Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần Tổng Luận

26 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 7232)
Phần Tổng Luận

KINH PHÁP HOA GIẢNG GIẢI
Lê Sỹ Minh Tùng
PL. 2556 DL. 2012

PHẦN TỔNG LUẬN

Download Giọng Đọc: Nguyên Hà

 

Diệu Pháp Liên Hoabộ kinh vô cùng quan trọng đối với Phật giáo Đại thừa vì kinh ẩn chứa một triết lý rất thâm sâu huyền diệu. Cấu trúc của kinh rất chặt chẻ, mạch lạc trải dài suốt 28 phẩm.

Nhưng cốt tủy của kinh vẫn là xác định rằng “Chư Phật chỉ do một đại sự nhân duyênxuất hiện ở thế gian”. Và bản hoài của chư Phật là muốn cho chúng sinhkhai,thị,ngộ,nhập Phật tri kiến”nghĩa là đức Phật muốn khai mở, chỉ bày, làm tỏ ngộ và thâm nhập cái thấy biết của Phật và cũng chính là cái thấy biết của Pháp Hoa vốn đã có sẵn trong tất cả mọi chúng sinh.Đó là trong tất cả mọi chúng sinh, ai ai cũng có đầy đủ tri kiến Phật, là trí tuệ bổn lai đều giống như Phật.

Vậy Phật tri kiếnđức Phật muốn nói ở đây chính là chơn tâm, là Phật tánh thường có vĩnh hằng, nhưng vì bị vô minh che lấp nên con người không thấy biết chơn tánh hằng giác của mình. Cái bổn tánh này ví như mỏ vàng đang đợi khai phá, chưa được hiển lộ. Vì thế đức Phật muốn chúng sinh khai mở tri kiến Phật của mình để có sự thanh tịnh, an lạc ngay trong cõi đời có tan có hợp nàycũng giống y như Phật vậy. Cũng ví như vàng ròng còn trộn lẩn với đất cát sỏi đá, Phật tánhphiền não cũng vậy. Phiền não còn, Phật tánh biến mất cho nên nếu chúng sinh hóa giải được một phần phiền não thì có được một phần Bồ-đề. Mà có Bồ-đề là có giác ngộ.Dựa theo tinh thần Pháp Hoa, nhân duyên lớn nhất để đức Phật xuất hiện trên thế gian này là khai mở, chỉ bày khiến cho chúng sinh mở toang tri kiến Phật của họ và giúp cho chúng sinh thanh tịnh hóa tri kiến Phật đó.

Thế thì cấu trúc của kinh Pháp Hoa như thế nào?

Tuy kinh có tất cả 28 phẩm, nhưng phẩm Tựa chỉ nói lên tổng quát toàn bộ của kinh cho nên phẩm này không nằm trong hệ thống “Khai, thị, ngộ, nhập” Tri Kiến Phật.

Nội dung của kinh bắt đầu từ phẩm Phương Tiện đến phẩm Phổ Hiền Bồ Tát bao gồm toàn bộ ý nghĩa của Pháp Hoa. Đó là “Khai, thị, ngộ, nhập cái trí tuệ Phật nhiệm mầu này.

Trước hết phần Khai Tri Kiến Phật gồm các phẩm Phương Tiện, Thí Dụ, Tín Giải, Dược Thảo Dụ, Thọ Ký, Hóa Thành Dụ, Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký, Thọ Học Vô Học Nhơn Ký và phẩm Pháp Sư.

Phần Thị Tri Kiến Phật chỉ có phẩm Hiện Bảo Tháp.

Phần Ngộ Tri Kiến Phật gồm có phẩm Đề Bà Đạt Đa, Trì, An Lạc Hạnh, Tùng Địa Dõng Xuất, Như Lai Thọ Lượng, Phân Biệt Công Đức, Tùy Hỷ Công Đức, Pháp Sư Công Đức, Thường Bất khinh Bồ Tát, Như Lai Thần LựcChúc Lụy.

Sau cùng phần Nhập Tri Kiến Phật gồm có các phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự, Diệu Âm Bồ Tát Vãng Lai, Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, Đà-la-Ni, Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn SựPhổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát.

Trải suốt chiều dài của 22 phẩm đầu, kinh đã lần lượt giới thiệu nhiều lần cái trí tuệ Phật đó để người đệ tử Phật thấy biết rõ ràng tức là khai, thị, ngộ Tri Kiến Phật của mình. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phần thâm nhập tức là phần thực hành để tự mình chứng nhập cái Tri Kiến Phật đó.

Vậy làm thế nào để thâm nhập cái trí tuệ Phật này?

Cốt lõi để thâm nhập Tri Kiến Phật hay khám phá cái trí tuệ Phật ở trong Ta là trở về với trạng thái thanh thoát nhẹ nhàng, không dính mắc, bám vúi hay chấp thủ cũng như dòng sông trí tuệ tuôn chảy bỗng nhiên bị cái đê ngũ uẩn ngăn chận. Vì thế muốn dòng sông trí tuệ không còn bị ngăn ngại thì phải phá cho hết cái đê ngũ uẩn. Sắc uẩn cũng phá, thọ uẩn cũng phá, tưởng uẩn cũng phá, hành uẩn cũng phá và sau cùng thức uẫn cũng phá. Kinh Pháp Hoa, lần đầu tiên trong kho tàng kinh điển Đại thừa, vén bức màn bí mật để hiển lộ bộ mặt thật của Phật tánh, chơn tâm hay Tri Kiến Phật. Vì Phật tánhbản thể chơn như nên từ trước đến nay không ai dám đá động đến nó. Lục Tổ gọi nó là “Vô nhất vật” do vậy không ai dám xâm phạm đến nó bởi vì đụng đến nó thì nó không còn vô nhất vật nữa rồi. Bản thể chân như là một cái gì quá trừu tượng chằng khác nào nắm bắt những làn hương nghĩa là thấy đó mà không bao giờ nắm bắt nó được. Nhưng may mắn thay, kinh đã bật mí để chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn cái “vô nhất vật” này. Đó là chỉ cần phá tan ngũ uẩn thì bức màn che Phật tánh bắt đầu mở rộng và cái “vô nhất vật” đó sẽ từ từ hiển lộ chớ không còn nằm trong trí tưởng tưởng của con người nữa.

Trước hết,trong phẩm Dược Vương Bồ Tát,Bồ Tát Dược Vương đốt thân và hai tay để cúng dường Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức thì đây là phá sắc uẩn.

Sắc uẩnyếu tố vật chất bao gồm vật lý - sinh lý, có bốn yếu tố vật chất căn bản là đất (Tóc, lông, móng răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, ruột, lá lách, phèo, phổi, bao tử, thực phẩm chưa tiêu, phẩn), nước ( Mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, nước mỡ, nước miếng, nước mũi, nước khớp xương, nước tiểu), gió ( Gió hướng lên khiến ta nôn, gió hướng xuống giúp nước tiểu và phẩn ra ngoài, gió trong ruột, gió ngoài ruột nhưng nằm trong bụng, mọi tác động của cơ thể như đi, đứng, ngồi, co, duỗi v.v… hơi thở ra vào), lửa (Thân nhiệt, sức nóng làm cho cơ thể tưởng thành, già nua, nhiệt độ quá cao khiến chúng ta khó chịu và than phiền là quá nóng, nhiệt độ cần thiết để tiêu hóa thức ăn). Các yếu tố do bốn đại tạo ra thuộc về sinh lý như: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; các đối tượng của giác quan như: hình sắc, âm thanh, mùi vị, vật xúc chạm. Khi tứ đại kết hợp thì chúng tahình dángnếu không nhìn bằng cặp mắt trí tuệ thì chúng ta sẽ thêm vào cái hình dáng đó là Tôi, của Tôi, đàn ông, đàn bà…Do ý niệm sai lầm này khiến sự dính mắc phát sinh trong tâm ta. Như vậy yếu tố vật chấtthân thể hay ngoài thân thể, thuộc vật chất hay năng lượng, thuộc thời gian hay không gian đều bao hàm trong sắc uẩn. Thân thểsắc uẩn, vì vậy chúng không phải là một thực thể độc lập mà là một hợp thể vật chất biến độngmâu thuẫn như mảng bọt trên mặt nước hay nếu nhìn kỹ ta sẽ thấy thân tứ đại chỉ là những bọt vật chất tạm bợ. Thân thể muốn tồn tại phải nương vào các duyên bên ngoài như ánh sáng mặt trời, thức ăn thức uống, không khí, nhà cửa, xe cộ...vì thế thân tứ đạivô thường, vô ngã tức là Không.

Vì vậy bất cứ sự chấp thủ, tham ái thân thể (sắc uẩn), hoặc bất cứ một đối tượng vật lý, sinh lý nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ đau khổ cho nên đức Phật đã dạy rằng “Ai cho rằng sắc uẩn là Ta, là của Ta, là tự ngã của Ta thì chắc chắn gặt hái đau khổ, thất vọng, sầu muộn, vấp ngãtai nạn”.

Kế đến phẩm Diệu Âm Bồ Tát Vãng Lai thì Bồ Tát Diệu Âm đã sử dụng 10.000 thứ kỹ nhạc để cúng dường cho Phật Vân Lôi Âm Vương thì đây là phá thọ uẩn.

Thọ uần: Thọ là cảm giác, do sự tiếp xúc giữa giác quan và đối tượng mà sinh ra thọ. Đức Phật dạy có sáu thọ: mắt tiếp xúc với hình sắc mà sinh thọ, tai với âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với vật cứng-mềm, ý với đối tượng tâm ý. Cảm giác theo Phật giáo không dừng lại ở mức độ tiếp xúc đơn thuần mà là cảm xúc, một biểu hiện sâu hơn của cảm giác; cảm giác có ba loại: một là cảm giác khổ, hai là cảm giác vui sướng, ba là cảm giác không vui không khổ. Tất cả những loại cảm thọ ấy tạo thành một dòng sông cảm thọ tâm lý chi phối hệ thống tâm thức, chúng sinh khởi biến hiện thay đổi vô chừng; chúng chuyển biến vô tận, vô thường, vô ngãhiện hữuđiều kiện. Chấp thủ vào cảm thọ bao giờ cũng sai lầm và gặt hái khổ đau.

Đến phẩm này, Bồ Tát Quán Thế Âm phá tưởng uẩn để giúp chúng sinh hết sợ.

Tưởng uẩn: là nhóm tri giác có khả năng nhận biết đối tượng là cái gì, đây là khả năng kinh nghiệm của sáu giác quan và sáu đối tượng của giác quan. Sự nhận biết đối tượng có hai loại: một là nhận biết đối tượng bên ngoài như mắt thấy sắc nhận biết đó là cái nhà, chiếc xe, tai nghe âm thanh nhận ra tiếng chim hót, tiếng khen, lời chửi mắng...; hai là khả năng nhận biết đối tượng bên trong, tức là các đối tượng tâm lý như những khái niệm, hồi tưởng, ký ức, kinh nghiệm... Như vậy, tưởng uẩn là cái thấy, cái biết của mình về con người, hoặc sự việc hay sự kiện. Vì vậy, tri giác là một trong những tác dụng của thức.

Sự có mặt của tri giác là sự có mặt của kinh nghiệm. Tri giác tùy thuộc vào những kinh nghiệm đã qua cho nên khi thấy đóa hoa thì biết đây là đóa hoa bởi vì cái tri giác về đóa hoa đã có sẵn trong A lại da thức. Nhưng làm thế nào để biết đóa là đóa hoa? Khi ý thức muốn so sánh thì Mạt na thức liền chuyển tư tưởng đó vào A lạ da thức và sau khi so sánh các kinh nghiệm của các đóa hoa đã có trong đó xong thì một lần nữa Mạt na thức liền chuyển ý tưởng đó cho tưởng uẩn thành ra “tri giác” tức là “sự thấy” hay là “sự nhận ra” vật đó là đóa hoa. Vì vậy tri giác dễ bị đánh lừa bởi kinh nghiệm, do vì thực tại thì luôn sinh động. Vì sao? Bởi vì chúng ta chỉ thấy đóa hoa dựa theo quan niệm của mình chớ không thấy thật tánh của đóa hoa tức là “tự nó thật sự là”. Khi nhìn đóa hoa chúng ta cho rằng mình đang nhìn đóa hoa, nhưng đóa hoa là tên do mình đặt cho nó chớ tự nó “không phải là” đóa hoa “hay là” đóa hoa. Mà thật chất của nó là sự tổng hợp của đất, nước, gió, lửa qua trùng trùng duyên khởi kết thành hình tướng rồi chúng ta đặt tên hình tướng đó là đóa hoa. Nói vậy thì trong đóa hoa có nước, nhưng chúng ta có thấy trời mưa hoa rơi xuống đâu? Trong hoa có ánh sáng mặt trời, nhưng ngoài trời đâu có rơi hoa? Trong hoa có phân bón, nhưng trong các thùng phân bón làm gì có hoa? Do đó thật tánh của hoa là không tánh vì hoa là do sự kết hợp của trùng trùng duyên khởi chớ đóa hoa không tự nó có hay tồn tại được. Vì vậy cái biết của tri giác là cái biết “không thật” mà là cái biết của duyên khởi cho nên tri giác tồn tạiđiều kiện, vì vậy chúng vô thường, trống rỗng; và do duyên sinh nên tri giác đầy hư vọng mà ta thường gọi là vọng tưởng.

Ngoài sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn thì ngũ uẩn còn có hành uẩnthức uẩn nữa. Phẩm Đà-la-ni kế tiếp là phá hành uẩn.

Hành uẩn: Hành có nghĩa là các hiện tượng tâm lý mang tính chất tạo tác nghiệp, có năng lực đưa đến quả báo của nghiệp, nói cách khác là tạo động lực tái sinh. Hành uẩn là những hiện tượng tâm lý còn được gọi là tâm sở. Duy thức học chia thành 51 tâm sở gồm cả thọ, tưởng, tức là cảm giáctri giác cũng gọi là hành. Nhưng ở đây không xếp cảm giáctri giác vào nhóm hành vì thọ và tưởng không có khả năng tạo nghiệp và quả của nghiệp. Hành uẩn tồn tại nhờ các điều kiện do duyên sinh nên chúng vô thường, trống rỗng và biến động bất tận. Mỗi uẩn chỉ có thể làm công việc của chính nó. Thọ uẩn chỉ kinh nghiệm lạc thọ, khổ thọvô ký thọ. Tưởng uẩn đóng vai trò nhận ra đối tượng là cái gì. Thức uẩn chỉ làm nhiệm vụ nhận biết đối tượng (chỉ biết thấy, biết nghe, biết ngửi v.v...). Nhưng hành uẩnđặc tínhphản ứng hay tác động của tâm. Hành uẩnnguyên nhân của đi, đứng, nằm, ngồi, co, duỗi, di chuyển, cười, nói, nghĩ, thấy, nghe... và tất cả những hoạt động khác.

Do sự kích thích của hành uẩn nên tất cả hành động về thân, khẩu, ý xảy ra. Bởi vậy, thân, khẩu, ý là sự biểu hiện của hành uẩn, nhưng khi hành uẩn biểu hiện qua thân, khẩu, ý người ta hiểu lầm rằng: Đó là linh hồn, tự ngã, tôi, ta.

Và sau cùng phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự là phá luôn thức uẩn.

Thức uẩn: Thức là có khả năng rõ biết, phản ánh thế giới hiện thực. Khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, thực nhận biết sự có mặt của đối tượng, thức không nhận ra đối tượng ấy là gì, là cái gì, màu gì... đó là chức năng của tri giác (tưởng); thức chỉ nhận biết sự hiện diện của đối tượng giống như tấm gương phản chiếu tất cả những hình ảnh đi ngang qua nó. Thức có tám loại nên gọi là bát thức tâm vương: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thứcA lại da thức. Thức là nền tảng của thọ, tưởng, hành. Thức là Tâm vương còn thọ, tưởng, hành là Tâm sở. Duy thức triển khai bát thức tâm với mục đích khai thác các khía cạnh sâu kín của thức. Mạt na thứcý căn, là căn cứ của ý thức đồng thời nó cũng có tác dụng nhận thức sự tồn tại của một thực thể, một bản ngã. A lại da thức là cái kho dung chứa tất cả những chủng tử của kinh nghiệm, ký ức, kiến thức và tất cả những chủng tử thiện ác hay vô ký. Mặt khác, A lại da thức làm căn bản cho các hoạt động tâm lý trở về sau khi không còn điều kiện hoạt động. Nhờ khả năng bảo tồn của A lại da thức mà các hiện tượng tâm lý phát khởi trở lại khi hội đủ các yếu tố. Có thể hiểu A lại da thức như là một cái kho chứa và Mạt na thức là người giữ kho. Chính Mạt na thức vào trong cái kho để chuyển các chủng tử ra hay vào mà Duy thức gọi là hiện hành hay biến hành và từ đó tưởng uẩn mới biết được vật đó là gì. 

Mặc dù thức uẩn là nền tảng của tâm lý nhưng nó không tồn tại độc lập, không thể tự chủ bởi vì thức uẩntồn tại cũng bởi do duyên sinh. Thí dụ nếu không có sắc, thọ, tưởng, hành thì không thể nào có thức được cho nên mối quan hệ của ngũ uẩn là bất khả phân ly vì vậy đạo Phật không chấp nhận có một thức nào đó độc lập, tự chủ như khái niệm về một linh hồn bất tử chẳng hạn. Tuy A lại da thức là một cái kho chứa nhóm, nhưng nó biến chuyển vận hành liên tục không ngừng nghĩ, có lúc chuyển chủng tử mới vào và có khi đưa chủng tử ra gọi là biến hành. Vì sự biến chuyển này mà con người mới có thể tu thành Thánh nhân hay trở thành ác quỷ. Còn linh hồn là cố định, bất biến cho nên đạo Phật phủ nhận có một linh hồn sống giữ chết đem về. A-lại-da hàm chứa mọi nội dung của thức. Nội dung này luôn luôn biến đổi theo hoàn cảnh sống và theo hành động của chúng sang mang nó. Chính đây là năng lượng, là sức mạnh gọi là nghiệp lực mà khi một người chết đi, nó đẩy A-lại-da hay Thức nương gá vào một thân thể mới vừa tượng hình có hoàn cảnh phù hợp với nó. Đó là ý nghĩa của “linh hồn đi đầu thai” mà Phật giáo gọi là Thức đi đầu thai. Thức được hiểu như là dòng chảy liên tục của các ý niệm. Các ý niệm này tuỳ thuộc nhiều yếu tố khác mà phát sinh, đức Phật gọi quá trình tuỳ thuộc phát sinh nầy là “duyên khởi” (paticasamupàda). Thức chỉ là một mắc xích trong 12 mắc xích duyên khởi mà thôi. Do đó, khái niệm “thức” của Phật giáo khác nhau với "linh hồn bất tử" của các tôn giáo khác rất lớn. Chính sự tiếp nối của các ý niệm tương tục nầy mà thức đi tái sanh, lên xuống trong 3 cõi 6 đường, chứ không phải là một linh hồn bất tử, vĩnh hằng như cách hiểu của các tôn giáo khác.

Dựa theo khoa học thì vật lý là sự vật chưa có cái biết, chưa có sự sống. Sinh lý là sự vật có sự sống mà chưa có cái biết. Còn tâm lý là có sự sống, có cái biết mà chưa có phân biệt đó là cảm giác tức là thọ uẩn. Thế thì vật lý là trần, sinh lý là căn và tâm lý là thức. Dựa theo Duy thức thì căn tiếp xúc với trần sinh ra thức tức là sinh lý tiếp xúc với vật lý thì tâm lý phát hiện. Và tâm lý đầu tiên là cảm giác tức là thọ uẩn. Tuy nhiên mỗi uẩn đều nương tựa vào các uẩn kia mà tồn tại. Thí dụ trong sắc uẩnthọ uẩn và trong thọ uẩnsắc uẩn rồi. Khi chúng ta có một cảm giác đau khổ, khó chịu thì cái cảm giác này gồm luôn cả thân thểtri giác, tâm tư và thức.

Tuy con người là sự kết hợp của ngũ uẩn, nhưng mỗi uẩn là vô thường,vô ngã nên toàn khối cũng là vô thường,vô ngã tức là Không chẳng khác nào như cây chuối không có lõi, chỉ là sự kết tập của các bẹ chuối. Khi thấu rõ bản chất thật của con ngườivũ trụchúng ta đang sống thì chúng ta sẽ không còn bám vúi vào cái thân giả hợp, sẽ không còn thấy nó là Ta hay là của Ta thì những phiền não khổ đau sẽ đoạn diệt.

Bát Nhã Tâm Kinh vỏn vẹn có 260 chữ, nhưng quan trọng nhất của Tâm Kinh vẫn nằm ở câu đầu: "Quán tự tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thế khổ ách". Đoạn kinh Bát Nhã này chú trọng đến vấn đề thoát khổ. Con người sẽ thoát khổ, theo Bát-nhã, khi thực hành trí tuệ Bát-nhã sâu xa, soi rọi rõ ngũ uẩnVô ngã tức là Không. Thấy biết ngũ uẩnVô ngã là thấy biết tất cả các pháp là Vô ngã nghĩa là khổ là Vô ngã và người cảm thọ khổ cũng là Vô ngã, bởi cả hai đều là duyên sinh. Khi biết mìnhvô ngã, người cũng là vô ngã, thế gian vũ trụ đều là vô ngã thì hẳn là không còn có một thứ khổ ách nào ràng buộc cả. Quan trọng nhất là chúng sinh thấy rõ ngũ uẩnVô ngã thì không còn chấp thủ ngũ uẩn là mình, là của mình, hay là tự ngã của mình. Chấp thủ diệt thì ái diệt, khổ diệt. Đấy là đường vào giải thoát.

Vì thế một khi hành giả phá tan ngũ uẩn không còn chấp ngã, chấp pháp tâm trí rỗng rang thì trong họ sẽ phát sinh trí tuệtrí tuệ này chính là trí tuệ Phật tức là cái biết như thật về tánh Vô Ngã và lý Duyên Khởi của các pháp.

Như vậy, một khi đã thực sự nhận biết rốt ráo rõ ràng rằng trong ta không hề có “Cái Ta” hay “Cái của Ta” thì lúc đó hành giả sẽ khám phá một chân lý tuyệt vời độc nhất vô nhị, là tinh hoa cốt tủy của Phật giáo và cũng là Tri Kiến Phật của kinh Pháp Hoangày xưa chính đức Phật đã chứng dưới cội Bồ ĐềChân lý Vô Ngã.

Tuy căn bản của phiền nãoKiến hoặcTư hoặc, nhưng cái gốc để tạo ra những phiền não đó chính là chấp Ngã. Chấp Ngã đã phá thì chấp pháp cũng theo đó mà diệt bởi vì trong thì Ngã Không và ngoài thì Pháp Không, trong ngoài tự tại tức là có giải thoát. Vì thế nếu diệt được chấp Ngã (Vô Ngã) thì tất cả những vô minh phiền não cũng tan biến theo.

Con ngườitrở về với bổn tánh, chơn tâm hay Phật tánh chỉ khi nào họ đạt được cái trí tuệ này thì lúc đó họ sẽ an trú trong sự thấy biết tánh bình đẳng của tất cả mọi sự vật hiện tượng và tất cả khái niệm hay ý niệm về những cặp phạm trù đối đãi phân biệt sẽ biến mất. Vì lẽ đó mà kinh Pháp Hoa còn được biết đến như là kinh Trí Tuệ.

Hãy lắng nghe đức Phật thuyết giảng về giáo lý Vô Ngã, là bài pháp thứ hai cho nhóm ông Kiều Trần Như để chuyển bánh xe pháp:

-Này các tỳ kheo, hình tướng (thân xác) không phải là cái Ngã (theo định nghĩa thông thường thì cái 'ngã' hay'atman' có thể hiểu như là linh hồn). Nếu như hình tướng đúng thật là cái Ngã, này các tỳ kheo, thì hình tướng đâu phải gánh chịu bệnh tật , và đối với thân xác thì người ta có thể bảo rằng : "Đối với tôi thì thân xác của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể như thế khác được" . Trong khi đó, bởi vì thân xác không phải là cái Ngã [cho nên] thân xác phải gánh chịu bệnh tật (vô thường) và người ta sẽ không thể nào có thể bảo rằng : "Đối với tôi thì thân xác của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể là như thế khác được".

-Này các tỳ kheo, giác cảm không phải là cái Ngã. Nếu như giác cảm đúng là cái Ngã, này các tỳ kheo, thì giác cảm đâu có phải gánh chịu bệnh tật , và [như thế] đối với giác cảm người ta sẽ có thể bảo rằng:"Đối với tôi thì giác cảm của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể như là thế khác được". Trong khi đó, bởi vì giác cảm không phải là cái Ngã [cho nên] giác cảm phải gánh chịu bệnh tật và người ta sẽ không thể nào có thể bảo rằng : "Đối với tôi thì giác cảm của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể là như thế khác được”.

-Này các tỳ kheo, sự nhận thức không phải là cái Ngã. Nếu như sự nhận thức, này các tỳ kheo, đúng là cái Ngã thì sự nhận thức đâu có phải gánh chịu bệnh tật (sự lầm lẫn), và [như thế] đối với sự nhận thức người ta sẽ có thể bảo rằng : "Đối với tôi thì sự nhận thức của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể như thế khác được"Trong khi đó, bởi vì sự nhận thức không phải là cái Ngã [cho nên] sự nhận thức phải gánh chịu bệnh tật và đối với sự nhận thức thì người ta sẽ không thể nào có thể bảo rằng : "Đối với tôi thì sự nhận thức của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể là như thế khác được".

-Này các tỳ kheo, thói quen thường nhật không phải là cái NgãNếu như thói quen thường nhật, này các tỳ kheo, đúng là cái Ngã thì thói quen thường nhật đâu phải gánh chịu mọi thứ bệnh tật , và [như thế] đối với thói quen thường nhật người ta sẽ có thể bảo rằng : "Đối với tôi thì thói quen thường nhật của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể như thế khác được"Trong khi đó, bởi vì thói quen thường nhật không phải là cái Ngã [cho nên] thói quen thường nhật phải gánh chịu bệnh tật, và đối với thói quen thường nhật thì người ta sẽ không thể nàocó thể bảo rằng : "Đối với tôi thì thói quen thường nhật của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể là như thế khác được".

-Này các tỳ kheo, tri thức không phải là cái NgãNếu như tri thức đúng là cái Ngã, này các tỳ kheo, thì tri thức đâu có phải gánh chịu bệnh tật (những sự diễn đạt sai lầm), và [như thế] đối với tri thức người ta sẽ có thể bảo rằng : "Đối với tôi thì tri thức của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể như thế khác được"Trong khi đó, bởi vì tri thức không phải là cái Ngã [cho nên] tri thức phải gánh chịu bệnh tật và đối với tri thức người ta sẽ không thể nào có thể bảo rằng : "Đối với tôi thì tri thức của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể là như thế khác được".

Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Hình tướng trường tồn hay vô thường?

Bạch Thế tôn, hình tướngvô thường.

Nếu một sự vật là vô thường thì nó là những gì khổ đau hay hạnh phúc?

Bạch Thế tôn, là những gì khổ đau.

Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổ đau, phải gánh chịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng : "Đấy là cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi" hay không ?

Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Giác cảm trường tồn hay vô thường?

Bạch Thế Tôn, giác cảm là vô thường.

Nếu một sự vật là vô thường thì nó là những gì khổ đau hay hạnh phúc?

Bạch thế tôn, là những gì khổ đau.

Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổ đau, phải gánh chịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng : "Đấy là cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi" hay không ?

- Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

- Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Sự nhận thức trường tồn hay vô thường?

- Bạch Thế Tôn, sự nhận thứcvô thường.

- Nếu một sự vật là vô thường thì đấy là khổ đau hay hạnh phúc?

- Bạch Thế Tôn, đấy là khổ đau.

Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổ đau, phải gánh chịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng : "Đấy là cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi" hay không ?

- Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

- Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Thói quen thường nhật trường tồn hay vô thường?

- Bạch Thế Tôn, thói quen thường nhật là vô thường.

- Nếu một sự vật là vô thường thì đấy là khổ đau hay hạnh phúc ?

- Bạch Thế Tôn, đấy là khổ đau.

- Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổ đau, phải gánh chịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng : "Đấy là cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi" hay không ?

- Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

- Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Tri thức trường tồn hay vô thường?

- Bạch Thế Tôn, tri thứcvô thường.

- Nếu một sự vật là vô thường thì đấy là khổ đau hay hạnh phúc ?

- Bạch Thế Tôn, đấy là khổ đau.

- Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổ đau, phải gánh chịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng : "Đấy là cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi" hay không ?

- Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

-Tóm lại, này các tỳ kheo, đối với bất cứ những gì là thân xác, là giác cảm, là thói quen thường nhật, hay thuộc vào sự nhận thứcdù thuộc vào quá khứ, tương lai hay hiện tại, thuộc nội tâm hay bên ngoài, thô thiển hay tinh tế, tầm thường hay tuyệt diệu, cách xa hay bên cạnhthì phải nhìn chúng đúng như thế bằng cái trí tuệ không sai lầm để tự nhủ rằng : "Đấy không phải là của tôi, tôi không phải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi".

-Tóm lại, này các tỳ kheo, bất cứ những gì tri thức, dù thuộc vào quá khứ, tương lai hay hiện tại, nội tâm hay ngoại cảnh, thô thiển hay tinh tế, tầm thường hay tuyệt diệu, cách xa hay bên cạnh, thì phải nhìn chúng đúng như thế bằng cái trí tuệ không sai lầm để tự nhủ rằng : "Đấy không phải là của tôi, tôi không phải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi".

-Này các tỳ kheo, nếu biết nhìn mọi sự vật bằng cách như thế thì một người đệ tử hiểu biết sẽ không còn bám víu vào thân xác, không con bám víu vào giác cảm, không còn bám víu vào sự nhận thức, không còn bám víu vào thói quen thường nhật, không còn bám víu vào tri thức. Khi loại bỏ được chúng thì sẽ không còn tham vọng nữa. Khi nào không còn bám víu nữa thì người đệ tử ấy cũng sẽ tự giải thoát cho mình khỏi mọi dục vọng. Khi đã tự giải thoát khỏi mọi dục vọng thì người đệ tử ấy cũng sẽ chợt nhận ra rằng : "[Thế ra] sự giải thoát cũng chính là như thế đấy !", và người đệ tử ấy cũng sẽ hiểu được là : "Tất cả mọi sự tái sinh đã bị hủy diệt, chỉ có Con đường Đạo hạnh tinh khiếttồn tại, những gì phải chấm dứt đã chấm dứt, không còn bất cứ gì lưu lại để chờ đợi được thực hiện, không còn lại gì nữa để mà hình thành".

Tóm lại, đức Phật thị hiện giáo hóa chúng sinh, chuyển bánh xe pháp cũng không ngoài mục đích muốn chúng sinh ngộ nhập Phật Tri Kiến tức là thể nghiệm và sống được với chơn tâm của mình. Vì thế Phật mới dạy rằng: ”Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh, giai kham tác Phật” nghĩa là trong tất cả chúng sinh, ai ai cũng đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật. Nhưng nếu chúng sinh đều có Phật tánh thì tại sao đến nay chúng ta vẫn chưa thành Phật? Cũng chỉ vì tâm của chúng sinh chất đầy vọng tưởng, chấp trước. Vậy chúng ta chấp cái gì? Chấp “cái Ta” tức là bản ngã và cái “của Ta” tức là ngã sở hữu cho nên không buông bỏ được những hưởng thụ vật chất trong thế gian. Con người luôn níu kéo, nắm bắt mãi, càng có thì càng chấp trước thêm và ham thích hưởng thụ nên chưa thể thành Phật. Cho nên đức Phật mới dạy rằng: “Do vọng tưởngchấp trước mà tất cả chúng sinh không thể chứng đắc, không thể thành Phật” là vậy.

Trong phần thâm nhập Tri Kiến Phật, kinh Pháp Hoa đã hé mở cho hành giả thấy được ánh sáng của Tri Kiến Phật bằng cách phải phá tan cái đê ngũ uẩn. Vì vậy cốt lõi của kinh Pháp Hoa và cũng là cứu cánh của phần thâm nhập là phá cho hết ngũ uẩn. Sắc uẩn cũng phá, thọ uẩn cũng phá, tưởng uẩn cũng phá, hành uẩn cũng phá và sau cùng thức uẩn cũng phá luôn. Một khi hành giả đã phá sạch ngũ uẩn nghĩa là không còn chấp:

-Thân thể này không phải là tôi, là của tôi.

-Những cảm thọ sướng khổ cũng chẳng liên quan gì đến cái tôi.

-Cái tâm đang quán sát cũng không phải là linh hồn của tôi.

-Và tất cả những đối tượng của tâm như ý thức và hành thức cũng không phải là của tôi.

Phá ngũ uẩnphá chấp Ngã và chấp pháp tức là chứng đắc chân lý Vô Ngã mà chính đức Phật đã chứng dưới cội Bồ Đề. Thế thì cái Tri Kiến Phậtkinh Pháp Hoa nói ở đây chính là trí tuệ Phật tức là cái biết như thật về tánh Vô Ngã và lý Duyên Khởi của các pháp. Cái biết như thật trong trí tuệ chánh niệm tỉnh giác là sự thấy biết rốt ráo rõ ràng từ kinh nghiệm khắp toàn thân, tâm. Mà cái thực tại Vô Ngã (No-self) chỉ có thể thành tựu qua công phu thiền định và lúc đó lòng chấp thủ về chủ thể lẫn đối tượng sẽ không còn hiện hữu. Một khi hành giả thực sự chứng nghiệm ngũ uẩnVô ngã thì không còn chấp thủ ngũ uẩn là mình, là của mình, hay là tự ngã của mìnhthì họ sẽ đạt đến đỉnh cao trí tuệ ngang hàng với trí tuệ Phật mà kinh Pháp Hoa gọi là Tri Kiến Phật.Chấp thủ diệt thì ái diệt, khổ diệt. Đây là đường vào giải thoát, an vui, tự tại, Niết bàn.

NamMô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Lê Sỹ Minh Tùng

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18396)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 16740)
Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biến Phật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập...
(Xem: 13317)
Bồ tát Long Thọ trước tác Trung luận gồm 27 phẩm (chương) 446 bài kệ, mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ở Ấn Độ các bản luận giải thích như Vô Úy luận...
(Xem: 12788)
Chữ A tỳ đạt ma luận thường để chỉ các luận thư của các bộ phái, chứ không dùng cho các luận thư Đại thừa. Abhidharma, Trung Hoa dịch âm là A tỳ đàm, A tỳ đạt ma, và dịch nghĩa là Vô tỷ pháp, Thắng pháp, Đối pháp.
(Xem: 13644)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 số 1648 thuộc Luận Tập Bộ Toàn; Ưu Ba Đề Sa; Tăng Già Bà La; HT Thích Như Điển
(Xem: 11797)
Vãng sinh tập đều ghi chép nhiều truyện có thật đời xưa tu Tịnh độ được vãng sinh Tây phương của đủ các hạng người xuất gia lẫn tại gia, của cả loài vật... Chúc Đức dịch Việt
(Xem: 14320)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Luận Tập, Kinh số 1666; Bồ-tát Mã Minh tạo luận; Hán dịch: Chân Đế; Việt dịch: Nguyên Hồng
(Xem: 17824)
Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22693)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa... HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 13512)
Kinh PHÁP-HOA là một bộ kinh lớn mà từ xưa đến nay, sau khi đức Phật diệt-độ, được lưu thông nhứt và được nhiều người tụng-trì nhứt trong các bộ kinh lớn... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 15640)
阿 毘 達 磨 俱 舍 論 A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận I... dịch theo bản Sanskrit... Tuệ Sỹ
(Xem: 16153)
Phật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sư Thái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩa Đại thừa Tiểu thừa... Thích Thiện Hạnh Dịch
(Xem: 11428)
Kim Sư Tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng nhưng bao hàm được giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 15758)
Luận Phật Thừa Tông Yếutùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bảncương yếu của Phật pháp... Nguyên tác: Đại sư Thái Hư; Thích Nhật Quang dịch Việt
(Xem: 13216)
Thiết Lập Tịnh Độ là quyển sách của HT Thích Nhất Hạnh giảng giải về Kinh A Di Đà với góc nhìn thiền học
(Xem: 22014)
Quyển "Thập thiện nghiệp đạo kinh giảng yếu" của ngài Thái Hư Pháp sư, thấy tóm tắt dễ hiểu, lời lẽ giản dị mà ý nghĩa đầy đủ, lại rất hợp với căn cơ hiện tại... Thái Hư
(Xem: 16252)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 19235)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 24943)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
(Xem: 17758)
Hạnh Cơ tập hợp và chuyển dịch từ hai bản Luận: Duy Thức Tam Thập TụngBát Thức Qui Củ Tụng
(Xem: 17146)
Kinh Hoa Nghiêm phát xuất từ Ấn Ðộ, nhưng được phát triển mạnh ở Trung Quốc, Nhật Bản... HT Thích Trí Quảng
(Xem: 18684)
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay!... Như Hòa dịch
(Xem: 19124)
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
(Xem: 18941)
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướngLô Sơn, sáng khởi Liên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thành quy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
(Xem: 14465)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Số 2072, nguyên tác: Minh Châu Hoằng; Nguyên Lộc Thọ Phước
(Xem: 23163)
Chứng Đạo Ca - Nguyên tác: Huyền Giác; Bản dịch thơ Chứng Đạo Ca của H.T Thích Thuyền Ấn, sáng tác những năm tháng từ 1980 - 1990, lúc Ngài đang bị quản thúc.
(Xem: 28626)
Duy Thức Tam Thập Tụng (唯 識 三 十 頌) Tài Liệu Học Tập Lớp Cao Học Triết của Đại Học Văn Khoa Viện Đại Học Vạn Hạnh, Niên Khóa: 1972-1973... HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 15242)
Luận Giải Trung Luận: Tánh Khởi và Duyên Khởi - Hồng Dương Nguyễn Văn Hai do Ban tu thư Phật học Viện Cao Đẳng Hải Đức ấn hành
(Xem: 13754)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16576)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 143777)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 16385)
Giới là nguồn cội của hết thảy Thiện pháp, là nền tảng của Tam vô lậu học và mọi quả vị Giải thoát... Nguyên tác: Lý Viên Tịnh; Thích Giác Quả dịch
(Xem: 17488)
Tập Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn này được chúng tôi biên soạn như một phần trong công trình dịch thuật và chú giải kinh Đại Bát Niết-bàn... Nguyễn Minh Tiến
(Xem: 47449)
Bấy giờ, năm trăm công tử Ly-xa, dẫn đầu bởi Bảo Tích (Ratnākāra), mỗi người mang theo một cây lọng quý, biểu hiệu quyền quý, đến vườn Xoài cúng dường Phật... Tuệ Sỹ
(Xem: 39188)
Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 15833)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thểhiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập... Thích Đức Trí
(Xem: 23218)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 16821)
Bản nầy thứ tự kinh văn số 1726 được khắc vào đời nhà Minh Vạn Lịch -Trung Quốc - và đang lưu trữ tại Báo Ân Tạng thuộc chùa Jojoji - Tăng Thượng tự - Tokyo, Nhật Bản... HT Thích Như Điển
(Xem: 14327)
Du Già Sư Địa Luận Thích - Trước tác: Bồ Tát Tối Thắng Tử; Hán dịch: Tam-Tạng Pháp Sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích Tâm Châu
(Xem: 13928)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, thuộc Luận Tập bộ toàn. Thứ tự kinh văn số 1663 (562-563)... HT Thích Như Điển
(Xem: 17284)
Tác Giả: Tăng Triệu Ðại Sư - Lược Giải: Hám Sơn Ðại Sư; Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 14388)
Toàn thể đại dụng, thu nhiếp xưa nay ngay trên đường; dứt trí tuyệt ngu, vật và ta ngang bằng nơi kiếp ngoại ... HT Thích Thiện Siêu
(Xem: 16948)
Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa - Phiên dịch, chú giải: Daniel B. Stevenson & Hiroshi Kanno - Phiên dịch, thi hóa: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
(Xem: 28028)
Bộ kinh Lăng Nghiêm Tông Thông này được Ngài Thubten Osall Lama, tức Nhẫn Tế thiền sư, Đức Sơ Tổ Tây Tạng Tự, dịch và chú thích thêm từ bản Hán văn sang Việt văn...
(Xem: 50245)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 38543)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 28582)
Trọng tâm cứu khổ của Ngài Quán Thế Âm nhằm giải thoát sự khổ tâm, khổ tinh thần. Một khi con người đã giải thoát khổ tinh thần thì thân thể sẽ lành mạnh.
(Xem: 52246)
Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) - Nguyên tác: Je Tsongkhapa Losangdrakpa - Việt dịch: Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
(Xem: 35891)
Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục - Liêu Nguyên dịch, Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 32923)
Kinh Kim Cương lấy vô tướng làm tông, vô trụ làm thể, diệu hữu làm dụng. Từ khi Bồ-đề Đạt-ma đến từ Tây Trúc truyền trao ý chỉ kinh này khiến người đời ngộ lý đạo, thấy tính.
(Xem: 50849)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 63763)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 49759)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 57086)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 47571)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 39421)
Bát Thức Quy Củ Tụng - Những bài tụng khuôn mẫu giảng về tám thức tâm vương; tác giả: Huyền Trang; người toát yếu: Khuy Cơ, người dịch giảng: HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 38485)
Quyển "Vi Diệu Pháp Nhập Môn" ngoài tác dụng của bộ sách giáo Khoa Phật Học; còn là cuốn sách đầu giường của học giả nghiên cứu về Triết lý Ấn độ, cũng như Văn Học A Tỳ Ðàm...
(Xem: 36604)
Như Lai là bậc A-la-hán, chánh đẳng chánh giác, dùng pháp thắng tri (tuệ tri: biết sát na hiện tiền) hay pháp chánh tri kiến để liễu tri sự vật, không dục hỷ...
(Xem: 32243)
Nếu có ai hỏi ngài Duy Ma Cật: “Bản thể của thế giới này là gì?” thì trước sự im lặng của ngài Duy Ma Cật mà lại được Văn Thù Sư Lợi hết sức tán thưởng là có ý nghĩa sâu xa của nó.
(Xem: 46717)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant