Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phụ Lục 2

10 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 7466)
Phụ Lục 2

CHÚ GIẢI KINH PHẬT THUYẾT
ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC

(Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán,
Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 (1992))
Vận Thành Hạ Liên Cư hội tập
Hoàng Niệm Tổ chú giải - Như Hòa dịch Việt

 PHỤ LỤC 2:

Niên Sử Năm Bản Hán Dịch

Vạn Từ soạn

 Như quyển Chú Giải nầy đã cho biết rằng kinh Vô Lượng Thọ khi được chuyển dịch sang Hán văn có đến 12 bản dịch khác nhau, lưu truyền được đến ngày nay chỉ còn 5 bản. Khi chuyển dịch sách nầy sang Việt ngữ, chúng tôi xin nêu ra sử và bối cảnh của 5 bản dịch nầy. 

1-Vô Lượng Thọ Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh được dịch vào năm 186 bởi ngài Chi Lâu Ca Sấm dưới thời vua Linh Đế triều Hậu Hán (25-220 sau CN).

Ngài Chi Lâu Ca Sấm là người nước Đại Nhục Chi, đến Lạc Dương vào những năm cuối thời Hán Hoàn Đế (147-167). Trong khoảng 178-189, ngài dịch được hơn 20 bộ kinh như: kinh Đạo Hành Bát Nhã, kinh Bát Chu Tam Muội, kinh A Xà Thế Vương, kinh Thủ Lăng Nghiêm...

Ngài là người đầu tiên dịch thuật và truyền bá kinh điển thuộc hệ Bát Nhã vào Trung Quốc. Riêng kinh Bát Chu Tam Muội góp phần hình thành tư tưởng Di Đà Tịnh Độ vào thời kỳ sơ khai, như về sau có ngài Lô Sơn Huệ Viễn lấy kinh nầy làm nền tảng để lập nên Bạch Liên Xã.

Ngài là người giới hạnh thanh cao, cần mẫn tu tập, suốt cả đời lấy chí nguyện hoằng dương Phật Pháp làm trọng trách. Phong cách phiên dịch của Ngài là không câu nệ nơi lời văn trau chuốt, mà chỉ cần dịch toát được ý kinh. Ngài mất vào năm nào sử không ghi rõ.

 2- Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh do ngài Chi Khiêm dịch vào năm 228 vào đời Ngô (222-280)

Ngài Chi Khiêm vốn là cư sĩ, tự là Cung Minh, xuất thân từ nước Đại Nhục Chi. Dưới thời Hán Linh Đế (168-189), theo học với ngài Chi Lượng là đệ tử ngài Chi Câu La Sấm.

Cuối triều Hậu Hán, xảy ra cục diện loạn lạc Tam Quốc phân tranh, Ngài chạy loạn vào đất Ngô, được Ngô Vương Tôn Quyền triệu kiến, lại hỏi về những điều thâm áo của Phật Pháp, ngài Chi Khiêm tùy nghi ứng đáp minh bạch. Ngô Vương rất cảm phục tôn Ngài làm Bác Sĩ để dạy cho Thái Tử Tôn Lượng.

Trong khoảng năm 222-253, Ngài dốc sức dịch được hơn 30 quyển kinh như: Kinh Duy Ma Cật, Kinh Đại Bát Nê Hoàn, Pháp Cú, Bát Sư.... Văn phong của Ngài rất uyển chuyển lưu loát.

Lúc Thái Tử lên ngôi, Ngài lui về ẩn cư nơi núi Khung Ải, gạt mọi việc đời, theo ngài Trúc Pháp Lan tu tập. Mất năm 60 tuổi.

 3- Vô Lượng Thọ Kinh do ngài Khang Tăng Khải dịch vào năm 252 tại chùa Bạch Mã, Lạc Dương.

Hiện nay các sử liệu còn lưu lại cho chúng ta biết rất ít về ngài Khang Tăng Khải, chỉ biết rằng Ngài xuất thân từ Thiên Trúc. Cuối niên hiệu Gia Bình (252), Ngài đến ngụ tại Lạc Dương kinh đô triều Tào Ngụy (220-263) một trong ba nước thời Tam Quốc. Trong thời gianLạc Dương, Ngài ngụ tại chùa Bạch Mã, nơi đây Ngài dịch các kinh sau: Úc Già Trưởng Giả Vấn Kinh, Vô Lượng Thọ Kinh, Tứ Phần Tạp Yết Ma...

 4- Vô Lượng Thọ Như Lai Hội, bản nầy trích từ kinh Đại Bảo Tích, do ngài Bồ Đề Lưu Chí dịch vào năm 706 vào đời Đường (618-907).

Ngài Bồ Đề Lưu Chí là người Nam Thiên Trúc, xuất thân từ giai cấp Bà La Môn, tinh thông thiên văn, địa lý, lịch số, chú thuật, y phương, cùng các học thuyết ngoại đạo. Năm 60 tuổi ngộ được chỗ thâm diệu của đạo Phật. Năm 67 tuổi xuất gia tu hạnh đầu đà. Từ đấy Ngài nổi danhuyên bác.

Vì nghe danh nên vua Đường Cao Tông (650-683) cho người cung thỉnh Ngài sang Trung Quốc hoằng pháp; vì lòng đại bi thương xót chúng sanh trong vòng sanh tử, Ngài nhận lời mời. Đến Trung Quốc không bao lâu thì vua Cao Tông băng hà. Năm Trường Thọ thứ 2 (693), Võ Hậu Tắc Thiên thỉnh Ngài trụ tại chùa Phật Thọ Ký ở thành Lạc Dương; tại đây Ngài dịch được 11 bộ kinh như : Phật Cảnh Giới, Bảo Vũ... Võ Hậu Tắc Thiên cũng hạ chiếu thỉnh Ngài dịch và giảng Kinh Đại Bảo Tích.

Năm 706 đời vua Đường Trung Tông, Ngài dời đến chùa Sùng Phước, Trường An, tiếp tục dịch thêm được nhiều kinh khác. Công trình lớn nhất của Ngài là duyệt và dịch lại những hội chưa hoàn chỉnh của Kinh Đại Bảo Tích, Ngài làm việc ròng rã suốt 8 năm để hoàn tất việc nầy.

Tháng 9 năm Khai Nguyên thứ 15 (727) đời vua Đường Huyền Tông, tại chùa Trường Thọ, Lạc Dương, Ngài tuyệt thực, không thuốc men mà thần sắc vẫn tươi tỉnh. Ngày 5 tháng 11 Ngài an nhiên thị tịch. Vua truy tặng chức Hồng Lô Đại Khanh, ban thụy hiệu là Khai Nguyên Nhất Thiết Biến Tri Tam Tạng.

Về tuổi thọ của Ngài thì có thuyết cho rằng 166 tuổi, nhưng có nơi lại nói rằng 156 tuổi và khi sang Trung Quốc thì Ngài đã 123 tuổi.

 5- Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm Kinh do ngài Pháp Hiền dịch vào năm 980 dưới thời Bắc Tống (960-1127).

Hiện nay chúng ta chỉ còn biết rằng ngài Pháp Hiền xuất thân từ Tây Vực. Năm 980 Ngài dịch kinh tại phủ Hà Trung. Năm 982 được vua ban hiệu Truyền Giáo Đại Sư. Ngài mất năm 1001 được vua ban thụy hiệuHuyền Giác Đại Sư. Kinh điển do Ngài dịch khoảng 120 bộ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15563)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14998)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14845)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13262)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14445)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20201)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18423)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30754)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12417)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15520)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13755)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13928)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13529)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14450)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13723)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16729)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15383)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31228)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18822)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14991)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14591)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14574)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13787)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19695)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14435)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14518)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14715)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14761)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17913)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13564)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13688)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14946)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14154)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16423)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15324)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13486)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13147)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13265)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12987)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14083)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14722)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14217)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14610)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13001)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13808)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13261)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13742)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14687)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14756)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13275)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12834)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13737)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13672)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13325)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13886)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13692)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12591)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14813)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12875)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12446)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant