Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Duyên Khởi Giải Thoát

01 Tháng Sáu 201510:18(Xem: 7791)
Lý Duyên Khởi Giải Thoát
“Lý Duyên Khởi Giải Thoát “
( LDKG) ( Transcendental dependent arising/Dependent liberation)

Ajahn Brahmali, Minh Nguyệt

Lý Duyên Khởi Giải Thoát

 

Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát  mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền  được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.

 

LDKG có liên hệ chặt chẽ với giáo lý duyên khởi nổi tiếng trong đạo Phật. Cho những ai chưa quen thuộc nhiều với những lời Phật dạy, lý duyên khởi là một chuỗi mười hai yếu tố nhân quả kết nối với nhau. Yếu tố cuối cùng trong chuỗi nhân quả này là khổ. Bởi vì là một chuỗi nhân quả, nó cho ta thấy khổ phát sinh như thế nào. Yếu tố thứ nhất của mười hai nhân duyênvô minh – không có khả năng thấy được thế gian như nó là, và nó thật sự hoạt động như thế nào. Như thế, bắt đầu với vô minh, yếu tố này dẫn đến yếu tố sau, tiếp luôn cho đến khổ đau. Do vậy, lý duyên khởi chỉ cho ta thấy khổ đau chính là hậu quả của vô minh.

 

Đây là cách mà Đức Phật đã giải thích tại sao có khổ đau. Nhưng Đức Phật cũng giảng về một chuỗi nhân quả đưa đến sự thoát khổ. Chính cái chuỗi nhân quả này được gọi là “Lý duyên khởi giải thoát” (SN12:23). LDKG bắt đầu với khổ – nói một cách khác, nó bắt đầu ở yếu tố cuối của lý duyên khởi – và, qua mười hai yếu tố nhân quả kết nối khác, nó chỉ cho bạn thấy làm thế nào để tối hậu đi đến giải thoát.

 

Triển vọng chấm dứt khổ đau là một thông điệp vô cùng tích cực. Đôi khi người ta nói đạo Phật bi quan – chỉ thấy nói đến khổ đau – nhưng đây lại là điều hoàn toàn ngược lại. Đức Phật nói rằng nhờ vào khổ đau mà chúng ta có thể đi suốt cho đến giải thoát khỏi cái khổ đau đó.

 

Chúng ta hãy duyệt qua mười hai chuỗi yếu tố của LDKG. Yếu tố đầu là khổ (dukkha). Ở đây không phải chỉ muốn đề cập đến thực tế là có cái khổ mà còn muốn cho chính chúng ta nhận thức được vấn đề. Chỉ khi nào bạn hiểu được là có vấn đề thì bạn mới tìm cách giải quyết. Một phần là phải hiểu rõ về vấn đề khổ đau bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng điều quan trọng hơn là phải thấy phạm vi rộng lớn của khổ đau. Sự hiểu biết này bắt đầu phát sinh khi việc hành thiền của bạn trở nên sâu sắc hơn, và bạn bắt đầu thấy chính mình và thế giới theo một cách khác. Nhưng đặc biệtý tưởng tái sinh ­– nhất là khi chính bạn tự mình thấy được – sẽ khiến cho bạn hiểu rõ phạm vi thực sự của vấn đề.

 

Đạo Phật cho bạn biết là có giải pháp cho vấn đề này. Một khi bạn hiểu là có vấn đềnhận biết có một giáo pháp có thể hướng dẫn bạn tìm ra giải pháp, bạn sẽ có niềm tin (saddha, sự tin cậy, tín nhiệm) với giáo pháp này. Đây là yếu tố thứ hai.

 

Điều đáng ghi nhận trong những lời Phật dạy là nó chỉ cho bạn thấy giải pháp ở chỗ hoàn toàn khác hẳn với những gì bạn tưởng. Bình thường, trong đời sống, chúng ta nghĩ rằng giải pháp cho khổ đau sẽ được tìm thấy trong những quan hệ tình cảm, bạn bè, của cải vật chất, địa vị, quyền thế, được kính trọng, được khen ngợi, v.v. – những điều mà trong đạo Phật được gọi là “các pháp thế gian” (lokadhammā, AN8:6).  Người ta thường nghĩ câu trả lời cho khổ đau nằm ở đó. Nhưng rồi Đức Phật đến và nói cho bạn biết là bạn đã đi tìm không đúng chỗ, rằng giải pháp được tìm thấy ở một nơi khác.

 

Khám phá này của Đức Phật thật là siêu việt. Nó cho bạn có cảm tưởng, ừ nhỉ, đúng là giải pháp phải ở chỗ nào khác, bởi vì đã biết bao lần bạn đã cố gắng tìm hạnh phúc qua những pháp thế gian mà bạn vẫn cứ khổ đau như thường. Trong một nghĩa nào đó, đây chính là bi kịch của con người: chúng ta luôn muốn có hạnh phúc, nhưng thông thường chúng ta lại tìm không đúng chỗ. Cho nên, nên thay vào đó, chúng ta chuốc lấy khổ đau. Khi bạn hiểu là có vấn đề và biết có một giáo lý hứa hẹn cho bạn những giải pháp thực tiễn, niềm tin sẽ khởi lên. Bạn nhận ra rằng có một điều gì đó thật đặc biệt trong những lời giảng dạy này.

 

Niềm tin là một điều tuyệt đẹp. Bạn cảm thấy an toàn vì bạn có được một giáo lý chỉ cho bạn giải pháp giúp bạn thoát khổ. Như đề cập trong nhiều bài kinh, một người không có niềm tin, không có nơi nương tựa, giống như một người băng qua sa mạc. Trừ phi người đó tìm được cách đi băng qua, người đó cuối cùng rồi sẽ không thể chống chọi lại được với sức mạnh của thiên nhiên – nắng nóng, thiếu nước, tất cả những vấn đề trong sa mạc. Nhưng người có niềm tin thì giống như một người đã băng qua khỏi sa mạc (MN39).

 

Bởi vậy niềm tin trong đạo Phật rất quan trọng. Đôi khi người ta nghĩ là niềm tin không thật sự quan trọng và chỉ cần tìm hiểu, nghiên cứu xem điều đó đúng hay sai là đủ rồi. Dĩ nhiên, nghiên cứu, tìm hiểu là điểm chính yếu trong đạo Phật . Tuy nhiên, khi niềm tin mạnh mẽ, nó sẽ trở thành một sức mạnh; thúc đẩy bạn đi vào con đường đạo và giúp bạn đi đúng hướng. Đây là một phẩm chất cốt lõi mà ta phải mang theo trong suốt cuộc hành trình tâm linh. Hơn thế nữa, khi niềm tin được đặt đúng chỗ thì tất cả những yếu tố còn lại sẽ đi theo như một hệ quả tự nhiên. Nó trở thành con đường tự hoàn mãn bởi vì mỗi yếu tố là duyên cho yếu tố sau đó phát sinh, từng giai đoạn một, cho đến khi bạn hoàn toàn giác ngộ.

 

Kết quả trực tiếp của niềm tin là hân hoan (pāmojja), yếu tố thứ ba của chuỗi LDKG. Niềm hân hoan đến từ sự khám phá ra được một điều gì đó thật là quý báu. Bạn đã tìm ra được kim chỉ nam cho ý nghĩa thật sự của đời sống và bạn cảm nhận được đây là những lời giảng dạy ưu việt. Sự liên hệ giữa niềm tinhân hoan được mô tả ở nhiều nơi trong kinh. Chẳng hạn, một trong những pháp quán tưởng quan trọng trong kinh là niệm về “Ân Đức Phật”, “Ân Đức Pháp” và “Ân Đức Tăng”. Hân hoan sẽ sinh khởi trong tâm vì những quán tưởng này được thiết lập trên sự nhận biết về giá trị sâu sắc của những giáo lý trong trong Đạo Phật. Điều này được gọi là atthavedadhammaveda, cảm hứng trong ý nghĩacảm hứng trong Pháp. Nguồn cảm hứng tuyệt vời phát sinh cũng giống như “pāmojja” mà chúng ta đang nói đến ở đây. Như vậy hân hoan đến cùng với cảm hứng và đây là kết quả của niềm tin  (AN6:10)

 

Một khi pāmojja sinh khởi, đạo lộ tự nó sẽ tiếp tục mở ra. Nó là như vậy bởi vì hân hoan khiến cho bạn có niệm và năng lực. Có niệm và năng lực thì khi ngồi xuống hành thiền, bạn sẽ có khả năng giữ được đề mục và bạn sẽ tiến bộ đều đặn. Thiền tập có kết quả. Đôi khi có vẻ như khó nắm bắt được vì sao hành thiền lúc được, lúc không, và đây là lý do tại sao. Hành thiền tốt đẹp khi bạn cảm thấy hân hoan và niềm hứng thú sẽ đến cùng với  niệm và năng lực. Như vậy, phần còn lại của đạo lộ chủ yếu là một tiến trình tự động. Đó là một tiến trình hành thiền dẫn bạn đi từng giai đoạn một cho suốt đến giác ngộ. Đây chính là tâm điểm của tiến trình nhân quả của LDKG.

 

Vậy tiến trình này xảy ra như thế nào? Bạn ngồi xuống, theo dõi hơi thở, thật dễ dàng. Khi hành thiền phát triển, hỷ (pīti) bắt đầu khởi lên trong bạn. Đây là yếu tố thứ tư của chuỗi nhân quả này. Khi hành thiền tiến bộ thêm, hỷ lạc lắng xuống và bạn có cảm giảc tĩnh lặng (passaddhi, khinh an), yếu tố thứ năm. Sự tĩnh lặng này, khi được phát triển, sẽ trở thành một cảm giác mãn nguỵên sâu xalạc (sukha), yếu tố thứ sáu. Và rồi, điều này dẫn đến tâm định (samādhi), yếu tố thứ bảy, đây là khi mức thiền trở nên vững mạnh thật sự. Khi tâm ra khỏi trạng thái định thâm sâu, bạn sẽ có sự hiểu biếtcái nhìn đúng như sự thật (yathā-bhūta-ñāṇa-dassana, tri kiến như chân). Đây là yếu tố thứ tám. Bởi vì samādhi khắc phục những chướng ngại (triền cái) – cái tâm ô nhiễm ngăn cản không cho bạn thấy đúng đắn sự thật – bây giờ, lần đầu tiên bạn thấy rõ mọi việc.

 

Khi nhìn thấy sự vật một cách đúng đắn, bạn sẽ thấy đau khổ kết nối chặt chẽ với sự hiện hữu như thế nào. Bạn sẽ muốn từ bỏ (nibbidā, yếm ly) tất cả. Đây là yếu tố thứ chín. Bạn nhận ra rằng mình phải thoát ra khỏi bánh xe luân hồi. Từ bỏ dẫn đến nhàm chán (virāga, ly tham), yếu tố thứ mười. Virāga là sự chấm dứt ham muốn, đối nghịch lại với khát ái, sự tham đắm thế gian. Và khi sự say đắm, ham muốn biến mất, bạn được giải thoát (vimutti), yếu tố thứ mười một. Khi được giải thoát, bạn cũng sẽ có tri kiến rằng bạn đã được giải thoát (khaye ñāṇaṃ)  Đây là yếu tố thứ mười hai và là yếu tố cuối cùng của chuỗi LDKG. Như vậy, đây là phương cách từ khổ đau dẫn đến giải thoát.

 

Để có một cái nhìn sâu sắc hơn về LDKG, tôi muốn xem xét khởi điểm của chuỗi từ một góc nhìn khác. Tôi muốn tập trung vào vài bước đầu của trình tự, bởi vì làm cho đúng những bước này rất quan trọng. Nếu bạn thực hiện đúng đắn những bước đầu, những bước còn lại sẽ tiếp theo như một quy trình tự nhiên.

 

Phối cảnh sâu xa này có thể có được bằng cách xem xét một diễn giải phổ biến khác về LDKG thường gặp trong một số bài kinh (thí dụ AN11:3). Diễn giải này, thay vì bắt đầu bằng khổ đau và niềm tin, bắt đầu bằng giới hạnh. Giới hạnh khiến ta không hối hận (avipaṭisāra), và không hối hận phát sinh hân hoan, pāmojja. Và những phần còn lại thì chủ yếu giống như đã trình bầy ở trên.

 

Vậy thì pháp này vận hành như thế nào? Sự hoan hỷ phát sinh từ giới hạnh thuộc về bản chất tâm linh và không liên quan gì đến những niềm vui của giác quan. Đó là niềm hân hoan vì có một tấm lòng tốt đẹp. Những hân hoan đó luôn gắn liền với niệm và năng lượng. Khi vui, tâm bạn có một nguồn năng lượng tự nhiên, nguồn năng lượng đến từ những cảm giác tốt và tích cực. Và bạn có niệm vì niềm vui tâm linh khiến cho giây phút hiện tại thú vị.

 

Trong kinh ta thấy lập đi lập lại nhiều lần rằng hành thiền bắt đầu với niệm. Khi bạn đọc những gì Đức Phật giảng về theo dõi hơi thở trong bài kinh Quán niệm Hơi thở (Ānāpānasati Sutta, MN118), khi bạn đọc Đức Phật dạy gì trong bài kinh Satipaṭṭhāna về bốn chú tâm của niệm (MN10), bạn sẽ nhận ra niệm là điều kiện tiên khởi cho hành thiền. Nếu không có niệm, bạn sẽ không thể hành thiền đúng đắn được. Thông hiểu điều này rất là quan trọng. Không đủ niệm là lý do chính tại sao đại đa số người ta không thể đạt đến những trạng thái thiền thâm sâu.

 

Bởi vì tầm mức quan trọng của niệm, bạn cần phải học để biết cách thẩm định cường độ của niệm và biết mình đã có đủ tỉnh thức để hành thiền chưa. Hãy tự hỏi “Tôi có thật sự hay biết? Tôi có ở đây trong hiện tại? Tâm tôi có đi lung tung khắp nơi? Tôi có bấn loạn không? Tôi có thấy rõ ràng những gì đang xảy ra không?” Nếu tâm bạn tương đối yên ổn và bạn có ý thức rõ ràng – dù vẫn còn một chút suy nghĩ nhưng không nhiều lắm – đó là lúc mà hành thiền thật sự có hiệu quả.

Bởi vì không thể có thiền đúng đắn nếu không có niệm, bởi vì đó là nền tảng nên bạn cần phải xây dựng nó cho thật vững chắc, bạn cần phải biết rõ ràng làm sao để có niệm. Niệm là một đề tài “thời thượng” của tâm lý học Tây phương trong nhiều năm qua. Thông thường những thảo luận xoay quanh về việc niệm sẽ giúp bạn vượt qua các vấn đề như thế nào, những phẩm chất của niệm là gì, làm sao có thể đo lường bằng khoa học, v.v. Nhưng một điều thường thấy thiếu vắng  là một cuộc thảo luậný nghĩa về nguyên nhân đưa đến niệm. Để hiểu được nguyên nhân đưa đến niệm là hiểu được làm thế nào để có được niệm.

 

Người ta thường nghĩ rằng nếu dùng sức mạnh của ý chí, nếu mình cố gắng hết sức, bạn sẽ có niệm. Nhưng nếu tâm bạn bị tác động bởi phiền não thì dù bạn cố gắng đến đâu cũng không thể có niệm được. Niệm không phải chỉ là giữ yên lặng hay cố gắng hết sức – như thế chưa đủ. Bạn phải chuẩn bị tâm để có thể có  niệm.

 

Vậy thì nguyên nhân đưa đến niệm là gì? Trong biến thể của LDKG, yếu tố trước khi có pāmojja (hân hoan) – như tôi đã nói, đến cùng với niệm – là sự không hối hận. Không hối hận đến từ giới hạnhđạo đức, sự tử tế và có tâm tốt đẹp. Ở đây, hối hận không phải chỉ có nghĩa là cảm thấy tồi tệ vì đã làm một việc thiếu đạo đức. Nó bao gồm tất cả những gì có ảnh hưởng xấu đến tâm do chính những hành vi của mình. Khi tâm mệt mỏi, ngu si, bất an, tiêu cực, hay trạng thái tương tự, thông thường là kết quả của những hành vi chưa đủ trong sạch. Như vậy, hối hận ở đây bao gồm tất cả những chướng ngại làm cản trở không cho bạn cảm thấy được sự hân hoan, niềm vui tự nhiên có ở trong tâm. Điều này có nghĩa là nguyên nhân đưa đến niệm là giới hạnh, và nếu khônggiới hạnh thì niệm sẽ quá yếu cho hành thiền. Do vậy, nếu chuyện hành thiền của bạn không đi đến đâu hay không tiến bộ, bạn cần phải xét lại xem mình có thể làm gì để cải thiện giới hạnh của mình.

 

Trong Đạo Phật, quan niệm về giới hạnh rất rộng lớn. Dĩ nhiênbao gồm giới hạnh về hành động đúng đắn – tử tế, tránh những hành động xấu. Nó cũng bao gồm giới hạnh của lời nói tốt đẹp – nói những điều tử tế, không nói những điều xấu. Cho đại đa số, chỉ nội trong lãnh vực này cũng đã có rất nhiều điều cần phải làm. Một trong những điều quan trọng cần ghi nhớ, giới hạnh không những là tránh làm xấu mà còn phải làm việc thiện nữa.Vậy thì trong cuộc sống, bạn hãy đi làm việc thiện, hãy nói những lời tử tế, hãy làm những việc nho nhỏ tử tế. Khi làm được như vậy là bạn đang xây dựng một cái tâm đẹp đẽ. Và điều này sẽ là một sức mạnh hỗ trợ cho việc hành thiền của bạn.

 

Nhưng để cho niệm được thiết lập vững chắc, giới hạnh về thân và khẩu thôi chưa đủ. Bạn còn cần giới hạnh của tâm. Lúc đầu khi thực tập giới hạnh về thân và khẩu qua sự thu thúc, tâm bạn vẫn còn ô nhiễm. Để đối phó với sự ô nhiễm này, bạn cần phải làm việc với cái tâm bằng cách nào để bạn có thể thay đổi cách suy nghĩ. Đôi khi chúng ta cho điều này là khó làm, nhưng với quyết tâm đầy đủ và sự bền chí thì ai cũng có thể làm được. Và đây là điều cần thiết để cho việc hành thiền của bạn có thể phát triển.

 

Phiền não quan trọng nhất cần phải vượt quasân hận dưới mọi hình tướng của nó, kể cả sự khó chịu và các trạng thái tiêu cực (AN3:68). Sân hận là một trạng thái tâm tạo nên rất nhiều đau khổ cho chúng ta và cho những người chung quanh ta. Nếu chúng ta thật sự nghiêm túc về con đường tâm linh, thì đây là lãnh vực mà ta thật sự cần phải chú tâm đến. Để khắc phục được sân, chúng ta phải tự hỏi làm sao mình có thể thay đổi cách nhìn về thế giới chung quanh. Có thể nào có một cách nhìn nào khác khiến cho những trạng thái tiêu cực không khởi lên? Bạn sẽ thấy rằng nếu mình chịu khó nỗ lực quán chiếu như thế, theo thời gian bạn sẽ dần dần thay đổi – bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy mọi chuyện theo một cách mới; bạn sẽ bắt đầu nhìn thế gian một cách từ binhân ái hơn. Khi sân hận, khó chịu và tiêu cực bắt đầu giảm bớt, bạn sẽ cảm nhận được là mình đã trở nên một người tốt hơn, trong sạch hơn. Thật tuyệt diệu khi quan sát thấy điều này đang xảy ra trong chính bạn. Dần dần, bạn thay đổi; bạn tự chuyển hóa mình thành một con người khác.

 

Người ta thường nghĩ rằng sức mạnh của ý chí là cách để giải quyết những trạng thái tâm tiêu cực. Họ nghĩ là họ có thể bắt buộc họ phải dễ thương, họ có thể đè bẹp sân hận, nghiền nát sự tiêu cực. Và thỉnh thoảng khi bạn đọc kinh thấy có vẻ là như vậy. Bạn đọc thấy là bạn cần phải “tiêu diệt” trạng thái tâm tiêu cực, “ loại bỏ” chúng , “hủy diệt” chúng. Từ ngữ dùng có thể rất mạnh và rất dễ dàng để nghĩ rằng kinh văn muốn ám chỉ đến “sức mạnh” hay quyền lực. Nhưng thật ra Đức Phật muốn nói cách tốt nhất để vượt qua những trạng thái tiêu cực là dùng trí tuệ (MN19).

 

Dùng trí tuệ là tự hỏi xem sân sẽ dẫn bạn đến đâu. Nếu bạn suy nghiệm về điều này, bạn sẽ thấy nó luôn luôn dẫn đến đau khổ, cho chính bạn và người khác (MN19). Nó dẫn đến đau khổ cho chính bạn vì khi so sánh ta sẽ thấy sân hậnđau đớn so với trạng thái tâm bình an. Nó dẫn đến đau khổ cho người khác vì khi sân chúng ta có khuynh hướng làm nhiễu hại đến người khác. Hơn thế nữa, bạn tạo bất thiện nghiệp khi bạn sân, nhất là khi bạn hành động vì sân hận. Bạn tự gây ra bất hạnh cho mình ngay ở đời này lẫn cả các đời sau. Như vậy, tính cách tiêu cực tạo ra cả một chuỗi phản ứng với các kết quả khó chịu và phiền muộn. Hãy tự nhắc nhở bạn như thế. Hãy suy ngẫm thường xuyên về điều này. Sân hận, tiêu cực, làm hại – đó là lãnh vực nguy hiểm; nó thật sự sẽ dẫn đến đau khổ cho bạn và cho những người chung quanh. Nhận thức càng mạnh mẽ bao nhiêu, rằng đây là một vấn đề thật sự, thì bạn càng có nhiều khả năng để quay lưng lại với nó.

 

Khi nhận thức về nguy hiểm của sân hận trở nên vững chắcrõ ràng, nó trở thành một phương tiện hữu hiệu trong việc phát triển tâm. Khi một tư tưởng sân bắt đầu nẩy sinh, bạn chỉ cần khởi lên nhận thức về sự nguy hiểm là tư tưởng sân này sẽ biến mất. Trí tuệ làm việc này cho bạn. Nhưng hãy nhớ rằng để xây dựng trí tuệ cần rất nhiều thời gian, như hầu hết tất cả những việc làm trên con đường tâm linh. Thật ra không phải là khó nhưng cần phảiquyết tâmkiên trì. Dần dần bạn sẽ thấy sự nguy hiểm ngày càng rõ ràng hơn. Bạn càng hiểu rõ bao nhiêu thì bạn càng có khả nãng ðể khắc phục sân hận mỗi khi nó khởi lên. Cũng chính vì vậyĐức Phật dùng những chữ như “tiêu diệt”, “loại bỏ”, “ hủy diệt” để diễn tả sự khắc phục những tư tưởng này. Những từ này không có ý nói đến sức mạnh của ý chí mà nói đến một phương tiệnhiệu quả hơn nhiều, đó là phương tiện trí tuệ. Trí tuệ, khi được phát triển tốt đẹp, sẽ cắt đứt những điều này – cũng giống như nó “tiêu diệt” những trạng thái tâm tiêu cực. Chúng sẽ đơn giản biến mất ngay. Hãy tiếp tục quán chiếu về sự nguy hiểm của sân hận ở dưới tất cả mọi hình thứcCuối cùng rồi bạn sẽ có một phương tiện hữu ích cho việc tu tập tâm linh.

 

Một hậu quả tiêu cực khác của sân hận là nó hủy hoại trí tuệ (MN19). Trí tuệ là một phẩm chất tâm linh quan trọng nhất. Chính trí tuệ đã khiến cho bạn hiểu sự khác biệt giữa hạnh phúc và khổ đau, quan trọng hơn nữa, hiểu được sự khác biệt giữa nguyên nhân của hạnh phúcnguyên nhân của đau khổ. Trí tuệ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

 

Đức Phật nói trí tuệ diệt là hệ quả của những trạng thái tâm bất thiện (paññānirodhika, MN19). Xét tầm mức quan trọng của trí tuệ, phải chăng đó không phải là lý do chính đáng đủ cho ta từ bỏtiêu diệt những trạng thái tâm bất thiện hay sao? Hãy so sánh tâm khi bạn giận và khi bạn không giận. Hãy nhìn sự khác biệt. Bạn sẽ nhận thấy rằng khi sân giận, bạn không thể thấy thế gian một cách rõ ràng. Bạn không hiểu đâu là phải, đâu là trái – tất cả mọi việc trở nên đảo ngược, méo mó đi bởi giận dữ. Hãy xem nó phá hủy trí tuệ như thế nào. Quán chiếu về những điều này rất có hiệu quả.

 

Một cách quán chiếu khác được Đức Phật khuyên là hãy xem thử sân giận tổn hại đến tâm như thế nào (MN19). Hãy suy ngẫm xem bạn cảm thấy tâm mình như thế nào khi sân giận so với tâm khi bình an. Sự khác biệt thật là lớn lao! Khi sân giận bạn bị thiêu đốt bên trong. Tại sao bạn lại muốn sân giận khi mà có một lựa chọn khác là không sân giận?

 

Những quán chiếu như thế là một trong những khía cạnh đầy oai lực của giáo pháp và cũng hữu hiệu nhất để bạn vượt qua những trạng thái tâm bất thiện. Nếu bạn muốn thay đổi cách suy nghĩ của bạn, trí tuệcon đường, chứ không phải sức mạnh của ý chí.

 

Với thời gian, khi được khai mở với một nhân sinh quan mới, bạn sẽ thấy những ô nhiễm của bạn giảm bớt, những vấn đề khó khăn trong đời sống của bạn bớt đi, và pāmojja – niềm hân hoandần dần tăng lên trong tâm bạn. Hân hoan đến từ sự thanh tịnh, từ thực tế là bạn đã trở nên một người tốt hơn. Và khi pāmojja trở nên mạnh hơn, niệm cũng mạnh hơn. Chính những ô nhiễm của tâm đã ngăn không cho niệm thực sự trở thành một sức mạnh tinh thần. Ô nhiễm càng giảm đi, niệm càng mạnh lên. Nếu bạn có thể làm giảm bớt những chướng ngại trong sự thực tập hàng ngày, bạn sẽ thấy mỗi lần bạn đi hành thiền nhiều ngày, bạn có thể theo dõi những điều mà trước đây bạn không thể theo dõi.

 

Khi bạn theo dõi hơi thở mà không đủ niệm, tâm bạn có khuynh hướng đi lung tung khắp nơi. Bạn hoàn toàn không làm chủ được tâm mình – thay vào đó, ô nhiễm lôi bạn đi lòng vòng. Nhưng một khi niệm có mặt, bạn sẽ cảm thấy bạn làm chủ được chính mình. Và bởi vì bạn có cảm giác tự chủ, bạn có thể hướng sự chú ý của mình vào hơi thở hay vào bất cứ điều gì bạn muốn chú tâm vào. Trong kinh có nói rằng niệm được xây dựng đúng đắn là một sức mạnh (SN50:1). Chính vì vậy, niệm rất quan trọng.

 

Vì niệm phát sinh từ giới hạnh, nhất là giới hạnh của tâm, cho nên nỗ lực vượt qua những khuynh hướng tiêu cực của tâm là điều rất quan trọng. Đôi khi rất khó khăn, vì những khuynh hướng và thói quen của ta thường đã thâm căn cố đế. Cần phảiquyết tâmkiên trì để thay đổi cách bạn nhìn sự việc, cách bạn hành động. Nhưng dần theo năm tháng, bạn sẽ thấy sự thay đổi trong bạn. Một khi bạn thay đổi, việc hành thiền của bạn trở nên an tịnh và sâu lắng hơn. Thật là tuyệt vời biết mấy khi hành thiền bắt đầu tiến triển, khi bạn có thể giữ được đối tượng hành thiền và thấy tiến bộ thật sự. Khi niệm đã trở thành niệm lực, với niềm hoan hỷ trong tâm, bạn chỉ cần ngồi xuống, theo dõi hơi thở và việc hành thiền sẽ tự nó diễn tiến.

 

Khi hành thiền tự động diễn ra, bạn không cần đến sức mạnh. Tất cả những gì bạn cần làm là chỉ ngồi đó, hay biết, và theo dõi hơi thở. Bởi vì bạn có niệm, việc theo dõitự nhiên và dễ dàng, không cần đến sức mạnh của ý chí. Mỗi giây phút trôi qua, hành thiền càng lúc càng trở nên mạnh mẽ, và càng lúc càng trở nên thâm sâu. Tất cả những gì bạn cần phải làm chỉ là hiện diện ở đó.

 

Đến một thời điểm nào đó trong tiến trình này, pīti, hỷ, bắt đầu phát sinh. Pīti là một cảm giác của niềm vui. thường biểu hiện mạnh mẽ qua thành phần thể chất. Nó có thể được trải nghiệm như những làn sóng phỉ lạc chạy qua khắp châu thân. Thật ra, nó chỉ là sự tăng thêm cường độ của hân hoan đã có được trước đó. Cái mà ta cảm nhận ở đây là khởi đầu của niềm vui thuần túy của tâm, niềm hạnh phúc tinh thần. Sau buổi thiền, ta nên suy ngẫm về những tính chất của những cảm giác này, xem thử nó khác với những niềm vui vật chất như thế nào. Bạn sẽ nhận ra rằng pīti là kết quả của tâm thanh tịnh, đặc biệt là sự vắng mặt của sân hậntham ái mạnh mẽ. Sự thanh tịnh này là kết quả của việc thực hành giới hạnh trước đó. Bằng trực giác, bạn biết đó là một cảm giác thiện lành. Và đồng thời cũng cảm thấy rất dễ chịu. Bạn biết mình đã đi đúng hướng và bạn cần phải phát triển điều này thêm nữa.

 

Bạn tiếp tục theo dõi hơi thở. Dần dần, các khía cạnh “thú vị” của pīti bắt đầu lắng xuống và bạn kinh nghiệm được một cảm giác tĩnh lặng sâu hơn, passaddhi (khinh an). Khi sự tĩnh lặng vào sâu hơn nữa, bạn sẽ kinh nghiệm một cảm giác bình an thâm sâu của hạnh phúc, sukha (lạc). Với mỗi bước, hành thiền càng trở nên tuyệt đẹp và mạnh mẽ hơn. Ở thời điểm này bạn cảm thấy hoàn toàn mãn nguyện đến nỗi tâm không muốn đi nơi nào khác. Đây là bắt đầu của samādhi (định). Một lần nữa, tất cả chuyện này hoàn toàn tự nó xảy ra. Bạn chỉ cần ngồi đó theo dõi cả tiến trình mở ra.

 

Samādhinhất điểm tâm, khả năng tập trung một cách dễ dàng vào một đối tượng, dù là hơi thở, ánh sáng trong tâm hay bất cứ điều gì. Ở thời điểm này, tâm rất vững vàng; nó gắn liền với đối tượng mà không dao động. Bạn để cho samādhi phát triển cho đến khi năm triền cái hoàn toàn bị loại trừ , tâm chói sánghoàn toàn tập trung. Tiến trình này lên đến đỉnh điểm là khi đạt được jhanas (các tầng thiền-na).

 

Sau khi bạn ra khỏi samādhi, tâm bạn trong sáng và mạnh mẽ. Nhờ sự trong sáng này mà bạn biết và thấy sự vật đúng như nó là, yathā-bhūta-ñāṇa-dassana (tri kiến như chân). Thấy sự vật như nó là chỉ có thể làm được sau samādhi, bởi vì chỉ với samādhi mà sự loại trừ các triền cái mới được bền vững (MN68). Đây là một trong những lý do chính tại sao jhanas thuận lợi cho việc thấy sự việc như nó là.

 

Như tôi đã nói lúc đầu, gốc rễ của đau khổ là vì sự hiểu biết sai lầm của ta về sự vận hành thật sự của thế gian. Ta thấy hạnh phúc trong khổ đau. Ta thấy một cái ngã dù rằng chẳng hề có điều này. Ta nghĩ mọi vật sẽ trường tồn mặc dù nó có thể biến mất bất cứ lúc nào. Bằng cách nhìn thấy sự vật như nó là, chúng ta sẽ chấn chỉnh lại cái nhận định bị bóp méo, vô minh hay si mê, căn nguyên của vấn đề.

 

Bởi vậy khi ta loại trừ chướng ngại bằng samādhi, vô minh bị yếu dần và bào mòn. Vì vô minhyếu tố đầu tiên của lý Duyên khởi, mỗi yếu tố sau đó, kể cả đau khổ đều bị ảnh hưởng bởi cường độ của vô minh. Như thế có nghĩa là vô minh càng yếu thì khổ đau càng vơi, cho cả bây giờ và mai sau.

 

Nhìn thế gian như nó thật sự là và thông hiểu toàn bộ khổ đau trên đời, nó đi sâu đến như thế nào, quả thật là một bừng tỉnh đáng kinh ngạc. Đức Phật nói giống như bạn bị bọc kín trong một cái vỏ, bất chợt cái vỏ bị nứt bể ra, bạn nhìn thấy thế giới lần đầu tiên (MN53). Giống như bạn bị bao trùm bởi bóng tối và bất chợt có người bật đèn lên (MN36).

 

Thấy được Pháp trọn vẹn sẽ khiến cho bạn có một quan điểm hoàn toàn mới về đời sống. Bởi vì bạn thấy toàn bộ vấn đề, bạn nhận ra rằng không có lối thoát khỏi khổ đau trong sự hiện hữu thế tục và bạn nhàm chán tất cả. Đó là nibbida (yếm ly), sự chối bỏ tất cả mọi thứ, bởi vì bạn thấy đau khổ đi sâu đến như thế nào.

 

Khi bạn nhàm chán tất cả, không còn gì để bám víu vào nữa thì ham muốn trở thành không thể có. Đó là ly tham, viraga. Bởi vì tất cả là khổ đau, bạn xả bỏ và bạn không bao giờ còn có thể ham muốn gì nữa. Khi bạn nhận ra rằng đi tìm hạnh phúcphù phiếm, tham ái sẽ chấm dứt. Đó là giải thoát, vimutti. Cuối cùng bạn được giải thoát, giải thoát khỏi mọi vấn đề của hiện hữu. Và bạn có tri kiến là mình đã được giải thoát. Bạn đạt đến cái hạnh phúc tối đa có thể có. Đó là những gì mà đạo lộ của Đức Phật hứa hẹn cho bạn.

 

Nó rất là thâm thúy. Mặc dù những lời dạy này có vẻ khó tiếp cận, nhưng tôi tin, hiểu biết trọn vẹn cả bản đồ rất quan trọng, để biết tất cả mọi thứ dẫn đi đến đâu, để thoáng thấy một khía cạnh thâm sâu của Giáo pháp của Đức Phật. Theo kinh nghiệm của tôi, cái thoáng thấy này rất bổ ích, nó thúc đẩy chúng ta tiếp tục con đường tu tập.

 

Nhưng trên thực tế, điều quan trọng nhất của LDKG là nó chỉ cho ta thấy sự thành công trên con đường tu Phật, thành công trong hành thiền, tùy thuộc vào sự trong sạch của hành vi, nhất là sự trong sạch của tâm chúng ta. Chỉ khi nào bạn có thể giảm thiểu ô nhiễm của tâm, nhất là giận dữ, tiêu cực, và khía cạnh thô tháo của tham ái, thì việc hành thiền định mới có thể bắt đầu. Đây là một tiến trình tiệm tiến và mỗi bước trên con đường đạo đem đến một phần thưởng. Nếu bạn muốn hạnh phúcmãn nguyện thật sự thì đây là con đường duy nhất.

 

 (Bài giảng của Ajahn Brahmali ở Trung tâm Phật giáo Dhamāloka, Tây Úc, ngày 23/03/2012)

Dịch Việt: Minh Nguyệt.

Hiệu đính Bình An Sơn.

 

Ajahn Brahmali was born in Norway in 1964. He first became interested in Buddhism and meditation in his early 20s after a visit to Japan. Having completed degrees in engineering and finance, he began his monastic training as an anagarika (keeping the eight precepts) in England at Amaravati and Chithurst Buddhist Monasteries.

After hearing the 'word of Brahm' he decided to travel to Australia to train at Bodhinyana Monastery. Ajahn Brahmali has lived at Bodhinyana Monastery since 1994, and was ordained as a Bhikkhu, withAjahn Brahm as his preceptor, in 1996.

Ajahn Brahmāli teaches the monastic rules and gives Pali classes to the monks and anagarikas at Bodhinyana Monastery.

 

 

 

 

Tiểu sử

Ajahn Brahmali sinh năm 1964 ở Na Uy. Sư bắt đầu chú ý đến đạo Phật và hành thiền vào khoảng năm 20 tuổi sau khi viếng thăm Nhật Bản. Sau khi đã học xong ngành kỹ sư và tài chính, Sư bắt đầu đời sống tu hành như một giới tử (giữ 8 giới) ở Tu viện Amaravati và Tu viện Chithurst, Anh Quốc.

Sau khi được nghe những lời giảng dạy của ngài Ajahn Brahm, Sư quyết định sang Tây Úc để tu tập tại Tu viện Bodhinyana. Sư Brahmali sống ở tu viện Bodhinyana từ năm 1994 và thọ cụ túc giới với Ajahn Brahm để trở thành tỳ kheo vào năm 1996.

Ajahn Brahmali dạy giới luật tu sĩ và tiếng Pali cho các sư và giới tửTu viện Bodhinyana.

 

 

 

“Lý Duyên Khởi Giải Thoát “ ( LDKG) ( Transcendental dependent arising/Dependent liberation)

 

 

Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền  được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.

 

LDKG có liên hệ chặt chẽ với giáo lý duyên khởi nổi tiếng trong đạo Phật. Cho những ai chưa quen thuộc nhiều với những lời Phật dạy, lý duyên khởi là một chuỗi mười hai yếu tố nhân quả kết nối với nhau. Yếu tố cuối cùng trong chuỗi nhân quả này là khổ. Bởi vì là một chuỗi nhân quả, nó cho ta thấy khổ phát sinh như thế nào. Yếu tố thứ nhất của mười hai nhân duyênvô minh – không có khả năng thấy được thế gian như nó là, và nó thật sự hoạt động như thế nào. Như thế, bắt đầu với vô minh, yếu tố này dẫn đến yếu tố sau, tiếp luôn cho đến khổ đau. Do vậy, lý duyên khởi chỉ cho ta thấy khổ đau chính là hậu quả của vô minh.

 

Đây là cách mà Đức Phật đã giải thích tại sao có khổ đau. Nhưng Đức Phật cũng giảng về một chuỗi nhân quả đưa đến sự thoát khổ. Chính cái chuỗi nhân quả này được gọi là “Lý duyên khởi giải thoát” (SN12:23). LDKG bắt đầu với khổ – nói một cách khác, nó bắt đầu ở yếu tố cuối của lý duyên khởi – và, qua mười hai yếu tố nhân quả kết nối khác, nó chỉ cho bạn thấy làm thế nào để tối hậu đi đến giải thoát.

 

Triển vọng chấm dứt khổ đau là một thông điệp vô cùng tích cực. Đôi khi người ta nói đạo Phật bi quan – chỉ thấy nói đến khổ đau – nhưng đây lại là điều hoàn toàn ngược lại. Đức Phật nói rằng nhờ vào khổ đau mà chúng ta có thể đi suốt cho đến giải thoát khỏi cái khổ đau đó.

 

Chúng ta hãy duyệt qua mười hai chuỗi yếu tố của LDKG. Yếu tố đầu là khổ (dukkha). Ở đây không phải chỉ muốn đề cập đến thực tế là có cái khổ mà còn muốn cho chính chúng ta nhận thức được vấn đề. Chỉ khi nào bạn hiểu được là có vấn đề thì bạn mới tìm cách giải quyết. Một phần là phải hiểu rõ về vấn đề khổ đau bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng điều quan trọng hơn là phải thấy phạm vi rộng lớn của khổ đau. Sự hiểu biết này bắt đầu phát sinh khi việc hành thiền của bạn trở nên sâu sắc hơn, và bạn bắt đầu thấy chính mình và thế giới theo một cách khác. Nhưng đặc biệtý tưởng tái sinh ­– nhất là khi chính bạn tự mình thấy được – sẽ khiến cho bạn hiểu rõ phạm vi thực sự của vấn đề.

 

Đạo Phật cho bạn biết là có giải pháp cho vấn đề này. Một khi bạn hiểu là có vấn đềnhận biết có một giáo pháp có thể hướng dẫn bạn tìm ra giải pháp, bạn sẽ có niềm tin (saddha, sự tin cậy, tín nhiệm) với giáo pháp này. Đây là yếu tố thứ hai.

 

Điều đáng ghi nhận trong những lời Phật dạy là nó chỉ cho bạn thấy giải pháp ở chỗ hoàn toàn khác hẳn với những gì bạn tưởng. Bình thường, trong đời sống, chúng ta nghĩ rằng giải pháp cho khổ đau sẽ được tìm thấy trong những quan hệ tình cảm, bạn bè, của cải vật chất, địa vị, quyền thế, được kính trọng, được khen ngợi, v.v. – những điều mà trong đạo Phật được gọi là “các pháp thế gian” (lokadhammā, AN8:6).  Người ta thường nghĩ câu trả lời cho khổ đau nằm ở đó. Nhưng rồi Đức Phật đến và nói cho bạn biết là bạn đã đi tìm không đúng chỗ, rằng giải pháp được tìm thấy ở một nơi khác.

 

Khám phá này của Đức Phật thật là siêu việt. Nó cho bạn có cảm tưởng, ừ nhỉ, đúng là giải pháp phải ở chỗ nào khác, bởi vì đã biết bao lần bạn đã cố gắng tìm hạnh phúc qua những pháp thế gian mà bạn vẫn cứ khổ đau như thường. Trong một nghĩa nào đó, đây chính là bi kịch của con người: chúng ta luôn muốn có hạnh phúc, nhưng thông thường chúng ta lại tìm không đúng chỗ. Cho nên, nên thay vào đó, chúng ta chuốc lấy khổ đau. Khi bạn hiểu là có vấn đề và biết có một giáo lý hứa hẹn cho bạn những giải pháp thực tiễn, niềm tin sẽ khởi lên. Bạn nhận ra rằng có một điều gì đó thật đặc biệt trong những lời giảng dạy này.

 

Niềm tin là một điều tuyệt đẹp. Bạn cảm thấy an toàn vì bạn có được một giáo lý chỉ cho bạn giải pháp giúp bạn thoát khổ. Như đề cập trong nhiều bài kinh, một người không có niềm tin, không có nơi nương tựa, giống như một người băng qua sa mạc. Trừ phi người đó tìm được cách đi băng qua, người đó cuối cùng rồi sẽ không thể chống chọi lại được với sức mạnh của thiên nhiên – nắng nóng, thiếu nước, tất cả những vấn đề trong sa mạc. Nhưng người có niềm tin thì giống như một người đã băng qua khỏi sa mạc (MN39).

 

Bởi vậy niềm tin trong đạo Phật rất quan trọng. Đôi khi người ta nghĩ là niềm tin không thật sự quan trọng và chỉ cần tìm hiểu, nghiên cứu xem điều đó đúng hay sai là đủ rồi. Dĩ nhiên, nghiên cứu, tìm hiểu là điểm chính yếu trong đạo Phật . Tuy nhiên, khi niềm tin mạnh mẽ, nó sẽ trở thành một sức mạnh; thúc đẩy bạn đi vào con đường đạo và giúp bạn đi đúng hướng. Đây là một phẩm chất cốt lõi mà ta phải mang theo trong suốt cuộc hành trình tâm linh. Hơn thế nữa, khi niềm tin được đặt đúng chỗ thì tất cả những yếu tố còn lại sẽ đi theo như một hệ quả tự nhiên. Nó trở thành con đường tự hoàn mãn bởi vì mỗi yếu tố là duyên cho yếu tố sau đó phát sinh, từng giai đoạn một, cho đến khi bạn hoàn toàn giác ngộ.

 

Kết quả trực tiếp của niềm tin là hân hoan (pāmojja), yếu tố thứ ba của chuỗi LDKG. Niềm hân hoan đến từ sự khám phá ra được một điều gì đó thật là quý báu. Bạn đã tìm ra được kim chỉ nam cho ý nghĩa thật sự của đời sống và bạn cảm nhận được đây là những lời giảng dạy ưu việt. Sự liên hệ giữa niềm tinhân hoan được mô tả ở nhiều nơi trong kinh. Chẳng hạn, một trong những pháp quán tưởng quan trọng trong kinh là niệm về “Ân Đức Phật”, “Ân Đức Pháp” và “Ân Đức Tăng”. Hân hoan sẽ sinh khởi trong tâm vì những quán tưởng này được thiết lập trên sự nhận biết về giá trị sâu sắc của những giáo lý trong trong Đạo Phật. Điều này được gọi là atthavedadhammaveda, cảm hứng trong ý nghĩacảm hứng trong Pháp. Nguồn cảm hứng tuyệt vời phát sinh cũng giống như “pāmojja” mà chúng ta đang nói đến ở đây. Như vậy hân hoan đến cùng với cảm hứng và đây là kết quả của niềm tin  (AN6:10)

 

Một khi pāmojja sinh khởi, đạo lộ tự nó sẽ tiếp tục mở ra. Nó là như vậy bởi vì hân hoan khiến cho bạn có niệm và năng lực. Có niệm và năng lực thì khi ngồi xuống hành thiền, bạn sẽ có khả năng giữ được đề mục và bạn sẽ tiến bộ đều đặn. Thiền tập có kết quả. Đôi khi có vẻ như khó nắm bắt được vì sao hành thiền lúc được, lúc không, và đây là lý do tại sao. Hành thiền tốt đẹp khi bạn cảm thấy hân hoan và niềm hứng thú sẽ đến cùng với  niệm và năng lực. Như vậy, phần còn lại của đạo lộ chủ yếu là một tiến trình tự động. Đó là một tiến trình hành thiền dẫn bạn đi từng giai đoạn một cho suốt đến giác ngộ. Đây chính là tâm điểm của tiến trình nhân quả của LDKG.

 

Vậy tiến trình này xảy ra như thế nào? Bạn ngồi xuống, theo dõi hơi thở, thật dễ dàng. Khi hành thiền phát triển, hỷ (pīti) bắt đầu khởi lên trong bạn. Đây là yếu tố thứ tư của chuỗi nhân quả này. Khi hành thiền tiến bộ thêm, hỷ lạc lắng xuống và bạn có cảm giảc tĩnh lặng (passaddhi, khinh an), yếu tố thứ năm. Sự tĩnh lặng này, khi được phát triển, sẽ trở thành một cảm giác mãn nguỵên sâu xalạc (sukha), yếu tố thứ sáu. Và rồi, điều này dẫn đến tâm định (samādhi), yếu tố thứ bảy, đây là khi mức thiền trở nên vững mạnh thật sự. Khi tâm ra khỏi trạng thái định thâm sâu, bạn sẽ có sự hiểu biếtcái nhìn đúng như sự thật (yathā-bhūta-ñāṇa-dassana, tri kiến như chân). Đây là yếu tố thứ tám. Bởi vì samādhi khắc phục những chướng ngại (triền cái) – cái tâm ô nhiễm ngăn cản không cho bạn thấy đúng đắn sự thật – bây giờ, lần đầu tiên bạn thấy rõ mọi việc.

 

Khi nhìn thấy sự vật một cách đúng đắn, bạn sẽ thấy đau khổ kết nối chặt chẽ với sự hiện hữu như thế nào. Bạn sẽ muốn từ bỏ (nibbidā, yếm ly) tất cả. Đây là yếu tố thứ chín. Bạn nhận ra rằng mình phải thoát ra khỏi bánh xe luân hồi. Từ bỏ dẫn đến nhàm chán (virāga, ly tham), yếu tố thứ mười. Virāga là sự chấm dứt ham muốn, đối nghịch lại với khát ái, sự tham đắm thế gian. Và khi sự say đắm, ham muốn biến mất, bạn được giải thoát (vimutti), yếu tố thứ mười một. Khi được giải thoát, bạn cũng sẽ có tri kiến rằng bạn đã được giải thoát (khaye ñāṇaṃ)  Đây là yếu tố thứ mười hai và là yếu tố cuối cùng của chuỗi LDKG. Như vậy, đây là phương cách từ khổ đau dẫn đến giải thoát.

 

Để có một cái nhìn sâu sắc hơn về LDKG, tôi muốn xem xét khởi điểm của chuỗi từ một góc nhìn khác. Tôi muốn tập trung vào vài bước đầu của trình tự, bởi vì làm cho đúng những bước này rất quan trọng. Nếu bạn thực hiện đúng đắn những bước đầu, những bước còn lại sẽ tiếp theo như một quy trình tự nhiên.

 

Phối cảnh sâu xa này có thể có được bằng cách xem xét một diễn giải phổ biến khác về LDKG thường gặp trong một số bài kinh (thí dụ AN11:3). Diễn giải này, thay vì bắt đầu bằng khổ đau và niềm tin, bắt đầu bằng giới hạnh. Giới hạnh khiến ta không hối hận (avipaṭisāra), và không hối hận phát sinh hân hoan, pāmojja. Và những phần còn lại thì chủ yếu giống như đã trình bầy ở trên.

 

Vậy thì pháp này vận hành như thế nào? Sự hoan hỷ phát sinh từ giới hạnh thuộc về bản chất tâm linh và không liên quan gì đến những niềm vui của giác quan. Đó là niềm hân hoan vì có một tấm lòng tốt đẹp. Những hân hoan đó luôn gắn liền với niệm và năng lượng. Khi vui, tâm bạn có một nguồn năng lượng tự nhiên, nguồn năng lượng đến từ những cảm giác tốt và tích cực. Và bạn có niệm vì niềm vui tâm linh khiến cho giây phút hiện tại thú vị.

 

Trong kinh ta thấy lập đi lập lại nhiều lần rằng hành thiền bắt đầu với niệm. Khi bạn đọc những gì Đức Phật giảng về theo dõi hơi thở trong bài kinh Quán niệm Hơi thở (Ānāpānasati Sutta, MN118), khi bạn đọc Đức Phật dạy gì trong bài kinh Satipaṭṭhāna về bốn chú tâm của niệm (MN10), bạn sẽ nhận ra niệm là điều kiện tiên khởi cho hành thiền. Nếu không có niệm, bạn sẽ không thể hành thiền đúng đắn được. Thông hiểu điều này rất là quan trọng. Không đủ niệm là lý do chính tại sao đại đa số người ta không thể đạt đến những trạng thái thiền thâm sâu.

 

Bởi vì tầm mức quan trọng của niệm, bạn cần phải học để biết cách thẩm định cường độ của niệm và biết mình đã có đủ tỉnh thức để hành thiền chưa. Hãy tự hỏi “Tôi có thật sự hay biết? Tôi có ở đây trong hiện tại? Tâm tôi có đi lung tung khắp nơi? Tôi có bấn loạn không? Tôi có thấy rõ ràng những gì đang xảy ra không?” Nếu tâm bạn tương đối yên ổn và bạn có ý thức rõ ràng – dù vẫn còn một chút suy nghĩ nhưng không nhiều lắm – đó là lúc mà hành thiền thật sự có hiệu quả.

Bởi vì không thể có thiền đúng đắn nếu không có niệm, bởi vì đó là nền tảng nên bạn cần phải xây dựng nó cho thật vững chắc, bạn cần phải biết rõ ràng làm sao để có niệm. Niệm là một đề tài “thời thượng” của tâm lý học Tây phương trong nhiều năm qua. Thông thường những thảo luận xoay quanh về việc niệm sẽ giúp bạn vượt qua các vấn đề như thế nào, những phẩm chất của niệm là gì, làm sao có thể đo lường bằng khoa học, v.v. Nhưng một điều thường thấy thiếu vắng  là một cuộc thảo luậný nghĩa về nguyên nhân đưa đến niệm. Để hiểu được nguyên nhân đưa đến niệm là hiểu được làm thế nào để có được niệm.

 

Người ta thường nghĩ rằng nếu dùng sức mạnh của ý chí, nếu mình cố gắng hết sức, bạn sẽ có niệm. Nhưng nếu tâm bạn bị tác động bởi phiền não thì dù bạn cố gắng đến đâu cũng không thể có niệm được. Niệm không phải chỉ là giữ yên lặng hay cố gắng hết sức – như thế chưa đủ. Bạn phải chuẩn bị tâm để có thể có  niệm.

 

Vậy thì nguyên nhân đưa đến niệm là gì? Trong biến thể của LDKG, yếu tố trước khi có pāmojja (hân hoan) – như tôi đã nói, đến cùng với niệm – là sự không hối hận. Không hối hận đến từ giới hạnhđạo đức, sự tử tế và có tâm tốt đẹp. Ở đây, hối hận không phải chỉ có nghĩa là cảm thấy tồi tệ vì đã làm một việc thiếu đạo đức. Nó bao gồm tất cả những gì có ảnh hưởng xấu đến tâm do chính những hành vi của mình. Khi tâm mệt mỏi, ngu si, bất an, tiêu cực, hay trạng thái tương tự, thông thường là kết quả của những hành vi chưa đủ trong sạch. Như vậy, hối hận ở đây bao gồm tất cả những chướng ngại làm cản trở không cho bạn cảm thấy được sự hân hoan, niềm vui tự nhiên có ở trong tâm. Điều này có nghĩa là nguyên nhân đưa đến niệm là giới hạnh, và nếu khônggiới hạnh thì niệm sẽ quá yếu cho hành thiền. Do vậy, nếu chuyện hành thiền của bạn không đi đến đâu hay không tiến bộ, bạn cần phải xét lại xem mình có thể làm gì để cải thiện giới hạnh của mình.

 

Trong Đạo Phật, quan niệm về giới hạnh rất rộng lớn. Dĩ nhiênbao gồm giới hạnh về hành động đúng đắn – tử tế, tránh những hành động xấu. Nó cũng bao gồm giới hạnh của lời nói tốt đẹp – nói những điều tử tế, không nói những điều xấu. Cho đại đa số, chỉ nội trong lãnh vực này cũng đã có rất nhiều điều cần phải làm. Một trong những điều quan trọng cần ghi nhớ, giới hạnh không những là tránh làm xấu mà còn phải làm việc thiện nữa.Vậy thì trong cuộc sống, bạn hãy đi làm việc thiện, hãy nói những lời tử tế, hãy làm những việc nho nhỏ tử tế. Khi làm được như vậy là bạn đang xây dựng một cái tâm đẹp đẽ. Và điều này sẽ là một sức mạnh hỗ trợ cho việc hành thiền của bạn.

 

Nhưng để cho niệm được thiết lập vững chắc, giới hạnh về thân và khẩu thôi chưa đủ. Bạn còn cần giới hạnh của tâm. Lúc đầu khi thực tập giới hạnh về thân và khẩu qua sự thu thúc, tâm bạn vẫn còn ô nhiễm. Để đối phó với sự ô nhiễm này, bạn cần phải làm việc với cái tâm bằng cách nào để bạn có thể thay đổi cách suy nghĩ. Đôi khi chúng ta cho điều này là khó làm, nhưng với quyết tâm đầy đủ và sự bền chí thì ai cũng có thể làm được. Và đây là điều cần thiết để cho việc hành thiền của bạn có thể phát triển.

 

Phiền não quan trọng nhất cần phải vượt quasân hận dưới mọi hình tướng của nó, kể cả sự khó chịu và các trạng thái tiêu cực (AN3:68). Sân hận là một trạng thái tâm tạo nên rất nhiều đau khổ cho chúng ta và cho những người chung quanh ta. Nếu chúng ta thật sự nghiêm túc về con đường tâm linh, thì đây là lãnh vực mà ta thật sự cần phải chú tâm đến. Để khắc phục được sân, chúng ta phải tự hỏi làm sao mình có thể thay đổi cách nhìn về thế giới chung quanh. Có thể nào có một cách nhìn nào khác khiến cho những trạng thái tiêu cực không khởi lên? Bạn sẽ thấy rằng nếu mình chịu khó nỗ lực quán chiếu như thế, theo thời gian bạn sẽ dần dần thay đổi – bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy mọi chuyện theo một cách mới; bạn sẽ bắt đầu nhìn thế gian một cách từ binhân ái hơn. Khi sân hận, khó chịu và tiêu cực bắt đầu giảm bớt, bạn sẽ cảm nhận được là mình đã trở nên một người tốt hơn, trong sạch hơn. Thật tuyệt diệu khi quan sát thấy điều này đang xảy ra trong chính bạn. Dần dần, bạn thay đổi; bạn tự chuyển hóa mình thành một con người khác.

 

Người ta thường nghĩ rằng sức mạnh của ý chí là cách để giải quyết những trạng thái tâm tiêu cực. Họ nghĩ là họ có thể bắt buộc họ phải dễ thương, họ có thể đè bẹp sân hận, nghiền nát sự tiêu cực. Và thỉnh thoảng khi bạn đọc kinh thấy có vẻ là như vậy. Bạn đọc thấy là bạn cần phải “tiêu diệt” trạng thái tâm tiêu cực, “ loại bỏ” chúng , “hủy diệt” chúng. Từ ngữ dùng có thể rất mạnh và rất dễ dàng để nghĩ rằng kinh văn muốn ám chỉ đến “sức mạnh” hay quyền lực. Nhưng thật ra Đức Phật muốn nói cách tốt nhất để vượt qua những trạng thái tiêu cực là dùng trí tuệ (MN19).

 

Dùng trí tuệ là tự hỏi xem sân sẽ dẫn bạn đến đâu. Nếu bạn suy nghiệm về điều này, bạn sẽ thấy nó luôn luôn dẫn đến đau khổ, cho chính bạn và người khác (MN19). Nó dẫn đến đau khổ cho chính bạn vì khi so sánh ta sẽ thấy sân hậnđau đớn so với trạng thái tâm bình an. Nó dẫn đến đau khổ cho người khác vì khi sân chúng ta có khuynh hướng làm nhiễu hại đến người khác. Hơn thế nữa, bạn tạo bất thiện nghiệp khi bạn sân, nhất là khi bạn hành động vì sân hận. Bạn tự gây ra bất hạnh cho mình ngay ở đời này lẫn cả các đời sau. Như vậy, tính cách tiêu cực tạo ra cả một chuỗi phản ứng với các kết quả khó chịu và phiền muộn. Hãy tự nhắc nhở bạn như thế. Hãy suy ngẫm thường xuyên về điều này. Sân hận, tiêu cực, làm hại – đó là lãnh vực nguy hiểm; nó thật sự sẽ dẫn đến đau khổ cho bạn và cho những người chung quanh. Nhận thức càng mạnh mẽ bao nhiêu, rằng đây là một vấn đề thật sự, thì bạn càng có nhiều khả năng để quay lưng lại với nó.

 

Khi nhận thức về nguy hiểm của sân hận trở nên vững chắcrõ ràng, nó trở thành một phương tiện hữu hiệu trong việc phát triển tâm. Khi một tư tưởng sân bắt đầu nẩy sinh, bạn chỉ cần khởi lên nhận thức về sự nguy hiểm là tư tưởng sân này sẽ biến mất. Trí tuệ làm việc này cho bạn. Nhưng hãy nhớ rằng để xây dựng trí tuệ cần rất nhiều thời gian, như hầu hết tất cả những việc làm trên con đường tâm linh. Thật ra không phải là khó nhưng cần phảiquyết tâmkiên trì. Dần dần bạn sẽ thấy sự nguy hiểm ngày càng rõ ràng hơn. Bạn càng hiểu rõ bao nhiêu thì bạn càng có khả nãng ðể khắc phục sân hận mỗi khi nó khởi lên. Cũng chính vì vậyĐức Phật dùng những chữ như “tiêu diệt”, “loại bỏ”, “ hủy diệt” để diễn tả sự khắc phục những tư tưởng này. Những từ này không có ý nói đến sức mạnh của ý chí mà nói đến một phương tiệnhiệu quả hơn nhiều, đó là phương tiện trí tuệ. Trí tuệ, khi được phát triển tốt đẹp, sẽ cắt đứt những điều này – cũng giống như nó “tiêu diệt” những trạng thái tâm tiêu cực. Chúng sẽ đơn giản biến mất ngay. Hãy tiếp tục quán chiếu về sự nguy hiểm của sân hận ở dưới tất cả mọi hình thứcCuối cùng rồi bạn sẽ có một phương tiện hữu ích cho việc tu tập tâm linh.

 

Một hậu quả tiêu cực khác của sân hận là nó hủy hoại trí tuệ (MN19). Trí tuệ là một phẩm chất tâm linh quan trọng nhất. Chính trí tuệ đã khiến cho bạn hiểu sự khác biệt giữa hạnh phúc và khổ đau, quan trọng hơn nữa, hiểu được sự khác biệt giữa nguyên nhân của hạnh phúcnguyên nhân của đau khổ. Trí tuệ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

 

Đức Phật nói trí tuệ diệt là hệ quả của những trạng thái tâm bất thiện (paññānirodhika, MN19). Xét tầm mức quan trọng của trí tuệ, phải chăng đó không phải là lý do chính đáng đủ cho ta từ bỏtiêu diệt những trạng thái tâm bất thiện hay sao? Hãy so sánh tâm khi bạn giận và khi bạn không giận. Hãy nhìn sự khác biệt. Bạn sẽ nhận thấy rằng khi sân giận, bạn không thể thấy thế gian một cách rõ ràng. Bạn không hiểu đâu là phải, đâu là trái – tất cả mọi việc trở nên đảo ngược, méo mó đi bởi giận dữ. Hãy xem nó phá hủy trí tuệ như thế nào. Quán chiếu về những điều này rất có hiệu quả.

 

Một cách quán chiếu khác được Đức Phật khuyên là hãy xem thử sân giận tổn hại đến tâm như thế nào (MN19). Hãy suy ngẫm xem bạn cảm thấy tâm mình như thế nào khi sân giận so với tâm khi bình an. Sự khác biệt thật là lớn lao! Khi sân giận bạn bị thiêu đốt bên trong. Tại sao bạn lại muốn sân giận khi mà có một lựa chọn khác là không sân giận?

 

Những quán chiếu như thế là một trong những khía cạnh đầy oai lực của giáo pháp và cũng hữu hiệu nhất để bạn vượt qua những trạng thái tâm bất thiện. Nếu bạn muốn thay đổi cách suy nghĩ của bạn, trí tuệcon đường, chứ không phải sức mạnh của ý chí.

 

Với thời gian, khi được khai mở với một nhân sinh quan mới, bạn sẽ thấy những ô nhiễm của bạn giảm bớt, những vấn đề khó khăn trong đời sống của bạn bớt đi, và pāmojja – niềm hân hoandần dần tăng lên trong tâm bạn. Hân hoan đến từ sự thanh tịnh, từ thực tế là bạn đã trở nên một người tốt hơn. Và khi pāmojja trở nên mạnh hơn, niệm cũng mạnh hơn. Chính những ô nhiễm của tâm đã ngăn không cho niệm thực sự trở thành một sức mạnh tinh thần. Ô nhiễm càng giảm đi, niệm càng mạnh lên. Nếu bạn có thể làm giảm bớt những chướng ngại trong sự thực tập hàng ngày, bạn sẽ thấy mỗi lần bạn đi hành thiền nhiều ngày, bạn có thể theo dõi những điều mà trước đây bạn không thể theo dõi.

 

Khi bạn theo dõi hơi thở mà không đủ niệm, tâm bạn có khuynh hướng đi lung tung khắp nơi. Bạn hoàn toàn không làm chủ được tâm mình – thay vào đó, ô nhiễm lôi bạn đi lòng vòng. Nhưng một khi niệm có mặt, bạn sẽ cảm thấy bạn làm chủ được chính mình. Và bởi vì bạn có cảm giác tự chủ, bạn có thể hướng sự chú ý của mình vào hơi thở hay vào bất cứ điều gì bạn muốn chú tâm vào. Trong kinh có nói rằng niệm được xây dựng đúng đắn là một sức mạnh (SN50:1). Chính vì vậy, niệm rất quan trọng.

 

Vì niệm phát sinh từ giới hạnh, nhất là giới hạnh của tâm, cho nên nỗ lực vượt qua những khuynh hướng tiêu cực của tâm là điều rất quan trọng. Đôi khi rất khó khăn, vì những khuynh hướng và thói quen của ta thường đã thâm căn cố đế. Cần phảiquyết tâmkiên trì để thay đổi cách bạn nhìn sự việc, cách bạn hành động. Nhưng dần theo năm tháng, bạn sẽ thấy sự thay đổi trong bạn. Một khi bạn thay đổi, việc hành thiền của bạn trở nên an tịnh và sâu lắng hơn. Thật là tuyệt vời biết mấy khi hành thiền bắt đầu tiến triển, khi bạn có thể giữ được đối tượng hành thiền và thấy tiến bộ thật sự. Khi niệm đã trở thành niệm lực, với niềm hoan hỷ trong tâm, bạn chỉ cần ngồi xuống, theo dõi hơi thở và việc hành thiền sẽ tự nó diễn tiến.

 

Khi hành thiền tự động diễn ra, bạn không cần đến sức mạnh. Tất cả những gì bạn cần làm là chỉ ngồi đó, hay biết, và theo dõi hơi thở. Bởi vì bạn có niệm, việc theo dõitự nhiên và dễ dàng, không cần đến sức mạnh của ý chí. Mỗi giây phút trôi qua, hành thiền càng lúc càng trở nên mạnh mẽ, và càng lúc càng trở nên thâm sâu. Tất cả những gì bạn cần phải làm chỉ là hiện diện ở đó.

 

Đến một thời điểm nào đó trong tiến trình này, pīti, hỷ, bắt đầu phát sinh. Pīti là một cảm giác của niềm vui. thường biểu hiện mạnh mẽ qua thành phần thể chất. Nó có thể được trải nghiệm như những làn sóng phỉ lạc chạy qua khắp châu thân. Thật ra, nó chỉ là sự tăng thêm cường độ của hân hoan đã có được trước đó. Cái mà ta cảm nhận ở đây là khởi đầu của niềm vui thuần túy của tâm, niềm hạnh phúc tinh thần. Sau buổi thiền, ta nên suy ngẫm về những tính chất của những cảm giác này, xem thử nó khác với những niềm vui vật chất như thế nào. Bạn sẽ nhận ra rằng pīti là kết quả của tâm thanh tịnh, đặc biệt là sự vắng mặt của sân hậntham ái mạnh mẽ. Sự thanh tịnh này là kết quả của việc thực hành giới hạnh trước đó. Bằng trực giác, bạn biết đó là một cảm giác thiện lành. Và đồng thời cũng cảm thấy rất dễ chịu. Bạn biết mình đã đi đúng hướng và bạn cần phải phát triển điều này thêm nữa.

 

Bạn tiếp tục theo dõi hơi thở. Dần dần, các khía cạnh “thú vị” của pīti bắt đầu lắng xuống và bạn kinh nghiệm được một cảm giác tĩnh lặng sâu hơn, passaddhi (khinh an). Khi sự tĩnh lặng vào sâu hơn nữa, bạn sẽ kinh nghiệm một cảm giác bình an thâm sâu của hạnh phúc, sukha (lạc). Với mỗi bước, hành thiền càng trở nên tuyệt đẹp và mạnh mẽ hơn. Ở thời điểm này bạn cảm thấy hoàn toàn mãn nguyện đến nỗi tâm không muốn đi nơi nào khác. Đây là bắt đầu của samādhi (định). Một lần nữa, tất cả chuyện này hoàn toàn tự nó xảy ra. Bạn chỉ cần ngồi đó theo dõi cả tiến trình mở ra.

 

Samādhinhất điểm tâm, khả năng tập trung một cách dễ dàng vào một đối tượng, dù là hơi thở, ánh sáng trong tâm hay bất cứ điều gì. Ở thời điểm này, tâm rất vững vàng; nó gắn liền với đối tượng mà không dao động. Bạn để cho samādhi phát triển cho đến khi năm triền cái hoàn toàn bị loại trừ , tâm chói sánghoàn toàn tập trung. Tiến trình này lên đến đỉnh điểm là khi đạt được jhanas (các tầng thiền-na).

 

Sau khi bạn ra khỏi samādhi, tâm bạn trong sáng và mạnh mẽ. Nhờ sự trong sáng này mà bạn biết và thấy sự vật đúng như nó là, yathā-bhūta-ñāṇa-dassana (tri kiến như chân). Thấy sự vật như nó là chỉ có thể làm được sau samādhi, bởi vì chỉ với samādhi mà sự loại trừ các triền cái mới được bền vững (MN68). Đây là một trong những lý do chính tại sao jhanas thuận lợi cho việc thấy sự việc như nó là.

 

Như tôi đã nói lúc đầu, gốc rễ của đau khổ là vì sự hiểu biết sai lầm của ta về sự vận hành thật sự của thế gian. Ta thấy hạnh phúc trong khổ đau. Ta thấy một cái ngã dù rằng chẳng hề có điều này. Ta nghĩ mọi vật sẽ trường tồn mặc dù nó có thể biến mất bất cứ lúc nào. Bằng cách nhìn thấy sự vật như nó là, chúng ta sẽ chấn chỉnh lại cái nhận định bị bóp méo, vô minh hay si mê, căn nguyên của vấn đề.

 

Bởi vậy khi ta loại trừ chướng ngại bằng samādhi, vô minh bị yếu dần và bào mòn. Vì vô minhyếu tố đầu tiên của lý Duyên khởi, mỗi yếu tố sau đó, kể cả đau khổ đều bị ảnh hưởng bởi cường độ của vô minh. Như thế có nghĩa là vô minh càng yếu thì khổ đau càng vơi, cho cả bây giờ và mai sau.

 

Nhìn thế gian như nó thật sự là và thông hiểu toàn bộ khổ đau trên đời, nó đi sâu đến như thế nào, quả thật là một bừng tỉnh đáng kinh ngạc. Đức Phật nói giống như bạn bị bọc kín trong một cái vỏ, bất chợt cái vỏ bị nứt bể ra, bạn nhìn thấy thế giới lần đầu tiên (MN53). Giống như bạn bị bao trùm bởi bóng tối và bất chợt có người bật đèn lên (MN36).

 

Thấy được Pháp trọn vẹn sẽ khiến cho bạn có một quan điểm hoàn toàn mới về đời sống. Bởi vì bạn thấy toàn bộ vấn đề, bạn nhận ra rằng không có lối thoát khỏi khổ đau trong sự hiện hữu thế tục và bạn nhàm chán tất cả. Đó là nibbida (yếm ly), sự chối bỏ tất cả mọi thứ, bởi vì bạn thấy đau khổ đi sâu đến như thế nào.

 

Khi bạn nhàm chán tất cả, không còn gì để bám víu vào nữa thì ham muốn trở thành không thể có. Đó là ly tham, viraga. Bởi vì tất cả là khổ đau, bạn xả bỏ và bạn không bao giờ còn có thể ham muốn gì nữa. Khi bạn nhận ra rằng đi tìm hạnh phúcphù phiếm, tham ái sẽ chấm dứt. Đó là giải thoát, vimutti. Cuối cùng bạn được giải thoát, giải thoát khỏi mọi vấn đề của hiện hữu. Và bạn có tri kiến là mình đã được giải thoát. Bạn đạt đến cái hạnh phúc tối đa có thể có. Đó là những gì mà đạo lộ của Đức Phật hứa hẹn cho bạn.

 

Nó rất là thâm thúy. Mặc dù những lời dạy này có vẻ khó tiếp cận, nhưng tôi tin, hiểu biết trọn vẹn cả bản đồ rất quan trọng, để biết tất cả mọi thứ dẫn đi đến đâu, để thoáng thấy một khía cạnh thâm sâu của Giáo pháp của Đức Phật. Theo kinh nghiệm của tôi, cái thoáng thấy này rất bổ ích, nó thúc đẩy chúng ta tiếp tục con đường tu tập.

 

Nhưng trên thực tế, điều quan trọng nhất của LDKG là nó chỉ cho ta thấy sự thành công trên con đường tu Phật, thành công trong hành thiền, tùy thuộc vào sự trong sạch của hành vi, nhất là sự trong sạch của tâm chúng ta. Chỉ khi nào bạn có thể giảm thiểu ô nhiễm của tâm, nhất là giận dữ, tiêu cực, và khía cạnh thô tháo của tham ái, thì việc hành thiền định mới có thể bắt đầu. Đây là một tiến trình tiệm tiến và mỗi bước trên con đường đạo đem đến một phần thưởng. Nếu bạn muốn hạnh phúcmãn nguyện thật sự thì đây là con đường duy nhất.

 

(Bài giảng của Ajahn Brahmali ở Trung tâm Phật giáo Dhamāloka, Tây Úc, ngày 23/03/2012)

Dịch Việt: Minh Nguyệt.

Hiệu đính Bình An Sơn.

 

Ajahn Brahmali was born in Norway in 1964. He first became interested in Buddhism and meditation in his early 20s after a visit to Japan. Having completed degrees in engineering and finance, he began his monastic training as an anagarika (keeping the eight precepts) in England at Amaravati and Chithurst Buddhist Monasteries.

After hearing the 'word of Brahm' he decided to travel to Australia to train at Bodhinyana Monastery. Ajahn Brahmali has lived at Bodhinyana Monastery since 1994, and was ordained as a Bhikkhu, withAjahn Brahm as his preceptor, in 1996.

Ajahn Brahmāli teaches the monastic rules and gives Pali classes to the monks and anagarikas at Bodhinyana Monastery.

 

 

 

 

Tiểu sử tác giả:

Ajahn Brahmali sinh năm 1964 ở Na Uy. Sư bắt đầu chú ý đến đạo Phật và hành thiền vào khoảng năm 20 tuổi sau khi viếng thăm Nhật Bản. Sau khi đã học xong ngành kỹ sư và tài chính, Sư bắt đầu đời sống tu hành như một giới tử (giữ 8 giới) ở Tu viện Amaravati và Tu viện Chithurst, Anh Quốc.

Sau khi được nghe những lời giảng dạy của ngài Ajahn Brahm, Sư quyết định sang Tây Úc để tu tập tại Tu viện Bodhinyana. Sư Brahmali sống ở tu viện Bodhinyana từ năm 1994 và thọ cụ túc giới với Ajahn Brahm để trở thành tỳ kheo vào năm 1996.

Ajahn Brahmali dạy giới luật tu sĩ và tiếng Pali cho các sư và giới tửTu viện Bodhinyana.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 37212)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 28249)
Sự hiện hữa của các pháp trên mặt hiện tượng của tướng đó là một sự hiện hữu giả hợp do duyên và, mặt khác tánh của chúng là Không cũng do duyên mang lại.
(Xem: 28856)
Bàn tay cầm chiếc chìa khóa vô thườngchánh niệm. Dùng hơi thở chánh niệm ta tiếp xúc với mọi sự vật, quán chiếu và thấy được tính vô thường của mọi sự vật.
(Xem: 27124)
Phật dạy: Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến.
(Xem: 34542)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 27768)
Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
(Xem: 33197)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 28513)
Khi Phật thành đạo là do đạt được Trí Tuệ hay Giác Trí Tuệ thì các pháp giải thoát được thiết lập thực hành Giác Trí Tuệ trong các thời thiền tập.
(Xem: 30025)
Khi tuệ giác nội quán của chúng ta vào trong bản chất tối hậu của thực tạiTính Không được sâu sắc và nâng cao, chúng ta sẽ phát triển một nhận thức về thực tại...
(Xem: 25456)
Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng.
(Xem: 51223)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 26651)
Tận cùng tư duy của Đạo Phật quan tâm, định luật căn bản là: chúng ta muốn hạnh phúc. Quyền căn bản của chúng tađạt được hạnh phúc.
(Xem: 28572)
Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bihiền lành.
(Xem: 24311)
Tự tánh giả danh hay tùy thuộc cũng nằm trong phạm trù Tánh không. Tự tánh giả danh được thể hiện tướng sanh diệt do tác động thời gian thì có sanh có diệt...
(Xem: 27416)
Tuệ quán là tri nhận một cách sáng suốt, vô thời gian. Vì lẽ chơn thức (tri giác nguyên sơ) là một điểm nhận thức có thật trong động tác nhận thức đầu nguồn của tri giác.
(Xem: 31873)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 30132)
Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có thiện nam, thiện nữ nào muốn vì chúng sinh mà nói kinh Pháp Hoa này thời thiện nam hay thiện nữ ấy phải vào nhà Như Lai... Pháp sư Thích Thiện Trí
(Xem: 27655)
“Dược Sư Lưu Ly Quang” là tên gọi của đức Phật này; “Như Lai” là một trong mười tôn hiệu của mỗi vị Phật; “Bổn Nguyện” là các lời phát nguyện của đức Phật này khi Ngài phát tâm Bồ-đề...
(Xem: 35379)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27397)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự ThậtTương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
(Xem: 31692)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 24130)
Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thảnđiềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
(Xem: 22973)
Kinh này có tám phương pháp tu hành thành Phật, mà bậc Đại nhân gánh vác sự nghiệp lớn liễu sinh thoát tử, hóa độ chúng sinh cần phải giác ngộ, nên gọi là Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
(Xem: 26604)
Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cựctiêu cực.
(Xem: 28205)
Càng trau dồi, Giác Trí càng khai mở thì Pháp Phật càng sáng tỏ hơn; giống như càng nghiên cứu học hỏi thì kiến thứctư tưởng càng phong phú và sâu sắc hơn.
(Xem: 29319)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 33204)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
(Xem: 21719)
Để dễ tiếp cận, chúng ta sẽ nêu câu hỏi cụ thể, rằng “Ai đã vượt qua cả thiện và ác?” và các trích dẫn nơi đây sẽ chỉ tập trung riêng vào Kinh Pháp Cú (Dhammapada).
(Xem: 20575)
Theo Trung Quán, duyên khởi không có nghĩa là nguyên lý của một tiến trình ngắn ngủi, mà là nguyên lý về sự lệ thuộc vào nhau một cách thiết yếu của các sự vật.
(Xem: 22204)
Vì sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nên tâm khôngtự tính. Sáu thức hay tâm thức đã vô thường thì nó cũng không có chơn thật.
(Xem: 23933)
Nói khái quát, Phật giáo quan niệm thực tại không ngừng biến chuyểnbác bỏ khái niệm bền vững lâu dài. Tất cả là một dòng sát na sinh diệt liên tục, tất cả là lưu chú...
(Xem: 22815)
Với hy vọng và một cảm giác hạnh phúc, thân thể chúng ta cảm thấy an lạc. Vậy nên hy vọnghạnh phúc là những nhân tố tích cực cho sức khỏe của chúng ta.
(Xem: 23148)
Một quan điểm khách quan mà nói, các kinh dù nguyên thủy hay phát triển, cốt tủy Giác Ngộ được Cứu CánhGiải Thoát khỏi dòng Tâm Thức vẩn đục...
(Xem: 30356)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 21748)
Sodpa hay Nhẫn nhục ba la mật là một trong những pháp thực hành Bồ tát đạo quan trọng nhất. Có những hoàn cảnh đặc biệt bạn cần phải thực hành hạnh Sodpa.
(Xem: 19223)
Với Phật giáo, sống là sống với. Do đó, bạn bè là một thuộc tính riêng có của các loài chúng sanh nói chung và của con người nói riêng...
(Xem: 20114)
Muốn đền đáp ân đức cha mẹ là khi cha mẹ chưa có lòng chính tín thì khuyên bảo cha mẹ có lòng chính tín để có được nơi an ổn từ niềm tin đó...
(Xem: 32663)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 33963)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27712)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 23788)
Tâm kinh Bát-nhã là một bản kinh trọng yếu trong nhà Thiền, bản kinh này nói về “tánh không” của các pháp. Người tu Phật phải mở được cánh cửa trí tuệ...
(Xem: 23158)
Từ bi bác ái, tự giác giác tha. Ấy là mục đích của bậc chơn tu chánh đạo. Xưa, Phật ra đời khai môn giáo hóa, tế độ quần sanh trong bốn mươi chín năm...
(Xem: 28091)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 19177)
Ở một chừng nào đó có thể hiểu, đi theo con đường của Phật, noi theo công hạnh của Phật, để cuối cùng được kết quả như Phật… thì được xem là đang làm việc Phật.
(Xem: 24529)
Nội dung của Kinh Di Giáo là những lời dạy của đức Thế Tôn trước khi nhập diệt. Lời lẽ đã tha thiết, ý nghĩa lại sâu xathực tế.
(Xem: 21386)
Bổn phận của người Xuất Giatu đạo, truyền đạoduy trì Phật giáo, cho đến thực hiện tinh thần Bồ-tát nhập thế, còn bổn phận của người Tại Gia là ở bên ngoài hộ trì Phật giáo.
(Xem: 23786)
Diệu Pháp Liên Hoa, đề kinh được cấu tạo theo thể cách Pháp và Dụ. Diệu Pháp ám-tỷ cho cái Tri Kiến Phật nhiệm mầu vốn có của tất cả chúng sanh...
(Xem: 29347)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 30965)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25274)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 20088)
Nghiệp báo, trước tiên nhất có nghĩa là hành động. Chúng ta phân biệt một loại nghiệp báo, là bản chất tinh thần, một nhân tố tinh thần...
(Xem: 19013)
Theo lời dạy của Đức Phật, sắc sanh như là các hạt nhỏ. Các hạt nhỏ này có thể nhỏ hơn các nguyên tử. Khi quý vị thực hành thiền tứ đại một cách có hệ thống...
(Xem: 20095)
Diệu pháp đại thừa pháp Liên hoa một đóa trăng Cõi trời người cung kính Quy mạng đốn giác môn.
(Xem: 20000)
Đức Phật là vị thầy, người hướng dẫn và chỉ đạo tâm linh của chúng ta. Do thế, những hành vi thân thể, lời nóitư tưởng phải phù hợp với lời dạy của ngài.
(Xem: 19376)
Chúng ta sống trong không gian vô cùngthời gian vô tận tất phải có nhận thức về thế gian. Thế gianmột thế giới hiện tượng lưu chuyển mãi...
(Xem: 22529)
Tất cả các đệ tử đã đến đây, bởi đang tìm kiếm sự giải thoáthạnh phúc vô song tối thượng của sự toàn giác. Mọi người tập họp ở đây vì chúng sinh, vì Giáo Pháp...
(Xem: 31085)
Vâng, để Giác Ngộ, chỉ cần xoáy vào một chữ tâm đó thôi. Chỉ cần an trụ, chỉ cần hàng phục được cái tâm đó là xong! Nghĩa là trở thành một bậc Giác ngộ, ngang hàng với Phật...
(Xem: 19661)
Hạnh phúc hay khổ đau trong kiếp sống hiện tại và tương lai đều là kết cục của những ý nghĩ và hành động trong kiếp sống quá khứ hay bây giờ của chúng ta...
(Xem: 19650)
Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
(Xem: 23931)
Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đỡ người khác trên tất cả những thứ khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant