Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Bách Dụ

21 Tháng Ba 201100:00(Xem: 44223)
Kinh Bách Dụ

KINH BÁCH DỤ
Tâm Minh NGÔ TẰNG GIAO chuyển thơ
DIỆU PHƯƠNG XUẤT BẢN 2007

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 
PHẦN DUYÊN KHỞI 

1) Người ngu ăn muối 
2) Để dành sữa 
3) Khoanh tay chịu đòn 
4) Vợ giả chết dối chồng 
5) Khát không uống nước 
6) Giết con cho đủ gánh 
7) Nhận người làm anh 
8) Trộm áo nhà vua 
9) Kẻ ngốc khen cha 
10) Nhà giàu cất lầu 
11) Bà La Môn giết con 
12) Quạt nước đường 
13) Sự thật chứng minh 
14) Giết kẻ dẫn đường 
15) Muốn con mau lớn 
16) Tưới mía bằng nước mía 
17) Vì nhỏ mất lớn 
18) Trên lầu mài dao 
19) Ghi dấu trên thuyền 
20) Trả thịt 
21) Cầu con 
22) Bán trầm hương 
23) Trộm mền 
24) Gieo mè 
25) Nước và lửa 
26) Bắt chước vua 
27) Trị vết thương 
28) Xẻo mũi 
29) Đốt áo 
30) Nuôi dê 
31) Mua lừa 
32) Trộm vàng 
33) Chặt cây tìm trái 

34) Thâu ngắn đường đi 
35) Thấy bóng trong gương 
36) Lầm móc con mắt 
37) Giết trâu 
38) Bảo nước đừng chảy 
39) Sơn tường 
40) Người sói đầu tìm thuốc 
41) Hai con quỷ tranh vật 
42) Che da lạc đà 
43) Mài đá 
44) Ăn bánh 
45) Giữ của 
46) Ăn trộm trâu 
47) Giả tiếng chim kêu 
48) Chó và cây 
49) Vị tiên lầm lộn 

50) Sửa lưng gù 
51) Người tớ gái 
52) Trò vui giả dối 
53) Lão sư bị hành hạ 
54) Đầu và đuôi rắn tranh cãi 
55) Cạo râu vua 
56) Cái không có 
57) Bị đạp rụng răng 
58) Chia của 
59) Xem làm bình 
60) Thấy vàng dưới nước 
61) Tạo hình người 
62) Ăn thịt gà 
63) Chạy trốn 
64) Quỷ trong nhà cũ 
65) Ăn bánh độc 
66) Chết chìm 

67) Đánh cuộc 
68) Hại người thành hại mình 
69) Tổ truyền ăn mau 
70) Nếm trái cây 
71) Đui mắt 
72) Sưng môi 
73) Ngựa đen, đuôi trắng 
74) Mang bình nước tắm 
75) Giết lạc đà 
76) Nông phu mơ tưởng công chúa 
77) Tìm sữa 
78) Đi không rồi lại về không 
79) Gánh ghế cho vua 
80) Uống thuốc để rửa 
81) Không nên vu oan cho người hiền đức 
82) Gieo lúa 
83) Khỉ bị đánh 
84) Nguyệt thực 
85) Đau mắt 
86) Vì của giết con 
87) Bọn cướp chia của 
88) Khỉ mất đậu 
89) Chuột vàng và rắn độc 
90) Lượm được tiền 
91) Người nghèo 
92) Đứa nhỏ được đường 
93) Bà già đánh cọp 
94) Hiểu lầm 
95) Hai chim bồ câu 
96) Giả mù 
97) Cướp áo lông dê 
98) Đứa nhỏ bắt rùa 


LỜI NÓI ĐẦU

Kinh BÁCH DỤ gồm gần một trăm câu truyện ngụ ngôn đầy sinh độngsúc tích ẩn tàng các giá trị triết lý giáo dục nhân sinh do Đức Phật kể ra để dạy về giáo lýgiáo pháp. Kinh có tác dụng phổ biến Đạo Phật bằng phương pháp thí dụ. Đức Phật mang những truyện xưa có liên quan đến thiện ác, tội phước, báo ứng làm thí dụ cụ thể để từ đó nêu ra sự dại dột mê lầm, vạch rõ ra cái vô minh của chúng sinh. Đa số truyện thường lấy hạng người bình dân hoặc những kẻ khờ dại quá mức làm đối tượng. Một số truyện lại dùng cả loài vật làm vai chính. Sau mỗi truyện nêu làm thí dụ là phần luận bàn ngắn gọn. 

Nghe truyện ngụ ngôn để thấy ra ý nghĩa rồi lĩnh hội được lời dạy của Đức Phật. Kinh có ích lợi nhiều cho các người tu học, dù đã xuất gia, hay còn là cư sĩ và cho toàn thể Phật tử nói chung. Tôn chỉ của bộ kinh là muốn đem ánh sáng trí tuệ để xua tan đi màn si ám của những ý thức vô minh trong quá trình tu tập của người Phật tử

Kinh mang một thể loại văn học Phật giáo rất đặc thù. Kinh có công dụng tương tự như những truyện trong cuốn sách “Cổ Học Tinh Hoa” của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc hay tập truyện thơ của Aesop hoặc những truyện thơ ngụ ngôn của thi hào La Fontaine nước Pháp hồi thế kỷ thứ 17. Vì thế những truyện kể trong Kinh BÁCH DỤ còn có tác dụng giáo dục nói chung cho tất cả mọi người đọc, không phân biệt tôn giáo. Tuy nhiên ngoài tính cách giáo dục về phương diện đạo đức như những tác phẩm kể trên, Kinh BÁCH DỤ còn mang lại ý nghĩa những lời giáo huấn về mặt tôn giáo. “Ngoại đạo” được đề cập tới nhiều trong kinh là những đạo cùng thời với Đức Phật cả hơn 2600 năm trước đây. 

Truyện vui có thể coi như là những lớp đường phèn rất ngon ngọt bọc ngoài những vị thuốc đắng. Thuốc có đắng mới dã tật, đây là những tật xấu của chúng sinh. Truyện vui cũng được coi như những lớp lá cây dùng để gói thuốc giải độc ở bên trong. Một khi đã được giải độc, đã thấm nhuần được những lời giáo huấn đầy chân lý thời chúng ta nên loại ra những lời châm biếm khôi hài giễu cợt như vứt bỏ đi những lá cây bọc ngoài sau khi đã dùng thuốc và đã được lành bệnh. 

Kinh BÁCH DỤ này được dịch giả THÍCH NỮ NHƯ HUYỀN dựa vào bản tiếng Hán rồi phiên dịch ra văn xuôi tiếng Việt (bản in ghi năm 1958) từ “cốt truyện” cho tới “lời bàn”. Trong lời nói đầu dịch giả cho biết: “Bộ Kinh Bách Dụ gồm có 98 bài thí dụ của Phật nói do ngài Pháp Sư Tăng Già Tư Na sao lục trong kinh tạng”…“Một đời thuyết giáo trong bốn mươi chín năm, tùy theo căn cơ chúng sanh sai khác, Đức Phật nói ra vô lượng pháp môn không đồng. Khi nói thấp, khi nói cao, từ dễ lần đến khó, đem gần tỉ dụ xa. Chung qui chỉ hướng về một mục đích duy nhất là làm cho chúng sanh tự giác ngộ bản tánh sáng suốt của mình”. 

“Bách” là một trăm. “Dụ” là thí dụ. Soạn giả đã theo sát nguyên bản và chuyển nội dung cuốn Kinh BÁCH DỤ trên thành thể “thơ lục bát” với những ngôn từ bình dị để mọi người dễ đọc, dễ nghe, dễ hiểu và dễ nhớ. Phần “lời bàn” ngay sau truyện cũng được chuyển thành thơ và in chữ nghiêng. 

Khi chuyển thơ soạn giả cũng tham khảo thêm ba bản dịch khác của Kinh BÁCH DỤ. Nói chung thời các bản dịch chỉ có chút ít khác biệt. Ba bản này là:

 1. “PHẬT HỌC NGỤ NGÔN” bản dịch từ tiếng Hán của Hòa Thượng Thích Tâm Châu. Người dịch cho biết Kinh Bách Dụ: “là cuốn kinh số 209 Trong Đại Tạng Kinh”…“Lẽ ra kinh Bách Dụ phải đủ 100 bài thí dụ, nhưng đây chỉ có 98 bài”…“Bộ này chính tên là Bách Dụ Kinh. Nội dung toàn bộ đều là lời thí dụ, ngụ ý răn dạy những người ngu si, không hiểu, để đi thẳng vào đường hiểu biết chân chính, nên nay đổi là Phật học Ngụ ngôn”.

 2. “KINH BÁCH DỤ” bản dịch từ tiếng Hán của Tỳ Kheo Thích Tâm Khanh (năm 2000). Trong cuốn này người dịch cho biết: “Nguyên tác kinh Bách Dụ do Tôn giả Tăng Già Tư Na (Sanghasena) tuyển soạn 98 câu truyện thí dụ từ kinh điển do chính kim ngôn đức Thích Tôn tuyên thuyết. Năm thứ 10 niên hiệu Vĩnh Minh (493 TL), bộ kinh được tôn giả Cầu Na Tỳ Địa (Gunavaddhi), người xứ Trung Ấn chuyển dịch sang Hán ngữ”. 

 3. “SAKYAMUNI’S ONE HUNDRED FABLES” do Tetcheng Liao (Tiến Sỹ Luật Khoa Viện Đại Học Paris) dịch Kinh Bách Dụ từ tiếng Hán sang tiếng Anh kèm thêm lời chú thích (năm 1981). Về việc Kinh chỉ có 98 truyện, thiếu 2 truyện, dịch giả ghi: “Một mặt có thể giải thích rằng để thuận tiện nên nói thành con số chẵn. Mặt khác có thể giải thích rằng lời nói đầulời nói cuối sách cũng được kể luôn thêm vào cho chẵn thành một trăm truyện”. 

Ước mong rằng những truyện thơ tuy mộc mạc và bình dị lại đầy vẻ giễu cợt trong cuốn Kinh này sẽ chuyên chở được những lời dạy thâm sâuquý báu của Đức Phật tới khắp cả chúng sinh

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT 

Mùa Phật Đản 2007

DIỆU PHƯƠNG

PHẦN DUYÊN KHỞI

Lời Thầy A NAN: “Chính tôi được nghe: Một thời kia Đức Phật ở trong vườn trúc Thước Phong, thành Vương Xá, cùng với các vị đại Tỳ kheo, Bồ tát, Ma ha tát và Thiên, Long bát bộ, chừng ba vạn sáu nghìn người chung hợp. 

Khi ấy, trong pháp hội có năm trăm vị Phạm chí dị học. Các vị từ nơi toà ngồi của mình đứng dậy bạch Phật rằng: “Thưa Thế Tôn! Chúng tôi nghe nói đạo Phật rộng, sâu không đạo nào có thể sánh kịp, nên chúng tôi lại đây muốn hỏi Ngài mấy điều, mong Ngài vui lòng giảng giải cho.”

Đức Phật đáp: “Hay lắm, các vị cứ việc hỏi.”

Phạm Chí hỏi: “Con người có hiện hữu hay không?” Phật đáp: “Cũng ‘có’ và cũng ‘không’.”

Phạm chí hỏi tiếp: “Như nay thấy có, làm sao Ngài lại nói là không? Như nay không thấy, làm sao Ngài lại nói là có?” Phật đáp: “Sinh cho là ‘có’, chết cho là ‘không’, nên nói là hoặc có hoặc không.”

Phạm chí hỏi: “Người ta do đâu mà sống được?” Phật đáp: “Người ta do ngũ cốc mà sống.”

Phạm chí hỏi: “Ngũ cốc do đâu mà sinh ra?” Phật đáp: “Ngũ cốc do nơi tứ đại là ‘đất, nước, gió, lửa’ mà sinh ra.”

Phạm chí hỏi: “Tứ đại do từ đâu sinh ra?” Phật đáp: “Tứ đại do từ ‘không’ mà sinh ra.”

Phạm chí hỏi: “Không do đâu mà sinh ra?” Phật đáp: “Không do chỗ ‘vô sở hữu’ mà sinh ra.”

Phạm chí hỏi: “Vô sở hữu từ đâu sinh ra?” Phật đáp: “Do ‘tự nhiên’ sinh ra.”

 Phạm chí hỏi: “Tự nhiên do từ đâu sinh ra?” Phật đáp: “Do ‘Niết bàn’ sinh ra.”

Phạm chí hỏi: “Niết bàn do đâu sinh ra?” Phật đáp: “Sao các vị hỏi điều sâu xa thế! Các vị không biết Niết bàn là pháp bất sinh, bất diệt hay sao?”

Phạm chí lại hỏi: “Bạch Ngài, Phật đã nhập Niết bàn chưa?” Phật đáp: “Ta chưa nhập Niết bàn.”

Phạm chí hỏi: “Ngài chưa nhập Niết bàn sao Ngài biết được Niết bànan lạc vĩnh viễn?” Phật nói: “Nay ta hỏi lại các vị, chúng sinh trong thiên hạ khổ hay vui?”

Phạm chí đáp: “Chúng sinh khổ lắm.” Phật hỏi: “Thế nào là khổ?”

Phạm chí đáp: “Chúng tôi thấy chúng sinh khi chết đau khổ không thể chịu được nên chúng tôi biết chết là khổ.” Phật nói: “Nay các vị tuy chưa chết mà cũng biết chết là khổ, thời ta thấy chư Phật mười phương bất sinh, bất diệt, nên ta biết Niết bànan lạc vĩnh viễn.”

Lúc đó năm trăm vị Phạm chí tâm ý thông suốt, xin thọ ‘ngũ giới’, chứng ngộ quả ‘Tu đà hoàn’, rồi ngồi lại chỗ cũ. 

Đức Phật nói: “Các vị nghe cho kỹ, nay ta sẽ vì các vị mà nói rộng về những thí dụ sau đây.”

Xem Thêm:
Kinh Bách Dụ, Thích Nữ Như Huyền

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 43931)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 43026)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366, Đoàn Trung Còn và Nguyễn Minh Tiến dịch
(Xem: 49013)
Có một lúc, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật gần thành Vương Xá, cùng với các vị đại tỳ-kheo mười hai ngàn người, đại Bồ Tát là tám mươi ngàn người.
(Xem: 39837)
Bấy giờ, đức Thế Tôn ở giữa đại chúng, vì đại chúngthuyết giảng giáo pháp nhiệm mầu, trừ sạch bốn điên đảo, khiến cho được rõ biết các pháp lành...
(Xem: 53781)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, lúc mới Chuyển pháp luân độ ông A-nhã Kiều-trần-như, đến khi thuyết pháp lần cuối cùng độ ông Tu-bạt-đà-la.
(Xem: 36825)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng thật chẳng phải tướng tức là thấy Như Lai.
(Xem: 40814)
Phật bảo Văn-thù-sư-lợi: "Về phương đông, cách đây vô số cõi Phật nhiều như số cát sông Hằng, có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly.
(Xem: 49739)
Lúc ấy, Bồ Tát Vô Tận Ý từ chỗ ngồi đứng dậy, vén tay áo bên vai mặt, quỳ xuống chắp tay cung kính bạch Phật rằng...
(Xem: 47310)
Thế Tôn thành đạo dĩ, tác thị tư duy: “Ly dục tịch tĩnh, thị tối vi thắng.” Trụ đại thiền định, hàng chư ma đạo. Ư Lộc dã uyển trung...
(Xem: 27698)
Mặc dù đã có không ít những lời khuyên dạy về lòng hiếu thảo từ các bậc thánh hiền xưa nay, nhưng những nội dung này có vẻ như chẳng bao giờ là thừa cả.
(Xem: 25847)
Quyển Kinh Lời Vàng này nguyên danh là "Phật Giáo Thánh Kinh" do nữ Phật tử Dương Tú Hạc biên trước bằng Hán Văn (người Trung Hoa).
(Xem: 29891)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya...
(Xem: 27172)
Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều...
(Xem: 24737)
Trong nguyên bản tiếng Pāli, sách nói rằng những cuộc đối thoại giữa vua Milinda và ngài Nāgasena đã diễn ra năm trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
(Xem: 21302)
Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena.
(Xem: 23219)
Quyển ''Na-Tiên Tì-kheo Kinh'' là một bộ Luận ghi bằng tiếng Pali, rất nổi danh, được phiên-dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Miến, tiếng Thái, tiếng Tích-lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.
(Xem: 23868)
Ở đây, nội dung của tập sách này chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể loại văn học của kinh điển và một số thể loại ngôn ngữ được dùng trong kinh điển.
(Xem: 22788)
Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt dịch chiếm gần 1700 trang; mỗi đoạn mỗi câu trong đó đều hàm chứa những ý tứ sâu xa huyền diệu không dễ gì hiểu thấu qua một vài lần đọc.
(Xem: 29564)
Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập: tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.
(Xem: 20634)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 34163)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất...
(Xem: 24668)
Kinh Duy Ma Cật bất khả tư nghì, tuyệt diệu cùng tột, ý chỉ thâm huyền, chẳng phải lời nói có thể diễn tả. Siêu việt tam không (Nhơn không, Pháp không, Không không)... Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 30026)
Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật đạo.
(Xem: 20218)
“Hãy tu tập An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ...
(Xem: 20400)
“Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực hiện liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm (Tứ Niệm Xứ)...
(Xem: 15144)
Kinh Niệm Xứ, Satipattthana Sutta, là một bài kinh vô cùng quan trọng vì kinh này đề cập đến những đề mục hành thiền nhằm phát triển cả hai, tâm Vắng Lặng (Samatha) và trí tuệ Minh Sát (Vipassana).
(Xem: 23872)
Kinh Bách Dụ, một bộ kinh trong Đại Tạng chuyển tải ý nghĩa thâm diệu bằng những câu chuyện thí dụ rất sâu sắc. Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp; Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng; Hiệu đính: Thiện Thuận
(Xem: 34064)
Tiểu Bộ Kinh - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
(Xem: 23994)
Quy mạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe.
(Xem: 29177)
Tôi nghe như vầy: Một thời Thế-tôn, châu du giáo hóa các nước đến thành Quảng-nghiêm, ở nghỉ dưới cây Nhạc-âm, cùng với tám ngàn vị đại tỳ-kheo...
(Xem: 60134)
Bồ TátVô Tận Ý Khi bấy giờ chăm chỉ đứng lên Bèn trịch vai hữu một bên Chắp tay cung kính hướng lên Phật đài
(Xem: 27601)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 68734)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
(Xem: 24511)
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung Mục Liên mới đặng lục thông Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân.
(Xem: 26352)
Lăng-già (Lanka) là tên núi, núi này do sản xuất châu Lăng-già nên lấy tên châu mà gọi tên núi. Núi nằm tại biển Nam là chỗ ở của Dạ-xoa.
(Xem: 20817)
Lư hương xạ nhiệt, Pháp-giới mông huân. Chư Phật hải hội tất diêu văn, Tùy xứ kiết tường vân
(Xem: 20051)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 27551)
Làm người Phật tử ở đời Đêm ngày tụng niệm những lời dạy khuyên Tám điều giác ngộ kinh truyền Ghi lòng tạc dạ tinh chuyên tu hành
(Xem: 46415)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 25563)
Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà. Tham khảo các bản dịch đời Ngụy, Tống và bản dịch Anh Ngữ của Suzuki. - Dịch Giả: Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 29250)
VIMALAKĪRTINIRDEŚA - SŪTRA - Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết - Đường Huyền Trang dịch - bản dịch Việt: Tuệ Sỹ
(Xem: 188926)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
(Xem: 27408)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 31120)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 33143)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 23995)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 25599)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26678)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36629)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 27321)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30363)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 37298)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23887)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 36958)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27597)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28330)
Công Phu Khuya
(Xem: 24154)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant