Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

I.5- Phần ví dụ

12 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 8977)
I.5- Phần ví dụ


TÌM HIỂU NGÔN NGỮ KINH ÐIỂN PHẬT GIÁO 

Thích Tâm Thiện

I.5- Phần ví dụ 

Phần này, chúng tôi xin trích đoạn một số kinh để độc giả tham khảo.

* Ví dụ 1: Trích kinh A Nan Nhứt Dạ Hiền Giả (Anandabhaddekarattasuttam), số 132, kinh Trung Bộ III, Ðại tạng kinh Việt Nam (ÐTKVN), trang 447, bản dịch của Thích Minh Châu

132. Kinh A Nan Nhứt Dạ Hiền Giả
(Anandabhaddekarattasuttam) 

Như vầy tôi nghe. 

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá Vệ), Jetavana (Kỳ Ðà lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Ananda tại hội trường thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ kheo với bài thuyết pháp. (Tôn giả) giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tỗng thuyết và biệt thuyết. Rổi Thế Tôn vào buỗi chiều, từ thiền định Ðộc cư đứng dậy đi đến hội trường, sau khi đến, ngồi trên chổ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo

- Này các Tỷ kheo, ai tại hội trường đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ kheo với bài thuyết pháp. Ai đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tỗng thuyết và biệt thuyết? 

- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Ananda tại hội trường đã thuyết thị, khích lệ, làm cho thích thú, làm cho hoan hỷ các Tỷ kheo với bài thuyết pháp. (Tôn giả) đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tỗng thuyết và biệt thuyết. 

Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:

- Nhưng như thế nào, này Ananda, ông đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỳ kheo với bài thuyết pháp? Ông có phải đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tỗng thuyết và biệt thuyết? 

- Ðúng vậy, bạch Thế Tôn, con đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ kheo với bài thuyết pháp. Con đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tỗng thuyết và biệt thuyết:

Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng 
Quá khứ đã đoạn tận, 
Tương lai lại chưa đến, 
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây. 
Không động, không rung chuyển, 
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm 
Ai biết chết ngày mai? 
Không ai điều đình được, 
Với đại quân thần chết, 
Trú như vậy nhiệt tâm, 
Ðêm ngày không mệt mỏi
Xứng gọi Nhứt Dạ Hiền, 
Bậc an tịnh, trầm lặng

Này các Hiền giả, thế nào là truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ", và vị ấy truy tìm sự hân hoan trong ấy ; "Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ", và vị ấy truy tìm sự hân hoan trong ấy... (như kinh trước, thay đỗi "này các Hiền giả" cho chữ "này các Tỷ kheo")... Như vậy, này các Hiền giả, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
... (như trên)... 
Xứng gọi Nhứt Dạ Hiền, 
Bậc an tịnh, trầm lặng
Như vậy, bạch Thế Tôn, con đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ kheo. Con đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tỗng thuyết và biệt thuyết. 
- Lành thay, lành thay, này Ananda! Lành thay, này Ananda! Ông đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỳ kheo với bài thuyết pháp. Ông đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tỗng thuyết và biệt thuyết. 
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
... (như trên)... 
Xứng gọi Nhứt Dạ Hiền, 
Bậc an tịnh, trầm lặng
- Và thế nào, này Ananda, là truy tìm quá khứ?... (như trước)... Như vậy, này Ananda, là truy tìm quá khứ. Và này Ananda, thế nào là không truy tìm quá khứ?... (như trên)... Như vậy, này Ananda, là không truy tìm quá khứ. Và này Ananda, thế nào là ước vọng tương lai?... (như trên)... Như vậy, này Ananda, là ước vọng tương lai. Và này Ananda, thế nào là không ước vọng tương lai?... (như trên)... Như vậy, này Ananda, là không ước vọng tương lai. Và này Ananda, thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại?... (như trên)... Như vậy, này Ananda, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Và này Ananda, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại?... (như trên)... Như vậy, này Ananda, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
... (như trên)... 
Xứng gọi Nhứt Dạ Hiền, 
Bậc an tịnh, trầm lặng
Thế Tôn thuyết giảng như vậy, Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. 
(Kinh A Nan Nhứt Dạ Hiền Giả, Thứ 132)
 
 
* Ví dụ 2: Trích kinh Phật Tự Thuyết (Tiểu Bộ) - Cảm hứng về Niết bàn của Phật 
(Lời kinh này có thể được xem như thuộc thể tài cảm hứng ngữ). Trích trong "Phật tử", bản dịch của Thích Thiện Châu, VNCPHVN, 1997, trang 160. 7. 

Cảm hứng về Niết Bàn

(Kinh Phật Tự Thuyết thuộc Tiểu Bộ kinh

"Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anathapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang thuyết giảng pháp thoại liên tưởng (patisanna) đến Niết bàn cho các Tỳ kheo, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Các Tỳ kheo ấy chú tâm, tác ý, dổn tất cả tâm tư lắng tai nghe pháp. Rổi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này: 

"Này các Tỳ kheo, có xứ này (ayatana), tại đây không có đất, không có nước, không có lửa, không có gió ; không có hư không vô biên xứ, không có thức vô biên xứ, không có vô sở hữu xứ, không có phi tưởng phi phi tưởng xứ ; không có đời này, không có đời sau, không có cả hai mặt trăng, mặt trời. Do vậy, này các Tỳ kheo, ta tuyên bố không có đến, không có đi, không có trú, không có diệt, không có sanh, không có an trú, không có chuyển vận, không có sở duyên, đây là sự đoạn tận khỗ đau". 
Khó thấy là vô ngã
Với bậc có hiểu biết
Với vị đã thấy rõ, 
Không dễ thấy sự thật
Khéo xâm nhập (diệt trừ) ái, 
Ðâu còn có vật gì. 
Này các Tỳ kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, này các Tỳ kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thời ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi. Vì rằng, này các Tỳ kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi

Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không dao động thời có khinh an. Có khinh an thời không có thiên về. Không có thiên về thời không có đến và đi ; không có đến và đi thời không có diệt và sanh ; không có diệt và sanh thời không có đời này, không có đời sau, không có thời ở giữa. Ðây là sự đoạn tận khỗ đau. 
 
 
* Ví dụ 3: Trích kinh Ðại Phương Quảng (Mahavedallasuttam) trong kinh Trung Bộ I, bản dịch của Thích Minh Châu, ÐTKVN, trang 639... (Bài kinh này thuộc thể tài phương quảng). 

43. Ðại Kinh Phương Quảng

(Mahavedallasuttam)

Như vầy tôi nghe. 

Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, tinh xá ông Anathapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahakotthita (Ðại Câu Hy La), vào buỗi chiều, khi thiền định xong, đứng dậy, đi đến chổ Tôn giả Sariputta ở, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sariputta những lời chào đón, hỏi thăm xã giao rồ ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahakotthita nói với Tôn giả Sariputta: 

- Này Hiền giả, liệt tuệ, liệt tuệ (duppanna) được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là liệt tuệ? 

- Này Hiền giả, vì không tuệ tri, không tuệ tri (nap-pajanati), này Hiền giả, nên được gọi là liệt tuệ. Không tuệ tri gì? Không tuệ tri: đây là Khỗ, không tuệ tri: đây là Khỗ tập, không tuệ tri: đây là Khỗ diệt, không tuệ tri: đây là con đường đưa đến Khỗ diệt. Vì không tuệ tri, không tuệ tri, này Hiền giả, nên được gọi là liệt tuệ. 

- Lành thay, Hiền giả! 
Tôn giả Mahakotthina hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sariputta nói, rổi hỏi Tôn giả Sariputta một câu hỏi nữa: 

- Này Hiền giả, trí tuệ, trí tuệ được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là trí tuệ? 

- Vì có tuệ tri, có tuệ tri, này Hiền giả, nên được gọi là trí tuệ. Có tuệ tri gì? Có tuệ tri: đây là Khỗ, có tuệ tri: đây là Khỗ tập, có tuệ tri: đây là Khỗ diệt, có tuệ tri: đây là con đường đưa đến Khỗ diệt. Vì có tuệ tri, có tuệ tri, này Hiền giả, nên được gọi là trí tuệ

- Thức, thức, này Hiền giả, được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là thức? 

- Này Hiền giả, vì thức tri, thức tri, này Hiền giả, nên được gọi là có thức. Thức tri gì? Thức tri lạc, thức tri khỗ, thức tri bất khỗ bất lạc. Vì thức tri, thức tri, này Hiền giả, nên được gọi là có thức. 

- Này Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, những pháp này được kết hợp hay không được kết hợp? Có thể chăng, nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần? 

- Này Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, những pháp này được kết hợp, không phải không kết hợp. Không có thể nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần. Này Hiền giả, điều gì tuệ tri được là thức tri được, điều gì thức tri được là tuệ tri được. Do vậy, những pháp này được kết hợp, không phải không kết hợp, và không có thể nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần. 

- Này Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, thế nào là sự sai khác giữa những pháp được kết hợp, không phải không kết hợp này? 

- Này Hiền giả, trí tuệ như vậy, thức như vậy, giữa những pháp được kết hợp, không phải không được kết hợp này, trí tuệ cần phải được tu tập (bhavetabha), còn thức cần phải được liễu tri (parinneyyam) như vậy là sự sai khác giữa những pháp này. 

- Cảm thọ, cảm thọ, này Hiền giả, được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là cảm thọ? 

- Này Hiền giả, cảm thọ, cảm thọ (vedeti), nên được gọi là cảm thọ. Và cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khỗ, cảm thọ bất khỗ bất lạc thọ. Này Hiền giả, cảm thọ, cảm thọ, nên được gọi là cảm thọ

- Này Hiền giả, tướng, tướng (sanna) được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là tướng? 

- Tướng tri, tướng tri (sanjanati), này Hiền giả, nên được gọi là tướng. Và tướng tri gì? Tướng tri màu xanh, tướng tri màu vàng, tướng tri màu đỏ, tướng tri màu trắng. Tướng tri, tướng tri, này Hiền giả, nên được gọi là tướng. 

- Này Hiền giả, thọ như vậy, tướng như vậy, những pháp này được kết hợp hay không được kết hợp? Có thể chăng, nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần? 

- Này Hiền giả, cảm thọ như vậy, tướng như vậy, những pháp này được kết hợp, không phải không được kết hợp. Không có thể nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần. Này Hiền giả, điều gì cảm thọ được là tướng tri được, điều gì tướng tri được là cảm thọ được. Do vậy, những pháp này được kết hợp, không phải không được kết hợp, và không có thể nêu lên sự sai khác giữa những pháp này, sau khi phân tích chúng nhiều lần. 

- Này Hiền giả, ý thức thanh tịnh, không liên hệ đến năm căn có thể đưa đến gì? 

- Này Hiền giả, ý thức thanh tịnh, không liên hệ đến năm căn, có thể đưa đến Hư không vô biên xứ ; hư khôngvô biên, có thể đưa đến Thức vô biên xứ ; thức là vô biên, có thể đưa đến Vô sở hữu xứ, không có sự vật gì. 

- Này Hiền giả, pháp gì đưa đến nhờ gì có thể tuệ tri được? 

- Này Hiền giả, nhờ tuệ nhãn, pháp được đưa đến có thể tuệ tri

- Này Hiền giả, trí tuệý nghĩa gì? 

- Này Hiền giả, trí tuệý nghĩa là thắng tri (abhinnattha), có nghĩa là liễu tri (parinnattha), có nghĩa là đoạn tận (pahanattha). 

- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên khiến chánh tri kiến sanh khởi? 

- Này Hiền giả, có hai duyên khiến chánh tri kiến sanh khởi: tiếng của người khác và như lý tác ý. Này Hiền giả, do hai duyên này, chánh tri kiến sanh khởi

- Này Hiền giả, chánh tri kiến phải được hỗ trợ bởi bao nhiêu chi phần để có tâm giải thoát quả, tâm giải thoát quả công đức, và tuệ giải thoát quả, tuệ giải thoát quả công đức? 

- Này Hiền giả, chánh tri kiến phải được hỗ trợ bởi năm chi phần để có tâm giải thoát quả, tâm giải thoát quả công đức, tuệ giải thoát quả và tuệ giải thoát quả công đức. Ồ đây, này Hiền giả, chánh tri kiến có giới hỗ trợ, có văn (suta) hỗ trợ, có thảo luận hỗ trợ, có chi (samatha) hỗ trợ, có quán (samadhi) hỗ trợ. Này Hiền giả, chánh tri kiến được hỗ trợ bởi năm chi phần này để có tâm giải thoát quả, tâm giải thoát quả công đức, tuệ giải thoát quả và tuệ giải thoát quả công đức

- Này Hiền giả, có bao nhiêu hữu (bhava)? 

- Này Hiền giả, có ba hữu: dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu

- Này Hiền giả, như thế nào sự tái sanh trong tương lai được xảy ra. 

- Này Hiền giả, bị vô minh ngăn che, bị tham ái trói buộc, các loài hữu tình thích thú chỗ này chỗ kia, như vậy sự tái sanh trong tương lai được xảy ra. 

- Này Hiền giả, như thế nào sự tái sanh trong tương lai không xảy ra? 

- Này Hiền giả, vô minh được xả ly, minh khởi, tham ái được đoạn diệt, như vậy sự tái sanh trong tương lai không xảy ra. 

- Này Hiền giả, thế nào là thiền thứ nhất? 

- Ồ đây, này Hiền giả, vị Tỳ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Như vậy, này Hiền giả, gọi là Thiền thứ nhất. 

- Này Hiền giả, Thiền thứ nhất có bao nhiêu chi phần? 

- Này Hiền giả, Thiền thứ nhất có năm chi phần. Ồ đây, này Hiền giả, Tỳ kheo thành tựu Thiền thứ nhất, có tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. Này Hiền giả, Thiền thứ nhất có năm chi phần như vậy. 

- Này Hiền giả, Thiền thứ nhất từ bỏ bao nhiêu chi phầnthành tựu bao nhiêu chi phần? 

- Này Hiền giả, Thiền thứ nhất từ bỏ năm chi phầnthành tựu năm chi phần. Ồ đây, này Hiền giả, vị Tỳ kheo thành tựu Thiền thứ nhất từ bỏ tham dục, từ bỏ sân, từ bỏ hôn trầm thụy miên, từ bỏ trạo hối, từ bỏ nghi, thành tựu tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. Này Hiền giả, như vậy Thiền thứ nhất từ bỏ năm chi phầnthành tựu năm chi phần

- Này Hiền giả, năm căn này, có cảnh giới khác nhau, có hành giới khác nhau, không có lẫn lộn cảnh giới, hành giới với nhau. Tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, giữa năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có thọ lãnh cảnh giới, hành giới lẫn nhau, cái gì làm sở y cho chúng, cái gì lãnh thọ cảnh giới, hành giới của chúng? 

- Này Hiền giả, năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có lãnh thọ cảnh giới, hành giới lẫn nhau, tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hành giả, giữa năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có lẫn lộn cảnh giới, hành giới với nhau, ý làm sở y cho chúng, và ý lãnh thọ cảnh giới và hành giới của chúng. 

- Này Hiền giả, năm căn này là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, năm căn này, do duyên gì mà chúng an trú? 

- Này Hiền giả, năm căn này là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, năm căn này do duyên tuỗi thọ (ayu) mà chúng an trú

- Này Hiền giả, tuỗi thọ do duyên gì mà an trú? 

- Tuỗi thọ do duyên hơi nóng mà an trú

- Này Hiền giả, hơi nóng do duyên gì mà an trú? 

- Hơi nóng do duyên tuỗi thọ mà an trú

- Này Hiền giả, nay chúng tôi được biết từ lời nói của Tôn giả Sariputta là tuỗi thọ do duyên hơi nóng mà an trú. Nay chúng tôi lại được biết từ lời nói của Tôn giả Sariputta là hơi nóng do duyên tuỗi thọ mà an trú. Này Hiền giả, như thế nào, cần phải hiểu ý nghĩa lời nói này? 

- Này Hiền giả, tôi sẽ cho một ví dụ. Như ví dụ, ở đây, một số người có trí sẽ hiểu ý nghĩa lời nói. Này Hiền giả, ví như khi một cây đèn dầu được thắp sáng, duyên tim đèn, ánh sáng được hiện ra, do duyên ánh sáng, tim đèn được thấy. Cũng vậy, này Hiền giả, tuỗi thọ do duyên hơi nóng mà an trú, và hơi nóng do duyên tuỗi thọ mà an trú

- Này Hiền giả, những pháp thọ hành (ayusankhara) này là những pháp được cảm thọ (vedaniya) này, hay những pháp thọ hành này khác với những pháp được cảm thọ này? 

- Này Hiền giả, những pháp thọ hành này không phải là những pháp được cảm thọ này. Này Hiền giả, nếu những pháp thọ hành này là những pháp được cảm thọ này thì không thể nêu rõ sự xuất khởi của vị Tỳ kheo đã thành tựu Diệt thọ tưởng định. Này Hiền giả, vì rằng những pháp thọ hành khác, những pháp được cảm thọ khác nên có thể nêu rõ sự xuất khởi của vị Tỳ kheo đã thành tựu Diệt thọ tưởng định

- Này Hiền giả, đối với thân này, khi nào có bao nhiêu pháp được từ bỏ, thì thân này được nằm xuống, quăng đi, vất bỏ, như một khúc gỗ vô tri? 

- Này Hiền giả, đối với thân này, khi nào ba pháp được từ bỏ: tuỗi thọ, hơi nóng và thức, thì thân này nằm xuống, được quăng đi, vất bỏ như một khúc gỗ vô tri

- Này Hiền giả, có sự sai khác gì giữa vật chết, mạng chung này với vị Tỳ khưu thành tựu Diệt thọ tưởng định? 

- Này Hiền giả, vật chết, mạng chung này, thân hành của nó chấm dứt, dừng lại, khẩu hành chấm dứt, dừng lại, tâm hành chấm dứt, dừng lại, tuỗi thọ diệt tận, hơi nóng tiêu diệt, các căn bị bại hoại. Còn vị Tỳ kheo thành tựu Diệt thọ tưởng định, thì thân hành của vị này được chấm dứt, được dừng lại, khẩu hành được chấm dứt, được dừng lại, tâm hành được chấm dứt, được dừng lại, nhưng tuỗi thọ không diệt tận, hơi nóng không tiêu diệt, các căn được sáng suốt. Này Hiền giả, như vậy là sự sai khác giữa vật chết, mạng chung này với vị Tỳ kheo thành tựu Diệt thọ tưởng định

- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để chứng nhập tâm giải thoát bất khỗ bất lạc? 

- Này Hiền giả, có bốn duyên để chứng nhập tâm giải thoát bất khỗ bất lạc. Ồ đây, này Hiền giả, vị Tỳ kheo xả lạc, xả khỗ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khỗ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Hiền giả, do bốn duyên này mà chứng nhập tâm giải thoát bất khỗ bất lạc

- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để chứng nhập vô tướng tâm giải thoát? 

- Này Hiền giả, có hai duyên để chứng nhập vô tướng tâm giải thoát, không có tác ý nhất thiết tướng và tác ý vô tướng giới. Này Hiền giả, do hai duyên này mà chứng nhập vô tướng tâm giải thoát

- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để an trú vô tướng tâm giải thoát? 

- Này Hiền giả, có ba duyên để an trú vô tướng tâm giải thoát: không tác ý nhất thiết tướng, tác ý vô tướng giới, và một sự sửa soạn trước. Này Hiền giả, do ba duyên này mà an trú vô tướng tâm giải thoát

- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để xuất khởi vô tướng tâm giải thoát? 

- Này Hiền giả, có hai duyên để xuất khởi vô tướng tâm giải thoát: tác ý nhất thiết tướng và không tác ý vô tướng giới. Này Hiền giả, do hai duyên này mà xuất khởi vô tướng tâm giải thoát

- Này Hiền giả, vô lượng tâm giải thoát này, vô sở hữu tâm giải thoát này, không tâm giải thoát này và vô tướng tâm giải thoát này, những pháp này nghĩa sai biệt và danh sai biệt, hay nghĩa đổng nhất và danh sai biệt

- Này Hiền giả, vô lượng tâm giải thoát, vô sở hữu tâm giải thoát, không tâm giải thoátvô tướng tâm giải thoát này, có một pháp môn, này Hiền giả, do pháp môn này, các pháp ấy nghĩa sai biệt và danh sai biệt. Và này Hiền giả, lại có một pháp môn, do pháp môn này, các pháp ấy có nghĩa đổng nhất và danh sai biệt. Này Hiền giả, thế nào là có pháp môn, do pháp môn này, các pháp ấy có nghĩa sai khác và có danh sai khác? Ồ đây, này Hiền giả, vị Tỳ kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư.

Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Như vậy, này Hiền giả, gọi là vô lượng tâm giải thoát. Và này Hiền giả, thế nào là vô sở hữu tâm giải thoát? Ồ đây, này Hiền giả, vị Tỳ kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì" chứng và trú Vô sở hữu xứ. Như vậy, này Hiền giả, gọi là Vô sở hữu tâm giải thoát. Và này Hiền giả, thế nào là không tâm giải thoát? Ồ đây, này Hiền giả, vị Tỳ kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến chỗ nhà trống và suy nghĩ như sau: "Ðây trống không, không có tự ngã hay không có ngã sở".

Như vậy, này Hiền giả, gọi là không tâm giải thoát. Và này Hiền giả, thế nào là vô tướng tâm giải thoát? Ồ đây, này Hiền giả, vị Tỳ kheo không tác ý với nhất thiết tướng, đạt và an trú vô tướng tâm định. Như vậy, này Hiền giả, gọi là vô tướng tâm giải thoát. Như vậy là có pháp môn, và do pháp môn này, những pháp ấy nghĩa sai biệt và danh sai biệt. Và này Hiền giả, thế nào là có pháp môn và do pháp môn này, các pháp ấy có nghĩa đổng nhất nhưng danh sai biệt? Tham, này Hiền giả, là nguyên nhân của hạn lượng ; sân là nguyên nhân của hạn lượng ; si là nguyên nhân của hạn lượng.

Ðối với vị Tỳ kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc và tham, sân, si này đã được chặt tận gốc như thân cây tala được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai. Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoátvô lượng, thì bất động tâm giải thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và bất động tâm giải thoát không có tham, không có sân, không có si. Tham, này Hiền giả, là một vật gì (chướng ngại), sân là một vật gì (chướng ngại), si là một vật gì (chướng ngại).

Ðối với vị Tỳ kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc, thì tham, sân, si này đã được chặt tận gốc, như thân cây tala được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai. Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoátvô sở hữu, thì bất động tâm giải thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và bất động tâm giải thoát ấy, không có tham, không có sân, không có si. Tham, này Hiền giả, là nhân tạo ra tướng, sân là nhân tạo ra tướng, si là nhân tạo ra tướng.

Ðối với vị Tỳ kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc, thì tham, sân, si này được chặt tận gốc, như thân cây tala được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai. Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoátvô tướng, thì bất động tâm giải thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và bất động tâm giải thoát này không có tham, không có sân, không có si. Như vậy, này

Hiền giả, là pháp môn này, những pháp ấy là đổng nghĩa với những danh sai biệt
Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Tôn giả Mahakotthita hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sariputta dạy. 

(Ðại Kinh Phương Quảng Thứ 43)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15562)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14996)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14843)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13261)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14438)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20199)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18421)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30751)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12417)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15517)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13754)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13924)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13528)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14443)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13721)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16726)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15383)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31224)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18814)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14988)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14583)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14573)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13783)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19695)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14433)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14518)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14713)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14755)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17911)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13562)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13687)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14940)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14151)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16420)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15318)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13485)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13146)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13264)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12986)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14081)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14718)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14214)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14609)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13000)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13808)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13258)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13739)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14683)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14754)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13272)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12828)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13734)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13671)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13323)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13884)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13687)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12585)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14810)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12874)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12444)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant