Biệt giải văn nghĩa
Quán Tự Tại Bồ Tát.
"Hồi quang
phản chiếu quán tự tại
Giác chư hữu tình
tức tát đỏa
Như như bất động
tâm quân thái
Liễu liễu thường
minh chủ nhân ông
Lục chủng thần
thong hồn gian sự
Bát phương phong
vũ cảnh vô hống
Quyện chi tắc thối
tạng ư mật
Phóng chi tắc di
lục giáp trung
Dịch:
Hồi quang phản
chiếu Quán Tự Tại
Giác chư hữu tình
tức Tát Ðỏa
Như như bất động
tâm quân thái
Rõ rõ thường biết,
chủ nhân ông
Sáu loại thần
thông hồn gian sự
Mưa gió tám phương
không sợ hãi
Quyện cuộn tròn
giữ nơi bí mật
Phóng xả liền đầy
khắp thế gian".
Quán Tự Tại Bồ
Tát. Quán tức là quán tưởng. Tự Tại là trong mọi thời đều an lạc, không buồn,
không bị trở ngại. Không trở ngại tức là Quán Tự Tại.
"Hồi quang phản
chiếu Quán Tự Tại".
"Giác chư hữu tình tức Tát Ðỏa".
Sao gọi là Bồ
Tát ? Bồ Tát nghĩa là giác ngộ cho loài hữu tình. Giác nghĩa là người tâm trí
được thông suốt minh mẫn; tâm không rối loạn. Thêm chữ 'thủ (tay)' bên cạnh chữ
'giác' thì thành chữ 'giảo (rối)'. Như thế không giác ngộ cho loài hữu tình
được, chỉ khiến cho họ càng thêm ngu si. Giác ngộ cho loài hữu tình nghĩa là
khiến cho tất cả loài hữu tình đều được trí huệ minh mẫn thông suốt. Loài hữu
tình là ai ? Hữu tình tức là chúng sanh.
"Như như bất động tâm quân thái, (như như bất động tâm thư thái)".
Như như bất động tức là không pháp nào mà không như như. Tất cả pháp đều là như pháp. Mọi phiền não, chướng ngại đều không có. Như như bất động cũng là định lực. Tâm quân thái nghĩa là tâm luôn luôn thư thái an nhiên. Kinh Pháp Hoa nói :"Kỳ tâm thái nhiên (tâm thư thái an nhiên này)".
Thái nhiên tức là tâm an lạc bình thản.
"Liễu liễu
thường minh chủ nhân ông, (rõ rõ thường biết, chủ nhân ông)".
Có phải như thế
không ? Xin đáp rằng không phải như thế.
Tâm quân thái (an
nhiên thư thái). Ông chủ tức không nói lời nhảm nhí, không làm việc xằng
bậy.
Ðó là chư vị tự làm chủ được. Làm chủ được tức tự mình có trí huệ chân chánh.
Ông chủ có trí huệ chân chánh không còn có những suy nghĩ tà tri tà kiến. Nếu
còn làm những việc tà quấy thì vẫn còn ngu si.
"Lục chủng thần thông hồn an sự, (sáu thần thông chỉ thông thường)".
Nếu chư vị thường tự làm chủ thì sẽ đắc được sáu thần thông. Sáu thần thông là thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm tâm, thần túc thông, túc mệnh thông, lậu tận thông. Sao chư vị không có sáu thần thông ? Vì chư vị không tự làm chủ được. Gặp cảnh giới liền chấp trước, nên bị cảnh chuyển. Thấy việc lạ kỳ, tâm tư thay đổi, tức chư vị bị cảnh chuyển mà chưa chuyển được cảnh. Nếu chư vị có thể chuyển được cảnh thì bất cứ cảnh giới nào đến, không thể bị giao động. Ðừng nói lúc tỉnh giác mà khi mộng mị cũng không bị cảnh giới chuyển. Ðó mới thực là chủ nhân ông.
Nếu làm chủ được thì có trí huệ chân chánh. Khi ấy sáu thần thông là chuyện bình thường. Không phải là việc khó có mà rất phổ thông, bình thường.
"Bát phương
phong vũ cảnh vô hống, (gió mưa tám hướng không khinh sợ)".
Gió mưa tám hướng
tức là "tám gió thổi không động, ngồi vững trên hoa sen vàng
tím".
Tô Ðông Pha làm
kệ :
" Ngưỡng thủ
thiên trung thiên.
Mao quang chiếu
đại thiên.
Bát phong xuy bất
động.
Ðoan tọa tử kim
liên"
Dịch :
"Kính đấng trời
giữa trời.
Lông mao chiếu đại
thiên
Tám gió thổi không
động
Ngồi vững sen vàng
tím".
Thiền sư Phật
Ấn liền đề bốn chữ :" Phóng thí ! Phóng thí ! (đánh rắm, đánh
rắm)".
Tô Ðông Pha vừa
thấy bốn chữ này liền giận dữ, không nhịn được. Khi ấy ông ta không những đánh
rắm mà còn phóng hỏa nữa (lửa nổi lên trong lòng), thậm chí muốn thiêu đốt luôn
ngài Phật Ấn. Thế nên, từ Giang Nam, ông lập tức đến Giang Bắc để tìm ngài Phật
Ấn. Vừa gặp, ông liền hỏi :"Ông Thầy kia ! Sao dám mắng chửi người ? Tôi
nói những lời ngộ đạo mà sao Thầy lại nói rằng tôi 'đánh rắm' ?"
Ngài Phật Ấn
bảo : " Tôi có chửi mắng ai đâu ? Ông nói rằng tám gió thổi cũng không
động mà tôi chỉ viết hai câu 'đánh rắm' thì ông lại từ Giang Nam chạy đến Giang
Bắc. Sao ông nói tám gió thổi không động ? Chỉ cần có hai câu của tôi thôi mà
khiến ông phải đến nơi này".
Tô Ðông Pha suy
nghĩ một hồi. "Ðúng rồi ! Tám gió gì cũng không động mình. Chỉ có bốn chữ
mà khiến phải nổi nóng mà đến đây. Thật không đúng".
Do đó ông đảnh lễ
sám hối.
Sao gọi là tám gió. Tức là xưng, kỵ, khổ, lạc, lợi, suy, đắc, thất. Xưng nghĩa là xưng tán. "A ! Ðạo hữu thật là Phật tử chân chính, lại hiểu rõ Phật pháp, có trí huệ, cũng rất thông minh, biện tài vô ngại !"
Ðó là xưng tán chư vị
Kỵ nghĩa là kỵ phúng. "Sao đạo hữu lại học Phật pháp. Hiện tại là thời đại khoa học. Học những lời cổ xưa cả mười tám đời, thật không có ý nghĩa gì hết. Hãy suy nghĩ kỹ. Thời đại khoa học sao lại học Phật pháp, nhân nhân quả quả, vô nhân vô ngã. Trong thời đại khoa học, mình là mình và người lại là người."
Ðó là lời kỵ
phúng (chê bai).
Khổ đau cũng là
một loại gió.
Lạc tức là an lạc,
sung sướng. Ăn ngon, mặc đẹp, ở sang trọng, ngày ngày đều sung sướng an lạc.
Việc gì cũng mong tốt đẹp hết. Ðó là một loại gió.
Lợi tức là lợi
ích. "Tôi tu hành rất khổ cực. Tôi cũng không khởi vọng tưởng, lại có
người cúng dường cả chục ngàn đồng để giúp tôi xây chùa, nên tâm tôi rất
vui
vẻ".
Suy là suy bại. Có
người muốn phá hoại, nói :" Hòa Thượng kia không tốt. Việc gì thầy cũng
làm. Chớ nên tin tưởng thầy đó. Tốt nhất là hãy tin tôi."
Ðắc nghĩa là được.
Thất tức là mất. Chúng đều là gió cả. Gió mưa tám hướng mà không khinh sợ thì
tám gió thổi đến cũng không động.
"Quyện chi tắc
thối tạng ư mật, (cuộn lại giữ gìn trong bí mật)".
Bộ kinh này phải
nên để nơi thanh tịnh, không nên để nơi bất kính.
"Phóng chi tắc
di lục giáp trung, (mở ra chấn động khắp thế gian)".
Một khi mở kinh ra
thì trí huệ Bát Nhã phóng quang đầy khắp sáu phương (tức đông tây nam bắc và
trên dưới).
"Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Ða thời, (lúc hành thâm bát nhã ba la mật đa).
Hành đạo tu
thân mạc ngoại tầm
Tự tánh Bát Nhã
thâm mật nhân
Bạch lãng xung
tiêu hắc ba chỉ
Niết bàn bỉ ngạn
nhậm vận đăng
Thời hề thời hề
vật thác quá
Thận chi thận thủ
thiên chân
Yểu yểu minh minh
thông hưu tức
Hoảng hoảng hốt
hốt kiến bổn tôn
Dịch:
Hành đạo tu thân
chớ tìm ngoài
Tự tánh Bát nhã
nhân thâm mật
Bọt trắng tiêu,
sóng đen dừng
An nhiên bước lên
bờ Niết Bàn
Thời qua thời chớ
đánh mất dịp
Thận trọng thận
trọng giữ thiên chân
Mờ mờ ảo ảo thông
tin tức
Vội vội vàng vàng
thấy bổn tôn."
Hành tức là tu
hành. Thâm là đối ngược với thô thiển mà gọi là thâm. Bát nhã là trí huệ. Ba la
mật đa là đạt đến bờ giác. Thời là thời gian.
Ðoạn này nói về Bồ
Tát Quán Tự Tại tu hành thâm nhập bát nhã, chớ không phải tu bát nhã thô
thiển.
Sao gọi là thâm bát nhã ? Ðó là diệu trí huệ. Sao gọi là bát nhã thô thiển ? Ðó
là giáo pháp tiểu thừa, bốn diệu đế, mười hai nhân duyên. Nhờ diệu trí huệ chân
chánh mới đạt đến bờ giải thoát. Nếu chư vị không có trí huệ chân chánh thì
không thể đạt đến bờ giác được. AI năng đạt đến bờ giác ? Là Bồ Tát Quán
Tự
Tại. Nơi đây Phật Thích Ca Mâu Ni đề cử ra Bồ Tát Quán Tự Tại, là vị Bồ Tát tu
hành pháp Bát Nhã thậm thâm và đã đạt đến bờ giải thoát. Thế nên nói rằng hành
thâm bát nhã ba la mật đa thời.
Người nhị thừa chỉ
tu bát nhã thô thiển mà không tu pháp bát nhã thậm thâm. Sao gọi là bát nhã thô
thiển ? Tức là năng phân tích, gở tháo pháp không. Tích tức là phân tích. Phân
tích vi tế. Phân tích nhũng gì ? Phân tích sắc pháp, tâm pháp. Sao gọi là sắc
pháp ? Sắc pháp là có hình có tướng, có thể nhìn thấy được. Sao gọi là tâm pháp
? Tâm pháp là không thể nhìn thấy được. Hữu hình tức là có sắc pháp. Vô hình
tức là tâm pháp. Hữu hình là gì ? Tất cả vật có tướng trạng đều gọi là hữu
hình. Tâm pháp thì vô hình vô tướng, chỉ có trí giác. Có trí giác và vô hình vô
tướng gọi là tâm pháp. Có hình tướng nhưng lại vô tri giác là sắc pháp. Sắc
trong năm uẩn tức là sắc pháp, thọ, tưởng, hành, thức cũng gọi là tâm pháp. Thọ
tưởng hành thức thì vô hình tướng. Lúc Bồ Tát Quán Tự Tại hành thâm bát nhã ba
la mật đa, thì thấy rõ năm uẩn đều không. Ngài nhận thấy chúng đều không. Ngài
bảo : "Sắc không khác không, không không khác sắc. Sắc tức là không, không
tức là sắc. Thọ tưởng hành thức cũng đều như thế. Thọ tưởng hành thức giống như
sắc pháp, cũng là không".
Nay giảng về không
vì Bát Nhã đàm luận về không. Tánh không có rất nhiều loại. Nay chỉ giản
lược
nói về năm loại.
Thứ nhất là ngoan
hư không. Ngoan tức là ngoan bì (ngu hèn). Gọi là hư không vì nó vô tri vô
thức, không có sự tồn tại của tánh tri giác. Tất cả mọi người đều biết là hư không
(trống rỗng). Mọi người đều chấp trước hư không. Mắt thấy hư không nhưng
không
có tánh tri giác, nên gọi là ngoan hư không. Phàm phu chấp trước cũng là
ngoan
hư không. Sao gọi là hư không ? Tức là không có chi hết, nhưng có thật là chân
không, không ? Không phải, đó là ngoan (ngu ngơ) hư không. Ðây là hư không mà
phàm phu thường chấp trước.
Thứ hai là đoạn
diệt không. Ðó là gì ? Là không mà ngoại đạo chấp trước vào. Ngoại đạo không
biết ý nghĩa của không. Họ cho rằng người chết rồi là hết, đoạn diệt luôn, cũng
là không. Thế nên, họ chấp vào đoạn diệt không.
Thứ ba là pháp
không quán. Người nhị thừa tu tích pháp không quán. Tích cũng là phân tích sắc
tức là sắc, tâm tức là tâm. Họ không biết tất cả đều là không. Thế nên không thể
đắc và chứng được diệu lý chân không, chỉ tạm trú tại hóa thành thôi, không
đồng với địa vị của Bồ Tát. Hóa thành là nơi không vọng, chỉ là trạm dừng chân.
Họ tu loại tích pháp không quán, nên gọi là bát nhã thô thiển. Bát nhã thô
thiển tức là bát nhã không thâm sâu. Họ tu hành pháp bát nhã này thì chấm dứt
phần đoạn sanh tử, nhưng biến dịch sanh tử vẫn còn. Sao gọi là phần đoạn
sanh
tử ? Ai ai cũng có thân thể.
Sao gọi là biến
dịch sanh tử ? Biến tức là biến hóa. Dịch tức là dung dịch, cũng là biến
hóa,
giao dịch, mậu dịch. Biến dịch sanh tử là gốc của phần đoạn sanh tử. Vì sao gọi
là thế ? Biến dịch sanh tử cũng là bao loại vọng tưởng. Những vọng tưởng
này
luôn lưu xuất, vọng niệm trước diệt, vọng niệm sau sanh, vọng niệm sau diệt,
vọng niệm kế lại sanh. Sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, nên gọi là biến dịch sanh
tử. một niệm diệt tức là mất. Một niệm sanh tức là đã sanh, cũng là vọng
niệm
của chúng ta. Tứ quả A La Hán chưa đoạn diệt hẳn hết, nên chỉ có Bồ Tát đại thừa
mới năng đoạn tận hết. Biến dịch sanh tử cũng là cội gốc sanh tử của chúng ta.
Sao chúng ta có sanh tử ? Vì chúng ta có vọng tưởng. Những vọng tưởng này phát
sanh từ đâu ? Vọng tưởng vốn do vô minh phát sanh. Vì có vô minh nên mới
phát
sanh bao loại vọng tưởng.
Thứ tư là thể pháp
không quán
Duyên Giác tu thể
pháp không quán
Thứ năm là diệu
hữu không quán
Bồ Tát tu diệu hữu
không quán
Chân không diệu
hũu.
Lúc Bồ Tát Quán
Thế Âm hành thâm bát nhã ba la, Ngài soi thấy năm uẩn đều không. Ðó là đắc được
công năng tu hành bát nhã ba la mật đa. Nay y chiếu theo kệ của tôi mà giảng giải.
"Hành đạo tu
thân mạc ngoại tầm, (hành đạo tu thân chớ tìm ngoài)".
"Tự tánh bát
nhã thâm mật nhân, (tự tánh bát nhã nhân thâm mật)".
Trong tự tánh bát
nhã có hạt giống thâm mật.
"Bạch lãng xung
tiêu hắc ba chỉ, (sóng bạc tiêu lặn biển đen dừng)".
Lúc tu đạo, sóng
bạc tức là trí huệ, như nước chảy tạo thành sóng màu sắc trắng. Sóng biển đen
tức là phiền não. Khi sóng đen ngừng thì trí huệ tăng, pháp thậm thâm cũng cao
siêu. Hành bát nhã ba la mật đa, lưu xuất pháp thậm thâm không ? Vì pháp
này
rất cao siêu, nhìn xem không thể thấy, nên gọi là bát nhã thậm thâm. Sóng đen
dừng tức là phiền não dừng.
"Niết bàn bỉ
ngạn nhậm vận đăng, (bờ Niết Bàn, từ từ leo lên)".
Một khi đã có trí
huệ thì tự nhiên biết cách để đạt đến bờ niết Bàn, không bỏ phí sức lực
nào.
"Thời hề thời
vật thác quá, (thời qua thời chớ để trôi qua)".
Chúng ta tu đạo,
thời gian rất quý báu, đừng để chúng trôi qua vô ích. Thế nên, thời qua thời
chớ để trôi đi. Thời gian nào ? Tức là lúc hành thâm bát nhã ba la mật.
"Thận chi thận
thủ thiên chân, (thận trọng, thận trọng giữ thân chân)".
"Yểu yểu minh
minh thông hưu tức, (mờ mờ ảo ảo thông tin tức)".
Mờ mờ ảo ảo, nói
nghe nhưng thực không nghe, nói thấy nhưng thực không thấy.
"Hoảng hoảng hốt
hốt kiến bổn tôn, (vội vội vàng vàng thấy bổn tôn)".
Hiện nay, chư vị
phải được tin tức mờ mờ ảo ảo, vội vội vàng vàng thấy bổn chân. Lại như không
có hình tướng mà nói thấy hình tướng. Thấy bổn tôn tức là thấy rõ tự tánh của
chính mình.
Soi thấy năm uẩn đều không.
"Tam quang
phổ chiếu thấu tam tài
Nhất quy hợp xứ
phục nhất lai
Kiến sắc tức không
thọ nạp thị
Vọng tưởng quyện
lưu hành nghiệp bài
Thức nãi liễu biệt
ngũ âm cụ
Cảnh hoa thủy
nguyệt tuyệt trần ai
Không nhi bất
không minh đại dụng
Kiến do vị kiến
lạc khoái tai."
Dịch :
"Ba quang phổ
chiếu thấu ba tài
Nhất quy hợp xứ
lại nhất lai
Thấy sắc tức không
thọ nạp thế
Vọng tưởng chuyển
lưu, tan hạnh nghiệp
Thức vẫn phân biệt
đủ năm âm
Gương hoa trăng
nước tuyệt trần ai
Không mà chẳng
không rõ đại dụng
Thấy như chưa thấy
vui vô vàn".
"Tam quang
phổ chiếu thấu tam tài, (ba quang phổ chiếu thấu ba tài)".
Ba quang là mặt
trời, mặt trăng, và các ngôi sao. Phổ chiếu tức là phổ biến chiếu sáng. Ba tài
là trời, đất, người. Ba quang là văn tự bát nhã quang, quán chiếu bát nhã
quang, thật tướng bát nhã quang. Thật tướng bát nhã quang tức là thậm thâm bát
nhã quang. Soi thấy năm uẩn đều không. Dùng ba quang chiếu thấu ba tài, tức
chiếu khắp trời, đất, người.
"Nhất quy hợp
xứ lại nhất lai".
Nhất quy hợp xứ
tức tự tánh của mình. 'Nhất' là nói tự tánh. 'Hợp xứ' cũng là chỗ của tự
tánh.
Xưa nay muôn pháp đều quy về một. Một quy về hợp xứ. Ngài Thần Quang có nói bài
kệ :
"Muôn pháp quy
về một
Một quy về hợp
nhất
Thần Quang vốn
chẳng sớm biết Ðạt Ma
Vếch tai núi quỳ
nghe Ngài dạy chín năm
Chỉ cầu thoát khỏi
Diêm La".
Vì sao thế ? Tâm
chúng ta cũng chính là tánh. Một khi quay về liền hợp xứ. Hợp tức là tương hợp.
Tương hợp với gì ? Cùng tương hợp với Phật tánh.
"Thấy sắc tức
không thọ nạp thế".
Thấy sắc tức
không, nghĩa là thấy được sắc mà sắc vốn là không. Sao nói sắc vốn không
? Phàm
phu chúng ta đều chấp trước sắc này. Chấp vào sắc gì ? Tổng thể của sắc.
Sắc
pháp tuy có nhiều loại, mà tổng thể của sắc chính là thân thể chúng ta, gọi là
sắc thân. Sao sắc thân lại là không? "Thật sự thân này có mà !"
Không thể cho rằng
thân thể chính là mình được, vì thân thể chỉ giống như nhà ở.
Bàn về sắc, chư vị
hãy phân tích rõ, nó cũng là không. Do từ không mà biến thành sắc pháp. Ðất
nước gió lửa hợp thành thân thể mà có người lại nói rằng thượng đế tạo ra người.
Dùng gì để tạo ra ? Cũng dùng đất nước gió lửa mà tạo thành. Chúng ta cũng có
thể dùng một chút đất, nước, gió, lửa để tạo ra thân người. Ai ai cũng đều tạo
ra người khác được. Con người do nhân duyên hòa hợp tạo thành. Nhân duyên biệt
ly thì thân thể phân tán. Thế nên đừng gọi thân thể là mình. Sắc tức là không.
Thọ nạp như thế.
Thọ uẩn cũng giống như sắc uẩn, là không thật có.
"Vọng tưởng quyện
lưu hạnh nghiệp an bài, (vọng tưởng chuyển lưu, nghiệp an bài)".
Vọng tưởng là
tưởng uẩn. Quyện lưu tức là hành uẩn. Hành nghiệp an bài là hành uẩn được an
bài cùng hành nghiệp.
"Thức nãi liễu
biệt ngũ âm cụ, (thức cũng liễu biệt đủ năm ấm)".
Liễu biệt là thức
uẩn. Phân biệt đầy đủ năm ấm. Năm ấm là sắc thọ tưởng hành thức.
"Cảnh hoa thủy
nguyệt liễu trần ai, (hoa gương trăng nước tuyệt bụi trần)".
Năm ấm: Sắc, thọ,
tưởng, hành, thức, giống như hoa hiện trong gương, như trăng hiện trên mặt
nước. Tuyệt bụi trần tức là không còn một vết ô nhiễm bụi trần. Nói lên ý
nghĩa
là năm uẩn đều không.
"Không nhi bất
không minh đại dụng, (không mà chẳng không rõ đại dụng)".
"Kiến do vị
kiến lạc khoái tai, (thấy như chưa thấy, vui vô vàn)".
Nơi chân không
xuất sanh ra diệu hữu, cùng đại dụng. Khi ấy chư vị thấy rõ mà cũng đồng
như
chưa thấy. Không bị cảnh giới chuyển. Có thế, chư vị mới đắc được an lạc
chân chánh.
Vì vậy nói rằng vui vẻ vô vàn.
Ðộ nhất thiết khổ ách, (vượt tất cả khổ ách).
"Ðộ qua khổ
ải xuất luân hồi
Vũ tễ thanh tinh
nguyệt chánh huy
Khôn nguyên đạo
thể nhân trung thánh
Bất hoại kim khu
thế thượng hy
Thoát sanh hà
thuận thiên niên lạc
Chứng diệt khởi
thị vạn kiếp kỳ
Nhị tử vĩnh vong
ngũ trụ tận
Tiêu diêu pháp
giới nhậm đông tây
Dịch :
Vượt qua cửa khổ
thoát luân hồi
Mưa tạnh trời
trong trăng sáng hiện
Càn nguyên thể đạo
thánh giữa người
Vàng chẳng hoại
diệt thế gian hiếm
Thoát sanh tử cần
chi thuốc tiên
Chứng diệt đợi chi
muôn kỳ kiếp
Hai chết mất hẳn
năm trụ tận
Dạo chơi pháp giới
khắp đông tây".
Vượt qua tất cả
khổ ách. Ðộ tức là độ thoát. Tất cả là bao quát hết mọi khổ ách. Khổ thật khó
thọ nhận, mà lại gia tăng thêm cái ách nữa thì thật rất khó lãnh thọ.
Ðộ, sao gọi là độ
? Ðộ thoát, sao gọi là độ thoát ? Tức là xa khổ đau đắc được an lạc, nên
gọi là
độ thoát, cũng là giải thoát. Tại sao không gọi là giải thoát tất cả khổ
ách,
mà là độ thoát tất cả khổ ách ? Vì tiếp theo câu trên "Soi thấy năm uẩn
đều không", mà nói. Ý nói là độ cho những người tu hành.
Ðộ thoát tất cả
khổ ách. Tất cả khổ ách là không phải một việc khổ mà nói bao quát hết mọi khổ
ách. Khổ tựu chung có ba loại khổ, tám khổ, vô lượng khổ. Ba loại khổ là
khổ
khổ, hoại khổ, hành khổ. Lại gọi ba thọ tức thọ khổ, thọ lạc, thọ không khổ
không lạc, cũng là khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc thọ. Sao gọi là
thọ ?
Thọ nghĩa là tiếp thọ. Tiếp thọ khổ, lạc, và không khổ không lạc. Khổ khổ tức
là khổ thọ. Hoại khổ tức là lạc thọ. Ðừng cho rằng hưởng lạc mà không có
khổ
trong đó. Trong an lạc có hoại. Hoại rồi thì có hoại khổ. Không khổ không lạc
gọi là hành khổ.
Tám khổ là gì ?
Tức là sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, thương mà xa lìa khổ, oán ghét mà
gần nhau khổ, cầu mà không được khổ, năm ấm hẩy hừng khổ. Ai mà không được cha
mẹ sanh ra ? Có sanh tức có khổ vì sanh. Ai không già yếu. Có người nói rằng
trẻ thơ chưa già mà chết. Tuy chưa già nhưng vốn chưa có tri giác. Trẻ em chưa
già nhưng vẫn có khổ vì bịnh, khổ vì chết, cũng gọi là khổ vì già. Sao bảo trẻ
em khổ vì già ? Ngày em bé chết chính là ngày em đã già. Nếu không già thì sao
lại chết.
Bệnh khổ. Có ai
dám nói rằng bệnh không khổ không ? Bệnh thật rất thống khổ.
Chết, ai ai cũng
đều không thích chết. Vì sao ? Vì quan hệ đến khổ đau. Lại có khổ vì thương
nhau mà xa lìa, ghét nhau mà thường gặp, cầu mà không được như ý, năm ấm
luôn
thay đổi hẩy hừng. Những loại khổ này đều gọi là khổ. Nay chúng ta tu hành nên
phải dẹp trừ ba khổ, tám khổ, vô lượng khổ, nên gọi là độ thoát tất cả khổ ách.
"Ðộ qua khổ
ải xuất luân hồi, (vượt qua biển khổ xuất luân hồi)".
Mọi khổ đều nằm
trong biển khổ. Nếu chư vị vượt qua hết tất cả khổ ách thì chắc chắn sẽ thoát
khỏi sáu nẻo luân hồi: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, người, trời.
"Vũ tễ thanh
tịnh nguyệt chánh huy, (mưa tạnh trời trong trăng sáng hiện)".
Khi ấy mưa tạnh
tức là không còn hạt mưa nào hết. Bầu trời trong sáng. Trăng sáng hiển hiện.
Mặt trăng trong không trung chiếu sáng. Năm ấm đều không. Không còn năm ấm
giống như không còn mây, mưa. Bầu trời trong sáng, thanh tịnh. Trăng treo lơ
lững, muôn dặm không áng mây. Cảnh giới này khiến chư vị phát sanh trí huệ chân
chánh, chiếu sáng khắp cả, nhờ đó mà độ thoát qua hết tất cả khổ ách.
"Càn nguyên đạo
thể nhân trung thánh, (Càn nguyên đạo thể thánh giữa người)".
Khi chứng sơ quả A
La Hán, thân thể chư vị tràn ngập khí dương. Càn là số dương trong kinh dịch,
nên gọi là càn nguyên. Ðạo thể là thể chất của việc tu đạo. Trung nhân thánh là
thánh nhân trong loài người.
"Bất hoại kim
khu thế thượng hy, (vàng chẳng hoại diệt thế gian hiếm)".
Khi chứng sơ quả
Tu Ðà Hoàn, chư vị cắt đứt được tám mươi tám phần kiến hoặc. Thân thể chư vị
bất hoại như vàng ròng, trên thế gian rất hiếm có.
"Thoát sanh hà
thuận thiên niên dược, (thoát sanh tử cần chi thuốc tiên)".
Xưa, vua Thái Thủy
(221-207 BC) đến đảo Bồng Lai tìm thuốc trẻ mãi không già, giải thoát sanh tử.
"Chứng diệt khải
thị vạn kiếp kỳ, (chứng diệt đợi chi muôn kỳ kiếp)".
Pháp bốn diệu đế :
Khổ, tập, diệt đạo. Khi chứng đắc diệt đế thì thành đạo, đắc vô dư Niết Bàn,
không đợi trải qua tám muôn bốn ngàn kiếp, mà mau chứng đắc vô dư Niết
Bàn.
"Nhị tử vĩnh
vong ngũ trụ tận, (hai chết mất hẳn năm trụ diệt)".
Chữ 'vong' đọc là
không. Chúng ta có thể đọc là vong, hay không cũng được, không cần giảng
giải.
Hai loại chết này đều không.
"Ngũ trụ tận
(tận hết năm trụ)". Nghĩa là năm trụ phiền não. Chúng là gì ? Thứ nhất,
kiến trụ phiền não, là trụ ái kiến. Thứ hai, trụ ái dục. Thứ ba, trụ sắc
ái.
Thứ tư, trụ vô sắc ái. Thứ năm, trụ vô minh ái. Vì năm trụ ái này mà chúng ta
sanh chấp trước, biến thành năm loại phiền não. Bồ Tát Quán Thế Âm dẹp trừ hết
năm loại phiền não này.
"Tiêu diêu pháp
giới nhậm đông tây, (dạo chơi pháp giới khắp đông tây)".
Tiêu diêu có nghĩa
là tự tại. Tự tại cũng là tiêu diêu. Tiêu diêu cũng là tự do. Tự do, nghĩa là
an lạc, sung suớng. Sao an lạc sung sướng ? Vì có thể tùy tiện đi nơi này nơi
nọ. "Nhậm đông tây", nghĩa là nếu chư vị muốn qua cõi tây phương cực
lạc thì tùy ý mà đi. Muốn qua cõi đông phương Tịnh Lưu Ly Phật thì cũng có thể
đi. Muốn đến cõi Ta Bà thì không thành vấn đề, cũng không cần hộ chiếu do tòa
lãnh sự sứ quán cấp. Không có những thủ tục rườm rà. Nếu muốn đi thì cứ đi, nên
gọi là tiêu diêu pháp giới. Pháp giới không phải chỉ trong vòng, đông tây, nam,
bắc, mà cả trên dưới, mười phương.
Xá Lợi Tử.
"Xá Lợi Tử
thị kiên cố vi
Dịch tác Thu Lộ
mẫu nghĩa hình
Giới định viên
minh châu quang hiện
Hạnh giải tương
ưng thể linh lung
Ðại trí chi hà
nhân ngu biểu
Thiện ban kỷ tại
nương phúc sanh
Nhân giai cụ thử
chân thật huệ
Thủ chư tào khê
bảo lâm phong
Dịch :
Xá Lợi Tử nghĩa là
kiên cố
Dịch là Thu Lộ
hình giống mẹ
Giới định sáng
tròn chân ảnh hiện
Hạnh giải tương
ưng thể sáng trong
Bậc đại trí sao
giống kẻ ngu
Biện tài giỏi nhờ
thai sanh trợ
Người người đầy đủ
chân trí huệ
Giữ phong cách Bảo
Lâm Tào Khê".
"Xá Lợi Tử
thị kiên cố vi"
Xá Lợi Tử cũng là
Xá Lợi Phất. "Xá Lợi" là tiếng Phạm. "Tử" cũng là tiếng
Phạm. "Xá Lợi Tử" nghĩa là "Kiên Cố". Vì sao ? Ðó chỉ cho
trí huệ kiên cố. Thế nên Xá Lợi Tử nghĩa là kiên cố.
"Dịch tác thu
lộ mẫu nghĩa hình, (dịch là Thu Lộ hình giống mẹ)".
"Xá Lợi"
phiên dịch ra tiếng Tàu gọi là "thu lộ". Thu lộ là một loài chim
biển. Chim này bay rất cao và rất xa, đôi mắt lanh lẹ trong sáng như hai
ống
dòm. Lúc cá bơi qua bơi lại trên biển, nó đang trên hư không liền bay xà
xuống
mau như hỏa tiển, để bắt lấy cá mà ăn. "Xá Lợi" cũng là tên của loài
chim thu lộ. Ở Ấn Ðộ, con cái thường lấy tên cha, mà cũng đôi khi lấy tên mẹ,
hay dùng cả tên cha lẫn mẹ. Xá Lợi Tử là chỉ lấy tên mẹ thôi. Mẹ của ngài Xá
Lợi Tử tên là Xá Lợi. "Tử" tức là con của bà Xá Lợi, cũng y chiếu
theo hình thái của bà mà tạo ra tên đó.
"Giới định viên
minh châu quang hiện, (giới định sáng tròn chân ảnh hiện) ".
Ngài Xá Lợi Tử
trong tiền kiếp, sanh sanh thế thế đều tu giới, định, huệ. Giới, định, huệ của
Ngài đều viên mãn tròn đầy, viên minh (tròn sáng) như hạt châu phóng ánh
sáng,
nên nói là hạt châu hiển hiện.
"Hạnh giải tương
ưng thể linh lung".
Ngài vừa tu hành
vừa học giáo điển, nên trí huệ rất quảng đại. Thể linh lung nghĩa là thân thể
của Ngài trong sáng như pha lê.
"Ðại trí chi
hà nhân ngu biểu, (bậc đại trí sao giống kẻ ngu)".
Sao gọi là đại trí
huệ ? Ngược với ngu si. Vì Ngài khác biệt hẳn với những người ngu. Người
ngu si
làm những việc điên điên đảo đảo. Dù nói lời tốt đến đâu nhưng khi hành lại làm
những việc hư hoại. Tạo những việc hư hoại gọi là người ngu. Người có trí huệ
không si mê, không phải biết mà vẫn cố phạm, không điên điên đảo đảo, nên gọi
là đại trí huệ.
"Thiện biện kỷ
tại nương phục sanh, (biện tài giỏi nhờ thai sanh trợ)".
Chắc chư vị nhớ rõ
những lần tôi giảng kinh Lăng Nghiêm, có đề cập đến mẹ của ngài Xá Lợi Phất,
không thể biện luận thắng cậu Ngài. Sau này, lúc mang thai ngài Xá Lợi Phất, mẹ
lại cùng cậu Ngài biện luận. Khi ấy, cậu Ngài không thể thắng, bắt bẻ được mẹ
Ngài. Do đó, cậu Ngài ra ngoài học luận nghị ngoại đạo. Khi trở về, ngài
Xá Lợi
Phất đã theo Phật xuất gia. Vì lúc còn ở trong bào thai, Ngài đã trợ giúp mẹ
Ngài biện luận thắng cậu Ngài, nên gọi là thuyết thiện biện tài từ trong
bào
thai.
"Nhân giai cụ
thử chân trí huệ, (người người đầy đủ chân trí huệ)".
Trí huệ này không
phải chỉ ngài Xá Lợi Phất có thôi mà ai ai cũng đều có hết cả. Tuy có nhưng
không biết dùng, nên quên mất. Nếu mọi người biết dùng trí huệ này thì đều đạt
được lợi ích cả.
"Thủ chư Tào
Khê Bảo Lâm phong, (giữ phong cách Bảo Lâm Tào Khê)".
Trí huệ chân thật
này ở đâu ? Tại Tào Khê ? Tào Khê ở nơi nào ? Tại chùa Nam Hoa, Mã Bá, Quảng
Ðông, Trung Quốc. Xa không ? Mình có thể tới được không ? Chùa Nam Hoa tại núi
Bảo Lâm là đạo tràng của ngài Lục Tổ, rất xa nơi này, tôi không thể đến.
Ðược !
Nay không cần phải đi, chư vị mỗi người cũng đều có sẵn phong cách Tào Khê Bảo
Lâm, không cần phải chạy đâu tìm cầu. Tự chính chư vị có sẵn trí huệ này. Chính
bổn thể của chư vị là phong cách Tào Khê Bảo Lâm, nên chẳng cần phải ra ngoài
tìm cầu. Trí huệ này cũng chính là chư vị. Sao lại tìm cầu bên ngoài ? Chư vị
phải xả bỏ tâm vọng tưởng điên đảo, tự mình dụng công tham thiền đả tọa thì sẽ
đắc được trí huệ này. Ðó cũng là Tào Khê Bảo Lâm phong. Lúc ngồi tham thiền đả
tọa cũng là lúc ngồi tại núi Bảo Lâm.
Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc, (sắc không khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc).
"Sắc bất
dị không hữu nhược vô
Không bất dị sắc
thể dụng thù
Sắc tức thị không
chân nguyên triệt
Không tức thị sắc
vọng lưu khô
Sơn hà đại địa duy
thức hiện
Mộng huyễn phao
ảnh như thị hồ
Thận vật ngoại cầu
trì trung đạo
Phóng hạ nhiễm
duyên tức lai như
Dịch :
Sắc chẳng khác
không có lại không
Không chẳng khác
sắc cùng thể dụng
Sắc tức là không
thấu nguồn chân
Không tức là sắc
nguồn vọng cạn
Núi sông non nước
hiện duy thức
Bọt ảnh huyễn mộng
như thế đấy
Chớ cầu ngoài, nên
giữ trung đạo
Xả bỏ nhiễm duyên
tức Lai Như".
"Sắc bất
dị không hữu nhược vô, (sắc chẳng khác không có lại không)".
Sao gọi là sắc ?
Tức là hình tướng. Sao gọi là không ? Tức là vô hình tướng. Sao lại gọi sắc
chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc ?
Ðây nói về đạo lý cùng tột, liễu nghĩa triệt để. Tất cả núi non, sông biển, đất
đá, nhà cửa, phòng xá, v.v... đều là sắc. Sắc trụ ở nơi đâu ? Sắc trụ tại hư
không. Không trụ tại nơi đâu ? Không cũng trụ tại nơi sắc. Sắc và không có thể
bảo là không hai. Sắc không khác không, lại không phải là hai. Không chẳng khác
sắc. Hư không cùng sắc không có hai. Không bao gồm sắc. Sắc cũng bao gồm
không.
Bên ngoài thì thấy có hai, nhưng thật tế vốn là một. Ví dụ, nơi đây vốn trống
rỗng, mà chư vị lại đem cái bàn để ra đây, tức là có. Trước khi đem bàn ra, nơi
đây vốn là hư không. Khi đem bàn ra thì còn có hư không nữa không ? Cũng
là có.
Không gian cũng vẫn còn, bất quá bị cái bàn chiếm một khoảng thôi. Lại nói hư
không này có sắc hay không ? Không này vốn cũng có sắc. Sắc tức là không. Chúng
ta phân tích hình sắc mãi thì cuối cùng sẽ biến thành không. Tại sao thế
? Thân
thể chúng ta dựa nơi sắc pháp. Do gì tạo thành ? Do bốn đại tạo thành. Sắc thân
do bốn đại đất, nước, gió, lửa, hợp thành, cũng là sắc. Phân tích kỷ thì
khi
chúng ta chết đi, bốn đại này sẽ trở về cội gốc. Ðất trở về với đất; nước trở
về với nước; gió trở về với gió; lửa trở về với lửa. Sắc thân tan biến mất. Sắc
tức là không. Tuy nay có sắc tướng mà tương lai thì không có, nên nói là
sắc
chẳng khác không, thực có thực không. Tuy có nhưng lại đồng với không.
"Không chẳng khác
sắc thể dụng thù, (không chẳng khác sắc cùng thể dụng)".
Không chẳng khác
sắc, nhưng có thể có dụng. Không là thể không. Sắc là dụng của không. Thể và
dụng tuy hai nhưng vốn là một.
"Sắc tức là
không chân nguyên triệt, (sắc tức là không thấu nguồn chân)".
"Không tức thị
sắc vọng lưu khô, (Không tức là sắc nguồn vọng cạn)".
Sắc tức là không.
Trên hình sắc, chư vị phải hiểu rõ lý không, đừng trụ vào, chẳng có gì để chấp
trước, không nắm giữ, không xả bỏ, cũng không thọ, chính là không. Không
chẳng
khác sắc; không tức là sắc. Trên lý không đắc được an lạc chân chánh. Khi đó,
những tư tưởng hay vọng tưởng của chư vị đều không còn. Vì sao ? Ðạt đến
cảnh
giới an lạc này thì càng an lạc thêm, vì đã xả bỏ tâm vọng tưởng.
"Sơn hà đại
địa duy thức hiện, (sông núi nước non hiện duy thức)".
'Sơn hà đại địa'
tức đất đá núi sông, là sắc pháp. Sắc pháp này xuất hiện từ đâu ? Từ tâm
thức
phân biệt của chúng ta xuất hiện ra. Nếu chúng ta năng chuyển hóa tâm thức phân
biệt thì núi sông đất đai cũng không còn.
"Mộng huyễn phao
ảnh như thị hồ, (bọt ảnh huyễn mộng như thế đấy)".
Tất cả tướng đẹp
đều là mộng cả. Ai ai cũng biết mộng mị, đều nằm mộng, nhưng hỏi nằm mộng như
thế nào, thấy mộng ra sao ? Chỉ tự trả lời cho chính mình thôi. Có mà không
phải thật, không chính xác nhất định. Hoặc nói :" Ban ngày nghĩ tưởng như
thế nào thì đến tối mơ như thế ấy."
Hoặc nói :"Trước
kia tôi đã thấy những cảnh giới này, nên gọi đó là mộng".
Lại có khi không
nghĩ đến việc đó, nhưng đến tối thì mơ thấy, vậy giảng giải làm sao ? Có
lúc
không thấy qua cảnh giới mà lại nằm mơ thấy, thì giải thích thế nào ? Giải
thích không được. Có phải tỉnh từ trong giấc mộng không ? Cũng rất mơ hồ. Thậm
chí nằm mộng rồi mà quên, không nhớ gì cả.
Một người đang lúc
mộng mị, giả như có người bảo :" Ðạo hữu nay phát tài, làm quan lớn, có
nhiều vợ con, nhiều tài sản, nhưng chúng đều không thật, chỉ là mộng
thôi."
Nhưng người đang
mộng mị đó, không tin tưởng cho rằng lời kia là thật. "A ! Cái gì ! Hiện
tại tôi đang phát tài, làm quan lớn, vợ con nhiều, tài sản to tát, sao lại nói
là mộng ? "
Họ không tin tưởng
chính họ đang mơ mộng. Ðợi khi thức giấc, không ai bảo cho mà chính tự họ biết
rằng họ vừa trải qua cơn mộng mị, thấy mình phát tài làm quan lớn, vợ con nhiều,
tài sản giàu có. Chúng vốn không thật; không nói cũng tự biết vì đã tỉnh
giấc
mộng.
'Huyễn', sao gọi
là huyễn ? Huyễn tức là xuất phát từ huyễn hóa. Nhà ảo thuật từ không mà
tự hóa
thành có, tự có mà hóa thành không, biến hóa không lường, khiến trẻ con cho
pháp huyễn thuật là thật, mà người lớn khi nhìn xem thì biết đó là không
vọng,
giả tạo chế ra. Ðó là huyễn.
'Phao' tức là bọt
nước, không lâu bền, không thường hằng. Ảnh tức là bóng ảnh. Bóng ảnh là
thật
hay giả ? Chư vị nói nó giả, nhưng nó thật có tồn tại. Chư vị nhìn thấy,
nói nó
là thật, nhưng lại không thể nắm bắt lấy. Vậy, chư vị nói nó là thật hay
giả ?
Những bóng ảnh này phát sanh từ đâu ? Nghiêng về phía dương thì không có
bóng.
Ngã về phía âm thì có bóng. Chư vị đi nơi đâu thì nó đi theo đến đó. Bóng ví
như ma. Nó luôn đi theo chư vị mãi. Thế nên, người nhút nhát sợ ma, thấy
bóng
ma liền sợ hãi, chạy lánh xa, nhưng ma đó chính là bóng dáng của người thật. Nhưng
bóng ảnh này, khi sống thì hiện bóng, khi chết không còn thân thể thì bóng biến
thành ma. nếu không có bóng thì biến thành thần, nhưng thần và ma không hai, mà
là một. Nếu khí dương sung túc thì lúc đi không có bóng ngã theo. Khí âm
nếu
đầy đủ thì khi đi liền có bóng chạy theo. Thế nên, chúng ta thường nghiêng về
bên có khí lực mạnh. Nếu chư vị tạo công đức nhiều thì được sanh lên trời. Nếu
chư vị tạo tội ác nhiều thì phải bị đọa xuống địa ngục. Vì vậy bảo rằng bọt
nước, bóng ảnh huyễn mộng như thế.
"Thận vật ngoại
cầu trì trung đạo, (chớ tìm cầu ngoài, trì trung đạo)".
Chư vị chẳng nên
hướng ngoại tìm cầu. Tự trong thân tâm đã có đầy đủ.
" Phóng hạ
nhiễm duyên tức lai như, (xả bỏ duyên nhiễm tức Lai Như)".
Sao gọi là duyên
nhiễm ? Nhiễm tức là nhiễm ô. Duyên tức là nhân duyên. Chư vị phải nên phóng
xả. Sao gọi là duyên nhiễm ? Duyên tức là tâm tham, sân, si, giết hại, uống
rượu, dùng nha phiến. Chư vị phải xa rời duyên nhiễm thì đồng vào nhà Như Lai.
Lai Như tức là từ nay cho đến ngày thành Phật không xa. Khi thành Phật thì gọi
là Như Lai. Chúng ta chưa thành Phật nên gọi là Lai Như. Lai thì năng Như.
Không lai thì không như. Lai đến nơi nào ? Lai đến nơi thành Phật. Những
duyên nhiễm
này phải nên xả bỏ hết thì mới là Lai Như. Như nghĩa là mọi việc đều hợp
lý,
không có việc gì chướng ngại. Nếu mọi việc còn chướng ngại thì không gọi
là Lai
Như.
Không này chính là
chân không. Sắc cũng là diệu hữu. Diệu hữu phi hữu cũng là chân không. Chân
không này xuất sanh từ đâu ? Xuất sanh từ nhất như, cũng từ sắc pháp phát khởi
ra. Nơi nào cũng có sắc pháp. Từ hư không cũng hiện ra sắc pháp, nên nói
sắc
không khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc,
cũng là thuyết chân không mà chẳng phải không, diệu hữu mà chẳng phải hữu. Tại
nơi chẳng không chẳng có, chư vị nên hiểu kỹ. Ðấy là chân chánh hiểu rõ Phật
pháp. Giống như bên trên bàn về mộng. Chư vị mộng đến mộng lui mà không biết.
Mộng rồi tỉnh, tỉnh rồi mộng cũng thế. Vì vậy chúng ta sanh ra như thế nào,
chết đi ra sao, vẫn không biết. Trong cái không biết mà hiểu rõ đó là giác ngộ.
Do đó, bảo rằng sắc tức là cội nguồn của chân không. Hiểu rõ chân lý không tức
là sắc thì dòng vọng tưởng khô cạn. Vọng tưởng đoạn hết, không còn nữa. Vì thế,
chúng ta phải hiểu rõ đạo lý không và sắc, và cũng phải lãnh hội đạo lý phi không,
phi sắc. Ngài Lục Tổ nói :" Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chính khi ấy,
cái gì là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh ?"
Không nghĩ thiện
là không phải không, không nghĩ ác, cũng là không phải sắc. Nơi chẳng phải sắc,
chẳng phải không đó, chư vị hãy nghiên cứu kỹ, đó chính là giác ngộ được
cảnh giới
vừa là không mà vừa là sắc. Do đó, chư vị phải hiểu rõ sắc chẳng khác không,
không chẳng khác sắc. Trong chân không có chân sắc; trong chân sắc có chân
không, tức là tại sắc pháp cũng có bổn thể của chân không, và tại pháp không
cũng là sắc. Như núi là sắc pháp. Chư vị san bằng thì thành không. Trước
lúc
san bằng núi thì có không chăng ? Cũng tại chỗ đó. Khi có không rồi thì sắc còn
hay mất ? Sắc cũng còn nơi đó. Hãy xem coi chỗ nào là không ? Sắc cũng tại nơi
đó. Không cùng sắc là một như băng với nước. Sao không biến thành sắc ? Như
trời lạnh thì nước biến thành đá. Sao sắc biến thành không ? Trời nóng khiến
nước đá tan thành không. Lại có thể nói rằng trong không trung, nhiều hạt bụi
hợp lại thành một sắc tướng, nhân duyên tán thì biến thành không. Thế nên,
không cũng là sắc, sắc cũng là không. Bảo rằng hạt bụi đó không thể chuyển hóa,
cũng là một ví dụ, lại không bảo hạt bụi là nước đá được. Sợ chư vị chưa
hiểu
rõ nên lấy ví dụ nước đá và nước lỏng. Chư vị đừng hiểu lầm là hạt bụi và không
biến thành nước và nước đá. Chư vị hãy suy nghĩ, giống như đầu đặt lên đầu, lại
biến thành chấp trước. Gốc vốn không chấp trước. Tôi không có phương cách khiến
chư vị hiểu rõ đạo lý sắc không chẳng khác. Từ từ thì chư vị sẽ tham ngộ
đạo lý
này hoặc sẽ minh bạch rõ ràng.