Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

46. Thuyết Pháp Bất Như Pháp Giới (Giới Thuyết Pháp Không Đúng Pháp)

22 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 7135)
46. Thuyết Pháp Bất Như Pháp Giới (Giới Thuyết Pháp Không Đúng Pháp)

KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh

Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG 
(chánh thức thuyết giảng giới tướng) 

B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)

B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI 
(riêng giảng các giới khinh)

B.2.2.46. THUYẾT PHÁP BẤT NHƯ PHÁP GIỚI 
(giới thuyết pháp không đúng pháp)

Kinh văn 

1. Phiên âm: 

Từ câu “nhược Phật tử thường ưng giáo hóa khởi Đại Bi tâm...” cho đến câu “..phạm khinh cấu tội”. 

2. Dịch nghĩa: 

Nếu là Phật tử thường nên có lòng Đại Bi phát tâm giáo hóa. Lúc vào nhà đàn việt sang giàu cùng trong tất cả chúng hội, không được đứng thuyết pháp cho hàng bạch y, phải ngồi trên tòa cao trước chúng bạch y
Vị tỳ kheo Pháp Sư không được đứng dưới đất thuyết pháp cho tứ chúng. Khi thuyết pháp, vị Pháp Sư ngồi tòa cao, dùng hương hoa cúng dường, còn tứ chúng, hàng thính giả thời ngồi bên dưới. Đối với Pháp Sư phải như là hiếu thuận cha mẹ, kính thuận sư trưởng như Bà La Môn thờ lửa. Nếu Phật tử thuyết pháp mà không đúng như pháp thì phạm khinh cấu tội

Lời giảng

Dạy người phát Bồ Đề tâm, thú hướng Phật đạo, dĩ nhiên là điều tối yếu. Dạy người phải hết lòng cung kính, tôn trọng pháp bảo tột độ cũng là việc làm hết sức trọng yếu.
Chúng ta nên biết Đức Phật trải qua ba vô lượng kiếp, chịu không biết bao nhiêu tân khổ, siêng năng tu học mới chứng đắc được pháp bảo. Vì thế tội khinh mạn Pháp Bảo rất lớn. Chúng taPhật tử, đối với Pháp Bảo phải hết lòng tôn trọng thì mới tránh khỏi lỗi khinh mạn. 
Nhưng thông thường, chúng sanh vì không hiểu nên đối với Pháp Bảo không biết tôn trọng. Vì vậy, bổn phận người Phật tử phải vì người giảng rõ, để cho mọi người hiểu rằng Pháp Bảo thật là hiếm có và rất khó gặp, nên phải hết lòng tôn trọng mới gieo trồng được thiện căn
Muốn cho chúng sanh kính trọng Pháp Bảo, trước tiên người Phật tử phải kính trọng pháp để làm gương cho chúng sanh. Nếu tự mình không kính pháp thì dù có giảng nói, khuyến hóa chúng sanh phải nên quý trọng pháp như thế nào, chúng sanh cũng chẳng bao giờ vâng theo lời bạn dạy. Hơn nữa, tự mình kính trọng Pháp Bảo chính là thực hành đúng theo lời Phật dạy
Giới này thất chúng Phật tử đồng học, vì sa di cũng được cho phép bước lên tòa cao để thuyết pháp. Nhưng sở dĩ trong kinh chỉ nói tỳ kheo, vì trong thất chúng Phật tử đều lấy chúng tỳ kheo làm thượng thủ chỉ đạo. Còn chúng tại gia đối với vai trò làm sư phạm thì rất hiếm. Tuy tại gia không làm pháp chủ (Pháp Sư thuyết pháp), nhưng lúc giảng nói một câu, một kệ, cũng phải đúng như pháp, nếu không đúng pháp cũng bị phạm tội
Giới này cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa đều bị cấm chế. Nhưng trong trường hợp người nghe pháp bị trọng bệnh, hoặc vì thế lực quốc vương khống chế, nên hành giả không đúng như pháp để thuyết pháp thì không phạm giới
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới phải thường nên khởi tâm Đại Bi giáo hóa”. 
Nghĩa là phải y theo lời Phật dạy đi giáo hóa chúng sanh, khiến chúng sanh đồng hướng về chân lý, đoạn hoặc, chứng chân. Đó là hành vi của Bồ Tát cần phải thực hiện
Nếu tâm Đại Bi không sanh khởi thì hạnh hóa tha khó tiến hành. Do đó, thường thực hành hạnh giáo hóa chúng sanh hay không, hoàn toàn căn cứ vào động lực Đại Bi tâm thúc đẩy như thế nào? 
Thực hành hạnh Từ Bimục đích lợi sanh, nhất định phải có tâm tôn kính mới phát sanh pháp lành, không nên có ý niệm khinh bạc mà sanh tội lỗi. Vì thế, lúc vào nhà đàn việt thông thường tu phước, hoặc vào nhà quý nhân công khanh, sĩ hoạn, hoặc vào trong tất cả hàng thứ dân, quần chúng, Phật tử do tâm Đại Bichúng tại gia thuyết pháp là điều rất tốt, nhưng cần phải đúng như pháp mà thuyết, không được thuyết giảng không đúng tinh thần ý nghĩa của pháp. 
Nếu thuyết pháp không đúng pháp, chẳng những người nghe mắc tội mạn pháp, mà chính người thuyết cũng mắc tội mạn pháp. Trái lại, nếu đúng pháp thuyết pháp thì cả người nghe lẫn người thuyết pháp đều được lợi ích kính pháp rất lớn. 
Về lễ nghi thuyết pháp phải như thế nào? 
Nghĩa là không được đứng thuyết pháp cho hàng bạch y, phải ngồi trên tòa cao trước chúng bạch y. Nếu hàng bạch y ngồi mà mình đứng thuyết phápnhất định không được. Phải biết rằng, quy định như vậy không phải vì người thuyết pháp có tâm cao ngạo tự tôn, mà để chứng tỏ lòng tôn trọng Pháp Bảo
Trong kinh nói “bạch y” là chỉ cho kẻ thế tục, vì người thế tục thường thích mặc y phục trắng, nên gọi là “bạch y”. Vị Bồ Tát tỳ kheo phải ở trước chúng bạch y, không được ở phía sau. Lúc thuyết pháp phải ngồi trên tòa cao, không được ngồi chỗ thấp. Nhưng nếu tạm thời khai thị năm ba câu, thuyết giả và thính giả có thể đứng chung một chỗ thì không tội, vì sau khi nói vài lời, cả hai đều chia tay. 
Trong kinh Phạm Võng này chỉ nói về oai nghi thuyết pháp, còn theo giới luật tỳ kheotỳ kheo ni dạy: 
- Người ngồi mà mình đứng thì không được thuyết pháp cho họ, trừ lúc họ có bịnh phải học. 
- Người nằm mà mình ngồi thì không được thuyết pháp cho họ, trừ lúc họ có bịnh phải học. 
- Người ngồi ghế mà mình ngồi phông phải ghế thì không được thuyết pháp, trừ lúc họ có bịnh phải học. 
- Người ngồi chỗ cao mà mình ngồi chỗ thấp thì không được thuyết pháp, trừ lúc họ có bịnh phải học. 
- Người đi trước mà mình đi sau thì không được thuyết pháp, trừ lúc họ có bịnh phải học. 
- Người ở chỗ kinh hàng cao mà mình ở kinh hàng thấp thì không được thuyết pháp, trừ lúc họ có bịnh phải học. 
- Người đi giữa đường mà mình đi trên lề đường thì không được thuyết pháp, trừ lúc họ có bịnh phải học. 
Đấy là những lễ nghi tôn trọng Pháp Bảo cần phải thực hiện. Trong luật Phật dạy phải thực hành như vậy, trừ những lúc có trọng bệnh. Nhưng chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng, tuyệt đối đây không phải là tướng trạng của người cống cao, ngã mạn”. 
Theo luật Tăng Kỳ dạy: “Nếu tỳ kheo lúc có duyên sự lo cho ngôi Tam Bảo, phải đến tiếp xúc với quốc vương, địa chủ v.v... Nếu các vị ấy thưa rằng: ‘Xin tôn giả hoan hỷchúng tôi bố thí chút ít Phật pháp, chúng tôi rất muốn nghe...’ Quý vị ấy dù đang trong tư thế ngồi, nhưng không nên bảo họ đứng dậy nghe pháp, để tránh sự ngộ nhận không cần thiết
Nếu lúc ấy có người đứng bên cạnh gần đấy, vị tỳ kheo nên nghĩ trong tâm rằng: “Nay ta vì người đứng này mà thuyết pháp”, như thế dẫu quốc vương hay địa chủ... ngồi nghe pháp, vị tỳ kheo vẫn không có tội. 
Lại nữa, trường hợp vị tỳ kheo bị mù mắt, phải có người cầm gậy dắt đi trước, người ấy muốn nghe pháp, vị tỳ kheo có vì người ấy giảng nói Phật pháp cũng không có tội. 
Hoặc tỳ kheo lúc đi trên con đường nguy hiểm, đầy nỗi sợ hãi. Lúc ấy có người cầm đao trượng bảo vệ nói rằng: “Xin tôn giả vì tôi thuyết pháp, tôi muốn được nghe pháp”. Trường hợp này dù có thuyết pháp cũng không có tội. 
Lại nữa, tỳ kheo pháp sư không được đứng dưới đất thuyết pháp cho hàng tứ chúng và người bạch y chưa thọ giới. Nếu đứng dưới đất thuyết pháphoàn toàn bất hợp pháp”. 
Như thế thì phải làm thế nào? 
Nghĩa là khi thuyết pháp, vị Pháp Sư phải ngồi ở trên tòa cao, trước pháp tọa phải dùng hoa hương cúng dường, để chứng tỏ hàng thính giảtâm chí thành thỉnh cầu pháp bảo, Pháp Sư mới có thể thay thế cho Phật, ứng cơ tuyên dương chánh pháp
Phần tứ chúng thính giả, nhất nhất đều phải theo giai cấp, thứ tự của mình mà an vị ở dưới, vì quy định bắt buộc người lãnh thọ chánh pháp phải thực hành đúng như vậy. Vị Pháp Sư ngồi ở trên tòa cao, với cương vị là người thuyết pháp, phải theo đúng pháp và hàng thính giả ngồi dưới ở cương vị người nghe, cũng phải theo đúng pháp. 
Đối với Pháp Sư phải hiếu thuận như là đối với cha mẹ, vì Pháp Bảocha mẹ Pháp Thân của tất cả chúng sanh. Cho nên là thính giả phải kính trọng thầy như hiếu thuận đối với cha mẹ mình, không được sơ suất khinh thường. 
“Kính thuận sư trưởng” là ý nói pháp bảo do chư Phật tuyên thuyết, có công năng khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến của Như Lai, nên khi Pháp Sư thuyết pháp, hàng thính giả đối với thầy phải hết lòng kính trọng, không được có bất cứ hành động trái nghịch nào. Ví như “người Bà La Môn thờ lửa” là một thí dụ. Trong kinh dạy: “Đối với người hiểu biết chánh pháp của Như Lai thì bất cứ già, trẻ, lớn nhỏ... đều phải cúng dường như Bà La Môn thờ lửa vậy”. 
Vấn đề người Bà La Môn thờ lửa, tương truyền vào lúc kiếp sơ khai, khi thế giới này mới thành lập, chư thiên ở cung trời Đao Lợi từ thiên giới bay xuống, quan sát cảnh vườn rừng, ao suối của cõi Diêm Phù Đề
Sau khi quan sát xong, các thiên vương bay trở về thiên giới. Lúc bay, quang minh trên thân các ngài sáng rỡ như lửa. Khi ấy, các ngoại đạo tu trong rừng, xa trông thấy cho rằng người đời do cúng dường lửa mà được sanh lên Thiên Đường
Bấy giờ, hằng ngày lúc mặt trời sắp lặn, họ xúm nhau kiếm củi chất thành đống lớn, đêm đến đốt lửa cháy bùng lên, rồi cùng nhau hướng về đống lửa, chí thành cung kính lễ bái, cho hình thức ấy là một sự kính thờ. 
Ở đây, viện dẫn việc này làm thí dụ. Ý nói hàng Phật tử đối với bậc sư trưởng thuyết pháp cho mình nghe, phải hết lòng hiếu thuận cung kính giống như Bà La Môn chí thành, chân thiết kính thờ lửa. 
Trong Nhiếp Luận dạy: “Nếu người nào dù không giữ giới pháp được trọn vẹn, nhưng có khả năng giảng nói chánh pháp, lợi ích cho nhiều người, thì mọi người trên thế gian cần phải cung kính cúng dường như Phật. Vì lãnh thọ lời thuyết pháp của vị ấy cũng giống như được nghe Phật thuyết pháp”. 
Trong kinh dạy, người nghe pháp đối với pháp sư phải hiếu thuận như đối với cha mẹ, ấy là tôn trọng người. Như Bà La Môn thờ lửa là tôn trọng Pháp Bảo vậy. 
Nếu Phật tử thuyết pháp trái với lễ nghi thuyết pháp, hoặc không đúng như phápthuyết pháp thì phạm khinh cấu tội
Phải biết rằng đại sĩ khi bố thí pháp, không phải là việc tầm thường. Cho nên nếu đối với Pháp Bảo hết lòng kính trọng thì cả người thuyết lẫn người nghe đều có lợi và công đức không thể nghĩ bàn. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26633)
Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy (ti-sarana), Ngũ giới (pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo (ti-ratana) và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.
(Xem: 26173)
Đức Phật thấy rõ bản chất của phiền não tham, sân, si là nguồn gốc khổ đau, Ngài chế ra ba phương thuốc Giới-Định-Tuệ để chữa tâm bệnh tham, sân, si cho chúng sinh...
(Xem: 21826)
Trong lời phàm lệ của quyển Tứ phần giới bổn như thích, Luật sư Hoằng Tán (1611-1685) nói: "Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 28193)
Các Tỷ kheo thực hành pháp an cư, là biểu hiện mẫu mực đời sống ly dục, tịch tịnh của một vị A la hán. Đời sống ấy được thực hành miên mật đầy đủ bốn chất liệu thanh tịnh...
(Xem: 19114)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật. Các vị Tỳ-khưu quyết định trùng tụng trong dịp an cư...
(Xem: 24983)
Ðức Thế Tôn Chánh Ðẳng Chánh Giác từ lúc phát tâm tu tập cho đến nay đã thành tựu, vì muốn độ người nên an trú tại thành Xá vệ. Chư Thiên, nhân loại cung kính cúng dường...
(Xem: 18943)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giớibản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật... HT Thích Trí Quang
(Xem: 28836)
Thanh Quy cũng như luật ngoài đời, do Tổ thuật mà giữ gìn đúng nghi cách. Nhưng Thanh Quy khởi đầu từ ngài Pháp Vân đời Lương (thế kỷ 5) ở chùa Quang Trạch.
(Xem: 21360)
Giới luậtuy nghi không phải là những yếu tố hạn chếbó buộc, trái lại đó là những phương tiện bảo vệ tự do cá nhân và tạo nên sự hòa hợpan lạc cho đoàn thể tu học mình.
(Xem: 21536)
Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ.
(Xem: 22364)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới là gốc của Vô thượng Bồ đề”. Do đó, tinh thần căn bản của Phật giáo là ở sự tôn nghiêm của giới luật, tức là đệ tử của Phật phải tôn trọng và tuân giữ giới luật.
(Xem: 19025)
Dưới đây là bảng tóm tắt so sánh các bộ Luật Tỳ-kheo hiện đang lưu hành - Bình Anson
(Xem: 20862)
CỔ NGÔ – NGẪU ÍCH – Sa-môn TRÍ HÚC giải thích - Việt dịch: Sa-môn THÍCH ÐỔNG MlNH - Nhuận văn và chú thích: Sa-môn THÍCH ÐỨC THẮNG
(Xem: 34934)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 22913)
Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách...
(Xem: 16953)
Con người khác với loài động vật ở chổ biết đặt vấn đề về giá trị của đời sống; sống như thế nào thì gọi là thiện là tốt hoặc ngược lại là ác là xấu?
(Xem: 23275)
“Nếu Phật tử cố ăn thịt. Tất cả thịt của mọi loài chúng sanh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thì mất lòng đại từ bi, dứt giống Phật tánh...
(Xem: 41077)
Kinh Phạm Võngkinh đầu tiên trong Trường bộ kinh và qua toàn văn chúng ta cũng đủ hiểu giá trị của kinh này như thế nào.
(Xem: 36771)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(Xem: 23984)
Quy mạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe.
(Xem: 43881)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 25103)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 16981)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 31927)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 18102)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 18065)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 32297)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 25428)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 11241)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant