Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bài kinh về ngọn lửa

20 Tháng Giêng 201506:39(Xem: 10352)
Bài kinh về ngọn lửa

Bài kinh về ngọn lửa

hay bài kinh về Phi-bạo-lực

 

Aggi - Sutta

(Tăng Nhất bộ kinh,/Anguttara Nikaya: AN - IV, 41-46, PTS)

 

 

Lời giới thiệu của người dịch

 

          Bài kinh này khá quan trọng và tinh tế tuy nhiên dường như ít nghe nói đến. Chữ Aggi của tựa bài kinh có nghĩa là ngọn lửa, và lửa thì mang tính cách thiêng liêng trong đạo Bà-la-môn cũng như Ấn Giáo sau này. Các học giả Tây Phương thường xem bản kinh này là một trong số các kinh quan trọng nêu lên tinh thần phi-bạo-lực của Phật Giáo. Thế nhưng thật ra nội dung chính yếu của kinh cũng chính là để chống tục lệ hiến sinh để tế lễ rất phổ biến trong đạo Bà-la-môn.  

 

            Vào thời bấy giờ, vua chúa, quan lại, tướng sĩ, những người buôn bán giàu có và các "chủ gia đình" khá giả thường bỏ ra những số tiền rất lớn để tổ chức các lễ hiến sinh nhằm mong cầu được sống lâu, sinh con đẻ cái để nối dõi, đạt được danh vọng, lợi lộc, củng cố quyền hành, và sau khi chết thì sẽ được tái sinh trên cõi trời, v.v. , và các giáo sĩ Bà-la-môn thì giữ trọng trách tổ chức, hành lễ và cúng tế. 

 

            Bản Việt dịch dưới đây được dựa vào bản dịch tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna (1988) và bản dịch tiếng Anh của Piya Tan (2003), cả hai bản dịch này đều đã được xuất bản và có thể tìm thấy trên nhiều trang mạng. 

 

 

Bài kinh về Ngọn lửa

(Aggi-Sutta)

 


            Một lần Đấng Thế Tôn ngụ tại tu viện của Cấp Cô Độc (Anathapindita) nơi khu vườn Kỳ Đà Lâm (Jeta) gần thị trấn Xá Vệ (Savatthi). Vào lúc đó có một vị Bà-la-môn to béo và giàu sang (trong nguyên bản là Uggatasarira. Thật ra đây không phải là tên của người Bà-la-môn này mà chỉ là một cách gọi "thân mật" về một người Bà-la-môn trong vùng. Chữ uggata có nghĩa là rất giàu sangbệ vệ chữ sarira có nghĩa là thân thể, chữ Uggata-sarira có nghĩa là một người giàu sang to béo, tuy nhiên trong các đoạn dưới đây sẽ vẫn giữ cách gọi người Bà-la-môn này là Uggata-sarira để câu dịch được ngắn gọn. Bà-la-môn là giai cấp cao nhất trong số bốn giai cấp trong xã hội Ấn, gồm các đạo sĩ giữ trọng trách tế lễ, hiến sinh, thuyết giảng giáo lý, xử phạt. Vua chúa, các chức sắc trong triều đình, tướng sĩ, các người thông thái biết chữ và dạy học cũng chỉ thuộc vào giai cấp thứ hai) đang chuẩn bị để chủ tế một lễ hiến sinh thật to. Số súc vật sắp bị giết gồm năm trăm con bò mộng, năm trăm con bê đực, năm trăm con bò cái tơ, năm trăm con dê cái, năm trăm con cừu đực, đang được mang đến đàn cúng tế để hiến sinh.  

 

            Người Bà-la-môn Uggata-sarira bèn đến tham vấn Đức Phật. Vị này tiến đến gần Đức Phật chào hỏi theo khuôn phép, trao đổi vài lời xã giao với Đức Phật, sau đó thì lùi lại ngồi sang một bên.

 

            Người Bà-la-môn Uggata-sarira cất lời với Đấng Thế Tôn như sau: "Thưa Ngài Cồ-đàm (Gotama), tôi được nghe nói việc đốt lửa, dựng đàn hiến sinh là một việc mang lại nhiều điều thuận lợithật hữu ích".

 

            Đấng Thế Tôn đáp lại: "Này người Bà-la-môn, ta cũng được nghe nói việc đốt lửa, dựng đàn hiến sinh là một việc mang lại nhiều điều thuận lợithật hữu ích".

 

            Vị Bà-la-môn Uggata-sarira lại cất lời hỏi Đấng Thế Tôn lần thứ hai: "Thưa Ngài Cồ-đàm, tôi được nghe nói việc đốt lửa, dựng đàn hiến sinh là một việc mang lại nhiều điều thuận lợithật hữu ích".

 

            Đấng Thế Tôn đáp lại: " Này người Bà-la-môn, ta cũng được nghe nói đốt lửa, dựng đàn hiến sinh là một việc mang lại nhiều điều thuận lợithật hữu ích".

 

            Người Bà-la-môn Uggata-sarira lại cất lời hỏi Đấng Thế Tôn lần thứ ba: "Thưa Ngài Cồ-đàm, tôi được nghe nói việc đốt lửa, dựng đàn hiến sinh mang lại nhiều điều thuận lợithật hữu ích".

 

            Đấng Thế Tôn đáp lại: "Này người Bà-la-môn, ta cũng được nghe nói đốt lửa, dựng đàn hiến sinh là những việc mang lại nhiều điều thuận lợithật hữu ích".

 

            Vị Bà-la-môn bèn nói rằng: "Vậy thì trong trường hợp này, chúng ta đều có cùng quan điểm! Quan điểm của tôi và của Ngài Cồ-đàm đều như nhau về vấn đề này!" . Trong lúc hai bên đàm đạo thì Ayasmanta A-nan-đà  (Ayasmanta là một chữ mang ý nghĩa tôn kính dùng để gọi một vị tỳ kheo ở một cấp bậc cao) ngồi bên cạnh Đức Phật cũng chăm chú theo dõi câu chuyện.

 

            Sau khi nghe người Bà-la-môn Uggata-sarira nói câu ấy, ngài A-nan-đà bèn cất lời với người này như sau: "Này người Bà-la-môn, không được hỏi Đấng Như Lai bằng cách: 'Thưa Ngài Cồ-đàm, tôi được nghe nói đốt lửa, dựng đàn hiến sinh là một việc mang lại nhiều điều thuận lợithật hữu ích, mà phải hỏi như thế này: 'Thưa Ngài, tôi đang chuẩn bị đốt lửa, dựng đàn hiến sinh. Mong Đấng Thế Tôn hãy chỉ dạy tôi, chỉ dẫn cho tôi, hầu những lời dạy bảo ấy sẽ giúp tôi tìm được hạnh phúc và an vui lâu bền!' "

  

            Vị Bà-la-môn Uggata-sarira bèn mượn những lời ấy mà lập lại với Đấng Thế Tôn: "Thưa Ngài, tôi đang chuẩn bị đốt lửa, dựng đàn làm lễ hiến sinh. Mong Đấng Thế Tôn hãy chỉ dạy tôi, chỉ dẫn cho tôi, hầu những lời dạy bảo ấy sẽ giúp tôi tìm được hạnh phúc và an vui lâu bền!".

 

            Đấng Thế Tôn bèn dạy rằng: "Này người Bả-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã vung lên ba thanh kiếm bất hạnh, thật tồi tệ trên phương diện hữu hiệu, thật tai hại trên phương diện hậu quả. Ba thanh kiếm ấy là gì? Đấy là là thanh kiếm của những hành động trên thân xác, thanh kiếm của những hành động ngôn từ, thanh kiếm của những hành động tâm thần

 

            "Này người Bà-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã làm hiện ra trong trí mình các ý nghĩ như sau: 'Chỉ vì việc hiến sinh mà không biết bao nhiêu con bò mộng, không biết bao nhiêu con bê đực, không biết bao nhiêu con bò cái tơ, không bao nhiêu con dê cái, không biết bao nhiêu con cừu đực phải bị giết'.

 

            "Đấy là cách mà người này tạo ra những điều thiếu đạo hạnh, thế nhưng trong trí thì lại cứ nghĩ rằng là mình đạt được những điều xứng đáng. Người này làm một việc tồi tệ, thế nhưng lại cứ nghĩ rằng là mình làm một điều tốt lành. Người này tạo ra một con đường đưa đến một phần số bất hạnh, thế nhưng lại cứ nghĩ rằng là mình tạo ra con đường đưa đến một kiếp sống hạnh phúc.  

 

            "Này người Bà-la-môn, chính vì thế nên ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã vung lên thanh kiếm thứ nhất là tác ý, nói lên một sự ác độc, thật tồi tệ trên phương diện hiệu quả, thật tai hại trên phương diện hậu quả

 

            "Hơn nữa, này người Bà-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa cũng đã thốt lên: 'Chỉ vì việc hiến sinh mà không biết bao nhiêu con bò mộng, không biết bao nhiêu con bê đực, không biết bao nhiêu con bò cái tơ, không bao nhiêu con dê cái, không biết bao nhiêu con cừu đực phải bị giết'.

 

            "Đấy là cách mà người này tự tạo ra cho mình những điều thiếu đạo hạnh, thế nhưng lại cứ nghĩ rằng là mình đạt được những điều xứng đáng. Người này làm một việc tồi tệ, thế nhưng lại cứ nghĩ rằng là mình làm một điều tốt lành. Người này tạo ra một con đường đưa đến một phần số bất hạnh, thế nhưng lại cứ nghĩ rằng là mình tạo ra con đường đưa đến một kiếp sống hạnh phúc.

 

            "Này người Bà-la-môn, chính vì thế nên ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh đã vung lên thanh kiếm thứ hai là các hành động ngôn từ nói lên một sự ác độc, thật tồi tệ trên phương diện hiệu quả, thật tai hại trên phương diện hậu quả.

 

            "Và hơn nữa, này người Bà-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh đã bắt đầu ra tay: "Nào hãy giết các con bò mộng để hiến sinh! Nào hãy giết các con bê đực để hiến sinh! Nào hãy giết các con bò cái tơ để hiến sinh! Nào hãy giết các con dê cái để hiến sinh! Nào hãy giết các con cừu đực để hiến sinh! "

 

            "Đấy là cách mà người này tự tạo ra cho mình những điều thiếu đạo hạnh, thế nhưng lại cứ nghĩ rằng là mình đạt được những điều xứng đáng. Người này làm một việc tồi tệ, thế nhưng lại cứ nghĩ rằng là mình làm một điều tốt lành. Người này tạo ra một con đường đưa đến một phần số bất hạnh, thế nhưng lại cứ nghĩ rằng là mình tạo ra con đường đưa đến một kiếp sống hạnh phúc.

 

            "Này người Bà-la-môn, chính vì thế nên ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh đã vung lên thanh kiếm thứ ba của các hành động trên thân xác nói lên một sự ác độc, thật tồi tệ trên phương diện hiệu quả, thật tai hại trên phương diện kết quả.

 

            "Này người Bà-la-môn, đấy là cách mà ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh đã vung lên cả ba thanh kiếm độc ác, thật tồi tệ tàn trên phương diện hiệu quả, thật tai hại trên phương diện kết quả.

 

            "Này người Bà-la-môn, có ba ngọn lửa phải buông bỏ, phải gạt đi, phải tránh xa. Ba ngọn lửa ấy là gì? Đấy là ngọn lửa của sự tham lam, ngọn lửa của hận thù và ngọn lửa của những thứ ảo giác.

 

            "Này người Bà-la-môn, tại sao lại phải buông bỏ, gạt đi và tránh xa ngọn lửa tham lam? Nếu tâm thức bị ám ảnh bởi tham lam, khống chế bởi tham lam, say đắm bởi tham lam, thì sẽ là cách bước vào con đường đưa đến các "hành động" thân xác tai hại, các "hành động" ngôn từ tai hại, các "hành động" tâm thần tai hại. Vì thế khi cái chết xảy đến, thân xác tan rã, thì sẽ tái sinh trong cõi địa ngục, gánh chịu phần số bất hạnh, lâm vào cảnh khốn cùng nơi địa ngục.  

 

            "Này người Bà-la-môn, tại sao lại phải buông bỏ, gạt đi và tránh xa ngọn lửa hận thù? Nếu tâm thức bị ám ảnh bởi hận thù, khống chế bởi hận thù, say đắm bởi hận thù, thì sẽ là cách bước vào con đường đưa đến các "hành động" thân xác tai hại, các "hành động" ngôn từ tai hại, các "hành động" tâm thần tai hại. Vì thế khi cái chết xảy đến, thân xác tan rã, thì sẽ tái sinh trong cõi địa ngục, gánh chịu phần số bất hạnh, lâm vào cảnh khốn cùng nơi địa ngục.

 

            "Này người Bà-la-môn, tại sao lại phải buông bỏ, gạt đi và tránh xa ngọn lửa của những thứ ảo giác? Nếu tâm thức bị ám ảnh bởi những thứ ảo giáo, khống chế bởi những thứ ảo giác, say đắm bởi những thứ ảo giác, thì sẽ là cách bước vào con đường đưa đến các "hành động" thân xác tai hại , các "hành động" ngôn từ tai hại, các "hành động" tâm thần tai hại. Vì thế khi cái chết xảy đến, thân xác tan rã, thì sẽ tái sinh trong cõi địa ngục, gánh chịu phần số bất hạnh, lâm vào cảnh khốn cùng nơi địa ngục.

 

            "Quả thế, này người Bà-la-môn, phải buông bỏ ba ngọn lửa ấy, phải gạt đi ba ngọn lửa ấy, phải tránh xa ba ngọn lửa ấy.

 

            "[Thế nhưng] này người Bà-la-môn, cũng có ba thứ ngọn lửa mang lại hạnh phúc một khi biết kính trọng, tôn vinh và sùng kính các ngọn lửa ấy. Vậy thì ba ngọn lửa ấy là gì?  Đấy là ngọn lửa của những người xứng đáng được kính trọng, là ngọn lửa của những người chủ gia đình và là ngọn lửa của những người xứng đáng nhận được sự hiến dâng.

 

            "Vậy ngọn lửa của những người xứng đáng nhận được sự kính trọng là gì? Này người Bà-la-môn, hãy nhìn vào một người biết tôn kính mẹ mình và cha mình. Người mẹ và người cha ấy được xem như "ngọn lửa của những người đáng được kính trọng". Tại sao lại như thế? Bởi vì từ nơi họ ngọn lửa (của lòng hiếu thảo) sẽ bùng lên. Vì thế nếu biết kính trọng, tôn vinh và sùng kính ngọn lửa của những người xứng đáng được kính trọng ấy, thì tất sẽ mang lại hạnh phúc cho mình.

 

            "Vậy ngọn lửa của những người chủ gia đình là gì? Này người Bà-la-môn, hãy nhìn vào một người biết cư xử đúng đắn với vợ con mình, với tôi tớ và những người giúp việc cho mình, những người làm công cho mình. Những kẻ ấy được xem như "ngọn lửa của những người chủ gia đình". Vì thế, này người Bà-la-môn, nếu biết kính trọng, tôn vinh và sùng kính ngọn lửa của những người chủ gia đình ấy, thì tất sẽ mang lại hạnh phúc cho mình.

 

            "Vậy ngọn lửa của những người xứng đáng nhận được sự hiến dâng là gì? Này người Bà-la-môn, những người tu hành, các vị đạo sĩ không hề màng đến vinh quang hão huyền, không kiêu hãnh cũng không biếng nhác, đủ sức chịu đựng được tất cả, nhưng lúc nào cũng giữ được sự kiên nhẫnthanh thản, có lúc thì bằng cách tự khắc phục mình, có lúc thì nhờ vào thể dạng thoát tục mà mình đạt được. Những người ấy được xem như "ngọn lửa của những người xứng đáng nhận được sự hiến dâng". Vì thế, này Người Bà-la-môn, nếu biết kính trọng, tôn vinh và sùng kính ngọn lửa của những người xứng đáng nhận được sự hiến dâng ấy, thi tất sẽ mang lại hạnh phúc cho mình.

 

            "Quả thế, này người Bà-la-môn, nếu biết kính trọng, tôn vinh và sùng kính ba ngọn lửa ấy thì tất sẽ mang lại hạnh phúc cho mình.

 

            "Này người Bà-la-môn, với một ngọn lửa cháy lên từ gỗ thì thỉnh thoảng phải nhóm lại, thỉnh thoảng phải châm thêm củi, [thế nhưng] đôi khi nó cũng tắt, [vì thế] đôi khi cũng nên buông bỏ ngọn lửa ấy".

 

            Sau khi nghe những lời trên đây của Đấng Thế Tôn, người Bà-la-môn Uggata-sarira nói với Đấng Thế Tôn như sau: "Thưa Ngài Cồ-đàm, Tuyệt vời thay! Thưa Ngài Cồ-đàm, Tuyệt vời thay! Xin Ngài Cồ-đàm cho phép tôi được làm người cư sĩ kể từ hôm nay và cho đến cuối cuộc đời tôi, và tôi xin được an trú nơi Ngài Cồ-đàm. "

 

            "Thưa Ngài Cồ-đàm, tôi sẽ phóng thích năm trăm con bò mộng. Tôi trả lại sự sống cho chúng. Tôi sẽ phóng thích năm trăm con bê đực, tôi trả lại sự sống cho chúng.

 

            "Tôi sẽ phóng thích năm trăm con bò cái tơ, tôi trả lại sự sống cho chúng. Tôi phóng thích năm trăm con dê cái, tôi trả lại sự sống cho chúng. Tôi phóng thích năm trăm con cừu đực, tôi trả lại sự sống cho chúng.

 

            "Mong sao những con vật ấy được tha hồ gặm cỏ. Mong sao chúng được uống thỏa thích những dòng suối mát. Mong sao những cơn gió heo may thổi lên vuốt ve thân xác chúng.

 

 

Haut du formulaire

Vài lời ghi chú của người dịch

 

            Điểm đáng lưu ý trước hết là người Bà-la-môn Uggata-sarira nêu lên ba lần câu hỏi  "Thưa Ngài Cồ-đàm, tôi được nghe nói rằng việc đốt lửa, dựng đàn hiến sinh là một việc mang lại nhiều điều thuận lợithật hữu ích", thế nhưng Đấng Thế Tôn chỉ lập lại đúng ba lần câu hỏi ấy mà không trả lời gì cả. Vậy có nghĩa là gì?

 

            Không trả lời là một sự yên lặng. Nếu Đức Phật trả lời, dù là theo chiều hướng này hay chiều hướng khác, thì tất sẽ khó tránh khỏi đưa đến những sự biện luận và tranh cải. Lập lại một câu hỏi để trả lời cho một câu hỏi tức là sự "yên lặng" vừa lịch sự vừa kín đáo, phản ảnh một sự bình lặng, thanh thản thật sâu xa trong tâm thức của Ngài.

 

            Ngồi bên cạnh Đấng Tịch Tĩnh, ngài A-nan-đà nhận thấy được ý nghĩa của sự yên lặng ấy và hiểu ngay là câu hỏi đã được đặt sai và chỉ là cách nêu lên một một chủ đề tranh cải. Ngài A-nan-đà bèn nhắc khéo người Bà-la-môn và gợi ý là câu hỏi phải mang tính cách tham vấn thì may ra Đức Phật sẽ trả lời. Thật thế Đấng Thế Tôn đã cho vị giáo sĩ Bà la-môn biết rằng: "... ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh đã vung lên ba thanh kiếm độc ác, thật tồi tệ tàn trên phương diện hiệu quả, thật tai hại trên phương diện kết quả".

 

            Đấy cũng là cách mà Đức Phật đã chận đứng ngay mọi sự biện luận có thể xảy ra nếu đề cập đến các tác dụng mang lại từ việc hiến sinh, dù là theo chiều hướng này hay chiều hướng khác. Đức Phật cho thấy rằng những gì xảy ra trong giây phút hiện tại, qua tâm ý, ngôn từ và hành động của người Bà-la-môn trong lúc chuẩn bị lễ hiến sinh, cũng đã đủ để mang lại khổ đau cho mình rồi: "... ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã vung lên cả ba thanh kiếm độc ác..." , nào có cần gì phải nói đến  hậu quả của hành động hiến sinh sau khi đã thực thi.

 

            Đức Phật tuyệt nhiên không hề đề cập đến những lời cầu khẩn tham lamích kỷbản chất mua bán của lễ hỏa thiêu hàng ngàn con vật, và nhất là không nói gì đến vị Phạm Thiên tức là vị Trời Bhrama của những người Bà-la-môn. Cái khoảng trống đó chính là sự im lặng thứ hai, sâu xa, thâm thúysiêu việt hơn cả sự im lặng thứ nhất là không trả lời câu hỏi đặt sai của người Bà-la-môn Uggata-sarira.

             

            Điểm đáng lưu ý thứ hai là bài kinh không chấm dứt với ba sự sai lầm biểu trưng bởi ba ngọn lửa độc ác là tâm ý, ngôn từ và các hành động của người Bà-la-môn trong khi chuẩn bị việc hiến sinh, mà Đức Phật còn khuyên người này hãy chuyển những ngọn lửa ấy trở thành những ngọn lửa của sự kính trọng, tôn vinh và sùng kính, bốc lên từ cha mẹ mình đã từng nuôi nấng mình, từ những người chủ gia đình biết chăm lo và đối xử tử tế với tôi tớ và những người làm công cho mình (thợ thuyền và nông dân làm việc cho mình), từ những người giáo sĩ chân chính giảng dạy cho mình, vì những người ấy mới là những người xứng đáng để mình hiến dâng hầu mang lại hạnh phúc cho mình, không cần phải hiến sinh cho thần thánh, hay Phạm Thiên. Cũng xin mạn phép mượn dịp để khuyên những ai còn giữ truyền thống cúng giỗ ông bà cha mẹ, hãy nên cúng chay, hoặc cũng chỉ cần một cành hoa và một nén hương cũng đủ, bởi vì ngọn lửa của sự tưởng nhớ cũng chỉ có thể bốc lên bên trong lòng mình. Ông bà cha mẹ đã được chôn hay hỏa táng với xác chết của không biết bao nhiêu súc vận mà họ đã ăn khi còn sinh tiền, vì thế thiết nghĩ cũng không nên để họ phải thưởng thức thêm xác chết của các con vật khác do mình hiến dâng.

 

            Sau hết là những câu cuối trong bài kinh nhắc lại từng loài thú thì đấy cũng là cách nói lên sự kính trọngquan tâm đến từng con thú. Chúng được phóng thích, tha hồ gặm cỏ trong cảnh thiên nhiên thênh thang, được uống nước trong lành từ những con suối mát, được những ngọn gió heo may thổi lên ve vuốt thân xác mình. Hình ảnh đó thật hết sức tương phản với những ngọn lửa nóng bỏng thiêu đốt những con thú bị cột vào những chiếc cọc hiến sinh. Chẳng phải quang cảnh thanh bình và êm ả của những con thú được sống giữa cảnh thiên niên trong phần kết luận đã nói lên được một cách thật cụ thể tinh thần phi-bạo-lực hiện ra trong lòng người Bà-la-môn Aggata-sarira sau khi được nghe Đức Phật thuyết giảng hay sao?   

 

            Tuyệt vời thay! Sâu sắc thay! Một bài kinh thật giản dị!

 

 

Bures-Sur-Yvette, 18.01.15

Hoang Phong chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16378)
Giới là nguồn cội của hết thảy Thiện pháp, là nền tảng của Tam vô lậu học và mọi quả vị Giải thoát... Nguyên tác: Lý Viên Tịnh; Thích Giác Quả dịch
(Xem: 23581)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 17459)
Tập Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn này được chúng tôi biên soạn như một phần trong công trình dịch thuật và chú giải kinh Đại Bát Niết-bàn... Nguyễn Minh Tiến
(Xem: 81292)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 19584)
Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni - Đời Đường, nước Kế Tân, Tam Tạng Sa môn Phật Đà Ba Ly vâng chiếu dịch, Việt dịch: Sa-môn Thích Thiện Thông.
(Xem: 20214)
Kiền Long Đại Tạng Kinh bao gồm 168 tập, chứa đựng 1669 bộ Kinh văn... Tổng hợp Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 47422)
Bấy giờ, năm trăm công tử Ly-xa, dẫn đầu bởi Bảo Tích (Ratnākāra), mỗi người mang theo một cây lọng quý, biểu hiệu quyền quý, đến vườn Xoài cúng dường Phật... Tuệ Sỹ
(Xem: 39163)
Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 15814)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thểhiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập... Thích Đức Trí
(Xem: 23199)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 19262)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 15173)
Kinh Hạnh Nguyện Phổ Hiền - Tam Tạng pháp sư Bát Nhã, người nước Kế-tân, dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào đời Đường; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 16810)
Bản nầy thứ tự kinh văn số 1726 được khắc vào đời nhà Minh Vạn Lịch -Trung Quốc - và đang lưu trữ tại Báo Ân Tạng thuộc chùa Jojoji - Tăng Thượng tự - Tokyo, Nhật Bản... HT Thích Như Điển
(Xem: 13032)
Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha).
(Xem: 13135)
Đây là những điều tôi nghe Bụt nói vào một thời mà người còn lưu trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ Đà. Hôm ấy, cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị cư sĩ khác đã tìm đến nơi cư ngụ của thầy Xá Lợi Phất.
(Xem: 48976)
Trong khế kinh, Đức Phật nói. "Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật"... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 23307)
Giới luậtsinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 19397)
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
(Xem: 17159)
Luật Học Tinh Yếu - Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 32093)
Cúi đầu lễ chư Phật, Tôn Pháp, Tỳ-kheo Tăng, Nay diễn pháp Tỳ-ni, Để Chánh pháp trường tồn... HT Thích Trí Thủ dịch
(Xem: 27455)
Luật Tứ Phần - Việt dịch: HT Thích Đổng Minh; Hiệu chính và chú thích: Thích Nguyên Chứng, Thích Đức Thắng
(Xem: 14309)
Du Già Sư Địa Luận Thích - Trước tác: Bồ Tát Tối Thắng Tử; Hán dịch: Tam-Tạng Pháp Sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích Tâm Châu
(Xem: 14764)
Pháp Hoa Tông Yếu, Thứ tự kinh văn số 1725 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh do Ngài Nguyên Hiểu sọan chữ Hán, Sa Môn Thích Như Điển dịch.
(Xem: 18608)
Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa xuất bản hôm nay không có một liên quan nào, về mọi phương diện, với những bộ Kinh danh đề tương tựchúng ta thấy trong Đại tạng... Chánh Trí Mai Thọ Truyền
(Xem: 16409)
Tỳ Kheo Huệ Chiểu chùa Đại Vân ở Chuy Châu sọan, Sa Môn Thích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc dịch từ Tiếng Hán sang tiếng Việt trên chuyến Hoằng Pháp Âu Châu năm 2013
(Xem: 13899)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, thuộc Luận Tập bộ toàn. Thứ tự kinh văn số 1663 (562-563)... HT Thích Như Điển
(Xem: 17271)
Tác Giả: Tăng Triệu Ðại Sư - Lược Giải: Hám Sơn Ðại Sư; Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 19369)
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú - Do HT Thích Như Điển dịch Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
(Xem: 28040)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển.
(Xem: 14376)
Toàn thể đại dụng, thu nhiếp xưa nay ngay trên đường; dứt trí tuyệt ngu, vật và ta ngang bằng nơi kiếp ngoại ... HT Thích Thiện Siêu
(Xem: 16933)
Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa - Phiên dịch, chú giải: Daniel B. Stevenson & Hiroshi Kanno - Phiên dịch, thi hóa: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
(Xem: 22169)
Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ, bao gồm nghĩa lý thâm thiết để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh... HT Thích Thiện Siêu dịch
(Xem: 23315)
Thiện nam tử! Có một loại pháp Bồ tát nên diệt trừ. Ðó là pháp tham. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn.
(Xem: 28008)
Bộ kinh Lăng Nghiêm Tông Thông này được Ngài Thubten Osall Lama, tức Nhẫn Tế thiền sư, Đức Sơ Tổ Tây Tạng Tự, dịch và chú thích thêm từ bản Hán văn sang Việt văn...
(Xem: 64798)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 33201)
Thế Tôn, nếu con nghĩ rằng con đắc đạo A La Hán, thì Thế Tôn chẳng nói Tu Bồ Đề là một hành giả thanh tịnh hạnh. Vì Tu Bồ Đề vốn là vô sở hành...
(Xem: 40175)
Tam thế chư Phật, chư Đại-Bồ-tát, thật chứng và nhập một với Pháp-giới-tính nên phát-khởi vô-duyên đại-từ, đồng-thể đại-bi, hiện ra vô số thân, theo duyên hóa-độ vô-lượng vô-biên chúng-sinh...
(Xem: 25120)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
(Xem: 50224)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 38517)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 27317)
Kinh Trường Bộ thi hóa (3 tập) - Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli - Chuyển thể Thơ: Giới Lạc Mai Lạc Hồng
(Xem: 28563)
Trọng tâm cứu khổ của Ngài Quán Thế Âm nhằm giải thoát sự khổ tâm, khổ tinh thần. Một khi con người đã giải thoát khổ tinh thần thì thân thể sẽ lành mạnh.
(Xem: 52217)
Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) - Nguyên tác: Je Tsongkhapa Losangdrakpa - Việt dịch: Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
(Xem: 35866)
Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục - Liêu Nguyên dịch, Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 32905)
Kinh Kim Cương lấy vô tướng làm tông, vô trụ làm thể, diệu hữu làm dụng. Từ khi Bồ-đề Đạt-ma đến từ Tây Trúc truyền trao ý chỉ kinh này khiến người đời ngộ lý đạo, thấy tính.
(Xem: 50820)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 74897)
Kinh chữ Hán - ĐĐ. Thích Hạnh Phú sưu tầm & biên soạn
(Xem: 36129)
Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.
(Xem: 48984)
Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp. Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.
(Xem: 31016)
Nếu dùng hình sắc để thấy ta, Dùng âm thanh để cầu ta, Người nầy hành tà đạo, Chẳng thể thấy Như Lai... HT Thích Như Điển
(Xem: 33931)
Kinh Bại Vong (Parabhava-sutta) rút từ Tập Kinh (Suttanipata), kệ số 91-115, trang 18-20, Pali Text Society... HT Thích Thiện Châu dịch
(Xem: 28896)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Ðức Ðạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn... Thích Phước Sơn
(Xem: 58819)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 46263)
“Ðức Thế Tôn nghe Phạm vương ba lần ân cần thưa thỉnh, liền dùng Phật nhãn soi khắp thế giới chúng sanh, thấy sự ô nhiễm của chúng sanh có dày có mỏng...
(Xem: 43825)
Khi Đức Phật nói danh hiệu chư Phật đời quá khứ, có mười ngàn Bồ Tát, được Vô sinh nhẫn, tám trăm Thanh Văn, phát thiểu phận tâm, năm ngàn Tỷ khưu...
(Xem: 43218)
Kinh vừa là Kinh Phật, lại vừa là miệng Phật. Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã...
(Xem: 45920)
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng...
(Xem: 48023)
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Trọn bộ 11 tập - 600 cuốn; Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Nghiêm
(Xem: 63736)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 49724)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant