Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

156. Kinh Phạm Ba-La-Diên

05 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 16116)
156. Kinh Phạm Ba-La-Diên

KINH TRUNG A-HÀM
Hán dịch: Phật Đà Da XáTrúc Phật Niệm
 Việt dịch và hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ
Sài gòn 2002

156. KINH PHẠM BA-LA-DIÊN[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ có nhiều Phạm chí nước Câu-sa-la[02], vào lúc xế trưa, quanh quẩn đi đến chỗ Đức Phật, chào hỏi nhau rồi, ngồi qua một bên và thưa:

“Này Cù-đàm, chúng tôi có điều muốn hỏi, ông có nghe chăng?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Các ông hỏi gì thì hỏi.”

Nghe thế, các Phạm chí hỏi:

“Này Cù-đàm, bây giờ còn có Phạm chí học pháp Phạm chí cổ đại[03] hay đã vượt khỏi pháp Phạm chí cổ đại rồi chăng?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Nay không còn Phạm chí học pháp Phạm chí cổ đại, Phạm chí đã vượt khỏi pháp Phạm chí cổ đại từ lâu rồi.”

Nghe thế, các Phạm chí hỏi:

“Này Cù-đàm, tại sao nay không còn Phạm chí học pháp Phạm chí cổ đại và các Phạm chí vượt khỏi pháp Phạm chí cổ đại từ bao giờ?”

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói bài kệ trả lời:

Vì xưa có Phạm chí,
Tự chế ngự, nhiệt hành[04],
Bỏ năm công đức dục,
Hành Phạm hạnh thanh tịnh.
Phạm hạnhgiới hạnh,
Khiến tâm tính nhu thuận,
Rộng lượng, tâm không hại,
Nhẫn nhục thủ hộ ý.
Thuở xưa có pháp này
Phạm chí chẳng thủ hộ.
Phạm chí không thủ hộ,
Của cải, tiền lúa gạo.
Tụng đọc là tài sản,
Thủ hộ kho tàng này.
Sắc áo đủ các loại,
Nhà cửa và giường chõng,
Dân các nước, các thành,
Học Phạm chí như vậy[05].
Phạm chí này chớ hại,
Thủ hộ tất cả pháp,
Đi đến cửa nhà người,
Không ai ngăn cản họ.
Lần lượt xin từng nhà,
Xin ăn theo từng bữa.
Những Phạm chí tại gia,
Trông thấy, thích bố thí.
Bốn tám năm đã tròn,
Tu Phạm hạnh thanh tịnh,
Mong Minh, Hạnh chóng thành;
Cổ Phạm chí như vậy.
Không lấy trộm của cải,
Cũng không hề sợ hãi,
Thương mến đùm bọc nhau,
Và cùng sống hòa hợp.
Bởi không có phiền não,
Pháp liên hệ oán, dâm,
Tất cả các Phạm chí,
Không thể hành như vậy.
Nếu có hạnh bậc nhất,
Phạm chí quyết mong cầu.
 Các pháp dâm dục ấy,
Không thực hành, dù mộng.
Nhân các phạm hạnh ấy,
Tự xưng ”Ta là Phạm”
Biết họ có hạnh ấy,
Bậc có tuệ sẽ biết.
Giường thưa, chiếc áo mỏng,
Cơm, sữa cốt sanh tồn,
Khất cầu đều như pháp,
Trai tự, hành bố thí,
Hiến tế, chẳng cầu khác,
Chỉ cầu xin nơi mình.
Lúc tổ chức trai thí,
Người ấy không giết bò;
Như cha mẹ, anh em,
Và các người thân khác,
Xem người, bò cũng vậy.
Nhân đó sanh khoái lạc.
Ăn uống, thân khoẻ mạnh,
Nhờ vậy mà yên vui.
Biết được nghĩa lý này,
Không ưa giết hại bò.
Mềm mại, thân lực lớn,
Tinh sắc, được khen ngợi.
Ân cần tự cầu lợi,
Như vậy, Phạm chí xưa.
Phạm chí vì lợi mình,
Biết nên làm, phải tránh.
Cõi này, trong tương lai,
Người ấy nhất định thoát.
Tuần trăng đã quá tuần,
Xứng ý xin cầu thân.
Đêm dài mãi du hí,
Những người vợ phấn son.
Đàn bò, quây trước mặt,
Vợ đẹp nối sau lưng,
Dục vi diệu ở đời.
Phạm chí thường ước mong.
Ngựa xe trang bị đủ,
Tài nghệ giỏi vá may,
Hôn nhân và nhà cửa,
Phạm chí thường ước mong.
Họ tạo triền phược ấy,
Chúng tôi từ kia lại,
Đại vương[06] mở cuộc chay,
Đừng để mất tài lợi.
Nhiều tài vật lúa gạo,
Hoặc có dư tiền tài,
Đại vương tương ưng đó[07],
Phạm chí và cưỡi xe[08];
Tế voi và tế ngựa,
Tế ngựa được suốt thông[09],
Tụ tập làm trai thí,
Thí cho Bà-la-môn.
Họ do đó được lợi,
Say mê đắm tài vật,
Họ khơi dậy lòng dục,
Càng dục càng say mê,
Cũng như ao nước rộng,
vô lượng tài vật,
Cũng vậy, người có bò,
Các vật dụng sanh sống,
Họ tạo triền phược ấy,
Chúng tôi từ kia lại.
Đại vương mở cuộc chay,
Đừng để mất tài lợi;
Nhiều tài vật lúa gạo,
Nếu ngài có nhiều bò,
Đại vương tương ưng đó,
Phạm chí và ngựa xe.
vô lượng trăm ngàn,
Vì trai tự mà giết,
Đầu, sừng không não hại,
Bò heo thời xưa kia.
Đi đến nắm sừng bò,
Cầm dao bén mà giết.
Gọi bò và gọi cha,
La sát tên là Hương,
Họ hô hoán phi pháp,
Khi cầm dao đâm bò,
Pháp ấy hành trai thí,
Vượt qua tại trước nhất.
Không hữu sự mà giết,
Viễn ly pháp suy thoái,
Thời xưa có ba bệnh,
Dục vọng, đói và già.
Do thù nghịch với bò,
Khởi bệnh chín mươi tám,
Thù nghịch ấy như vậy,
Nên kẻ trí rất ghét.
Nếu người thấy như vậy,
Ai mà không oán ghét;
Như vậy, trong đời này,
Vô trí thấp hèn nhất.
Mỗi, mỗi vì dục, tranh,
Như vợ rủa xả chồng.
Sát-lợi, Phạm chí nữ,
Người thủ hộ chủng tánh,
Vi phạm pháp chủng tánh,
Tự do theo dục vọng.

“Như vậy, này Phạm chí, hiện tại không còn Phạm chí học pháp Phạm chí cổ đại. Phạm chí đã vượt khỏi pháp Phạm chí cổ đại từ lâu rồi.”

Nghe vậy, các Phạm chí nước Câu-sa-la thưa:

“Bạch Thế Tôn, chúng con đã biết. Bạch Thiện Thệ, chúng con đã rõ. Nay chúng con tự đem mình quy y Phật, Pháp, và chúng Tỳ-kheo, mong Thế Tôn nhận chúng con làm những Ưu-bà-tắc từ nay và đến trọn đời; chúng con tự đem mình quy y cho đến lúc mạng chung.”

Đức Phật thuyết như vậy, các Phạm chí nước Câu-sa-la và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Pāli, Sn. 2. 7. Brahmaṇadhammika-sutta.
[02] Câu-sa-la 拘 汳 羅. Pāli: Kosala.
[03] Cố phạm chí pháp 故 梵 志 法. Pāli: porāṇānaṃ brāhmaṇānaṃ brāhmaṇadhamma, pháp Bà-la-môn của các Bà-la-môn thượng cổ.
[04] Hán: nhiệt hành 熱 行; Pāli: tapassin, khổ hành giả.
[05] Pāli: nānārattehi vatthei sayanehi āvasathehi ca phitā janapadā raṭṭhā te namassiṃsu brahmaie, bằng các loại vải vóc, giường chõng, nhà cửa, nhân dân từ các nước giàu có đến lễ những người Bà-la-môn.
[06] Trong bản Pāli: Okkāka (Cam Giá vương), Tổ tiên của dòng họ Thích-ca.
[07] Hán: Đại vương tương ưng thử 大 王 相 應 此. Câu này và câu kế tiếp, bản Hán tối nghĩa. Pāli: tato ca rājā saññatto (brahmaṇehi): Vua được khuyên bảo bởi các người Bà-la-môn. Pāli: saññatta: khuyến cáo, trong bản Hán đọc là samyutta: tương ưng.
[08] Pāli: brahmaṇehi rathesabho, bởi những người Bà-la-môn, và chúa binh xa. Bản Hán phân tích ngữ pháp không giống bản Pāli. Trong bản Pāli, brahmaṇehi, cách ba số nhiều, tác nhân của saññatto (dẫn cht.6 trên); rathesabho, chủ cách, đồng cách với rājā: nhà vua là chúa của binh xa.
[09] Pāli: tato ca rājā saññatto brāhmaṇehi rathesabbho assamedhaṃ purisamedhaṃ sammāpāsaṃ vācapeyyaṃ maggaḷaṃ, do sự khuyên bảo của các Bà-la-môn, nhà vua, chúa của binh xa, cử hành các tế lễ: tế ngựa, tế người, tế quăng gậy, tế rượu Soma, tế lễ vô già (không hạn chế ). Xem các cht. 6,7 trên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15576)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13760)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13153)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13592)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12508)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12098)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12922)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13019)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13254)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21359)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143737)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 15687)
Đại Chánh Tân Tu số 0018 - Hán dịch: Ðại Sư Pháp Hiền (đời Tống), Việt Dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 81306)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 19584)
Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni - Đời Đường, nước Kế Tân, Tam Tạng Sa môn Phật Đà Ba Ly vâng chiếu dịch, Việt dịch: Sa-môn Thích Thiện Thông.
(Xem: 20238)
Kiền Long Đại Tạng Kinh bao gồm 168 tập, chứa đựng 1669 bộ Kinh văn... Tổng hợp Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 19280)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 15184)
Kinh Hạnh Nguyện Phổ Hiền - Tam Tạng pháp sư Bát Nhã, người nước Kế-tân, dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào đời Đường; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 13055)
Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha).
(Xem: 13141)
Đây là những điều tôi nghe Bụt nói vào một thời mà người còn lưu trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ Đà. Hôm ấy, cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị cư sĩ khác đã tìm đến nơi cư ngụ của thầy Xá Lợi Phất.
(Xem: 48986)
Trong khế kinh, Đức Phật nói. "Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật"... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 14775)
Pháp Hoa Tông Yếu, Thứ tự kinh văn số 1725 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh do Ngài Nguyên Hiểu sọan chữ Hán, Sa Môn Thích Như Điển dịch.
(Xem: 18612)
Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa xuất bản hôm nay không có một liên quan nào, về mọi phương diện, với những bộ Kinh danh đề tương tựchúng ta thấy trong Đại tạng... Chánh Trí Mai Thọ Truyền
(Xem: 16419)
Tỳ Kheo Huệ Chiểu chùa Đại Vân ở Chuy Châu sọan, Sa Môn Thích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc dịch từ Tiếng Hán sang tiếng Việt trên chuyến Hoằng Pháp Âu Châu năm 2013
(Xem: 19372)
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú - Do HT Thích Như Điển dịch Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
(Xem: 28046)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển.
(Xem: 22184)
Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ, bao gồm nghĩa lý thâm thiết để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh... HT Thích Thiện Siêu dịch
(Xem: 23327)
Thiện nam tử! Có một loại pháp Bồ tát nên diệt trừ. Ðó là pháp tham. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn.
(Xem: 64819)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 33207)
Thế Tôn, nếu con nghĩ rằng con đắc đạo A La Hán, thì Thế Tôn chẳng nói Tu Bồ Đề là một hành giả thanh tịnh hạnh. Vì Tu Bồ Đề vốn là vô sở hành...
(Xem: 40187)
Tam thế chư Phật, chư Đại-Bồ-tát, thật chứng và nhập một với Pháp-giới-tính nên phát-khởi vô-duyên đại-từ, đồng-thể đại-bi, hiện ra vô số thân, theo duyên hóa-độ vô-lượng vô-biên chúng-sinh...
(Xem: 27318)
Kinh Trường Bộ thi hóa (3 tập) - Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli - Chuyển thể Thơ: Giới Lạc Mai Lạc Hồng
(Xem: 74904)
Kinh chữ Hán - ĐĐ. Thích Hạnh Phú sưu tầm & biên soạn
(Xem: 36149)
Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.
(Xem: 48990)
Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp. Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.
(Xem: 31021)
Nếu dùng hình sắc để thấy ta, Dùng âm thanh để cầu ta, Người nầy hành tà đạo, Chẳng thể thấy Như Lai... HT Thích Như Điển
(Xem: 33941)
Kinh Bại Vong (Parabhava-sutta) rút từ Tập Kinh (Suttanipata), kệ số 91-115, trang 18-20, Pali Text Society... HT Thích Thiện Châu dịch
(Xem: 58830)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 46267)
“Ðức Thế Tôn nghe Phạm vương ba lần ân cần thưa thỉnh, liền dùng Phật nhãn soi khắp thế giới chúng sanh, thấy sự ô nhiễm của chúng sanh có dày có mỏng...
(Xem: 43837)
Khi Đức Phật nói danh hiệu chư Phật đời quá khứ, có mười ngàn Bồ Tát, được Vô sinh nhẫn, tám trăm Thanh Văn, phát thiểu phận tâm, năm ngàn Tỷ khưu...
(Xem: 43224)
Kinh vừa là Kinh Phật, lại vừa là miệng Phật. Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã...
(Xem: 45929)
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng...
(Xem: 48034)
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Trọn bộ 11 tập - 600 cuốn; Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Nghiêm
(Xem: 34629)
Nếu kẻ nam tử người nữ nhơn thân có tai ách, trong nhà nên an trí tháp xá-lợi và hình tượng Phật, họa vẽ tượng đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử, thiêu các thứ hương...
(Xem: 33445)
Phật dạy A-nan: “Đời quá khứ, cõi Diêm-phù-đề này có một vị Tỳ-khưu tên là Truyền Giáo. Ngày 15 tháng chín đi du hành về phương Bắc, cách nước Chi Na không xa...
(Xem: 43927)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 52934)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh...Nguyễn Minh Tiến; Đoàn Trung Còn
(Xem: 40467)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43483)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 31447)
Nakulapita là một người chủ gia đình sinh sống trong vùng Bhagga, đã trọng tuổithường hay đau yếu. Ông rất kính mến Đức PhậtĐức Phật cũng xem ông như một người con của mình.
(Xem: 28695)
"Có một lần Đấng Thế Tôn lưu ngụ với những người dân trong vùng Bhagga, gần thị trấn Sumsumaragiri, thuộc khu rừng Lộc Uyển...
(Xem: 31887)
Lúc bấy giờ, rừng cây Ta La ở thành Câu Thi Na, rừng ấy biến thành màu trắng giống như con hạc trắng. Ở trong hư không tự nhiên mà có tòa lầu các bảy báu với những hoa văn...
(Xem: 28828)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này: ‘Đối với tất cả các loài chúng sinh, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sinh ra...
(Xem: 33360)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0376, Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
(Xem: 29136)
Gương trí vằng vặc của Như Lai cũng như thế, là pháp giới vắng lặng không có gián đoạn không có dao động, vì muốn giúp vô lượng vô số chúng sanh thấy rõ nhiễm-tịnh...
(Xem: 60976)
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni - một trong các pháp môn - là trí ấn của tất cả Như Lai, mầu nhiệm rộng sâu, khác chi thuyền bè trong biển ba đào, nhật nguyệt giữa trời u ám.
(Xem: 39766)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 29663)
Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường...
(Xem: 37373)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 26833)
Nếu các chúng sanh ác tâm hướng nhau, hãy xưng danh hiệu Địa Tạng Bồ-tát, nhất tâm quy y, khiến chúng sanh kia nhu hòa nhẫn nhục, hổ thẹn với nhau, từ tâm sám hối...
(Xem: 42653)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant