Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

7. Nghi Vấn Về Nguyên Do Đức Phật Niết Bàn

06 Tháng Năm 201100:00(Xem: 9531)
7. Nghi Vấn Về Nguyên Do Đức Phật Niết Bàn

QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA ĐẠO PHẬT
Biên Soạn: Tâm Diệu

Chương 2

NGHI VẤN VỀ NGUYÊN DO ĐỨC PHẬT NIẾT BÀN 

 

Đây có thể là thắc mắc của nhiều người Phật tử hay không phải Phật tử, đặc biệt là những người nghiên cứu đạo Phật qua sách vở biên soạn bởi các nhà học Phật Tây phương.

 

Trước tiên phải nói đến vị cư sĩ, tên là Thuần Đà người đã thỉnh cầu Đức Phật và hàng Tỳ kheo nhận phần cúng dường bữa cơm cuối cùng vào ngày hôm sau. Đức Phật nhận lời sau khi đã giảng một thời pháp cho Thuần Đà cùng với mười lăm người bạn đồng nghiệp của ông ta.

 

Ngày hôm sau Đức Phật và hàng Tỳ kheo đến nhà ông Thuần Đà. Sau khi Phật và tăng chúng an tọa, Thuần Đà cung kính dâng lên cúng Phật bát canh nấm Chiên Đàn mà ông đã nấu riêng để dành đặc biệt cho Phật. Khi Đức Phật nhận bát canh nấm từ tay Thuần Đà, Ngài có nói với Thuần Đà rằng, đừng đem thứ canh nấm còn dư này cúng dường cho các vị Tăng khác, Thuần Đà vâng lời rồi lui ra. [1]

 

Từ ngữ Chiên Đàn mà chữ Pali là sukara-maddava được các nhà học giả Tây phương dịch là truffles. Truffles có bốn nghĩa: (1) một loại thức ăn mềm cho heo, (2) một loại thức ăn mà heo rất ưa thích, (3) thịt heo mềm, và (4) bột thịt heo khô xay nhuyễn (pig-pound).

 

Từ sukara-maddava được kết hợp bởi hai từ sukara có nghĩa là con heo và maddava có nghĩa là phơi khô. Do nghĩa này mà một số người Tây phương đã cho rằng Thuần Đà đã dâng bát canh thịt heo phơi khô nấu nhuyễn cúng dường Phật, và đức Phật đã vì ăn bát canh thịt heo ấy mà ngộ độc. Tuy nhiên theo những nhà học giả khác thì chữ maddava có nghĩa là ngon, một thức ăn mà giống heo rừng rất thích ăn.

 

Gạt bỏ mọi sự tranh luận của các học giả, chúng ta cần phải hiểu rằng: (1) Thuần Đà là một vị cưPhật tử đã theo Phật và đã biết rằng Phật quen dùng các món ăn chay và Ngài rất nhạy cảm đến nỗi khổ đau của chúng sinh nỡ nào lại cúng dường Phật bát canh thịt heo nấu nhuyễn, (2) Tại sao Phật dặn Thuần Đà đừng cúng dường cho các vị Tăng khác phần còn dư của món canh nấm. Có phải Phật đã biết bát canh nấm độc là cơ duyên để Phật Niết Bàn nên không cho chư tăng khác ăn? (3) Nếu là thịt heo khô tán nhuyn nấu canh thì đâu có thể xem là quý mà chỉ dâng một mình Phật ăn. Cho nên rất có thể đây là món canh nấm, vì loại nấm này rất quí, một loại nấm chỉ mọc ở dưới gốc cây chiên đàn và chỉ có heo rừng mới tìm ra được mà thôi.

Đó là những nghi vấný kiến khác nhau, chúng tôi cũng xin trình bày ra đây để tùy ý quý độc giả thẩm định.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16744)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21414)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18829)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23129)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20096)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9522)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant