Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tựa

29 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 11384)
Tựa


NỀN TẢNG PHẬT HỌC THIÊN THAI TÔNG

NHỊ ĐẾ ĐƠM HOA TRÊN ĐẤT TRUNG QUỐC
(Foundations of T'ien T'ai Philosophy)
Paul L. Swanson biên soạn - Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch

Tựa

 Phật học Thiên Thai Tông thường được giới thiệu trong một cách thức giản tiện nhưng lại làm sai lạc nền tảng hệ thống phân định của tông phái nầy, được biết như “ngũ thời bát giáo”. Tại Nhật BảnTây phương, hệ thống nầy được dùng để phân định toàn thể giáo pháp Phật thành từng loại là cái được Phật lộ bày vào những thời điểm khác nhau trong các giai đoạn hoằng pháp của Ngài. Một cách rõ ràng ý tưởng nầy là phần quan trọng của truyền thống Thiên Thai, nhưng để lại ấn tượng rằng Phật học Thiên Thai Tông là dấu vết xa xưa của quá khứ mà những sự phân tích trân trọng của giới học giả thì không đi xa hơn khuynh hướng trường ốc hoặc lịch sử.

 Sự chuyển hướng cách nhìn về Phật học Thiên Thai Tông mà tôi muốn tranh biện ở đây mở ra một sự hợp nhất đa dạng và viên dung về giáo lýthực hành đặt nền tảng trên nguyên lý hằng hữu đã đưa Thiên Thai Tông vào đời, và trao giáo lý nầy vào tận tay thiện nam tín nữ trong thế giới ngày nay. Nguyên lý nầy, như chìa khóa mở cửa kho tàng Phật học Thiên Thai, là học thuyết Tam Đế: Không, Giả, Trung.

 Trí Khải (538-597), một trong những triết gia vĩ đại của Phật giáo Trung Hoa, đã đưa ra một cái nhìn quảng bác phi thường đối với pháp Phật với thiên tài của một môn đồ thành tín trên đường Đạo. Có thể rằng có những Phật tử Trung Hoa khác là những nhà chú giải kinh sách so đo, tỉ mỉ hơn. Thí dụ như người trẻ tuổi cùng thời là Chi-tsang (Cát Tạng), cống hiến cho chúng ta những phân tích về văn bản đầy đủ và chính xác, trong khi Trí Khải (có thể vì hầu hết các tác phẩm và tư liệu mà chúng ta có ngày nay được môn đồ ghi lại trong lúc đại sư thuyết giảng) đôi khi đưa ra những diễn đạt phóng khoáng hơn nguyên bản, và cách phân tích có lúc lại quá ư bác học. Có thể có những người khác thuần thục trong thiền định hoặc trong những cách thức thực hành hơn. Trí Khải đã bỏ ra một giai đoạn khá lâu trong đời mình để làm một ông thầy giáo nổi tiếng ở kinh đô, mặc dù hẳn nhiên hơn ai hết, đại sư tự dâng hiến cho cuộc đời tu hành, và được tôn sư ấn chứng rằng đã chứng đắc nhiều thứ bậc thiền định. Có thể có những người khác có khả năng sáng tạo hơn trong việc đưa đường Phật giáo vào cương thổ Trung Hoa, mặc dù Trí Khải là người tiên phong thành công trong việc quy về một mối tất cả những dáng vóc Phật pháp khác nhau có mặt trong thời đại sư để trở thành một tông phái thuần túy “Trung Hoa”. Dù sao đi nữa, không ai là người có thể tương xứng được với mức độ làm nung chảy tất cả những gì đến trước mắt khiến giáo lýthực hành hòa tan vào một toàn khối, và làm thay đổi tương lai Phật giáo Trung Hoa như Trí Khải. Nguồn tư tưởng trung tâm mà tất cả những thứ khác đều phải xoay quanhTam Đế, là nguyên lý đã đưa những thành phần riêng rẻ của Phật giáo vào một hệ thống liên tục của giáo lýthực hành. Theo đó, học thuyết nầy trở thành tiêu điểm đối với công trình vẽ lại nền tảng Phật học Thiên Thai Tông ngày nay.

 Trong chương thứ nhất, tôi cố gắng phát họa nền móng Tam Đế như một sự quảng diễn tư tưởng nhị đế - thế tục đếthắng nghĩa đế - của Trung Quán, và trình bày học thuyết ba mặt nầy đã có mặt trong tất cả các khía cạnh của Phật học Thiên Thai Tông như thế nào. Chương thứ nhất làm cả hai việc giới thiệu và tóm lược những điều tôi cố công trình bày qua tác phẩm nầy. Xin người đọc trở lại khảo cứu chương thứ nhất sau khi đã đọc hết những chương kia. Có thể những chỗ mơ hồ hoặc không rõ rệt sẽ trở nên sáng tỏ từ những chi tiết có trong các chương theo sau.

 Tôi đến với Phật học Thiên Thai Tông khi để tâm lưu ý đến tôn giáo Nhật Bản, đặc biệt Phật giáo. Chẳng bao lâu, chính tôi bị cuốn hút vào ảnh hưởng độc đáo của truyền thống Thiên Thai đối với tôn giáo, văn hóa, và lịch sử dân tộc Nhật. Nếu tất cả các con đường ở phương Tây đều sẽ đưa về La Mã, thì tất cả những con đường Phật giáo Nhật Bản và những hiện tượng tín ngưỡng liên hệ, có thể nói rằng, sẽ xoay quanh đỉnh núi Tỉ Duệ, tức đạo tràng chính của Thiên Thai Tông tại Nhật. Tôi tự hỏi, dù tôi chưa thể hoàn toàn chứng minh được, rằng một lời tuyên bố như vậy có thể dâng tặng cho vai trò của Thiên Thai Tông đối với Phật giáo Trung Hoa. Tôi tin tưởng có nhiều chứng cớ hiển nhiên cho thấy rằng gốc rễ lịch sử của Thiền Tông đã được nuôi dưỡng từ những điều đã xảy ra trên đỉnh núi Thiên Thai hơn là từ huyền thoại Bồ Đề Đạt Ma. Hoặc rằng ý tưởng trên sẽ gióng tiếng vào một ngày nào đó trong tương lai.

***

 Quyển sách nầy đã được biên soạn hơn mười năm, và làm sao nói hết được lời cảm tạ với những người đã cống hiến vào công việc nầy. Được tham cứu với Pier P. del Campana, trước hết tôi được giới thiệu Thiên Thai Tôngtác phẩm về Trí Khải đầu tiên của Leon Hurvitz. Sau đó, trải qua thời gianđại học Tokyo, Tamura Yoshiro trở thành người cố vấn của tôi, và không để cho mối quan tâm về truyền thống Tendai trong tôi phai mờ. Minoru Kiyota hướng dẩn sự tham khảo của tôi tại đại học Wisconsin- Madision, và không ngừng cho tôi những lời khuyến khích giá trị. Fukushima Kosai chỉ đường lối sưu tập tại đại học Ontani, và dành thời gian cùng tôi đọc “Pháp Hoa Huyền Nghĩa”, làm sáng tỏ những ngõ ngách cảm thấy dường như mù mịt. Sau khi trình luận án tiến sĩ năm 1985, tôi để các tài liệu qua một bên trong một thời gian ngắn để so lường những chỗ chưa hoàn toàn. Năm vừa qua, các người bạn đồng sự tại Nazan Institute for Religion and Culture tham dự các buổi thảo luận về các tác phẩm tôi biên soạn, sau đó, tôi xem xét, sửa chửa, và đánh bóng bản văn để chuẩn bị ấn hành. Tôi gởi lời cảm tạ đến tất cả những người đã giúp đỡ và khuyến khích tôi. Tôi cũng xin được cảm ơn David Chappell là người đã ghi lại những lời ân cần trong “Lời nói đầu” ông viết cho tác phẩm nầy, và Asian Humanities Press đã nhận lời phát hành. Sự tri ân đặc biệt xin gởi đến James Heisig là người đã khích lệ và hướng dẩn tôi trong nhiều vấn đề, cũng như đã đồng ý cho tác phẩm của tôi được để chung với các tác phẩm của ông, và sau cùng là những trợ giúp về kỹ thuật của ông trong việc ấn hành quyển sách nầy.

 Sau hết, xin hiến tặng việc tham khảo nầy đến vợ concha mẹ tôi – những người luân phiên cho tôi sự ủng hộ. Không khác với tôi, đã từ lâu, tác phẩm nầy thuộc về họ.

Paul L. Swanson

Nagoya, Japan

Ngày 7 tháng Giêng, 1989

 

Cái gì là sự cao cả khi làm vơi đi sức mạnh của đất, nước, cuồng phong  

chinh phục được không gianthời gian,

thấy được con đường chế ngự ảo ảnh

đã phát sinh từ những vọng dục hẫy hừng

đã đến đi rồi lại đến đi ?.

Tôi chỉ muốn

tóm cổ cái đang ẩn núp bên trong hình tướng,

tìm ra điều huyền hoặc đã mang tôi vào đời và rồi lại giết tôi đi,

khám phá đằng sau dòng thế tục huênh hoang không ngừng tuôn đổ kia,

một sự có mặt thầm lặng và không hề chuyển lay đang ẩn náu.

 

(What is the value of subduing the earth, the water, the air,

of conquering space and time,

of understanding what laws govern the mirages

that rise from the burning deserts of mind,

their appearance and reappearance ?.

I have one longing only:

To grasp what is hidden behind appearances,

to ferret out that mystery that brings me to birth and then kills me,

to discover if behind the visible and unceasing stream of the world

an invisible and immutable presence is hiding.)

Nikol Kazantzakis


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 31295)
Đức Phật gọi là bực người tự nhiên, đem Nhất-Thiết-Chủng-Trí biết tất cả tự-tướng của các pháp sai khác; lìa tất cả điều chẳng lành; nhóm tất cả đìều lành; thường cầu lợi-ích cho tất cả chúng sinh, nên gọi là Phật.
(Xem: 18584)
Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người".
(Xem: 25167)
Trí Khải (538-597), một trong những triết gia vĩ đại của Phật giáo Trung Hoa, đã đưa ra một cái nhìn quảng bác phi thường đối với pháp Phật với thiên tài của một môn đồ thành tín trên đường Đạo.
(Xem: 23802)
Luận này chuyên thuyết minh hạnh bố thí. Bố thí nghĩa là sự hy sinh triệt để; hy sinh được triệt để mới là bực đại trượng phu, nên luận này mệnh danh là ĐẠI TRƯỢNG PHU LUẬN...
(Xem: 28964)
"Học Phật Quần Nghi" là quyển sách giải thích những vấn đề nghi vấn của những người học Phật và tu Phật, chủ yếu là của Phật tử tại gia.
(Xem: 20899)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này?
(Xem: 31466)
Đức Phật ra đời và thuyết pháp “vì hạnh phúcan lạc cho số đông”. Những lời dạy của Ngài cho con người chỉ nhắm vào hai mục tiêu chính: khổ và diệt khổ.
(Xem: 25578)
Phương pháp tu tập thì nhiều, nhưng cốt yếu không ra ngoài Chỉ quán. Có Chỉ mới uốn dẹp được mê lầm, phiền não, có Quán mới nhận rõ pháp tánh chân như.
(Xem: 29746)
Bài pháp này căn cứ vào bản kinh Satta Sutta trong Saṃyutta Nikāya. Nhân dịp Tỳ Khưu Rādha hỏi Đức Phật về nghĩa chữ Satta (chúng sanh).
(Xem: 22544)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
(Xem: 25745)
Ðạo Phật không phải chỉ là một siêu hình học, dù đạo Phật có đề cập đến những thắc mắc siêu hình. Siêu hình chỉ là một phương diện của đạo Phật...
(Xem: 23308)
Theo ý kiến thông thường được chấp nhận thì trong các kinh Phật, kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma - pundarika - sùtra), thường được gọi là kinh Liên Hoa (1) là kinh tuyệt diệu nhất.
(Xem: 25766)
Học Phật là tìm biết vai trò của đạo Phật trong suốt lịch sử của sự sống nhân loại, những đóng góp của đạo Phật trong văn hóa nhân loại, những luồng sinh khíđạo Phật đã thổi vào...
(Xem: 23770)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
(Xem: 40629)
Tiểu thừa – cỗ xe nhỏ, và Ðại Thừa – cỗ xe lớn tuy xuất phát từ hai nhánh của Tiểu thừa là Ðại chúng bộ và Nhất thiết hữu bộ, có một số đặc tính khác nhau.
(Xem: 23365)
Chúng ta vui mừng và tự hào rằng, Phật giáo Việt Nam là một bộ phận quan trọng của di sản đạo đứcvăn hóa quý báu của dân tộc.
(Xem: 22490)
Tập cẩm nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh-tăng cận đại - Hòa-Thượng Quảng-Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh...
(Xem: 22109)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
(Xem: 23523)
Khi chúng ta hiện diện ở đây, chúng ta phải thiết lập một động cơ đặc biệt: tâm giác ngộ (tâm bồ đề) nhằm hướng đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
(Xem: 24348)
Đề kinh Kim cang gồm hai phần. Tên tiếng Phạn là Vajrachedikā Prajñāpāramitā, trong đó phần đầu là tính từ phẩm định cho từ theo sau.
(Xem: 41137)
Kinh Phạm Võngkinh đầu tiên trong Trường bộ kinh và qua toàn văn chúng ta cũng đủ hiểu giá trị của kinh này như thế nào.
(Xem: 19021)
Muni có nghĩa là một bậc tiên nhân, một bậc thánh nhân, một bậc hiền giả sống một mình trong rừng. Trong kinh Vệ Đà chữ muni tương đương với chữ rishi.
(Xem: 20513)
Bồ-tát (菩薩), nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa (菩提薩鬌), phiên âm tiếng Phạn là Bodhisattva. Bồ đề dịch là Giác ngộ; tát-đỏa dịch là chúng sanh.
(Xem: 27749)
Ðức Phật là một nhà cách mạng, ngài đã không thỏa mãn với những giáo điều cổ truyền bà la môn nên đã tự mình tìm ra một Ðạo lý mới.
(Xem: 38151)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 24519)
Quyển Kinh Viên Giác tôi giảng khá lâu rồi, nay được Tăng Ni chép lại trình lên tôi duyệt qua. Ðọc lại quyển Kinh Viên Giác, tôi thấy đây là con mắt của người tu Thiền.
(Xem: 22744)
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN là một tài liệu thiết yếu cho những người tu theo Thiền tông, bởi vì cốt tủy Thiền tông đều nằm gọn trong những lời dạy đơn giản bình dị của Lục Tổ.
(Xem: 26576)
Kinh Kim Cang cũng có người đọc là Kim Cương. Kinh này do đức Phật nói, nguyên văn bằng chữ Phạn, sau truyền sang Trung Quốc được dịch ra chữ Hán.
(Xem: 53605)
Kinh Pháp Hoabộ kinh Đại thừa được nhiều dịch giả phiên dịch, được nhiều học giả nghiên cứu chú giải, lại được lưu truyền sâu trong giới trí thức...
(Xem: 23635)
Con người bình thường không thể nào so sánh được với bậc Bồ Tát; chỉ có những kẻ phi thường xuất chúng mới tiến lên gần gũi đôi chút với trí huệ Bồ Tát.
(Xem: 21127)
Giá trị của tập sách này là diễn đạt được tiến trình lịch sử tư tưởng Phật giáo qua ba giai đoạn: Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo các bộ phái, và Phật giáo Ðại thừa.
(Xem: 30866)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(Xem: 21080)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(Xem: 38811)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(Xem: 20571)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(Xem: 20623)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 27081)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(Xem: 28102)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(Xem: 37178)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(Xem: 55201)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(Xem: 38005)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(Xem: 14582)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(Xem: 10673)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant