Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 8: Nền kinh tế Phật giáo

27 Tháng Tư 201100:00(Xem: 11672)
Chương 8: Nền kinh tế Phật giáo

XÃ HỘI HỌC PHẬT GIÁO
Buddhist Sociology
Nandasena Ratnapala - Thích Huệ Pháp dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn 2011

Chương 8: Nền kinh tế Phật giáo

Người ta thường cho rằng, Phật giáo hầu như không có một lý thuyết kinh tế đáng chú ý nào. Quan niệm này phát khởi bởi tư tưởng sai lầm khi cho rằng Phật giáo là một tôn giáo quan tâm nhiều đến kiếp sau hơn là những vấn đề thường ngày trong cuộc sống hiện tại. Tư tưởng Phật giáo cho rằng, nếu chúng tamột đời sống chánh kiến thì hạnh phúc đến với chúng ta không những đời này mà còn đời sau. Phật giáo luôn nhấn mạnh về cuộc sống đạo đứclương thiện trong đời hiện tại hơn là đợi đến kiếp sau. Thậm chí, ngay cả niết bàn, sự khát khao giải thoát cuối cùng của người phật tử cũng có thể đạt được ngay chính trong cuộc sống này.

Trong các kinh điển Phật giáo, không có một chương hay phần nào nói về kinh tế một cách độc lập, chúng ta phải tìm hiểu chúng trong rất nhiều bộ kinh khác nhau, tìm những gì liên quan có đề cập tới vấn đề kinh tế, sau đó kết nối chúng lại thành một hệ thống phù hợp với tinh thần giáo lý Phật giáo. Đức Phật luôn cung cấp cho chúng ta những bài thực hành để kiểm chứng những gì mà Ngài đã dạy.

Có một đoạn thơ ca đơn giản chứa đựng những yếu tố cần thiết của tư tưởng kinh tế Phật giáo được tìm thấy một cách tình cờ trong một quyển kinh(1). Đoạn thơ này nói về một anh nông dân chia số tiền mà mình kiếm được thành bốn phần bằng nhau. Phần đầu, anh ta sử dụng để chi tiêu vào những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như thức ăn, quần áo v.v.. Hai phần kế tiếp dùng để tái sản xuất, nhằm sinh lợi bằng các hoạt động như chăn nuôi hay buôn bán. Và phần còn lại, anh ta để dành phòng khi gặp tai nạn hay ốm đau. “Phần thứ nhất để chi dùng, hai phần kế tiếp để buôn bán kinh doanh, phần thứ tư dự trữ để sử dụng khi cần…”(2).

 

Bài kệ đơn giản này cần được nghiên cứu kỹ càng những gì cần truyền đạt ẩn chứa đằng sau giá trị đã hiển lộ bên ngoài. Cũng trong đoạn thơ này, chúng ta cũng thấy rõ các phương tiện để phát triển kinh tế của một cá nhân, tập thể hay quốc gia. Chính sách kinh tế cơ bản của một đất nước cũng được phác thảo trong đoạn thơ này. Nếu không phân tích kỹ lưỡng, và không dựa trên tinh thần Phật giáo thì khó mà làm sáng tỏ nghĩa mà đoạn thơ trên cung cấp.

Trong xã hội Phật giáo, một cá nhân bất cứ làm công việc gì để kiếm sống cũng phải dự trữ một khoản thu nhập của mình. Phần tích lũy này sẽ được dùng đến khi cần thiết. Chỉ cần một phần tư số tiền kiếm được, chúng ta cũng có thể có một cuộc sống thuận lợi. Nếu điều này áp dụng cho một quốc gia, những người trong độ tuổi lao động, có việc làm chính đáng sẽ đảm bảo khả năng tài chính của mình, những người không có khả năng lao động thì được sự trợ giúp từ chính phủ.

Nhà nước phải đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Những người bị tật nguyền, mất khả năng lao động thì chính phủ phải chăm sóc và giúp đỡ nhưng không được gây tổn thương nhân cách của họ. Hai chỉ dấu để đo lường sự thịnh vượng của nền kinh tế một quốc gia được tư tưởng Phật giáo nêu ra như sau:

1. Người dân có thu nhập thường xuyên không? (do lao động sản xuất hay trợ cấp).

2. Người dân có thể thỏa mãn các nhu cầu cần thiết cho gia đình chỉ với một phần tư tổng thu nhập?

Thực phẩm, quần áo, nhà cửa, thuốc men, giáo dục (tức là sự phát triển về tinh thần) là những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Thực phẩm thiết yếu phải được sản xuất ngay chính trong nước để tránh tình trạng thiếu hụt lương thực gây bất ổn xã hội. Thực tế cho thấy, với một nền kinh tế phát triển thì chỉ cần một phần tư tổng thu nhập hàng tháng là có thể thỏa mãn năm nhu cầu thiết yếu trên. Chính sách kinh tế cơ bản của một quốc gia được xây dựng để phù hợp với những mục tiêu đó.

Dòng thứ hai của bài thơ nói rằng một nửa thu nhập nên dùng vào việc kinh doanh sinh lời hay chi cho các hoạt độngý nghĩa. Những hoạt động như thế sẽ làm cho tài chính gia tăng, không gây ra gánh nặng cho người khác. Những hoạt động ý nghĩa bao gồm đầu tư phát triển kỹ năng, giáo dục hay cung ứng các nhu cầu vật chất. Theo ngữ nghĩa này, đây là những lĩnh vực đầu tư cơ bản theo tư tưởng kinh tế Phật giáo.

Dòng thứ tư liên quan tới việc tiết kiệm. Phật giáo luôn khuyến khích việc tiết kiệm tiền của, vì nếu không biết tiết kiệm, chúng ta sẽ phải đối diện với sự khủng hoảng tài chánh; đặc biệt những lúc đau ốm đột xuất. Nếu khôngsự tích trữ của cải, thì một cá nhân hay một quốc gia chắc chắn rơi vào nợ nần.

Sự thịnh vượng của một nền kinh tế, ngoài hai chỉ dấu trên, còn được đánh giá theo những thước đo sau:

1. Mức độ khoẻ mạnh về tâm lý cũng như sinh lý của người dân trong một quốc gia. Sức khoẻ được xem là tiêu chuẩn hàng đầu của một đất nước có nền kinh tế phát triển.

2. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên của quốc gia một cách sáng suốt bao gồm cả việc bảo vệ môi trường. Tài nguyên thiên nhiên không được khai thác bừa bãilãng phí. Môi trường cũng bao gồm những thảm thực vật phải được bảo vệ hết sức cẩn thận. Được sống trong một môi trường trong lành là một niềm hạnh phúc vô biên.

3. Không có sự bóc lột sức lao động của người cũng như loài vật. Sự bóc lột được định nghĩa là: Sử dụng sức lao động của người khác vào công việc của mình nhưng tiền công hay lợi nhuận mà người làm thuê được trả, ít hơn nhiền lần số tiền mà họ xứng đáng được nhận. Trong một quốc gia có nền kinh tế phát triển, vấn đề này hầu như không có hoặc nếu có; được giảm tới mức thấp nhất.

4. Mọi người dân đều được tiếp cận các nguồn lực vật chấttinh thần (nghĩa là cơ hội giáo dục). Không một cá nhân hay một nhóm cá nhânquyền lực hơn những người khác.

5. Những bất ổn xã hội phải được giảm thiểu đến mức thấp nhất trong một xã hội kinh tế phát triển. An lạcthái bìnhđặc điểm của một xã hội thịnh vượng. “Dân chúng có công ăn việc làm sẽ không bao giờ gây bất ổn cho đất nước; ngân khố của nhà vua ngày càng tăng lên; đất nước thái bình, an lạc; công chúng hân hoan múa hát; nhà cửa mở toang đón chào”(3).

Trong giáo lý Phật giáo có đưa ra năm loại hình kinh doanh mà nhà nước không nên khuyến khích sản xuất và buôn bán; không để cho tư nhân tham gia và phải công khai những hoạt động thương mại này:

1. Chế tạo và buôn bán vũ khí, các thiết bị dùng để chiến tranh.

2. Sản xuất các hóa chất độc hại.

3. Sản xuất, phổ biến và kinh doanh rượu, các chất gây nghiện nguy hiểm.

4. Nuôi động vật cho mục đích săn bắn.

5. Kinh doanh xác thịt (hoạt động mại dâm).

Tư tưởng kinh tế Phật giáo quan sát cuộc sống bằng cái nhìn của tổng thể. Quan sát một sản phẩm, chúng ta thấy nó được tạo thành từ những thành phần thuộc về vật chất và những thành phần không phải là vật chất. Hay nói cách khác, có mối liên hệ giữa vật chấttinh thần trong một sản phẩm. Sự phát triển của một cá nhân liên quan tới gia đình, sự phát triển của một gia đìnhliên quan tới cộng đồng, và cộng đồng liên quan tới một quốc gia, lãnh thổ, và có mối liên hệ giữa quốc gia này tới quốc gia khác. Loài ngườitrung tâm của sự phát triển. Nhưng chúng ta không được quên các loài động vật, chim muông cũng như cây, cỏ v.v...(4). Chắc chắn một điều rằng, các loài động, thực vật rất gần gũi với con người, là một phần tất yếu của sự sống trên hành tinh. Vì thế, sản xuất kinh doanh mà phá hủy chúng thì kết quả mà con người nhận lãnh sẽ rất bất hạnh trong tương lai. Nói cách khác nếu bất chấp sản xuất kinh doanh mà phá hủy môi trường thì hậu quả khó lường.

Phật giáo cho rằng, khi tạo ra một sản phẩm nào đó để phục vụ con người thì nhất thiết phải lấy con người làm trung tâm. Một sản phẩm không thể tạo ra chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà quên đi sự ảnh hưởng của sản phẩm đó đến người tiêu dùng. Đạo đức kinh doanh phải được đặt lên hàng đầu và chỉ tham gia một hoạt động kinh tế nếu không vi phạm các điều sau:

1. Khai thác bóc lột sức lao động của người khác.

2. Gia tăng lợi nhuận của mình mà cướp đi nhu cầu cơ bản của người khác.

3. Không tham gia vào năm thứ kinh doanh như đã đề cập trên.

4. Không sử dụng lãng phí và làm mất cân bằng tài nguyên thiên nhiên hoặc phá hủy môi trường sinh thái.

Thực vậy, tư tưởng kinh tế của Phật giáo rất có giá trị. Nó đòi hỏi một hoạt động kinh doanh phải đem lại hạnh phúc, thỏa mãn vật chất, lợi ích cho đa số dân chúng. Một hoạt động kinh tế cũng là một hành động có ý chí (nghiệp) dẫn đến kết quả hạnh phúc hay đau khổ của chính người tạo ra nó. Vì thế, chỉ nên hoạt động kinh doanh để gặt hái kết quả hạnh phúc trong đời này và đời sau.

Nghiệp là một năng lực tác động đến sự hiện hữu của con người trong đời sống. “Con người chịu sự chi phối của tính di truyền, của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, ý thức hệ và của nghiệp lực quá khứ”(5). Nhưng cũng có thể không bị bất kỳ cái nào trong số đó tác động hay chi phối. Với lòng khát khao cộng với ý chí tự do, con người có thể thoát khỏi các yếu tố ràng buộc trên.

Nghiệp lực cũng như các nhân tố kia có thể quyết định chúng ta sinh trong một gia đình giàu sang hay nghèo đói. Nhưng điều đó không có nghĩa là người nào đó sẽ luôn sinh ra trong sự giàu có hay nghèo đói mãi mãi. Chính hành động thiện hay bất thiện của mình trong hiện tại sẽ quyết định số phận trong tương lai. Phật giáo luôn nhấn mạnh đến điều này. Điểm mấu chốt của sự phát triển kinh tế nằm ở quy tắc sau: “Hãy lưu ý, sự siêng năng cần cù luôn gặt trái ngọt”.

Đức Phật nhận thấy rằng cần phảibiện pháp cấp bách để giải quyết sự đói nghèo. Bốn hay năm nhu cầu cơ bản không đáp ứng thì con người sẽ rơi vào cảnh khốn cùng. Trách nhiệm của nhà nước là phải giúp đỡ để người dân thoát khỏi cảnh nghèo đói. Một khi sự bần cùng xuất hiện tại quốc gia nào thì ắt hẳn nền kinh tế của quốc gia đó lạc hậu, chậm tiến. Sự tăng trưởng sản phẩm quốc nội hay thu nhập bình quân đầu người có thể không làm thay đổi nền kinh tế của một quốc gia nếu không ưu tiên đảm bảo cho người dân thoát khỏi đói nghèo, thoát khỏi tình trạng bất hạnh của họ như nền kinh tế phát triển mà Phật giáo đề cập.

Câu chuyện về một anh nông dân bụng đói đến gặp đức Phật để xin miếng ăn được mô tả trong kinh điển. Việc đầu tiên mà Ngài làm trước khi ban lời giáo huấnyêu cầu thị giả mang thức ăn tới cho người đó. Chỉ cần nhu cầu cơ bản (trong trường hợpthức ăn) không đáp ứng được thì sự phát triển về thể chấttinh thần là điều không thể. Vì vậy, Phật giáo nhấn mạnh việc đề ra các chính sách để giúp đỡ tầng lớp khó khăn không đủ sống trong xã hội để họ có thể tự mình vươn lên.

Một dịp nọ, đức Phật hỏi các vị đệ tử về sự bần cùng, nghèo khổhậu quả của vấn đề này:

“Này, các tỷ kheo, những người thế tục lang thang không thích sự nghèo đói?

“Chắc chắn rồi, thưa Thế Tôn”.

“Và những người lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần, cũng không mong muốn điều đó xảy ra?”

“Dạ vâng, thưa Thế Tôn”.

“Và những người mắc nợ, mượn tiền cũng không mong điều đó chứ?”

“Dạ đúng như thế, thưa Thế Tôn”.

“Và đến kỳ phải trả nợ, họ không đủ khả năng để trả; bị ép bức;

đánh đập; họ có mong muốn điều bất hạnh này xảy ra không?” “Chắc chắn là không rồi, thưa Thế Tôn”(6).

Phương pháp của Phật giáo trong việc giải quyết vấn đề này là phải tìm hiểu bần cùng là gì; sau đó xác định nguyên nhân đưa đến sự bần cùng đó; sự cần thiết để giảm sự bần cùng và triển khai các chính sách để chống lại sự bần cùng đó. “Vì thiếu hụt nhu cầu sống cơ bản, thực phẩm trống rỗng, sự nghèo đói đã lan tràn trong xã hội. Từ đó, nảy sinh trộm cướp, bạo lực, giết người, vu khống, mại dâm, lừa dối, tham lam, ác tâm, phóng đãng, trụy lạc cuối cùng dẫn tới sụp đổ đạo làm con hay lòng mến mộ đạo pháp. Những điều trái đạo đức như thế sẽ sinh sôi nảy nở trong chốn nhân gian”(7).

 

Không công bằng trong việc tiếp cận các nguồn lực vật chấttinh thầnnguyên nhân dẫn tới nghèo đói. Sống dưới mức sống tối thiểu, chỉ có thể hưởng những nhu cầu tối thiểu nhất, ngoài ra chẳng có gì thêm thì đó chính là sự bần cùng. Tiêu chuẩn về sức khoẻ giảm sút, xã hội nổi loạn cũng là từ nguyên nhân nghèo khó mà ra. Dù cho những nhu cầu sống cơ bản có đáp ứng ở một mức độ nào đó, thì một số người cũng đã rơi vào cuộc sống khó khăn vì nghiện rượu, cờ bạc, ma túy hay đam mê những sản phẩm giải trí vô ích. “Những ai nghiện cờ bạc, rượu chè, sắc đẹp phung phí tiền của để thỏa mãn đam mê” chắc chắn lâm vào cảnh bần cùng cơ cực.

Con người bị dục vọng và lòng tham chế ngự, là nô lệ của tham ái, vì thế xã hội luôn có đói nghèo. Giáo lý Phật giáo đề cập tới Lý-duyên-khởi, mà theo đó, mỗi một chi trong mười hai chi đó luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, không thể tách rời nhau: Do vô minh che lấp nên sinh ra Hành, từ Hành sinh ra Thức, từ Thức sinh ra Danh sắc, từ Danh sắc sinh ra Lục nhập, từ Lục nhập sinh ra Xúc, từ Xúc sinh ra Thọ, từ thọ sinh ra Ái, từ Ái sinh ra Thủ, từ Thủ sinh ra Hữu, từ Hữu sinh ra Sanh, từ Sanh sinh ra Lão, Tử. Theo ngữ nghĩa này, thì nghèo đói phát sinh không chỉ do một nhân tố là vô minh mà cũng liên quan đến những nhân tố khác. Đó chính là mắc xích quan trọng trong việc tìm hiểu nguyên nhân của đói nghèo.

Nguyên nhân nào gây ra nghèo đói? Vô minhnguyên nhân chính, và từ vô minh các nguyên nhân khác phát sinh. Mỗi một nguyên nhân trong mười hai nguyên nhân đó đều có liên quan với nhau. Bản chất phức tạp của những nguyên nhân này phải được quán triệt, từ đó xem xét những nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào đến một cá nhân và môi trường xung quanh của cá nhân đó. Trong kinh điển Phật giáo có nêu ra những ví dụ nói rằng chính những dục vọng của con người, cũng như những chính sách sai lầm của nhà nước tạo điều kiện cho nghèo đói phát triển. Con người bị tham ái chế ngự, ngày càng muốn thâu tóm nhiều ruộng đất dẫn tới tình trạng đất đai tập trung vào một số người. Sau đó, cho người khác thuê lại, không muốn phải ra đồng nhặt lúa hàng ngày. Không

muốn phải đụng tay chân cho công việc nhưng lại thích lúa gạo đầy kho. Một số người khác thì làm biếng chỉ tìm cách ăn trộm tài sản của người khác. Tất cả những điều này, tạo ra mất cân bằng trong việc phân phối tài nguyên vật chất trong xã hội. Chính quyền đã không đưa ra bất kỳ chính sách kinh tế hữu ích nào để chấm dứt tình trạng này trong nước(8). Chính sách kinh tế của quốc gia phải được can thiệp một cách tích cực nhằm đem lại sự cân bằng trong việc hưởng thụ vật chấttinh thần cho dân chúng.

Những hành động chống lại xã hội phát sinh từ những nguyên nhân phức tạp mà trong đó lúc nào cũng liên quan tới nghèo khổ. Một khi chúng đã phát sinh thì tạo ra thêm những điều kiện khiến cho nghèo đói vốn hiện hữu thêm trầm trọng. Theo như Lý-duyên-khởi, thì những nguyên nhân và kết quả của nghèo đói đó chạy trong một vòng tròn không có lối thoát. Vì thế, đấu tranh chống lại đói nghèo thật sự không đơn giản như tư tưởng Phật giáo đã nói. Muốn vậy, nhà lãnh đạo hay chính quyền phải hiểu bản chất của nghèo đói một cách sâu sắc, sau đó, phát thảo những chính sách kinh tế để giải quyết vấn nạn này. Những chính sách như thế nên áp dụng khác nhau cho những vùng khác nhau trong một đất nước.

Triệt tiêu đói nghèo là một vấn đề nan giải. Có thể thực hiện được điều này khi vô minh bị tiêu diệt hoàn toàn. Đây là điều không tưởng trong xã hội loài người. Vì con người bị tham ái chế ngự, chỉ có một số ít có thể chiến thắng lòng tham. “Chỉ có một số ít chúng sanh có thể vượt qua bờ bên kia (giải thoát), số còn lại chỉ loanh quanh bờ bên này”. Khi chúng sanh không chọn con đường giải thoát thì việc loại trừ nghèo đói là chuyện không tưởng. Con người thường rơi vào nghèo cùng khốn khổ vì sự làm biếng của mình. Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu nghèo đói đến mức thấp nhất trong xã hội?

Phương pháp nào có thể thực hiện trong trường hợp này? Xưa kia, vị vua của một nước đã nghĩ ra một phương pháp để giải quyết nạn đói nghèo đang hoàng hoành trong quốc độ mình bằng việc tổ chức một cuộc tế lễ vĩ đại. Các quan đại thần đã khuyên đức vua không nên sử dụng lãng phí tài nguyên đất nước để tổ chức một nghi lễ như thế, việc đó sẽ tiêu tốn tiền của và những nguồn lực khác một cách vô ích; giết hại muông thú vô tội; tạo ra gánh nặng thuế má cho dân chúng v.v...(9).

Một giải pháp nữa được đức vua đó thực hiệntriệu tập những người nghèo và những người có hành vi cướp bóc (vì nghèo đói) đến và hỏi rằng:

“Tại sao lại đi ăn trộm, cướp bóc lẫn nhau?” nhà vua hỏi. “Vì chúng tôi quá nghèo và đói” họ trả lời.

Thế là nhà vua ban cho họ ít tiền đủ để mua những thứ thiết yếu trong cuộc sống. Nhưng phương pháp này không thể giải quyết được vấn đề khó khăn đó.

Vị vua đó đã không nhận ra những nhân tố đóng vai trò then chốt trong cách hành xử của những người này. Một khi cá nhân hay nhóm nào đó mà hành vi của họ đã trở thành thói quen thì khó mà dứt bỏ được trong ngày một ngày hai. Và điều quan trọng nữa, chỉ với một ít tiền như thế làm sao có thể thay đổi cuộc đời họ, hành vi của họ, cơn nghèo đói của họ.

Thứ nữa, nhà vua và chính quyền đã quên đi việc người khác sẽ nghĩ gì về cách giải quyết này. Khi nhà vua ban tặng của cải cho những kẻ cướp như kể trên, thì tin tức đó sẽ lan truyền. Những cá nhân khác hay nhóm khác bắt đầu có xu hướng bắt chước những kẻ tội phạm nhưng được ban tặng tiền bạc. Nhà vua cũng đã cảnh báo: “Không được để cho người khác biết rằng là trẫm ban tặng vật chất cho các người!” nhưng điều đó là vô nghĩa. Những người khác biết rõ bọn xấu là ai, cách sống của họ như thế nào và đặt câu hỏi tại sao họ lại được nhà vua chiếu cố v.v... Những người được ban tặng của cải, khi trở về nhà, không ai có thể ngăn họ khoe khoang số của cải mới kiếm được. Và những người xung quanh liền nghĩ: “Họ như thế mà có được sự ban tặng, tại sao chúng ta lại không làm thế nhỉ”.

Sau khi thực hiện phương pháp chiêu dụ trên thất bại, nhà vua bắt đầu dùng biện pháp mạnh để trừng trị kẻ phạm pháp, kẻ gây rối trật tự xã hội - đều khởi nguồn từ nghèo đói. Họ bị bắt và chịu nhục hình. Dân chúng thấy thế bắt đầu theo gót chính quyền, hãy để chúng tôi bắt những kẻ vô lại này; luật pháp rơi vào tay dân chúng. Và kết quả là tình trạng bạo loạn trong nước gia tăng. Phật giáo luôn nhấn mạnh rằng chính quyền hay nhà nước không nên ban hành những chính sách hay luật có lợi hay tạo điều kiện cho những hành vi xấu trong xã hội phát triển.

Một chính sách thích hợp để giải quyết vấn đề này là từng bước đảm bảo sự tiếp cận một cách công bằng các nguồn lực vật chấttinh thần cho mọi người dân. Nhà nước nên có chính sách để thực hiện được điều này, đảm bảo không ai có quyền hay vị trí thuận lợi để được nhận tài nguyên hơn những người khác.

Nhà vua hay chính quyền phải có những chính sách bảo hộ cho những cá nhân thuộc nhóm yếu trong xã hội để chắc chắn họ có được công bằng trong việc tiếp cận các nguồn lực vật chấttinh thần. Để xác định các vấn đề khó khăn của đất nước hay tìm hiểu cuộc sống của người dân, những vị vua phật tử trong quá khứ thường cải trang thành thường dân để vi hành trong nhân gian(10).

Theo Phật giáo, chính sách để phát triển kinh tế dựa trên bốn nguyên tắc quan trọng sau:

1. Những thứ có liên quan tới sản xuất kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp phải được cung cấp cho người dân như: Hạt giống, gia súc, phân bón, đất canh tác, nước, kênh tưới tiêu, dụng cụ v.v.. Nói tóm lại, những hoạt động hỗ trợ như vậy của chính phủ rất đáng trân trọng. Trong chính sách kinh tế, nhà nước phải lấy nông nghiệp làm đầu, song song với nó là khuyến khích ngành công nghiệp sinh học và các ngành công nghiệp khác để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu sống của người dân.

2. Khuyến khích giao thương buôn bán vì chúng mang lại lợi nhuận cho đất nước. Chính phủ phải giám sát sự giao thương buôn bán này để có thể bảo vệ lợi ích của người lao động và người tiêu dùng. Cho vay nặng lãi ở các ngân hàng cũng phải xem là vi phạm pháp luật.

3. Những quan chức cũng như các chuyên gia phục vụ đất nước phải có những chế độ đãi ngộ thích đáng như lương bổng, thăng chức, nghỉ phép, khích lệ hay những đặc quyền khác để họ phấn đấu cống hiến hết sức mình cho công việc. Không được tạo điều kiện để họ tham nhũng, hối lộ cũng như bỏ bê công việc của mình.

4. Nhà nước nên ủng hộ và khuyến khích những cá nhân tham gia vào các lĩnh vực phát triển tinh thần(11).

Thuế thì cần thiết. Nhờ thu thế, nhà nước mới có đủ tài chánh để giúp đỡ người nghèo trong xã hội. Thuế không được dùng vào những mục đích chi tiêu phung phí. Ở phần trên có nhắc tới việc các vị đại thần khuyên đức vua không nên bắt dân nộp thêm thuế để tổ chức đại tế đàn. Việc thu thuế có thể so sánh như con ong lấy mật mà không làm tổn hại đến hoa vậy.

Ngoài những chính sách hợp pháp luật để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, có những phương pháp khác mà nhà nước có thể dùng để tạo sự công bằng và phát triển kinh tế trong xã hội đó là bố thí hay chia sẻ của cải vật chất. Đó là cách mà thời quá khứ các đức vua hay các đại phú hào thường áp dụng. Tại các cổng thành ra vào, họ thiết lập nơi phát chẩn để bố thí thực phẩm, quần áo và những thứ cần thiết khác cho người nghèo. Kinh điển Phật giáo có nói tới năm việc bố thí hợp thời đó là: Bố thí cho khách thập phương; cho những người lang thang không nhà cửa; cho những người bệnh tật; cho những người từ những vùng đói kém mất mùa; và những tu sĩ hành khất(12).

Muốn kinh tế phát triển, cần phải lập kế hoạch kinh doanh một cách cẩn thận. Tư tưởng kinh tế Phật giáo đề nghị một kế hoạch như vậy cho từng cấp độ hay quy mô như cá nhân- gia đình; quốc gia-lãnh thổ. Việc lập một kế hoạch kinh doanh muốn chắc chắn thành công phải có bốn đặc điểm sau(13):

1. Có năng lựcnghị lực.

2. Có sự thận trọng.

3. Hợp tác với những người có tài, người có tinh thần xây dựng, có phẩm chất đạo đức tốt.

4. Cuộc sống được cân bằng.

Bốn điểm này được đức Phật dạy cho ông đại phú hào, ông thỉnh cầu đức Phật thuyết bài pháp này cho những người trong giới thương gia giống như ông. Ngài đã dạy rằng, nếu thực hành theo bốn điểm này thì sẽ có hạnh phúc trong đời.

 

năng lực nghĩa là bất cứ một nghề nghiệp gì nông dân, công nhân, chuyên gia, thương gia, nhà tư bản công nghiệp v.v.. nên có chuyên môn về nghề ấy và phải cần cù lao động, không được lười biếng. Những kẻ biếng nhác luôn đưa ra lý do khách quan để trì hoãn công việc như thời tiết nóng quá hay lạnh quá hoặc chọn thời gian để làm công việc như buổi sáng hay tối hoặc nhiều lý do khác để trì hoãn như: “Đói bụng quá”, “Bây giờ no quá” v.v.. Như vậy, chúng ta sẽ không thể hoàn thành công việc của mình và năng suất lao động sẽ giảm(14).

Người có nghị lực và người có tính thận trọng luôn được đức Phật ca ngợitán dương. Một dịp nọ, vua Pasenadi hỏi đức Phật: Bạch Thế Tônlợi ích nào đạt được trong đời hiện tại mà cũng có giá trị trong đời sau không? Đức Phật trả lời: “Tính thận trọng”(15).

Tính thận trọngđặc điểm thứ hai: Bảo vệ tài sản của mình không để tổn hao một cách không cần thiết. Của cảichúng ta kiếm được từ “Sự siêng năng cần cù; vượt qua khó khăn; đổ mồ hôi nước mắt; quan hệ buôn bán với các thương nhân khác” phải bảo vệtiết kiệm, luôn đề phòng trộm cướp, hỏa hoạn, lũ lụt v.v...

Của cải dành dụm được có thể tiêu tan vì những thú vui đam mê sau: (1) Quan hệ bất chính với phụ nữ; (2) nghiện rượu chè, ma túy; (3) đam mê cờ bạc; (4) kết thân với những kẻ bất chính, không đạo đức. “Như một hồ nước bốn bề có đê chắn bảo vệ, có bốn cửa cho nước vào và bốn cửa thoát nước ra; nếu bốn cửa cho nước vào bị cản trở, trong khi bốn lối thoát nước ra lại được thông suốt, không có vật gì bịt kín thì nước trong hồ sẽ thoát ra, và hồ nước sẽ trống rỗng. Tương tự như vậy, tiền bạc của người đam mê bốn thứ bất chánh trên sẽ dần hao mòn và trống rỗng”. Trong một quốc gia, những hoạt động phi pháp đó phổ biến cũng sẽ khiến cho quốc gia đó dần bị tiêu diệt; xã hội chắc chắn đi đến chỗ tan rã.

 

Đặc điểm thứ ba của việc kinh doanh là hợp tác với những người có tài, có tinh thần xây dựng và phẩm chất tốt. Những người như thế có học vấn, có tri thức, có khả năng phân biệt đúng sai và cho chúng ta những lời khuyên bổ ích. Họ không phải là loại người xúi giục hay khích chúng ta làm những việc sai trái.

Cuối cùng là có một cuộc sống thăng bằng. Sau khi vất vả kiếm tiền, chúng ta phải tiêu xài một cách cẩn thận, tiết kiệm không hoang phí. Phải tránh xa lối sống khoe khoang gây sự chú ý. Một phong cách sống giản dị chứa đựng sự an lạc về tinh thần cũng như thể xác chính là một cuộc sống thăng bằng. Phật giáo khuyến khích lối sống không có áp lực hay đè nặng lên chính mình cũng như người khác. Những khoản thu nhập và chi tiêu phải được tính toán kỹ lưỡng tránh tạo ra các khoản nợ nần không cần thiết.

Người nào chạy đua theo lối sống của người khác một cách mù quáng, không hạn chế thỏa mãn ham muốn của mình, những người như thế chắc chắn sẽ tổn hao tài sản. Trường hợp này có thể so sánh với câu chuyện dưới đây: “Một người muốn ăn táo rừng, bèn trèo lên cây rung nhánh cây cho mấy trái táo rơi xuống. Táo còn xanh và táo chín đều rớt xuống đất, anh ta nhặt lấy mấy trái táo chín ăn, quẳng đi mấy trái táo còn sống”. Sự lãng phí như thế chính là nguyên nhân gây nên sự sụp đổ tài chánh của một cá nhân cũng như một đất nước. Đức Phật dạy rằng: (1) Tài sản nên được tích cóp một cách chính đáng, không dùng những phương tiện bạo lực hay xấu xa để làm giàu; (2) tài sản tích lũy đó nên được sử dụng phục vụ nhu cầu bản thân; (3) tài sản tích lũy chính đáng đó cũng được dùng để hỗ trợ những người khác; (4) của cải tạo ra được dùng để phục vụ cuộc sống, không nên dính chặc vào nó, không nên si mê vì nó, không nên vì nó mà làm điều tội lỗi, phải tỉnh táo đối với mối nguy hiểm tiềm tàng cũng như hậu quả mà chúng sẽ mang lại.

Của cải nên được chi tiêu một cách khôn khéo cho mục đích cá nhân cũng như giúp đỡ tha nhân. Không nên tích cóp như người keo kiệt. Trong kinh Tăng Chi Bộ(16) đức Phật dạy về cách chi tiêu tài sản cá nhân một cách hợp lý, đúng pháp như sau:

1. Chi tiêu cho những nhu cầu sống cơ bản, đầu tiên là thực phẩm.

2. Dùng để nuôi vợ con và tôi tớ.

3. Làm việc từ thiện.

4. Làm các việc hữu ích: Giúp đỡ họ hàng thân thích và bạn bè; lo việc ma chay, cúng giỗ; cúng dường cho những bậc thánh hiền; đóng thuế cho nhà nước.

Như đã đề cập phần trước, nên tránh việc chi tiêu quá mức cho các thú vui chơi giải trí vô ích. Cá nhân hay nhà nước khi phải gánh chịu nợ nần thường phải chịu những kết quả phiền phức. Một cá nhân hay thậm chí một quốc gia sẽ có được niềm hoan hỷ khả lạc khi không có một đồng nợ nào phải trả.

Các hoạt động kinh tế theo tư tưởng của Phật giáo có thể hiểu rõ hơn thông qua học thuyết về công đức. Cốt lõi của học thuyết này là tích lũy công đức qua việc tham gia các hoạt động kinh tế có lợi ích cho chính bản thân cũng như tha nhân, không những cho con người, mà còn cho các loài sinh vật và môi trường sống xung quanh(17). Những gì có lợi ích về kinh tế sẽ đem lại sự thịnh vượnghạnh phúc cho quần chúng. Những việc có lợi ích cho xã hội dưới đây xứng đáng được tuyên dươngca ngợi:

“Trồng cây gây rừng, cây ăn quả, đấp đường, làm kênh dẫn nước, đào giếng, xây lèo, dựng trại cho kẻ không nhà v.v..” công đức của những người này tăng trưởng theo thời gian. Đức hạnh và chánh tâm sẽ dẫn họ từ thế gian này đến cõi thiện thú, thiên giới(18).

 

Học thuyết này còn nêu ra một quan điểm mới về lao động. Lao động không chỉ là sử dụng chân tay mà còn là lao động trí óc. Một dịp nọ, đức Phật gặp ông Bà-la-môn, ông ta chất vấn đức Phật tại sao không chịu lao động để ăn. Đức Phật nói với ông Bà-la-môn rằng sự lao động của Ngài còn quan trọng hơn là lao động chân tay: “Này Bà- la-môn, ta cũng cày và gieo hạt, sau khi cày và gieo hạt, ta ăn”. Ông Bà-la-môn yêu cầu giải thích vì ông ta không thấy cái cày, cái ách, lưỡi cày… Đức Phật dạy rằng: “Lòng tin là hạt giống, hạnh đầu đà là cơn mưa, trí tuệ là cái ách và cây cày, tính khiêm tốn là cán cày, tâm là dây cương, chánh niệm là lưỡi cày và gậy thúc,… tinh tấn là cỗ xe… mục đích của việc lao động này là đem lại lợi ích cho chúng hữu tình”(19).

Theo giáo lý Phật giáo, tâm dẫn đầu các pháp, vì thế, khi một hoạt động nào đó được thực hiện thì đã có tâm ngay trước đó rồi: “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ các pháp và tâm tạo ra các pháp”(20). Theo ngữ nghĩa này, chúng ta sẽ thỏa mãn bất cứ việc gì chúng ta chọn, sự nhàm chán, xa lánh sẽ không hiện hữu.

Nguyên tắc của sự xa lánh (nhàm chán) này chỉ hiện hữu khi con người sợ hãi, tìm kiếm sự quy ngưỡng nơi cây cối, nơi rừng núi, nơi các tha lực bên ngoài. Những cấu thành đơn giản (ngụ ý chỉ cho những suy nghĩ đơn sơ ban đầu như tin vào cây cối, núi rừng, các thế lực siêu nhiên để quên đi hay trốn chạy sự nhàm chán - người dịch giải thích thêm) của con người tiếp tục ảnh hưởng lấy họ theo thời gian trôi qua. Không thấy niềm vui nào từ trong lao động cả. Không nhận thức rõ đâu là thực tại là nguồn gốc sinh ra những sự nhàm chán này. Vấn đề quan trọng ở đây là cần một sự giáo dục đúng mực và phương thức tiếp cận một nguồn thông tin chính xác để con người có thể vượt qua sự nhàm chán này.

 

Trong kinh cũng nói đến bổn phận của người chủ đối với công nhân hay người làm thuê cho mình với mục đích căn bản là thu hẹp hay tiêu diệt bất kỳ mầm móng phát sinh ra sự ghét bỏ hay xa lánh. Người làm thuê phải được giao việc phù hợp với năng lực của mình. Được trả lương theo thâm niên nghề nghiệp và sự đóng góp của họ. Khi bệnh, người chủ phải cung cấp thuốc men cần thiết và cho họ nghỉ phép. Người chủ phải xử sự nhã nhặnlịch thiệp đối với người làm thuê của mình. Bố trí thời gian nghỉ ngơi và giải trí phù hợp. Ngược lại, người làm thuê phải cần cù, siêng năng trong công việc của mình, chú tâm vào công việc để hoàn thành tốt trách nhiệm được giao. Người làm thuê phải luôn nâng cao tay nghề, kiến thức để đáp ứng nhu cầu công việc một cách tốt nhất(21).

Sự bằng lòng với những gì mình có là điểm cốt yếu trong cuộc sống của người phật tử. Nó được xem nhưtài sản quý nhất của con người. Tuy nhiên, sự bằng lòng cuộc sống hiện tại luôn bị giải thích một cách lệch lạc và sai lầm rằng đó là sự chấp nhận số phận an bài, không cần phải phấn đấu, một ý nghĩa tiêu cực. Theo sự giải thích này thì sự vận động, sự phát triển của con người bị triệt tiêu, không tồn tại. Ý nghĩa của sự bằng lòng theo tư tưởng Phật giáo rộng hơn thế, không có nghĩa là chỉ biết chấp nhậnthỏa mãn những gì mình đang có và không bao giờ nỗ lực để cải thiện chính mình tốt hơn.

Đức Phật luôn nhấn mạnh đến hai đức tính mà người tu sĩ lẫn cư sĩ Phật giáo phải có đó là: “Tính tinh cần” và “Sự tỉnh giác”. Vì chính những đặc tính này mà đức Phật quyết không rời gốc Bồ Đề đến khi nào Ngài đắc quả giải thoát. “Ta rất lấy làm hạnh phúc khi thấy da của ta, gân của ta, xương của ta giảm sút, máu của ta khô lại… để những gì chưa đạt được phải làm cho đạt được bằng sức mạnh của chính mình, bằng nghị lực của chính mình, bằng sự tinh cần của chính mình”(22).

 

Sự quyết tâm này không chỉ được xem nhưđiều kiện cần thiết để đạt được chân lý tối hậu mà còn đem lại sự thành công trong cuộc sống. Trong một câu chuyện Tiền thân có nói rằng: “Bằng sự tích lũy một số tiền nho nhỏ, một người trí cộng với sự chuyên tâm, tài giỏi có thể tạo ra một gia tài lớn cho mình cũng giống như một đóm lửa nhỏ được thổi bùng thành đám lửa lớn”(23). Hay chuyện Tiền thân khác cũng cho rằng: Mọi thứ dường như tan ho- ang, chẳng còn gì nhưng với sự nỗ lực chuyên tâm của một thương gia hàng đầu, người không bao giờ từ bỏ hy vọng khi đối diện với sự tuyệt vọng cùng cực nhất để cuối cùng làm nên sự nghiệp lớn(24).

Trong cả hai việc kinh doanh và bảo vệ tài sản thì tính tinh cần và sự tỉnh giác luôn được coi trọng. Trong việc kinh doanh, sản xuất đòi hỏi chúng ta phải có “Tính hiệu quả và tính liên tục trong nỗ lực cố gắng của mình”. Nói cách khác, một sự nỗ lực kiên trì và một nghị lực bền bỉ là tuyệt đối cần thiết trong việc đầu tư của cải vật chất để sản sinh lợi nhuận. Còn việc bảo vệ tài sản cũng cần có sự cần cù liên tục, nếu không như thế thì không thể thành công.

Trong một xã hội Phật giáo, sản xuất hàng hóa phải có sự chi phối của thị trường, theo quy mô của thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt hay dư thừa. Trong phạm vi này, một câu hỏi được đặt ra liệu rằng hàng hóa được tạo ra chỉ nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cho chính người sản xuất? Sự phân tích quan hệ vốn – lãi không chỉ là tiêu chuẩn duy nhất trong tư tưởng kinh tế Phật giáo. Mọi sản phẩm vật chất được tạo ra phải thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người. Mọi nỗ lực để tạo ra hàng hóa không thể thành công nếu không thỏa mãn nhu cầu sống cơ bản của con người.

 

Việc đưa một sản phẩm nào đó ra thị trường và việc sản xuất một sản phẩm luôn có tầm quan trọng ngang nhau. Có những sản phẩm gây hại cho người tiêu dùng về mặt sinh lý cũng như tâm lý thậm chí cho loài vật và cây cỏ. Sự bóc lột sức lao động của người làm thuê (công nhân) là điều mà Phật giáo không chấp nhận. Người công nhân, bất cứ họ là ai phải được nhận lợi ích trong việc tham gia quá trình sản xuất, điều kiện làm việc phải đầy đủ và không bao giờ để chính họ có cảm giác bị bỏ rơi.

Người tiêu dùng phải được giám sát quá trình sản xuất hàng hóa cũng như một sản phẩm được bán ra thị thường. Cả sản phẩm kém chất lượng lẫn việc quảng cáo rằng sản phẩm này là chất lượng tốt nhất cũng phải bị vạch trần để bảo vệ người tiêu dùng. Trong chuyện Tiền thân Serivānija có nói tới việc gã buôn bán lưu động đã cố đánh lừa một phụ nữ lớn tuổi và một trẻ em để bán chiếc đĩa ăn bằng vàng. Việc kinh doanh phải có tính đạo đức. Việc kinh doanh phải hợp pháp, hợp đạo đức không chỉ gia tăng về lợi nhuận cho chính mình mà còn đem lại lợi ích cho xã hội.

Trong cộng đồng tu sĩ Phật giáo, nhu cầu cá nhân được hạn chế chỉ còn lại tám vật dụng thiết yếu tạo thuận lợi cho việc thực hành hạnh giải thoát trong đời sống. Thậm chí, trong cuộc sống của cộng đồng tu sĩ, khi một cá nhân có sự đền đáp hay tiền thưởng cao, thì quyền sở hữu cá nhân đối với tài sản đó cũng giới hạn trong một hạn mức nhất định. Trong xã hội bình thường, con người bị chế ngự bởi lòng tham, luôn tích cóp tài sản cá nhân. Chuyện từ bỏ các khái niệm tài sản cá nhân như trong đời sống của người tu sĩ Phật giáo, là việc không tưởng trong xã hội đời sống thế tục. Vậy cái gì để hạn chế lòng tham của con người trong xã hội đời thường, cái gì là kim chỉ nam để kiềm chế một người nào đó vì lòng tham quá mức của mình mà đi ngược lại lợi ích chung? Đó chính là giáo dục và những chính sách điều tiết kinh tế của nhà nước. Một chính sách công nhận sự tự do cá nhân về quyền tư hữu nhưng ngăn cấm việc bóc lột, làm tổn hại đến lợi ích của người khác, đó cũng chính là nền tảng thực dụng có trong tư tưởng kinh tế Phật giáo.

 


1. D. III.180-193
2. SBB IV. Part 2.180
3. SBB vol. II, Part 1. 175-176
4. D.III.61
5. Jayatilleke K.N., The Massage of the Buddha, London, 1974, 146
6. GSIII, 249
7. D.III, 70-76
8. D.III.68
9. D. III. 65
10. J.320
11. D. I, 135
12. A. III, 41
13. A IV, 281- 285
14. D. III, 181-93
15. Appamada, S. I, 87
16. A II, 65
17. Ratnapala, Nandasena, New Horizon in Research Methodology, Colombo, 1983, 66-70
18. S.I.33; KS, I.46
19. S.13.14
20. DhP.I
21. D. III, 180-193
22. M.I. 262-263; A.I.180
23. J.I.122
24. J.I


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13265)
Chân Như vừa huân tậphai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
(Xem: 14205)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thứcchuyển hóa tâm linh...
(Xem: 15529)
Đối với vũ trụ học Phật Giáo, vòng lưu chuyển của đời sống của một vũ trụtuần hoàn. Có một thời điểm hình thành (thành), một thời điểm trải qua (trụ), một thời điểm suy tàn...
(Xem: 13233)
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau...
(Xem: 19390)
Nghiệp là một trong các giáo lý căn bản của Phật giáo. Mọi việc khổ vui, ngọt bùi trong hiện tại của chúng ta đều do nghiệp của quá khứhiện tại chi phối.
(Xem: 24662)
Làm sao cái Biết nhận thức được tự tính không của đối tượng? Đối tượng mà ta nhận thấy (nhận biết của tâm) thật ra chỉ là thấy hình ảnh không của đối tượng mà thôi.
(Xem: 15766)
Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni...
(Xem: 37864)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 13496)
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo...
(Xem: 13120)
Tu hành Duy thứcđạt đến hai vô ngã bằng cách biết ngã và pháp không là gì ngoài sự biến hiện của tâm thức. Nói cách khác, ngã và pháp chỉvọng tưởng không thật.
(Xem: 17204)
Ý thức là cái hoạt động mạnh nhất ở nơi con người; cho nên, cái gì tốt đẹp nhất cũng như cái gì xấu xa nhất của con người đều do ý thức tạo ra. Cũng ý thức là cái thức biến đổi...
(Xem: 13220)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
(Xem: 17406)
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
(Xem: 21690)
Đối với đạo Phật, học thuyết âm dương chỉ là tưởng tri của các học giả, không thể là chân lý. Vậy chân lý của đạo Phật là gì? Có thể gói gọn trong một chữ “Khổ”.
(Xem: 13270)
Ở trong Tứ thánh đế, Diệt thánh đếchân lý cứu cánh, là chân lý tuyệt đối, là chân lý duy nhất, là chân lý tối hậu được chứng nhập bằng Đệ nhất nghĩa trí.
(Xem: 14435)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
(Xem: 12875)
Nhiều người muốn tạo sinh vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là họ muốn làm sống lại một người thân yêu đã chết. Hoặc là họ muốn mình trường sanh bất tử.
(Xem: 13686)
Phật giáo cho rằng sự li hợp thành bại của hết thảy việc người trên thế gian này, đều không tách rời nguyên tắc “Nhân duyên quả báo”, kệ nhân quả ba đời nói rằng...
(Xem: 28663)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 23438)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34426)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 28901)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32211)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 11340)
Chỗ ấy chính là Niết Bàn Diệu Tâm Thật Tướng, Vô Tướng, là Như Lai tạng, là Chơn Như, tịch diệt... HT Thích Như Điển
(Xem: 12013)
Trong kinh A Hàm, Đức Phật đã chỉ dạy các đệ tử không nên để tâm rong ruổi đến những cảnh giới viễn vông xa rời thực tế. Phật pháp là những gì thân thiết...
(Xem: 26326)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 17410)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
(Xem: 14544)
Ta có thể tìm thấy thông tin về bức hình trên của Phật Thích-ca trong hai tài liệu sau đây. Một là, trong tác phẩm Vrai Zen của thiền sư Taisen Deshimaru (1914-1982).
(Xem: 34555)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 13143)
Chuyển ngữ kinh không chỉ sẽ thuận lợi trong việc hoằng pháp, mà còn dễ dàng đưa giáo pháp Đức Phật vào nền văn hóa dân gian qua các dạng khác như chuyện cổ tích, ca dao...
(Xem: 12293)
Tóm lại Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Đại Thừa không phải là hai "học phái" hay "tông phái" khác nhau, mà đúng ra chỉ là hai thái độ hay hai chủ trương tu tập khác nhau, và cùng tiến bước trên một Con Đường chung.
(Xem: 13427)
Sự tái sinh có đúng là một sự tiếp nối liên tục của nhiều kiếp sống sinh học khác nhau hay là trái lại đấy chỉ là các thể dạng tâm thần khác nhau có thể (hay không có thể)...
(Xem: 40561)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 26977)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 14480)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
(Xem: 13273)
Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
(Xem: 13477)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 12548)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 13167)
Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
(Xem: 12328)
Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cái tôi" không thật. "Cái tôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục không ngừng của mỗi cá nhân...
(Xem: 11818)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ biTrí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
(Xem: 12600)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau... Thích Trí Giải
(Xem: 17684)
Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời...
(Xem: 12235)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh.
(Xem: 12772)
Từ nhiều thông tin, cách thờ phượng và sự phát triển khác nhau, hiện nay đạo Phật dường như đang dần dần thâm nhập vào nền văn hóa của toàn thế giới.
(Xem: 18461)
An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo phápgiới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 14321)
Ý nghĩa tôn giáo của giáo lý Duyên khởi nhấn mạnh giáo lý về học thuyết của nghiệp (karma)- giải thích căn bản của sự đau khổ trong sự tồn tại của con ngườithế giới.
(Xem: 13022)
Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng... Nguyên Siêu
(Xem: 11337)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứkiến tạo ra con người trong kiếp này.
(Xem: 12175)
Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không thích. Tâm ý (mind) có nghĩa là “khả năng hiểu biết” (knowing faculty), “khả năng tri nhận” (cognizing faculty).
(Xem: 13493)
Một khi chánh trí kiến (right understanding) đã phân biệt được cái ảo giác về tự ngã (self created ego) rồi thì mối quan hệ sẽ trở nên thân hữuhuynh đệ hơn.
(Xem: 10866)
Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta.
(Xem: 11094)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên xuất bản năm 1933 là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Khái Hưng... Hoàng Như Mai
(Xem: 10315)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
(Xem: 28949)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 25328)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 26890)
Giáo lý đạo đức của Đại thừa được đề ra trong học thuyết về các ‘Ba-la-mật’ (pāramitā), khởi đầu là sáu, gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ ba-la-mật.
(Xem: 25807)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18697)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
(Xem: 23079)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant