Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm 15 Nguyệt Dụ

06 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 6864)
Phẩm 15  Nguyệt Dụ

ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG
Từ phẩm I đến phẩm XXIII
Pháp Sư Thích Từ Thông

 

PHẨM THỨ MƯỜI LĂM

NGUYỆT DỤ

 Đức Phật bảo Ca Diếp Bồ tát: Ví như có người thấy mặt trăng lặn cho rằng mặt trăng đã mất. Thật ra mặt trăng không mất mà nó đang hiện ra ở một phương khác. Chúng sanh ở địa phương kia thì lại nói là mặt trăng mọc. Sự thật mặt trăng không có lặn mọc, chỉ vì bị khuất chướng không thấy mà người phương này, xứ nọ cho là mặt trăng có lặn có mọc đó thôi.

 Như Lai Chánh Biến Tri xuất hiện cõi Đại Thiên thế giới sanh ra tại châu Diêm Phù Đềcha mẹ. Chúng sanh đều cho rằng Như Lai giáng sanh cõi Diêm Phù Đề. Như Lai thị hiện nhập Niết Bàn chúng sanh cho rằng Như Lai nhập diệt, với ý tưởng Như Lai đã chết đi ! Nhưng đúng lẽ thật NHƯ LAI TÁNH khôngsanh không có diệt. Vì giáo hóa chúng sanh, thị hiện có sanh có diệt đấy thôi.

 Này Thiện nam tử ! Một mặt trăng không có khuyết có tròn. Chỉ vì sự vận hành biến dịch ẩn hiện của vũ trụ thiên nhiên mà người Diêm Phù Đề thấy: Đầu tháng trăng khuyết, giữa tháng trăng tròn, ngày cuối tháng không trăng.

 Ở cõi Diêm Phù Đề, Như Lai hoặc hiện giáng sanh, đi bảy bước, hiện vào học đường, hiện kết nhân duyên, hiện xuất gia tầm đạo, hiện khổ hạnh tu hành, hiện thành chánh giác, hiện chuyển pháp luân, hiện nhập Niết bàn.

 Này Thiện nam tử ! Chỉ có một mặt trăng duy nhất. Không có trăng mồng một, trăng mồng sáu, mồng tám hay trăng rằm; cũng không có trăng hai mươi mốt, hai mươi tám hay ba mươi, không trăng. Vậy mà chúng sanh nhìn trăng bằng đôi mắt "chất phác" vốn có của mình, họ thấy trăng nhỏ to khuyết tròn, tròn khuyết theo thứ tự ngày tháng mà nhận thức ước định tuổi của trăng.

 Này Thiện nam tử ! Như Laithường trụ, không có thêm bớt, như mặt trăng vành vạnh không "non", "già". Quá trình sanh trưởng hóa đạo chúng sanh, từ vương cung đến Niết bàn ở rừng Ta La song thọ, chỉ là sự thị hiện, lợi ích chúng sanh.

 Như Lai Tánh vượt ngoài sanh diệt, người phàm phu tưởng Như Lai có diệt có sanh. Như những người chất phác tính tuổi của trăng qua cái thấy trăng khuyết, trăng tròn và trăng lặn mất.

 Này Thiện nam tử ! Ở vào điểm nguyệt thực che khuất mặt trăng, người đời cho rằng mặt trăng bị nuốt ! Nhưng mặt trăng vẫn luôn tròn trịa không hề có sứt mẻ thêm bớt chút nào, tại vì địa cầu che chướng mà trăng ẩn dạng ngay trong thời điểm đó. Khi nguyệt thực qua rồi, người đời cho rằng trăng mọc trở lại và tưởng rằng mặt trăng đã bị nhiều khổ não hay bức ngặt. Nhưng mặt trăng vẫn không có những sự ấy. Giả sử có trăm ngàn lần nguyệt thực cũng không làm khổ não được trăng.

 Như Lai thị sanh, xuất hiện ở cõi đời có những chúng sanh khởi tâm hung ác, manh tâm hãm hại, làm cho thân Phật chảy máu, bị phạm tội ngũ nghịch hoặc tội hủy báng chánh pháp, thành người nhất xiển đề. Những việc như vậy cũng chỉ vì chúng sanhNhư Lai thị hiện những tội nghịch ác kia. Thực lý ra, giả sử có trăm ngàn vô lượng ma chướng cũng không thể làm cho thân Như Lai chảy máu được. Vì thân Như Lai không phải thân: Huyết nhục, cốt, tỷ,...can, đảm, tràng, vị...mà thân Như Lai chính là Pháp thân thường trụ.

 Trăng không vì sự che chướng của nguyệt thực mà bị bức ngặt khổ đau ! Như Lai há vì ác tâm, độc địa của ai đó, mà thân phải chảy máu, tâm nhận lấy ưu bi khổ não hay sao ?

TRĂNG VĨNH VIỄN TRÒN ĐẦY ! 

NHƯ LAI TÁNH BA ĐỜI THƯỜNG TRỤ

 Này Thiện nam tử ! Nhân loại trên địa cầu hoặc sáu tháng một lần mặt trăng bị nuốt, mà chư thiên trong khoảng một ức tám vạn năm mới có một lần thấy mặt trăng bị nuốt, vì sự vô thường chi phối nhân loại nhanh, sự chi phối đối với chư thiên chậm.

 Này Thiện nam tử ! Trời và người đều cho rằng thọ mạng Như Lai ngắn ngủi. Ví như nhân loại, chỉ trong khoảng mười năm thấy mặt trăng bị nuốt nhiều lần. Trong khoảng nghìn năm với kiếp nhân loại, Như Lai thị hiện bao lần sanh, bao lần nhập Niết bàn, diệt tận các thiên ma, phiền não ma, ngũ ấm ma trong đó có tử ma, thứ ma mà tất cả chúng sanh đều quá sợ. Vì vậy, vạn ức loài ma đều biết Như Lai thường trụNiết bàn thường trụ. Như Lai thị hiện vô lượng vô biên những duyên sự bất tư nghì trên cõi đời này. Là người trí, đệ tử của Phật luôn luôn hiểu: NHƯ LAI THƯỜNG TRỤ, không biến hoại.

 Này Thiện nam tử ! Như mặt trăng tròn sáng, chúng sanh ưa thấy, nên gọi mặt trăng là lạc kiến. Chúng sanh nếu có tham sân si thì không được gọi lạc kiến. Như Lai tánh thuần thiện, thanh tịnh không cấu nhiễm, đáng gọi là lạc kiến. Những chúng sanh ưa thích chánh pháp, nhìn Như Lai không nhàm, những người tâm ác, chẳng ưa nhìn ngó, vì thế Như Lai ví như mặt trăng tròn sáng.

 Này Thiện nam tử ! Mặt trời mọc có ba thời kỳ khác nhau: Mùa xuân, mùa Hạmùa Đông. Ngày mùa Đông thì ngắn, ngày mùa Xuân thì vừa, ngày mùa Hạ thì rất dài. Như Lai ở cõi Đại thiên thế giới này, đối với nhận thức của phàm phuNhị thừa Như Lai thị hiện tuổi thọ ngắn. Vì vậy hạng người phàm phuNhị thừa đều cho rằng Như Lai thọ mạng ngắn, ví như ngày mùa Đông. Đối với hàng Bồ tát, Như Lai thị hiện tuổi thọ bậc trung, một kiếp hoặc hơn một kiếp, ví như ngày mùa Xuân. Chỉ có Phật với Phật mới thấy thọ mạng của Như Lai vô lượng A tăng kỳ...Như ngày mùa Hạ, rất dài.

 Này Thiện nam tử ! Giáo pháp Phương đẳng Đại thừa vi mật của Như Lai nói, đó là Như Lai thị hiện nhằm mục đích rưới mưa đại pháp nơi thế gian. Đời vị lai nếu có người thọ trì, giảng nói, khai thị kinh điển này, làm lợi ích cho chúng sanh. Nên biết, người này đích thực là Bồ tát hiện trên cõi đời. Như ngày thạnh Hạ rưới mưa cam lồ. Còn như hàng Thanh văn, Duyên giác nghe giáo pháp vi mật của Như Lai đây chẳng khác nào gặp ngày mùa Đông tuyết giá mờ trời, rơi quá ư lạnh lẽo ! Hàng Đại Bồ tát, tiếp thu giáo pháp vi mật: NHƯ LAI TÁNH THƯỜNG TRỤ KHÔNG BIẾN HOẠI, như ngày mùa Xuân, tất cả thảo mộc nẩy lộc, đâm chồi, trổ hoa, kết trái.

 Đúng chân lý, Như Lai Tánh không có ngắn dài. Vì tùy thuận thế gianthị hiện như vậy. Đó mới đích thực, mới chính là PHÁP TÁNH CHƠN THỰC của chư Phật mà Như Lai muốn chỉ dạy cho chúng sanh !

 Này Thiện nam tử ! Ban ngày, các ngôi sao không hiện ra, mọi người cho rằng các ngôi sao lặn mất. Sự thật các ngôi sao kia không hề lặn mất. Chỉ vì ánh sáng mặt trời quá sáng, làm cho các ngôi sao in tuồng như không có sự hiện hữu của sao ! Hàng Thanh văn, Duyên giác không thấy được sự hiện diện của Như Lai, như người thế gian ban ngày không thấy được sự hiện hữu của vô số ngôi sao trên nền trời xanh mây trắng ấy !

 Này Thiện nam tử ! Cuối tháng, đêm ba mươi, tối đen ấy mặt trời mặt trăng chẳng hiện ra, kẻ thiển trí cho rằng mặt trời mặt trăng lặn mất. Nhưng thật ra, mặt trăng có lặn mất gì đâu ? Lúc chánh pháp của Như Lai diệt hết, mọi người cho rằng Tam bảo chẳng còn, nhưng thật ra Tam bảo lúc đó không phải là dứt mất hẳn. Mặt trời mặt trăng lúc "lặn mất" không hiện. Người trí rõ biết, không vì sự ẩn khuất không hiện hữu mà nói rằng mặt trời mặt trăng kia mất hẳn. Do nghĩa đó, nên biết: NHƯ LAI THƯỜNG TRỤ KHÔNG BIẾN HOẠI. Vì tánh chơn thực của Tam bảo không bị những trần cấu hữu vi làm ô nhiễm được.

 Này Thiện nam tử ! Ví như đêm không trăng, sao chổi hiện ra, chiếu sáng giây lát rồi lặn mất. Chúng sanh ngó thấy cho đó là điềm chẳng lành. Trong thời kỳ không Phật, hàng Bích chi Phật hiện ra nơi đời, chúng sanh cho là Như Lai diệt độ hẳn, sanh lòng buồn khổ; nhưng Như Lai thật chẳng diệt mất, như mặt trời mặt trăng kia không thật sự diệt mất.

 Này Thiện nam tử ! Như mặt trời mọc lên sương mù đều tan. Kinh Đại Bát Niết Bàn vi diệu này cũng vậy. Lúc kinh này xuất hiện ra đời, nếu chúng sanh nào một lần được nghe đều có thể dứt trừ tất cả tội ác, tất cả nghiệp báo vô gián. Kinh Đại Niết Bàn truyền đạt cảnh giới sâu xa mầu nhiệm khó nghĩ bàn, khéo nói lên được TÁNH NHƯ LAI VI MẬT.

 Do nghĩa đó, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân đối với Như Lai phải để lòng tin nhận: NHƯ LAI THƯỜNG TRỤ. CHÁNH PHÁP THƯỜNG TRỤ. TĂNG BẢO THƯỜNG TRỤ không hoại diệt. Phải dùng nhiều phương tiện, siêng năng tu học kinh điển này. Người như vậy, sẽ chẳng bao lâu được thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Do vậy, kinh này có tên ĐẠI NIẾT BÀN.

TRỰC CHỈ

 Nguyệt dụ là mượn trăng để làm dụ. Mượn sự tồn tại hiện hữu không có lặn mọc, không có sanh diệt như cái thấy biết của người ở địa cầu . Nguyệt dụ là chủ đề phẩm thứ mười lăm của bộ kinh Đại Bát Niết Bàn . Ngoài ra, đức Phật còn mượn hết cả mặt trời, nhật thực, nguyệt thực và tất cả vì sao trong các dãi ngân hà để dụ cho sự hiện hữu, tồn tại của Như Lai pháp thân, của Phật tánh, của Pháp tánh và Tăng tánh. 

 Phẩm Nguyệt dụ, Như Lai đinh ninh tha thiết, dậy bảo kỹ lưỡng cho những người đệ tử mình, hãy nhìn Như Lai bằng TUỆ NHÃN, nhìn Như Lai qua PHÁP THÂN mới thấy Như Lai đích thực. Nhìn Như Lai qua nhục nhãn, hạng người này biết Như Lai, thấy Như Lai như những người thường tình chất phác hiểu trăng qua sự lặn mọc, đánh giá trăng qua nhận thức chủ quan ấu trĩ của mình: trăng non, trăng già, trăng khuyết, trăng tròn, tròn rồi khuyết, thậm chí còn nói không trăng trong ngày cuối tháng !

 Rõ là chất phác thật !

 Sự thật:

Trăng không có mọc, lặn.
Trăng không có khuyết tròn, tròn khuyết.
Trăng không có lúc mới sanh, vừa diệt.
Trăng không có non, già.

"Trăng bao nhiêu tuổi trăng già ?
"Núi bao nhiêu tuổi vẫn là núi non... ?

 Ý niệm "già", "non" ấy, dành để cho những tâm hồn mơ mộng "vịnh nguyệt ngâm phong".

 Sự thật thì không phải vậy !

 Những phút giây Nguyệt thực, người ta tưởng mặt trăng bị nuốt, như lươn bị rắn trung cườm nuốt vào tháng trời mới đổ mưa. Lươn và rắn trung cườm vô cùng khổ não, cùng cực đau đớn rồi cả hai cùng chết. Với ý tưởng chất phát đó, người trần gian khởi ý niệm thương trăng, lo cho trăng !

 Trăng xin cám ơn những tấm lòng lo lắng cho trăng ? Nhưng sự thật, trăng không hề bị "nuốt" !

TRĂNG VĨNH VIỄN CỬU TRÒN

NHƯ LAI TÁNH LÀ TRĂNG TRÒN VĨNH CỬU ẤY!

 Hai mươi bốn tiếng đồng hồ, một lần sáng, một lần tối gọi đó là ngày đêm. Sở dĩ phải trải qua hai mươi bốn giờ mới có một lần tối một lần sáng, tại vì sự vận hành quay chuyển "tốc độ vô thường" của quả địa cầu một chu kỳ hai mươi bốn giờ qui ước.

 Nếu sự vô thường chi phối với tốc độ vận hành nhanh thì một giờ bốn phút có bốn lần sáng tối đối với phi hành gia ở trong phi thuyền "xôyout", "Atlantic" đang bay quanh ngoài quỹ đạo địa cầu.

 Vì từ bi nguyện, giáo hóa con người Như Lai thị hiện thân con người như vô lượng vô số con người trong vũ trụ. Cho nên thọ mạng của con người như thế nào Như Lai "giống" như thế ấy, vì cùng "tốc độ vô thường" quay chuyển ngang nhau.

 Chúng sanh TướngNhư Lai Tướng, cùng chung một "tốc độ vô thường".

 NHƯ LAI TÁNH của Phật và NHƯ LAI TÁNH của chúng sanh, không chịu sự chi phối của "tốc độ vô thường" nào hết. Ví như sự vĩnh cửu không hề có lặn mọc của trăng sao !

 Do nghĩa đó: NHƯ LAI THƯỜNG TRỤ.

 Qua cái nhìn nhục nhãn của người ở một địa phương nhất định, người ta thấy mặt trời mọc có ba thời điểm khác nhau: Mùa Xuân, mùa Hạmùa Đông. Ngày mùa Đông ngắn, ngày mùa Xuân vừa, ngày mùa Hạ thì rất dài.

 Sự thật, ánh sáng mặt trời "mọc lên" không có lúc ngắn dài. Thấy có ngắn dài là bởi tại nơi ĐỊA PHƯƠNG mà mình đang ở.

 Do nghĩa đó: NHƯ LAI TÁNH KHÔNGTHỌ MẠNG.

 Thọ mạng của trăng sao không thể dựa trên cái thấy lặn mọc của đêm ngày mà bàn luận !

 Đêm ba mươi cuối tháng, những kẻ chất phác buồn than: trăng...chết mất ! Nhưng trăng đêm ba mươi nào có lặn có chết gì đâu !

 Tam bảo có lúc "không hiện hữu" ở thế gian cũng không vì vậyTam bảo hoại diệt.

 Thế cho nên, người đệ tử Phật rõ biết: TAM BẢO THƯỜNG TRỤ không biến hoại, như tánh ổn định, tồn tại, hiện hữu không có lặn mọc của trăng sao ./

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 31297)
Đức Phật gọi là bực người tự nhiên, đem Nhất-Thiết-Chủng-Trí biết tất cả tự-tướng của các pháp sai khác; lìa tất cả điều chẳng lành; nhóm tất cả đìều lành; thường cầu lợi-ích cho tất cả chúng sinh, nên gọi là Phật.
(Xem: 18588)
Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người".
(Xem: 25175)
Trí Khải (538-597), một trong những triết gia vĩ đại của Phật giáo Trung Hoa, đã đưa ra một cái nhìn quảng bác phi thường đối với pháp Phật với thiên tài của một môn đồ thành tín trên đường Đạo.
(Xem: 23805)
Luận này chuyên thuyết minh hạnh bố thí. Bố thí nghĩa là sự hy sinh triệt để; hy sinh được triệt để mới là bực đại trượng phu, nên luận này mệnh danh là ĐẠI TRƯỢNG PHU LUẬN...
(Xem: 28974)
"Học Phật Quần Nghi" là quyển sách giải thích những vấn đề nghi vấn của những người học Phật và tu Phật, chủ yếu là của Phật tử tại gia.
(Xem: 20902)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này?
(Xem: 31468)
Đức Phật ra đời và thuyết pháp “vì hạnh phúcan lạc cho số đông”. Những lời dạy của Ngài cho con người chỉ nhắm vào hai mục tiêu chính: khổ và diệt khổ.
(Xem: 25582)
Phương pháp tu tập thì nhiều, nhưng cốt yếu không ra ngoài Chỉ quán. Có Chỉ mới uốn dẹp được mê lầm, phiền não, có Quán mới nhận rõ pháp tánh chân như.
(Xem: 29752)
Bài pháp này căn cứ vào bản kinh Satta Sutta trong Saṃyutta Nikāya. Nhân dịp Tỳ Khưu Rādha hỏi Đức Phật về nghĩa chữ Satta (chúng sanh).
(Xem: 22551)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
(Xem: 25755)
Ðạo Phật không phải chỉ là một siêu hình học, dù đạo Phật có đề cập đến những thắc mắc siêu hình. Siêu hình chỉ là một phương diện của đạo Phật...
(Xem: 23316)
Theo ý kiến thông thường được chấp nhận thì trong các kinh Phật, kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma - pundarika - sùtra), thường được gọi là kinh Liên Hoa (1) là kinh tuyệt diệu nhất.
(Xem: 25772)
Học Phật là tìm biết vai trò của đạo Phật trong suốt lịch sử của sự sống nhân loại, những đóng góp của đạo Phật trong văn hóa nhân loại, những luồng sinh khíđạo Phật đã thổi vào...
(Xem: 23771)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
(Xem: 40636)
Tiểu thừa – cỗ xe nhỏ, và Ðại Thừa – cỗ xe lớn tuy xuất phát từ hai nhánh của Tiểu thừa là Ðại chúng bộ và Nhất thiết hữu bộ, có một số đặc tính khác nhau.
(Xem: 23373)
Chúng ta vui mừng và tự hào rằng, Phật giáo Việt Nam là một bộ phận quan trọng của di sản đạo đứcvăn hóa quý báu của dân tộc.
(Xem: 22493)
Tập cẩm nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh-tăng cận đại - Hòa-Thượng Quảng-Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh...
(Xem: 22118)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
(Xem: 23530)
Khi chúng ta hiện diện ở đây, chúng ta phải thiết lập một động cơ đặc biệt: tâm giác ngộ (tâm bồ đề) nhằm hướng đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
(Xem: 24351)
Đề kinh Kim cang gồm hai phần. Tên tiếng Phạn là Vajrachedikā Prajñāpāramitā, trong đó phần đầu là tính từ phẩm định cho từ theo sau.
(Xem: 41144)
Kinh Phạm Võngkinh đầu tiên trong Trường bộ kinh và qua toàn văn chúng ta cũng đủ hiểu giá trị của kinh này như thế nào.
(Xem: 19021)
Muni có nghĩa là một bậc tiên nhân, một bậc thánh nhân, một bậc hiền giả sống một mình trong rừng. Trong kinh Vệ Đà chữ muni tương đương với chữ rishi.
(Xem: 20517)
Bồ-tát (菩薩), nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa (菩提薩鬌), phiên âm tiếng Phạn là Bodhisattva. Bồ đề dịch là Giác ngộ; tát-đỏa dịch là chúng sanh.
(Xem: 27749)
Ðức Phật là một nhà cách mạng, ngài đã không thỏa mãn với những giáo điều cổ truyền bà la môn nên đã tự mình tìm ra một Ðạo lý mới.
(Xem: 38158)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 24522)
Quyển Kinh Viên Giác tôi giảng khá lâu rồi, nay được Tăng Ni chép lại trình lên tôi duyệt qua. Ðọc lại quyển Kinh Viên Giác, tôi thấy đây là con mắt của người tu Thiền.
(Xem: 22749)
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN là một tài liệu thiết yếu cho những người tu theo Thiền tông, bởi vì cốt tủy Thiền tông đều nằm gọn trong những lời dạy đơn giản bình dị của Lục Tổ.
(Xem: 26579)
Kinh Kim Cang cũng có người đọc là Kim Cương. Kinh này do đức Phật nói, nguyên văn bằng chữ Phạn, sau truyền sang Trung Quốc được dịch ra chữ Hán.
(Xem: 53609)
Kinh Pháp Hoabộ kinh Đại thừa được nhiều dịch giả phiên dịch, được nhiều học giả nghiên cứu chú giải, lại được lưu truyền sâu trong giới trí thức...
(Xem: 23646)
Con người bình thường không thể nào so sánh được với bậc Bồ Tát; chỉ có những kẻ phi thường xuất chúng mới tiến lên gần gũi đôi chút với trí huệ Bồ Tát.
(Xem: 21129)
Giá trị của tập sách này là diễn đạt được tiến trình lịch sử tư tưởng Phật giáo qua ba giai đoạn: Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo các bộ phái, và Phật giáo Ðại thừa.
(Xem: 30867)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(Xem: 21090)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(Xem: 38818)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(Xem: 20577)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(Xem: 20633)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 27089)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(Xem: 28108)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(Xem: 37184)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(Xem: 55202)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(Xem: 38007)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(Xem: 14607)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(Xem: 10677)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant