Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nghi Lạy 108 Lạy Tam Bảo - Nghĩa

19 Tháng Tư 201400:00(Xem: 24980)
Nghi Lạy 108 Lạy Tam Bảo - Nghĩa


NGHI LẠY TAM BẢO


Hòa Thượng THÍCH TRÍ THỦ biên sọan (Hán văn)

Phật lịch 2518

Cư sĩ Hạnh Cơ chuyển dịch sang Việt ngữ

Phật lịch 2557 (2014)

 

 

PHẦN MỘT

KHAI KINH (tùy nghi)

 

PHẦN HAI

XƯỚNG LẠY

 

1. XƯỚNG: Đối trước chư Phật cả ba đời,

Trong các thế giới khắp mười phương,

Con đem thân miệng ý thanh tịnh,

Kính lễ cùng khắp không bỏ sót;

Nhờ sức oai thần hạnh Phổ Hiền,

Hiện thân khắp trước các Như Lai,

Một thân lại hiện vô số thân,

Mỗi thân kính lễ vô số Phật.

Vô số Phật trong một vi trần,

Đều ngự giữa chúng hội Bồ-tát;

Cùng khắp pháp giới cũng như vậy,

Lòng tin chư Phật đều đầy đủ.

 

HÒA: Một lòng kính lạy Ba Ngôi Báu Phật Pháp Tăng thường trú trong khắp mười phương pháp giới, trải suốt ba đời quá khứ, hiện tạivị lai. (1 lạy)

 

2. XƯỚNG: Chư Phật khắp mười phương,

Đấng Đại Thánh Thế Tôn

Thấy tột cùng thật tướng

Vạn phápthế gian,

Bậc Thầy của trời người.

Cho nên con hôm nay

Xin quay về nương tựa.

 

 HÒA: Đệ tử chúng con qui y Phật, đấng phước đức trí tuệ vẹn tòan. Xin nguyện đời đời, vĩnh viễn không qui y trời thần quỉ vật. (1 lạy)

 

3. XƯỚNG: Tất cả Pháp thường trú,

 Lời Phật dạy thanh tịnh,

 Có công năng chữa lành

 Các bệnh khổ thân tâm.

 Cho nên con hôm nay

 Xin quay về nương tựa.

 

 HÒA: Đệ tử chúng con qui y Pháp, con đường xa lìa tham dục, đưa đến cuộc sống thanh tịnh. Xin nguyện đời đời, vĩnh viễn không qui y ngọai đạo tà giáo. (1 lạy)

 

4. XƯỚNG: Chư vị Đại Bồ Tát

 Không an hưởng niết bàn

 Của bốn quả Thanh Văn,

 Mà phát tâm cứu độ

 Khắp chúng sinh đau khổ.

 Cho nên con hôm nay

 Xin quay về nương tựa.

 HÒA: Đệ tử chúng con qui y Tăng, bậc tôn quí giữa mọi người. Xin nguyện đời đời, vĩnh viễn không qui y tà sư bạn xấu. (1 lạy)

 

5. XƯỚNG: Thời Phật đang tại thế

 Chúng con còn trầm luân,

 Nay được sinh làm người

 Thì Phật đã diệt độ!

 Đáng thương cho chúng con

 Nghiệp dầy mà phước mỏng,

 Nên xin đem một niệm

Chí thành cầu sám hối.

 

 HÒA: Do tham sân si từ vô thỉ,

Chúng con đã tạo nhiều tội lỗi,

Bằng cả ba nghiệp thân ngữ ý,
Hôm nay thảy đều xin sám hối. (1 lạy)

 

6. XƯỚNG: Đệ tử chúng con từ đời vô thỉ,

Xa rời chân tánh, trôi giạt sông mê,

Xuôi theo sinh tử để nổi chìm,

Đuổi bám sắc thanh mà đắm nhiễm;

Mười triền mười sử, chứa thành hữu lậu nghiệp nhân;

Sáu căn sáu trần, gây nên vô biên tội cấu;

Mê man bể khổ, lún mãi đường tà;

Chấp chặt ngã nhân, bỏ ngay làm quấy;

Bao đời nghiệp chướng, chồng chất lỗi lầm.

Ngưỡng mong trên Tam Bảo từ bi,

Chúng con tâm thành xin sám hối.

 

 HÒA: Do tham sân si từ vô thỉ,

Chúng con đã tạo nhiều tội lỗi,

Bằng cả ba nghiệp thân ngữ ý,
Hôm nay thảy đều xin sám hối. (1 lạy)

 

7. XƯỚNG: Tội từ tâm khởi đem tâm sám,

 Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu,

Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không.

Như thế thật là chân sám hối.

 

 HÒA: Do tham sân si từ vô thỉ,

Chúng con đã tạo nhiều tội lỗi,

Bằng cả ba nghiệp thân ngữ ý,
Hôm nay thảy đều xin sám hối. (1 lạy)

 

8. XƯỚNG: Con nguyện tu hành đạo bồ đề,

 Dù sinh nơi nào cũng nhớ lại

 Thường được xuất gia tu tịnh giới,

 Không thiếu, không sót, không hủy phạm.

 

 Hòa: Nay con phát nguyện thọ trì ba nhóm tịnh giới: Nhóm tịnh giới thứ nhất là “nhiếp luật nghi”; con nguyện từ nay cho đến vô tận đời vị lai: không làm các việc ác. (1 lạy)

 

9. XƯỚNG: Dùng tâm không chấp tướng “ngã”, không chấp tướng “nhân”, không chấp tướng “chúng sinh”, không chấp tướng “thọ mạng”, để tu tập tất cả pháp lành, chắc chắn thành tựu quả vị Bồ Đề Vô Thượng.

 

 HÒA: Nay con phát nguyện thọ trì ba nhóm tịnh giới: Nhóm tịnh giới thứ hai là “nhiếp thiện pháp”; con nguyện từ nay cho đến vô tận đời vị lai: luôn tinh tấn làm các việc lành. (1 lạy)

 

10. XƯỚNG: Chúng sinh không số lượng, thệ nguyện đều độ khắp.

 Phiền não không cùng tận, thệ nguyện đều dứt sạch.

 Pháp môn không kể xiết, thệ nguyện đều tu học.

 Quả Phật không gì hơn, thệ nguyện được viên thành.

 

 HÒA: Nay con phát nguyện thọ trì ba nhóm tịnh giới: Nhóm tịnh giới thứ Ba là “nhiêu ích hữu tình”; con nguyện từ nay cho đến vô tận đời vị lai: cứu độ tất cả chúng sinh. (1 lạy)

 

11. XƯỚNG: Tu tập các pháp lành mà bỏ mất tâm bồ đề, đó chính là ma nghiệp.

 

 HÒA: Nay con phát tâm không vì tự cầu phước báo nhân thiên, Thanh-văn, Duyên-giác, cho đến các bậc Bồ-tát quyền thừa; chỉ y theo tối thượng thừaphát tâm bồ đề. Nguyện cùng chúng sinh trong khắp pháp giới, một thời đồng chứng đạo quả Vô Thượng Bồ Đề. (1 lạy)

 

12. XƯỚNG: Cúi đầu dưới đài sen,

 Qui y đấng Đại Giác,

 Mười hiệu chứng Bồ Đề,

 Một vầng trăng tròn đầy.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Thế Tôn với đầy đủ mười hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, và Phật. (1 lạy)

 

13. XƯỚNG: Phật, chúng sinh tánh thường rỗng lặng,

 Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn.

 Đạo tràng của chúng con nơi đây

Giống như lưới ngọc trời Đế Thích,

Chư Phật mười phương đều ảnh hiện,

Thân con ảnh hiện trước chư Phật,

Cúi đầu thành tâm xin đảnh lễ.

 

HÒA: Một lòng kính lạy tất cả chư Phật và vô lượng Bồ Tát, Thánh, Hiền trong vô cùng thế giới khắp mười phương thuộc kiếp Trang-nghiêm đời quá khứ. (1 lạy)

 

14. XƯỚNG: Đại từ đại bi thương chúng sinh,

 Đại hỉ đại xả cứu muôn lòai,

 Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm,

 Chúng con chí thành xin đảnh lễ.

 

Hòa: Một lòng kính lạy tất cả chư Phật và vô lượng Bồ Tát, Thánh, Hiền trong vô cùng thế giới khắp mười phương thuộc kiếp Hiền đời hiện tại. (1 lạy)

 

15. XƯỚNG: Xem thế giới như hư không,

 Như hoa sen không dính nước,

 Tâm thanh tịnh còn hơn thế,

 Kính lạy đức Vô Thượng Tôn.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy tất cả chư Phật và vô lượng Bồ Tát, Thánh, Hiền trong vô cùng thế giới khắp mười phương thuộc kiếp Tinh-tú đời vị lai. (1 lạy)

 

16. XƯỚNG: Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục

Là pháp tu thứ nhất,

Pháp vô vi tột cùng.

Cho nên người xuất gia

Gây khổ não cho người,

Thì không gọi “sa môn”.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi. (1 lạy)

 

17. XƯỚNG: Ví như người mắt sáng,

 Tránh được đường hiểm nguy,

 Người có trí trên đời,

 Vĩnh viễn không làm ác.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật Thi Khí. (1 lạy)

 

18. XƯỚNG: Không ghét, không hủy báng,

 Thường hành trì giới luật,

Ăn uống nên biết đủ,

Lấy nhàn tịnh làm vui,

Tâm định tĩnh, tinh tấn,

Đó là lời Phật dạy.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật Tì Xá Phù. (1 lạy)

 

19. XƯỚNG: Như ong hút nhụy hoa,

 Chỉ lấy vị bay đi,

 Không làm mất sắc hương,

 Tì kheo vào làng xóm,

 Không bận tâm chuyện người:

 Nên làm, không nên làm.

 Chỉ xét việc mình làm:

 Chính đáng, không chính đáng.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật Câu Lưu Tôn. (1 lạy)

 

20. XƯỚNG: Tâm ý không buông lung,

 Siêng tu học Chánh Pháp,

 Trừ bỏ hết ái nhiễm,

 Tâm địnhniết bàn.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni. (1 lạy)

 

21. XƯỚNG: Không làm các điều ác,

 Siêng làm các điều lành,

 Giữ tâm ý thanh tịnh,

Đó là lời Phật dạy.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật Ca Diếp. (1 lạy)

 

22. XƯỚNG: Thân không làm điều ác,

Khéo giữ gìn lời nói,

 Giữ tâm ý thanh tịnh,

 Cả ba nghiệp trong sạch.

 Tu tập được như vậy,

 Đại Tiên trong lòai người.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. (1 lạy)

 

23. XƯỚNG: Nơi thể tánh chân như,

 Pháp hữu vi không thật,

 Duyên sinh, nên như huyễn;

 Vô vi không sinh diệt,

 Cũng không phải thật pháp,

 Như hoa đốm hư không.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức PhậtLô Giá Na, Pháp Thân thanh tịnh nhiệm mầu, cõi Thường-tịch-quang. (1 lạy)

 

24. XƯỚNG: Mặt Phật như trăng rằm,

 Như ánh sáng mặt trời,

 Chiếu soi khắp mười phương,

 Đủ từ bi hỉ xả.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật Lô Giá Na, Báo Thân viên mãn, cõi Thật-báo trang-nghiêm. (1 lạy)

 

25. XƯỚNG: Tâm Phật khó nghĩ bàn,

 Trí và thân cũng vậy,

 Vì hóa độ chúng sinh,

 Rộng mở các phương tiện.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Hóa Thân vô số lượng, cõi Phương-tiện thánh-cư. (1 lạy)

 

26. XƯỚNG: Biết nhân, pháp vô ngã,

Phiền não, sở tri chướng

Thường thanh tịnh vô tướng,

Nên khởi tâm đại bi.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, tùy lọai ứng thân hóa độ, cõi Phàm-thánh đồng-cư. (1 lạy)

 

27. XƯỚNG: Khắp trời đất không ai bằng Phật,

 Mười phương thế giới cũng không bằng,

 Tất cả hiện hữu trong thế gian,

 Tất cả đều không sánh bằng Phật.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, đấng Thế Tôn đại từ bi, đầy đủ muôn công đức, đấng Giáo Chủ cõi Ta-bà, đang ngồi đạo tràng hóa độ chúng sinh. (1 lạy)

 

28. XƯỚNG: Trăm kiếp tu nhân đã tròn đầy,

 Quả ba a-tăng-kì đã mãn,

 Trở thành bậc Nhất Sinh Bổ Xứ,

 Hiện trú tại cung trời Đâu-suất.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật Di Lặc, sẽ hạ sinh làm Giáo chủ pháp hội Long-hoa. (1 lạy)

 

29. XƯỚNG: Thân Phật thanh tịnh như lưu li,

 Mặt Phật sáng ngời như trăng rằm,

 Phật ở thế gian thường cứu khổ,

 Tâm Phật không đâu không từ bi.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy Đức Phật Dược Sư Lưu Li Quang, nơi thế giới Tịnh-lưu-li ở phương Đông, gia hộ chúng sinh tiêu trừ tai nạn, thọ mạng lâu dài. (1 lạy)

 

30. XƯỚNG: Không có gì gọi là niết bàn.

 Không hề có niết bàn Phật chứng,

 Cũng không có Phật chứng niết bàn.

 Xa lìa cả năng giác, sở giác,

 Dứt bặt hai ý niệm có, không.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Đa Bảo Như Lai, thành Phật từ thời quá khứ xa xôi. (1 lạy)

 

31. XƯỚNG: Trong cảnh giới tĩnh lặng,

 Ý niệm “sinh” không còn,

 Không có gì dính bám,

Không đời này, đời sau.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Bảo Thắng Như Lai. (1 lạy)

 

32. XƯỚNG: Sắc thân Phật nhiệm mầu,

 Thế gian không sánh bằng,

 Không đủ lời xưng tán,

 Cho nên con đảnh lễ.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Diệu Sắc Thân Như Lai. (1 lạy)

 

33. XƯỚNG: Năm uẩn đều không, dứt nghiệp trần,

 Tùy duyên ứng hiện trăm ngàn thân.

 Trong mộng thấy mộng, chồng chất mộng,

 Ngòai thân không thân, chính thật thân.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Quảng Bác Thân Như Lai. (1 lạy)

 

34. XƯỚNG: Sắc tướng màu hòang kim,

 Tròn đầy như trăng rằm,

 Bậc chí tôn ba cõi,

 Hàng phục mọi ma chướng,

 Trời người đều qui y.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Li Bố Úy Như Lai. (1 lạy)

 

35. XƯỚNG: Tín là mẹ công đức,

 Nuôi lớn các căn lành,

 Thóat khỏi dòng sinh tử,

 Chứng nhập đại niết bàn.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Cam Lồ Vương Như Lai. (1 lạy)

 

36. XƯỚNG: Cúi đầu kính lạy

 Đấng Đại Đạo Sư,

 Ở cõi Cực-lạc,

 Tiếp dẫn chúng sinh.

 Con nay nhất tâm

Phát nguyện vãng sinh.

Xin đức Từ Bi

Xót thương tiếp độ.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức A Di Đà Như Lai. (1 lạy)

 

37. XƯỚNG: Phật A Di Đà thân sắc vàng,

Tướng tốt chói sáng không ai bằng,

Lông trắng giữa chặng mày mềm mại,

Uốn lượn dài hơn năm Tu-di,

Mắt xanh biếc trong ngần bốn biển.

Trong hào quang vô số Hóa Phật,

Hóa Bồ Tát cũng nhiều vô biên.

Bốn mươi tám nguyện độ chúng sinh,

Chín phẩm hoa sen lên bờ giải thoát.

Đại nguyện thứ nhất: Cõi Cực-lạc không có các đường ác.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

38. XƯỚNG: Đại nguyện thứ hai: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc không đọa vào các đường ác.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

39. XƯỚNG: Đại nguyện thứ ba: Thân của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có sắc vàng.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

40. XƯỚNG: Đại nguyện thứ tư: Hình sắc của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều bình đẳng, không đẹp xấu khác nhau.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

41. XƯỚNG: Đại nguyện thứ năm: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có túc mạng thông, biết rõ các kiếp quá khứ.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

42. XƯỚNG: Đại nguyện thứ sáu: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có thiên nhãn thông, thấy suốt vô lượng Phật độ khắp mười phương.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

43. XƯỚNG: Đại nguyện thứ bảy: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có thiên nhĩ thông, nghe được pháp âm của chư Phật khắp mười phương.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

44. XƯỚNG: Đại nguyện thứ tám: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có tha tâm thông, biết được tâm niệm của khắp cả chúng sinh.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

45. XƯỚNG: Đại nguyện thứ chín: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có thần túc thông, có thể đi đến khắp các Phật độ trong mười phương một cách vô ngại.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

46. XƯỚNG: Đại nguyện thứ mười: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc không còn khởi niệm tham ái đối với thân sau.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

47. XƯỚNG: Đại nguyện thứ mười một: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc thường xuyên sống trong chánh định, cho đến khi chứng quả tịch diệt.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

48. XƯỚNG: Đại nguyện thứ mười hai: Ánh sáng của Phật A Di Đà sáng soi vô lượng, chiếu khắp mười phương Phật độ không bị chướng ngại.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

49. XƯỚNG: Đại nguyện thứ mười ba: Thọ mạng của đức Phật A Di Đà dài lâu vô lượng, làm lợi ích cho chúng sinh vô tận.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

50. XƯỚNG: Đại nguyện thứ mười bốn: Chúng Thanh-văn ở cõi Cực-lạc nhiều vô số.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

51. XƯỚNG: Đại nguyện thứ mười lăm: Thọ mạng của chúng sinh ở cõi Cực-lạc, ngọai trừ nguyện lực riêng, đều dài lâu vô lượng.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

52. XƯỚNG: Đại nguyện thứ mười sáu: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc không nghe một lời bất thiện.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

53. XƯỚNG: Đại nguyện thứ mười bảy: Chư Phật khắp mười phương đều xưng tán danh hiệu “A Di Đà”.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

54. XƯỚNG: Đại nguyện thứ mười tám: Tất cả chúng sinh trong mười phương, hết lòng tin tưởng, muốn vãng sinh về cõi Cực-lạc, chí thành niệm 10 niệm danh hiệu Phật A Di Đà, chắc chắn sẽ được vãng sinh.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

55. XƯỚNG: Đại nguyện thứ mười chín: Chúng sinh trong mười phương phát tâm bồ đề, tu các công đức, thành tâm phát nguyện vãng sinh về cõi Cực-lạc, đến phút lâm chung, đức Phật A Di Đà cùng Thánh Chúng sẽ hiện ngay trước mặt để tiếp dẫn.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

56. XƯỚNG: Đại nguyện thứ hai mươi: Chúng sinh trong mười phương nghe danh hiệu đức Phật A Di Đà, nghĩ nhớ đến Ngài, chí thành đem mọi công đức hồi hướng nguyện sinh về cõi Cực-lạc, chắc chắn sẽ được tọai nguyện.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

57. XƯỚNG: Đại nguyện thứ hai mươi mốt: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều đầy đủ 32 tướng tốt.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

58. XƯỚNG: Đại nguyện thứ hai mươi hai: Chư vị Bồ-tát ở khắp các quốc độ trong mười phương, sau khi sinh về cõi Cực-lạc, ngọai trừ có bản nguyện giáo hóa riêng, tất cả đều đạt đến địa vị “Nhất sinh bổ xứ”.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

59. XƯỚNG: Đại nguyện thứ hai mươi ba: Chư Bồ-tát ở cõi Cực-lạc đều nương Phật lực, chỉ trong khoảng bữa ăn có thể đến cúng dường chư Phật ở các Phật độ trong khắp mười phương.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

60. XƯỚNG: Đại nguyện thứ hai mươi bốn: Chư Bồ-tát ở cõi Cực-lạc, trong khi cúng dường chư Phật, muốn có bao nhiêu vật phẩm để cúng dường cũng đều có đầy đủ như ý.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

61. XƯỚNG: Đại nguyện thứ hai mươi lăm: Chư vị Bồ-tát ở cõi Cực-lạc đều có khả năng diễn nói nhất thiết trí.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

62. XƯỚNG: Đại nguyện thứ hai mươi sáu: Chư vị Bồ-tát ở cõi Cực-lạc đều có thân cứng chắc như kim cương, mạnh mẽ như thần Na La Diên.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

63. XƯỚNG: Đại nguyện thứ hai mươi bảy: Tất cả chúng sinhvạn vật ở cõi Cực-lạc đều nghiêm tịnh vi diệu, hình sắc đặc thù, dù người có thiên nhãn thông cũng không biết rõ ràng danh số.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

64. XƯỚNG: Đại nguyện thứ hai mươi tám: Chư vị Bồ-tát cho đến những người chỉ có chút ít công đức ở cõi Cực-lạc đều có khả năng thấy biết sự cao rộng và sắc sáng vô lượng của cây đạo tràng.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

65. XƯỚNG: Đại nguyện thứ hai mươi chín: Chư vị Bồ-tát ở cõi Cực-lạc đều thọ trì phúng tụng kinh pháp mà được trí tuệ biện tài.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

66. XƯỚNG: Đại nguyện thứ ba mươi: Chư vị Bồ-tát ở cõi Cực-lạc đều có trí tuệ biện tài vô hạn lượng.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

67. XƯỚNG: Đại nguyện thứ ba mươi mốt: Đất đai ở cõi Cực-lạc trong sạch như gương, có thể soi thấy các Phật độmười phương.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

68. XƯỚNG: Đại nguyện thứ ba mươi hai: Vạn vật ở cõi Cực-lạc đều do vô lượng châu báu và trăm ngàn thứ mùi hương vi diệu làm thành, khiến cho người nghe mùi hương đều tu Phật hạnh.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

69. XƯỚNG: Đại nguyện thứ ba mươi ba: Ánh sáng của đức Phật A Di Đà chiếu soi khắp các thế giới trong mười phương, các chúng sinh chạm được ánh sáng ấy đều cảm thấy thân tâm nhẹ nhàng an lạc.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

70. XƯỚNG: Đại nguyện thứ ba mươi bốn: Chúng sinh khắp thế giới mười phương nghe được danh hiệu đức Phật A Di Đà đều chứng được vô sinh pháp nhẫn và các pháp môn tổng trì sâu xa.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

71. XƯỚNG: Đại nguyện thứ ba mươi lăm: Những người nữ trong mười phương thế giới, nghe được danh hiệu đức Phật A Di Đà liền phát tâm bồ đề, thì sau khi mạng chung sẽ không trở lại thọ thân nữ nữa.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

72. XƯỚNG: Đại nguyện thứ ba mươi sáu: Chư Bồ-tát ở mười phương thế giới, nghe được danh hiệu đức Phật A Di Đà, sau khi mạng chung sẽ luôn tu phạm hạnh cho đến khi thành Phật.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

73. XƯỚNG: Đại nguyện thứ ba mươi bảy: Hàng trời người trong khắp mười phương thế giới, khi nghe danh hiệu đức Phật A Di Đà, liền vui mừng tin tưởng, kính lễtu tập hạnh Bồ-tát, thì sẽ được tất cả trời người kính trọng.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

74. XƯỚNG: Đại nguyện thứ ba mươi tám: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc muốn có y phục, ẩm thực, thì liền có như ý.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

75. XƯỚNG: Đại nguyện thứ ba mươi chín: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều hưởng được niềm vui giống như các vị tì kheo đã hoàn toàn dứt trừ hết lậu hoặc.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

76. XƯỚNG: Đại nguyện thứ bốn mươi: Chư vị Bồ-tát ở cõi Cực-lạc, nếu muốn thấy vô lượng Phật độ nghiêm tịnh trong khắp mười phương, cứ nhìn vào cây báu thì liền thấy rõ ràng như thấy mặt mình trong gương.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

77. XƯỚNG: Đại nguyện thứ bốn mươi mốt: Chư vị Bồ-tát ở các quốc độ trong các phương khác, khi nghe được danh hiệu đức Phật A Di Đà, thì được các căn đầy đủ, không bị khiếm khuyết, cho đến khi thành Phật.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

78. XƯỚNG: Đại nguyện thứ bốn mươi hai: Chư vị Bồ-tát ở các quốc độ trong các phương khác, khi nghe được danh hiệu đức Phật A Di Đà, liền được an trú nơi chánh định thanh tịnh giải thoát, trong khoảng một niệm có thể cúng dường vô lượng chư Phật mà không bị mất chánh định.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

79. XƯỚNG: Đại nguyện thứ bốn mươi ba: Chư vị Bồ-tát ở các quốc độ trong các phương khác, khi nghe danh hiệu đức Phật A Di Đà, sau khi mạng chung sẽ được sinh vào gia đình tôn quí.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

80. XƯỚNG: Đại nguyện thứ bốn mươi bốn: Chư vị Bồ-tát ở các quốc độ trong các phương khác, nghe được danh hiệu đức Phật A Di Đà, liền hoan hỉ tu hạnh Bồ-tát, cội gốc công đức đầy đủ.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

81. XƯỚNG: Đại nguyện thứ bốn mươi lăm: Chư vị Bồ-tát ở các quốc độ trong các phương khác, nghe được danh hiệu đức Phật A Di Đà, liền được an trú trong định “phổ đẳng” (thường thấy chư Phật đồng hiện tiền), cho đến khi thành Phật.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

82. XƯỚNG: Đại nguyện thứ bốn mươi sáu: Chư vị Bồ-tát ở cõi Cực-lạc đều tùy nguyện mà nghe pháp một cách tự tại.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

83. XƯỚNG: Đại nguyện thứ bốn mươi bảy: Chư vị Bồ-tát ở các quốc độ trong các phương khác, nghe danh hiệu đức Phật A Di Đà, liền tiến đến bậc bất thối chuyển.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

84. XƯỚNG: Đại nguyện thứ bốn mươi tám: Chư vị Bồ-tát ở các quốc độ trong các phương khác, nghe danh hiệu đức Phật A Di Đà, liền chứng được đệ nhất, đệ nhị và đệ tam pháp nhẫn, cùng các pháp bất thối chuyển.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Phật A Di Đà đại từ đại bi. (1 lạy)

 

85. XƯỚNG: Nếu ai muốn biết rõ

 Chư Phật trong ba đời,

 Nên quán tánh pháp giới,

 Tất cả do tâm tạo.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy vô lượng Thánh Hiền trên pháp hội Phật nói Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. (1 lạy)

 

86. XƯỚNG: Mọi pháp hữu vi trong thế gian

 Như chiêm bao, huyễn hóa, bọt nước,

 Bóng trong gương, điện chớp, sương mai.

 Thời thời nên quán chiếu như thế.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy vô lượng Thánh Hiền trên pháp hội Phật nói Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa. (1 lạy)

 

87. XƯỚNG: Phật là đấng phước trí tròn đầy

 Thấy rõ các pháp không tự tánh

 Hạt giống Phật tùy duyên hiện khởi

 Cho nên nói giáo pháp Nhất Thừa.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy vô lượng Thánh Hiền trên pháp hội Phật nói Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa. (1 lạy)

 

88. XƯỚNG: Các pháp hữu vivô thường,

 Là các pháp có sinh có diệt,

 Khi sự sinh diệt đã tiêu trừ,

 Cảnh tịch diệt niết bàn hiện tiền.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy vô lượng Thánh Hiền trên pháp hội Phật nói Kinh Đại Bát Niết Bàn. (1 lạy)

 

89. XƯỚNG: Pháp Phật thật cao sâu mầu nhiệm,

 Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp,

 Nay con được thấy, nghe, thọ trì,

 Nguyện hiểu rõ chân ý của Phật.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy Pháp Bảo khắp pháp giới, hiển bày đủ bốn khoa giáo lí hạnh quả, thể hiện qua mười hai phần giáo, gồm thâu trong ba tạng Kinh Luật Luận, thuộc cả đại thừatiểu thừa. (1 lạy)

 

90. XƯỚNG: Dung thông hai đế chân và tục,

 Dứt hai chướng phiền não, sở tri,

 Đọan trừ hai chấp ngã và pháp,

 Chứng nhập vào cảnh giới “bất nhị”.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Đại Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi. (1 lạy)

 

91. XƯỚNG: Trên lí lẽ chân thật,

 Một hạt bụi không dính,

 Trong phương tiện độ sinh,

 Không bỏ pháp môn nào.

 

HÒA: Một lòng kính lạy đức Đại Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền. (1 lạy)

 

 

92. XƯỚNG: Thần lực Quán Thế Âm,

Không có gì sánh được,

Vô lượng kiếp huân tu ,

Cực trang nghiêm thanh tịnh.

Ngàn nơi tiếng kêu cầu,

Ngàn nơi Ngài ứng hiện.

Nơi biển khổ mênh mông,

Thường hiện thân cứu khổ.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Đại Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm. (1 lạy)

 

93. XƯỚNG: Tánh hư không có thể tiêu vong,

 Tâm kiên cố không hề lay động.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Đại Bồ Tát Đại Lực Đại Thế Chí. (1 lạy)

 

94. XƯỚNG: Chúng sinh độ hết mới chứng Bồ Đề,

 Địa ngục chưa trống thề không thành Phật.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Đại Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương. (1 lạy)

 

95. XƯỚNG: Siêng tu đại tinh tấn,

Đốt bỏ xác thân này,

Đem cúng dường Thế Tôn,

Cầu tuệ giác vô thượng.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Đại Bồ Tát Dược Vương. (1 lạy)

 

96. XƯỚNG: Thiện hữu tri thức

 Là nhân duyên lớn,

 Giúp cho hành giả

 Mau lìa sinh tử.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Đại Bồ Tát Dược Thượng. (1 lạy)

 

97. XƯỚNG: Đối thế nhân, xin khởi từ tâm.

Ngày đêm an trú nơi Chánh pháp.

Nguyện cho thế giới luôn an ổn,

Phước trí vô biên lợi quần sinh,

Bao nhiêu tội nghiệp đều tiêu trừ,

Dứt hết khổ, về nơi viên tịch.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Đại Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu. (1 lạy)

 

98. XƯỚNG: Hoa Tuệ-giác khắp chốn trang nghiêm.

Tùy trụ xứ thời thời an lạc.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Đại Bồ Tát Nguyệt Quang Biến Chiếu. (1 lạy)

 

99. XƯỚNG: Cúi đầu qui y phép Tô-tất-đế,

 Thành tâm đảnh lễ đấng Thất Câu Chi,

 Con nay xưng tán đức Đại Chuẩn Đề,

 Xin nguyện từ bi thường gia hộ.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Đại Bồ Tát Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề Vương. (1 lạy)

 

100.XƯỚNG: Kính lạy đức đại bi Quán Âm,

 Nguyện lực rộng sâu, thân tốt đẹp,

 Ngàn tay trang nghiêm khắp hộ trì,

 Ngàn mắt sáng ngời nhìn thế gian,

 Trong chân thật nói lời bí mật,

 Từ vô vi khởi tâm đại bi,

 Đáp ứng đầy đủ mọi kêu cầu,

 Gia hộ diệt trừ các tội chướng.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy vô lượng Thánh Hiền trên pháp hội Phật nói Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. (1 lạy)

 

101.XƯỚNG: Bồ-tát như vầng trăng trong mát,

 Dạo chơi trong không gian mênh mông,

 Chúng sinh sạch cấu tâm thanh tịnh,

 Tuệ giác vô thượng liền hiển bày.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy chư vị Đại Bồ Tát khắp pháp giới thanh tịnh rộng lớn như biển cả. (1 lạy)

 

102.XƯỚNG: Vạn hữuthế gian

 Như hoa đốm hư không,

 Không hề có sinh, diệt.

 Trong trí tuệ chân thật

 Không có hữu và vô.

 Với trí tuệ như thế

 Mà phát tâm đại bi.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy vô lượng Thánh Hiền trên pháp hội Linh-sơn. (1 lạy)

 

103.XƯỚNG: Thần lực không lường,

 Mật hạnh khó suy,

 Uy dũng hơn trời rồng, phá tà hiển chánh,

Vâng phó chúc của Phật, hộ pháp an tăng.

 Ngưỡng mong khởi thần thông,

 Rủ lòng xin chứng giám.

 Kính lạy đức Bồ Tát Hộ Pháp Vi Đà cảm ứng khắp ba châu; Bồ Tát giám trai sứ giả Khẩn Na La; chư vị Thiện Thần bảo hộ giáo phápgiới luật nơi các chốn già lam; tám bộ chúng trời rồng; cùng tất cả các vị thiện thần gần xa bổn tự.

 Cúi xin các ngài, không quên lời thề nguyện của chính mình, thương xót chốn phàm trần, phóng ánh sáng uy nghiêm thầm gia hộ, khiến cho những nơi chánh pháp đang lưu truyền, nội ngọai chướng đều tiêu trừ, chúng tăng hòa hợp, bạn ác ma mị vĩnh viễn tránh xa. Người người ngộ biển tánh Tì Lô, nơi nơi nhập hạnh nguyện Phổ Hiền. Cầu cho đàn na tín thí đều thấm nhuần lợi lạc.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy đức Bồ Tát Hộ Pháp Vi Đà. (1 lạy)

 

104.XƯỚNG: Kiều Phạm Ba Đề cúi đầu lạy

 Thánh Chúng thanh tịnh đại đức Tăng.

 Voi chúa đi rồi, voi con theo,

 Đèn trước tắt, đèn sau tiếp nối.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy liệt vị Pháp Sư qua các thời đại, từ xưa đến nay, từ Tây sang Đông, đã từng kết tập, phiên dịch, chú thích, giảng giải Ba Tạng giáo điển. (1 lạy)

 

105.XƯỚNG: Bồ đề vốn không cây,

 Gương sáng cũng không đài,

 Xưa nay không một vật,

 Chỗ nào dính bụi trần?

 

 HÒA: Một lòng kính lạy liệt vị Tổ Sư trải qua các thời đại, từ Tây-trúc đến Việt-nam, đã từng du hóa khắp nơi để truyền giáokhai sơn phạm vũ. (1 lạy)

 

106.XƯỚNG: Thân là cây bồ đề,

 Tâm như đài hương sáng,

 Nên thường xuyên lau chùi,

 Đừng để dính bụi trần.

 

 HÒA: Một lòng kính lạy chư vị phàm thánh đại đức Tăng-già khắp ba đời mười phương. (1 lạy)

 

107.XƯỚNG: Phàm là người xuất gia,

 Lập chí thóat ba cõi,

 Thân tâm đều khác tục,

 Nối thạnh dòng giống Phật,

 Nhiếp phục mọi chướng ma,

 Báo đền bốn ơn nặng,

 Độ chúng sinh ba cõi.

 Nếu không được như thế,

 Chỉ là giả làm Tăng.

 

 HÒA: Thay vì Bốn Ơn Nặng, kính lạy Ba Ngôi Báu thường trú trong mười phương. (1 lạy)

 

108.XƯỚNG: Công đức lạy Phật rất thù thắng.

 Bao nhiêu phước đức xin hồi hướng,

 Nguyện cho chúng sinh khắp pháp giới,

 Vãng sinh cõi Phật Vô Lượng Quang.

 

HÒA: Thay vì ơn Chúng Sinh trong khắp pháp giới, kính lạy Ba Ngôi Báu thường trú trong mười phương. (1 lạy)

 

 

PHẦN BA

HỒI HƯỚNG (tùy nghi)

 

 

Xem thêm Nghi Lạy 108 Lạy Tam Bảo - Âm


Ý kiến bạn đọc
26 Tháng Sáu 201704:56
Khách
tiếp: trước: bản N=360.phật thuyết vô lượng thọ kinh: 設我得佛,十方無量不可思議諸佛世界,其有女人聞我名字,歡喜信樂,發菩提心,厭惡女身,壽終之後復為女像者,不取正覺。(đã lược dịch trên) là bản kinh được coi như là một bản được hòa thượng tham khảo chính trong lúc soạn nghi thức lễ sám này:
Và cùng với nguyện này cũng là nguyện thứ 35 (trang94b) trong kinh bảo tích No. 0310 大寶積經: 若我成佛。周遍無數不可思議無有等量。諸佛國中所有女人。聞我名已得清淨信。發菩提心厭患女身。若於來世不捨女人身者。不取菩提。(lược dịch như sau:nếu con thành phật, trong vô lượng không thể nghĩ bàn các thế giới của chư phật, những người nữ nghe tên của con mà sanh tín tâm thanh tịnh, phát tâm bồ đề chán ghét thân nữ, nếu khi mạng chung lại trở lại thân nữ,thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Theo 3 bản kinh trên: những người nữ nào nghe danh hiệu,phát tâm bồ đề,chán ghét thân nữ,thì mới xã bỏ thân nữ.
Khi chúng ta thường tự hào đức phật, là một đấng giáo chủ đầu tiên và duy nhất tuyên dương bình đẳng nam nữ, cho nên dù trên tịnh độ cũng không thể kì thị đối với nữ giới, với đức Thích ca không những cho phép người nữ xuất gia mà trong số họ còn có nhiều vị đạt đến địa vị tối cao :A la hán; hơn nữa, nếu như trên cõi tịnh độ ấy không có phái nữ thì cũng không cần phải phân biệt với nam
5.-nguyện thứ 38 Hạnh cơ đã dịch: “Đại nguyện thứ ba mươi tám: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc muốn có y phục, ẩm thực, thì liền có như ý”. Trong khi kinh văn ghi: 第三十八衣服隨念願設我得佛。國中天人。欲得衣服。隨念即至。如佛所讚應法妙服。自然在身。若有裁縫染治浣濯者。不取正覺。tạm dịch là “Nguyện thứ 38,y phục tùy ý niệm;Nếu con được thành Phật, mà Trời và Người trong cõi nước con, muốn có y phục, tùy theo tâm niệm của họ y phục như pháp được phật ngợi khen tự nhiên hiện ra trên mình họ. Nếu còn phải cắt may, nhuộm, giặt thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.” ở đây không có đề cập đến vấn đề ẩm thực như Hạnh cơ đã dịch
6.-câu “đại nguyện thứ 40 Hạnh cơ dich: “Đại nguyện thứ bốn mươi: Chư vị Bồ-tát ở cõi Cực-lạc, nếu muốn thấy vô lượng Phật độ nghiêm tịnh trong khắp mười phương, cứ nhìn vào cây báu thì liền thấy rõ ràng như thấy mặt mình trong gương.” Câu này nên dùng để dịch câu đại nguyện thứ 31. Kinh văn của nguyên thứ 40 như sau: 第四十樹中現剎願設我得佛。國中菩薩。隨意欲見十方無量嚴淨佛土。應時如意。於寶樹中。皆悉照見。猶如明鏡。覩其面像。若不爾者。不取正覺
Tạm dịch là: Nguyện thứ 40,trong cây hiện các cõi phật; Nếu con được thành Phật, mà các Bồ Tát trong cõi nước con, tùy ý muốn thấy vô lượng cõi phật trang nghiêm thanh tịnh ở mười phương đều được như nguyện.ở trên cây báu tất cả đều hiển hiện như trong tấm gương sáng,. Nếu không được như thế, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Thì mới hợp nghĩa kinh văn
26 Tháng Sáu 201704:54
Khách
tiếp trước: 4.-cũng trong bản “pháp môn lễ sám phần bản dịch của Hạnh cơ câu 71. “Đại nguyện thứ 35:những người nữ trong 10 phương thế giới, nghe được danh hiệu đức phật A di đà liền phát tâm bồ đề, thì sau khi mạng chung sẽ không trở lại thọ thân nữ nữa” là so với nguyện thứ 2 trong N=364.đại A di đà kinh:[0328c13] 「『第二願,我作佛時,我剎中無婦女;無央數世界諸天人民,以至蜎飛蠕動之類,來生我剎者,皆於七寶水池蓮華中化生。不得是願終不作佛。trong “tôn kính đức Di đà” (trang 101),H.t.Trí quang đã dịch:”đại nguyện 2 khi con thành tuệ giác tối thượng, quốc độ của con không có nữ nhân. Vô số chúng sinh đến quốc độ của con, không kể [là]chư thiên nhân loại hay loài côn trùng [tất cả]toàn hóa sinh trong hoa sen của hồ thất bảo. nguyện này không thành thì con không thành phật”
Một bản kinh khác:No. 362佛說阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過 度人道經 nguyện thứ 2: “第二願:使某作佛時,令我國中,無有婦人,女人欲來生我國中者即作男子;諸無央數天人民、蜎飛蠕動之類,來生我國者,皆於七寶水池蓮華中化生,長大皆作菩薩、阿羅漢都無央數。得是願乃作佛,不得是願終不作佛” tạm dịch: nguyện thứ 2 khi con thành phật , khiến trong nước của con không có đàn bà, những người nữ muốn sinh trong nước của con liền tức thời thành nam tử, vô lượng các trời người cho đến con trùng bò bay máy cựa sinh vào nước của con đều từ hoa sen trong ao nước thất bảo háo sinh, cao lớn đều là bồ tát, a la hán tất cả đều nhiều vô số, được như nguyện con mới thành phật, nếu không được như nguyện trọn không thành phật.
Thế nhưng không thật chính xác so với bản No. 363 佛說大乘無量壽莊嚴經 nguyên thư 27 trang 320:
「『世尊!我得菩提成正覺已,所有十方無量無邊無數世界一切女人,若有厭離女身者,聞我名號發清淨心歸依頂禮,彼人命終即生我剎成男子身;悉皆令得阿耨多羅三藐三菩提 xin lược dịch :
Thế tôn!nếu con được quả bồ đề vô thượng giác, tất cả người nữ trong mười phương vô số thế giới,nếu vì chán ghét muồn lìa thân nữ, nghe tên của con mà phát tâm thanh tịnh, quy y lễ bái, thì người nữ đó sau khi mạng chung liền sinh vào nước của con với thân nam tử tát cả đều được vô thượng chánh đẳng giác.( còn tiếp)
26 Tháng Sáu 201704:50
Khách
xin góp ý về bản dịch của thầy Hnah5 cơ như sau:Như trong Bản NGHI THỨC LỄ SÁM thường dùng trong tự viện QUẢNG HƯƠNG GIA LAM được hòa thượng Thích Trí thủ soạn thảo bằng chữ quốc ngữ. Chỉ trong 48 nguyện của phật A di đà đã có đến 6 đại nguyện được Hạnh cơ dịch thiếu chính xác vì không theo sát chính văn, đó là các
nguyện thứ 10(bất tham kế thân),
nguyện thứ 26(na la diên thân),
nguyên thứ 35(thoát ly nữ thân),
nguyện thứ 38(y phục tùy niệm),
nguyện thứ 40(thọ hay thụ trung hiện sát 樹中現剎願),
Chi tiết được ghi nhận như sau:
1.-câu đệ thập đại nguyện bất tham kế thân (chữ kế thân được viết là 計身 chỉ cái hiện thân còn gọi là tương tục thân không phải là thân sau 繼身 như Hạnh cơ đã dịch câu này như sau: “đại nguyện thứ mười: chúng sinh ở cõi cực lạc không còn khởi niệm tham ái đối với thân sau” (trang 43.sdd)
Trong kinh đại bảo tích N=310, tập 11 đại chính tân tu đại tạng kinh do Bồ đề lưu chi dịch trang93c như sau;若我成佛。國中有情起於少分我我所想者。不取菩提。 Xin lược dịch như sau:nếu con được thành Phật, hữu tình trong nước của con khởi niệm về ngã , ngã sở, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Kinh đại a di đà cũng dịch như sau: 第十願,我作佛時,我剎中人,知身如幻,無貪著心。不得是願終不作佛。H.T Trí quang đã dịch trong tôn kính đức Di đà ,trang 105 như sau: đại nguyện thứ10, khi con thành tựu tuệ giác tối thượng, người trong quốc độ của con biết thân mạng như ảo thuật,không còn đam mê. Nguyện này không thành thì con không làm phật.
Như vậy “bất tham kế thân” là không tham đắm cái thân như huyển này chứ không phải là cái thân sau,bởi vì thân này là thân “chơn kim sắc”, thân “tam thập nhị tướng”
2.- câu 62 “đệ nhị thập lục đại nguyện đắc kim cang thân” đã được thầy Hạnh cơ dịch như sau:
“Câu 62.đại nguyện thứ 26: chư vị bồ tát ở cõi cực lạc đều có thân cứng chắc như kim cương, mạnh mẽ như thần Na la diên.” Câu này trong kinh như sau: 第二十六那羅延身願設我得佛。國中菩薩。不得金剛那羅延身者。不取正覺。Nguyện thứ 26:được thân kim cang(na la diên),Nếu con được thành Phật, các Bồ Tát trong cõi nước con, không được thân Kim Cang Na La Diên, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.
Chữ na la diên là phiên âm hán việt của chữ phạn, có nghĩa là kim cang (hay kim cương), Thần Na la diên là dịch từ chữ Na la diên thiên(那羅延天)
3.-câu Đệ tam thập đại nguyện tuệ biên vô NGẠI: theo kinh văn第三十慧辯無限願設我得佛。國中菩薩。智慧辯才。若可限量者。不取正覺。 đúng ra phải là tuệ biện vô HẠN, xét theo nghĩa thì tuệ biện chỉ có thể là vô hạn,vì có lúc cũng có những trở ngại như khi gặp phải nhất xiển đề hay khi phật Thích ca mâu ni khi còn tại thế dù uy đức và tuệ biên của ngài là vô cùng thế nhưng vẫn không thể khuất phục được Xa nặc (Còn tiếp)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12969)
Lễ lạy, tham bái, chiêm lễ các thánh tích của các bậc Tiên Thánh là một tập tục truyền thống lâu đời của một trong những nghi thức hành trì trong Phật Giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ.
(Xem: 18656)
Âm điệu thời hô chung của thầy đã chuyên chở một tâm hồn chánh niệm đầy lòng từ bi muốn cho chúng sanh được thoát khổ như lời bài kệ chuông.
(Xem: 13787)
Nghi thức tắm Phật có nguồn gốc ảnh hưởng từ tập tục cổ xưa của Ấn Độ nhưng được Phật Giáo tiếp nhận rồi lồng vào đó những quan niệm đạo đức Phật Giáo...
(Xem: 11600)
Trong hệ thống kiến trúc Tòng Lâm Phật Giáo Bắc Truyền lấy Đại Điện làm trung tâm, Đại Điện còn được xưng là Chánh Điện, hay Đại Hùng Bảo Điện...
(Xem: 44197)
Lễ quy y theo Phật giáo là một buổi lễ tổ chức đơn giản cho cá nhân hay tập thể, xin gia nhập vào hàng ngũ Phật tử. Lễ này có thể tổ chức tại gia, chùa chiền...
(Xem: 15789)
Khi một người không tái phạm lỗi lầm lần thứ hai, chúng ta đã sám hối quá khứ. Chúng ta không những phải sám hối tội nghiệp đã biết, càng phải sám hối cho những tội nghiệp không biết...
(Xem: 68207)
Kim ô tợ tiễn, ngọc thố như thoa, tưởng cốt nhục dĩ phân ly, đỗ anh hồn nhi hà tại. HT Thích Bích Liên
(Xem: 28437)
Những Bài Tán Trạo Theo Nghi Thức Phật Giáo Miền Trung
(Xem: 66760)
Các Bài Tán Xấp theo Nghi Lễ Phật Giáo Miền Trung
(Xem: 84018)
Những Bài Tán Rơi Theo Nghi Thức Phật Giáo Miền Trung
(Xem: 18885)
Nghi lễ là cái được sáng tạo sau khi đức Phật nhập diệt, mà một trong những mục tiêuthể hiện sự kính ngưỡng đối với Đức Phậtgiáo pháp của Ngài, thông qua những hình thức cụ thể.
(Xem: 13716)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
(Xem: 13573)
Thông thường, truyền thọ giới pháp Bồ tát Du già, cần phải thỉnh ba vị Giới Sư làm Hòa thượng truyền giới, tức là: Đắc giới Hòa thượng (Đắc Giới Sư, đại diện cho Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni)...
(Xem: 85014)
Nghi lễvấn đề không cố định, nên tuy soạn thế này, nhưng quý vị cũng tùy thời, tùy xứ mà linh động...
(Xem: 18764)
Thân hình chúng ta như hạt sương trắng buổi sáng. Mạng chúng ta cũng mong manh như hạt sương buổi sáng... Trần Văn Khê
(Xem: 13326)
Các thể điệu hành trì của nghi lễ Phật giáo Việt nam rất phong phú, ở đây chúng ta chỉ lượt qua các thể điệu chính như: xướng, hô, kệ, thán, độc, tán, tụng, trì, niệm.
(Xem: 9758)
Lễ cung nghinh thỉnh rước của Phật Giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế, thường thấy nghi chép trong các bộ kinh Đại thừa, khởi nguồn từ việc chư Thiên và các vị vua Ấn Độ...
(Xem: 10449)
Dâng hương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét văn hoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền. Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật...
(Xem: 17350)
Nay đệ tử ( Họ tên ... pháp danh ...) trì tụng Thần Chú, xưng tán Hồng Danh. Nguyện xin mười phương Thường Trụ TAM BẢO, Tây Phương Cực Lạc Giáo Chủ A DI ĐÀ PHẬT...
(Xem: 226668)
Tuyển Tập Các Bài Phục Nguyện trong hai thời công phu sáng chiều - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 16615)
Phật bảo sáng vô cùng, Đã từng vô lượng kiếp thành công, Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông, Sáng rực đỉnh Linh Phong
(Xem: 29033)
Chẩn tế cô hồn theo cung bậc nghi lễ Huế, do HT Thích Từ Phương làm sám chủ
(Xem: 27636)
Trong các lễ cúng thí Cô hồn, Trai đàn Chẩn tế được tổ chức quy mô nhất. Nó bao hàm cả hai khía cạnh văn chương và triết lý, gần như tất cả tinh hoa của tư tưởngvăn học Phật Giáo Đại thừa Mật Tông được gói trọn vào đây.
(Xem: 13325)
Từ xưa đến nay, Nghi lễ Phật giáo đã hội nhập, luôn gắn liền với nền văn hóa dân tộc Việt Nam một cách hài hòa như nước với sữa. Trải dài .... ! xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử thăng trầm thịnh suy của đất nước.
(Xem: 15306)
Nghi thức này được sử dụng trong các dịp xuống tóc, thiết lập bàn thờ, đàn tràng, cúng nhà mới, cúng đất đai, khai trương cửa hàng, văn phòng, v.v...
(Xem: 9593)
Nghi thức tụng giới cho thiếu nhi gồm có Ba Phép Quay Về Nương Tựa và Hai Lời Hứa, có thể được cử hành trước Nghi Thức Tụng Năm Giới.
(Xem: 75629)
Lễ an vị Phật tại tư gia, bàn thờ Phật phải đặt chính giữa nhà, bàn thờ linh phải đặt hai bên hoặc sau lưng Phật, nếu nhà lầu, thì Phật thờ tầng trên. Trước khi thờ Phật trong nhà phải trang hoàng sạch sẽ...
(Xem: 10577)
Hộ niệmniệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời.
(Xem: 9427)
Pháp Hội Thí Vô Giá có nguồn gốc từ Ấn Độ gọi là “Vô Giá Đại Hội” còn gọi là “Ngũ Niên Nhất Hội”, “Ngũ Niên Công Đức Hội”, “Ngũ Tuế Hội”.
(Xem: 10390)
Chiếc y của người xuất gia Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hơn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy bổn sư của mình - Đức Phật...
(Xem: 10070)
Kim cương thừa (vajrayāna) hay Mật tông xuất hiện trong khoảng thế kỷ thứ 4 tại Bắc Ấn Độ, trở nên hưng thịnh từ đầu thế kỷ thứ 6, đến giữa thế kỷ thứ 8 thì hình thành nên một truyền thống lớn mạnh...
(Xem: 10694)
Nghi lễ Phật giáo cũng có hai phần lễ và nhạc, tuỳ theo truyền thống văn hoá nghệ thuật của mỗi miền, mỗi vùng mà phần lễ nhạc Phật giáo sẽ ảnh hưởng và biểu hiện theo truyền thống của vùng...
(Xem: 19224)
Trong nhân gian, ai mà lại không có Mẹ. Từ người làm vua cho đến kẻ cùng đinh hạ tiện tất thảy đều do Mẹ sinh ra và nuôi lớn.
(Xem: 10154)
Lạy hay còn gọi là Lễ Bái, là nghi thức rất phổ thông trong dân gian, mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn và niềm tôn kính đến với các đấng thần linh, các bậc tiên hiền có công khai phá giang sơn...
(Xem: 13044)
Kính lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Ngài, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu.
(Xem: 60085)
Bồ TátVô Tận Ý Khi bấy giờ chăm chỉ đứng lên Bèn trịch vai hữu một bên Chắp tay cung kính hướng lên Phật đài
(Xem: 27563)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 68663)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
(Xem: 64022)
Cúng dường Thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Gía Na Phật. Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật. Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật.
(Xem: 25486)
Những bài kệ canh dưới đây áp dụng vào mùa An Cư, Kiết Hạ hằng năm của của Chư Tăng, hoặc trong trường hợp khai Đại Giới Đàn của xưa và nay.
(Xem: 14988)
Bản Sưu Tập các Bài Tán nầy được trích trong các cổ bản Tán Sám, Nghi Thức, Hành Trì viết tay bằng hán tự và trong những bản Nghi Lễ bằng quốc ngữ.
(Xem: 14251)
Hương vân nhi bố Thánh đức chiêu chương Bồ đề tâm quảng mạc năng lường Xúc xứ phóng hào quang
(Xem: 14309)
Đàn tràng chẩn tế cũng gọi là Trai đàn vì lấy sự trang nghiêm thanh tịnh làm gốc để nhất tâm hồi hướng cho cô hồn, ngạ quỷ được ân triêm công đức.
(Xem: 7817)
Chuông, trống được đưa vào PG từ khi Đức Phật còn sanh tiền với mục đích tập hợp chúng Tăng. Về sau, chuông, trống, mõ được dùng trong các nghi lễ để trang nghiêm đạo tràng...
(Xem: 7123)
Cà sabiểu tượng của hạnh khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục. Đức khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục trong Phật giáo liên hệ mật thiết với tinh thần bình đẳng...
(Xem: 6783)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhậptác động vào nền âm nhạc truyền thống...
(Xem: 16256)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
(Xem: 14049)
Chiếc áo cà-sa khoác lên tâm thức sẽ che chở cho ta trong cuộc sống bon chen, đầy tham vọng, lừa đảo, hận thù và hung bạo. Nó ngăn chận không cho ta hung dữ và hận thù.
(Xem: 8346)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
(Xem: 8984)
Tán tụng là một bộ môn nghệ thuật âm nhạc quan trọng trong hệ thống văn hóa nghệ thuật của Phật Giáo Bắc Truyền.
(Xem: 8031)
Trong ba ngày rằm nầy, người ta còn gọi các danh từ khác nữa như: Thượng nguơn, trung nguơn và hạ nguơn, hay: Thượng nguyên, trung nguyênhạ nguyên.
(Xem: 9029)
Nghi lễ biểu hiện lòng thành kính đối với Tam Bảo: Tín đồ luôn có một niềm tin sâu sắc và thành kính đối với Tam Bảo. Niềm tin đó tạo sự chuyển hóa trong nội tâm...
(Xem: 13898)
Pháp thân tỏa sáng buổi ban mai Tĩnh tọa lòng an miệng mỉm cười Ngày mới nguyện đi trong tỉnh thức Mặt trời trí tuệ rạng muôn nơi.
(Xem: 16729)
Khể thủ nhất thiết xuất thế gian Tam giới tối tôn công đức hải Trí giả năng thiêu phiền não cấu Chánh giác ngã kim quy mạng lễ
(Xem: 11820)
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, lạc bang giáo chủ, y chánh trang nghiêm, tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, cữu phẩm liên đài mông thát hóa
(Xem: 17879)
Phật bảo sáng vô cùng Đã từng vô lượng kiếp thành công Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông Sáng rực đỉnh Linh Phong
(Xem: 14851)
Từng nghe, pháp không tự khởi, nhờ cảnh mới sanh, đạo chẳng hư hành, gặp duyên liền ứng. Hôm nay, hoa đàn la liệt, Phật sự xiển dương, hương xông triện báu
(Xem: 74871)
Trong Đạo Phật, lòng từ bi được đưa lên hàng đầu. vì thương tưởng đến loài chúng sanh bị đói khát, đau khổđức Phật và chư Tổ đã dạy phương Pháp bố thí cho loài Ngạ quỷ, súc sanh...
(Xem: 11626)
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) người huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây. Ông tu ở chùa Thánh Ân thuộc huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh).
(Xem: 25018)
Chuyển ngữ: Sư Ông Làng Mai Xướng kệ: Thầy Pháp Niệm Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant