng sanhtham sân si tạo nghiệp. Sự thật các Ngài đã an trú quả vị Niết bàn, nhưng tạo tội để có cơ hội vào sống trong địa ngục, nghiên cứu cảnh giới địa ngục.

 Duy Ma nói thêm rằng tuy thân ở địa ngụctâm hồn các Ngài an lạc giải thoát như người sống ở cõi trời Sắc Cứu Cánh tiêu biểu cho sự an lành cùng tột. Bồ tát không rời bỏ quả vị tu chứng, nhưng hiện hữu vào địa ngục. Vị trí của Ngài thật ở trên Ngũ Tịnh Cư Thiênhiện thân vào địa ngục vô gián là do Bồ tát tự tạo nên. Trong khi chúng sanh thân ở thiên đường mà tâm ở địa ngục

Hiện vào địa ngục, tâm Bồ tát hoàn toàn an lành, tạo nên cuộc sống an lànhảnh hưởng cho chúng sanh đồng sống trong địa ngục phát tâm tu. Họ nương theo nếp sống của Bồ tát để phát triển khả năng và cũng được giải thoát.

 Như vậy, ngũ nghịch thập ác tội làm thắng nhân cho Bồ tát đi đến Phật đạo giải thoát là điểm khác biệt giữa chúng sanhđịa ngụcBồ tátđịa ngục

Khi lạy Phật, chúng ta đọc “Chí tâm đảnh lễ A Tỳ sơ phát Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” nói lên quá trình hành đạo của Phật khởi đầu cũng phát xuất từ địa ngục A Tỳ. Ngài đã trải qua sự trắc nghiệm cuộc sống ở trạng thái đau khổ cùng tột mới có kinh nghiệm dạy chúng ta. Ngài không dạy bằng lý thuyết suông. 

Kế tiếp, Duy Ma nói kiếp sống ngạ quỷcon đường dẫn đến Phật đạo. Ngạ quỷ là quỷ đói do lòng tham quá lớn. Với tâm niệm phàm phu, chúng sanh nghĩ tham lam, dối trá sẽ làm giàu. Nhưng Phật dạy tất cả những sai lầm này đều đưa đến phá sản, nghèo khổcuối cùng thành ngạ quỷ, tức lòng tham tràn đầy nhưng chẳng được gì. 

Theo Phật, chỉ có lòng thành thật của ta mới đem đến niềm tin cho người. Họ sẽ quý trọng, tin tưởng, hợp tác với ta. Cuộc sống sung túc hạnh phúc của chúng ta sẽ phát xuất từ đây. 

Bồ tát nhìn thấy chúng sanh hung dữ, gian tham, trộm cắp nhiều nhưng cuộc sống càng nghèo thêm. Ngài mới khởi tâm đại bi tạo nên nhân ngạ quỷ để sanh vào thế giới ngạ quỷ. Nghĩa là Bồ tát nhập cuộc trong xã hội tối tăm, nơi đó chúng sanh tranh đấu sống bằng cách giết người khác. Thân ngạ quỷ nhưng tâm Bồ tát thánh thiện mới là Bồ tát thông đạt Phật đạo. Bồ tát làm tất cả việc đúng đắn để thành người gương mẫu, theo Duy Ma, chưa phải là Bồ tát thông đạt Phật đạo.

Bồ tát ngạ quỷ cũng như Bồ tát địa ngục, vì đã tu vô lượng phước đức trên quả môn, nên hiện thân ngạ quỷ nhưng tâm đầy đủ phước đức trí tuệ. Các Ngài ảnh hưởng các ngạ quỷ khác, biến chúng thành ngạ quỷtri thức, có đạo đức.

 Giáo sư Nomura giải thích hiện hữu của Bồ tát ngạ quỷ theo nhãn quan của chúng ta ngày nay ví như người thánh thiện minh triết vào sống ở xứ lạc hậuBồ tát thông đạt Phật đạo. Họ vào đó để khai hóa, sử dụng khoa học kỹ thuật cải tiến đời sống người dân phát đạt, văn minh lên. 

Vốn liếng tri thức của Bồ tát vận dụng vào cuộc sống làm lợi ích cho người, biến ngạ quỷ ăn hại thành người hữu ích, đạo đức. Trí khôn của Bồ tát kết hợp với sức lao động tay chân của ngạ quỷ, tạo thành sản phẩm. Vì vậy, từ chối chỗ nghèo đói, tìm an lạc riêng cho cá nhân, Duy Ma gọi là Bồ tát chưa thông đạt Phật đạo.

Ngoài Bồ tát địa ngục và Bồ tát ngạ quỷ, Duy Ma còn chỉ cho chúng ta thấy cách hành đạo của Bồ tát súc sanh. Súc sanh là loài có tính ngang ngược. Bồ tát tạo nghiệp ác để vào thế giới ngang bướng của chúng sanh. Bấy giờ, Bồ tát cũng ngang tàng như họ và mạnh hơn, dữ hơn, mới hàng phục được. Bồ tát hiện vào thế giới ngang bướng nhằm đối trị, dìu dắt họ về Phật đạo.

Tóm lại, Duy Ma muốn nhấn mạnh rằng đối với Bồ tát nhập minh hành phi đạo thông đạt Phật đạo, không có pháp cố định dẫn đến Vô thượng đẳng giác. Tất cả pháp tùy duyên, tùy chỗ ứng dụng khác nhau. Bồ tát nhập ám không thông Phật đạo, cố chấp, làm theo công thức nên thường thất bại.

 Như vậy, việc làm giống, nhưng kết quả khác. Một bên tu thành Phật, một bên tu thành quỷ vì đứng lập trường tham sân phiền não trồng căn lành. 

Bồ tát vô sở đắc chỉ làm việc đáng làm, làm xong không để tâm. Phàm phu thì việc qua rồi, vẫn cứ vương vấn, nên phiền não. Việc chưa đến thì lo toan tính, việc trước mắt đáng ngàn vàng lại bỏ qua. Theo tôi, phi đạo của Bồ tát là không có con đường sẵn. Đạo là con đường có sẵn. Bồ tát thông đạt Phật đạo vận dụng trí tuệ, thấy việc cần phải làm. Ví dụ như Phật giáo Ấn Độ mặc y vấn, đi chân đất, ngủ gốc cây, ăn một bữa. Theo lý giải Đại thừa, đạo Phật sinh hoạtthời kỳ du mục cách đây hơn 2500 năm, thì người tu ngủ hang đá, đi chân đất, nói chung, sống theo tập tục bấy giờ của xứ Ấn Độ, là việc bình thường.

 Nhưng đến thời đại đô thị hóa, định canh định cư, đường sá đàng hoàng, hình thức Phật giáo Ấn đầu trần, chân đất, khất thực được truyền sang Trung Quốc. Hình thức ấy không được giữ y như vậy, mà trở thành chùa cao, Phật lớn, người tu có áo rộng, mão cao, đi hia. Các nhà truyền giáo đã khéo kết hợp sinh hoạt của Phật giáo với văn hóa bản xứ, tạo thành sức sống mãnh liệt cho Phật giáo Trung Quốc

Khi Phật giáo truyền đến nước ta, Thiền sư Việt Nam mở đôi mắt trí tuệ kết hợp Phật giáo Ấn ĐộPhật giáo Trung Quốc với tình cảm, sinh hoạt của người Việt Nam. Từ đó, tạo thành Phật giáo Việt Nam dựng nước giữ nước, luôn luôn sống còn với dân tộc. 

 Phật giáo Nhật Bản thì lại khác hẳn. Sư không mặc y, trông bề ngoài họ giống người thường. Tuy nhiên, khác ở điểm các nhà sưthành phần ưu tú của xã hội, thông minh, đức hạnh. Phật giáo quản trị 120 trường Đại học, cung cấp cho xã hội giai tầng trí thức. Vì thế, tu sĩ Phật giáo khác người thường ở việc làm. Người đời vì lợi ích cá nhân, người tu vì lợi ích cho tất cả.

Có thể hiểu thông đạt Phật đạo là không theo lối mòn cũ. Phải vận dụng trí tuệ trong cuộc sống tu hành, giúp người an vui hạnh phúc, làm sáng danh Phật pháp

Không thông đạt Phật đạo, phạm sai lầm, tức cứ làm y hệt, giữ đúng khuôn mẫu, dù không còn thích hợp. Ý này được kinh Bảo Tích dạy rằng Phật không lập lại những gì Phật trước nói. Phật Thích Ca thuyết pháp hoàn toàn khác các Phật trước. 

Khác biệt là khác cách diễn tả hay phương tiện khác, nhưng chân lý đồng nhau, chỉ có một. Ba đời chư Phật không giống nhau, nhưng đồng là Phật sáng suốt giác ngộ, tùy hoàn cảnh mà có cách giáo hóa khác. Đức Phật A Di Đà ở phương Tây, tạo thành Cực Lạc, Đức Phật Dược Sư ở phương Đông lập thế giới Tịnh Lưu Ly và Phật Thích CaTa bàthế giới hầm hố gai chông. 

Chúng ta quan sát như vậy để thấy phi đạo hay cái khác nhau. Ở Tây Phươngviệc làm của Tây Phương, Ta bà có việc của Ta bà. Đem uế độ Ta bà về Tây Phương, chắc chắn không được. 

Đạo Phậtđạo trí tuệ. Hành giả phải rọi tuệ giác vào cuộc sống để hành đạo, khác với chúng sanh nhìn chúng sanh bằng nghiệp. Nhị thừa thì nhìn thấy chúng sanh không có.

 Nhìn qua nghiệp là cái nhìn phát xuất từ ham muốn. Nhưng cuộc đời chẳng bao giờ chiều ý mình. Thuở nhỏ, tôi nhiều tham vọng lắm, muốn đủ thứ. Muốn tu kiểu này, nhưng người không cho và tôi phải làm những việc mà tôi không muốn. Những ý muốn tôi cho là đúng tốt, thì không bao giờ đến.

 Vì muốn không được, tôi bỏ ngay cái muốn mà bắt gặp ý nghĩa của hành phi đạo tức thông đạt Phật đạo. Tôi theo lời Duy Ma dạy để thử xem cuộc đời mình rớt vô chỗ nào, tu chỗ đó. Ở trong hoàn cảnh nào đó, mới phát hiện được nghiệp của mình. Và từ phát hiện này tu, chuyển đổi được nghiệp.

 Ngoài ra, tôi rất tâm đắc điều Duy Ma dạy Bồ tát thông đạt Phật đạoBồ tát thường dạo chơi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Chúng ta sợ nhất ba đường ác này. Nhưng tôi thấy rõ nhờ dạo chơi ba đường ác, trí khôn chúng ta mới lớn lên. Nghĩa là có giáp mặt với cuộc đời đầy tệ ác, mà không bị nó tác hại, chúng ta mới biết khôn.

Hành giả không sợ khó, tìm cái khó để làm. Trong môi trường khó giúp chúng ta phát sanh nhận thức đúng nhất, nhận thức có được từ việc tiếp xúc với hiện thực cuộc sống .

 Tôi được tiếp xúc nhiều tầng lớp người xấu. Nhờ vậy có cơ hội quan sát chúng sanh bên ngoài và chúng sanh bên trong tâm mình nói chuyện với nhauchúng ta làm trọng tài nói chuyện với cả hai.

 Người đến với tôi, tôi không bỏ ai. Nhìn người tâm tánh xấu nhất, tôi phát hiện cái gì là chúng sanh dẫn đến quả khổ. Trực diện với chúng sanh để hiểu chúng sanh và hiểu thêm được chư pháp thường không tánh hay tánh không cố định. Chúng ta có thể uốn nắn thay đổi được, dạy dỗ chúng sanh bên ngoài cho đến thay đổi diễn biến trong tâm chúng ta. Điều hòa pháp này, tôi gặp được người hộ đạo phát tâm mạnh nhất lại là người xấu ác nhất.

Tinh thần hành phi đạo tức thông đạt Phật đạo cũng được diễn tả trong kinh Hoa Nghiêm dưới hình thức chịu khổ thế chúng sanh để cúng dường Phật

Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Thiền sư Vạn Hạnh tiêu biểu cho Bồ tát hành phi đạo để chịu khổ thế cho chúng sanh. Thật vậy, với huệ nhãn của Bồ tát, Vạn Hạnh thấy được nguyên nhân và kết quả của việc sẽ xảy đến. Chẳng hạn như thấy Lê Long Đĩnh làm việc tội lỗi, Ngài khởi lòng thương, không nỡ để ông tiếp tục việc ác. Ngài cũng lấy làm bực khi Lý Công Uẩn không chịu ngăn chặn việc chém giết. 

Tuy nhiên, lòng bực tức này phát xuất từ tâm đại bi, nên tức giận của Bồ tát khác tức giận của phàm phu. Bồ tát chịu khổ thế chúng sanh, tự lãnh tội soán nghịch. Sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc triệt hạ Lê Long Đĩnh để xây dựng một triều đại thuần từ mới. Nếu hai vị này không làm như vậy, những người tham vọng sẽ ra tay và tất nhiên gây loạn lạc chết chóc. Trong khi các Ngài thực sự không có quyền lợi gì, vì không khởi tâm ham muốn, nhưng phải làm thay người khác, tạo việc ác và chấp nhận quả báo sẽ xảy ra.

Duy Ma nói với Văn Thù rằng hành phi đạo của Bồ tát phải phát xuất từ tâm đại bi, không phải từ tham vọng cá nhân. Các Ngài không an trú Niết bàn và thực sự cũng không dính líu gì đến thế gian. Tuy nhiên, Bồ tát nhìn thấy chúng sanh đau khổ khởi lòng đại bi và đến với chúng sanh theo tinh thần bất vụ lợi. Điểm này chúng ta cần lưu tâm trên bước đường tu. 

Riêng kinh nghiệm bản thân tôi, khi gặp hoàn cảnh khổ, tôi khởi ý niệm nhờ bạn giúp, mua quà biếu họ để mong nhờ vả. Kết quả tiền mất, tật mang. 

 Phật dạy Bồ tát không phải như vậy. Nếu nghĩ thương người và kèm theo ý muốn nhờ họ, thì nên cắt bỏ ngay ý xấu này. Chúng ta phát tâm bồ đề, đối tượng hành Bồ tát đạochúng sanh, giải quyết việc khó cho họ. Còn việc riêng, ta phải tự giải quyết, không nhờ vả ai. Giải quyết được cho mình rồi, sẽ độ người : “Chúng sanh khổ nguyền xin cứu khổ, chúng con khổ nguyền xin tự độ”. 

Ý thức sâu sắc như vậy, dù tôi nghèo khổ, cũng thu xếp để sống được, không nhận giúp đỡ. Nhờ họ nuôi, mình không giải thoát đâu. Ngày nay, tôi phát triển thành công được, vì không vướng bận, tự làm cho mình, nên không sợ ai bắt chẹt. 

Bồ tát đến với chúng sanh vì lòng thương tưởng cho đời, khác với chúng sanh đến chúng sanh bằng sự đổi chác. Bồ tát cho, không cần bồi hoàn, giúp người xong để vô quá khứ, tiếp tục làm lợi ích khác. 

Bồ tát không nhờ vả chúng sanh, không kêu gọi chúng sanh. Nhưng chúng sanh đến với Bồ tát để được sống an lành, tiếp nhận được trí tuệ tuyệt vời của Bồ tát, tiếp nhận tình thương bất vụ lợi của Bồ tát. Chẳng khác gì Phật ngồi yên trên chùa nở nụ cười nhẹ mà chúng sanh cứ tự động kéo đến quỳ lạy, tâm sự với Ngài.

Trên bước đường tu học, tôi cảm nhận ý này một cách sâu sắc. Khi còn là Tăng sinh nghèo ở ngoại quốc, tôi gặp những người bị xã hội xếp vào thành phần xấu, xem thường. Người đồng tu với tôi thấy họ thì sợ. Tuy nhiên, đối với tôi, họ thật tốt. 

Theo tôi, người xấu nhất cũng có thể trở thành người tốt nhất ở một giây phút nào đó. Họ là chúng sanh lạc vào đường ác khổ gặp nhà tu hành, khiến họ nghĩ đến Phật mà phát tâm. Họ đối xử với tôi bằng chân tình. Trong khi những người giàu có đi hành hương nhìn anh học trò nghèo như tôi bằng nửa con mắt.

 Tôi thấy rõ như Duy Ma nói với Văn Thù về Bồ tát thông đạt Phật đạoBồ tát ở trong ba đường ácđiều kiện thuyết pháp giáo hóa. Tôi nói đạo, họ nghe thâm nhập, phát khóc. Còn người giàu đi hành hương thì không bao giờ muốn nghe pháp, chỉ muốn tôi dẫn đi siêu thị mua sắm. 

Tiếp xúc với người cùng khổ trên cuộc đời, tôi phát hiện những điều bình thường không có. Vào hang cùng ngõ hẻm của cuộc đời mới thấy những gì cao cả là sen trong bùn. Chính người xấu ác dạy tôi thấu hiểu kinh Duy Ma, hiểu những điều mà thầy giáo ở trường dạy không được. 

Về Việt Nam, tôi chứng nghiệm thêm một lần nữa, thấy những người sa cơ thất thế mới thật tu. Họ chết đến nơi hay sắp bị tù tội mới chịu tụng kinh. Rõ ràngba đường ác mới có đạo, trên thiên thượng quá sung sướng không có đạo. 

Từ trong ba đường ác hay hoàn cảnh khác thường, hành giả dễ bắt gặp trí tuyệt vời của Đức Phật. Tôi không tiếp xúc với thành phần xấu trong xã hội, thì không hiểu gì về xã hội, làm sao làm Phật được. Phật thì hiểu rõ mọi việc của cuộc đời

Phật và Bồ tát đầy đủ phước đức, thông đạt Phật đạo. Giáo hóa của các Ngài so với việc làm của chúng ta trên nhân gian hoàn toàn cách xa.

 Ví dụ như tiền thân của Phật Thích Camột lần cùng đi trên thương thuyền gặp tên cướp muốn giết các thương buôn để cướp của. Lúc ấy, Ngài hành Bồ tát đạo, có khả năng trừng trị tên cướp. 

Vì lòng đại bi, Ngài giết tên cướp để cứu đoàn thương thuyền. Ngài đã tình nguyện làm đối tượng cho mũi nhọn căm thù của tên cướp luôn hướng về Ngài, đeo đuổi từ kiếp này sang kiếp khác, để làm nhân giáo hóa anh ta. 

Đến khi Ngài thành Phật Thích Ca, 500 thương buôn được Ngài cứu vẫn làm nghề buôn đứng đầuBạt Đà Ba La Bồ tát. Họ hướng dẫn thương thuyền từ Hy Lạp sang Ấn Độ, gặp Phật liền có thiện cảm. Vì vô lượng kiếp trước đã thọ ơn cứu độ của Ngài, nên nay hiện thân thương buôn mà thật là Bồ tát hết lòng với Phật sự

Riêng tên cướp nhờ đeo đuổi oán thù với Phật, một người hoàn toàn thánh thiện, nên không có cơ hội trả thù. Do tâm luôn dán sát với Phật để trả thùcố gắng tìm mà không thấy kẽ hở tội lỗi nào của Phật, sau cùng anh ta nhập được bất nhị pháp môn và được sanh lên Thiên cung

Việc làm ác của Bồ tát phát xuất từ gốc thiện, mới dẫn đến kết quả thiện. Đó là mô hình Bồ tát chịu khổ thế cho chúng sanh. Nếu Bồ tát không làm việc ác ấy, các người bị giết và tên cướp sẽ căm thù nhau từ đời này sang đời khác.

 Bồ tát làm ác để giúp cho người thành Phật. Chúng ta chưa thuần thiện mà làm ác, bảo đảm ta và người cùng nắm tay nhau vào địa ngục

Hoặc một ví dụ khác tiêu biểu cho ý nghĩa hành phi đạo tức thông đạt Phật đạo. Một hôm Đức Phật rượt đánh con nai. A Nan thắc mắc tại sao Ngài lại làm vậy. Đức Phật cho biết Ngài vì thương nai mới đánh nai, không phải vì thù nghịch nó, đánh để dọa nó.

 Sự thật với tâm lượng đại bi tròn đầy bao phủ muôn loài có tác dụng thu hút muôn thú đến gần thân thiện. Mai kia, Phật ra đi và người ác tới, nai cũng quen tìm đến gần kiếm ăn, sẽ bị giết

Trên cương vị Bồ tát, các Ngài sẵn sàng làm bất cứ việc gì, dù bị thiệt thòi, nhưng lợi ích cho người. 

Bồ tát mà không dám làm, vì còn sợ quả báoBồ tát cách Phật đạo xa. Ví như ta phải cân nhắc việc làm được, mới làm. Việc không làm được, ta phải hẹn lại kiếp khác, ta chỉ là Bồ tát sơ phát tâm

Hành phi đạo tức thông đạt Phật đạo, theo giáo sư Nomura, còn có nghĩa là trong ác có hạt nhân thiện và ngược lại trong thiện có nhân ác. Ông chứng minh rằng những người cực ác như vua A Xà Thế hay A Dục khi hối hận, phát tâm trở thành cực thiện. Và từ đó, họ thể hiện được thật nhiều việc làm tốt đẹp, lợi ích cho mọi người

Có thể nói trong việc làm ác, đã có mầm thiện sanh ra. Nếu không làm ác, họ không có điều kiện phát tâm bồ đề. Trên con đường phẳng phiu, ta ít thấy được chân lý. Trên đường gồ ghề đẩy ta vào tuyệt thể tuyệt mạng, khiến ta dễ phát tâm. Đức Phật xác định Ngài cũng phát tâm từ vị trí A Tỳ địa ngục.

 Người làm thiện không mất lòng ai. Nhưng lỡ có người nào xúc phạm, thì họ nổi sân si thành cực giận, bỏ luôn việc thiện. Nghĩa là từ thiện biến thành ác. Do đó theo ông, không thể đặt vấn đề thiện ác phân minh. Trong ác có thiện và trong thiện có ác. 

Phát xuất từ tình thươngtrí tuệ chỉ đạo, Đức Phật giết chết tên cướp biển để đưa hắn lên Thiên cung, không phải giết để Ngài và hắn cùng kẹt trong nhân quảđịa ngục

Thiết nghĩ việc làm cần xét trên tâm lượng và kết quả để quy định thông đạt hay không thông đạt Phật đạo. Kinh Pháp Hoa dạy rằng nuôi người tới 80 tuổi rồi họ cũng chết, thật là phí. Trong khi giáo dưỡng mọi người từ phát triển vật chất và thăng hoa tinh thần trong hiện tại dẫn đến vị lai thành Phật, mới thực sự thông đạt Phật đạo.

Theo Duy Ma, lăn xả vào đời tiếp xúc tất cả thành phần, ta nảy sanh được nhận thức, hiểu tất cả, làm được tất cả, mới được giải thoát.

 Duy Ma hỏi Văn Thù muốn giải thoát phải thế nào? Văn Thù cho biết thân tứ đại ngũ uẩn là nhân tố giải thoát. Câu trả lời của Văn Thù cũng tương ưng với ý Duy Ma rằng ở trong ba đường ác mau thành Phật

Ngũ uẩn là nhân tố bồ đề hay ngũ uẩn là quả khổ thế gian? Chúng ta dễ nhận lầm hai việc này. Thông thường, người tu đều có quan niệm như Xá Lợi Phất cho ngũ uẩn là thân và thân này làm cho chúng ta khổ. Vì thế, người tu thường có ý thoát ly, vất bỏ thân, để cảm thấy nhẹ trên bước đường tu. 

Trong một khoảng thời gian, tôi cũng có tâm niệm bỏ cuộc đời, bỏ luôn thân con người để được giải thoát. Còn sống phải chịu bốn tướng vô thường, sanh lão bệnh tử bao vây, tác hại cho ta đau khổ.

 Tuy nhiên, chúng ta theo gót chân Văn Thù đến gặp Duy Ma sẽ thấy khác, thấy tứ đại ngũ uẩnhạt giống bồ đề. Bỏ nó, không có bồ đề, ví như hạt giống gieo trong hư không

Hạt giống bồ đề nằm trong tứ đại ngũ uẩn, kinh Pháp Hoa gọi là hạt châu trong chéo áo. Có giáp mặt cuộc đời mới hiểu cuộc đời, có thân người mới biết khổ của thân.

 Đối với Bồ tát, thân tứ đại của mọi người bên ngoài giống nhau. Nhưng xoáy sâu vào ngũ uẩn thân để biết được cái bên trong là tri thức hay trực giác do tỉnh giác. Trực giác của người tu biết được sự vật khác với nhận thức của chúng sanh bằng phân biệt, suy nghĩ. Chúng sanh nhiều đời ở trong sanh tử, bị xã hội nhồi nhét, tạo thành cái bên trong là tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến v.v... Nói chung, một số cố chấp của ta trên cuộc đời in sâu trong tim óc làm chúng ta khổ.

 Nhiều người tu có ý niệm tu phải như vầy, dù có khổ gì cũng đeo theo. Họ đã bị ác kiến cố chấp ràng buộc. Trên bước đường tu, tôi muốn làm nhưng không được làm nên bực bội khổ sở. Tôi nhận ra mình đã phạm sai lầm, vội bỏ ngay “cái muốn”, tức xả được tánh tham. Chỉ làm theo yêu cầu của người thì hết khổ. Làm với lòng tốt, bằng tình thương chúng sanh thì tốt tự đến. Làm theo yêu cầu của mình, chỉ chuốc lấy quả xấu. Ngày nay, tôi tạo được đạo nghiệp cũng nhờ thân ngũ uẩn, nhờ biết chuyển nghiệp bên trong của thân. 

Thay đổi từ trong tâm, hoàn cảnh tự đổi theo, là cách tu của Văn Thù trả lời Duy Ma rằng ngũ uẩnhạt giống bồ đề, hạt giống giải thoát

Hội nhập cuộc sống, biết tất cả, thì không việc gì có khả năng làm khổ chúng ta. Tu theo Thanh văn ngồi hốc đá không biết gì. Đến lúc cuộc đời đem xe ủi tróc đá cũng khổ.

 Tinh thần Duy Ma muốn dạy rằng hội nhập sanh tửNiết bàn, tìm giải thoát ngay trong sanh tử. Hay đó cũng chính là hình ảnh Phật Thích Ca thành đạoTa bà, giáo hóa lợi lạc chúng hữu tình ở ngay Ta bà.

 Thật vậy, trước khi thành Phật, Ngài cũng như chúng ta. Lớn lên với thân tứ đại của một con người, Ngài cũng bắt đầu tiếp xúc với sáu trần bên ngoài bằng sáu căn, cũng sanh ra sáu thức, tạo thành thập bát giớithế giới quan của Đức Phật hiện ra.

 Như vậy, thế giới quan của Phật và của ta bắt đầu đồng nhau. Tuy nhiên, khác nhau ở điểm tu dưỡng. Thật vậy, Ngài xuất thân từ dòng họ Thích là dòng họ ham học, liên tục bảy đời vua nổi tiếng thông minh hiền đức. Xuất thân trong gia đình như vậy, chắc chắn Ngài được sự uốn nắnsuy nghĩ trong điều hay lẽ phải

Ngài thông suốt các ngôn ngữ, hiểu được tất cả học thuyết có trước và đương thời. Điều này cho thấy hiểu biết của Đức Phật không đơn giản

Khi xuất gia, Ngài trải qua 5 năm cầu đạo, tìm học với tất cả đạo sư nổi tiếng. Chỗ nào có bậc chân tu hiền đức, Ngài liền tìm đến. Thú vui thông thường của mọi người, thì Ngài không quan tâm

Như vậy, rõ ràng Đức Phật đã đi theo chiều hướng khác với chúng ta về tư duy. Tuy phát xuất từ con người, nhưng lần hồi Ngài mở rộng kiến thức để đạt đến đỉnh cao gọi là thành đạo.

 Với hiểu biết vượt thế giancuộc đời thánh thiện không ai sánh bằng, là giai đoạn đầu của Đức Phật. Tất cả La hán nghe vậy hình dung lại, nhận thấy các Ngài mới ở chặng đường đầu thoát ly sanh tử, không nhiễm thế gian. Trong khi Phật là La hán thành đạo rồi, nếu cũng ngồi cội bồ đề đến chết, chắc chắn không ai tôn xưng Ngài là Phật.

Điểm quan trọng đáng kể trải qua 12 năm từ khi thành đạo đến lúc nói kinh Duy Ma, mới có năm anh em Kiều Trần Như, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ca Diếp... và thành tựu sự nghiệp giáo hóa của Phật trên cuộc đời này. Đó là phần giải thích của Văn Thù trả lời Duy Ma về quá trình tu hành của Đức Phật cho mọi người nhận biết.

Trên lộ trình tu dưỡng, giai đoạn đầu phát triển trí tuệ đạo đứccuối cùng dùng tri thức đạo đức ảnh hưởng lại xã hội mà Phật đang sống. Bước đi du hóa của Ngài không từ chối một việc làm nào, dù là việc nhỏ nhặt như xỏ kim cho một bà già bên vệ đường hay bế con nai què cho theo kịp nai mẹ. Phật luôn đến với bất cứ thành phần nào trong xã hội bằng tình thương yêu, kính trọng

Duy Ma tóm ý này dạy rằng Bồ tát hành đạo phải vào chốn bùn nhơ tội lỗi. Đối tượng không trong sạch mới là đối tượng giáo hóa của Bồ tát. Theo Duy Ma, chỗ sang giàu không phải là chỗ làm đạo tốt của Bồ tát

Phát tâm bồ đề phải tìm đối tượng khổ, nghiệp, phiền não, mới tiếp nhận được chân tình thực sự; Duy Ma ví như hạt giống bồ đề không thể đem gieo trong hư không. Bồ táttrí tuệ đem hạt giống gieo vào đất phì nhiêu là nơi dơ bẩn có phân nước, ví cho nghiệp và phiền não. Từ đó hạt giống dễ nảy mầm, cây sẽ sum sê, đơm bông kết trái. Giáo hóa ở nơi nhiều nghiệp và phiền não, ta đã làm đúng con đường của Phật Thích Ca đã trải qua và chỉ có con đường này mới đưa ta đến Phật đạo nghĩa là thành Phật

Văn Thù vừa luận pháp này xong, Ca Diếp liền tán thán pháp Văn Thù nghe hay quá, nhưng Ngài không ứng dụng được, ví như người tàn tật không làm được gì. Trong khi chúng sanhba đường ác còn phát tâm bồ đề được, mà các Ngài không phát nổi. Ca Diếp đại diện cho hàng Thanh văn thú tịch hướng giải thoát, từ bỏ trần thế để không bị đời làm đau khổ. Nhưng khi xe đời ủi đến thì không ngồi yên được nữa.

 Câu chuyện giữa Văn ThùDuy Ma nhằm thúc bách người tu hành tiêu cực. Khi chỗ ẩn náu cuối cùng bị cuộc đời lật đổ, họ mới thấy được Văn ThùDuy Ma là hai biểu tượng sống, vượt hơn nhân gian. Các Ngài mới thực sự là người giải thoát trong danh dự. Đó là giải thoát theo Đại thừa không phải trốn đời. 

Giải thoát theo tinh thần Phật giáo Nhật Bản nghĩa là hàng năm Phật giáo phải đào tạo cho xã hội bao nhiêu người trí thức. Nói cách khác, phải tạo vị trí nhất định của Phật giáo trên cuộc đời. Hành đạo không lợi ích gì cho đời hay căn tánh bại hoại rất nguy hiểm.

 Ca Diếp lãnh đạo Tăng đoàn nói lên chân tình, hay đúng hơn là tiếng nói của người có tâm huyết lo âu trước thực tế người tu chán đời, trốn đời, không làm được gì trên cuộc đời, mới đi tu. 

Căn tánh bại hoại mới vô chùa xuất gia chỉ xảy ra ở những nước lạc hậu, người nào bệnh cho tu, mạnh để ở nhà. Những gì xã hội vứt bỏ thì đem vô chùa. Tập hợp toàn những người phế thải này lại cho tu, thì đương nhiên họ phải tu theo kiểu bại hoại

Đành rằng người khổ đến nương nhờ bóng từ bi của Phật, chúng ta dang tay an ủi. Nhưng đó không phải là mẫu thầy tu. Chúng ta phải đào tạo lớp người có khả năng làm tàng lọng che mát thế gian, không thể chỉ có toàn người núp bóng. 

Riêng tôi, gặp người thông minh, khỏe, học giỏi, tôi khuyên xuất gia để làm đẹp cho đạo, lợi cho đời. Nếu những người có yếu tố tốt như vậy chạy theo ngũ dục thế gian để thành thân tàn ma dại, thì thật là uổng phí.

Đến phần kết, Ngài Phổ Hiện Sắc Thân Bồ tát hỏi Duy Ma cách sinh hoạt của Bồ tát thông đạt Phật đạothế gian như thế nào.

 Duy Ma trả lời Bồ tát thông đạt Phật đạo sống y như mọi người trên cuộc đời. Vì sống khác hơn sẽ bị nhiều buồn phiền khó khăn trên bước đường tu. 

Đây là ý niệm hoàn toàn khác pháp tu của Thanh văn. Trước tu Thanh văn dạy chúng ta phải sống khác mọi người. Nhưng nay lại bảo chúng ta hoàn toàn giống mới là lẽ sống của Bồ tát.

 Từ điểm đảo ngược pháp tu này, Phổ Hiện Bồ tát hỏi rằng sống bình thường là có gia đình, có quyền thế, có sự nghiệp y như người đời phải không ? Ý này gợi cho tôi nhiều suy nghĩ khi chính mình mang hình thức xuất gia, như vậy có thông đạt Phật đạo chăng ? 

Theo Duy Ma, Bồ tát sống y như mọi người, nhưng bên trong hoàn toàn khác, vì đã dứt sạch tham sân phiền não. Bồ tát cũng có cha mẹ, nhưng không phải là cha vô minh, mẹ phiền não.

 Bồ tát được kết tinh bằng hai pháp : trí khônphương tiện. Mẹ của Bồ táttri thức và cha là phương tiện. Trí tuệ là mẹ của Bồ táttrí tuệ sinh ra tất cả công đức lành. 

Người có lòng tốt nhưng thiếu hiểu biết, sẽ hành động theo vô minh. Họ dễ thành kẻ phá hoại gây phiền hà, tác hại cho người. Không có trí tuệ không thể hành Bồ tát đạo, không thể thành Phật. Dù họ tu năm pháp ba la mật, nhưng không có trí sáng suốt, cũng biến công đức thành tội lỗi.

 Phương tiện là cha của Bồ tát. Phương tiện nghĩa là làm được tất cả việc trên thế gian theo sự chỉ đạo của trí tuệ. Trí tuệphương tiện đầy đủ, ngôi sao Bồ tát sáng lên. Chỉ có trí tuệ, thiếu phương tiện, ta chẳng làm được gì, ví như người vào kho báu không lấy được vì không có hai tay.

Bồ tát hình thành phương tiệntrí tuệ, hiểu theo ngày nay là phải có kiến thức khoa học và sở hữu tài sản mới tạo nên của cải.

 Trên bước đường tới Bồ đề đạo tràng, chứng đắc Phật quả tiêu biểu cho sự hiểu biết chính xác toàn vẹn. Và Đức Phật xuống Lộc Uyển giáo hóa là khai phương tiện, Ngài mới có đệ tử

Kế tiếp, Bồ tát khác chúng ta ở điểm lấy tâm ngay thật diệu hòa làm con trai, lấy tình thương làm con gái. Như vậy tri thức, phương tiện, lòng ngay thậttâm từ tạo thành gia đình của Bồ tát, tức phần căn bản tu hành của Bồ tát.

 Hình thành khuôn mẫu gia đình Bồ tát như vậy, phải được hiểu rằng ta cần ép mình vào khuôn tri thức bằng cách khởi đầu tu hành giới định tuệ, lấy trí tuệ làm chuẩn. Tu trí tuệphương tiện trước. Hai pháp này hiện hữu trong Bồ tát và rọi ra ngoài. Bất cứ chúng sanh nào đến với Bồ tát đều đến trong trí tuệ và vì phương tiện mà đến, không phải đến trong nghiệp và phiền não

Lúc trước cha vô minh, mẹ phiền nãochúng sanh, nên ta ở trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ thuận theo ý ta.

 Nhưng nay trang nghiêm thân tâm bằng cái nhìn đúng như thậtviệc làm chính xác. Kết quả của hai pháp này tác động vào xã hội. Lúc đó, người nào đến với Bồ tát qua sự mở rộng tầm tri thức, được xem là mẹ. Đến với Bồ tát bằng phương tiện được xem là cha trong công đức lành.

 Riêng tôi, mỗi khi suy nghĩviệc làm của tôi hợp với chân lý, được người tiếp nhậnbiểu đồng tình. Tôi cảm nghĩ rằng những người đó đều là cha mẹ tôi trên con đường dẫn đến quả vị Phật.

Bồ tát lấy Pháp thân làm chuẩn, nên cái gì sanh Pháp thân thì cái đó là cha mẹ của Bồ tát. Bồ tát phát đại bi tâm rọi tới bất cứ chúng sanh nào, họ nương theo tâm đại bi này mà đến với Bồ tát. Họ sẽ rất thuận thảo, hiếu đễ, nên được coi như con gái của Bồ tát, giúp Bồ tát thành sự nghiệp. 

Và tâm Bồ tát ngay thật diệu hòa được chúng sanh tiếp nhận. Đó là con trai của Bồ tát, giúp Bồ tát thành đạo nghiệp.

Một gia đình kiểu mẫu gồm tri thức, phương tiện, tâm ngay thật và ý diệu hòa. Bốn pháp này nhân rộng ra xã hội, lấy 37 trợ đạo phẩm làm thầy chỉ dạy.

 Trong 37 trợ đạo phẩm, chỉ tu hai pháp sau cùng là thất Bồ đề phầnbát Chánh đạo. Bạn bè sẽ đến với Bồ tát bằng tám cửa bát Chánh đạo, Bồ tát sẽ tạo được một xã hội tốt trên nhân gian. Đó là điều kiện tất yếu giúp Bồ tát tiến đến quả vị Chánh đẳng giác.

 Bấy giờ, mới khai lục độ hạnh môn, lấy lục độ làm pháp lữ, lấy Thiền định làm chỗ dạo chơi, lấy hàng phục chúng ma làm vui thú.

Hình dung ra các Bồ tát thông đạt Phật đạo, chúng ta thấy các Ngài xuất hiện nơi nào, ma oán tự tan. Thực tế như một người bị ngũ ấm phiền não ma đột nhập, gặp Bồ tát, họ tự hết buồn.

 Bồ tát diệt trừ ma chướng, giúp cho người tiến tu, không phải để làm phiền họ thêm. Phiền não tiêu là ma tiêu, không phải thân tiêu.

 Muốn gỡ ma cho người, điều trước tiên ta phải tự gỡ ma cho ta trước. Vì vậy bát Chánh đạo hay nói chung 37 trợ đạo phẩm, hành giả đừng bao giờ xa rời. Tâm hành giả hoàn toàn bình ổn, gọi là vườn dạo chơi của Bồ tát. Thiền địnhthế giới an trụ của Bồ tát

Ta đừng lầm diệt trừ ma bằng cách tiêu trừ chúng sanh. Diệt trừ nhằm diệt trừ phiền não, nghiệp chướng của họ và cách diệt trừ cao nhất mà Đức Phật thể hiện phải là diệt trừ phiền não trong ta trước. Thân tâm chúng ta giải thoát, người nhìn thấy phát tâm bồ đề, thăng hoa cuộc sống. Nói cách khác, chúng ta vẫn sinh hoạt bình thường trên nhân gian, cùng song hành với chúng sanh, nhưng không tham đắm nhiễm trước như chúng sanh. Ngược lại, có đầy đủ trọn vẹn phước đức trí tuệ mới tiêu biểu thật sự cho mô hình Bồ tát thông đạt Phật đạo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19836)
Chân lý tự chứng (bản thân của Thực Tại) thì không phải một, không phải hai (bất nhị). Do năng lực tự chứng này mà (Thực Tại) là khả năng làm ích lợi bình đẳng cho tất cả kẻ khác...
(Xem: 28944)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 20670)
Chính tínniềm tin chân chính, chính xác, là sự tin hiểu chính thống, là sự tin tưởnghành trì ngay thẳng, là sự tin tưởng và nương tựa đúng đắn.
(Xem: 19410)
Để phát Tâm Bồ đề (The spirit of enlightenment; bodhicitta-sanskrit), bạn trước nhất phải phát triển tâm bình đẳng ( equanimity: tâm bình đẳng, tâm xả) đối với tất cả hữu - tình...
(Xem: 30474)
Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander Berzin từng nghiên cứutu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời sống tu tập thực tiễn hằng ngày.
(Xem: 36410)
Hòa Thượng Tịnh Không, chủ giảng những bài pháp thoại của tập sách này, hiện nay là một danh tăng của Phật giáo thế giới, người có công làm phát triển Phật giáo phương Tây...
(Xem: 33195)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
(Xem: 35534)
Nói một cách tổng quát, nội dung bộ Nhập Bồ Tát Hạnh muốn chỉ rõ thứ lớp tu tập pháp môn Ðại thừa: Thế nào phát khởi Bồ Ðề tâm và tu tập Bồ Tát hạnh.
(Xem: 20961)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết họcthi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nởẤn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
(Xem: 21910)
Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu Thừa Phật Giáo.
(Xem: 25249)
Các Phật tử, Bồ Tát ban sơ phát Bồ Đề tâm, ví như biển lớn lúc ban đầu từ từ sinh khởi, phải hiểu đó là chỗ chứa cho các châu báu như ý giá trị từ hạ trung thượng cho đến vô giá...
(Xem: 25783)
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN, là một trong số rất nhiều tác phẩm của Bồ Tát THẾ THÂN thuyết minh, được các Thánh giả kết tập thành Tạng Luận trong Tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 31235)
Đức Phật gọi là bực người tự nhiên, đem Nhất-Thiết-Chủng-Trí biết tất cả tự-tướng của các pháp sai khác; lìa tất cả điều chẳng lành; nhóm tất cả đìều lành; thường cầu lợi-ích cho tất cả chúng sinh, nên gọi là Phật.
(Xem: 18551)
Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người".
(Xem: 25130)
Trí Khải (538-597), một trong những triết gia vĩ đại của Phật giáo Trung Hoa, đã đưa ra một cái nhìn quảng bác phi thường đối với pháp Phật với thiên tài của một môn đồ thành tín trên đường Đạo.
(Xem: 23758)
Luận này chuyên thuyết minh hạnh bố thí. Bố thí nghĩa là sự hy sinh triệt để; hy sinh được triệt để mới là bực đại trượng phu, nên luận này mệnh danh là ĐẠI TRƯỢNG PHU LUẬN...
(Xem: 28919)
"Học Phật Quần Nghi" là quyển sách giải thích những vấn đề nghi vấn của những người học Phật và tu Phật, chủ yếu là của Phật tử tại gia.
(Xem: 20850)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này?
(Xem: 31440)
Đức Phật ra đời và thuyết pháp “vì hạnh phúcan lạc cho số đông”. Những lời dạy của Ngài cho con người chỉ nhắm vào hai mục tiêu chính: khổ và diệt khổ.
(Xem: 25535)
Phương pháp tu tập thì nhiều, nhưng cốt yếu không ra ngoài Chỉ quán. Có Chỉ mới uốn dẹp được mê lầm, phiền não, có Quán mới nhận rõ pháp tánh chân như.
(Xem: 29710)
Bài pháp này căn cứ vào bản kinh Satta Sutta trong Saṃyutta Nikāya. Nhân dịp Tỳ Khưu Rādha hỏi Đức Phật về nghĩa chữ Satta (chúng sanh).
(Xem: 22508)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
(Xem: 25705)
Ðạo Phật không phải chỉ là một siêu hình học, dù đạo Phật có đề cập đến những thắc mắc siêu hình. Siêu hình chỉ là một phương diện của đạo Phật...
(Xem: 23266)
Theo ý kiến thông thường được chấp nhận thì trong các kinh Phật, kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma - pundarika - sùtra), thường được gọi là kinh Liên Hoa (1) là kinh tuyệt diệu nhất.
(Xem: 25728)
Học Phật là tìm biết vai trò của đạo Phật trong suốt lịch sử của sự sống nhân loại, những đóng góp của đạo Phật trong văn hóa nhân loại, những luồng sinh khíđạo Phật đã thổi vào...
(Xem: 23717)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
(Xem: 40589)
Tiểu thừa – cỗ xe nhỏ, và Ðại Thừa – cỗ xe lớn tuy xuất phát từ hai nhánh của Tiểu thừa là Ðại chúng bộ và Nhất thiết hữu bộ, có một số đặc tính khác nhau.
(Xem: 23344)
Chúng ta vui mừng và tự hào rằng, Phật giáo Việt Nam là một bộ phận quan trọng của di sản đạo đứcvăn hóa quý báu của dân tộc.
(Xem: 22433)
Tập cẩm nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh-tăng cận đại - Hòa-Thượng Quảng-Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh...
(Xem: 22080)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
(Xem: 23499)
Khi chúng ta hiện diện ở đây, chúng ta phải thiết lập một động cơ đặc biệt: tâm giác ngộ (tâm bồ đề) nhằm hướng đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
(Xem: 16953)
Con người khác với loài động vật ở chổ biết đặt vấn đề về giá trị của đời sống; sống như thế nào thì gọi là thiện là tốt hoặc ngược lại là ác là xấu?
(Xem: 23277)
“Nếu Phật tử cố ăn thịt. Tất cả thịt của mọi loài chúng sanh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thì mất lòng đại từ bi, dứt giống Phật tánh...
(Xem: 24294)
Đề kinh Kim cang gồm hai phần. Tên tiếng Phạn là Vajrachedikā Prajñāpāramitā, trong đó phần đầu là tính từ phẩm định cho từ theo sau.
(Xem: 41079)
Kinh Phạm Võngkinh đầu tiên trong Trường bộ kinh và qua toàn văn chúng ta cũng đủ hiểu giá trị của kinh này như thế nào.
(Xem: 18972)
Muni có nghĩa là một bậc tiên nhân, một bậc thánh nhân, một bậc hiền giả sống một mình trong rừng. Trong kinh Vệ Đà chữ muni tương đương với chữ rishi.
(Xem: 20469)
Bồ-tát (菩薩), nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa (菩提薩鬌), phiên âm tiếng Phạn là Bodhisattva. Bồ đề dịch là Giác ngộ; tát-đỏa dịch là chúng sanh.
(Xem: 27720)
Ðức Phật là một nhà cách mạng, ngài đã không thỏa mãn với những giáo điều cổ truyền bà la môn nên đã tự mình tìm ra một Ðạo lý mới.
(Xem: 38101)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 34058)
Tiểu Bộ Kinh - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
(Xem: 36782)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(Xem: 23984)
Quy mạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe.
(Xem: 29170)
Tôi nghe như vầy: Một thời Thế-tôn, châu du giáo hóa các nước đến thành Quảng-nghiêm, ở nghỉ dưới cây Nhạc-âm, cùng với tám ngàn vị đại tỳ-kheo...
(Xem: 60126)
Bồ TátVô Tận Ý Khi bấy giờ chăm chỉ đứng lên Bèn trịch vai hữu một bên Chắp tay cung kính hướng lên Phật đài
(Xem: 27594)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 68708)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
(Xem: 24508)
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung Mục Liên mới đặng lục thông Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân.
(Xem: 24472)
Quyển Kinh Viên Giác tôi giảng khá lâu rồi, nay được Tăng Ni chép lại trình lên tôi duyệt qua. Ðọc lại quyển Kinh Viên Giác, tôi thấy đây là con mắt của người tu Thiền.
(Xem: 22672)
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN là một tài liệu thiết yếu cho những người tu theo Thiền tông, bởi vì cốt tủy Thiền tông đều nằm gọn trong những lời dạy đơn giản bình dị của Lục Tổ.
(Xem: 26345)
Lăng-già (Lanka) là tên núi, núi này do sản xuất châu Lăng-già nên lấy tên châu mà gọi tên núi. Núi nằm tại biển Nam là chỗ ở của Dạ-xoa.
(Xem: 26516)
Kinh Kim Cang cũng có người đọc là Kim Cương. Kinh này do đức Phật nói, nguyên văn bằng chữ Phạn, sau truyền sang Trung Quốc được dịch ra chữ Hán.
(Xem: 20796)
Lư hương xạ nhiệt, Pháp-giới mông huân. Chư Phật hải hội tất diêu văn, Tùy xứ kiết tường vân
(Xem: 20042)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 27540)
Làm người Phật tử ở đời Đêm ngày tụng niệm những lời dạy khuyên Tám điều giác ngộ kinh truyền Ghi lòng tạc dạ tinh chuyên tu hành
(Xem: 46398)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 53567)
Kinh Pháp Hoabộ kinh Đại thừa được nhiều dịch giả phiên dịch, được nhiều học giả nghiên cứu chú giải, lại được lưu truyền sâu trong giới trí thức...
(Xem: 23588)
Con người bình thường không thể nào so sánh được với bậc Bồ Tát; chỉ có những kẻ phi thường xuất chúng mới tiến lên gần gũi đôi chút với trí huệ Bồ Tát.
(Xem: 21080)
Giá trị của tập sách này là diễn đạt được tiến trình lịch sử tư tưởng Phật giáo qua ba giai đoạn: Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo các bộ phái, và Phật giáo Ðại thừa.
(Xem: 25551)
Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà. Tham khảo các bản dịch đời Ngụy, Tống và bản dịch Anh Ngữ của Suzuki. - Dịch Giả: Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 29240)
VIMALAKĪRTINIRDEŚA - SŪTRA - Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết - Đường Huyền Trang dịch - bản dịch Việt: Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant