Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phần Năm: Nghi Thức

26 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 3035)
Phần Năm: Nghi Thức

ĐỂ CHO TƯƠNG LAI CÒN CÓ MẶT
CHÚ GIẢI VỀ NĂM GIỚI

Dịch từ nguyên tác ‘For A Future To Be Possible’, Paralax Press, (bản quyền 1993 của Thích Nhất Hạnh), với sự đồng ý của tác giả. Việt Dịch: TN Chân Giải Nghiêm, TN Huệ Thiện, Tuệ Bảo, Chân Ngộ, Chân Tính Không, Diệu Tuyết. Nhuận bản dịch: TN Chân Giải Nghiêm - Nhà Xuất Bản Lá Bối

PHẦN NĂM: NGHI THỨC


NGHI THỨC TRUYỀN THỌ BA QUY và NĂM GIỚI

Người chủ lễ nghi thức này là một người có đạo đức được đại chúng kính nể, đang hành trì Giới Khất Sĩ, Giới Nữ Khất Sĩ, Giới Bồ Tát Xuất Gia hya Giới Tiếp Hiện Xuất Gia đã được truyền đăng làm Giáo Thọ hoặc đã được đặc biệt cho phép trao truyền Năm Giới.

1. (Thiền Hành) (30 phút, sau khi được hướng dẫn)
2. (Thiên Toạ) (12 phút, sau khi được hướng dẫn)
3. (Dâng Hương)
Đại chúng chắp tay trước bàn thờ. Vị chủ lễ dâng hương lên và xướng kệ Dâng Hương sau ba tiếng chuông bắt đầu, trong khi mọi người quán tưởng theo lời kệ:

Lò báu đốt danh hương
Khói trầm quyện toả khắp mười phương
Tâm Bồ Đề dũng liệt phi thường
Tiếp xúc đâu cũng phóng hào quang
Khắp chốn an định tỏ tường
Kính thành phụng hiến đức Từ Tôn.
Chúng con kính dâng hương lên Bụt và chư vị Bồ Tát. (C)

4. (Tán Dương)
Hương đã cắm vào bình, vị chủ lễ xướng, đại chúng chắp tay quán tưởng theo:

Xinh tốt như hoa sen
Rạng ngời như Bắc Đẩu
Xin quay về nương náu
Bậc Thầy của nhân, thiên.

Sen quý nở đài giác ngộ
Hào quang chiếu rạng mười phương
Trí tuệ vượt tầm pháp giới
Từ bi thấm nhuận non sông.
Vừa thấy dung nhan Điều Ngự
Trăm ngàn phiền não sạch không
Hướng về tán dương công đức
Tinh chuyên Đạo nghiệp vun trồng.

Nam mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni. (C)

5. (Lạy Bụt)
Vị chủ lễ xướng các danh hiệu sau đây, và đại chúng lạy xuống một lạy theo tiếng chuông gia trì sau mỗi danh hiệu:

Nhất tâm kính lễ Bụt, Pháp, và Tăng thường trú trong mười phương (C)
Nhất tâm kính lể Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)
Nhất tâm kính lễ Đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi (C)
Nhất tâm kính lễ Đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền. (C)
Nhất tâm kính lễ Đức Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm. (C)
Nhất tâm kính lễ Đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương. (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Thượng Thủ Ma Ha Ca Diếp. (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Trí Trưởng Lão Xá Lợi Phất. (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Hiếu Ma Ha Mục Kiền Liên. (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Luật Sư Ưu Ba Ly. (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Khải Giáo A Nan Đà. (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Ni Trưởng Kiều Đàm Di. (C)
Nhất tâm kính lễ liệt vị Tổ Sư qua các thời đại từ Thiên Trúc cho đến Việt Nam. (CC.)

6. (Trì Tụng)
Đại chúng an toạ trên toạ cụ thành hai hàng đối diện nhau. Duy NaDuyệt Chúng khai chuông mõ. Vị chủ lễ xướng Kệ Khai KinhTâm Kinh:

Nam mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni. (ba lần) (C)
Giới luật cao siêu mầu nhiệm
Cơ duyên may được thọ trì
Xin nguyện đi vào biển tuệ
Tinh thông giáo nghĩa huyền vi. (CC.)

Kinh Tinh Yếu Bát Nhã Ba La Mật Đa (C)

Bồ tát Quán Tự Tại
Khi quán chiếu thâm sâu
Bát Nhã Ba La Mật
Tức diệu pháp Trí Độ
Bỗng soi thấy năm uẩn
Đều không có tự tánh
Thực chứng điều ấy xong
Ngài vượt thoát tất cả
Mọi khổ đau ách nạn. (C)

“Nghe đây, Xá Lợi Tử:
Sắc chẳng khác gì Không
Không chẳng khác gì Sắc
Sắc chính thực là Không
Không chính thực là Sắc
Còn lại bốn uẩn kia
Cũng đều như vậy cả. (C)

Xá Lợi Tử nghe đây:
Thể mọi pháp đều Không
Không sanh cũng không diệt
Không nhơ cũng không sạch
Không thêm cũng không bớt.
Cho nên trong tánh Không
Không có sắc, thọ, tưởng,
Cũng không có hành, thức
Không có nhãn, nhĩ, tỷ,
Thiệt, thân, ý – sáu căn
Không có sắc, thanh, hương,
Vị, xúc, pháp – sáu trần
Không có mười tám giới
Từ nhãn đến ý thức
Không hề có vô minh
Không có hết vô minh
Cho đến không lão tử
Cũng không hết lão tử
Không Khổ, Tập, Diệt, Đạo
Không trí cũng không đắc. (C)

Vì không có sở đắc
Khi một vị Bồ Tát
Nương diệu pháp Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật
Thì tâm không chướng ngại
tâm không chướng ngại
Nên không có sợ hãi
Xa lìa mọi mộng tưởng
Xa lìa mọi điên đảo
Đạt Niết Bàn tuyệt đối. (C)

Chư Bụt trong ba đời
Y diệu pháp Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật
Nên đắc vô thượng giác.
Vậy nên phải biết rằng
Bát Nhã Ba La Mật
linh chú đại thần
linh chú đại minh
linh chú vô thượng
linh chú tuyệt đỉnh
năng lực tiêu trừ
Tất cả mọi khổ nạn
Cho nên tôi muốn thuyết
Câu thần chú Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật.”
Nói xong đức Bồ Tát
Liền đọc thần chú rằng:
Gate
Gate
Paragate
Parasamgate
Bodhi
Svaha. (3 lần) (CC)

7. (Tác Pháp Yết Ma)

Vị Yết Ma: Đại chúng đã tập họp đầy đủ chưa?
Vị Thủ Chúng: Thưa, đại chúng đã tập họp đầy đủ.
Vị Yết Ma: Có sự hoà hợp không?
Vị Thủ Chúng: Thưa, có sự hoà hợp.
Vị Yết Ma: Đại chúng hôm nay tập họp có chủ đích gì?
Vị Thủ Chúng: Thưa, để thục hiện Yết Ma truyền Năm Giới.
Vị Yết Ma: Xin đại chúng lắng nghe! Hôm nay là ngày (.../.../...), ngày được chọn để truyền thọ Tam QuyNgũ Giới, chúng ta đã tập họp đúng giờ giấc, đại chúng đồng ý sẵn sàng hộ niệm việc truyền thọ quy giới trong tinh thần hoà hợp, như vậy, việc truyền giớihợp pháp. Bạch như thế, thì phép tác bạch có thành hay không?
(Đại chúng đáp:) Thành.

8. (Khai Thị)

Hôm nay đại chúng tập họp để chứng minhhộ niệm cho lễ Quay Về và Nương Tựa Tam Bảo của các vị ... và ... Xin đại chúng theo dõi hơi thởan trú trong chánh niệm khi nghe ba tiếng chuông gia trì. Tiếng chuôngtiếng gọi của Bụt để mọi người trở về trong trạng thái tỉnh thức. (CCC)
(Khoảng thời gian giữa hai tiếng chuông là ba hơi thở và và ba hơi thở ra)

9. (Lạy Báo Ân)

Các vị Giới Tử có tên sau đây đứng dậy, chắp tay thành búp sen trình diện trước Tam Bảo (đọc tên.) Nghe lời xướng và tiếng chuông thì lạy xuống một lạy:

Giới tử mang ơn cha mẹ sinh thành, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (C)

Giới tử mang ơn sư trưởng giáo huấn, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (C)

Giới tử mang ơn bằng hữu và các bậc thiện tri thức đã tác thành cho, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (C)

Giới tử mang ơn mọi loài chúng sanh, cây cỏ và đất đá, cúi đầu kính lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương. (CC)

10. (Truyền Thọ Tam Quy)

Hôm nay đại chúng tập họp để chứng minhhộ niệm cho các vị ... trong lễ phát nguyện thọ trì pháp Quy Y Tam Bảo. Là người có duyên với Đạo, quý vị đã thấy rõ được con đường của tình thương và sự hiểu biếttổ tiên chúng ta đã đi theo trong bao nhiêu thế hệ, và hôm nay quý vị đã có chủ ý phát tâm quy y Tam Bảo.

Quy y Tam Bảoquay về nương tựa nơi Bụt, nơi Pháp, và nơi Tăng. Bụt, Pháp, và Tăng là ba viên ngọc quý. Quay về nương tựa nơi Bụt là quay về nương tựa nơi bậc tỉnh thức, có khả năng đưa đường chỉ lối cho ta trong cuộc đời. Quay về nương tựa Pháp là quay về với con đường của trí tuệtừ bi, nghĩ là con đường của hiểu biếtthương yêu. Quay về nương tựa Tăng là quay về nương tựa nơi đoàn thể của những người đang thực tập theo con đường trí tuệtừ bi và sống trong tỉnh thức.

Bụt, Pháp, và Tăng có mặt trong mười phương thế giới mà cũng có mặt trong mọi người và mọi loài. Quay về nương tựa nơi Bụt, nơi Pháp, và nơi Tăng cũng có nghĩa là tin tưởng ở khả năng giác ngộ nơi tự tánh mình, ở khả năng khai mở và phát triển hiểu biếtthương yêu nơi bản thân mình và khả năng thực tập hành đạo của cá nhân và đoàn thể mình.

Xin các vị giới tử cung kính đọc theo đây ba lời phát nguyện lớn:

Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.
(lặp lại, chuông)
Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.
(lặp lại, chuông)
Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức.
(lặp lại, chuông)

11. (Khai Thị)

Quý vị Phật tử! Quý vị đã chính thức tiếp nhận pháp Tam Quy, đưa Ba Viên Ngọc Quý vào lòng và vào đời sống hàng ngày của quý vị. Hôm nay quý vị đã trở nên những người học trò của bậc Giác Ngộ, và đã nguyện sống theo nếp sống tỉnh thức của Người. Bắt đầu từ hôm nay, quý vị phải để tâm hàng ngày học hỏihành trì theo con đường của trí tuệtừ bi, nghĩa là để phát triển khả năng hiuể biết và thương yêunơi quý vị. Và cũng bắt đầu từ hôm nay, quý vị phải biết nương tựa vào đoàn thể của quý vị để học hỏihành trì, tham dự những khoá tĩnh tu, tham dự những buổi đọc tụng quy giới và những sinh hoạt tu học khác của đoàn thể. Thầy giáo thọ của quý vị là Hoà Thượng (Thượng Toạ, Đại Đức) ... và pháp danh của quý vị là do chính Hoà Thượng (Thượng Toạ, Đại Đức) ban cho. Quý vị phải nương vào thầy của quý vị mà học Đạotu Đạo.

12. (Truyền Thọ Năm Giới)

Các giới tử! Đây là giây phút long trọng của sự truyền thọ Năm Giới. Năm Giới là nền tảng cho một cuộc sống có hạnh phúc và có chí hướng vị tha, có năng lực bảo vệ sự sống và làm đẹp cho cuộc đời.

Năm Giới là những nguyên tắc hướng dẫn chúng ta về hướng an lạc, giải thoátgiác ngộ. Năm Giới là nền tảng của hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đìnhxã hội. Học hỏithực hành theo Năm Giới, ta sẽ đi đúng con đường chánh pháp, ta sẽ tránh được lỗi lầm, khổ đau, sợ hãithất vọng, ta sẽ xây dựng được an lạc hạnh phúc cho ta, cho gia đình ta và đóng góp vào phẩm chất an lạc và hoà bình của xã hội.

Đây là Giới tướng của Năm Giới. Xin quý vị lắng nghe từng Giới một với tâm hồn thanh tịnh. Xin trả lời ‘dạ có’ mỗi khi thấy mình có khả năng tiếp nhận, học hỏihành trì giới luật được tuyên đọc.

Các vị đã sẵn sàng chưa? (trả lời:Sẵn sàng.)

Đây là Giới Thứ Nhất:

- Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con.

 Đó là Giới Thứ Nhất của Năm Giới. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏihành trì Giới ấy hay không? (đáp: ‘Dạ có’, chuông)

Đây là Giới Thứ Hai: 

- Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem lại niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia xẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương tên sự đau khổ của con người và của muôn loại.

Đó là Giới Thứ Hai của Năm Giới. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏihành trì Giới ấy hay không? (đáp: ‘Dạ có’, chuông)

Đây là Giới Thứ Ba:

- Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo vệ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người và mọi gia đình trong xã hội. Con nguyện không ăn nằm với những người không phải là vợ hay chồng của con. Con ý thức được rằng những hành động bất chính sẽ gây ra những đau khổ cho kẻ khác và cho chính con. Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng những cam kết của mình và của kẻ khác. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa.

Đó là Giới Thứ Ba của Năm Giới. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏihành trì Giới ấy hay không? (đáp: ‘Dạ có’, chuông)

Đây là Giới Thứ Tư:

- Ý thức được những khổ đau đo lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thậtgiá trị xây dựng sự hiểu biếthòa giải. Con nguyện không nói những điều sai với sự thật, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết chắc. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và đoàn thể, những điều có thể làm tan vỡ gia đình và đoàn thể.

Đó là Giới Thứ Tư của Năm Giới. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏihành trì Giới ấy hay không? (đáp: ‘Dạ có’, chuông)

Đây là Giới Thứ Năm:

-Ý thức được những khổ đau do sự sử dụng ma túyđộc tố gây ra, con xin học cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe thân thểtâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uốngtiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con, và cho thân tâm gia đìnhxã hội con. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm có độc tố trong đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo, phim ảnh và chuyện trò. Con biết rằng tàn hoại thân tâm bằng rượu và các độc tố ấy là phản bội tổ tiên, cha mẹ và cũng là phản bội các thế hệ tương lai. Con nguyện chuyển hóa bạo động, căm thù, sợ hãi và buồn giận bằng cách thực tập phép kiêng cữ cho con, cho gia đình con và cho xã hội. Con biết phép kiêng khem này rất thiết yếu để chuyển hóa tự thân, tâm thức cộng đồngxã hội

Đó là Giới Thứ Năm của Năm Giới. Quý vị có phát nguyện tiếp nhận, học hỏihành trì Giới ấy hay không? (đáp: ‘Dạ có’, chuông)

 Quý vị Phật tử! Quý vị đã tiếp nhận xong Năm Giới Quý Báu, nền tảng của hạnh phúc gia đình và chất liệu của chí nguyện lợi tha. Quý vị phải ôn tụng thường xuyên giới tướng mỗi tháng ít nhấtmột lần, đề sự học hỏihành trì Năm Giới càng ngày càng sâu sắc và lớn rộng.

 Lễ tụng giới được tổ chức tại chùa, tại thiền đường, niệm phật đường, hay tại tư gia, có sự tham dự của những người bạn tu của mình. Quý vị cũng có thể tổ chức lễ tụng giới trong phạm vi gia đình mình, hoặc nếu sống độc thân xa chùa, xa bạn, thì cũng có thể tụng giới một mình. Nếu trong vòng ba tháng mà không tụng giới ít nhấtmột lần thì quý vị tự động mất giới thể và lễ Quy Y Truyền Giới này sẽ mất hiệu lực.

 Quý vị Phật tử! Là đệ tử của Bụt, quý vị nên tinh tiến tu học theo con đường mà Bụt đã dày công chỉ dạy để tạo an lạchạnh phúc cho chính mình và cho mọi người. Nghe chuông, xin đứng dậy và lạy xuống ba lạy để tỏ lòng tôn kínhbiết ơn Tam Bảo.

13. (Tuyên Đọc Phái Quy Y)

Các Phật tử! Xin quý vị lắng tai nghe thầy tuyên đọc phái quy y (đọc phái quy y, trong đó có pháp danh của người mới được quy y và của vị bổn sư mình. Đọc xong, phái quy y được trao lại cho đương sự. Giới tử đã quy y ra quỳ trước điện Bụt để nghe đọc phái và nhận phái.)

14. (Hộ Niệm)

Để hộ niệm cho các Phật tử mới thọ phép Quy Y được đạo tâm kiên cốđạo nghiệp tăng trưởng, xin đại chúng nhiếp tâm trì niệm hồng danh chư Bụt và chư vị Bồ Tát theo phương pháp trì danh nhất tâm bất loạn. (mỗi danh hiệu ba lần)

Nam mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)
Nam mô Đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi (C)
Nam mô Đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền (C)
Nam mô Đức Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm (C)
Nam mô Đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương. (CC)

15. (Quay Về Nương Tựa)

Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.
Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.
Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức. (C)

Đã về nương tựa Bụt, con đang có hướng đi sáng đẹp trong cuộc đời.
Đã về nương tựa Pháp, con đang được học hỏitu tập các pháp môn chuyển hoá.
Đã về nương tựa Tăng, con đang được tăng thân soi sáng, dìu dắtnâng đỡ trên con đường thực tập. (C)

Về nương Bụt trong con, xin nguyện cho mọi người, thể nhận được Giác Tính, Sớm mở lòng Bồ Đề.
Về nương Pháp trong con, xin nguyện cho mọi người, nắm vững các pháp môn, cùng lên đường chuyển hoá.
Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho mọi người, xây dựng nên bốn chúng, nhiếp hoá được muôn loài. (CC)

16. (Hồi Hướng)

Truyền trì Giới thâm diệu
Tạo công đức vô biên
Đệ tử xin hồi hướng
Cho chúng sinh mọi miền. (C)

Pháp môn xin nguyện học
Ân nghĩa xin nguyện đền
Phiền não xin nguyện đoạn
Quả Bụt xin chứng nên. (CCC)


NGHI THỨC TỤNG GIỚI THIẾU NHINĂM GIỚI

Nghi thức tụng giới cho thiếu nhi gồm có Ba Phép Quay Về Nương Tựa và Hai Lời Hứa, có thể được cử hành trước Nghi Thức Tụng Năm Giới. Thiếu nhi từ mười tuổi trở lên, nếu muốn, có thể ở lại để tham dự lễ tụng Năm Giới.

1. (Thiền Hành) (30 phút, sau khi được hướng dẫn)
2. (Thiên Toạ) (12 phút, sau khi được hướng dẫn)
3. (Dâng Hương)
Đại chúng chắp tay trước bàn thờ. Vị chủ lễ dâng hương lên và xướng kệ Dâng Hương sau ba tiếng chuông bắt đầu, trong khi mọi người quán tưởng theo lời kệ:

Hương đốt khói trầm xông ngát
Kết thành một đoá tường vân
Đệ tử đem lòng thành kính
Cúng dường chư Bụt mười phương.
Giới luật chuyên trì nghiêm mật
Công phu thiền định tinh cần
Tuệ giác hiện dần quả báu
Dâng thành một nén tâm hương.
Chúng con kính dâng hương lên Bụt và chư vị Bồ Tát. (C)

4. (Tán Dương)
Hương đã cắm vào bình, vị chủ lễ xướng, đại chúng chắp tay quán tưởng theo:

Xinh tốt như hoa sen
Rạng ngời như Bắc Đẩu
Xin quay về nương náu
Bậc Thầy của nhân, thiên.

Sen quý nở đài giác ngộ
Hào quang chiếu rạng mười phương
Trí tuệ vượt tầm pháp giới
Từ bi thấm nhuận non sông.
Vừa thấy dung nhan Điều Ngự
Trăm ngàn phiền não sạch không
Hướng về tán dương công đức
Tinh chuyên Đạo nghiệp vun trồng.
Nam mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni. (C)

5. (Lạy Bụt)
Vị chủ lễ xướng các danh hiệu sau đây, và đại chúng lạy xuống một lạy theo tiếng chuông gia trì sau mỗi danh hiệu:

Nhất tâm kính lễ Bụt, Pháp, và Tăng thường trú trong mười phương (C)
Nhất tâm kính lể Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)
Nhất tâm kính lễ Đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi (C)
Nhất tâm kính lễ Đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền. (C)
Nhất tâm kính lễ Đức Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm. (C)
Nhất tâm kính lễ Đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương. (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Thượng Thủ Ma Ha Ca Diếp. (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Trí Trưởng Lão Xá Lợi Phất. (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Hiếu Ma Ha Mục Kiền Liên. (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Luật Sư Ưu Ba Ly. (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Khải Giáo A Nan Đà. (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Ni Trưởng Kiều Đàm Di. (C)
Nhất tâm kính lễ liệt vị Tổ Sư qua các thời đại từ Thiên Trúc cho đến Việt Nam. (CC.)

6. (Trì Tụng)
Đại chúng an toạ trên toạ cụ thành hai hàng đối diện nhau. Duy NaDuyệt Chúng khai chuông mõ. Vị chủ lễ xướng Kệ Khai KinhTâm Kinh:

Nam mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni. (ba lần) (C)
Giới luật cao siêu mầu nhiệm
Cơ duyên may được thọ trì
Xin nguyện đi vào biển tuệ
Tinh thông giáo nghĩa huyền vi. (CC.)

Kinh Tinh Yếu Bát Nhã Ba La Mật Đa (C)

Bồ tát Quán Tự Tại
Khi quán chiếu thâm sâu
Bát Nhã Ba La Mật
Tức diệu pháp Trí Độ
Bỗng soi thấy năm uẩn
Đều không có tự tánh
Thực chứng điều ấy xong
Ngài vượt thoát tất cả
Mọi khổ đau ách nạn. (C)

“Nghe đây, Xá Lợi Tử:
Sắc chẳng khác gì Không
Không chẳng khác gì Sắc
Sắc chính thực là Không
Không chính thực là Sắc
Còn lại bốn uẩn kia
Cũng đều như vậy cả. (C)

Xá Lợi Tử nghe đây:
Thể mọi pháp đều Không
Không sanh cũng không diệt
Không nhơ cũng không sạch
Không thêm cũng không bớt.
Cho nên trong tánh Không
Không có sắc, thọ, tưởng,
Cũng không có hành, thức
Không có nhãn, nhĩ, tỷ,
Thiệt, thân, ý – sáu căn
Không có sắc, thanh, hương,
Vị, xúc, pháp – sáu trần
Không có mười tám giới
Từ nhãn đến ý thức
Không hề có vô minh
Không có hết vô minh
Cho đến không lão tử
Cũng không hết lão tử
Không Khổ, Tập, Diệt, Đạo
Không trí cũng không đắc. (C)

Vì không có sở đắc
Khi một vị Bồ Tát
Nương diệu pháp Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật
Thì tâm không chướng ngại
tâm không chướng ngại
Nên không có sợ hãi
Xa lìa mọi mộng tưởng
Xa lìa mọi điên đảo
Đạt Niết Bàn tuyệt đối. (C)

Chư Bụt trong ba đời
Y diệu pháp Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật
Nên đắc vô thượng giác.
Vậy nên phải biết rằng
Bát Nhã Ba La Mật
linh chú đại thần
linh chú đại minh
linh chú vô thượng
linh chú tuyệt đỉnh
năng lực tiêu trừ
Tất cả mọi khổ nạn
Cho nên tôi muốn thuyết
Câu thần chú Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật.”
Nói xong đức Bồ Tát
Liền đọc thần chú rằng:
Gate
Gate
Paragate
Parasamgate
Bodhi
Svaha. (3 lần) (CC)

7. (Tác Pháp Yết Ma)

Vị Yết Ma: Chúng thiếu nhi đã tập họp đầy đủ chưa?
Vị Thủ Chúng: Thưa, chúng thiếu nhi đã tập họp đầy đủ.
Vị Yết Ma: Có sự hoà hợp không?
Vị Thủ Chúng: Thưa, có sự hoà hợp.
Vị Yết Ma: thiếu nhi nào vằng mặt đã yêu cầu được đại diện và gởi theo sự thanh tịnh không?
Vị Thủ Chúng: Không có. (Trong trường hợp có thì nói (ví dụ): ‘Có thiếu nhi Trần Diễm Trúc pháp danh Tâm Lưu Ly, vì lý do sức khoẻ không đến tụng giới được, đã yêu cầu thiếu nhi Nguyễn Văn Nam pháp danh Tam Hy Mã đại diện và gửi theo sự thanh tịnh.’)
Vị Yết Ma: Đại chúng các thiếu nhi hôm nay tập họp có chủ đích gì?
Vị Thủ Chúng: Thưa, để thục hiện Yết Ma tụng Ba Sự Quay Về Nương Tựa và Hai Lời Hứa.
Vị Yết Ma: Xin toàn thể chúng thiếu nhi lắng nghe! Hôm nay là ngày (.../.../...), ngày được chọn để thuyết tụng giới luật, chúng ta đã tập họp đúng giờ giấc, chúng thiếu nhi đồng ý sẵn sàng nghe thuyết đọc quy giới trong tinh thần hoà hợp, như vậy, việc tụng giới là hợp pháp. Bạch như thế, thì phép tác bạch có thành hay không?
(Đại chúng đáp:) Thành.

Vị chủ lễ nói: “Hôm nay chúng thiếu nhi tập họp để ôn lại Quy Giới, tức là Ba Sự Quay Về Nương Tựa, Hai Lời Hứa, và sau hết là Tụng Năm Giới. Trước hết là ôn lại Quy Giới. Xin các thiếu nhi đứng dậy, chắp tay búp sen, trình diện trước Tam Bảo.”

 Thiếu nhì nghe tiếng chuông kính cẩn lạy xuống ba lạy để tỏ lòng tôn kính Bụt, Pháp, và Tăng.
(Chuông, thiếu nhi lạy) (ba lần)
 (Thiếu nhi quỳ, chắp tay búp sen)

8. (Ôn tụng Ba Phép Quay Về Nương Tựa)

Quý vị Phật tử trẻ tuổi! Là học trò của Bụt, quý vị đã phát nguyện quay về nương tựa nơi Bụt, nơi Pháp và nơi Tăng. Bây giờ đây, chúng ta ôn lại Ba Sự Quay Về và Nương Tựa ấy. Xin đại chúng đọc theo đây:

Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời. (đại chúng lặp lại) (C)
Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết. (đại chúng lặp lại) (C)
Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức. (đạ i chúng lặp lại) (CCC)

9. (Bài Hát Quay Về Nương Tựa)

Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.
Namo Buddhaya.
Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.
Namo Dharmaya.
Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức.
Namo Sanghaya.

Buddham Saranam Gacchami.
Dharmam Saranam Gacchami.
Sangham Saranam Gacchami. (CC)

10. (Ôn Tụng Hai Lời Hứa)

Quý vị Phật tử trẻ tuổi! Qúy vị vừa ôn lại Ba Phép Quay Về và Nương Tựa. Bây giờ chúng ta ôn lại Hai Lời Hứa tức là hai điều mà quý vị đã hứa là sẽ học tập và giữ gìn.

Đây là Lời Hứa Thứ Nhất, xin quý vị đọc theo:

- Con xin mở rộng lòng thương (thiếu nhi lặp lại)tìm cách bảo vệ sự sống (lặp lại) của mọi người và mọi loài (lặp lại.)

Đó là Lời Hứa Thứ Nhất mà quý vị đã cam kết với Bụt. Trong hai tuần qua, quý vị có học hỏigiữ gìn lời hứa đó hay không?
(Thiếu nhi đáp trong tâm: ‘Dạ có.’ Chuông. Thiếu nhi xá và cúi đầu. Đại chúng chắp tay.)

Đây là Lời Hứa Thứ Hai:

- Con xin mở rộng tầm hiểu biết (thiếu nhi lặp lại) để có thể thương yêu và chung sống (lặp lại) với mọi người và mọi loài (lặp lại.)

Đó là Lời Hứa Thứ Hai mà quý vị đã cam kết với Bụt. Trong hai tuần qua, quý vị có học hỏigiữ gìn lời hứa đó hay không?
(Thiếu nhi đáp trong tâm: ‘Dạ có.’ Chuông. Thiếu nhi xá và cúi đầu. Đại chúng chắp tay.)

11. (Bài Hát Hai Lời Hứa)

Con xin mở rộng lòng thương, để bảo vệ sự sống khắp mười phương. Nguyện che chở sinh mạng của mọi người và mọi loài.

Con xin tập nhìn tập hiểu thật sâu, để thấy được gốc rễ mọi niềm đau. Nguyện chung sống an lạc với mọi người và mọi loài.

12. (Khai Thị)

Quý vị Phật tử! Lòng thương và sự hiểu biết là hai điều quý báu nhất của Đạo Bụt và của con người. Nếu không học cởi mở để hiểu biết những tâm trạng và những hoàn cảnh khổ đau của người khác thì không thể thương yêu và chung sống với họ. Đối với các loài động vậtthực vật, ta cũng phải học thái độ cởi mở và hiểu biết để thương yêu và để bảo vệ như ta thương yêubảo vệ con người. Nếu không hiểu biết thì không thể thương yêu. Bụt dạy phải biết nhìn mọi người và mọi loài bằng con mắt hiểu biếttừ bi. Quý vị phải siêng năng học và làm theo lời Bụt dạy. Nghe chuông, xin đứng dậy, và lạy xuống ba lạy để tỏ lòng cung kính Bụt, Pháp, và Tăng trước khi rút lui.

(Chuông. Thiếu nhi đứng dậy. Chuông. Thiếu nhi lạy xuống ba lần. Thiếu nhi đi ra. Đợi cho thiếu nhi ra hết, vị chủ lễ xướng lại bài Kệ Khai Kinh để đại chúng trì tụng.

13. (Kệ Khai Kinh)

Giới luật cao siêu mầu nhiệm
Cơ duyên may được thọ trì
Xin nguyện đi vào biển tuệ
Tinh thông giáo nghĩa huyền vi. (CC)

14. (Tụng Năm Giới)

(Tác pháp Yết Ma tụng Năm Giới)

Vị Yết Ma: Đại chúng đã tập họp đầy đủ chưa?
Vị Thủ Chúng: Thưa, đại chúng đã tập họp đầy đủ.
Vị Yết Ma: Có sự hoà hợp không?
Vị Thủ Chúng: Thưa, có sự hoà hợp.
VYết Ma: Có vị nào vắng mặt đã yêu cầu được đại diện và gởi theo sự thanh tịnh không?
Vị Thủ Chúng: Không có. (Trong trường hợp có thì nói (ví dụ): ‘Có cận sự nam, Nguyễn Văn Ý pháp danh Tâm Khai, vì lý do sức khoẻ không đến tụng giới được, đã yêu cầu cận sự nữ, Trần thì Xuyến pháp danh Tâm Quy, đại diện và gử theo sự thanh tịnh.’)
Vị Yết Ma: Đại chúng hôm nay tập họp có chủ đích gì?
Vị Thủ Chúng: Thưa, để thục hiện Yết Ma tụng Năm Giới.
Vị Yết Ma: Xin đại chúng các vị cận sự nữcận sự nam lắng nghe! Hôm nay là ngày (.../.../...), ngày được chọn để thuyết tụng Quy Giới, chúng ta đã tập họp đúng giờ giấc, đại chúng đồng ý sẵn sàng nghe thuyết tụng quy giới trong tinh thần hoà hợp, như vậy, việc tụng giới là hợp pháp. Bạch như thế, thì phép tác bạch có thành hay không?
(Đại chúng đáp:) Thành.

Đại chúng! Đây là lúc chúng ta tuyên thuyết Năm Giới. Năm Giới là nền tảng cho một cuộc sống có hạnh phúc và có chí hướng vị tha, có năng lực bảo vệ sự sống và làm đẹp cho cuộc đời. Xin các vị đã thọ trì Năm Giới quỳ lên, chắp tay búp sen, hướng về Đức Bổn Sư.

Đại chúng! Năm Giới là những nguyên tắc hướng dẫn chúng ta về hướng an lạc, giải thoátgiác ngộ. Năm giới là nền tảng của hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc của gia đình và của xã hội. Học hỏithực hành theo Năm Giới ta sẽ đi đúng con đường chánh pháp, ta sẽ tránh được lỗi lầm, khổ đau, sợ hãi, và thất vọng, ta sẽ xây dựng được an lạc hạnh phúc cho ta, cho gia đình ta và đóng góp vào phẩm chất an lạc và hoà bình của xã hội.

Đây là giới tướng của Năm Giới. Chúng ta hãy lắng nghe từng Giới một với tâm hồn thanh tịnh, lấy giới luật làm tấm gương trong vắt để soi chiếu nội tâm mình. Xin im lặng thở và im lặng trả lời ‘có’ mỗi khi thấy mình trong hai tuần qua có cố gắng học hỏihành trì những giới luật được tuyên đọc.

Đây là Giới Thứ Nhất:

- Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con.

Đó là Giới Thứ Nhất của Năm Giới. Trong hai tuần qua, quý vị có cố gắng học hỏihành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)

Đây là Giới Thứ Hai: 

- Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem lại niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia xẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương tên sự đau khổ của con người và của muôn loại.

Đó là Giới Thứ Hai của Năm Giới.Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏihành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)

Đây là Giới Thứ Ba:

- Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo vệ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người và mọi gia đình trong xã hội. Con nguyện không ăn nằm với những người không phải là vợ hay chồng của con. Con ý thức được rằng những hành động bất chính sẽ gây ra những đau khổ cho kẻ khác và cho chính con. Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng những cam kết của mình và của kẻ khác. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa.

Đó là Giới thứ Ba của Năm Giới. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏihành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)

Đây là Giới Thứ Tư:

- Ý thức được những khổ đau đo lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thậtgiá trị xây dựng sự hiểu biếthòa giải. Con nguyện không nói những điều sai với sự thật, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết chắc. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và đoàn thể, những điều có thể làm tan vỡ gia đình và đoàn thể.

Đó là Giới thứ Tư của Năm Giới. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏihành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)

Đây là Giới Thứ Năm:

-Ý thức được những khổ đau do sự sử dụng ma túyđộc tố gây ra, con xin học cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe thân thểtâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uốngtiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con, và cho thân tâm gia đìnhxã hội con. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm có độc tố trong đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo, phim ảnh và chuyện trò. Con biết rằng tàn hoại thân tâm bằng rượu và các độc tố ấy là phản bội tổ tiên, cha mẹ và cũng là phản bội các thế hệ tương lai. Con nguyện chuyển hóa bạo động, căm thù, sợ hãi và buồn giận bằng cách thực tập phép kiêng cữ cho con, cho gia đình con và cho xã hội. Con biết phép kiêng khem này rất thiết yếu để chuyển hóa tự thân, tâm thức cộng đồngxã hội.

Đó là Giới thứ Năm của Năm Giới. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏihành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)

Đại chúng! Chúng ta đã tuyên đọc xong Năm Giới quý báu, nền tảng của hạnh phúc gia đình và chất liệu của chí nguyện lợi tha. Bụt dạy chúng ta phải ôn tụng thường xuyên giới tướng mỗi tháng ít nhấtmột lần, để sự học hỏihành trì Năm Giới càng ngày càng sâu sắc và lớn rộng. Nghe chuông, xin lạy xuống ba lạy để tỏ lòng tôn kínhbiết ơn Tam Bảo trước khi ngồi xuống.

15. (Niệm Bụt)
Xin đại chúng nhiếp tâm trì niệm hồng danh chư Bụt và chư vị Bồ Tát theo phương pháp trì danh nhất tâm bất loạn. (mỗi danh hiệu ba lần)

Nam mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)
Nam mô Đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi (C)
Nam mô Đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền (C)
Nam mô Đức Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm (C)
Nam mô Đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương. (CC)

16. (Quy Nguyện)

Trầm hương xông ngát điện
Sen nở Bụt hiện thân
Pháp giới thành thanh tịnh
Chúng sanh lắng nghiệp trần. (C)

Đệ tử tâm thành
Hướng về Tam Bảo
Bụt là thầy chỉ đạo
Bậc tỉnh thức vẹn toàn
Tướng tốt đoan trang
Trí và Bi viên mãn. (C)

Pháp là con đường sáng
Dẫn người thoát cõi mê
Đưa con trở về
Sống cuộc đời tỉnh thức. (C)

Tăng là đoàn thể đẹp
Cùng đi trên đường vui
Tu tập giải thoát
Làm an lạc cuộc đời. (C)

Đệ tử nương nhờ Tam Bảo
Trên con đường học Đạo
Biết Tam Bảo của tự tâm
Nguyện xin chuyên cần
Làm sáng lòng ba viên ngọc quý. (C)

Nguyện theo hơi thở
Nở nụ cười tươi
Nguyện học nhìn cuộc đời
Bằng con mắt quán chiếu
Nguyện xin tìm hiểu
Nỗi khổ của mọi loài
Tập từ bi
Hành hỷ xả
Sáng cho người thêm niềm vui
Chiều giúp người bớt khổ
Đệ tử nguyện sống cuộc đời thiểu dục
Nếp sống lành mạnh an hoà
Cho thân thể kiện khương
Nguyện rũ bỏ âu lo
Học tha thứ bao dung
Cho tâm tư nhẹ nhõm
Đệ tử xin nguyện ơn sâu đền báo
Ơn cha mẹ ơn thầy
Ơn bè bạn chúng sanh
Nguyện tu học tinh chuyên
Cho cây bi trí nở hoa
Mong một ngày kia
Có khả năng cứu độ mọi loài
Vượt ra ngoài cõi khổ. (C)

Xin nguyện Bụt, Pháp, Tăng chứng minh
Gia hộ cho đệ tử chúng con
Viên thành đại nguyện. (CC)

17. (Quay Về Nương Tựa)

Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.
Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.
Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức. (C)

Đã về nương tựa Bụt, con đang có hướng đi sáng đẹp trong cuộc đời.
Đã về nương tựa Pháp, con đang được học hỏitu tập các pháp môn chuyển hoá.
Đã về nương tựa Tăng, con đang được tăng thân soi sáng, dìu dắtnâng đỡ trên con đường thực tập. (C)

Về nương Bụt trong con, xin nguyện cho mọi người, thể nhận được Giác Tính, Sớm mở lòng Bồ Đề.
Về nương Pháp trong con, xin nguyện cho mọi người, nắm vững các pháp môn, cùng lên đường chuyển hoá.
Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho mọi người, xây dựng nên bốn chúng, nhiếp hoá được muôn loài. (CC)

18. (Hồi Hướng)

Trì Giới pháp thâm diệu
Tạo công đức vô biên
Đệ tử xin hồi hướng
Cho chúng sinh mọi miền. (C)

Pháp môn xin nguyện học
Ân nghĩa xin nguyện đền
Phiền não xin nguyện đoạn
Quả Bụt xin chứng nên. (CCC)


GÓP BÀI TRONG TẬP NÀY

ROBERT AIKEN, ROSHI (LÃO SƯ), là vị Sư Trưởng của Diamond Sangha (Tăng Thân Kim Cang) tại Hawaii và là một trong những sáng lập viên của Hội Ái Hữu Phật tử vì Hoà Bình (Buddhist Peace Fellowship.) Ông là tác giả của các tập sách: Encouraging Words (Cảnh Sách), The Dragon Who Never Sleeps (Con Rồng Chưa Bao Giờ Ngủ), Taking the Path of Zen (Hành Thiền Đạo), và A Zen Wave (Đợt Sóng Thiền.)

STEPHEN BATCHELOR, tác giả, dịch giả, và giáo sư Phật Học, sống ở nước Anh, là tác giả của các quyển: ‘The Awakening of the West: Buddhism and European Culture’ (Sự thức tỉnh của phương Tây: đạo Bụt và văn hoá Âu châu), ‘The Faith to Doubt: Glimpses of Buddhist Uncertainty’ (Đức Tin vào sự Nghi Ngờ: Khái lược về Vô Thường trong Đạo Bụt), The Tibet Guide (Sách Hướng Dẫn thăm Tây Tạng), và là dịch giả của nhiều tác phẩm viết từ tiếng Tây Tạng.

Sư Cô CHÂN KHÔNG, tỳ kheo ni , làm việc thiện nguyện giúp trẻ em thiếu ăn và nhiều người nghèo khó từ năm 14 tuổi, và phụ tá của thiền sư Thích Nhất Hạnh hơn ba mươi năm qua, Giám Đốc Đạo Tràng Mai Thôn ở Pháp. Sư Côtác giả cuốn Learning True Love: How I Learned and Practiced Social Change in Vietnam (Học Thương Đúng Nghĩa: Tôi đã học và thực tập thay đổi xã hội như thế nào tại Việt Nam), và là Giáo Thọ Đạo Tràng Mai Thôn, một trong 6 người đầu tiên thọ trì 14 giới của dòng tu Tiếp Hiện cùng với Nhất Chi Mai năm 1966.

MAXINE HONG KINGSTON, đạt Giải Thưởng Tác Phẩm Quốc Gia (National Book Award), là tác giả các quyển ‘The Woman Warrior: Memoirs of a Girlhood among Ghosts’ (Nữ chiến binh: Hồi ký về tuổi thanh xuân giữa những bóng ma), ‘China Men’ (Những người đàn ông Tàu), ‘Hawaii’ One Summer’ (Một Mùa Hè Hawaii), và ‘Tripmaster Monkey: His Fake Book’ (Con Khỉ Tôn Hành Giả: Du Ký giả của nó.) Hiện bà đang viết quyển Book of Peace (Sách An Bình) về sức mạnh chuyển hoá của các chiến binh.

JACK KORNFIELD, Giáo Thọ và người đồng sáng lập Trung Tâm Thiền Linh Thạch (Spirit Rock Meditation Center) ở miền Bắc California, là tác giả các quyền ‘A Path with Heart: A Guide through the Perils and Promises of Spiritual Life’ (Con Đường với Trái Tim: Cẩm Nang qua những Hiểm Nguy và Hứa Hẹn của Đời Sống Tâm Linh), và ‘Living Buddhist Masters’ (Những vị Thầy Sống trong đạo Phật), và đồng tác giả quyển ‘Seeking the Heart of Wisdom: The Path of Insight Meditation’ (Tìm Tâm Trí Tuệ: Con Đường của Thiền Minh Sát.)

Sư Cô ANNABEL LAITY (CHÂN ĐỨC), cựu giáo sư Phạn Ngữ Đại Học Luân Đôn Anh quốc, tỳ kheo ni Giáo Thọ theo truyền thống của Đạo Tràng Mai Thôn, Trụ Trì Tu Viện Tùng Hạc, tiểu bang Vermont, một tu viện em của Đạo Tràng Mai Thôn. Sư Cô giúp hướng dẫn cách tu tập chánh niệm hằng ngày cùng khắp Bắc Mỹ Châu và Âu Châu. dịch giả của nhiều quyển sách của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.

SULAK SIVARAKSA, người sáng lập Mạng Lưới Phật Tử Dấn Thân trên Thế Giới (International Network of Engaged Buddhists) đóng ở Bangkok, và nhiều tổ chức khác, được đề cử giải Nobel Hoà Bình năm 1993. Ông là tác giả của cuốn Seeds of Peace: A Buddhist Vision for Renewing Society (Những Hạt Giống Hoà Bình: Viễn cảnh Phật Giáo về Một Xã Hội Đổi Mới) và nhiều quyển sách khác.

GARY SNYDER, thi sĩ đoạt giải Pulitzer Prize, sống ở miền Bắc California. Ông là người sáng lập thiền đường Ring of Bone Zendo, và là tác giả các quyển No Nature (Vô Tính), The Practice of the Wild (Sự thực tập của Hoang Dã), Axe Hanles (Những Cán Rìu), Turtle Island (Đảo Rùa), Earth House Hold (Đất Quen), và nhiều quyển khác.

DAVID STEINDL-RAST, tu sĩ dòng Benedictine, sống ở tu viện Cama-Idolese ở California. Ông là tác giả của các quyển ‘Gratefulness’ (Tri Ân), ‘The Heart of Prayer: An Approach to Life in Fullness’ (Trái tim của sự Cầu Nguyện: một cách đến với Đời Sống trong Sự Vẹn Toàn), và ‘A Listening Heart’ (Trái tim biết lắng nghe), và là một nhân vật hàng đầu trong các phong trào đổi mới nếp sống tu viện và đối thoại Đông-Tây.

PATRICIA MAX ELLSBERG cùng với phu quân là DANIEL ELLSBERG đã công bố tài liệu mật về Tình Báo CIA Hoa Kỳ nhằm phơi bày những tội ác kinh khiếp của tổ chức này. Bà và phu quân là hai người Hoa Kỳ đã hết lòng tranh đấu cho Hòa Bình Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới, hầu chấm dứt sự can thiệp quân sự mưu mô tàn ác của chính quyền Hoa Kỳ vào nhiều nước trên thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 27480)
Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy (ti-sarana), Ngũ giới (pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo (ti-ratana) và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.
(Xem: 26730)
Đức Phật thấy rõ bản chất của phiền não tham, sân, si là nguồn gốc khổ đau, Ngài chế ra ba phương thuốc Giới-Định-Tuệ để chữa tâm bệnh tham, sân, si cho chúng sinh...
(Xem: 22526)
Trong lời phàm lệ của quyển Tứ phần giới bổn như thích, Luật sư Hoằng Tán (1611-1685) nói: "Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 29422)
Các Tỷ kheo thực hành pháp an cư, là biểu hiện mẫu mực đời sống ly dục, tịch tịnh của một vị A la hán. Đời sống ấy được thực hành miên mật đầy đủ bốn chất liệu thanh tịnh...
(Xem: 19886)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật. Các vị Tỳ-khưu quyết định trùng tụng trong dịp an cư...
(Xem: 25988)
Ðức Thế Tôn Chánh Ðẳng Chánh Giác từ lúc phát tâm tu tập cho đến nay đã thành tựu, vì muốn độ người nên an trú tại thành Xá vệ. Chư Thiên, nhân loại cung kính cúng dường...
(Xem: 19600)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giớibản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật... HT Thích Trí Quang
(Xem: 29655)
Thanh Quy cũng như luật ngoài đời, do Tổ thuật mà giữ gìn đúng nghi cách. Nhưng Thanh Quy khởi đầu từ ngài Pháp Vân đời Lương (thế kỷ 5) ở chùa Quang Trạch.
(Xem: 22083)
Giới luậtuy nghi không phải là những yếu tố hạn chếbó buộc, trái lại đó là những phương tiện bảo vệ tự do cá nhân và tạo nên sự hòa hợpan lạc cho đoàn thể tu học mình.
(Xem: 22476)
Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ.
(Xem: 23203)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới là gốc của Vô thượng Bồ đề”. Do đó, tinh thần căn bản của Phật giáo là ở sự tôn nghiêm của giới luật, tức là đệ tử của Phật phải tôn trọng và tuân giữ giới luật.
(Xem: 19838)
Dưới đây là bảng tóm tắt so sánh các bộ Luật Tỳ-kheo hiện đang lưu hành - Bình Anson
(Xem: 21578)
CỔ NGÔ – NGẪU ÍCH – Sa-môn TRÍ HÚC giải thích - Việt dịch: Sa-môn THÍCH ÐỔNG MlNH - Nhuận văn và chú thích: Sa-môn THÍCH ÐỨC THẮNG
(Xem: 35863)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 23779)
Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách...
(Xem: 17675)
Con người khác với loài động vật ở chổ biết đặt vấn đề về giá trị của đời sống; sống như thế nào thì gọi là thiện là tốt hoặc ngược lại là ác là xấu?
(Xem: 23801)
“Nếu Phật tử cố ăn thịt. Tất cả thịt của mọi loài chúng sanh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thì mất lòng đại từ bi, dứt giống Phật tánh...
(Xem: 42004)
Kinh Phạm Võngkinh đầu tiên trong Trường bộ kinh và qua toàn văn chúng ta cũng đủ hiểu giá trị của kinh này như thế nào.
(Xem: 37565)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(Xem: 24948)
Quy mạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe.
(Xem: 46302)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 26301)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 17813)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 32600)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 18925)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 18715)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 32841)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 26302)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 12307)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM