Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giới Buông bỏPhát lộ

24 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 8261)
Giới Buông bỏ và Phát lộ
GIỚI BẢN KHẤT SĨ TÂN TU
(The Revised Pratimoksha)

Nghi thức Tụng Giới Nam Khất Sĩ

Hội Đồng Giáo Thọ Đạo Tràng Mai Thôn Thực Hiện 12-01-2004

Giới Buông bỏPhát lộ
(Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề)


Các vị đại đức! Đây là ba mươi hai giới Buông bỏPhát lộ (Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề), mỗi nửa tháng tụng một lần.

01-    Vị nam khất sĩ nào cất giữ và sử dụng thuốc hút hoặc các chất ma túy khác, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
02-    Vị nam khất sĩ nào cất giữ và buôn bán sách tiểu thuyết, kiếm hiệp hoặc sách bói tử vi, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
03-    Vị nam khất sĩ nào cất giữ những sản phẩm độc hại như phim truyện, băng hình, nhạc và trò chơi điện tử của thế tục, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
04-    Vị nam khất sĩ nào cất giữ máy vô tuyến truyền hình, vidéo, máy hát karaoke, máy chơi điện tử và các thứ máy móc khác dùng để tiêu thụ phim, nhạc và trò chơi điện tử của thế tục, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
05-    Vị nam khất sĩ nào có địa chỉ điện thư (e-mail) riêng, trừ khi có phép của tăng thân, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
06-    Vị nam khất sĩ nào có xe hơi riêng, hoặc sử dụng những loại xe hay điện thoại đắt tiền, màu sắc sặc sỡ, bóng loáng, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
07-    Vị nam khất sĩ nào nghĩ rằng tiền bạc và của cải có thể đảm bảo cho sự an ninh của mình mà tìm cách tích lũy, để cho tiền bạc và của cải làm trở ngại đường tu của mình, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
08-    Vị nam khất sĩ nào đứng tên mở trương mục ngân hàng riêng, trừ trường hợp được tăng thân cho đi du học nước ngoài, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
09-    Vị nam khất sĩ nào không phải do tăng sai mà một mình đứng tên quản lý tài sản của một tự viện hay của một tổ chức từ thiện, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
10-    Vị nam khất sĩ nào sử dụng ngân sách của tự viện hay ngân sách của tổ chức từ thiện để nuôi dưỡng người thân mà không có sự đồng ý của các vị khác trong tự viện hay trong tổ chức từ thiện, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
11-    Vị nam khất sĩ nào gửi tiền đầu tư; cho vay; hùn vốn kinh doanh; buôn bán chứng khoán, nhà cửa, đất đai; chơi hụi, chơi xổ số hoặc số đề, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
12-    Vị nam khất sĩ nào sử dụng các loại chuỗi hoặc tràng hạt bằng ngọc đắt tiền, màu sắc sặc sỡ giống những thứ trang sức của người thế gian; hoặc đeo các thứ vàng bạc, đá quý dù đó là vật kỷ niệm của người thân; hoặc trồng hay bịt răng bằng vàng bạc, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
13-    Vị nam khất sĩ nào mua sắm và tàng trữ những món đồ cổ đắt tiền, nâng niu giữ gìn như tài sản quý báu, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
14-    Vị nam khất sĩ nào chất chứa quá nhiều sách vở dù là kinh sách Phật học, một mình vướng mắc bo bo cất giữ, không dám cho người khác mượn, cũng không chịu ký thác vào thư viện chung của chúng tăng, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
15-    Vị nam khất sĩ nào chứa nhiều vải dư mà không đem ra chúng tăng sử dụng hay san sẻ cho người thiếu thốn, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
16-    Vị nam khất sĩ nào có trên ba chiếc y lễ phục (an-đà-hội, uất-đa-la-tăng, tăng-già-lê), có trên ba chiếc y giáo phục (áo tràng hay nhựt bình), có trên ba bộ y thường phục (vạt hò), mà không chịu gửi lại chúng tăng cất giữ cho các bạn đồng tu đến sau (trừ y phục lao động, đồ lót bên trong và áo ấm cần thiết cho xứ lạnh), vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
17-    Vị nam khất sĩ nào sử dụng những loại pháp phục làm bằng các loại vải mỏng dánh, bóng loáng, trơn mướt, sặc sỡ, gắn kim tuyến hạt cườm lấp lánh, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
18-    Vị nam khất sĩ nào chế ra những kiểu quần áo theo thời trang của thế tục hay bắt chước ăn mặc theo kiểu dáng của kẻ giàu sang quyền quý, đánh mất nếp sống đơn giản của người tu hạnh viễn ly giải thoát, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
19-    Vị nam khất sĩ nào mua sắm những vật dụng cá nhân thuộc loại thượng hạng, sang trọng, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
20-    Vị nam khất sĩ nào cất giữ và sử dụng những loại giày dép sang trọng, hoặc kiểu dáng thời trang, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
21-    Vị nam khất sĩ nào chất chứa nhiều dầu gội, bột giặt, kem đánh răng, khăn, bàn chải... mà không chịu đem ra chia sẻ với chúng tăng, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
22-    Vị nam khất sĩ nào vào y viện chữa trị mà nằm phòng bệnh riêng loại sang trọng, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
23-    Vị nam khất sĩ nào nằm giường nệm sang trọng, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
24-    Vị nam khất sĩ nào trang trí phòng ốc của mình sang trọng và đầy dẫy tiện nghi như nhà thế tục, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
25-    Vị nam khất sĩ nào chất chứa nhiều thức ăn, thức uống trong rương tủ mà không chịu đem ra cho đại chúng dùng, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
26-    Vị nam khất sĩ nào đến với người thế tục hoặc bà con để quyên góp tài vật làm của riêng, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
27-    Vị nam khất sĩ nào sử dụng tài vật không đúng với ý nguyện của người dâng cúng mà không báo lại cho vị đó biết, khiến vị đó buồn khổ, giận hờn, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
28-    Vị nam khất sĩ nào chỉ ham thích việc buôn bán, trồng trọt... dù là để tạo tài chính cho tự viện mà bỏ phế các thời khóa tu học cùng đại chúng, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
29-    Vị nam khất sĩ nào nuôi súc vật và chim muông với mục đích tiêu khiển hoặc bán cho người khác để kiếm tiền, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
30-    Vị nam khất sĩ nào cất giữ đồ vật của chúng tăng để sử dụng riêng hoặc đem cho người khác mà không xin phép, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
31-    Vị nam khất sĩ nào sử dụng tài vật của thường trụ trái với ý nguyện của chúng tăng, khiến chúng tăng không vui và đánh mất sự hòa hợp, vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.
32-    Vị nam khất sĩ nào sử dụng tài vật của chúng tăng một cách phung phí như tiền bạc, nước, điện, điện thoại, xe hơi..., vị ấy phạm giới Buông bỏPhát lộ.


Các vị đại đức! Tôi đã tuyên thuyết xong ba mươi hai giới Buông bỏPhát lộ. Vị nam khất sĩ nào phạm vào một trong ba mươi hai giới ấy thì phải hướng về tăng thân, hoặc trước ba vị, hoặc hai vị nam khất sĩ đại diện cho tăng thân để buông bỏ và trao trả tiền bạc hay phẩm vật mình đang cất giữ rồi phát lộ sám hối.

Nay xin hỏi các vị đại đức: Đối với ba mươi hai giới Buông bỏPhát lộ ấy trong đại chúng có sự thanh tịnh không? (ba lần)

Các vị đại đức im lặng, vì thế tôi biết trong đại chúng có sự thanh tịnh. Điều này chúng ta ý thức, ghi nhận và thông qua. (C)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26680)
Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cựctiêu cực.
(Xem: 28259)
Càng trau dồi, Giác Trí càng khai mở thì Pháp Phật càng sáng tỏ hơn; giống như càng nghiên cứu học hỏi thì kiến thứctư tưởng càng phong phú và sâu sắc hơn.
(Xem: 29418)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 33317)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
(Xem: 21783)
Để dễ tiếp cận, chúng ta sẽ nêu câu hỏi cụ thể, rằng “Ai đã vượt qua cả thiện và ác?” và các trích dẫn nơi đây sẽ chỉ tập trung riêng vào Kinh Pháp Cú (Dhammapada).
(Xem: 30680)
Thiện tri thức! Tâm lượng quảng đại, biến mãn khắp pháp giới, về dụng thì mỗi mỗi phân minh, ứng dụng ra thì biết được tất cả là một, một là tất cả... Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 31305)
Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là “thiền”, bên trong không loạn gọi là “định”. Bên ngoài nếu như tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên.
(Xem: 37183)
Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm...
(Xem: 32331)
Này chư Thiện tri thức, cái trí Bồ Đề Bát Nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được... Minh Trực Thiền Sư Việt dịch
(Xem: 27158)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại núi Bồ-đạt-lạt-ca, trong cung điện Quán Tự Tại, trong đó có nhiều cây báu như cây ta-la, đam-ma-la...
(Xem: 20639)
Theo Trung Quán, duyên khởi không có nghĩa là nguyên lý của một tiến trình ngắn ngủi, mà là nguyên lý về sự lệ thuộc vào nhau một cách thiết yếu của các sự vật.
(Xem: 22264)
Vì sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nên tâm khôngtự tính. Sáu thức hay tâm thức đã vô thường thì nó cũng không có chơn thật.
(Xem: 24011)
Nói khái quát, Phật giáo quan niệm thực tại không ngừng biến chuyểnbác bỏ khái niệm bền vững lâu dài. Tất cả là một dòng sát na sinh diệt liên tục, tất cả là lưu chú...
(Xem: 22878)
Với hy vọng và một cảm giác hạnh phúc, thân thể chúng ta cảm thấy an lạc. Vậy nên hy vọnghạnh phúc là những nhân tố tích cực cho sức khỏe của chúng ta.
(Xem: 23231)
Một quan điểm khách quan mà nói, các kinh dù nguyên thủy hay phát triển, cốt tủy Giác Ngộ được Cứu CánhGiải Thoát khỏi dòng Tâm Thức vẩn đục...
(Xem: 30438)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 30115)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 23144)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỳ-khưu, người nói Pháp không tranh luận bất cứ với một ai ở đời.
(Xem: 22346)
Thưa Ðại vương, chính phải có giao tiếp mới biết được sự thanh liêm của một người, và như vậy, phải trong một thời gian dài...
(Xem: 21799)
Sodpa hay Nhẫn nhục ba la mật là một trong những pháp thực hành Bồ tát đạo quan trọng nhất. Có những hoàn cảnh đặc biệt bạn cần phải thực hành hạnh Sodpa.
(Xem: 28248)
Các Tỷ kheo thực hành pháp an cư, là biểu hiện mẫu mực đời sống ly dục, tịch tịnh của một vị A la hán. Đời sống ấy được thực hành miên mật đầy đủ bốn chất liệu thanh tịnh...
(Xem: 19286)
Với Phật giáo, sống là sống với. Do đó, bạn bè là một thuộc tính riêng có của các loài chúng sanh nói chung và của con người nói riêng...
(Xem: 20184)
Muốn đền đáp ân đức cha mẹ là khi cha mẹ chưa có lòng chính tín thì khuyên bảo cha mẹ có lòng chính tín để có được nơi an ổn từ niềm tin đó...
(Xem: 30938)
Phật dạy: “Nếu vị a-xà-lê cùng người tu hành muốn tu hạnh Bồ-đề phần pháp và các món thành tựu, nên đối với pháp của Quán Tự Tại Bồ-tát mà tu tập.
(Xem: 41546)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 0159 - Hán dịch: Đường Bát Nhã; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 32757)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 19139)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật. Các vị Tỳ-khưu quyết định trùng tụng trong dịp an cư...
(Xem: 34037)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 24981)
Ai khôn ngoan muốn cầu hạnh phúcước mong sống với an lành Phải tài năng, ngay thẳng, công minh...
(Xem: 23698)
Tung rải từ tâm khắp vũ trụ Mở rộng lòng thương không giới hạn Tầng trên, phía dưới và khoảng giữa... HT Thích Thiện Châu dịch
(Xem: 25345)
Ta hãy đem lòng từ bi không giới hạn của ta mà bao trùm cả thế gian và muôn loài, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải... HT Thích Nhất Hạnh dịch
(Xem: 27788)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 25033)
Ðức Thế Tôn Chánh Ðẳng Chánh Giác từ lúc phát tâm tu tập cho đến nay đã thành tựu, vì muốn độ người nên an trú tại thành Xá vệ. Chư Thiên, nhân loại cung kính cúng dường...
(Xem: 23842)
Tâm kinh Bát-nhã là một bản kinh trọng yếu trong nhà Thiền, bản kinh này nói về “tánh không” của các pháp. Người tu Phật phải mở được cánh cửa trí tuệ...
(Xem: 58760)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 23236)
Từ bi bác ái, tự giác giác tha. Ấy là mục đích của bậc chơn tu chánh đạo. Xưa, Phật ra đời khai môn giáo hóa, tế độ quần sanh trong bốn mươi chín năm...
(Xem: 20905)
Như Lai sẽ nhập niết-bàn trong vòng ba tháng nữa, nên các tỷ-khưu, tỷ-khưu ni cũng như vô số các loài hữu tình đến để cung kính đảnh lễ.
(Xem: 28202)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 28945)
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ Phật ở thành Vương Xá, trong núi Kỳ Xà Quật, cùng với các vị Đại Tỳ Khưu, hai vạn tám ngàn người, đều là những bậc chỗ sở tát đã xong, phạm hạnh đã lập...
(Xem: 19228)
Ở một chừng nào đó có thể hiểu, đi theo con đường của Phật, noi theo công hạnh của Phật, để cuối cùng được kết quả như Phật… thì được xem là đang làm việc Phật.
(Xem: 24617)
Nội dung của Kinh Di Giáo là những lời dạy của đức Thế Tôn trước khi nhập diệt. Lời lẽ đã tha thiết, ý nghĩa lại sâu xathực tế.
(Xem: 21452)
Bổn phận của người Xuất Giatu đạo, truyền đạoduy trì Phật giáo, cho đến thực hiện tinh thần Bồ-tát nhập thế, còn bổn phận của người Tại Gia là ở bên ngoài hộ trì Phật giáo.
(Xem: 23878)
Diệu Pháp Liên Hoa, đề kinh được cấu tạo theo thể cách Pháp và Dụ. Diệu Pháp ám-tỷ cho cái Tri Kiến Phật nhiệm mầu vốn có của tất cả chúng sanh...
(Xem: 28632)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ đời trước mà cảm quả báo.
(Xem: 29439)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 17655)
Đức Phật chỉ cho phép dùng rượu để làm thuốc chữa bệnh hay nấu ăn, nhưng phải trừ khử mùi vị, màu sắc của rượu, ngoại trừ khi dùng rượu làm thuốc thoa.
(Xem: 31049)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25357)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 18977)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giớibản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật... HT Thích Trí Quang
(Xem: 20158)
Nghiệp báo, trước tiên nhất có nghĩa là hành động. Chúng ta phân biệt một loại nghiệp báo, là bản chất tinh thần, một nhân tố tinh thần...
(Xem: 23965)
Để có thể chấp nhận cả cái tốt lẫn cái xấu một cách tự tại, bạn cần phải nắm chắc trong tay một nguyên lí đó là tính cách “vô phân biệt” (không hai, không khác) của Bát nhã.
(Xem: 19047)
Theo lời dạy của Đức Phật, sắc sanh như là các hạt nhỏ. Các hạt nhỏ này có thể nhỏ hơn các nguyên tử. Khi quý vị thực hành thiền tứ đại một cách có hệ thống...
(Xem: 20173)
Diệu pháp đại thừa pháp Liên hoa một đóa trăng Cõi trời người cung kính Quy mạng đốn giác môn.
(Xem: 20055)
Đức Phật là vị thầy, người hướng dẫn và chỉ đạo tâm linh của chúng ta. Do thế, những hành vi thân thể, lời nóitư tưởng phải phù hợp với lời dạy của ngài.
(Xem: 24850)
Đông-Tấn, Sa-Môn Thích-Pháp-Hiển dịch chữ Phạn ra chữ Hán, HT Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt
(Xem: 19418)
Chúng ta sống trong không gian vô cùngthời gian vô tận tất phải có nhận thức về thế gian. Thế gianmột thế giới hiện tượng lưu chuyển mãi...
(Xem: 22600)
Tất cả các đệ tử đã đến đây, bởi đang tìm kiếm sự giải thoáthạnh phúc vô song tối thượng của sự toàn giác. Mọi người tập họp ở đây vì chúng sinh, vì Giáo Pháp...
(Xem: 61859)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh.
(Xem: 31151)
Vâng, để Giác Ngộ, chỉ cần xoáy vào một chữ tâm đó thôi. Chỉ cần an trụ, chỉ cần hàng phục được cái tâm đó là xong! Nghĩa là trở thành một bậc Giác ngộ, ngang hàng với Phật...
(Xem: 22127)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết Bàn (Nirvana, Nibbana).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant