Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thay Lời Tựa

04 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 7801)
Thay Lời Tựa

ĐỊA TẠNG MẬT NGHĨA
Chánh Trí Mai Thọ Truyền

Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964
Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản 1985

 

Thay Lời Tựa

Tôi Đi Nghe Giảng Kinh Địa-Tạng 

Thể theo sự đòi hỏi của một số đông giáo-hữu, Hội Phật-Học Nam-Việt tổ chức, vào mỗi buổi chiều thứ bảy, từ 8g30 tối, một khóa giảng Kinh

Thứ bảy tuần rồi, 9-11-1957, Đạo-hữu Chánh-Trí đã mở đầu khóa giảng với bộ Kinh Địa-Tạng, trước trên ba trăm thính giả, phần đông là học thức, của đủ các hạng tuổi. 

Dưới đây, xin ghi lại những điều nghe thấy và cảm tưởng của chúng tôi đối với buổi giảng đầu tiên. 

Viên-Pháp


 Trước hết, xin nói ngay là buổi giảng rất hào hứng và linh động, làm cho đa số trí-thức thính giả mắt sáng lên, lòng đầy hoan hỷ, ngồi nghe trót hai giờ đồng hồ mà không biết chán mỏi, vì sung sướng thấy bao thắc mắc, nghi ngờ của mình về vấn đề địa ngục, Địa-Tạng, được giải thích rành mạch

Về Địa ngục, thường chúng tôi thấy có hai thái độ khác nhau trong hàng Phật-từ: 

- Một đàng thì tin có địa ngục, nhưng tin một cách mù mờ, sai lạc, vì thế không dứt đặng nhân địa ngục, để khỏi cái quả địa ngục, cho nên không bao giờ thoát ly đặng cái khổ địa ngục

- Một đàng thì phân vân bất quyết, không biết phải tin hay không, vì vậy trong trí-quán không có gì dứt khoát và trong hạnh tu không có gì nhứt định. 

Đối với Địa-Tạng Bồ-Tát cũng có hai luồn tư tưởng khác nhau: 

- Một hạng tin rằng đã có ngài Địa-Tạng phát nguyện cứu độ tội vong ra khỏi U-minh địa- ngục, thì ta cứ "làm ăn" như ai, rũi ro có bề nào sẽ có ngài đùm bọc. Ngài lại còn nguyện "Địa ngục chưa trống không, ta quyết không thành Phật", thì dầu ta còn phải đọa địa-ngục lâu xa thế mấy đi nữa, cũng còn có ngài cứu thoát, không đến nỗi nào mà sợ. 

Hạng này còn tin đức Địa-Tạng có quyền lực dẫn vong vào cảnh Tây-phương tự tại, vô ngại. Hễ có ngài dẫn, thì không có một quỉ sứ nào dám bắt đem nạp cho Diêm-vương phán xét. Hơn nữa, ngài lại còn có quyền lực phá ngục thả tội mà chẳn có ông Diêm-vương nào dám cản trở. Do những tin tưởng này, mới có việc mướn làm chay với cảnh thầy cả đội lốt Địa-Tạng phá ngục giải phóng tội vong. Ôi thôi! Kể sao cho xiết những quan niệm sai lầm như thế về Bồ-tát Địa-Tạng và về quyền năng của ngài! Ròng rã là những sự tin tưởng thần quyền, ỷ lại tha lực, làm hoen ố Phật giáo nước nhà! 

- Một hạng khác lại suy nghĩ: không lẽ lại có một ông Bồ-tát "cải Trời" cho đến bỏ luật nhơn quả, dàm vì cảm tình với người sống mà làm việc bất công là thả tội hộ vong. Vì suy nghĩ như thế, họ mất lòng chánh tín đối với vị Bổn-tôn Bồ-tát và thối bộ, không bước được vào cửa Phật tu hành, để thâu hoạch lợi ích cho mình. Thật đáng phàn nàn cho hạng này, vì họ là bậc có trí, biết suy nghĩ và có đạo tâm, chỉ vì không ai chỉ bảo thành ra hiểu lầm, nghi sái. 

Nay đạo-hữu Chánh-Trí đem kinh Địa-Tạng ra giảng, lại dám trình bày bạo dạn và vạch rõ phân minh những chổ bí ẩn trong kinh, để phô bày cái bí nghĩa chân thực, hiển phát cái chân lý Đại thừa, thật đạo hữu đã giúp ích rất nhiều cho những ai chưa thấu triệt. Có vạch rõ như thế những ẩn ý của Phật, mời lìa đặng ngón tay mà thấy đặng mặt trăng, không thì cứ ôm dính ba cái chữ, rồi tối vẫn hoàn tối. 

Diễn-giả đã theo đường lối nào để đưa thính giả tới chổ diễn-giả muốn dắt đến? 

Vô đầu, đạo-hữu Chánh-Trí thanh minh rằng kinh Địa-Tạng thuộc về quyền giáo, khác với những bộ kinh thuộc về Thực-giáo, trực chỉ Chơn-lý. Có thể xem kinh Địa-Tạng như một bài ngụ-ngôn trường thiên, trong đó Phật dùng ngụ-ý (paraboles) để ám chỉ một chơn-lý đáng phát minh, như những bài ngụ ngôn của các hiền-triết Đông Tây mà cốt yếu là để dạy những nguyên tắc luân lý, hoặc những truyện đời xưa, những truyện giải buồn, do văn-nhơn, hiền-sĩ đặt ra vì thiết tha với thế sự, muốn hoán cải nhơn tâm. 

Kế đó, dựa theo những đọan kinh văn, diển-giả giải rằng đức Địa-Tạng không phải là một nhơn vật lịch sử (personnage historique), có một đời sống ở thế gian như đức Phật Thích-Ca, mà là một nhơn-vật tượng trưng (personnage symbolique), đặt ra để tiêu biểu cho những đoạn-đức cương quyết, nguyện-lực dồi dào và hành-động linh tiệp. Địa-Tạng cũng chỉ cái gì cực tôn cực quí trong người (Bổn tôn), đủ năng lực đả phá vô-minh, trực tiếp cứu vớt con người ra khỏi cảnh ngục-thất tối đen dày bịt (đại thiết vi), thoát vòng tội lỗi khổ đau, và dẫn con người trở về sùng bái cái cực tôn cực quí ấy là Chơn Tâm của mỗi chúng ta vậy. 

Để chứng minh điều mình quả quyết, diễn-giả dẫn câu "Địa ngôn: kiên, hậu, quảng hàm tàng" và nói: Tại sao dùng hai chữ Địa-Tạng để ám chỉ Chơn Tâm? Cứ xem câu vừa trích trong bài tán ở đầu quyển kinh đủ thấy. Địa là chỉ cái gì kiên cố bất diệt, sâu dày không thể đo lường (hậu), và rộng chứa không gì bỏ ra ngoài (quảng hàm tàng). Thế có phải chỉ Chơn Tâm hay Như-Lai-Tạng không? Vì ai đập vỡ Tâm được mà không bảo là kiên cố, ai đo được cái vô cùng tận của Tâm mà không bảo nó sâu dày không thể đo lường, và có gì ngoài Tâm được mà không bảo nó ngậm chứa tất cả? 

"Lại nữa, diễn-giả nói tiếp, nếu không ám chỉ Chơn Tâm, thì làm sao cắt nghĩa được câu": 

Tam thế Như-Lai đồng tán ngưỡng

Thập phương Bồ-tát cộng quy-y? 

"Không lẽ ba đời chư Phật (quá khứ, hiện tại, vị lai) lại đi khen ngợi, ngưỡng mộ một vị Bồ-tát, còn mười phương Bồ-tát lại quy-y với một người đồng đẳng với mình? Thật rõ là ám chỉ cái Chơn-lý bất diệtChơn Tâm, mà không ai (kể luôn chư Phật, Bồ-tát) được phủ nhận, vì phủ nhận là còn sống trong vô-minh mà hễ còn sống trong vô-minh thì làm sao có Phật và Bồ-tát? Nói một cách khác, nhờ thể nhận được Chơn Tâm, tán thán ngưỡng mộ Chơn Tâm, nên Phật mới thành Phật, và cũng nhờ biết quay về an trú nơi Chơn Tâm, sống theo tiếng gọi của Chơn Tâm, nên Bồ-tát mới thành hạnh Bồ-tát." 

Đến hai câu: 

Thủ trung kim tích, chấn khai địa-ngục chi môn.

Chưởng thượng minh châu, quang nhiếp Đại-thiên chi giới. 

Diễn-giả giải thích

"Đó là một lối dùng biểu tượng (symbole) để diễn tả những công năng của Chơn TâmTích trượng (gậy sắt), tượng trưng cho cái ý-chí cương quyết (volonté de fer) bẻ xiềng xích, phá ngục tù của những người thức tỉnh, tức là đã trở về với Chơn Tâm. Đó cũng là sức mạnh vô song của Chơn Tâm, biết diệu dụng thì không việc thiện nào là không làm được, còn không biết diệu dụng thì nó cũng có thể đưa con người đến chổ tội lỗi không bờ bến. Vì sao? Vì cái cương quyết làm phải ở người tốt và cái cương quyết làm sái ở người xấu, đồng một mãnh lực như nhau. Tuy hai mà trên căn bản vẫn một, tại chỗ dùng có khác mà một xem tuồng như hai, thí như con dao bén có thể dùng giúp ta xắt cải xắt rau, mà cũng có thể trợ cái giận của ta trong việc chém người hại vật. Còn viên ngọc (minh châu) sức sáng rọi khắp ba ngàn thế giới kia cũng là một lối nói để ám chỉ cái Đại trí huệ, hay Trí Bát-nhã sẵn có ở mỗi người, linh tiệp vô cùng, không đâu chẳng thấy, không gì chẳng biết, bao xa cũng soi tới, bao sâu cũng chiếu suốt. Mà Trí và Tâm không phải sai khác, cho nên nói Đại trí minh châu cũng là nói Chơn Tâm vậy." 

Còn mấy câu: 

Diêm vương điện thượng

Nghiệp cảnh đài tiền

Vị Nam-phù-đề chúng-sanh

Tác đại chứng-minh công-đức chủ 

thì theo đạo-hữu Chánh-Trí, là tả những cái dụng khác của Chơn Tâm, cái dụng hồi quang phản chiếu, quay cái sáng, rọi trở lại đời sống hằng ngày, từ ngoài cho đến trong, như người Pháp nói "xét lòng" (examen de conscience). "Thật vậy, diễn-giả nói, ai xét ta và luận ta cho bằng lương-tâm ta, vì biết bao nhiêu tội lỗi ta đã tạo mà Công-lý nào biết được! Do đây, bài tán mới vì Địa-Tạng (Chơn Tâm) là ông vua cõi Diêm-la, ngồi trên điện cao để phán xét tội trạng của ta. Còn tự ta muốn biết nghiệp lành, nghiệp ác của ta ư? Thì cứ ngó trở lại vào lòng, cái "gương lòng" sẽ phản chiếu cho ta thấy tất cả. Gương ấy là Chơn Tâm Địa-Tạng đó, nên gọi là Nghiệp cảnh (cái kiếng soi nghiệp). Chơn Tâm ta đã là ông Tòa, ông Diêm vương xét tội, thỉ Chơn Tâm ấy cũng là người chứng kiến và ghi chép những công đức của ta. Thế nên nói Địa-Tạng làm người chứng minh các công đức (mérites) của chúng sanh cõi Nam-diêm phù-đề, tức là cõi thế-gian này vậy."

 Tóm lại, diễn-giả chỉ rằng: Địa-Tạng là Chơn Tâm hay Như-Lai Tạng-tâm, đủ cá Tánh-thể, Tánh-cụ và Tánh-dụng. Tánh-thể là Bổn tôn, nên "Tam thế Như Lai đồng tán ngưỡng, thập phương Bồ tát cộng quy y". Về Tánh-cụ (có sẵn) thì "kiên, hậu, quảng hàm tàng, từ nhơn, tích thiện, thệ cứu chúng sanh" sẵn đủ cả Đại-nguyện (grande volonté), Đại-hạnh (grande activité), Đại-thệ (grande détermination). Vì vậy Kinh chia ra ba phần hay ba quyển: Địa-tạng bổn nguyện, Địa-tạng bổn hạnh, Địa-tạng bổn thệ. Rốt hết là Tánh-dụng. Hai Tánh trước đã lớn lao và đầu đủ vô cùng thì cái Dụng của Chơn Tâm cũng vô cùng, do đó mà chúng-sanh trong quá khứ, hiện tại, vị lai, nếu biết quy-y Tâm thì được ra khỏi địa-ngục vô-minh, tức là được cứu độ như Kinh nói. 

Đạo-hữu Chánh-Trí giảng đúng với giáo nghĩa của Đại-thừa. Theo lý tuyệt-đối (đệ-nhất nghĩa đế), ngoài Tâm không pháp, cho nên sự sự đếu là Tâm, vật vật đếu là Tâm. Tâm tác Thiên đường, Tâm tạo địa ngục, ba cõi chỉ đều do Tâm, mười cõi chỉ đều do Tâm, tất cả đều do Một Tâm (duy Nhứt Tâm), không gì ngoài Nó. Cho nên, có chúng sanh thọ khổ địa-ngục nơi Tự Tâm (en Soi), thì Địa-Tạng Bồ-tát cũng cứu độ trong Tự Tâm. Ngoài Tâm, không có địa ngục, chúng sanh nào khác; ngoài Tâm, không có Địa-Tạng phá ngục dẫn vong nào khác. Đây là cái lý bí ẩn của kinh Đại-thừa mà chúng ta cần khám phá và khai thác để tự lợi, lợi tha. Dùng ông Bồ-tát Tự-Tánh mà cứu độ chúng sanh của Tự Tâm, lửa đó, nước đó, thật là muôn phần linh tiệp và diệu dụng

Đạo-hữu Chánh-Trí đã đem lại cho thính giả một niềm tin tưởng vững chải, phấn tấn, vì mình có tự tin ở mình có ông Bồ-tát biết dùng hột minh-châu Đại-trí-huệ chiếu phá vô-minh, tiêu trừ những nỗi lòng đen tối, cỡi mở những quan niệm sai lầm, đập phá ngục tham, sân, si, ái... thì mình mới khỏi cầu ai xa lạ, viễn vong, vừa khó khăn, vừa không chắc, khỏi mắc phải cái tánh ỷ lại thần quyền, mơ hồtai hại

Lại nửa, nếu tự hay nơi mình có Chơn Tâm linh minh sáng suốt làm quan Tòa, thường ngồi tại bàn án, chiếu gương soi nghiệp, xét nét vô tư những điều ẩn khuất nơi cõi lòng, thì chắc chắn đời người sẽ có sự hoán cải, dứt ác làm lành, đổi đen ra trắng. 

Dù rằng, từ trước đến đây, diễn-giả đã dẫn kinh để chứng tỏ rằng Địa-Tạng chỉ là một lối tượng trưng để chỉ Chơn Tâm, trong hàng thính- giả hình như còn có người chưa tin. Đạo-hữu Chánh-Trí nói thêm: "Tìm hiểu Địa-Tạng Bồ-tát có thật hay không, không quan hệ bằng tìm biết kinh Địa-Tạng có ích gì cho chúng ta trong việc tu hành."Đạo-hữu nói rất có lý, nếu chúng ta nhớ lại Phật thuở xưa kia cũng có lần bác những kẻ đến hỏi Ngài thế giới có hay không có, hữu hạn hay vô biên, v.v.. Phật bảo: Nên hỏi ngay làm sao đặng hiện tiền giải thoát, vì hỏi như vậy mới thiết thực hơn, còn hỏi như trên thì phải sa lầy trong cái đầm lý thuyết

Có lẽ nhờ lời dạy của Phật vừa nhắc lại, nên diễn-giả hay moi tìm trong kinh điển để khám phá, lượm lặt, những gì có ích lợi cho đời sống thực tế và khai thác những phát minh thực dụng, hầu giúp nhiều bạn đồng đạo cũng hưởng. " Đọc kinh phải cầu lý, đạo-hữu Chánh-Trí nói. Cầu lý là tìm coi Phật muốn nói gì, chỉ gì, chớ không nên thấy chữ đâu hiểu nghĩa đó mà cho là đủ. Nếu nhận nghĩa do nơi chữ, chúng ta sẽ gặp nhiều mâu thuẩn có khi buồn cười, làm cho chúng ta sẽ hoang mang, không làm sao có lòng tin tưởng sắt đá." Thật là một lời khuyêngiá trị đối với thế-hệ hiện nay của trí óc khoa học (esprit scientifique), luôn luôn bất phục trước những cái gì mù mờ. 

Tuy đạo-hữu Chánh-Trí đã đem hết sức mình ra giải thích rành mạch, vẫn còn có người thắc mắc, cho rằng nếu theo diễn-giả mà phủ nhận vị Bồ-tát hiện đang hành sự ở cõi U-minh, cứu-độ vong linh thọ tội mà nhiều người đang tin tưởng, thì sẽ làm mất chổ trông cậy của họ. Chúng tôi nghĩ, nếu tin mà lầm lạc, thì thà đừng tin còn hơn, vì lầm lạc còn khổ hơn không tin. Nếu có kẻ không giữ vệ sinh, không biết ngừa bệnh độc, ăn càn ở bậy, ỷ y có thầy hay thuốc giỏi, thử hỏi tin tưởng như thế có lợi hay có hại? 

Lại có người cho diễn-giả quá thiên về lý mà bỏ sự. Sao lại nghĩ thế? Sự, lý nào phải hai cái khác nhau mà tưởng có thể bỏ sự theo lý. Đã nói kinh Địa-Tạng thuộc về quyền giáo, mà hễ quyền giáo thì toàn là sự, như nói nào là có ông Bồ-tát danh Địa-Tạng ở cõi U-minh, làm việc độ vong, nào là có ba ngục lớn chúng sanh trong đó bị các quỉ sứ đầu trâu mặt ngựa đánh khảo đủ điều, v.v.. Nhưng sự, lý, không thể chia hai, thì cố nhiên trong những sự vừa kể phải có cái lý, những cái lý mà rất tiếc chưa ai từng vạch, nên nay đạo-hữu Chánh-Trí mới vạch, để thức tỉnh những ai cho kinh Đại-thừa thiếu căn bản Phật giáo, nói truyện hoang đường

Để khỏi thiếu sót, chúng tôi xin thêm lời diễn-giả giải về ý ẩn của đoạn sau đây trong bài tán, bắt đầu từ câu: "Nam phương thế giới dõng hương vân... chí câu: Phật ngôn: Địa-Tạng Bồ-tát chí." (xin xem Kinh). 

Đạo-hữu Chánh-Trí nói: "Hể Chơn Tâm phát hiện nơi ai (Bồ-tát Địa-Tạng đến), thì từ nơi thân tâm người ấy phát tiết ra ngoài một cái gì mà trông đến gương mặt là ta cảm thấy một ánh sáng diệu hiền, khiến ta phải kính phục, nghe đến lời nói là ta cảm nhận một cái gì đẹp đẻ, thơm tho, khiến ta ngây ngất, chẳng khác ta tắm mình trong một đám mưa thơm, một đám mưa hoa, v.v.. Cứ trông gương mặt, ngắm xem cử chỉ, lắng nghe lời nói của những bực chân tu thạc đức, ta sẽ thấy và sẽ cảm như vừa nói. Các nhà tâm-lý-học Âu Tây đều công nhận cái sáng hiển lộ ra ngoài như thế này của những tâm hồn trong sạch, hiền hòa, mà họ gọi là "irradiation". 

Nói một cách khác, diễn-giả đã đề cập đến ảnh hưởng hết sức thơm tho lành điệu, sáng sủa êm đềm, của những tâm hồn đã trở về với đời sống giải thoát

Buổi giảng đầu tiên đã chứng tỏ nơi diễn-giả, không phải một sức học uyên thâm, mà một thực nghiệm tu học khá công phu, chúng tôi tin rằng đạo-hữu Hội-trưởng sẽ không phụ lòng thính giả ở những buổi giảng tiếp. 

Viên-Pháp 
(Trích Tạp-chí TỪ-QUANG số 70, tháng 11 năm 1957) 

Cước chú: Tác-giả viết bài này lúc còn là một cư-sĩ. Mấy năm sau, tác-giả đã xuất gia, giữ nguyên pháp hiệu và đã viên tịch.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15645)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0840, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14304)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0436; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 15001)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0435; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 18535)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0427; Hán dịch: Chi Khiên; Việt dịch: Huyền Thanh
(Xem: 24656)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0447a, Dịch từ Phạn ra Hán: Đời nhà Lương khuyết danh, Dịch từ Hán ra Việt: HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 15058)
Kinh Di Giáo - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 14102)
Kinh Tám Điều Giác Ngộ - Dịch thơ HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 14629)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0413; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Bất Không; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 18281)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0409; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ðàm Ma Mật Ða; Việt dịch: Thích Vạn Thiện
(Xem: 26506)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0407; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ðàm Ma Mật Ða; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 15179)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0405; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Phật Ðà Gia Xá; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 14830)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0402; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ba La Pha Mật Ða La; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 15133)
Tiêu thích Kim cương kinh khoa nghi (銷釋金剛經科儀) , còn gọi là Kim cương khoa nghi (金剛科儀) hay Kim cương bảo sám (金剛寶懺), nằm trong Tạng ngoại Phật giáo văn hiến (藏外佛教文獻), quyển 6, kinh số 53... Quảng Minh dịch
(Xem: 15521)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14967)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14807)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13245)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14413)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20167)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18399)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30720)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12391)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15503)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13733)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13912)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13512)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14421)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 16704)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15354)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31189)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18769)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14964)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14558)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14558)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13770)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19674)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14417)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14497)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14696)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14727)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17884)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13521)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13660)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14919)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14131)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16394)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15293)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13465)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13120)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13252)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12971)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14059)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14691)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14192)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14590)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12980)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13786)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13236)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13721)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14655)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant