Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

16: Chánh Định

08 Tháng Năm 201100:00(Xem: 4785)
16: Chánh Định

TRÁI TIM CỦA BỤT 
Thích Nhất Hạnh
Phiên tả và hiệu đính:
Chân Đoan Nghiêm,
Chân Văn Tâm Phước và Diệu Chánh 
Nhà xuất bản Tôn giáo - Hà Nội 2005

Chánh định
Thảnh thơi
Bụt đang có mặt
Chín định
Diệt tận định

Hôm nay là ngày 16 tháng giêng năm 1994, chúng ta ở tại Xóm Hạ, học tiếp về tứ diệu đế.

 

Hôm trước chúng ta đã bắt đầu học về chánh tinh tấn và biết rằng năng lượng tinh tấn được phát sinh là do chất liệu của niềm vui và niềm tin. Nếu thiếu niềm vui và niềm tin, nếu ta không có hặng hái và niềm an lạc thì dù ta có cố sức đó cũng không phải là tinh tấn. Tinh tấn không có nghĩa là cố gắng một cách mệt nhọc. Khi việc ta làm đem lại kết quả tốt, đem lại niềm vui và niềm tin thì chánh tinh tấn sẽ đến một cách rất tự nhiên. Nếu trong khi thiền hànhthiền tọa mà ta cảm thấy an lạc, thì tự nhiên ta sẽ thích thiền hànhthiền tọa. Nghe chuông báo giờ thiền hành hoặc thiền tọa thì tự nhiên trong lòng thấy phấn chấn và hân hoan. Lúc đó là ta có chánh tinh tấn. Tôi còn nhớ hồi xuất gia ở chùa Từ Hiếu, tôi đã đi tu với cả một bầu nhiệt huyết. Tôi đã phải tranh đấu lắm mới được gia đình cho đi tu. Gia đình cứ nghĩ đi tu là khổ, một quan niệm sai lầm của người lớn đã trở thành thói quen. Trong khi đó thì mình cứ nghĩ rằng chỉ có đi tu mình mới có hạnh phúc thật sự. Thành ra khi được đi tu mình cũng giống như một con chim được tung cánh bay lên giữa trời. Và đến giờ đi tụng kinh là tôi mừng lắm, đi tụng kinh mà thấy giống như đi nhạc hội vậy. Tôi rất thích tụng kinh, rất thích nghe tụng kinh và rất muốn được tụng kinh với đại chúng. Những đêm trăng từ dưới hồ bán nguyệt nghe tiếng các thầy tụng kinh ở trên chùa mình có cảm tưởng là nghe thiên nhạc. Những buổi sáng có trách vụ phải làm, không được đi tụng kinh, từ xa nghe tiếng tụng Lặng Nghiêm vọng xuống, trong lòng thích thú vô cùng. Những giờ được vào lớp nghe giảng cũng vậy, giờ ngồi thiền hay khóa tịnh độ cũng vậy. Tôi đã đi tu trong không khí đó. Khi trong tăng thân mình đã có tình bạn rồi thì tất cả đều hặng hái trong chuyện tu học.

 

Nếu trong lúc tham dự mỗi sinh hoạt ta đều hăng hái, tin tưởng và có niềm vui thì đó là ta đang có chánh tinh tấn. Còn khi ta vẫn thấy mệt nhọc, thấy cần phải cố gắng tham dự, thì ta phải xét lại phép thực tập của mình xem có đúng cách hay không. Chúng ta ngồi thiền theo cách thức nào đó, đi thiền hành theo cách thức nào đó cho nên chúng ta mới chán. Điều này cũng tự nhiên. Vì thực tập mà không có thầy chỉ dạy, không có bạn hướng dẫn, lại không tìm thấy những chất liệu nuôi dưỡng thân tâm trong lúc thực tập, thì sự thực tập trở thành một sự ép buộc.

 

Nhiều thiếu nhi về Làng Hồng, thấy các bạn ngồi thiền, đi thiền và ăn cơm im lặng thì cũng làm theo. Vì người ta làm nên mình cũng phải làm theo thôi, chứ mình không thích thú gì cả. Đi theo, tuy không thích, nhưng có bạn còn dễ chịu hơn là ra ngoài chơi một mình. Tình trạng đó có thể kéo dài cả năm, hai hoặc ba năm. Cho đến ngày nào đó em lớn lên, thấy thiền hành, thiền tọa và ăn cơm im lặng đều mang lại cho em niềm an lạc, và hạnh phúc. Lúc đó em mới bắt đầu tu thật. Nhiều thiếu nhi đã nói thật cho sư ông biết là trong những năm đầu các em chỉ làm cho có hình thức thôi, thấy các bạn làm thì làm theo, chứ không thấy có thích thú nào. Cháu Thục Hiền đến Làng Mai năm tám tuổi, rất ngoan ngoãn tham dự các sinh hoạt, nhưng chỉ làm theo hình thức. Bây giờ Thục Hiền đã lớn, cô ta mới cảm thấy sự thực tập là thiết yếu. Khi lo âu, buồn khổ hoặc bực bội cô ta mới biết rằng những phương pháp thực tập đó tháo gỡ được những nỗi lo buồn và đem lại thảnh thơi cho mình. Lúc đó cô ta mới biết quý sự thực tập. Kinh nghiệm đau khổ của chúng ta nhiều khi giúp chúng ta tới gần sự thật hơn. Những lúc đó ta mới thấy sự quan trọng của những bài tập nho nhỏ như quay về nương tựa hải đảo tự thân. Nếu ta thấy chán nản, không có năng lượng tinh tấn, đó là vì hoặc chưa nắm được phương pháp thực tập đúng, hoặc chưa có nhu yếu tu tập. Lý do khác là chúng ta không thực sự thích thú trong việc tu tập, hay mới chỉ thực tập hời hợt, chưa có cơ hội tự chuyển hóa thực sự.

 

Đây là bài thi kệ đầu tiên trong cuốn Từng Bước Nở Hoa Sen :

 

Thức dậy miệng mỉm cười, Hăm bốn giờ tinh khôi, Xin nguyện sống trọn vẹn, Mắt thương nhìn cuộc đời.
Bài này để đọc khi mới thức dậy, đang còn nằm trên giường. Ngày xưa trong các tự viện có một bài khác bằng chữ Hán:

 

Thùy miên thỉ ngộ, Đương nguyện chúng sanh, Nhất thiết trí giác, Châu cố thập phương.

 

Nghĩa là :

 

Ngủ nghỉ mới dậy Nên nguyện chúng sanh Tất cả trí giác Đoái khắp mười phương

Bài mới bằng tiếng Việt giàu chất liệu Phật pháp, tươi mát và thực tế hơn. Thức dậy miệng mỉm cười, vì ta thấy hăm bốn giờ mới tinh khôi là một món quà rất lớn trong đời sống. Thường thường ta không thấy một ngày của đời mình là châu báu, và cứ để cho hăm bốn giờ đi qua uổng phí. Thức dậy miệng mỉm cười, hăm bốn giờ tinh khôi. Nụ cười đó đã là nụ cười của giác ngộ. Thấy hăm bốn giờ đồng hồ là một tăng thân lớn ta trân quý từng giây phút một. Hăm bốn giờ đó hư uổng hay hăm bốn giờ mầu nhiệm, điều này tùy thuộc vào chính ta. Nếu để những lo âu, phiền giận và ganh ghét làm hư hỏng hăm bốn giờ đồng hồ, đó là mình tự tàn phá cuộc đời mình, chứ không phải là ai khác. Xin nguyện sống trọn vẹn, là lời nguyện không làm hư uổng hăm bốn giờ đồng hồ này. Mắt thương nhìn cuộc đời là năm chữ trong Kinh Pháp Hoa: từ nhãn thị chúng sinh. Nếu lấy con mắt của tình thương nhìn cuộc đời thì tự nhiên lòng thư thái, có hạnh phúc, và trong cái nhìn sẽ không còn có sự khắt khe và giận hờn nữa.

 

Buổi sáng thực tập bài kệ đó ta làm cho thế giới tươi sáng lên. Rồi trong mỗi giây phút, khi rửa chén, quét nhà, đi thiền hành, ngồi thiền tọa, ta đều hớn hở như mới bắt được vàng ròng của sự sống. Những người xuất gia được cơ hội gần gũi thầy, gần gũi bạn, thì luôn luôn có điều kiện hạnh phúc hơn những người không xuất gia. Người không xuất gia bị các gánh nặng của gia đìnhxã hội đè nặng trên vai, không có nhiều cơ hội bằng. Cho nên người xuất gia phải thể hiện hạnh phúc để tạo hứng khởi cho người tại gia. Nếu người xuất gia không thấy hạnh phúc thì không gây được cảm hứngniềm tin cho người tại gia. Trong bài văn Cảnh Sách của thiền sư Quy Sơn Đại Viên, có câu: thời quang yếm một, tuế nguyệt ta đà, nghĩa là thời gian đi qua rất mau, ngày tháng như tên bắn, và nếu sống hời hợt thì ta sẽ đánh mất cuộc đời của chính mình, rất uổng.

 

Tóm lại, tu tập là tạo an vui, mà tu tập càng an vui thì càng thấy phấn khởi, đó là chánh tinh tấn.



Chánh định

 

Sau chánh tinh tấn, chúng ta nói tới chánh định. Năng lượng chánh định đã có mặt sẵn trong chánh niệm, chánh tinh tấn, chánh nghiệpchánh ngữ. Chúng ta biết rằng chánh kiến là hoa trái của chánh định, vì nếu không có định thì sẽ không có tuệ. Tuệ ở đây không phải một chuyện xa vời. Trong khi ăn cơm chẳng hạn, chúng ta cũng có thể có định và có tuệ Một trăm người ngồi trong thiền đường cùng ăn cơm với nhau. Có người ăn cơm với định và có người không. Tất cả đều ngồi đó, nhưng có thể có người đang ngồi như một cái xác không hồn, họ không thật sự có mặt trong bữa cơm. Họ vắng mặt, vì những tâm hành trong họ đang kéo họ về nẻo khác. Chúng kéo ta về quá khứ, tới tương lai, kéo sang châu Mỹ, kéo sang châu Úc...

 

Lúc mở đầu bữa ăn, nghe tiếng chuông ta trở về với hơi thở. Ngồi trên tọa cụ nếu ta biết rằng ta đang ngồi với đại chúng, thì lập tức ta có chánh niệmchánh định liền. Nghe người bạn tu đọc lời quán nguyện đầu của năm quán: thức ăn này là tặng phẩm của đất trời và công phu lao tác, nếu chánh niệmchánh định của ta vững thì ta có thể có liền chánh kiến nghĩa là có tuệ giác. ‘‘Thức ăn này là tặng phẩm của đất trời và công phu lao tác.’’ Ta thấy rõ tính tương quan, tương duyên giữa mình với tăng thân, mình và thế giới. Ta thấy ta sống bằng thức ăn, mà thức ăn ấy là do mặt đất, bầu trời, do công phu lao tác của nhiều người. Tự nhiên những tình cảm thân thiết, biết ơn, hân hoan khởi lên. Đó là tuệ giác phát sinh từ niệm và định. Xin nguyện sống xứng đáng để thọ nhận thức ăn này. Muốn xứng đáng ta chỉ cần ăn thức ăn này trong chánh niệm. Ăn trong thất niệm, nghĩa là trong quên lãng, là vô ơn với đất trời, với công phu lao tác. Xin nhớ ngăn ngừa những tật xấu trước hết là tật tham ăn. Bụt dạy nhiều lần về tính chừng mực khi ăn uống. Tham là một trong những tâm sở bất thiện, cùng với, sân, si, mạn, nghi và kiến. Trong khi ta ăn cơm, ta dặn lòng đừng để những tâm niệm lầm lỗi đó trấn ngự, thì ta đã xứng đáng để được ăn bát cơm này. Chỉ xin ăn những thức ăntác dụng nuôi dưỡngngăn ngừa tật bệnh. Trong khi quán niệm về điều thứ tư này, ta biết Bụt dạy ta cẩn thận về ăn uốngtiêu thụ. Ngài dạy về bốn loại thức ăn. Có những thức ăn đem lại độc tố, đem lại sinh, tử, luân hồi. Và có những thức ăn mang lại khỏe mạnh, niềm vui và giải thoát.

 

Năm điều quán nguyện (ngũ quán) đọc trước khi ăn có mục đích giúp ta an trú trong chánh niệm, chánh địnhchánh kiến. Vì muốn thành tựu đạo nghiệp nên thọ nhận thức ăn này. Đó là hạnh của người tu. Khi ăn một miếng cơm của đàn việt, của tín thí, của đất trời, ta biết rằng với thức ăn đó ta có thể làm nên tuệ giác, an lạchạnh phúc. Như thế mới xứng đáng. Có người hỏi : ‘‘Xin nguyện sống xứng đáng để thọ nhận thức ăn này, vậy phải làm thế nào để thực sự xứng đáng?’’ Tôi nói: ‘‘Chỉ cần ăn trong chánh niệm thôi là đã xứng đáng rồi.’’ Vì chánh niệm đưa tới chánh định, tức là hoa trái của sự tu học. Chỉ một điều đó thôi, nếu ta không làm được thì còn làm được điều gì? Có chánh niệm tức là có định. Chúng ta đã biết rằng chánh niệm trước hết là có mặt thực sự trong giờ phút hiện tại. Trong tác phẩm Lục Súc Tranh Công có câu: ‘‘ngẩn ngơ như ốc mượn hồn’’, tả tình trạng đang ở đây và trong giờ phút này mà không thực sự có mặt. Chánh Niệm trước hết là năng lượng làm cho ta có mặt lúc này và ở đây. Và khi có niệm rồi thì ta có định: Ta biết mình đang ở đâu, đang làm gì và ta sống được sâu sắc giờ phút đó.

 

Có hai trường hợp về Định. Thứ nhất là khi ta có mặt bây giờ và ở đây, tiếp xử với giờ phút hiện tại một cách sáng suốt, duy trì được chánh niệm thì gọi là định. Ta không cần phải ngồi trong tư thế kiết già mới có định. Đi, đứng, nằm, ngồi, lau chùi, dọn dẹp, tiếp xử với người khác trong chánh niệm thì đã là định. Trường hợp thứ hai là Định mà ta cố tâm duy trì trên một đối tượng duy nhất thôi. Đi thiền hành, ta có thể hoàn toàn tập trung vào sự tiếp xúc giữa bàn chân với mặt đất, tập trung vào đối tượng trái đất, thở vào là để tiếp xúc với trái đất, thở ra cũng là để tiếp xúc với trái đất. Định có thể được thực tập trong tư thế kiết già, tâm chỉ chuyên chú về một đối tượng trong một thời gian khá dài. Có niệm có định và có tuệ, càng ngày ta càng sống thảnh thơi, an lạc, không vướng mắc.



Thảnh thơi

 

Phong lai sơ trúc, phong khứ nhi trúc bất lưu thanh. Nhạn quá hàn đàm, nhạn khứ nhi đàm vô lưu ảnh. Thị cố quân tử sự lai nhi tâm thỉ hiện Sự khứ nhi tâm tùy không.

 

Dịch:

 

Gió qua lay trúc Gió đi rồi nhưng không lưu luyến âm thanh Nhạn lướt mặt hồ Nhạn đi mà hồ không nắm bắt hình ảnh Người quân tử cũng vậy Việc xảy ra tâm mới tiếp xử Việc qua rồi, tâm lại thảnh thơi.

 

Cơn gió tới thổi qua lay chuyển khóm trúc, gió đi mà trúc không giữ lại âm thanh. Khi gió xào xạc âm thanh thì trúc tiếp sử với âm thanh. Nhưng khi gió đi rồi thì trúc không cần tiếc nuối âm thanh kia nữa. Con chim nhạn bay ngang qua hồ lạnh mùa thu, nhạn qua rồi thì hồ không cần lưu luyến hình ảnh của chim nữa. Tiếp theo hai hình ảnh trên, thi sĩ kết luận: cho nên người quân tử, tức là hành giả, khi sự việc tới thì tâm đón nhận, không chờ đợi, không mong muốn trước; sự việc đi thì tâm lại rảnh rang, trống không. Sự lai nhi tâm thỉ hiện, tức là chỉ khi sự việc đến thì mới để tâm nhìn nhận, với tất cả tâm ý. Sự khứ nhi tâm tùy không, tức là sự việc đi qua rồi thì cái tâm ta theo đó mà trở thành vắng không. Bài thơ thật hay. Hồi còn làm chú tiểu, tôi đã được đọc bài thơ này treo trên vách thiền viện, nét chữ của thầy Hoằng Thơ. Sống đời sống hàng ngày, ta tiếp xử sâu sắc với những gì đang xảy ra với chánh niệm. Nhưng khi những chuyện đó qua đi thì ta không lưu luyến, không bị ràng buộc nữa, dầu đó là một cái gì ngọt ngào, dầu đó là nỗi ngđam ngùi hay cay đắng.

 

Người tu hay người đời cũng đều cần phải có định. Sống ở ngoài đời cần có định, sống ở trong tự viện phải thực tập định nhiều hơn. Người lái xe phải có định. Mạng sống của bao nhiêu người tùy thuộc vào niệm và định của anh ta. Cho nên muốn tu hay anh không tu, anh cũng phải có niệm và có định.

 

Niệm và Định làm cho đời sống sâu sắc hơn và đẹp đẽ hơn. Các bà mẹ thường khuyên con gái : ‘‘Con là con gái thì làm cái gì cũng phải có ý có tứ.’’ (Làm như con trai không cần phải có ý có tứ!) Khi người con gái đi, đứng, nói và cười có ý có tứ thì tự nhiên người con gái đó đẹp lên bội phần. Cái đẹp đó không phải là do phấn son, áo quần lượt là bên ngoài; cái đẹp đó ở trong tư cách, là do chánh niệm. Đi, đứng, nói, cười trong chánh niệm là một món trang sức từ bên trong đi ra. Con trai cũng vậy. Con trai mà đi, đứng, nói, cười trong chánh niệm thì cũng chắc chắn đẹp hơn. Bà mẹ Việt Nam tuy không nói ngôn từ Phật học nhưng bà cũng biết chánh niệm là một mỹ phẩm đích thực của con người. Con bà không có chánh niệm, không có ý tứ thì nó sẽ đi đứng hấp tấp, ăn nói bộp chộp, vô duyên. Không ý tứ thì không phải là một thiếu nữ đằm thắm, đoan trang, có thể mang hạnh phúc cho người xung quanh.

 

Niệm và định càng cao thì nếp sống của ta càng có phẩm chất. Khi làm một bài toán khó, anh cần phải có định và có niệm. Anh phải chú tâm vào mới làm toán được. Vừa làm toán vừa nghe phát thanh vừa xem truyền hình thì anh không thể có định, anh không thể giải đề toán khó được. Cho nên ngay một cđau học sinh cũng cần phải có niệm và có định. Nhưng định cũng có lúc chỉ nhắm tới việc làm quên lãng khổ đau, để ta trốn tránh những vấn đề thật của mình. Đó là tà định. Trong khi ngồi thiền, cái định của ta làm nên phẩm chất của thiền, nếu không thì chỉ ‘‘ngồi đó như hòn bi,’’ cứng ngắc.



Bụt đang có mặt

Sự có mặt đích thực của ta do niệm và định tạo nên. Khi ta thực sự có mặt thì sự sống có mặt, tự nhiên tuệ giác bừng nở. Ngồi thiền mà không có niệm, và định thì không phải là ngồi thiền. Đi thiền mà không có niệm và định thì không phải là đi thiền. Ăn cơm im lặng với đại chúng mà không có niệm và định thì ăn cơm trong hai ngàn năm cũng uổng thôi, không đi tới đâu hết. Khi ta leo núi Linh Thứu, niệm và định của ta làm cho Núi Thứu thành ra Núi Thứu đích thực. Có những người đi hành hương mà rất ham hố, muốn đi cho thật nhiều thật đủ. Cho nên tới đâu họ cũng chạy và họ mệt nhoài. Họ chỉ chụp cái hình để chứng tỏ mình đã từng có mặt tại chỗ đó. Sự thực thì họ có thể chưa bao giờ từng có mặt tại chỗ đó. Tuy đứng trên núi Thứu mà họ không có mặt trên núi Thứu, tuy là đã tới Khổ Hành Lâm, đã lạy sì sụp mười mấy lạy, mà kỳ thực họ chưa bao giờ có mặt ở Khổ Hành Lâm.

 

Khi có định và tuệ rồi thì ở đâu cũng là núi Thứu, ở đâu cũng là Khổ Hành Lâm. Thiền hành một giờ đồng hồ tại Làng Mai cũng có giá trị tuyệt vời của một huyền sử, mà bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể thực hiện được. Núi Linh Thứu là đây, mặt trời mà Bụt Thích Ca nhìn thấy năm xưa, ngày hôm nay chúng ta cũng vẫn còn nhìn thấy được.

 

Thiền sư Vô Ngôn Thông, người đã thành lập một phái thiền ở Việt Nam vào thế kỷ thứ chín, trước khi tịch đã để lại một bài kệ trong đó có mấy câu:

 

Tây thiên thử độ, Thử độ Tây thiên, Cổ kim nhật nguyệt, Cổ kim sơn xuyên.

 

Dịch

 

Đây là tây trúc Tây trúc là đây Trời trăng năm xưa Trời trăng năm nay

Tây thiên thử độ, thử độ Tây thiên nghĩa là Thiên Trúc là chính nơi đây, nơi đây chính là Thiên Trúc, đừng nghĩ rằng anh phải đi tận đâu đâu mới qua được tới Thiên Trúc. Ngôn ngữ của thầy giống như ngôn ngữ tâm kinh Bát Nhã. Nói Tây thiên thử độ đủ rồi, lại còn láy lại Thử độ Tây thiên, giống như sắc tức thị không, không tức thị sắc. Cổ kim nhật nguyệt, cổ kim sơn xuyên, mặt trời, mặt trăng của ngày xưa chính là mặt trời, mặt trăng của ngày hôm nay. Và sông núi cũng vậy, không có gì mất đi cả. Bụt Thích Ca còn đó và mặt trời Bụt Thích Ca nhìn cũng còn đó. Nếu có niệm và có định chúng ta cũng có thể khám phátiếp xúc được với núi Thứu với mặt trời trên núi Thứu, ngay khi chúng ta đang ở đây.

 

Cuộc đời một trăm năm, hay sáu bảy chục năm, là một cuộc leo núi. Ngọn núi đó là một thế kỷ, người leo trước, người theo sau. Mỗi bước leo núi của chúng ta phải tạo thành một truyền kỳ, một huyền sử trong lòng chúng ta và cho con cháu chúng ta. Nếu sống sâu sắc được một ngày như vậy thì chúng ta cũng có thể sống được một năm như vậy. Và sau khi leo ngọn núi thế kỷ này rồi, ta vẫn có thể tiếp tục leo ngọn núi thế kỷ của các thế hệ con cháu chúng ta, tiếp tục hoài hoài không dứt.

 

Mỗi khi quý vị bước được một bước chân an lạc là Bụt Thích Ca đang đi trên núi Thứu. Đi mà miệng nở được nụ cười là ta đang đi cho Bụt. Bụt sống mãi trong sự tu tập của chúng ta. Có nhiều vị cứ than phiềnchúng ta sinh ra quá trễ, ra đời vào lúc Bụt đã tịch hai ngàn sáu trăm năm trước mất rồi... ‘‘Khứ thánh thời diêu’’ là cách thời đại của Bụt xa lắc xa lơ. Than thân trách phận như vậy là vì chúng ta không có niệm và định.

 

Vào thời Bụt còn tại thế, nhiều người có khả năng ngồi với Bụt rất sâu sắc, và chỉ cần ngồi cạnh Bụt thôi là hạnh phúc đã tràn đầy. Nhiều người tới ngồi cạnh Bụt nhưng vẫn không thực sự có mặt. Cũng có nhiều người tới để cãi nhau với Bụt. Họ chuẩn bị trước những câu hóc búa để hỏi. Nhiều khi Bụt cười, nhiều khi Bụt không trả lời. Và có những người đã từng học với Bụt, tu với Bụt nhưng cuối cùng lại bỏ Bụt mà ra đi. Thành ra dầu ta có sanh ra cách đây hai ngàn sáu trăm năm, không ở xa thành Vương Xá, không ở xa thành Ca Tỳ La Vệ bao nhiêu, được ngồi bên Bụt mà chưa chắc ta đã thật sự gặp Bụt. Có nhiều người đã từng ngồi với Bụt nhưng đã không thật sự có mặt, và không tiếp nhận được sự có mặt của Bụt. Ngồi như vậy có hơn gì sanh ra cách Bụt hai ngàn sáu trăm năm đâu? Học được phương pháp ngồi, ngồi một mình hay với các bạn, trên núi Thứu hay ngay ở Làng Mai, ta có thể ngồi với Bụt trong giờ phút hiện tại.

 

Ngay bây giờ, chúng ta đang có thầy, có bạn và có tăng thân. Đối với nhiều người, Làng Mai là một truyền kỳ, mà không bao giờ họ có thể tới được. Mà cũng có người đang ngồi ngay giữa Làng Mai nhưng không tham dự được vào cuộc leo núi. Hành trang của giận hờn, của ganh tỵ, của bực bội, của lười biếng lớn quá, khiến cho họ không tham dự vào cuộc hành trình mầu nhiệm.



Chín định

 

Định luôn luôn là định vào một đối tượng nào. Khi ta đi thiền hành lấy đối tượng là mặt đất thì mặt đất là đối tượng của định. Khi đi thiền hành lấy hơi thở làm đối tượng thì hơi thở là đối tượng của định. Và chúng ta đừng tưởng tượng có định mà không có đối tượng của định. Nhìn vào đối tượng của thiền quán, chúng ta khám phá ra bản chất chân thật, cội nguồn và gốc rễ của nó. Khám phá ấy gọi là chánh kiến.

 

Đạo Bụt nói tới cửu thứ đệ định, tức là chín loại định nối tiếp nhau. Theo thứ tự trước hết là sơ thiền, nhị thiền, tam thiềntứ thiền. Tiếp theokhông vô biên xứ định, thức vô biên xứ định, vô sở hữu xứ định, phi tưởng phi phi tưởng xứ định, và thứ chín là diệt tận định.

 

Thiền nhất là sơ thiền, trong ấy còn có tư duy, sau đó dần dần tư duy không còn nữa. Những giáo phái khác ngoài đạo Bụt cũng thực tập tứ thiềntứ vô sắc định. Nhưng mục đích và lề lối thực tập của họ khác. Họ có thể đi tìm những cái khác hơn là mục đích giải thoát. Có thể họ chỉ tìm cách xoa dịu khổ đau. Nhiều người đau khổ quá muốn tìm một ít phương thức để làm dịu khổ đau thôi. Họ có thể tìm kiếm sự quên lãng, trốn tránh chính mình, trốn tránh hoàn cảnh, trốn tránh những vấn đề có thật của mình. Đôi khi chúng ta cũng cần sự lẩn trốn như vậy trong một thời gian ngắn. Những phương pháp đó không phải là chánh niệmchánh định, có thể đó là tà định. Sự khác nhau giữa định thế gian và định xuất thế gian là phép thiền định của chúng ta nhắm tới mục đích giải thoát mà không phải là để trốn tránh.

 

Tới trình độ thứ năm thì đối tượng của định là không vô biên xứ. Đối tượng này là hư không không có biên giới. Chúng ta đã học hư không là một trong sáu đại: địa, thủy, hỏa, phong, không và thức. Chúng ta lấy hư không làm đối tượng, nhưng quán chiếu để thấy tính cách tương tức tương nhập của hư không với tất cả những yếu tố kia, tức là địa, thủy, hỏa, phong và thức. Trong thức vô biên xứ định (limitless consciousness) thì đối tượng của định là thức, chỉ có thức thôi. Nhưng thức cũng tương tức tương nhập với năm yếu tố kia, là địa, thủy, hỏa, phong và không. Rồi đến Vô sở hữu xứ, Vô sở hữu là không có gì cả, nhưng không phải là hư không. Tri giác của chúng ta nhận thấy có các sự vật ở ngoài nhau, độc lập với nhau. Đối tượng của tưởng (tri giác) là tướng. Nhưng đi sâu vào tính tương duyên tương tức của sự vật, chúng ta thấy rằng mỗi vật chứa đựng tất cả vạn hữuvũ trụ. Cái này có vì cái kia có. Cho nên chúng ta vượt khỏi tướng, thấy được không sự vật nào hiện hữu riêng biệt, gọi là Vô sở hữu. Định này có công năng hiển lộ sự hiểu biết đó.

 

Định thứ tám là phi tưởng phi phi tưởng. Tưởng đây là tri giác. Mọi hiện tượng phát hiện ra qua tưởng, qua tri giác của chúng ta. Nhưng ta biết tri giác không phản chiếu sự thật. Muốn vượt thoát vọng tưởng, để có thể tiếp xúc với thực tại, ta không thể nương vào tưởng nữa. Nhưng nếu bỏ tưởng đi thì ta trở thành vô tri vô giác, như gỗ đá, ở trạng thái phi tưởng. Cho nên không dựa vào tưởng mà cũng không ở trong phi tưởng, gọi là phi tưởng phi phi tưởng. Trong Trung A HàmTrung Bộ, có nhiều kinh trong đó Bụt nói với thầy A Nan và thầy Xá Lợi Phất về tưởng. Một lần thầy A Nan hỏi: ‘‘Bạch đức Thế Tôn, khi chúng ta quán chiếu về đất, quán chiếu một cách sâu sắc thì chúng ta có thể thấy rằng đất không phải là đất nữa, có đúng không?’’ Bụt nói: ‘‘Đúng như vậy. Khi quý vị quán chiếu về không, về thức, về địa, thủy, về hỏa, về phong cũng như vậy. Nếu quán chiếu cho thật sâu sắc thì đất không còn là đất nữa. Đất cũng là hỏa, là thủy, là phong, là không, là thức. Đất không phải là một thực thể độc lập đối với những cái khác.’’ ‘‘Bạch đức Thế Tôn, khi chúng ta quán chiếu về đất, chúng ta có thể nhận thấy là không có đất nữa chăng?’’ Bụt nói: ‘‘Có thể được.’’ Thầy A Nan hỏi tiếp: ‘‘Nhưng mà vẫn có tưởng?’’ Bụt nói: ‘‘Vẫn có tưởng.’’ Vì tưởng tức là cái tâm của ta trong đó có tướng, ở đây tướng là đất. Cái tướng đất biến mất, tuy nhiên vẫn có tưởng, nghĩa là nhận thức vẫn còn. Trước đó tưởng là một vọng tưởng, nhưng sau đó trở thành một thứ tưởng khác, tạm gọi là chân tưởng (correct perception), và có thể gọi là trí (prajna). Cho nên ở mức thiền thứ tám này người ta gạt bỏ tất cả những tri giáctác dụng chia cắt thực tại ra từng phần nhỏ. Nhờ thế ta không còn bị lừa gạt bởi tướng sanh, tướng diệt, tướng nhiều, tướng ít, tướng có, tướng không, v.v.. và thoát ly khỏi tưởng (perception), gọi là phi tưởng (non- perception). Nhưng ta biết rằng đó cũng không phải là trạng thái vô tri vô giác, cho nên tuy ta gọi nó là phi tưởng mà cũng gọi nó là phi phi tưởng - không phải tưởng, cũng không phải phi tưởng.

 

Cuối cùng người tu học đạt tới một trạng thái gọi là diệt tận định, có khi gọi là diệt thọ tưởng định. Chúng ta cần phân biệt thật rõ diệt tận định với vô tưởng định. Cả hai đều gọi là vô tâm định.

 

Vô tưởng định là định của thế gian, nhắm mục đích thoát khổ bằng cách triệt tiêu tri giác, tức là tưởng, để không còn đau khổ nữa, nhưng chưa phải là giải thoát. Vô tưởng thiên là cõi trong đó có sự sống nhưng không có tri giác. Cõi trời đó ở ngay xung quanh chúng ta, có hình thái của sự sống mà không có tri giác. Đi từ sự sống phức tạp như của các loài thú vật, đến sự sống của những sinh vật đơn bào (chỉ có một tế bào) như con amíp, thì chúng ta thấy rằng tưởng cũng thay đổi từ tình trạng rất phức tạp tới vô cùng đơn sơ. Tới ranh giới giữa động vậtthực vật, có những loài có thể gọi là thực vật mà cũng có thể xếp loại vào động vật. Những loài này có tưởng hay không có tưởng. Vậy sự sống của cõi vô tưởng ở ngay trong cơ thể chúng ta, ở cả xung quanh chúng ta. Trong cõi vô tưởng có chắc là không còn khổ não chăng?

 

Tưởng, hay tri giác, là một trong những gốc rễ của đau khổ. Cụ Nguyễn Du nói trong cõi người ta nhiều khổ đau quá, chỉ cần mở mắt ra đã thấy khổ rồi. Mở mắt tức là có tri giác, có tưởng:

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Cho nên thà rằng không thấy, không nghe, không có tri giác, cuộc sống chắc khỏe khoắn hơn, như Nguyễn Công Trứ ước ao:

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Đây là một khuynh hướng tự nhiên, người ta đi tìm một cõi trong đó mình không cần tri giác, đi tìm sự sống vô tưởng. Một trong những cách để vào cõi vô tưởngphương pháp thiền định gọi là vô tưởng định. Không thấy, không nghe gì nữa. vì thấy và nghe chỉ thêm khổ thôi.

 

Trong sáu thức: nhãn, nhơi, tợi, thiệt, thân và ý, thức thứ sáu phối hợp với năm thức đầu có công năng làm phát khởi tưởng (xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư). Vào cõi trời vô tưởng, hay trong vô tưởng định, thức thứ sáu ngưng hoạt động. Vì vậy không còn tri giác, không còn tưởng. Nhưng trong ánh sáng của tâm lý học Phật giáo, và qua kinh nghiệm tu tập, thì giai đoạn vô tưởng chỉ là một cuộc hưu chiến với đau khổ mà thôi. Khi chấm dứt trạng thái vô tưởng định, lại trở về sự sống có tưởng, đau khổ lại hiện hành.



Diệt tận định

 

Để hiểu trạng thái diệt tận định (còn gọi là diệt thọ tưởng định), cần hiểu chữ diệt theo nội dung diệt đế của tứ diệu đế, như đã giải thích trong những bài đầu. Để thấy Diệt tận định khác Vô tưởng định như thế nào, ta cần đi sâu hơn vào phía tàng thức, theo phân tích của Duy Biểu học.

 

Trong Duy Biểu học, trước gọi là Duy Thức học, sau các thức Nhãn, Nhơi, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý, còn có thức Mạt Na (manas) thường được gọi là thức thứ bảy và thức thứ tám, là Tàng thức (alaya). Khi một người đi vào định vô tưởng tuy rằng thức thứ sáu đã ngưng làm việc, nhưng các thức thứ bảy và thứ tám vẫn hoạt động. Những vô minh và nội kết vẫn còn nguyên trong tàng thức và biểu hiện trong Mạt Na bằng sự phân biệt mình và người. Thức Mạt Na là một năng lượng phân biệt dai dẳng và âm thầm: đây là ta, đây không phải là ta. Vào định Vô tưởng hay vào cõi trời vô tưởng thì cũng chỉ hưu chiến được một thời gian thôi. Khi ra khỏi vô tưởng địnhvô tưởng thiên thì tất cả nguồn gốc của khổ đau, từ trong thức thứ tám cũng sẽ hiện hành trở lại. Chỉ có các vị a la hán đã vượt ra khỏi định thứ tám và đi vào định thứ chín mới chuyển hóa được mạt na thức và gột sạch được những nội kết ở trong tàng thức.

 

Những nội kết trong tàng thức rất nhiều, nhưng nội kết lớn nhất là vô minh. Vô minh tức là sự si mê, không biết được tự tánh chân thật về sự vật. Sự vật là vô thường mà nghĩ là thường, sự vật vô ngã mà nghĩ là hữu ngã. Trên cái vô minh căn bản đó sinh ra những nÕôi kết tham, sân, si, mạn, nghi, kiến v.v.. Người tu học phải tinh chuyên, quán chiếu để chuyển hóa khối vô minh. Những hạt giống chấp ngã, chấp pháp, những hạt giống tham, giận và si mê phải được chuyển hóa. Sau khi chúng được chuyển hóa rồi thì tàng thức được tự do, những khối vô minh tan biến. Lúc đó thức mạt na không còn tác dụng nữa, trở thành một loại trí tuệ gọi là bình đẳng tánh trí. Bình đẳng tánh trí là thấy được tính cách tương tức tương nhập của mọi sự mọi vật, thấy cái ta với cái không ta là một. Khi đó tàng thức (alaya) trở thành đại viên cảnh trí, một tác dụng trí tuệ chiếu rọi như một tấm gương tròn sáng lớn, phản chiếu được sự thật. Thức thứ sáu trở thành một tác dụng gọi là diệu quan sát trí, tức là trí tuệ có thể quan sát được một cách mầu nhiệm tất cả những hiện tượng mà không còn bị kẹt vào vô minh nữa. Nặm thức đầu (mắt, tai, mũi, lưỡi và thân) trở nên thành sở tác trí. Có bốn loại trí tuệ. Đại viên cảnh trí làm bối cảnh soi sáng, bình đẳng tánh trí chiếu rọi tính tương tức của các pháp, Diệu quan sát trí phân biệtquyết trạch các pháp mà không kẹt vào kỳ thị và cố chấp. Thành sở tác trí vận dụng sắc, thanh, hương, vị, xúc mà không bị nô lệ cho năm trần. Vọng tưởngvọng thức nhờ tu tập được chuyển hóa thành tứ trí. Trong trạng thái diệt tận định, tuy gọi là diệt thọ tưởng nhưng với tứ trí làm căn bản tất cả các thức vẫn còn, vẫn có tưởng, vẫn có thọ, nhưng không là thọ và tưởng do vô minh tác thành nữa. Diệt hiểu theo nghĩa diệt của tứ diệu đế.

 

Thọ và tưởng vẫn còn nhưng hoàn toàn được soi sáng trong tứ trí. Cảm thọ vốn do sự tiếp xúc giữa sáu căn với sáu trần, thường vẫn đưa tới Đi, đưa tới thủ rồi tới hữu. Ái thường đưa tới thủ, là sự vướng mắc trôi nổi trong sinh tử. Nhưng trong ánh sáng của tứ trí, thọ bây giờ đưa tới từ và bi, không vướng mắc. Từ, bi và đại nguyện không đưa tới thủ, mà đưa tới cứu độ. Cho nên ta phải hiểu diệt thọ tưởng định không có nghĩa là không còn thọ và tưởng. Phải hiểu là thọ và tưởng không còn là vọng thọ và vọng tưởng như trước, vì tất cả những khối vô minh trong tàng thức và trong mạt na thức đã bị quét sạch. Đó mới đích thực là diệt tận định.

 

Có ba phép quán, ba trạng thái định rất quan trọng, gọi là tam tam muội. (tam muội là samadhi. ) Tam tam muội có khi gọi là tam giải thoát môn, ba cánh cửa vào giải thoát (the three gates of liberation). Tam tam muộikhông tam muội, vô tướng tam muộivô tác tam muội. Chúng ta sẽ có dịp học thêm khi trở lại nói về chánh kiến.

 

Nói tóm lại, Định không phải là chỉ có mặt trong khi ta ngồi thiền, định có thể đạt được trong mỗi giờ phút của đời sống hàng ngày. Cho nên phương pháp thực tập của chúng ta là khi đi, đứng, nằm, ngồi, nói, cười và làm việc ta đều phải có định. Ta phải có mặt trong giây phút hiện tại, phải xử lý những gì xảy ra trong giây phút hiện tại với chánh niệm. Làm việc có giỏi cách nào đi nữa mà nếu trong đời sống hàng ngày không có chánh niệmchánh định thì ta không phải là một thành phần tốt của tăng thân. Đóng góp cho tăng thân bằng cách ngồi cho ra ngồi, đi cho ra đi, giặt áo cho ra giặt áo, ăn cơm cho ra ăn cơm. Ngồi yên tiếng Hán Việt gọi là tĩnh tọa. Thân ngồi yên ổn và vững chãi được thì tâm sẽ yên vững được. Nếu thân không yên thì làm sao tâm yên? Không cần phảithiên nhãn, chỉ cần nhìn một người đi, đứng, nói, cười là ta biết người đó có an trú trong niệm và định không. Không có niệm và định là sống hời hợt, rất uổng phí sự sống.

 

Không có niệm và định, tâm ta vẫn còn nguyên những khối giận hờn, buồn bực và ganh tức. Ta sẽ không thực hiện được hoài bão chuyển hóa thân tâm, đem lại hạnh phúc cho chính mình và cho những người mình thương yêu. Khi ta sống có chánh niệmchánh định, tự nhiên trí tuệ phát sinh, và ta thấy được chân tướng của các pháp là vô thường, vô ngãniết bàn. Thấy được tính duyên sinh của sự vật, tự nhiên trí hiểu biết, lòng khoan thứ và tình thương yêu sẽ tới. Năng lượng của niệm và của định đưa tới chánh kiến, tức là cái thấy vô thường, vô ngãniết bàn. Cho nên trong đời sống hàng ngày nếu ta sống trong chánh niệm, và chánh định thì ba tự tánh gọi là tam pháp ấn sẽ hiện rõ. Kỳ sau chúng ta sẽ trở lại bàn về chánh kiến, và chúng ta sẽ hiểu rằng vô thường, vô ngãniết bàn là những giáo lý Bụt đưa ra để hướng dẫn chúng ta thiền quán, tiếp xúc, quán chiếu các sự vật ở xung quanh ta và trong chính bản thân ta. Chúng ta sẽ thấy rằng vô thường, vô ngãniết bàn là những phương pháp quán chiếu rất thực tế, rất cụ thể, không phải là những ý niệmlý thuyết trừu tượng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11117)
Đây là một bộ Đại Tạng đã được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu về Phật Học chọn làm bộ Đại Tạng tiêu biểu so với những bộ khác như...
(Xem: 16481)
Đại Thừa Khởi Tín Luận là bộ luận quan trọng, giới thiệu một cách cô đọng và bao quát về triết học đại thừa.
(Xem: 11949)
Công trình biên soạn này trình bày một cách rõ ràng từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống triết học Trung Quán cho đến khởi nguyên, cấu trúc, sự phát triển...
(Xem: 12139)
Đối với Phật giáo, các nguồn gốc của mọi hành vi tác hại, thí dụ như ham muốn, thù hận và cảm nhận sai lầm được coi như là cội rể cho mọi sự xung đột của con người.
(Xem: 12826)
Các học giả Tây phương quan niệm hệ thống giáo lý Phật giáo từ các bản Pali, Sanskrit là kinh “gốc” và kinh sau thời đức Phật là kinh phát triển để...
(Xem: 12758)
Đức Phật trình bày các điều bất thiện đều bắt nguồn từ tham, sân, si còn điều thiện là do lòng không tham, không sân, không si dẫn tới.
(Xem: 10275)
Đây nói về công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, là để phân biệt với những gì đã nói về Nhị thừa...
(Xem: 14008)
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đíchgiáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau
(Xem: 10263)
Bát Nhãtrí tuệ, nhưng không giống như trí tuệ thế gian, cho nên thường gọi là Trí Tuệ Bát Nhã.
(Xem: 13750)
Chữ “Viên giác bồ tát” – Viên GiácGiác viên mãn. Từ trước đến đây, Phật đã nhiều lần chỉ dạy phương pháp tu hành để phá trừ Vô minhchứng nhập Viên giác.
(Xem: 16300)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giảnphẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào.
(Xem: 12021)
Pháp ấn là khuôn dấu của chánh pháp. Khuôn dấu chứng thực tính cách chính thống và đích thực. Giáo lý đích thực của Bụt thì phải mang ba dấu ấn chứng nhận đó.
(Xem: 13018)
Những lời Như Lai thuyết giảng trước các đại đệ tử năm nào cách đây hai mươi lăm thế kỷ hiện nay vẫn hiện tiền cho những ai có cái tâm kính cẩn lắng nghe.
(Xem: 11691)
Xuất sinh pháp Phật không gì hơn Hiển bày pháp giới là bậc nhất Kim cương khó hoại, câu nghĩa hợp Tất cả Thánh nhân không thể nhập.
(Xem: 12722)
Nơi tâm rộng, hơn hết Tột cùng không điên đảo Lợi ích chốn ý lạc Thừa nầy công đức đủ.
(Xem: 10834)
Giáo lý đạo Phật đặt nền tảng trên con người, lấy hạnh phúc con người làm trung tâm điểm để phát huy lý tưởng Bồ-tát đạo.
(Xem: 11029)
Kinh Duy Ma là một tác phẩmgiá trị về mặt văn học. Đó là một văn bản có giá trị giải tỏa mọi ức chế về mặt tư tưởng, giải phóng sự gò bó trói buộc...
(Xem: 10973)
Kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giải giáo lý theo chân tinh thần Đại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”.
(Xem: 11925)
Duy-ma-cật sở thuyết còn có một tên khác nữa là Bất tư nghị giải thoát. Đó là tên kinh mà cũng là tông chỉ của kinh.
(Xem: 12809)
Bộ Kinh này trình bày cảnh giới chứng nhập của Bồ Tát, có nhiều huyền nghĩa sâu kín nhiệm mầu, cao siêu...
(Xem: 11113)
Đức Phật thuyết Kinh Kim Cang là để dạy cho chúng ta làm thế nào để có được cuộc sống hạnh phúc, cảnh giới niết bàn.
(Xem: 12650)
Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoa cùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.
(Xem: 11366)
Tri kiến Phật là cái thấy biết không thuộc về kiến chấp ngã nơi thân, không thuộc về kiến chấp ngã nơi tâm (vọng tâm).
(Xem: 12571)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 14138)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10889)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10558)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11237)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 12041)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13191)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 12384)
Kinh Kim Cang thuộc hệ Bát Nhã, một trong ngũ thời giáođức Phật đã thuyết, và là quyển thứ 577 trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển.
(Xem: 15389)
Kinh Di Giáo là một tác phẩm đúc kết những gì cần thiết nhất cho người xuất gia. Đây là những lời dạy sau cùng của Đức Phật, đầy tình thương và sự khích lệ.
(Xem: 14360)
Đức Phật A Di Đà do lòng Đại từ bi, Đại nguyện lực, như nam châm hút sắt, nhiếp thọ hết tất cả chúng sanh trong mười phương vào trong cõi nước Tịnh độ của Ngài,
(Xem: 12141)
Kinh Sa-môn quả đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu học là giới – định – tuệ.
(Xem: 15409)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 12037)
Đề cương kinh Pháp Hoa là học phần cương yếu, Thượng nhân Minh Chánh nêu lên cốt lõi của kinh qua cái nhìn của thiền sư Việt Nam...
(Xem: 12447)
Tên của bộ Kinh này là Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, tên riêng là "Lục Tổ Pháp Bảo Đàn." "Kinh" là tên chung của các bộ Kinh
(Xem: 11223)
Duy ma trọng nhất là bồ đề tâmthâm tâm. Bồ đề tâm thì vừa cầu mong vừa phát huy tuệ giác của Phật. Thâm tâmchân thành sâu xa trong việc gánh vác chúng sinh đau khổ và hội nhập bản thể siêu việt.
(Xem: 12126)
Bài Bát-nhã Tâm kinh do ngài Huyền Trang đời Đường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm 260 chữ.
(Xem: 10656)
Thế Tôn đã để lại cho chúng ta một phương pháp để thẩm định đâu là giáo lý Phật Giáo, đâu không phải là những lời dạy của đức Phật.
(Xem: 12579)
Quyển Pháp Hoa Đề Cương là một tác phẩm thật có giá trị của một Thiền sư Việt Nam gần thời đại chúng ta.
(Xem: 13203)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 14871)
Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế.
(Xem: 12735)
Kinh Đại Bát Niết Bànbài kinh nói về giai đoạn cuối đời của đức Phật Thích Ca, từ sáu tháng trước cho tới khi ngài viên tịch, tức là nhập Bát Niết Bàn.
(Xem: 16612)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 19714)
Phật dạy tất cả chúng sanh đều sẵn có Trí huệ Bát Nhã (Trí huệ Phật) từ vô thỉ đến nay. Trí huệ Bát Nhã rất là quý báu và cứng bén, như ngọc Kim cương hay chất thép.
(Xem: 12295)
Tạng Kinh là bản sưu tập gồm tất cả những bài Kinh đều do Đức Phật thuyết vào những lúc khác nhau.
(Xem: 13562)
Thích Đức Nhuận, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới California, USA Xuất bản 2000
(Xem: 11982)
Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch. Sa môn Hám Sơn Thích Đức ThanhTào Khê, đời Minh soạn - Việt Dịch: Hạnh Huệ
(Xem: 11664)
Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng.
(Xem: 12793)
Kinh Căn Bản Pháp Môn nêu lên hai cách tu tập: Chỉ (samātha) và Quán (vipassana). Đây là hai cách tu tập cần yếu trong hành trình dẫn đến giác ngộ.
(Xem: 14561)
Trong tác phẩm này, chúng tôi đã cố gắng giới thiệu một phần quan trọng của tạng kinh thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) là kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) trong hình thức toàn vẹn của nó.
(Xem: 12660)
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba, bắt đầu từ ngày 28/5/1998, tổng cộng gồm năm mươi mốt tập (buổi giảng).
(Xem: 15697)
Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật ĐếDi Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
(Xem: 13655)
Kinh Pháp Cú là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
(Xem: 12931)
Diệu Pháp Liên Hoa có thể nói là bộ kinh nổi tiếng nhất trong khu vườn kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 18045)
Thế Tôn đã từng dạy, chỉ có từ bi mới có thể hóa giải được gốc rễ hận thù, tranh chấp, đối kháng và loại trừ lẫn nhau, ngoài từ bi không có con đường nào khác.
(Xem: 11213)
Kinh Kim Cương là một bộ kinh có một vị trí đặc biệt trong lịch sử học tập và tu luyện của Phật giáo nước ta. Từ giữa thế kỷ thứ 7, trước cả Lục tổ Huệ Năng, thiền sư Thanh Biện của dòng thiền Pháp Vân đã nhờ đọc kinh này mà giác ngộ.
(Xem: 12217)
Chúng ta biết rằng, lý do tồn tại của Thiền cốt ở tâm chứng, không phải ở triết luận có hệ thống. Thiền chỉ có một khi mọi suy luận được nghiền nát thành sự kiện sống hàng ngày và trực tiếp thể hiện sinh hoạt tâm linh của con người.
(Xem: 13089)
Bài kinh này được chọn trong bộ kinh Theragatha mà kinh sách Hán ngữ gọi là Trưởng Lão Tăng Kệ, thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant