Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

05. Phẩm Dược Thảo Dụ

27 Tháng Tám 201100:00(Xem: 10468)
05. Phẩm Dược Thảo Dụ

Phẩm Dược Thảo Dụ Thứ Năm 

Dược Thảo Dụ: thí dụ về cỏ thuốc.

Sau khi Ngài Ca Diếp đã trình giải chỗ thâm hiểu của mình về “Tri kiến Phật”. Sự trình giải ấy đã nói lên rằng, các Ngài thấu rõ được Đức Thế Tôncăn cơ chúng sinh, mà phương tiện thuyết về Tam thừa để quy hướng Nhất thừa.

Đến đây Đức Thế Tôn khen ngợi các Ngài Huệ mạng Đại Ca Chiên Diên, Tu Bồ Đề, Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp đã thấy đúng biết đúng. Để làm sáng tỏ hơn và cho chúng hội hiểu được rằng Đức Thế Tôn bình đẳng thuyết pháp. Giống như một trận mưa thấm nhuần cây cỏ, tùy theo sức của mỗi loại mà sự thấm nhuần có khác nhau. Do vậy, Phẩm Dược Thảo Dụ được tuyên bày để đối trị hàng tăng thượng mạn, cho rằng nếu quy hướng vào Nhất thừa thì tâm tánh của chúng sinh sai khác nhau nhiều như số cát sông Hằng, làm sao “Giáo môn Nhất thừa” có thể bao trùm mà đưa họ đến con đường Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác được.

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Ngài Ma Ha Ca Diếp và các vị đại đệ tử: “Hay thay! Hay thay! Ca Diếp khen nói đặng công đức chân thật của Đức Như Lai. Đúng như lời các ngươi nói, Đức Như Lai còn có vô lượng vô biên a tăng kỳ công đức, các người dù trải qua vô lượng ức kiếp nói cũng không hết được”.

Như vậy Ngài Ca Diếp đã đại diện cho các vị đệ tửchúng hội, nêu lên được công đức chân thật của Như Lai. Các Ngài đã trình bày rất rõ ràng trong phẩm Tín Giải. Đức Thế Tônphương tiện theo căn cơ của chúng sinh mà một Phật thừa phân biệt nói thành ba. Đó là công đức tùy thuận đại từ, đại bi bất khả tư nghị của Như LaiCa Diếp đã nói lên được, nên Đức Thế Tôn đã ngợi khen: Hay thay! Hay thay!.

- Hay thay lần thứ nhất là khen ngợi Ngài Ca Diếp thấy đúng, biết đúng.

- Hay thay lần thứ hai là khen ngợi các Ngài đã trình bày một cách chân thật rõ ràng chỗ thấy biết đúng của mình.

Nhưng Đức Thế Tôn còn cho các Ngài biết Như Lai hãy còn có vô lượng vô biên a tăng kỳ công đức nữa, dù nói bao lâu cũng không hết được. Nghĩa là nếu đạt đến “thể tánh viên minh” thì diệu dụng tùy duyên ứng hiện không thể nào suy lường được.

Ngài nói tiếp:

“Ca Diếp nên biết, Đức Như Lai là vua của các pháp, nếu nói ra điều gì đều không hư dối vậy”.

Với ý nghĩa Đức Như Lai phương tiệnchúng sinhthuyết pháp. Sự thuyết pháp ấy dù thật, dù hư, dù có, dù không, Ngài vẫn ung dung thông tự tại, năng quay bánh xe pháp mà không bị bánh xe ấy trói buộc hay quay ngược lại, cho nên gọi là “vua các pháp”. Đức Như Lai thuyết pháp hợp với căn cơ của chúng sinh, đúng thời, đúng lúc. Nếu thuyết vì Nhị thừa, thì hợp với căn cơ. Nếu thuyết về nhất thừa thì ứng hợp với chân lý. Các pháp của thế gian nay dời mai đổi. Nhưng lời của Như Lai nói ra đều rốt ráo, cứu cánh vượt cả không gian, thời gian, nên gọi là “không hư dối” vậy.

“Phật đối tất cả pháp dùng sức trí huệ phương tiện mà diễn nói, pháp của Phật nói ra thảy đều đến bậc nhất thiết trí”. Đến đây chúng ta cũng thấy rõ hơn, Đức Thế Tôn đã biết rõ thật tướng của các pháp, biết rõ căn cơ của chúng sinh theo chủng loại. Ngài đã dùng trí phương tiện tùy thuận chúng sinh để thuyết pháp. Nhưng pháp đó luôn luôn tương ứng của trí tuệ của bậc nhất thiết trí. Do vậy mà chúng sinh mới hiểu rõ ràng để nương theo đó tiến vào Phật đạo.

“Đức Như Lai xem biết chỗ quy thú của tất cả pháp, cũng biết chỗ tâm sở hành của tất cả chúng sinh thông suốt không ngại”.

Mặc dù chúng sinh nhiều chủng loại, phát khởi vô lượng ý niệm khác nhau. Nhưng trí vô ngại của Đức Thế Tôn đã thấu rõ, do đó Ngài đã ứng dụng các pháp theo từng hạng, từng loại để chúng nương theo mà quy hướng đến đạo Vô thượng Chánh Đẳng, Chánh Giác.

“Phật lại đối với các pháp rõ biết rốt ráo hết, chỉ bày tất cả trí tuệ cho chúng sinh”.

Vì biết rõ cội nguồn của các pháp, nên Đức Thế Tôn mới tùy thuận theo căn cơ của chúng sinh mà lập ra Tam thừa giáo pháp, để cuối cùng đưa chúng sinh vào “lý đạo Nhất thừa”.

Để chúng hội lãnh hội một cách rõ ràng hơn, Đức Thế Tôn đã tuyên bày thí dụ:

“Ca Diếp! Thí như trong cõi tam thiên đại thiên, nơi núi, sông, khe, hang, ruộng đất sinh ra cỏ cây lùm rừng và các cỏ thuốc, bao nhiêu giống loại, tên gọi màu sắc đều khác”.

Với ý nghĩa trong cõi phàm thánh đồng cư chúng sinh nhiều chủng loại. Hoặc có những loại đang bị nghiệp lực dẫn dắt ở cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, hoặc có chủng loại ở cảnh giới nhân thiên.

Tuy nhiên, trong các chủng loại đó, có chủng loại hạt giống thiện của thế gianxuất thế gian đã nẩy mầm gọi là “Ngũ thừa chủng tính” như: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ Tát thừa. Ngũ thừa chủng tính ấy nếu đã phát khởi mà gặp cơn mưa pháp đúng thời, đúng lúc thì nó dễ dàng đơm hoa kết trái, dễ dàng đạt đến quả vị “Diệu giác chân thường”.

Do vậy, trong phẩm kinh gọi Ngũ thừa chủng tính này là “các cỏ thuốc” và mỗi thừa đều có sự phát tâm tu hành, chứng quả khác nhau, nên gọi là “Bao nhiêu chủng loại, tên gọi, màu sắc đều khác nhau”.

Đúng lúc “mây mù bủa giăng khắp cõi tam thiên đại thiên”.

Đó là dụ cho ứng hóa thân của Như Lai, khắp hiện ra 9 cõi pháp giới đều tùy cơ thuyết pháp. Vầng mây ứng hóa ấy đã bình đẳng và phải thời khắp nơi thấm nhuần cây cối lùm rừng và các cỏ thuốc. Hoặc có thứ gốc nhỏ, thân nhỏ, nhánh nhỏ, lá nhỏ. Hoặc có thứ gốc vừa, thân vừa, nhánh vừa, lá vừa. Hoặc có thứ gốc lớn, thân lớn, nhánh lớn, lá lớn. Các giống cây lớn nhỏ, tùy hạng thượng, trung, hạ mà hấp thụ khác nhau. Một đám mây tuôn mưa xuống, xứng theo mỗi giống loại mà cây cỏ đặng sinh trưởng, đơm bông kết trái.

Đó là đám mây tuôn mưa đúng lúc, đúng thời. Chính cơn mưa pháp phải thời, đã làm cho muôn loại cây cỏ thấm nhuần. Nhưng loại cỏ thuốc lại có công năng trị được các chứng bệnh, như tam độc tham, sân, si, dứt trừ phiền não, đã nhân cơn mưa ấy mà thấm nhuần lý đạo y theo đó mà hành, để “đơm bông kết trái” làm lợi ích cho chúng sinh. Nghĩa là sẽ đạt quả vị “diệu giác chân thường” mà hóa độ muôn loài.

- Với loại cỏ thuốc gốc lớn là dụ cho chủng tính Bồ Tát đại thừa.

- Với loại cỏ thuốc gốc vừa là dụ cho chủng tính Thanh văn, Duyên giác thừa.

- Với loại cỏ thuốc gốc nhỏ là dụ cho chủng tính Nhân, Thiên thừa.

- Thân, nhánh, lá, là dụ cho sự phát tâm tu chứng quả theo từng chủng tính loại khác nhau.

Trong các loại cây cũng có hai loại lớn nhỏ. Loại cây lớn dụ cho hàng Bồ Tát từ Bát địa trở lên. Loại cây nhỏ dụ cho hàng Bồ Tát từ Thất địa trở xuống.

Hai loại cây này chia làm ba bậc thượng, trung, hạ phẩm.

- Bậc hạ phẩm từ Sơ địa đến Ngũ địa.

- Bậc trung phẩm từ Ngũ địa đến Bát địa.

- Bậc thượng phẩm từ Bát địa trở lên.

Từ khi phát tâm đến khi đạt thành quả vị, mỗi giống loại đều được thấm nhuần mưa pháp một cách trọn vẹn. “Dầu rằng một cõi đất sinh, một trận mưa thấm nhuần các cỏ cây đều có sai khác”.

Điều đó cho chúng ta thấy rằng ở trong cõi tam thiên đại thiên mưa pháp vốn đồng, nhưng tùy theo giống loại cỏ cây mà sự thấm nhuần có khác nhau.

“Ca Diếp nên biết! Đức Như Lai cũng lại như thế, hiện ra nơi đời như vầng mây lớn nổi lên. Dùng giọng tiếng lớn vang khắp thế giới cả trời, người, A tu ha, như mây lớn kia trùm khắp cõi tam thiên đại thiên”.

Đức Thế Tônthương xót muôn loài, Ngài có đủ phước huệ trang nghiêm, biện tài vô ngại. “Người chưa được độ, thời làm cho được độ, người chưa được tỏ ngộ, thời làm cho được tỏ ngộ, người chưa an, thời làm cho được an, người chưa chứng Niết bàn, làm cho chứng Niết bàn”.

Ngài là bậc có đầy đủ tam minh, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông. Dùng vô số phương tiện tùy duyên ứng hiện để khai đạo cho chúng sinh trong tam giới.

“Đức Như Lai xem xét các căn lợi độn, tinh tấn, hay giải đãi của chúng sinh đó, thuận theo vừa sức nó kham được mà vì chúng nói pháp. Chủng loại nhiều vô lượng, Phật đều khiến vui mừng đặng lợi lành, đã nghe các pháp rồi lìa khỏi các chướng ngại ở trong các pháp theo sức mình kham lần lần được vào đạo”.

- Đức Như Lai nói pháp với mục đích làm cho chúng sinh dứt trừ phiền não, xa rời vọng tưởng thoát ly sinh tử để hiển bày “chân như tướng”.

- Đức Như Lai thuyết pháp ứng hợp với căn cơchân lý. Do đó mà chúng sinh tỏ ngộ dứt trừ cội gốc của vô minh, đạt đến bậc nhất thiết trí.

- Đức Như Lai biết rõ từng căn cơ của chúng sinh “còn nhớ pháp nào, dùng pháp gì để nhớ, dùng pháp gì để nghĩ, dùng pháp gì để tu, dùng pháp gì để đặng pháp gì?”

- “Đức Như Lai biết đúng như thật, rõ ràng không bị ngại, nhiều điều Đức Như Lai biết đó tự chúng sinh trong các chủng loại không thể nào biết một cách rốt ráo được. Như cây cối lùm rừng các cỏ thuốc kia không tự biết tánh thượng, trung, hạ của nó”.

- Đức Như Lai biết tướng chân thật của vạn pháp, nhưng chúng sinhvô minh nhiễm chấp nơi các pháp nên chưa có thể thấu rõ được ngay tướng chân thật của vạn pháp.

Do đó, Đức Như Lai thị hiện đồng cư với chúng sinh, như đám mây lớn bao trùm các cõi, mưa pháp phải thời, phải lúc, làm cho muôn loài cây cỏ thấm nhuần mát mẻ, từ đó đơm hoa kết trái sum sê. Chính vì chủng loại quá nhiều và căn cơ hạ liệt. Do vậy mà Đức Như Lai ngay lúc ban đầu tùy thuận chúng sinh để dìu dắt uốn nắn mà không vội thuyết về nhất thiết chủng trí. “Đức Như Lai biết một pháp, một tướng, một vị, nghĩa là tướng giải thoát, tướng xa lìa, tướng diệt, tướng rốt ráo Niết bàn, thường tịch diệt trọn về nơi không. Phật biết như thế rồi, xem xét tâm ưa muốn của chúng sinhdìu dắt chúng, cho nên chẳng liền vì chúng thuyết nhất thiết chủng trí”.

Đến đây một lần nữa Đức Như Lai khen ngợi bốn vị trong nhóm Ngài Ca Diếp, đã thấu hiểu tột cùng về ý chỉ của Ngài.

“Ca Diếp! Các ngươi rất là hi hữu, có thể biết rõ Đức Như Lai tùy cơ nghi nói pháp hay tin hay nhận”.

Điều quan trọng ở phần khen ngợi này mà chúng ta cần phải hiểu rõ là chỗ “tùy cơ nghi nói pháp”. Giờ đây chúng ta thuyết về pháp Phật, chúng tatùy cơ nghi không? Sở dĩ chúng ta không tùy cơ nghi được vì chúng ta chưa thông đạt được giáo nghĩa Đại thừa, chưa thực sống mà chúng ta chỉ loanh quanh lẩn quẩn trong việc khuyên mọi người tụng kinh, niệm Phật, trì chú, ngồi thiền cho thật nhiều đặng cho có phước. Hưởng phước báu từ đời này qua đời khác, hàng ngày giữ cho có chừng mấy thời tụng niệm.

Hàng Tăng Ni chúng thì muốn học chữ nghĩa thật nhiều, đọc thuộc lòng hàng trăm bài kệ, hàng ngàn điển ngữ, mống ý cao xa, lại cứ tưởng giáo lý thâm sâu của nhà Phật nằm trong tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Pali... rồi đổ xô đi học các thứ tiếng ấy, để lòe đời bịp thế, bước chân thấp chân cao ra tuồng ngơ ngơ ngáo ngáo, rốt cuộc đắm nhiễm sắc, thanh, hương, vị, xúc... thô hèn mà trở về thế tục.

Vẫn biết rằng phương tiện ngữ ngôn, văn tự cần cho việc truyền thừa giáo pháp. Nhưng luôn luôn phải nhớ rằng chữ nghĩa ngữ ngôn không dính dấp gì đến đạo lý thâm sâu mầu nhiệm của chư Phật cả.

Các bậc Tổ Đức đã từng dạy: “Phật pháp hưng vong, Tăng đồ hữu trách”. Là Thích tử, chúng ta được gội nhuần ánh sáng của chư Tổ, được che chở dưới bóng Bồ Đề mát rượi của các bậc tiền nhân. Chúng ta không nỡ đem “lý đạo nhiệm mầu” biến thành quyền uy ban phước giáng họa hoặc biến thành chiếc thuyền truyền cảm để chở tiền tài, danh vọng và sắc đẹp.

“Lý đạo nhiệm mầu” không nằm trong các loại chữ viết ngôn ngữ, bằng cấp, không nằm trong giáo nghĩa của tà giáo, ngoại đạo và các pháp từ vọng thức nẩy sinh, từ cõi Dục đến cõi Vô Sắc.

Thông đạt lý đạo, hay nói đúng hơn thông đạt “giáo nghĩa Đại thừa”, chúng ta sẽ có một mặt trời trí huệ, một núi hùng biện, một suối từ bi, một nguồn sức mạnh vô biên. Chúng ta sẽ có đủ điều kiện tự cứu thoát được ta và cứu thoát cả muôn loài.

Kinh Pháp Hoabộ kinh chứa đựng tròn đủ chân lý, chứa đựng những bí yếu của chân lý.

Kinh Pháp Hoa là vua trong các kinh, vì đó là pháp vi diệu thuyết về “Tri kiến Phật”.

Do vậy, chúng ta đọc tụng thọ trì kinh Pháp Hoa, để đạt thành “Tri kiến Như Lai”, chứ chẳng phải đọc tụng để hưởng phước báu ở cõi Nhân, Thiên.

Xưa kia có vị sư tên Pháp Đạt, người đất Hồng Châu, xuất gia từ 7 tuổi, lớn lên thường tụng kinh Pháp Hoa. Một hôm đến làm lễ ra mắt Lục Tổ Tuệ Năng, đầu cúi chẳng sát đất, Tổ quở rằng: “Làm lễ mà đầu chẳng sát đất thì chi bằng đừng làm lễ, chắc trong lòng ngươi ỷ có tích chứa vật gì đây, vậy người chứa kín sự chi đó?”

Phát Đạt bạch: “Tôi tụng kinh Pháp Hoa đặng 3.000 bộ rồi”.

Tổ nói: “Dầu người có tụng muôn bộ và hiểu thấu ý nghĩa của kinh đi nữa, cũng chẳng nên lấy đó tự phụ hơn người, được như thế ngươi mới cùng ta đồng hành với nhau, nay ngươi cậy mình có tạo được sự nghiệp ấy, cho nên người lầm lỗi mà chẳng biết lỗi vậy, hãy nghe kệ ta đây:

- Lễ phép vốn bẻ gãy cái tròng kiêu mạn, xấc xược.

- Đầu lễ cúi không tới đất.

- Lòng chứa ngã tướng thì tội lỗi ắt nảy sinh, quên công đi thì phước không lường.

Tổ lại đọc thêm một bài kệ:

- Ngươi nay tên Pháp Đạt.

Chuyên tụng kinh Pháp Hoa không dừng nghỉ.

Nhưng đọc không, đọc suông cho có giọng êm tai. Chừng nào khai mở tâm mình được sáng suốt mới thành bậc Bồ Tát.

Nay vì ngươi có căn duyên với ta, nên ta vì ngươi mà giải quyết. Ngươi chỉ nên tin rằng: Phật chẳng có lời nào mà không có ý nghĩa cao siêu. Hiểu biết như vậy thì tụng kinh Pháp Hoa dường như hoa sen trong miệng mọc ra vậy.

Sau đó Pháp Đạt đọc kinh Pháp Hoa cho Tổ nghe đến Phẩm Thí Dụ, Tổ bảo ngừng lại.

Tổ dạy:

- Lòng mê muội bị Pháp Hoa sai khiến.

- Lòng tỏ ngộ xoay chuyển được Pháp Hoa.

Tụng kinh trải qua bao thời gian rồi mà chẳng thông hiểu nghĩa, thì làm cho người đọc kinhnghĩa kinh càng nghịch lẫn nhau.

Không tụng thì thôi, nếu tụng thì đừng câu chấp văn tự, mà phải tìm hiểu ý nghĩa rồi thực hành theo đó, nhờ nơi đó mà làm điều chân chính.

Còn như chỉ chuyên chú về mặt văn, không tìm hiểu ý nghĩa, nhắm mắt làm càn, thì nhân đó mà làm điều tà vậy.

Bởi vậy hoặc có tụng, hoặc không tụng đều chẳng nên tính toán, kể lể công đức chi cả.

Có như thế mới ngồi lâu dài trên cỗ xe trâu trắng được.

Tổ dạy tiếp:

- Ba cỗ xe ấy thật ra chẳng có.

Đó là lời nói bóng dáng mượn đặng giải dạy trong thời buổi xưa kia cho dễ hiểu. Còn đối với thời buổi hiện tại thật sự chỉ có một cỗ xe Phật. Và chỉ dạy cho người bỏ cái giả dốitrở về cái chân thật.

Sau khi quay trở về cái chân thật thì chân thật cũng chẳng có tên.

Ngươi nên biết, những của cải của ngươi vốn có, tất cả đều toàn thuộc về ngươi, do ngươi thọ dụng. Lại nữa chớ khá tưởng rằng của ấy do cha tạo ra hay con tạo ra, mà cũng chẳng nên xem là vật vô dụngkhông tưởng dùng đến nó.

Pháp Đạt nhờ Tổ mở mang trí tuệ nên mừng vui không kể xiết, nhân đó đọc một bài kệ:

Tụng kinh được ba ngàn bộ

Nay qua Tào Khê một câu cũng chẳng còn

Chưa thông hiểu ý nghĩa tu hành xuất thế tới mức độ nào, thì làm sao dứt được nợ đời ngây cuồng cho được. Ai biết được lửa đang cháy trong nhà người ấy mới làm chủ được tâm mình.

Tổ nói: “Từ nay sắp sau ngươi mới có thể tự xưng là vị Tăng biết đọc kinh”.

Từ đó Pháp Đạt hiểu rõ ý tứ sâu kín của Tổ mà chẳng dám bỏ bê việc tụng kinh.

Do vậy, nên chúng ta cần phải thấu hiểu là đọc tụng, thọ trì kinh Pháp Hoa là để đạt đến “Tri kiến Như Lai” chứ không phải chuyên kể lể công đức đặng hưởng phước báu nhân thiên.

Đến đây Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà thuyết kệ:

Pháp vương phá các cõi,

Hiện ra trong thế gian,

Theo tánh của chúng sinh,

Dùng các món nói pháp,

Đức Như Lai tôn trọng,

Trí tuệ rất sâu xa,

Lâu giữ pháp yếu này,

Chẳng vội liền nói ra,

Người trí nếu được nghe,

Thời có thể tin hiểu,

Kẻ không trí nghi hối,

Thời bèn là mất hẳn,

Ca Diếp vì cớ đó,

Theo sức chúng nói pháp,

Dùng các món nhân duyên,

Cho chứng đặng chánh kiến.

Phần trùng tụng trên với ý nghĩa Đức Thế Tôn là vua các pháp. Ngài dùng sức trí tuệ soi sáng vô minh của chúng sinh đã và đang bị vọng thức làm nảy sinh các cõi và đắm chấp trong các cõi ấy. Ngài tùy theo chủng tính của chúng ta mà nói pháp để cho chúng xa rời hư vọng mà vào nơi chánh kiến của Phật.

Ca Diếp ngươi nên biết,

Thí như vầng mây lớn,

Nổi lên trong thế gian,

Che trùm khắp tất cả,

Mây trí tuệ khắp nhuần,

Chớp nhoáng chói sáng lòa

Tiếng sấm vang xa động,

Khiến mọi loài vui đẹp,

Nhật quang bị che khuất,

Trên mặt đất mát mẻ,

Mây mù khắp bủa xuống,

Dường có thể nắm tới,

Trận mưa khắp bình đẳng,

Cây cỏ đều thấm ướt,

Theo thể tướng của nó,

Tánh loại chia lớn nhỏ,

Nước đượm nhuần vẫn một,

Mà đều được sum sê.

Phần trùng tụng trên với ý nghĩa vầng mây trí tuệ bao trùm, ngăn trừ ác đạo, làm cho nhân hạnh ngũ thừa phát khởi, để từ đó vươn lên tiến vào Phật đạo.

Đức Phật cũng như thế,

Xuất hiện ra giữa đời,

Ví như vầng mây lớn,

Che trùm khắp tất cả,

Đã hiện ra trong đời,

Bèn vì các chúng sinh,

Phân biệt diễn nói ra,

Nghĩa thật của các pháp.

Sau khi đã nghe pháp tất cả chúng sinh đều tùy theo căn cơ của mình mà đạt thành quả vị.

Tất cả loại chúng sinh,

Được nghe pháp của ta,

Tùy sức mình lãnh lấy,

Trụ ở nơi các bậc,

Hoặc là ở trời người,

Làm Chuyển luân thánh vương,

Trời Thích Phạm các vua,

Đó là cỏ thuốc nhỏ,

Hoặc rõ pháp vô lậu,

Hay chứng đặng Niết bàn,

Khởi sáu pháp thần thông,

Và đặng ba món minh,

Ở riêng trong núi rừng,

Thường hành môn thiền định,

Chứng đặng bậc Duyên giác,

Là cỏ thuốc bậc trung,

Hoặc cầu bậc Thế Tôn,

Ta sẽ đặng thành Phật,

Tu tinh tấn thiền định,

Là cỏ thuốc bậc thượng,

Lại có hàng Phật tử,

Chuyên tâm nơi Phật đạo,

Thường thật hành từ bi,

Tự biết mình thành Phật,

Quyết định không còn nghi,

Gọi đó là cây nhỏ,

Hoặc an trụ thần thông,

Chuyển bất thối pháp luân,

Độ vô lượng muôn ức,

Trăm nghìn loài chúng sinh,

Bồ Tát hạng như thế,

Gọi đó là cây lớn.

Đến cuối phẩm:

Ca Diếp ngươi nên biết,

Ta dùng các nhân duyên,

Các món thí dụ thảy,

Để chỉ bày Phật đạo,

Đó là ta phương tiện,

Các Đức Phật cũng thế,

Nay ta vì các ngươi,

Nói việc rất chân thật,

Các chúng thuộc Thanh văn,

Đều chẳng phải diệt độ,

Chỗ các ngươi tu hành,

Là đạo của Bồ Tát,

Lần lần tu học lên,

Thảy đều sẽ thành Phật.

Dược Thảo Dụ: thí dụ về cỏ thuốc.

Sau khi Ngài Ca Diếp đã trình giải chỗ thâm hiểu của mình về “Tri kiến Phật”. Sự trình giải ấy đã nói lên rằng, các Ngài thấu rõ được Đức Thế Tôncăn cơ chúng sinh, mà phương tiện thuyết về Tam thừa để quy hướng Nhất thừa.

Đến đây Đức Thế Tôn khen ngợi các Ngài Huệ mạng Đại Ca Chiên Diên, Tu Bồ Đề, Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp đã thấy đúng biết đúng. Để làm sáng tỏ hơn và cho chúng hội hiểu được rằng Đức Thế Tôn bình đẳng thuyết pháp. Giống như một trận mưa thấm nhuần cây cỏ, tùy theo sức của mỗi loại mà sự thấm nhuần có khác nhau. Do vậy, Phẩm Dược Thảo Dụ được tuyên bày để đối trị hàng tăng thượng mạn, cho rằng nếu quy hướng vào Nhất thừa thì tâm tánh của chúng sinh sai khác nhau nhiều như số cát sông Hằng, làm sao “Giáo môn Nhất thừa” có thể bao trùm mà đưa họ đến con đường Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác được.

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Ngài Ma Ha Ca Diếp và các vị đại đệ tử: “Hay thay! Hay thay! Ca Diếp khen nói đặng công đức chân thật của Đức Như Lai. Đúng như lời các ngươi nói, Đức Như Lai còn có vô lượng vô biên a tăng kỳ công đức, các người dù trải qua vô lượng ức kiếp nói cũng không hết được”.

Như vậy Ngài Ca Diếp đã đại diện cho các vị đệ tửchúng hội, nêu lên được công đức chân thật của Như Lai. Các Ngài đã trình bày rất rõ ràng trong phẩm Tín Giải. Đức Thế Tônphương tiện theo căn cơ của chúng sinh mà một Phật thừa phân biệt nói thành ba. Đó là công đức tùy thuận đại từ, đại bi bất khả tư nghị của Như LaiCa Diếp đã nói lên được, nên Đức Thế Tôn đã ngợi khen: Hay thay! Hay thay!.

- Hay thay lần thứ nhất là khen ngợi Ngài Ca Diếp thấy đúng, biết đúng.

- Hay thay lần thứ hai là khen ngợi các Ngài đã trình bày một cách chân thật rõ ràng chỗ thấy biết đúng của mình.

Nhưng Đức Thế Tôn còn cho các Ngài biết Như Lai hãy còn có vô lượng vô biên a tăng kỳ công đức nữa, dù nói bao lâu cũng không hết được. Nghĩa là nếu đạt đến “thể tánh viên minh” thì diệu dụng tùy duyên ứng hiện không thể nào suy lường được.

Ngài nói tiếp:

“Ca Diếp nên biết, Đức Như Lai là vua của các pháp, nếu nói ra điều gì đều không hư dối vậy”.

Với ý nghĩa Đức Như Lai phương tiệnchúng sinhthuyết pháp. Sự thuyết pháp ấy dù thật, dù hư, dù có, dù không, Ngài vẫn ung dung thông tự tại, năng quay bánh xe pháp mà không bị bánh xe ấy trói buộc hay quay ngược lại, cho nên gọi là “vua các pháp”. Đức Như Lai thuyết pháp hợp với căn cơ của chúng sinh, đúng thời, đúng lúc. Nếu thuyết vì Nhị thừa, thì hợp với căn cơ. Nếu thuyết về nhất thừa thì ứng hợp với chân lý. Các pháp của thế gian nay dời mai đổi. Nhưng lời của Như Lai nói ra đều rốt ráo, cứu cánh vượt cả không gian, thời gian, nên gọi là “không hư dối” vậy.

“Phật đối tất cả pháp dùng sức trí huệ phương tiện mà diễn nói, pháp của Phật nói ra thảy đều đến bậc nhất thiết trí”. Đến đây chúng ta cũng thấy rõ hơn, Đức Thế Tôn đã biết rõ thật tướng của các pháp, biết rõ căn cơ của chúng sinh theo chủng loại. Ngài đã dùng trí phương tiện tùy thuận chúng sinh để thuyết pháp. Nhưng pháp đó luôn luôn tương ứng của trí tuệ của bậc nhất thiết trí. Do vậy mà chúng sinh mới hiểu rõ ràng để nương theo đó tiến vào Phật đạo.

“Đức Như Lai xem biết chỗ quy thú của tất cả pháp, cũng biết chỗ tâm sở hành của tất cả chúng sinh thông suốt không ngại”.

Mặc dù chúng sinh nhiều chủng loại, phát khởi vô lượng ý niệm khác nhau. Nhưng trí vô ngại của Đức Thế Tôn đã thấu rõ, do đó Ngài đã ứng dụng các pháp theo từng hạng, từng loại để chúng nương theo mà quy hướng đến đạo Vô thượng Chánh Đẳng, Chánh Giác.

“Phật lại đối với các pháp rõ biết rốt ráo hết, chỉ bày tất cả trí tuệ cho chúng sinh”.

Vì biết rõ cội nguồn của các pháp, nên Đức Thế Tôn mới tùy thuận theo căn cơ của chúng sinh mà lập ra Tam thừa giáo pháp, để cuối cùng đưa chúng sinh vào “lý đạo Nhất thừa”.

Để chúng hội lãnh hội một cách rõ ràng hơn, Đức Thế Tôn đã tuyên bày thí dụ:

“Ca Diếp! Thí như trong cõi tam thiên đại thiên, nơi núi, sông, khe, hang, ruộng đất sinh ra cỏ cây lùm rừng và các cỏ thuốc, bao nhiêu giống loại, tên gọi màu sắc đều khác”.

Với ý nghĩa trong cõi phàm thánh đồng cư chúng sinh nhiều chủng loại. Hoặc có những loại đang bị nghiệp lực dẫn dắt ở cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, hoặc có chủng loại ở cảnh giới nhân thiên.

Tuy nhiên, trong các chủng loại đó, có chủng loại hạt giống thiện của thế gianxuất thế gian đã nẩy mầm gọi là “Ngũ thừa chủng tính” như: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ Tát thừa. Ngũ thừa chủng tính ấy nếu đã phát khởi mà gặp cơn mưa pháp đúng thời, đúng lúc thì nó dễ dàng đơm hoa kết trái, dễ dàng đạt đến quả vị “Diệu giác chân thường”.

Do vậy, trong phẩm kinh gọi Ngũ thừa chủng tính này là “các cỏ thuốc” và mỗi thừa đều có sự phát tâm tu hành, chứng quả khác nhau, nên gọi là “Bao nhiêu chủng loại, tên gọi, màu sắc đều khác nhau”.

Đúng lúc “mây mù bủa giăng khắp cõi tam thiên đại thiên”.

Đó là dụ cho ứng hóa thân của Như Lai, khắp hiện ra 9 cõi pháp giới đều tùy cơ thuyết pháp. Vầng mây ứng hóa ấy đã bình đẳng và phải thời khắp nơi thấm nhuần cây cối lùm rừng và các cỏ thuốc. Hoặc có thứ gốc nhỏ, thân nhỏ, nhánh nhỏ, lá nhỏ. Hoặc có thứ gốc vừa, thân vừa, nhánh vừa, lá vừa. Hoặc có thứ gốc lớn, thân lớn, nhánh lớn, lá lớn. Các giống cây lớn nhỏ, tùy hạng thượng, trung, hạ mà hấp thụ khác nhau. Một đám mây tuôn mưa xuống, xứng theo mỗi giống loại mà cây cỏ đặng sinh trưởng, đơm bông kết trái.

Đó là đám mây tuôn mưa đúng lúc, đúng thời. Chính cơn mưa pháp phải thời, đã làm cho muôn loại cây cỏ thấm nhuần. Nhưng loại cỏ thuốc lại có công năng trị được các chứng bệnh, như tam độc tham, sân, si, dứt trừ phiền não, đã nhân cơn mưa ấy mà thấm nhuần lý đạo y theo đó mà hành, để “đơm bông kết trái” làm lợi ích cho chúng sinh. Nghĩa là sẽ đạt quả vị “diệu giác chân thường” mà hóa độ muôn loài.

- Với loại cỏ thuốc gốc lớn là dụ cho chủng tính Bồ Tát đại thừa.

- Với loại cỏ thuốc gốc vừa là dụ cho chủng tính Thanh văn, Duyên giác thừa.

- Với loại cỏ thuốc gốc nhỏ là dụ cho chủng tính Nhân, Thiên thừa.

- Thân, nhánh, lá, là dụ cho sự phát tâm tu chứng quả theo từng chủng tính loại khác nhau.

Trong các loại cây cũng có hai loại lớn nhỏ. Loại cây lớn dụ cho hàng Bồ Tát từ Bát địa trở lên. Loại cây nhỏ dụ cho hàng Bồ Tát từ Thất địa trở xuống.

Hai loại cây này chia làm ba bậc thượng, trung, hạ phẩm.

- Bậc hạ phẩm từ Sơ địa đến Ngũ địa.

- Bậc trung phẩm từ Ngũ địa đến Bát địa.

- Bậc thượng phẩm từ Bát địa trở lên.

Từ khi phát tâm đến khi đạt thành quả vị, mỗi giống loại đều được thấm nhuần mưa pháp một cách trọn vẹn. “Dầu rằng một cõi đất sinh, một trận mưa thấm nhuần các cỏ cây đều có sai khác”.

Điều đó cho chúng ta thấy rằng ở trong cõi tam thiên đại thiên mưa pháp vốn đồng, nhưng tùy theo giống loại cỏ cây mà sự thấm nhuần có khác nhau.

“Ca Diếp nên biết! Đức Như Lai cũng lại như thế, hiện ra nơi đời như vầng mây lớn nổi lên. Dùng giọng tiếng lớn vang khắp thế giới cả trời, người, A tu ha, như mây lớn kia trùm khắp cõi tam thiên đại thiên”.

Đức Thế Tônthương xót muôn loài, Ngài có đủ phước huệ trang nghiêm, biện tài vô ngại. “Người chưa được độ, thời làm cho được độ, người chưa được tỏ ngộ, thời làm cho được tỏ ngộ, người chưa an, thời làm cho được an, người chưa chứng Niết bàn, làm cho chứng Niết bàn”.

Ngài là bậc có đầy đủ tam minh, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông. Dùng vô số phương tiện tùy duyên ứng hiện để khai đạo cho chúng sinh trong tam giới.

“Đức Như Lai xem xét các căn lợi độn, tinh tấn, hay giải đãi của chúng sinh đó, thuận theo vừa sức nó kham được mà vì chúng nói pháp. Chủng loại nhiều vô lượng, Phật đều khiến vui mừng đặng lợi lành, đã nghe các pháp rồi lìa khỏi các chướng ngại ở trong các pháp theo sức mình kham lần lần được vào đạo”.

- Đức Như Lai nói pháp với mục đích làm cho chúng sinh dứt trừ phiền não, xa rời vọng tưởng thoát ly sinh tử để hiển bày “chân như tướng”.

- Đức Như Lai thuyết pháp ứng hợp với căn cơchân lý. Do đó mà chúng sinh tỏ ngộ dứt trừ cội gốc của vô minh, đạt đến bậc nhất thiết trí.

- Đức Như Lai biết rõ từng căn cơ của chúng sinh “còn nhớ pháp nào, dùng pháp gì để nhớ, dùng pháp gì để nghĩ, dùng pháp gì để tu, dùng pháp gì để đặng pháp gì?”

- “Đức Như Lai biết đúng như thật, rõ ràng không bị ngại, nhiều điều Đức Như Lai biết đó tự chúng sinh trong các chủng loại không thể nào biết một cách rốt ráo được. Như cây cối lùm rừng các cỏ thuốc kia không tự biết tánh thượng, trung, hạ của nó”.

- Đức Như Lai biết tướng chân thật của vạn pháp, nhưng chúng sinhvô minh nhiễm chấp nơi các pháp nên chưa có thể thấu rõ được ngay tướng chân thật của vạn pháp.

Do đó, Đức Như Lai thị hiện đồng cư với chúng sinh, như đám mây lớn bao trùm các cõi, mưa pháp phải thời, phải lúc, làm cho muôn loài cây cỏ thấm nhuần mát mẻ, từ đó đơm hoa kết trái sum sê. Chính vì chủng loại quá nhiều và căn cơ hạ liệt. Do vậy mà Đức Như Lai ngay lúc ban đầu tùy thuận chúng sinh để dìu dắt uốn nắn mà không vội thuyết về nhất thiết chủng trí. “Đức Như Lai biết một pháp, một tướng, một vị, nghĩa là tướng giải thoát, tướng xa lìa, tướng diệt, tướng rốt ráo Niết bàn, thường tịch diệt trọn về nơi không. Phật biết như thế rồi, xem xét tâm ưa muốn của chúng sinhdìu dắt chúng, cho nên chẳng liền vì chúng thuyết nhất thiết chủng trí”.

Đến đây một lần nữa Đức Như Lai khen ngợi bốn vị trong nhóm Ngài Ca Diếp, đã thấu hiểu tột cùng về ý chỉ của Ngài.

“Ca Diếp! Các ngươi rất là hi hữu, có thể biết rõ Đức Như Lai tùy cơ nghi nói pháp hay tin hay nhận”.

Điều quan trọng ở phần khen ngợi này mà chúng ta cần phải hiểu rõ là chỗ “tùy cơ nghi nói pháp”. Giờ đây chúng ta thuyết về pháp Phật, chúng tatùy cơ nghi không? Sở dĩ chúng ta không tùy cơ nghi được vì chúng ta chưa thông đạt được giáo nghĩa Đại thừa, chưa thực sống mà chúng ta chỉ loanh quanh lẩn quẩn trong việc khuyên mọi người tụng kinh, niệm Phật, trì chú, ngồi thiền cho thật nhiều đặng cho có phước. Hưởng phước báu từ đời này qua đời khác, hàng ngày giữ cho có chừng mấy thời tụng niệm.

Hàng Tăng Ni chúng thì muốn học chữ nghĩa thật nhiều, đọc thuộc lòng hàng trăm bài kệ, hàng ngàn điển ngữ, mống ý cao xa, lại cứ tưởng giáo lý thâm sâu của nhà Phật nằm trong tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Pali... rồi đổ xô đi học các thứ tiếng ấy, để lòe đời bịp thế, bước chân thấp chân cao ra tuồng ngơ ngơ ngáo ngáo, rốt cuộc đắm nhiễm sắc, thanh, hương, vị, xúc... thô hèn mà trở về thế tục.

Vẫn biết rằng phương tiện ngữ ngôn, văn tự cần cho việc truyền thừa giáo pháp. Nhưng luôn luôn phải nhớ rằng chữ nghĩa ngữ ngôn không dính dấp gì đến đạo lý thâm sâu mầu nhiệm của chư Phật cả.

Các bậc Tổ Đức đã từng dạy: “Phật pháp hưng vong, Tăng đồ hữu trách”. Là Thích tử, chúng ta được gội nhuần ánh sáng của chư Tổ, được che chở dưới bóng Bồ Đề mát rượi của các bậc tiền nhân. Chúng ta không nỡ đem “lý đạo nhiệm mầu” biến thành quyền uy ban phước giáng họa hoặc biến thành chiếc thuyền truyền cảm để chở tiền tài, danh vọng và sắc đẹp.

“Lý đạo nhiệm mầu” không nằm trong các loại chữ viết ngôn ngữ, bằng cấp, không nằm trong giáo nghĩa của tà giáo, ngoại đạo và các pháp từ vọng thức nẩy sinh, từ cõi Dục đến cõi Vô Sắc.

Thông đạt lý đạo, hay nói đúng hơn thông đạt “giáo nghĩa Đại thừa”, chúng ta sẽ có một mặt trời trí huệ, một núi hùng biện, một suối từ bi, một nguồn sức mạnh vô biên. Chúng ta sẽ có đủ điều kiện tự cứu thoát được ta và cứu thoát cả muôn loài.

Kinh Pháp Hoabộ kinh chứa đựng tròn đủ chân lý, chứa đựng những bí yếu của chân lý.

Kinh Pháp Hoa là vua trong các kinh, vì đó là pháp vi diệu thuyết về “Tri kiến Phật”.

Do vậy, chúng ta đọc tụng thọ trì kinh Pháp Hoa, để đạt thành “Tri kiến Như Lai”, chứ chẳng phải đọc tụng để hưởng phước báu ở cõi Nhân, Thiên.

Xưa kia có vị sư tên Pháp Đạt, người đất Hồng Châu, xuất gia từ 7 tuổi, lớn lên thường tụng kinh Pháp Hoa. Một hôm đến làm lễ ra mắt Lục Tổ Tuệ Năng, đầu cúi chẳng sát đất, Tổ quở rằng: “Làm lễ mà đầu chẳng sát đất thì chi bằng đừng làm lễ, chắc trong lòng ngươi ỷ có tích chứa vật gì đây, vậy người chứa kín sự chi đó?”

Phát Đạt bạch: “Tôi tụng kinh Pháp Hoa đặng 3.000 bộ rồi”.

Tổ nói: “Dầu người có tụng muôn bộ và hiểu thấu ý nghĩa của kinh đi nữa, cũng chẳng nên lấy đó tự phụ hơn người, được như thế ngươi mới cùng ta đồng hành với nhau, nay ngươi cậy mình có tạo được sự nghiệp ấy, cho nên người lầm lỗi mà chẳng biết lỗi vậy, hãy nghe kệ ta đây:

- Lễ phép vốn bẻ gãy cái tròng kiêu mạn, xấc xược.

- Đầu lễ cúi không tới đất.

- Lòng chứa ngã tướng thì tội lỗi ắt nảy sinh, quên công đi thì phước không lường.

Tổ lại đọc thêm một bài kệ:

- Ngươi nay tên Pháp Đạt.

Chuyên tụng kinh Pháp Hoa không dừng nghỉ.

Nhưng đọc không, đọc suông cho có giọng êm tai. Chừng nào khai mở tâm mình được sáng suốt mới thành bậc Bồ Tát.

Nay vì ngươi có căn duyên với ta, nên ta vì ngươi mà giải quyết. Ngươi chỉ nên tin rằng: Phật chẳng có lời nào mà không có ý nghĩa cao siêu. Hiểu biết như vậy thì tụng kinh Pháp Hoa dường như hoa sen trong miệng mọc ra vậy.

Sau đó Pháp Đạt đọc kinh Pháp Hoa cho Tổ nghe đến Phẩm Thí Dụ, Tổ bảo ngừng lại.

Tổ dạy:

- Lòng mê muội bị Pháp Hoa sai khiến.

- Lòng tỏ ngộ xoay chuyển được Pháp Hoa.

Tụng kinh trải qua bao thời gian rồi mà chẳng thông hiểu nghĩa, thì làm cho người đọc kinhnghĩa kinh càng nghịch lẫn nhau.

Không tụng thì thôi, nếu tụng thì đừng câu chấp văn tự, mà phải tìm hiểu ý nghĩa rồi thực hành theo đó, nhờ nơi đó mà làm điều chân chính.

Còn như chỉ chuyên chú về mặt văn, không tìm hiểu ý nghĩa, nhắm mắt làm càn, thì nhân đó mà làm điều tà vậy.

Bởi vậy hoặc có tụng, hoặc không tụng đều chẳng nên tính toán, kể lể công đức chi cả.

Có như thế mới ngồi lâu dài trên cỗ xe trâu trắng được.

Tổ dạy tiếp:

- Ba cỗ xe ấy thật ra chẳng có.

Đó là lời nói bóng dáng mượn đặng giải dạy trong thời buổi xưa kia cho dễ hiểu. Còn đối với thời buổi hiện tại thật sự chỉ có một cỗ xe Phật. Và chỉ dạy cho người bỏ cái giả dốitrở về cái chân thật.

Sau khi quay trở về cái chân thật thì chân thật cũng chẳng có tên.

Ngươi nên biết, những của cải của ngươi vốn có, tất cả đều toàn thuộc về ngươi, do ngươi thọ dụng. Lại nữa chớ khá tưởng rằng của ấy do cha tạo ra hay con tạo ra, mà cũng chẳng nên xem là vật vô dụngkhông tưởng dùng đến nó.

Pháp Đạt nhờ Tổ mở mang trí tuệ nên mừng vui không kể xiết, nhân đó đọc một bài kệ:

Tụng kinh được ba ngàn bộ

Nay qua Tào Khê một câu cũng chẳng còn

Chưa thông hiểu ý nghĩa tu hành xuất thế tới mức độ nào, thì làm sao dứt được nợ đời ngây cuồng cho được. Ai biết được lửa đang cháy trong nhà người ấy mới làm chủ được tâm mình.

Tổ nói: “Từ nay sắp sau ngươi mới có thể tự xưng là vị Tăng biết đọc kinh”.

Từ đó Pháp Đạt hiểu rõ ý tứ sâu kín của Tổ mà chẳng dám bỏ bê việc tụng kinh.

Do vậy, nên chúng ta cần phải thấu hiểu là đọc tụng, thọ trì kinh Pháp Hoa là để đạt đến “Tri kiến Như Lai” chứ không phải chuyên kể lể công đức đặng hưởng phước báu nhân thiên.

Đến đây Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà thuyết kệ:

Pháp vương phá các cõi,

Hiện ra trong thế gian,

Theo tánh của chúng sinh,

Dùng các món nói pháp,

Đức Như Lai tôn trọng,

Trí tuệ rất sâu xa,

Lâu giữ pháp yếu này,

Chẳng vội liền nói ra,

Người trí nếu được nghe,

Thời có thể tin hiểu,

Kẻ không trí nghi hối,

Thời bèn là mất hẳn,

Ca Diếp vì cớ đó,

Theo sức chúng nói pháp,

Dùng các món nhân duyên,

Cho chứng đặng chánh kiến.

Phần trùng tụng trên với ý nghĩa Đức Thế Tôn là vua các pháp. Ngài dùng sức trí tuệ soi sáng vô minh của chúng sinh đã và đang bị vọng thức làm nảy sinh các cõi và đắm chấp trong các cõi ấy. Ngài tùy theo chủng tính của chúng ta mà nói pháp để cho chúng xa rời hư vọng mà vào nơi chánh kiến của Phật.

Ca Diếp ngươi nên biết,

Thí như vầng mây lớn,

Nổi lên trong thế gian,

Che trùm khắp tất cả,

Mây trí tuệ khắp nhuần,

Chớp nhoáng chói sáng lòa

Tiếng sấm vang xa động,

Khiến mọi loài vui đẹp,

Nhật quang bị che khuất,

Trên mặt đất mát mẻ,

Mây mù khắp bủa xuống,

Dường có thể nắm tới,

Trận mưa khắp bình đẳng,

Cây cỏ đều thấm ướt,

Theo thể tướng của nó,

Tánh loại chia lớn nhỏ,

Nước đượm nhuần vẫn một,

Mà đều được sum sê.

Phần trùng tụng trên với ý nghĩa vầng mây trí tuệ bao trùm, ngăn trừ ác đạo, làm cho nhân hạnh ngũ thừa phát khởi, để từ đó vươn lên tiến vào Phật đạo.

Đức Phật cũng như thế,

Xuất hiện ra giữa đời,

Ví như vầng mây lớn,

Che trùm khắp tất cả,

Đã hiện ra trong đời,

Bèn vì các chúng sinh,

Phân biệt diễn nói ra,

Nghĩa thật của các pháp.

Sau khi đã nghe pháp tất cả chúng sinh đều tùy theo căn cơ của mình mà đạt thành quả vị.

Tất cả loại chúng sinh,

Được nghe pháp của ta,

Tùy sức mình lãnh lấy,

Trụ ở nơi các bậc,

Hoặc là ở trời người,

Làm Chuyển luân thánh vương,

Trời Thích Phạm các vua,

Đó là cỏ thuốc nhỏ,

Hoặc rõ pháp vô lậu,

Hay chứng đặng Niết bàn,

Khởi sáu pháp thần thông,

Và đặng ba món minh,

Ở riêng trong núi rừng,

Thường hành môn thiền định,

Chứng đặng bậc Duyên giác,

Là cỏ thuốc bậc trung,

Hoặc cầu bậc Thế Tôn,

Ta sẽ đặng thành Phật,

Tu tinh tấn thiền định,

Là cỏ thuốc bậc thượng,

Lại có hàng Phật tử,

Chuyên tâm nơi Phật đạo,

Thường thật hành từ bi,

Tự biết mình thành Phật,

Quyết định không còn nghi,

Gọi đó là cây nhỏ,

Hoặc an trụ thần thông,

Chuyển bất thối pháp luân,

Độ vô lượng muôn ức,

Trăm nghìn loài chúng sinh,

Bồ Tát hạng như thế,

Gọi đó là cây lớn.

Đến cuối phẩm:

Ca Diếp ngươi nên biết,

Ta dùng các nhân duyên,

Các món thí dụ thảy,

Để chỉ bày Phật đạo,

Đó là ta phương tiện,

Các Đức Phật cũng thế,

Nay ta vì các ngươi,

Nói việc rất chân thật,

Các chúng thuộc Thanh văn,

Đều chẳng phải diệt độ,

Chỗ các ngươi tu hành,

Là đạo của Bồ Tát,

Lần lần tu học lên,

Thảy đều sẽ thành Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18417)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 16773)
Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biến Phật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập...
(Xem: 13341)
Bồ tát Long Thọ trước tác Trung luận gồm 27 phẩm (chương) 446 bài kệ, mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ở Ấn Độ các bản luận giải thích như Vô Úy luận...
(Xem: 12824)
Chữ A tỳ đạt ma luận thường để chỉ các luận thư của các bộ phái, chứ không dùng cho các luận thư Đại thừa. Abhidharma, Trung Hoa dịch âm là A tỳ đàm, A tỳ đạt ma, và dịch nghĩa là Vô tỷ pháp, Thắng pháp, Đối pháp.
(Xem: 13655)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 số 1648 thuộc Luận Tập Bộ Toàn; Ưu Ba Đề Sa; Tăng Già Bà La; HT Thích Như Điển
(Xem: 11821)
Vãng sinh tập đều ghi chép nhiều truyện có thật đời xưa tu Tịnh độ được vãng sinh Tây phương của đủ các hạng người xuất gia lẫn tại gia, của cả loài vật... Chúc Đức dịch Việt
(Xem: 14358)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Luận Tập, Kinh số 1666; Bồ-tát Mã Minh tạo luận; Hán dịch: Chân Đế; Việt dịch: Nguyên Hồng
(Xem: 17841)
Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22724)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa... HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 13536)
Kinh PHÁP-HOA là một bộ kinh lớn mà từ xưa đến nay, sau khi đức Phật diệt-độ, được lưu thông nhứt và được nhiều người tụng-trì nhứt trong các bộ kinh lớn... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 15672)
阿 毘 達 磨 俱 舍 論 A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận I... dịch theo bản Sanskrit... Tuệ Sỹ
(Xem: 16176)
Phật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sư Thái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩa Đại thừa Tiểu thừa... Thích Thiện Hạnh Dịch
(Xem: 11458)
Kim Sư Tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng nhưng bao hàm được giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 15804)
Luận Phật Thừa Tông Yếutùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bảncương yếu của Phật pháp... Nguyên tác: Đại sư Thái Hư; Thích Nhật Quang dịch Việt
(Xem: 13232)
Thiết Lập Tịnh Độ là quyển sách của HT Thích Nhất Hạnh giảng giải về Kinh A Di Đà với góc nhìn thiền học
(Xem: 22041)
Quyển "Thập thiện nghiệp đạo kinh giảng yếu" của ngài Thái Hư Pháp sư, thấy tóm tắt dễ hiểu, lời lẽ giản dị mà ý nghĩa đầy đủ, lại rất hợp với căn cơ hiện tại... Thái Hư
(Xem: 16345)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 19287)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 24987)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
(Xem: 17794)
Hạnh Cơ tập hợp và chuyển dịch từ hai bản Luận: Duy Thức Tam Thập TụngBát Thức Qui Củ Tụng
(Xem: 17178)
Kinh Hoa Nghiêm phát xuất từ Ấn Ðộ, nhưng được phát triển mạnh ở Trung Quốc, Nhật Bản... HT Thích Trí Quảng
(Xem: 18723)
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay!... Như Hòa dịch
(Xem: 19150)
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
(Xem: 18967)
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướngLô Sơn, sáng khởi Liên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thành quy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
(Xem: 14489)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Số 2072, nguyên tác: Minh Châu Hoằng; Nguyên Lộc Thọ Phước
(Xem: 23187)
Chứng Đạo Ca - Nguyên tác: Huyền Giác; Bản dịch thơ Chứng Đạo Ca của H.T Thích Thuyền Ấn, sáng tác những năm tháng từ 1980 - 1990, lúc Ngài đang bị quản thúc.
(Xem: 28670)
Duy Thức Tam Thập Tụng (唯 識 三 十 頌) Tài Liệu Học Tập Lớp Cao Học Triết của Đại Học Văn Khoa Viện Đại Học Vạn Hạnh, Niên Khóa: 1972-1973... HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 15269)
Luận Giải Trung Luận: Tánh Khởi và Duyên Khởi - Hồng Dương Nguyễn Văn Hai do Ban tu thư Phật học Viện Cao Đẳng Hải Đức ấn hành
(Xem: 13787)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16611)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 143968)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 16400)
Giới là nguồn cội của hết thảy Thiện pháp, là nền tảng của Tam vô lậu học và mọi quả vị Giải thoát... Nguyên tác: Lý Viên Tịnh; Thích Giác Quả dịch
(Xem: 17516)
Tập Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn này được chúng tôi biên soạn như một phần trong công trình dịch thuật và chú giải kinh Đại Bát Niết-bàn... Nguyễn Minh Tiến
(Xem: 47472)
Bấy giờ, năm trăm công tử Ly-xa, dẫn đầu bởi Bảo Tích (Ratnākāra), mỗi người mang theo một cây lọng quý, biểu hiệu quyền quý, đến vườn Xoài cúng dường Phật... Tuệ Sỹ
(Xem: 39239)
Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 15849)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thểhiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập... Thích Đức Trí
(Xem: 23264)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 16827)
Bản nầy thứ tự kinh văn số 1726 được khắc vào đời nhà Minh Vạn Lịch -Trung Quốc - và đang lưu trữ tại Báo Ân Tạng thuộc chùa Jojoji - Tăng Thượng tự - Tokyo, Nhật Bản... HT Thích Như Điển
(Xem: 14348)
Du Già Sư Địa Luận Thích - Trước tác: Bồ Tát Tối Thắng Tử; Hán dịch: Tam-Tạng Pháp Sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích Tâm Châu
(Xem: 13945)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, thuộc Luận Tập bộ toàn. Thứ tự kinh văn số 1663 (562-563)... HT Thích Như Điển
(Xem: 17308)
Tác Giả: Tăng Triệu Ðại Sư - Lược Giải: Hám Sơn Ðại Sư; Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 14422)
Toàn thể đại dụng, thu nhiếp xưa nay ngay trên đường; dứt trí tuyệt ngu, vật và ta ngang bằng nơi kiếp ngoại ... HT Thích Thiện Siêu
(Xem: 16974)
Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa - Phiên dịch, chú giải: Daniel B. Stevenson & Hiroshi Kanno - Phiên dịch, thi hóa: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
(Xem: 28058)
Bộ kinh Lăng Nghiêm Tông Thông này được Ngài Thubten Osall Lama, tức Nhẫn Tế thiền sư, Đức Sơ Tổ Tây Tạng Tự, dịch và chú thích thêm từ bản Hán văn sang Việt văn...
(Xem: 50286)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 38599)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 28628)
Trọng tâm cứu khổ của Ngài Quán Thế Âm nhằm giải thoát sự khổ tâm, khổ tinh thần. Một khi con người đã giải thoát khổ tinh thần thì thân thể sẽ lành mạnh.
(Xem: 52288)
Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) - Nguyên tác: Je Tsongkhapa Losangdrakpa - Việt dịch: Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
(Xem: 35933)
Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục - Liêu Nguyên dịch, Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 32943)
Kinh Kim Cương lấy vô tướng làm tông, vô trụ làm thể, diệu hữu làm dụng. Từ khi Bồ-đề Đạt-ma đến từ Tây Trúc truyền trao ý chỉ kinh này khiến người đời ngộ lý đạo, thấy tính.
(Xem: 50897)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 63788)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 49779)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 57120)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 47595)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 39446)
Bát Thức Quy Củ Tụng - Những bài tụng khuôn mẫu giảng về tám thức tâm vương; tác giả: Huyền Trang; người toát yếu: Khuy Cơ, người dịch giảng: HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 38497)
Quyển "Vi Diệu Pháp Nhập Môn" ngoài tác dụng của bộ sách giáo Khoa Phật Học; còn là cuốn sách đầu giường của học giả nghiên cứu về Triết lý Ấn độ, cũng như Văn Học A Tỳ Ðàm...
(Xem: 36625)
Như Lai là bậc A-la-hán, chánh đẳng chánh giác, dùng pháp thắng tri (tuệ tri: biết sát na hiện tiền) hay pháp chánh tri kiến để liễu tri sự vật, không dục hỷ...
(Xem: 32265)
Nếu có ai hỏi ngài Duy Ma Cật: “Bản thể của thế giới này là gì?” thì trước sự im lặng của ngài Duy Ma Cật mà lại được Văn Thù Sư Lợi hết sức tán thưởng là có ý nghĩa sâu xa của nó.
(Xem: 46739)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant