Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sự Hình Thành Và Truyền Bá Kinh Pháp Hoa Đến Nhật Bản

13 Tháng Chín 201705:07(Xem: 16667)
Sự Hình Thành Và Truyền Bá Kinh Pháp Hoa Đến Nhật Bản

SỰ HÌNH THÀNH VÀ TRUYỀN BÁ
KINH PHÁP HOA ĐẾN NHẬT BẢN 


Nikkyo Niwano
Trần Tuấn Mẫn


Sự hình thành và truyền bá kinh Pháp Hoa đến Nhật Bản


Vào thời Đức Thích-ca-mâu-ni, không có hệ thống chữ viết được phổ biếnẤn Độ. Do đó, những thuyết giảng của Ngài được ghi nhớ và phổ biến bằng lời nói từ cửa miệng. Vào thời ấy, khi con người bị buộc phải học thuộc lòng những gì họ muốn nhớ, họ có năng lực nhớ vượt xa hơn ta tưởng. Đời sống của con người cũng ít phức tạp và bận rộn như ngày nay. Các Đại đệ tử của Đức Phật vốn có đầu óc trong sángtrí nhớ tinh thuần, chăm chú lắng nghe để thu hút từng lời nói của Đức Thích-ca. Do đó, hầu như chắc chắn rằng họ không nghe nhầm những bài giảng của Đức Thích-ca. Hơn nữa, sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử của Ngài thường xuyên tổ chức hội nghị để xem những gì họ ghi nhớ có bị nhầm lẫn hay không. Sau khi xác minh những lời xác thực của Đức Phật, họ sửa chữa những nhầm lẫn của nhau, họ hệ thống hóa các ý tưởng. Do đó mà lời nói của Đức Thích-ca vẫn được giữ đúng dù được họ truyền bằng miệng.

Đức Thích-ca đã thuyết giảng rất nhiều trong những cuộc hành trình thường xuyên bằng cách đi bộ trong vùng Bắc Ấn rộng lớn suốt một thời kỳ năm mươi năm. Ngài cũng thuyết giảng bằng nhiều cách khác nhau tùy theo trình độ hiểu biết của hàng thính giả. Chúng ta phải ghi nhận rằng việc diễn dịch giáo lý của Đức Phật đã khác nhau theo từng nơi và theo từng nhóm môn đồ của Ngài, và rằng theo với thời gian, những khác biệt về lối hiểu và lối giảng giáo lý của Ngài đã lớn lên. Tuy nhiên, giáo lý của Đức Thích-ca tự nó vẫn được truyền bá đúng đắn nhờ nỗ lực của các đệ tử Ngài. Không có kinh nào là không Thánh diệu. Giáo lý của Đức Thích-ca được ghi trong các kinh A-hàm, kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, các kinh A-di-đà và nhiều kinh khác. Nhưng chỉ trong kinh Pháp Hoa, cái tinh thần căn bản của tất cả giáo pháp của Đức Thích-ca trong suốt cuộc đời hoạt động của Ngài mới được lần đầu tiên diễn tả một cách sáng sủa; trong kinh này, cái tinh thần quan trọng của hết thảy giáo lý đã được kết hợpmiêu tả bằng lời lẽ dễ hiểu. Nói một cách khác, trong kinh Pháp Hoa, những tinh túy của Phật giáo, chính cái cốt lõi của giáo lý Đức Thích-ca được giải thích thấu đáo bằng ngôn từ đơn giản nhưng hiệu lực.

Một số người tranh cãi về các giá trị tương đối của nhiều kinh khác nhau và nuôi dưỡng cái ảo tưởng rằng những giá trị tương đối của các kinh phát xuất từ những khác biệt trong giáo lý của Đức Thích-ca. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Không có kinh nào do chính Đức Thích-ca biên soạn cả. Sự việc là Ngài giảng nhiều bài giảng cho vô số người suốt năm mươi năm từ bài giảng đầu tiên của Ngài cho năm vị Tỳ-kheo ở Vườn Nai (Lộc Uyển) ở Vàrànasì (Ba-lanại) đến khi Ngài nhập diệt vào lúc Ngài tám mươi tuổi. Từ trong nhiều bài giảng này, mỗi nhóm đệ tử và các tín đồ của họ đã đưa vào trong các kinh riêng của họ những bài giảng mà họ đã nghe trực tiếp hoặc được những người khác nói cho nghe. Xuyên qua bất cứ kinh nào chúng ta cũng có thể nghiên cứu giáo lý của Đức Thích-ca, Đức Thích-ca chính là bậc Thế Tôn đã phóng cùng một thứ ánh sáng trí tuệ vào chúng ta. Do đó, dù kinh Pháp Hoagiáo pháp tuyệt diệu nhất trong rất nhiều kinh, nó cũng phản ánh một ngộ nhận căn bảncoi thường các kinh khác bằng cách ca tụng quá đáng kinh Pháp Hoa.

Biểu tượng của kinh Pháp Hoa

Kinh Pháp Hoa được soạn dưới hình thức một vở kịch để quần chúng nói chung của thời ấy có thể hiểu kinh dễ dàng. Những nhà biên soạn kinh nỗ lực giúp người ta nắm được kinh bằng cách trình bày những ý niệm trừu tượng trong hình thức cụ thể.

Ví dụ, trong phẩm 1 của kinh Pháp Hoa, phẩm“Tự”, kể rằng hào quang phóng ra từ trán Đức Phật chiếu sáng mười tám ngàn cõi Phật ở phương Đông, hết thảy chư Phật và chúng đệ tử đều được thấy đang hiện hữu ở khắp nơi. Sự diễn tả này có nghĩa rằng Đức Phật mang thân trời cũng như ở trái đất, tức là, Ngài hiện hữu ở khắp nơi, khắp toàn bộ vũ trụ. Những miêu tả như thế, như sự rung động của trái đất và mưa hoa rơi xuống cũng thuộc loại biểu tượng này. Ngày nay, chúng ta thường gặp những biểu từ như “Tôi sợ đến cóng máu” hay “Tôi cười thắt ruột”. Không một ai lại hiểu những biểu từ ấy theo nguyên nghĩa cả. Nhưng nếu chúng thực sự là không thực đi nữa, chúng cũng giúp truyền đạt một cách sinh động và có hiệu lực cái cảm giác thực sự của người nói hay người viết. Điểm này giúp chúng ta một chìa khóa cho việc hiểu kinh Pháp Hoa. Điều quan trọng không phải là “sự kiện” mà là “sự thật”, sự thật của giáo lý của Đức Phật. Ngày cả khi chúng ta gặp phải những sự việc có vẻ không thực trong kinh Pháp Hoa, chúng ta cũng phải nắm chắc cái sự thật ở đằng sau cái bề mặt ngôn từ.

 Bản dịch Hoa văn của ngài Cưu-ma-la-thập (Kumàrajìva)

Một số người mang kinh Pháp Hoa sang Trung Quốc và dịch ra Hoa văn, nhưng bản thông dụng ở Đông Á ngày nay là bản dịch của Cưu-ma-la-thập. Thân phụ ngài, Kunàrayàna, vốn thuộc một gia đình quý pháiẤn Độ, đến Kucha, một nước ở Trung Á, giữa Ấn ĐộTrung Quốc, rồi cưới người em gái của vua nước này. Con của vị này là Cưu-ma-la-thập (Kumàrajìva), sinh năm 344. Phật giáo nẩy nở ở Kucha và lúc bảy tuổi, Cưu-ma-la-thập vào một tu viện cùng với mẹ ngài, sau đó, ngài được gửi đi Ấn Độ để học Phật giáo Đại thừa.

Người ta kể rằng khi Cưu-ma-la-thập về lại quê nhà, thầy ngài là Sùryasoma vốn thấy được khả năng và phẩm chất của ngài, đã dạy ngài kinh Saddharma - pundarika - sùtra (Diệu Pháp Liên Hoa). Vị này đặt bàn tay phải lên trán Cưu-ma-la-thập mà nói: “Mặt trời của Đức Phật đã lặn ở phương Tây, và vầng sáng còn lại sắp chiếu đến phương Đông. Kinh này có sự liên hệ với phương Đông bắc. Hãy kính cẩn truyền bá kinh ở đấy”.

Giờ đây nghĩ lại lời của Sùryasoma “kinh này có sự liên hệ với phương Đông Bắc”, chúng ta hiểu được rằng tiên đoán của ngài đã có một ý nghĩa rất sâu xa, và chúng ta không khỏi xúc độngnhận ra rằng về sau Phật giáo đạt tới sự phát triển lớn nhất ở Nhật Bản, một đất nước nằm xa, phía Đông bắc Ấn Độ.

Vâng lời thầy, Cưu-ma-la-thập quyết định truyền bá kinh Pháp HoaTrung Quốc về phía Đông bắc. Nhưng vì ở Trung Quốc thời ấy thường xuyên có chiến tranh và các biên địa, các quốc gia cứ thay đổi mãi, kế hoạch của ngài đã không được thực hiện dễ dàng như ngài hy vọng. Tuy nhiên, danh tiếng ngài là một dịch giả được truyền khắp Trung Quốc, và năm 401, ngài đến sống ở Tràng An, thủ đô của nhà Hậu Tần, theo lời mời của nhà vua. Cưu-ma-la-thập bấy giờ đã sáu mươi hai tuổi được phong Quốc sư và suốt tám năm cho đến khi ngài mất vào năm 431 lúc bảy mươi tuổi, ngài đã dịch nhiều kinh sang Hoa văn.

Không cần phải nói, kinh Pháp Hoa là kinh quan trọng nhất trong nhiều kinh do ngài dịch. Vì ngài đã nhận ra nhiều sai lầm trong các bản dịch Hán văn mà ngài đã đọc thấy, ngài giữ một thái độ rất thận trọng đối với dịch phẩm của riêng ngài. Mặc dù ngài thông thạo cả Phạn ngữ lẫn Hoa ngữ, ngài vẫn không có ý định dịch các kinh Phật sang Hoa văn một mình mà ngài tập họp nhiều học giả giỏi cả hai ngôn ngữ. Lại nữa, ngài giảng kinh Pháp Hoa trước sự hiện diện của nhà vua và những người khác. Các học giả căn cứ trên những ghi chép từ những bài giảng của ngài mà mỗi người thực hiện một bản dịch kinh Pháp Hoa bằng Hoa ngữ. Sau khi các học giả đã hoàn tất riêng mỗi người một bản dịch và tất cả mọi người đã xem xét bàn thảo kỹ càng bản ấy, cuối cùng họ hoàn thành một bản dịch tiêu chuẩn cho bộ kinh. Người ta bảo rằng có đến hai ngàn người đã tham gia công trình này. Do đó, chúng ta có thể quả quyết kết luận rằng trong bản dịch kinh Pháp Hoa từ Phạn ngữ sang Hoa ngữ của ngài Cưuma-la-thập, giáo lý của Đức Thích-ca được truyền bá hầu như khôngsai lạc.

Người ta đã kể câu chuyện sau đây về việc dịch của Cưu-ma-la-thập. Vua Dao Tần rất kính cẩn nhân cách và khả năng của Cưu-ma-la-thập, rất muốn ngài có một đứa con. Bởi vậy vua thúc ép ngài lấy vợ. Khi sắp tịch, ngài Cưuma-la-thập nhắc nhở: “Ta bị ép buộc phải phá giới mà lấy vợ, nhưng ta tin rằng những gì ta đã khẳng định bằng lời không bao giờ phản lại với ý định của Đức Phật. Nếu ta chân thật đúng theo những gì ta đã nói thì riêng cái lưỡi của ta sẽ vẫn không bị cháy khi thân thể ta bị thiêu”. Người ta kể rằng khi gia đình thiêu nhục thân ngài, chỉ riêng lưỡi của ngài quả thực vẫn không bị thiêu hủy và phát sáng rực.

Kinh Pháp Hoa sau đó đóng một vai trò rất quan trọng trong Phật giáo Trung Quốc. Sau khi Trí Giả, người được tôn sùng như một “Tiểu Thích-ca Mâu-ni” đã nghiên cứu rốt ráo tất cả các kinh điển của Phật giáo Đại thừaTiểu thừa, ngài kết luận rằng ý tứ chân thực của Đức Phật đã được gồm trong kinh Pháp Hoa, và ngài viết những sớ luận tuyệt diệu về kinh Pháp Hoa như Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Pháp Hoa Văn Cú, và Ma-ha Chỉ Quán. Như thế, kinh Pháp Hoa đã phổ biến rộng hơn đến khắp Trung Quốc và sau đó du nhập Nhật Bản xuyên qua Cao Ly.

Kinh Pháp HoaNhật Bản

Năm 577 là năm kinh Pháp Hoa do ngài Cưu-ma-lathập dịch được đưa đến Naniwa (nay là Osaka) ở Nhật Bản và ba mươi bảy năm sau, bộ Hokke-gisho (Pháp Hoa Nghĩa Sớ)1 , bộ Luận sớ đầu tiên bằng Nhật văn về kinh Pháp Hoa, được viết bởi Thái tử Shòtoku (574-622). Người ta bảo đây là quyển sách xưa nhất do một người Nhật viết hiện còn giữ lại.

Thái tử Shòtoku ban hành một bộ luật gọi là Hiến pháp mười bảy điều khoản, căn cứ trên tinh thần của kinh Pháp Hoa, và bằng Hiến pháp này, Thái tử đã thiết lập bộ Luật đầu tiên ở Nhật Bản. Điều hết sứcý nghĩa là buổi bình minh của văn minhNhật Bản được thực hiện bằng cách áp dụng cái tinh thần của kinh Pháp Hoa. Đến nay đã một ngàn bốn trăm năm, tinh thần này vẫn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong nhân dân Nhật Bản.

Nhiều tu sĩ Phật giáo nổi danhNhật Bản nỗ lực truyền bá giáo pháp của kinh Pháp Hoa, trong đó có Saichò2 , Dògen3 , Nichiren4 . Đặc biệt, Nichiren đã đưa vào kinh một sức sống mới mà chịu nhận mọi khó khăn đau khổnỗ lực truyền bá kinh trong quần chúng nhân dân.

Gần bảy trăm năm đã trôi qua từ khi Nichiren thị tịch vào năm 1282. Giáo lý của Đức Thích-ca đã dần mất đi năng lực của nó sau khi Ngài nhập diệt, nhưng lại đạt được sức sống nhờ sự xuất hiện của kinh Pháp Hoa vào bảy trăm năm giữa cái chết của Thái tử Shòtoku và sự xuất hiện của Nichiren. Tuy nhiên, sau khi Nichiren thị tịch bảy trăm năm, tinh thần kinh Pháp Hoa lại bị quên lãng. Một số người ở Nhật Bản cũng lại tin rằng họ có thể được cứu độ chỉ bằng cách gõ trống tay và bằng cách cứ lặp đi lặp lại cái biểu thức gồm trọn nhan đề kinh Pháp Hoa - “Nam-mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh”, “Tôi quy y kinh Diệu Pháp Liên Hoa” - hay tin rằng những cầu xin của họ sẽ được đáp ứng nếu họ chỉ cần thờ kính bài chú tụng mà Nichiren đã viết, tập trung vào biểu thức trên.

Nội dung và tinh thần của kinh Pháp Hoa rất thánh diệu. Việc thực hành giáo lý kinh cũng thánh diệu. Chúng ta sống đời sống hằng ngày một cách bình thường, nhưng do hiểu giáo pháp của kinh, tin tưởng nó, và tu tập nó, chúng ta cố gắng tiến đến một trạng thái tâm thức thoát ngoài ảo tưởng và khổ đau. Chúng ta hiểu ra rằng người ta cần phải sống trong hòa điệu và giúp đỡ lẫn nhau. Nếu ai có cảm nhận như thế dù chỉ vài giờ trong mỗi ngày, sức khỏehoàn cảnh của người ấy sẽ tự nhiên biến đổi thành tốt hơn - đây là giải thoát thực sự của người ấy. Sao cho mọi người trên thế giới đều có được những cảm nhận như thế và sống hạnh phúc - đấy là ý tưởng và nguyện vọng tối hậu được diễn tả trong kinh Pháp Hoa.

Thực vậy, kinh Pháp Hoa là một giáo lý của sự tôn trọng con người, của sự tự toàn thiện và hòa bình. Nói tóm lại, đấy là giáo lý nhân bản. Ngày nay, bảy trăm năm sau khi Nichiren thị tịch, chúng ta phải tái dựng cái tinh thần của kinh Pháp Hoathiết lập một cuộc sống tốt đẹp hơn nhằm cho chính chúng ta, cho gia đình, xã hội của chúng ta và cho toàn thế giới.

Chú thích:

1. Hokke-gisho (Pháp Hoa nghĩa sớ) là một bộ luận về kinh Pháp Hoa, gồm bốn quyển. Dù được dựa vào bộ Pháp Hoa nghĩa ký do Pháp Vân, người Trung Hoa viết, tác phẩm này cũng gồm nhiều giải thíchý kiến độc đáo. Thủ bản do chính Thái tử Shòtoku chép hiện vẫn còn.

2. Saichò (Tối Trường - 767-822) là người sáng lập tông phái Thiên Thai (Tendai) Nhật Bản. Năm 804 ngài được lệnh hoàng gia phái sang Trung Quốc, tại đây, ngài nghiên cứu giáo lý Thiên Thai. Sau khi trở về Nhật Bản, ngài xin chính quyền công nhận tông Thiên Thai. Năm 806, ngài được hoàng đế tấn phong danh hiệu Truyền Giáo Đại Sư (Dengyò-daishi). Đây là lần đầu tiên danh hiệu Đại Sư (Daishi) được sử dụngNhật Bản.

3. Dògen (Đạo Nguyên - 1200-1253) là người sáng lập tông phái Thạch Đầu (Sòtò) của Phật giáo Thiền tại Nhật Bản. Sau khi thọ giới trên núi Hiei, gần Kyoto, ngài trở thành đệ tử của Eisai, vị Thiền sư phái Lâm Tế. Ngài học bảy năm tại Trung Quốc. Sau khi về Nhật Bản, ngài sống một thời gian ở gần Kyoto, về sau, dựng Đại Thiền viện Thạch Đầu của Eiliei-ji (Vệ Binh Tự) trong vùng đất nay là huyện Fukui. Ngài đã viết nhiều tác phẩm quan trọng, trong đó có tác phẩm Shòbò-genzò bất hủ.

4. Nichiren (Nhật Liên - 1222-82) là người sáng lập tông phái mang tên ngài. Năm 1253 ngài tuyên bố rằng người ta nên niệm lên kinh Pháp Hoa bằng biểu thức Nam-mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Suốt công cuộc truyền bá tích cực kinh Pháp Hoa của ngài, ngài đã chịu nhiều khủng bố hành hạ, kể cả bị lưu đày. Trong những tác phẩm của ngài có một bộ luận rất quan trọng về kinh Pháp Hoa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16370)
Giới là nguồn cội của hết thảy Thiện pháp, là nền tảng của Tam vô lậu học và mọi quả vị Giải thoát... Nguyên tác: Lý Viên Tịnh; Thích Giác Quả dịch
(Xem: 23550)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 17439)
Tập Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn này được chúng tôi biên soạn như một phần trong công trình dịch thuật và chú giải kinh Đại Bát Niết-bàn... Nguyễn Minh Tiến
(Xem: 81269)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 19576)
Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni - Đời Đường, nước Kế Tân, Tam Tạng Sa môn Phật Đà Ba Ly vâng chiếu dịch, Việt dịch: Sa-môn Thích Thiện Thông.
(Xem: 20204)
Kiền Long Đại Tạng Kinh bao gồm 168 tập, chứa đựng 1669 bộ Kinh văn... Tổng hợp Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 47412)
Bấy giờ, năm trăm công tử Ly-xa, dẫn đầu bởi Bảo Tích (Ratnākāra), mỗi người mang theo một cây lọng quý, biểu hiệu quyền quý, đến vườn Xoài cúng dường Phật... Tuệ Sỹ
(Xem: 39139)
Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 15809)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thểhiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập... Thích Đức Trí
(Xem: 23171)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 19237)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 15134)
Kinh Hạnh Nguyện Phổ Hiền - Tam Tạng pháp sư Bát Nhã, người nước Kế-tân, dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào đời Đường; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 16765)
Bản nầy thứ tự kinh văn số 1726 được khắc vào đời nhà Minh Vạn Lịch -Trung Quốc - và đang lưu trữ tại Báo Ân Tạng thuộc chùa Jojoji - Tăng Thượng tự - Tokyo, Nhật Bản... HT Thích Như Điển
(Xem: 13019)
Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha).
(Xem: 13128)
Đây là những điều tôi nghe Bụt nói vào một thời mà người còn lưu trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ Đà. Hôm ấy, cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị cư sĩ khác đã tìm đến nơi cư ngụ của thầy Xá Lợi Phất.
(Xem: 48964)
Trong khế kinh, Đức Phật nói. "Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật"... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 23279)
Giới luậtsinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 19384)
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
(Xem: 17154)
Luật Học Tinh Yếu - Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 32057)
Cúi đầu lễ chư Phật, Tôn Pháp, Tỳ-kheo Tăng, Nay diễn pháp Tỳ-ni, Để Chánh pháp trường tồn... HT Thích Trí Thủ dịch
(Xem: 27443)
Luật Tứ Phần - Việt dịch: HT Thích Đổng Minh; Hiệu chính và chú thích: Thích Nguyên Chứng, Thích Đức Thắng
(Xem: 14305)
Du Già Sư Địa Luận Thích - Trước tác: Bồ Tát Tối Thắng Tử; Hán dịch: Tam-Tạng Pháp Sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích Tâm Châu
(Xem: 14758)
Pháp Hoa Tông Yếu, Thứ tự kinh văn số 1725 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh do Ngài Nguyên Hiểu sọan chữ Hán, Sa Môn Thích Như Điển dịch.
(Xem: 18584)
Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa xuất bản hôm nay không có một liên quan nào, về mọi phương diện, với những bộ Kinh danh đề tương tựchúng ta thấy trong Đại tạng... Chánh Trí Mai Thọ Truyền
(Xem: 16382)
Tỳ Kheo Huệ Chiểu chùa Đại Vân ở Chuy Châu sọan, Sa Môn Thích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc dịch từ Tiếng Hán sang tiếng Việt trên chuyến Hoằng Pháp Âu Châu năm 2013
(Xem: 13895)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, thuộc Luận Tập bộ toàn. Thứ tự kinh văn số 1663 (562-563)... HT Thích Như Điển
(Xem: 17245)
Tác Giả: Tăng Triệu Ðại Sư - Lược Giải: Hám Sơn Ðại Sư; Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 19361)
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú - Do HT Thích Như Điển dịch Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
(Xem: 28022)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển.
(Xem: 14369)
Toàn thể đại dụng, thu nhiếp xưa nay ngay trên đường; dứt trí tuyệt ngu, vật và ta ngang bằng nơi kiếp ngoại ... HT Thích Thiện Siêu
(Xem: 16928)
Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa - Phiên dịch, chú giải: Daniel B. Stevenson & Hiroshi Kanno - Phiên dịch, thi hóa: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
(Xem: 22153)
Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ, bao gồm nghĩa lý thâm thiết để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh... HT Thích Thiện Siêu dịch
(Xem: 23295)
Thiện nam tử! Có một loại pháp Bồ tát nên diệt trừ. Ðó là pháp tham. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn.
(Xem: 27995)
Bộ kinh Lăng Nghiêm Tông Thông này được Ngài Thubten Osall Lama, tức Nhẫn Tế thiền sư, Đức Sơ Tổ Tây Tạng Tự, dịch và chú thích thêm từ bản Hán văn sang Việt văn...
(Xem: 64758)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 33192)
Thế Tôn, nếu con nghĩ rằng con đắc đạo A La Hán, thì Thế Tôn chẳng nói Tu Bồ Đề là một hành giả thanh tịnh hạnh. Vì Tu Bồ Đề vốn là vô sở hành...
(Xem: 40167)
Tam thế chư Phật, chư Đại-Bồ-tát, thật chứng và nhập một với Pháp-giới-tính nên phát-khởi vô-duyên đại-từ, đồng-thể đại-bi, hiện ra vô số thân, theo duyên hóa-độ vô-lượng vô-biên chúng-sinh...
(Xem: 25095)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
(Xem: 50206)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 38509)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 27315)
Kinh Trường Bộ thi hóa (3 tập) - Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli - Chuyển thể Thơ: Giới Lạc Mai Lạc Hồng
(Xem: 28553)
Trọng tâm cứu khổ của Ngài Quán Thế Âm nhằm giải thoát sự khổ tâm, khổ tinh thần. Một khi con người đã giải thoát khổ tinh thần thì thân thể sẽ lành mạnh.
(Xem: 52200)
Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) - Nguyên tác: Je Tsongkhapa Losangdrakpa - Việt dịch: Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
(Xem: 35841)
Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục - Liêu Nguyên dịch, Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 32888)
Kinh Kim Cương lấy vô tướng làm tông, vô trụ làm thể, diệu hữu làm dụng. Từ khi Bồ-đề Đạt-ma đến từ Tây Trúc truyền trao ý chỉ kinh này khiến người đời ngộ lý đạo, thấy tính.
(Xem: 50802)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 74879)
Kinh chữ Hán - ĐĐ. Thích Hạnh Phú sưu tầm & biên soạn
(Xem: 36119)
Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.
(Xem: 48974)
Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp. Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.
(Xem: 31009)
Nếu dùng hình sắc để thấy ta, Dùng âm thanh để cầu ta, Người nầy hành tà đạo, Chẳng thể thấy Như Lai... HT Thích Như Điển
(Xem: 33920)
Kinh Bại Vong (Parabhava-sutta) rút từ Tập Kinh (Suttanipata), kệ số 91-115, trang 18-20, Pali Text Society... HT Thích Thiện Châu dịch
(Xem: 28875)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Ðức Ðạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn... Thích Phước Sơn
(Xem: 58810)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 46251)
“Ðức Thế Tôn nghe Phạm vương ba lần ân cần thưa thỉnh, liền dùng Phật nhãn soi khắp thế giới chúng sanh, thấy sự ô nhiễm của chúng sanh có dày có mỏng...
(Xem: 43802)
Khi Đức Phật nói danh hiệu chư Phật đời quá khứ, có mười ngàn Bồ Tát, được Vô sinh nhẫn, tám trăm Thanh Văn, phát thiểu phận tâm, năm ngàn Tỷ khưu...
(Xem: 43203)
Kinh vừa là Kinh Phật, lại vừa là miệng Phật. Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã...
(Xem: 45914)
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng...
(Xem: 48017)
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Trọn bộ 11 tập - 600 cuốn; Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Nghiêm
(Xem: 63719)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 49713)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant