Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Kinh Lậu Phân Bố

14 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 13168)
Kinh Lậu Phân Bố


PHẬT NÓI KINH LẬU PHÂN BỐ


Đại Chánh Tân Tu, Bộ A Hàm, Kinh số 0057 - Nguyên tác Hán ngữ [1]

Hán dịch: Ðời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư An Thế Cao.

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

--- o0o ---

 

Nghe như vầy:

Một thời đức Phật ở tại Hành trị xứ danh vi pháp (đô ấp kiếm ma sắc đàm Câu Lâu?), nước Câu Lưu.

Bấy giờ người nước Câu Lưu đang sinh sống tại đó. Khi ấy đức Phật bảo các Tỳ kheo; các Tỳ kheo thưa: “Dạ vâng”, và theo đức Phật để nghe dạy. Ðức Phật liền nói như vầy:

–Tỳ kheo hãy lắng nghe, ta sẽ thuyết pháp, phần đầu cũng lợi, phần giữa cũng lợi, phần cuối cũng lợi, có lợi ích, có phương tiện, đầy đủ ý hiển hiện phạm hạnh. Hãy nên lắng nghe cho kỹ, thọ trì kỹ để nhớ nghĩ điều được nghe.

Các Tỳ kheo thưa: “Ðúng vậy!”. Và theo đức Phật để nghe thuyết pháp. Ðức Phật bèn nói như vầy:

–Tỳ kheo phải biết lậu, cũng phải biết nguồn gốc, cũng phải biết do lậu mà thọ lấy tai ương, cũng phải biết sự phân bố của lậu, cũng phải biết sự chấm dứt của lậu, cũng phải biết thọ hành gì khiến cho hết lậu. Tỳ kheo phải biết thống, cũng phải biết nguyên nhân của thống, cũng phải biết do thống mà bị tai ương, cũng phải biết sự phân bố của thống, cũng phải biết sự chấm dứt của thống, cũng phải biết thọ hành gì để hết thống. Tỳ kheo nên biết tư tưởng, cũng nên biết nguồn gốc của tư tưởng, cũng nên biết do tư tưởng mà thọ lấy tai ương, cũng nên biết sự phân bố của tư tưởng, cũng nên biết thọ hành gì để chấm dứt tư tưởng.

Tỳ kheo phải biết ái dục, cũng phải biết nguồn gốc của ái dục, cũng phải biết do ái dục mà thọ tai ương, cũng phải biết sự phân bố của ái dục, cũng phải biết sự chấm dứt của ái dục, cũng phải biết thọ hành gì để không còn ái dục.

Tỳ kheo phải biết hành, cũng phải biết nguyên nhân của hành, cũng phải biết vì hành mà bị tai ương, cũng phải biết sự phân bố của hành, cũng phải biết sự chấm dứt của hành, cũng phải biết thọ trì hạnh gì để không còn hành.

Tỳ kheo phải biết khổ, cũng phải biết nguyên nhân của khổ, cũng phải biết vì khổ mà bị tai ương, cũng phải biết sự phân bố của khổ, cũng phải biết sự chấm dứt của khổ, cũng phải biết thọ hành gì để không còn khổ.

Tỳ kheo phải biết lậu, cũng phải biết nguyên nhân của lậu, cũng phải biết vì lậu mà bị tai ương, cũng phải biết sự phân bố của lậu, cũng phải biết sự chấm dứt của lậu, cũng phải biết thọ hành gì mà hết lậu.

Những gì gọi là phải biết lậu? Ðó là có ba lậu:

1. Dục lậu.

2. Hữu lậu.

3. Si lậu.

Như vậy là biết lậu.

Những gì gọi là phải biết nguồn gốc của lậu? Ðó là: si là gốc của lậu, do đó mà lậu hiện hữu. Như vậy là biết nguồn gốc của lậu.

Những gì gọi là do lậu mà có tai ương? Ðó là do si mà có hành động lậu, hành động thế nào thì phải thọ lấy tai ương như vậy, hoặc sanh chỗ tốt, hoặc đọa vào chỗ xấu. Như vậy là biết do lậu mà thọ lấy tai ương.

Những gì gọi là biết sự phân bố của lậu? Ðó là do hành động sai khác mà đọa vào địa ngục, hoặc do hành động sai khác mà đọa vào súc sanh, hoặc do hành động sai khác mà đọa vào ngạ quỷ, hoặc do hành động sai khác mà sanh lên trời, hoặc do hành động sai khác mà sanh vào loài người. Như vậy gọi là biết sự phân bố của lậu.

Sao gọi là phải biết sự chấm dứt của lậu? Ðó là si đã chấm dứt nên lậu liền chấm dứt, như vậy lậu chấm dứt. Ðó là biết sự chấm dứt của lậu.

Những gì là phải biết thọ trì hạnh gì để lậu chấm dứt? Ðó là tám thứ đạo hạnh:

1. Trực kiến.

2. Trực cánh.

3. Trực ngữ.

4. Trực hành.

5. Trực nghiệp.

6. Trực phương tiện.

7. Trực niệm.

8. Trực định.

Như vậy là biết thọ trì hạnh gì để chấm dứt lậu.

Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo đã biết lậu như vậy, biết nguyên nhân của lậu như vậy, biết do lậu mà phải thọ tai ương như vậy, biết sự phân bố của lậu như vậy, biết sự chấm dứt của lậu như vậy, biết thọ hành nên khiến lậu được chấm dứt như vậy. Ðó gọi là Tỳ kheo hối hận, chán, lìa thế gian, hành thanh tịnh nên được đắc đạo, làm cho các lậu được chấm dứt.

Tỳ kheo phải biết thống, cũng phải biết nguyên nhân của thống, cũng phải biết vì thống mà thọ tai ương, cũng phải biết sự phân bố của thống, cũng phải biết sự chấm dứt của thống, cũng phải biết thọ hành gì khiến cho chấm dứt thống.

Những gì là phải biết thống? Ðó là có ba loại thống:

1. Lạc thống.

2. Khổ thống.

3. Cũng không lạc không khổ thống.

Như vậy là biết thống.

Những gì là phải biết nguồn gốc của thống? Ðó là do suy tư điều hư vọng. Như vậy là biết nguồn gốc của thống.

Những gì là phải biết do thống mà thọ tai ương? Ðó là có loại suy tư xúc đưa đến sự khổ. Như vậy là biết từ thống đưa đến tai ương.

Những gì là phải biết sự phân bố của thống? Này Tỳ kheo, Tỳ kheo tiếp xúc với lạc thống (thọ) thì biết là tiếp xúc lạc thống, tiếp xúc với khổ thống thì biết là tiếp xúc với khổ thống, tiếp xúc với không khổ không lạc thống thì biết là đang tiếp xúc với không lạc không khổ thống; thân tiếp xúc với lạc thống thì biết là thân tiếp xúc với lạc thống, thân tiếp xúc với khổ thống thì biết là thân tiếp xúc với khổ thống, thân tiếp xúc với không khổ không lạc thống thì biết là thân tiếp xúc với không khổ không lạc thống; tâm niệm tiếp xúc với lạc thống thì biết là tâm niệm tiếp xúc với lạc thống, tâm niệm tiếp xúc với khổ thống thì biết là tâm niệm tiếp xúc với khổ thống, tâm niệm tiếp xúc với không khổ không lạc thống thì biết là tâm niệm tiếp xúc với không khổ không lạc thống. Lạc thống do mong cầu mà có thì biết lạc thống do mong cầu mà có. Khổ thống do mong cầu mà có thì biết khổ thống do mong cầu mà có. Không khổ không lạc thống do mong cầu mà có thì biết không khổ không lạc thống do mong cầu mà có. Lạc thống không do mong cầu mà có thì biết lạc thống không do mong cầu mà có. Khổ thống không do mong cầu mà có thì biết khổ thống không do mong cầu mà có. Không khổ không lạc thống không do mong cầu mà có thì biết không khổ không lạc thống không do mong cầu mà có. Lạc thống do sống trong gia đình thì biết lạc thống do sống trong gia đình. Khổ thống do sống trong gia đình thì biết khổ thống do sống trong gia đình. Không khổ không lạc thống do sống trong gia đình thì biết không khổ không lạc thống do sống trong gia đình. Lạc thống nhờ bỏ gia đình thì biết lạc thống nhờ bỏ gia đình. Khổ thống nhờ bỏ gia đình thì biết khổ thống nhờ bỏ gia đình. Không khổ không lạc thống nhờ bỏ gia đình thì biết không khổ không lạc thống nhờ bỏ gia đình. Như vậy là biết sự phân bố của thống.

Những gì là phải biết sự chấm dứt của thống? Ðó là nhớ nghĩ đến sự từ bỏ thì thống liền chấm dứt. Như vậy là biết sự chấm dứt của thống.

Những gì là phải biết thọ hành để thống chấm dứt? Ðó là tám thứ đạo hạnh:

1. Trực kiến.

2. Trực cánh.

3. Trực ngữ.

4. Trực hành.

5. Trực nghiệp.

6. Trực phương tiện.

7. Trực niệm.

8. Trực định.

Như vậy là biết thọ hành để chấm dứt thống.

Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo đã biết thống như vậy, biết nguyên nhân của thống như vậy, biết do thống mà bị tai ương như vậy, biết sự phân bố của thống như vậy, biết sự chấm dứt của thống như vậy, biết thọ hành để chấm dứt thống như vậy. Ðó gọi là Tỳ kheo hối hận, chán, lìa thế gian, nhờ hành thanh tịnh nên được đạo, làm cho thống được chấm dứt.

Tỳ kheo phải biết tư tưởng, phải biết nguồn gốc của tư tưởng, phải biết do tư tưởng mà thọ lấy tai ương, cũng phải biết sự phân bố của tư tưởng, cũng phải biết thọ hành gì để chấm dứt tư tưởng.

Những gì là phải biết tư tưởng? Ðó là có bốn loại tư tưởng:

1. Tư tưởng ít.

2. Tư tưởng nhiều.

3. Tư tưởng vô lượng.

4. Tư tưởng vô sở hữu bất dụng.

Như vậy là biết tư tưởng.

Những gì là phải biết nguồn gốc của tư tưởng? Tập là nguồn gốc của tư tưởng. Như vậy là biết nguồn gốc của tư tưởng.

Những gì là phải biết từ tư tưởng mà có tai ương? Ðó là như điều tư tưởng làm, như điều tư tưởng hành. Ðó gọi là việc làm, hành động. Như vậy là biết do tư tưởng mà thọ tai ương.

Những gì là phải biết sự phân bố của tư tưởng? Ðó là tư tưởng về sắc thì khác, tư tưởng về tiếng cũng khác, tư tưởng về hương cũng khác, tư tưởng về vị cũng khác, tư tưởng về sự thô, tế của thân cảm xúc cũng khác. Như vậy là biết sự phân bố của tư tưởng.

Những gì là phải biết sự chấm dứt của tư tưởng? Ðó là tư tưởng đã hết thì tư tưởng liền chấm dứt. Như vậy là biết sự chấm dứt của tư tưởng.

Những gì là phải biết thọ hành để chấm dứt tư tưởng? Ðó là tám loại chủng hạnh: 1- Trực kiến. 2- Trực cánh. 3- Trực ngữ. 4- Trực hành. 5- Trực nghiệp. 6- Trực phương tiện. 7- Trực niệm. 8- Trực định. Như vậy là biết thọ hành để chấm dứt tư tưởng.

Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo đã biết tư tưởng như vậy, biết nguồn gốc của tư tưởng như vậy, biết do tư tưởng mà phải thọ tai ương như vậy, biết sự phân bố của tư tưởng như vậy, biết sự chấm dứt của tư tưởng như vậy, biết thọ hành nên khiến tư tưởng được chấm dứt như vậy. Ðó gọi là Tỳ kheo hối hận, chán, lìa thế gian, hành thanh tịnh nên được đắc đạo, khiến cho chấm dứt tư tưởng.

Tỳ kheo phải nên biết ái dục, cũng phải biết nguồn gốc của ái dục, cũng phải biết do ái dục đưa đến tai ương, cũng phải biết sự phân bố của ái dục, cũng phải biết sự chấm dứt của ái dục, cũng phải biết thọ hành gì để chấm dứt ái dục.

Những gì là phải biết ái dục? Ðó là ái dục có năm loại: dục đắc, dục tối tại tâm, dục ái, sắc tùy ý đưa đến tham trước, thân cận. Những gì là năm?

1. Các sắc do nhãn căn nhận thức khả ái, dục đắc, dục tối thượng đối với tâm, dục ái, sắc tùy ý, khả tham, dễ gần gũi.

2. Các tiếng do lỗ tai nhận thức thì dục đắc, dục tối thượng với tâm, dục ái, sắc tùy ý, khả tham, dễ gần gũi.

3. Các hương do lỗ mũi nhận thức thì dục đắc, dục tối thượng với tâm, dục ái, sắc tùy ý, khả tham, dễ gần gũi.

4. Các vị do miệng nhận thức là dục đắc, dục tối thượng đối với tâm, dục ái, sắc tùy ý, khả tham, dễ gần gũi.

5. Các xúc thô, tế do thân cảm xúc biết được, dục đắc, dục tối thượng đối với tâm, dục ái, sắc tùy ý, khả tham, dễ gần gũi.

Như vậy là biết được ái dục.

Những gì là biết nguồn gốc của ái dục? Ðó là Tư. Như vậy là biết nguồn gốc của ái dục.

Những gì là biết vì ái dục phải thọ tai ương? Nếu đã làm ra ái dục, đã sanh dục vọng, liền có tranh cãi, mong chờ, liền sanh tư tưởng tai ương. Vì vậy phải tùy thuận tai ương hoặc đến chỗ tốt, hoặc vào chỗ dữ. Như vậy là biết do ái dục mà thọ lấy tai ương.

Những gì là phải biết sự phân bố của ái dục? Ðó là ái dục sắc thì khác, ái dục của thinh cũng khác, ái dục của hương cũng khác, ái dục của mùi vị cũng khác, ái dục do thân tiếp xúc vật thô tế cũng khác. Như vậy là biết sự phân bố của ái dục.

Những gì là biết sự chấm dứt của ái dục? Ðó là Tư đã chấm dứt thì ái liền chấm dứt. Như vậy là biết sự chấm dứt của ái dục.

Những gì là biết thọ hành để chấm dứt ái dục? Ðó là tám thứ đạo hạnh:

1. Trực kiến.

2. Trực cánh.

3. Trực ngữ.

4. Trực hành.

5. Trực nghiệp.

6. Trực phương tiện.

7. Trực niệm.

8. Trực định.

Như vậy là biết thọ hành để chấm dứt ái dục.

Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo đã biết ái dục như vậy, biết nguyên nhân của ái dục như vậy, biết do ái dục mà phải thọ tai ương như vậy, biết sự phân bố của ái dục như vậy, biết sự chấm dứt của ái dục như vậy, biết thọ hành để chấm dứt ái dục như vậy. Ðó gọi là Tỳ kheo hối hận, chán, lìa thế gian, hành thanh tịnh, được đắc đạo, khiến cho ái dục được chấm dứt.

Tỳ kheo cần phải biết hành, cũng phải biết nguồn gốc của hành, cũng phải biết do hành mà thọ lấy tai ương hay phước đức, cũng phải biết sự phân bố của hành, cũng phải biết sự chấm dứt của hành, cũng phải biết thọ hành gì thì chấm dứt hành.

Những gì là phải biết hành? Ðó là điều nhớ nghĩ không xa lìa, gọi là hành.

Những gì là biết nguồn gốc của hành? Ðó là từ ái dục có hữu vi, từ hành động ái có gốc hành. Như vậy là biết nguồn gốc của hành.

Những gì là biết do hành mà phải thọ tai ương hay phước đức? Ðó là hành động đen tối phải bị tai ương xấu ác khiến phải sa đọa, có hành động thanh bạch, khiến cho có phước thanh bạch, được sanh lên cao. Ðó là biết do hành mà phải thọ lấy tai ương hay phước đức.

Những gì là phải biết sự phân bố của hành? Ðó là có hành động đen tối phải theo sự đen tối mà thọ lấy tai ương, có hành động thanh bạch thì nhờ sự thanh bạch mà được phước đức thanh bạch. Vì có hành động đen tối hay thanh bạch nên đưa đến nghiệp đen hay trắng, tai ương hay phước đức. Cũng có hành động chẳng phải đen, cũng chẳng phải thanh bạch, nhờ đó được phước đức, mỗi hành mỗi hành đều chấm dứt hoàn toàn. Như vậy là biết sự phân bố của hành.

Những gì là phải biết sự chấm dứt của hành? Ðó là ái đã hết thì hành liền hết. Như vậy là biết sự chấm dứt của hành.

Những gì là biết thọ hành để chấm dứt hành động? Ðó là tám thứ đạo hạnh:

1. Trực kiến.

2. Trực cánh.

3. Trực ngữ.

4. Trực hành.

5. Trực nghiệp.

6. Trực phương tiện.

7. Trực niệm.

8. Trực định.

Như vậy là biết thọ hành để chấm dứt hành.

Này các Tỳ kheo, nếu Tỳ kheo đã biết hành như vậy, biết căn bổn của hành như vậy, biết do hành mà phải thọ tai ương như vậy, biết sự phân bố của hành như vậy, biết sự chấm dứt của hành như vậy, biết thọ hành để chấm dứt hành như vậy. Ðó gọi là Tỳ kheo hối hận, yểm ly thế gian, hành thanh tịnh nên được đắc đạo, khiến cho chấm dứt hành hoàn toàn.

Tỳ kheo phải biết khổ, cũng phải biết nguyên nhân của khổ, cũng phải biết vì khổ mà thọ lấy tai ương, cũng phải biết sự phân bố của khổ, cũng phải biết sự chấm dứt của khổ, cũng phải biết thọ hành gì để chấm dứt khổ.

Những gì là Tỳ kheo phải biết khổ? Ðó là Tỳ kheo phải biết sanh là khổ, phải biết già là khổ, biết bệnh là khổ, phải biết chết là khổ, phải biết oán thù gặp nhau là khổ, phải biết ái biệt ly là khổ, phải biết cầu mong không được là khổ, phải biết nguồn gốc của năm ấm là khổ. Như vậy là biết khổ.

Những gì là phải biết nguồn gốc của khổ? Gốc là si, si là nguồn gốc của khổ. Như vậy là biết nguồn gốc của khổ.

Những gì là phải biết do khổ mà thọ lấy tai ương? Ðó là người thế gian ngu si không nghe kinh điển, ở trong thân cảm xúc khổ thống kịch liệt, sự đau khổ kịch liệt không thể chịu nổi, phải nên chấm dứt ý nghĩ đó, vì theo bên ngoài, cầu mong pháp hữu vi bên ngoài, căn cứ bên ngoài mà cầu mong. Có Sa môn, Bà la môn từ một câu, hai câu, ba câu, bốn câu, năm câu, một trăm câu trì chú để cúng tế làm cho nhờ vậy mà thân được thoát khổ, hay đó là tai ương của khổ. Như vậy là biết do khổ mà thọ lấy tai ương.

Những gì là phải biết sự phân bố của khổ? Ðó là có khổ ít mà thọ tai ương lâu dài, hoặc là có khổ ít mà không bị tai ương tật bệnh, hoặc có khổ nhiều mà thọ tai ương lâu dài, hoặc khổ nhiều mà thoát tai ương tật bệnh. Như vậy là biết sự phân bố của khổ.

Những gì là phải biết sự chấm dứt của khổ? Ðó là si đã chấm dứt thì khổ liền chấm dứt. Như vậy là biết sự chấm dứt của khổ.

Những gì là phải biết thọ hành để chấm dứt khổ? Ðó là tám thứ đạo hạnh:

1. Trực kiến.

2. Trực cánh.

3. Trực ngữ.

4. Trực hành.

5. Trực nghiệp.

6. Trực phương tiện.

7. Trực niệm.

8. Trực định.

Như vậy là biết thọ hành để chấm dứt khổ.

Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo đã biết khổ như vậy, biết nguyên nhân của khổ như vậy, biết vì khổ mà thọ tai ương như vậy, biết sự phân bố của khổ như vậy, biết sự chấm dứt của khổ như vậy, biết thọ hành để chấm dứt khổ như vậy. Ðó gọi là Tỳ kheo hối hận, chán, lìa thế gian, hành thanh tịnh được đắc đạo, để chấm dứt khổ đau.

Ðức Phật nói như vậy, các Tỳ kheo thọ trì lời Phật dạy, trong tâm vui mừng thực hành, theo đó thực hành, đạt được vô vi thanh tịnh.

 

PHẬT NÓI KINH LẬU PHÂN BỐ

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14601)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13135)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12689)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13611)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13581)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13200)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13763)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13584)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12425)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14693)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12711)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12285)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14902)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13337)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14971)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13061)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12483)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13346)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13297)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12638)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 11962)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11842)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12537)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11353)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11646)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11045)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13047)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11462)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12042)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12207)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11798)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12616)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12224)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12046)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12126)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11894)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11835)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11094)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11257)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12255)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12342)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11893)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12835)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11888)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12491)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12893)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13776)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12603)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14755)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11764)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12041)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12733)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12667)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14580)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12621)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15262)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12421)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13101)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14095)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15399)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant