Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Công Đức Tắm Phật

27 Tháng Ba 201613:42(Xem: 13230)
Kinh Công Đức Tắm Phật
KINH CÔNG ĐỨC TẮM PHẬT

Dịch từ Phạn văn: Pháp sư Nghĩa Tịnh (635-713)
Dịch sang Tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận

Kinh Công Đức Tắm Phật

Tôi nghe như vầy:

Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1.250 vị đại Bhikṣu ở trên núi Thứu Phong gần thành Vương Xá.

Ngoài ra còn có vô lượng vô biên chư đại Bồ-tát và thiên long bát bộ thảy đều đến vân tập.

Lúc bấy giờ Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát đang ngồi ở giữa đại chúng.

thương xót các chúng sinh, ngài tư duy như vầy:

"Do bởi nhân duyên gì mà chư Phật Như Lai được thân thanh tịnh và đầy đủ tướng hảo?"

Lại nghĩ như vầy:

"Tất cả chúng sinh khi gặp Như Lai và thân cận cúng dường, họ sẽ được vô lượng vô biên phúc báo. Tuy nhiên, ta vẫn không biết sau khi Như Lai vào Cứu Cánh Tịch Diệt, chúng sinh phải cúng dường như thế nào và tu công đức ra sao để khiến căn lành của họ nhanh có thể đạt tới Đạo vô thượng?"

Khi nghĩ như thế xong, ngài liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo lộ vai phải, đỉnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, rồi quỳ hai gối, chắp tay, và bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Con có việc muốn thưa hỏi. Kính mong Như Lai cho phép."

Đức Phật bảo:

"Thiện nam tử! Ông hãy cứ hỏi. Ta sẽ tùy theo điều ông hỏi mà thuyết giảng cho."

Lúc bấy giờ Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát bạch Phật rằng:

"Chư Phật Như Lai, Ứng Cúng, Chính Đẳng Chính Giác, do bởi nhân duyên gì mà được thân thanh tịnh và đầy đủ tướng hảo?

Lại nữa, tất cả chúng sinh khi gặp Như Lai và thân cận cúng dường, họ sẽ được vô lượng vô biên phúc báo. Tuy nhiên, con vẫn không biết sau khi Như Lai vào Cứu Cánh Tịch Diệt, chúng sinh phải cúng dường như thế nào và tu công đức ra sao để khiến căn lành của họ nhanh có thể đạt tới Đạo vô thượng?"

Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát:

"Lành thay, lành thay! Ông vì chúng sinh đời vị lai mà có thể hỏi Ta việc như thế. Ông nay lắng nghe, hãy khéo tư duy, và thực hành theo lời Phật dạy. Ta sẽ phân biệtgiảng giải cho ông."

Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát thưa rằng:

"Dạ vâng, thưa Thế Tôn! Con vui thích muốn nghe."

Phật bảo Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát:

"Thiện nam tử! Ông phải biết rằng, do bởi bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, từ bi hỷ xả, giải thoát, giải thoát tri kiến, Mười Lực, Bốn Vô Úy, tất cả Phật Pháp, và Nhất Thiết Chủng Trí của Như Lai đều chí thiện và thanh tịnh nên Như Lai được thân thanh tịnh.

Nếu ai với tâm thanh tịnh và làm muôn sự cúng dường cho chư Phật Như Lai--họ dâng hương hoa, xâu chuỗi anh lạc, tràng phan lọng che, và an trí giường nệm ở trước Phật cùng các đồ vật để trang nghiêm xung quanh; lấy nước thơm thượng diệu để tắm rửa Tôn tượng; thắp lên những nén hương và vận ý khởi tưởng mùi hương đó xông khắp Pháp Giới; dâng cúng thức ăn nước uống; lại dùng âm nhạc ca vịnhtán thán công đức tối thắng của Như Lai; phát lời thệ nguyện thù thắnghồi hướng đến vô thượng biển Nhất Thiết Trí--thì công đức có được là vô lượng vô biêntương tục mãi cho đến khi thành Phật.

Vì sao thế? Bởi phúc trí của Như Lai là chẳng thể nghĩ bàn, vô lượng vô số, và không ai có thể sánh bằng.

Thiện nam tử! Chư Phật Thế Tôn đều trọn đủ Ba Thân. Đó là Pháp thân, báo thân, và hóa thân. Sau khi Ta vào tịch diệt, nếu ai muốn cúng dường Ba Thân này thì họ nên cúng dường xá-lợi của Ta.

Nhưng xá-lợi có hai loại:

Thân cốt xá-lợi
Pháp tụng xá-lợi"

Đức Phật liền nói kệ rằng:

"Các pháp từ duyên khởi
Như Lai nói nhân này
Pháp kia nhân duyên tận
đại Đạo Nhân thuyết

Nếu thiện nam tín nữ và năm chúng đệ tử xuất gia nào muốn tạo tượng Phật, hoặc những ai không sức mà muốn đóng góp chút ít, cho đến chỉ lớn bằng hạt lúa tẻ, hoặc xây một cái tháp chỉ lớn bằng quả táo, cột trụ nhỏ như cây kim, mái che nhỏ như vỏ trấu, xá-lợi nhỏ như hạt cải, hoặc biên chép bài Pháp tụng và đặt ở trong tháp đó, thì cũng như lấy kỳ trân dị bảo mà làm cúng dường. Hãy làm theo khả năng của mỗi người và nếu có thể chí thành cung kính thì cũng như chính Ta hiện thân không khác.

Thiện nam tử! Nếu có chúng sinh nào mà có thể làm các sự cúng dường như thế, thì sẽ thành tựu 15 loại công đức thù thắng để tự trang nghiêm nơi thân:

Luôn biết hổ thẹn.
Phát khởi tín tâm thanh tịnh.
Lòng dạ ngay thẳng.
Gần gũi bạn lành.
Nhập trí tuệ vô lậu.
Thường thấy chư Phật.
Luôn thọ trì Chính Pháp.
Có thể thực hành theo lời dạy.
Tùy ý vãng sinh vào quốc độ thanh tịnh của chư Phật.
Nếu sinh trong hàng người thì sẽ sinh trong gia đình tôn quý giàu sang, được mọi người cung kính, và ai thấy cũng đều hoan hỷ.
Khi sinh ở nhân gian thì tự nhiên sẽ luôn tưởng nhớ Phật.
Bè lũ của ma quân không thể tổn hạinão loạn.
Có thể hộ trì Chính Pháp ở trong thời Mạt Pháp.
Được mười phương chư Phật gia hộ.
Sớm được thành tựu năm phần Pháp thân."

Lúc bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ rằng:

"Sau khi Ta diệt độ
Xá-lợi muốn cúng dường
Thì hãy xây dựng tháp
Và đặt tượng Như Lai

Tại nơi tượng tháp kia
Tô vẽ Pháp đàn tràng
Dùng muôn loại hương hoa
Rải lên ở trên đó

Lấy nước thơm tịnh diệu
Tắm gội vào tượng Phật
Các ẩm thực thượng vị
Mang hết dâng cúng dường

Tán thán Phật công đức
Vô lượng chẳng nghĩ bàn
Phương tiện trí thần thông
Sẽ nhanh qua bờ kia

Chứng đắc thân kim cang
Đầy đủ ba hai tướng
Với tám mươi vẻ đẹp
Cứu độ các chúng sinh"

Khi Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát nghe bài kệ này xong, ngài bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Chúng sinhđời sau cần phải tắm tượng như thế nào?"

Phật bảo Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát:

"Các ông cần phải khởi chính niệm đối với Như Lai, đừng chấp thường chấp đoạn, hoặc mê muội nơi có và không. Ở trong các Pháp lành, hãy khát ngưỡng và không nhàm chán, được vào ba môn giải thoát, khéo tu tập trí tuệ, luôn mong muốn ra khỏi ba cõi và chớ trụ nơi sinh tử. Lại đối với chúng sinh mà khởi lòng từ bi rộng lớn và nguyện sẽ nhanh được thành tựu Ba Thân.

Thiện nam tử! Ta đã thuyết giảng Bốn Thánh Đế, Mười Hai Nhân Duyên, và Sáu Độ cho ông. Bây giờ Ta lại vì ông cùng các quốc vương, vương hậu, vương phi, vương tử, đại thần, cung nữ ở hậu cung, trời, rồng, người, và quỷ thần mà chỉ dạy phương pháp tắm tượng. Trong các sự cúng dường, tắm tượng là đệ nhất và vượt hơn việc lấy bảy báu nhiều như cát sông Hằng để bố thí.

Khi tắm tượng, hãy lấy các loại hương, như là hương ngưu đầu chiên đàn, hương chiên đàn trắng, hương chiên đàn tím, hương trầm thủy, hương huân lục, hương uất kim, hương long não, hương linh lăng, hương cây hoắc, hay những loại hương quý khác, rồi đặt chúng trên một miếng đá sạch và nghiền ra thành bột. Sau đó, hãy trộn hương bột với nước để làm thành nước hương và đổ vào trong bình sạch.

Lại nữa, hãy lấy đất sạch mà dựng làm Pháp đàn ở một nơi thanh tịnh, hoặc tròn hay vuông, kích cỡ tùy theo hoàn cảnh. Trên đó an trí các đồ vật để tắm, còn tượng Phật thì đặt ở chính giữa. Kế đến, rưới nước hương nóng ấm để tẩy rửa tượng. Rồi tiếp tục rưới nước trong như thế cho đến khi tượng được sạch sẽ và thơm khiết. Nước sử dụng phải là nước sạch, vì như thế sẽ không làm hại côn trùng.

Trong lúc tắm tượng, có thể thấm ướt bàn tay vào nước đã tắm tượng, rồi cho những giọt nước từ hai đầu ngón tay nhỏ xuống ở trên trán của mình. Đây gọi là Nước Cát Tường.

Về phần nước đã tắm tượng, hãy xả nước chảy ở trên chỗ đất sạch và chớ để chân của mình giẫm đạp.

Khi đã tắm tượng xong, hãy lấy một cái khăn mềm mại mà lau tượng cho sạch. Sau đó, hãy đốt các nén hương quý để hương thơm lan tỏa khắp quanh tượng. Khi xong, hãy an trí tượng về chỗ cũ.

Thiện nam tử! Do bởi tắm tượng Phật với phương thức như thế, nên có thể khiến các ông cùng hàng trời người và đại chúng, hiện đời thọ hưởng giàu sang, an vui, không bệnh, và sống lâu. Mọi điều cầu mong, không gì là chẳng toại. Còn bạn bè thân quyến thì thảy đều an ổn. Lìa hẳn tám nạn, vĩnh viễn ra khỏi bể khổ, không thọ thân nữ, và nhanh thành chính giác.

Khi đã an trí tượng và đốt các loại hương, rồi ở trước tượng, kiền thành chắp tay, và hãy đọc kệ tán thán rằng:

Con nay tắm gội chư Như Lai
Tịnh trí công đức trang nghiêm tụ
Nguyện các chúng sinh đời năm trược
Nhanh chứng Như Lai tịnh Pháp thân

Giới định tuệ giải tri kiến hương
Mười phương Phật độ luôn phảng phất
Nguyện khói hương này cũng như vậy
Vô lượng vô biên làm Phật sự

Cũng nguyện ba đường khổ ách dừng
Trừ sạch nhiệt não được mát mẻ
Đạo tâm vô thượng đều phát khởi
Vĩnh rời sông ái lên bờ kia"

Khi Phật thuyết Kinh này xong, lúc bấy giờ trong đại chúngvô lượng vô biên Bồ-tát đắc Vô Cấu Chính Định. Vô lượng chư thiên chứng đắc trí tuệ không thoái chuyển. Các vị Thanh Văn lập nguyện cầu Phật Đạo. 84.000 chúng sinh đều phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.

Lúc ấy Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát bạch Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Thật là hạnh phúc thay khi được bậc Đại Sư từ mẫn dạy chúng con phương pháp tắm tượng. Con nay sẽ khuyên bảo quốc vương, đại thần, và hết thảy những ai có tín tâm cùng yêu mến công đức, rằng trong mỗi ngày hãy tắm gội Tôn tượng thì sẽ được lợi ích lớn. Chúng con sẽ luôn thọ trìhoan hỷ phụng hành."

Dịch từ Phạn văn: Pháp sư Nghĩa Tịnh (635-713)
Dịch sang Tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận
Dịch nghĩa: 21/3/2012 ◊ Cập nhật: 27/9/2014
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12715)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11762)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11742)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12346)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12394)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19834)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 11975)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 11999)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16895)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12681)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 15070)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 16130)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12897)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12250)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11926)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11933)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13164)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16516)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13237)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12504)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11832)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19870)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11168)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11268)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10408)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11104)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 10977)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 10043)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11759)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
(Xem: 11641)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
(Xem: 11967)
Bài kinh được xem là tinh hoa tâm linh của người xuất gia, như ngón tay chỉ mặt trăng và như chiếc bè đưa sang bờ giải thoát.
(Xem: 11120)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 11354)
Trong bài kinh nầy, Đức Phật giảng về đời sống tốt đẹp cần phải có của một cư sĩ Phật tử.
(Xem: 12072)
Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm.
(Xem: 12567)
Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ.
(Xem: 10772)
Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người.
(Xem: 17992)
"Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn"
(Xem: 11731)
Tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyết đơn thuần triết học mà còn mang tính cách vô cùng thực dụngthiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát.
(Xem: 9957)
Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
(Xem: 11249)
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-parinirvana-sutra), cũng được gọi tắt là Kinh Đại Niết Bàn, hoặc ngắn hơn là Kinh Niết Bàn
(Xem: 13177)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 16583)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 11866)
Bài kinh được bắt đầu bằng những điều ta cần làm để được bình an. Không phải là những điều ta cần làm cho tha nhân.
(Xem: 10909)
Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật.
(Xem: 11852)
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy, Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
(Xem: 28814)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 12383)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 53070)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35495)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 16094)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 12191)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12327)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 11405)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17201)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 14985)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 14629)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13856)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11715)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 15071)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
(Xem: 22894)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant