Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tám tiết thơ giúp tập luyện tâm thức

31 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 19782)
Tám tiết thơ giúp tập luyện tâm thức

TÁM TIẾT THƠ GIÚP TẬP LUYỆN TÂM THỨC
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong chuyển ngữ

blankLời giới thiệu: Bài chuyển ngữ dưới đây trích từ một quyển sách của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma mang tựa đề "Tâm Thức Giác Ngộ, Những lời khuyên Trí tuệ cho những con người ngày nay" (L'Esprit en Eveil, Conseils de Sagesse aux hommes d'aujourd'hui, nxb Presses du Chatelet, 2009. Phiên bản tiếng Anh: In My Own Words, nxb Hay House, 2008). Phần chuyển ngữ gồm toàn bộ một chương ngắn (chương 8, tr. 121-129) bình giảng một bài thơ gồm tám tiết bốn câu do một nhà sư Tây Tạng thuộc hậu bán thế kỷ XI và tiền bán thế kỷ XII trước tác nhằm vào việc luyện tập tâm thức cho một người tu tập Đạo Pháp.

 

 "Tám Tiết thơ giúp tập luyện Tâm thức" là tựa của một bài thơ ngắn do một nhà sư Tây Tạng là Guéshé Langri Tangpa (1054-1123) trước tác với chủ đích giúp phát huy tinh thần giác ngộ qua phép thiền định về hoán chuyển giữa ta và người khác, (một phép thiền định rất phổ thông của Phật giáo Tây Tạng: đó là cách tự nguyện xin được nhận về phần mình tất cả khổ đau của người khác, và trao lại cho họ tất cả những gì đạo hạnh của mình), và xem đấy là mục đích cao cả nhất trong cuộc sống của chính mình. Tôi được nghe giảng về các tiết thơ này từ thuở còn bé khi tôi còn ở Lhassa, và từ đấy mỗi ngày tôi đều đọc lên những tiết thơ ấy, đấy cũng là những gì thuộc vào sự tu tập hằng ngày của tôi. Những tiết thư ấy như sau:

"Tôi quyết tâm hành động bằng mọi cách để mang lại
Sự an vui tuyệt vời cho tất cả chúng sinh,
Sự tuyệt vời ấy vượt lên trên tất cả những thứ bùa phép mầu nhiệm nhất,
Tôi xin được yêu thương chúng sinh với tất cả tâm hồn tôi.

Mỗi khi tiếp xúc với họ,
Tôi xin tự xem mình là người kém cỏi nhất,
Và trong tận đáy lòng, tôi xin kính cẩn xem tất cả
Đều là những con người tối thượng.

Đối với từng hành động, tôi xin luôn dò xét
Trong tận cùng tâm thức, nếu có một xúc cảm bấn loạn nào lóe lên,
Có thể mang lại nguy hại cho người khác hoặc cho tôi,
Thì tôi sẽ cương quyết chống lại hầu loại bỏ nó.

Tôi xin yêu thương tất cả chúng sinh hung dữ,
Những ai đã tạo ra những thảm họa nặng nề,
Và những khổ đau mênh mông,
Tôi xin yêu thương họ như vừa khám phá ra một gia tài vô giá.

ganh ghét mà một số người ngược đãi tôi,
Trút lên tôi những lời nhục mạ, vu khống và mọi điều tệ hại khác,
Thì trước những thử thách ấy, tôi xin nhẫn nhục chịu đựng,
Và hiến dâng cho họ tất cả sự vinh quang.

Đối với những người vô cớ làm tôi bị thương tổn nặng nề,
Dù tôi từng mang lại sự tốt lành cho họ và đặt hết lòng tin nơi họ,
Thì tôi xin vẫn được xem họ
Như những vị thầy tâm linh tốt nhất của tôi.

Tóm lại tôi xin mang lại cho tất cả chúng sinh,
Dù trực tiếp hay gián tiếp và không phân biệt một ai
Mọi sự giúp đỡ và những niềm phúc hạnh của tôi,
Và đổi lại, tôi xin gánh vác với tất cả sự kính cẩn
Những bất hạnh và khổ đau của những người mẹ của tôi,
(xem tất cả chúng sinh như những người mẹ của mình).

Tôi xin cố gắng giữ cho các phép tu tập ấy
Không bị ô nhiễm bởi tám mối lo toan thế tục,
(gồm có: lợi lộc, lạc thú, ngợi khen, vinh quang, danh vọng, thua thiệt, khổ đau, thất sủng, quở phạt) .
Và khi đã thấu hiểu được thế nào là bản chất ảo giác của mọi hiện tượng,
Thì khi ấy tôi cũng sẽ được giải thoát khỏi sự trói buộc của bám víu".

 Bảy tiết đầu tiên của bài "Tám tiết thơ giúp tập luyện tâm thức" đề cập đến chủ đề liên quan đến thể dạng giác ngộ quy ước (hay tương đối) của tâm thứcthuật ngữ Phật giáo gọi là bồ-đề-tâm (bodhicita) tương đối. Tiết sau cùng nêu lên thật ngắn gọn thể dạng thứ hai của sự giác ngộbồ-đề-tâm tuyệt đối.

 Tiết thứ nhất của bài thơ mang ý nghĩa như sau: "Những ai đã quyết tâm mang lại sự an vui tối thượng cho tất cả chúng sinh, một sự an vui quý giá hơn cả viên bảo châu mầu nhiệm giúp thực hiện được mọi điều nguyện ước, tất nhiên sẽ phát nguyện như sau: xin cho tôi được mãi mãi yêu thương tất cả chúng sinh". Tiết thơ nêu lên sự tương kết giữa "tôi" và người khác. Thế nhưng trên thực tế sự tương kết đó có thật sự xảy ra hay không? Trong cuộc sống thường nhật, thật ra ta chỉ biết quan tâm - tất nhiên là với tất cả sự hăng say - đến cá nhân mình và quyền lợi của mình. Ta đặt lên trên hết sự tìm kiếm an vui hầu mang lại hạnh phúctránh khỏi khổ đau cho riêng mình. Đấy là mối bận tâm hàng đầu và trọng đại nhất so với tất cả những mối bận tâm khác, và đấy cũng là gánh nặng mà ta phải tự đảm trách cho mình. Trong khi đó, việc lo toan cho người khác thì ta lại đặt xuống hàng thứ yếu, không có gì đáng để quan tâm hoặc đấy là một thứ gì hoàn toàn vô nghĩa.

 Thực trạng đó phải được thay đổi, chúng ta phải gia tăng sự luyện tập tâm thức đến một mức độ có thể hoán đổi được việc xem sự an vui của chính mình là quan trọng hơn hết và đặt sự an vui của người khác xuống hàng thứ yếu. Chúng ta cần phải phát huy một sự kính trọng sâu xa và một mối quan tâm chân thật đến sự an vui của người khác và đồng thời không nên quan tâm quá đáng đến sự an vui của chính mình. Đấy là mục đích cần phải thực hiện. Muốn thành công ta phải luyện tập tâm thức mình thật chuyên cần, sự luyện tập đó dựa vào nhiều phương pháp khác nhau.

 Tiết thứ hai là: "Mỗi khi có dịp tiếp xúc với người khác, tôi xin tự xem mình là người kém cỏi hơn cả, và tất cả các người khác đều hàm chứa một giá trị tối thượng, sự quán nhận ấy xuất phát tự đáy tim tôi". Tất nhiên là cách cư xử khiêm tốn nêu lên trong tiết thơ trên đây trái ngược lại với thái độ trịch thượng mà ta thường có khi phóng nhìn vào người khác. Vì thế ta nên thay đổi thái độ đó và phải kính trọng tất cả chúng sinh, xem tất cả chúng sinh đều là anh chị em của mình và riêng mình thì phải là người thấp kém nhất khi so sánh với họ. Ta phải biết yêu thương họ và mang thân xác, tâm thức cũng như toàn diện con người của ta để hướng vào mục đích mang lại sự an vui cho tất cả chúng sinh mà chính chúng ta đã đặt họ lên hàng tối thượng.

 Tiết thứ ba là: "Đối với từng hành động, tôi xin luôn canh chừng từ trong tận cùng của tâm thức tôi, nếu thấy có một sự hiềm khích hay méo mó nào xảy ra có thể mang lại nguy hại cho người khác và cho tôi, thì tôi sẽ cương quyết đương đầu ngay hầu loại bỏ nó". Chỉ khi nào biết thương yêu người khác và tự đặt mình vào một vị thế khiêm tốn, thì khi đó chúng ta mới có thể nhận thấy được những gì lệch lạc sẵn có trong tâm thức của mình từ trước, chẳng hạn như thái độ tâm thần lầm lạc tự cho mình là quan trọng hơn hết, hoặc các quan điểm sai lầm về bản chất thật sự của chính mình. Tiết thơ thứ ba nêu lên các sự lệch lạc ấy nhằm khuyên chúng ta phải canh chừng ngay từ bên trong tâm thức để ngăn chận không cho các cách hành xử lầm lẫn như thế có thể xảy ra. Khi chúng vừa loé lên thì ta phải kiểm soát ngay tâm ý của mình, tương tự như ta phải canh chừng an ninh cho một ngôi nhà. Sự canh chừng đó phải thật cẩn trọngcảnh giác, sự cẩn trọngcảnh giác ấy có thể so sánh với hai người lính cảnh sát của nội tâm. Khi tâm thức đã được canh giữ cẩn thận thì ta sẽ không còn cần đến sự kiểm soát của bất cứ một người cảnh sát nào ở bên ngoài, vì trong trường hợp đó đương nhiên ta sẽ không phạm vào các hành động thiếu đạo hạnhđộc hại. Thế nhưng nếu không có hai người cảnh sát bên trong - tức sự cẩn trọngcảnh giác - canh giữ, thì dù cho hùng mạnh đến đâu các lực lượng cảnh sát bên ngoài cũng khó mà kiểm soát được một tình trạng hung bạo khi nó đã bùng nổ ra. Thật cũng không đến đỗi quá khó để nhận thấy điều ấy, sự can thiệp của cảnh sát nào mấy khi hiệu quả trước những thảm cảnh do khủng bố gây ra.

 Tiết thứ tư là: "Mỗi khi trông thấy các chúng sinh hung ác phải gánh chịu sức mạnh nghiền nát của những hành động hung bạo và sai lầm, thì tôi xin được xem họ như những gì trân quý nhất, tương tự như tôi vừa khám phá ra một kho tàng". Nội dung của tiết thơ nêu lên trường hợp những kẻ ghê tởm nhất, chẳng hạn như những kẻ ăn thịt người hay những kẻ thật tồi tệ. Mặc dù không hề có ý định làm hại họ, thế nhưng thói thường chúng ta vẫn tìm cách tránh né họ và quay ra hướng khác để tránh mọi sự giao tiếp với họ. Thế nhưng thật ra ta không nên giữ thái độ như thế. Những gì mà chúng ta cần phải tập là yêu thương họ, dù cho họ đang hiện diện trước mặt ta hay không cũng thế. Chúng ta phải cố gắng tập luyện như thế nào để mỗi khi gặp họ ta sẽ không thốt lên: "Thật khổ! Lại phải làm một cái gì đây để giúp họ!", hoặc: "Lại thêm một gánh nặng nữa, một sự khổ nhọc nữa phải gánh vác!". Thay vì phản ứng như vậy khi gặp họ, thì ta nên tìm thấy niềm hân hoan như vừa khám phá ra một viên bảo châu quý giá, một kho tàng hay một cái gì đó thật tuyệt vời, phải xem đấy là một cơ hội hiếm hoi mang lại cho ta dịp may để giúp đỡ họ.

 Tiết thứ năm là: "Khi người khác trút lên đầu tôi mọi sự giận dữ, nguyền rủa tôi, vu khống tôi, hoặc mang lại mọi thứ tệ hại khác cho tôi, thì xin cho tôi đủ sức gánh chịu mọi sự thua thiệt và hiến dâng cho họ sự vinh quang". Thật hết sức quan trọng phải giữ một thái độ rộng mở và thiết tha yêu thương người khác. Tuy nhiên hơn thế nữa việc tu tập còn đòi hỏi chúng ta nhất thiết phải giữ thái độ ấy đối với những ai vì một lý do nào đó muốn làm hại ta, dù đấy là trường hợp họ bị khích động bởi sự giận dữ thúc đẩy họ thực thi những ý đồ lắt léo nhằm mục đích cố tình làm thương tổn đến ta, hay đấy là trường hợp mà họ chỉ mang những ý định ấy trong đầu cũng vậy. Trong các trường hợp như thế, ta phải xem họ như những gì vô cùng quý giá. Thái độ mà ta phải giữ đối với những người khi mà sự ác ý của họ chuyển thành hành động chống lại ta, là phải chấp nhận sự thua thiệt và mất mát về phần mình và nhường cho họ sự chiến thắng. Đấy là ý nghĩa của tiết thơ trên đây.

 Tiết thứ sáu là: "Đối với một người mà tôi hằng mang lại điều tốt cho họ, thế nhưng họ lại đối xử tồi tệ với tôi, thì xin cho tôi được xem người ấy như một vị đạo sư tối thượng". Tất nhiên trong số trùng trùng điệp chúng sinh, luôn luôn có một số nào đó mà ta phải miễn cưỡng giúp đỡ họ, hoặc phải cố gắng tỏ ra thật tốt đối với họ - đấy là một thái độ cao cả và thích đáng. Thói thường người được giúp đỡ phải tỏ ra biết ơn và phải có một vài cử chỉ nào đó trước lòng tốt của ta. Thế nhưng cũng có trường hợp mà người được ta giúp đỡ lại đối xử một cách quá thấp kém không xứng đáng với hành động của ta. Trường hợp đó khiến cho ta cảm thấy bị tổn thương và bị đối xử tệ bạc. Vậy một người đang tu tập cách hành xử trong cuộc sống hay nói cách khác là một vị bồ-tát, thì phải phản ứng ra sao? Tất nhiên là phải đối xử với người ấy như là một vị đạo sư hướng dẫn tâm linh cho mình, và xem đấy là một dịp may vô cùng quý giá được gặp một người như thế để yêu mến họ, bởi vì chính họ đã mang lại một cơ hội hiếm hoi để giúp mình luyện tập sự kiên nhẫn và lòng bao dung. Đấy là thể dạng tâm thức mà người bồ-tát phải tập luyện.

 Sau đây chúng ta xét đến nội dung của tiết thứ bảy, đấy là: "Tóm lại, tôi xin được trực tiếp hay gián tiếp mang lại sự tốt lànhtình thương cho tất cả những người mẹ của tôi; tôi xin được kín đáo nhận chịu về phần tôi tất cả những bất hạnh và khổ đau của những người mẹ ấy". Trường hợp này vẫn còn thuộc vào cấp bậc giác ngộ tương đối của tâm thức. Nếu muốn cho cách hành xử tốt đẹp đó, tức là yêu thương người khác hơn cả chính mình, được phát huy thật cao độ và nhiệt tình, thì nó phải được thoát ra từ cội nguồn của lòng từ bi. Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt cầu mong sao cho họ tìm được sự giải thoát trước những khổ đau ấy. Tất nhiên một mặt chúng ta phải biết lo lắng sâu xa khi nghĩ đến những cảnh thống khổ của người khác, thế nhưng một mặt khác thì chúng ta cũng phải biết mở rộng lòng mình cho niềm hân hoan tràn ngập, khi chúng ta nhìn thấy những cảnh hạnh phúc và an vui của người khác, và đấy cũng là một cách phát lộ lòng tốttình thương của mình. Cả hai thái độ ấy - tức lòng từ bi và sự hân hoan phát sinh từ tình thương chân thật - là cội nguồn giúp cho yêu thương bám rễ, và sự yêu thương đó sẽ thúc đẩy chúng ta nên nghĩ đến người khác hơn là chính mình. Đấy cũng là nguyên tắc căn bản trong phép luyện tập gọi là tonglen (tức là cách hiến dâng và nhận lãnh) mà tiết thơ trên đây đã nêu lên.

 Thật ra trên thực tế, sự kiện hoán chuyển hạnh phúc của mình cho người khác và ngược lại xin nhận chịu khổ đau của họ chỉ có thể xảy ra được trong một số trường hợp thật hiếm hoi: tức là chỉ có thể thực hiện được khi nào giữa ta và người ấy đã từng có một sự liên hệ và tương quan nghiệp lực thật đặc biệt nào đó từ các kiếp trước. Chỉ trong các trường hợp như thế thì sự hoán chuyển khổ đau của người khác sang cho cho mình may ra mới có thể xảy ra được, trên thực tế thì chuyện ấy rất khó thực hiện. Thế nhưng tại sao lại khuyến khích mọi người nên tập luyện theo phép tu tập ấy? Bởi vì đấy là một phương pháp giúp đạt được một cá tính cực mạnh, một lòng quả cảm vô song và một sự nhiệt tình sâu đậm; những phẩm tính ấy sẽ giúp cho sự tu tập của mình thăng tiến nhanh hơn trên đường đưa đến giác ngộ tâm linh.

 Tiết thứ tám và cũng là tiết cuối cùng mang ý nghĩa như sau: "Cầu xin cho sự tu tập của tôi tránh được mọi sự ô nhiễm của tám mối lo toan thế tục. Vì quán nhận được tất cả các dharma tức là các thành phần cấu hợp tạo ra mọi hiện tượng đều là ảo giác, nên tôi cầu xin loại bỏ được chúng hầu giải thoát cho tôi ra khỏi sự trói buộc của các chu kỳ hiện hữu". Ý nghĩa nêu lên trong tiết thơ thứ tám là sự giác ngộ tuyệt đối của tâm thức. Trong khi các tiết khác chỉ nhắm vào các phương tiện tu tập, thì tiết thứ tám lại hướng trực tiếp vào con đường giác ngộ tâm linh. 

 Phát huy tâm thức hướng vào mục đích yêu thương người khác hơn cả chính mình đôi khi cũng cho thấy một sự nguy hiểm nào đó, bởi vì chúng ta từng bị chi phối từ quá lâu đời bởi những lệch lạc tâm thần thường phát sinh khi tu tập Đạo Pháp. Vì muốn được nhiều người biết đến nên đôi khi ta cũng có thể rơi vào sự thèm khát uy danh do phép tu tập vì lòng lòng vị tha mang lại; hoặc biết đâu từ trong thâm tâm ta cũng mong đợi một cách kín đáo những người được hưởng các thành quả tu tập của ta sẽ mang tặng ta những món quà hồi đáp. Hoặc giả ta cũng có thể thốt lên: "Chính thế! Tôi đây là một người tu hành, một người tu tập Đạo Pháp!". Đó là những gì có thể mang lại cho ta những cảm tính kiêu hãnh để tự thấy mình cao hơn và chính mình là người ban ơn cho kẻ khác. Tất cả những sự méo mó tâm thần đó và các thái độ do chúng làm phát sinh có thể xảy ra với chúng ta bất cứ lúc nào. Vì thế việc tu tập mang lại giác ngộ cho tâm thức cũng có thể trở nên nguy hiểm, do đó chúng ta phải thật thận trọng không để vướng vào những gì mà người ta gọi là "tám mối lo toan của thế tục" (còn gọi là "tám dharma thế tục") (có thể xem thêm bài viết "Khái niệm về tám mối lo toan thế tục" của Hoang Phong trên các mạng Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, Hoa Vô Ưu...), trong số các mối lo toan đó có thể kể ra: hy vọng được vinh quang, hy vọng được ngợi khen, hy vọng được thích thú, hy vọng được lợi lộc... Nhất định phải loại bỏ hoàn toàn những thứ lệch lạc ấy ra khỏi việc tu tập Đạo Pháp của mình. Phải giữ cho sự tu tập được tinh khiết, tức là phải hoàn toàn quên mình và đặt người khác lên trên mọi sự ngờ vực. Đấy là một điều vô cùng quan trọng.

 

Vài lời lạm bàn của người dịch

  Đức Đạt-Lai Lạt-Ma viết và thuyết giảng theo nhiều cấp bậc khác nhau nhằm mục đích thích nghi với quảng đại người đọc và người nghe. Quyển sách trên đây thuộc vào một cấp bậc khá đại cương, thế nhưng cũng vô cùng sâu sắc. Bài thơ của nhà sư Guéshé Langri Tangpa trên đây có thể xem như một bài kinh ngắn, và những lời bình giảng của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma tuy ngắn gọn, dễ hiểu nhưng thật ra rất thâm sâuuyên bác, thế nhưng thiết nghĩ một vài lời ghi chú thêm về một vài chi tiết biết đâu cũng có thể giúp cho người đọc dễ theo dõi hơn nữa về bài thơ cũng như phần bình giải của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma. Các lời ghi chú này gồm trong ba chủ đề: thứ nhất là tính cách thiết thực của việc tu tập do bài thơ nêu lên, thứ hai là sự kiện nêu lên trong tiết thơ thứ bảy cho rằng tất cả chúng sinh đều là những người mẹ của mình, thứ ba là khái niệm về sự giác ngộ tuyệt đối nêu lên trong tiết thơ thứ tám thay cho phần kết luận của toàn bộ bài thơ.

Tính cách thiết thực của bài thơ

 Mở đầu cho phần thuyết giảng Đức Đạt-Lai Lạt-Ma cho biết là nội dung của bảy tiết thơ đầu tiên thuộc lãnh vực của sự giác ngộ quy ước còn gọi là bồ-đề-tâm tương đối. Vậy sự giác ngộ hay bồ-đề-tâm quy ước là gì?

 Đó là những lời nguyện ướccác cách hành xử của một người bồ-tát. Vì thế trong mỗi tiết thơ chúng ta đều nhận thấy trước hết là sự nguyện ước, sau đó là hành động:

 - tiết thứ nhất: quyết tâm thực hiện sự an vui cho tất cả chúng sinh - tôi xin yêu thương tất cả họ.

 - tiết thứ hai: xin được làm người khiêm tốn nhất - xem tất cả các chúng sinh khác đều cao hơn mình.

 - tiết thứ ba: nguyện canh chừng từng xúc cảm bấn loạn - cương quyết đương đầu và loại bỏ các xúc cảm ấy.

 - tiết thứ tư: xin hội đủ nghị lực để yêu thương những người hung ác - xem họ như một gia tài quý báu khôn lường.

 - tiết thứ năm: xin nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của những người hung ác - hiến dâng cho họ sự vinh quang.

 - tiết thứ sáu: nguyện rằng nếu những người mà mình hằng giúp đỡ làm thương tổn đến mình - thì sẽ xem họ như những vị thầy tốt nhất.

 - tiết thứ bảy: nguyện hiến dâng hạnh phúc của riêng mình cho tất cả các người mẹ - xin gánh chịu tất cả khổ đau của họ.

 Các quyết tâm và các cách hành xử trên đây là những phương tiện thiện xảo (upaya) giúp các người tu tập và các vị bồ-tát thăng tiến trên đường giác ngộ. Các phương tiện thiện xảo đó cũng có thể xem như những phương thuốc hóa giải giúp cho một cá thể khống chế cái tôi của mình. Thật vậy đối với một người tu tập, cái tôi luôn luôn là một trở ngại to lớn nhất và kiên cố nhất. Chẳng những "cái tôi" là một bức tường vững chắc ngăn chận con đường hướng về giác ngộ mà còn là một yếu tố tâm thần gây ra mọi thứ xúc cảm bấn loạn trong tâm thức và cũng là nguyên nhân chính yếu nhất trói buộc một cá thể trong chu kỳ bất tận của luân hồi. Một cách vắn tắt, bảy tiết thơ đầu tiên là những liều thuốc hóa giải giúp cho người tu tập quên mình để phát động lòng từ bi hướng vào người khác, hầu vượt lên trên cái ngã của mình. Tuy nhiên liều thuốc nêu lên trong tiết thơ thứ bảy có vẻ là một liều thuốc mạnh hơn hết, đó là cách tập cho mình nhìn vào tất cả chúng sinh và xem họ là những người mẹ của mình. Vậy ý nghĩa thật sự của tiết thơ này ra sao?

Xem tất cả chúng sinh đều là những người mẹ của mình 

 Nội dung của toàn bài thơ được dựa trên nguyên tắc của phép tu tập gọi là "phép hoán chuyển giữa ta và người khác" (tonglen), thế nhưng ý nghĩa của tiết thơ thứ bảy biểu trưng rõ rệt và trực tiếp nhất cho nguyên tắc đó: tức nhận chịu mọi khổ đau của người khác và hiến dâng cho họ tất cả hạnh phúc của mình. Người khác ở đây có nghĩa là tất cả chúng sinh và đấy cũng là tất cả những người mẹ của mình, gồm người mẹ trong kiếp sống này và tất cả những người mẹ của mình trong muôn ngàn kiếp trước. Những người mẹ ấy tất nhiên đã tái sinh và biết đâu họ là những chúng sinh đang sống bên cạnh chúng ta hôm nay, hoặc đang hiện hữu khắp nơi trong thế giới này. Chúng ta phải cư xử với họ như những người mẹ của mình. Do đó thiết nghĩ cũng nên mở thêm một dấu ngoặc ở đây để nghĩ rằng Vu Lan không nhất thiết là một dịp lễ để chúng ta cầu an hay cầu siêu cho một người mẹ, mà đúng hơn là một dịp để mỗi chúng ta hồi hướng tất cả công đức và hiến dâng hạnh phúc của mình cho tất cả những người mẹ trong ba ngàn thế giới thế giới, đã từng sinh ra mình trong quá khứ và sẽ còn sinh ra mình trong tương lai. Các chữ "trực tiếp" trong tiết thơ thứ bảy là có ý nói đến người mẹ của mình trong kiếp sống này, và chữ "gián tiếp" là để chỉ tất cả những người mẹ của mình trong quá khứ xuyên qua hình tướng của những chúng sinh khác.

 Phép tu tập "hoán chuyển giữa ta và người khác" nêu lên trong tiết thơ thứ bảy là do Tịch Thiên (thế kỷ thứ VIII) đề nghị trong tập Nhập Bồ-đề Hành luậnBodhicaryavatara) và cũng biểu trưng cho liều thuốc hóa giải mạnh nhất để chống lại cái tôi hay cái ngã. Tuy nhiên Đức Đạt-Lai Lạt-Ma cũng nhắc cho chúng ta biết nội dung của tiết thơ thứ bảy vẫn còn thuộc vào lãnh vực của bồ-đề-tâm tương đối. Vậy bồ-đề-tâm tuyệt đối là gì và phần kết luận trong tiết thơ thứ tám muốn nói lên điều gì? (

Khái niệm về Bồ-đề-tâm

 Bồ-đề-tâm tiếng Phạn là Bodhicitta, bodhi có nghĩa là tỉnh thức, tỉnh giác hay giác ngộ, cittatâm trí, tâm thức... Sở dĩ mạn phép dài dòng như trên đây vì nguyên gốc Hán ngữ của chữ tâm có nghĩa là tim, thế nhưng chữ tâm trong thuật ngữ bồ-đề-tâm lại có nghĩa là lý trí hay trí tuệ và không tượng trưng cho một thể dạng xúc cảm nào cả. Bồ-đề-tâm do đó có nghĩa là "Tâm thức giác ngộ", "Tinh thần giác ngộ" hay "Tư duy giác ngộ"... Bồ-đề-tâm là một khái niệm xác định vị trí, lý tưởng, hành động và sự giác ngộ của một người bồ-tát, do đó bồ-đề-tâm được xem là khái niệm căn bản nhất của Phật giáo Đại thừa nói chung và của Phật giáo Tây Tạng nói riêng. Bồ-đề-tâm gồm có hai thể dạng khác nhau là bồ-đề-tâm tương đối và bồ-đề-tâm tuyệt đối, mà Đức Đạt-Lai Lạt-Ma còn gọi một cách khác là sự giác ngộ quy ước và sự giác ngộ tuyệt đối. Một cách tổng quát Bồ-đề-tâm tương đối biểu trưng cho lòng từ bi và bồ-đề-tâm tuyệt đối biểu trưng cho sự Giác ngộ hay Trí tuệ.

 Bồ-đề-tâm tương đối (samvrtibodhicitta) gồm có hai thể dạng là bồ-đề-tâm ước vọng tức là sự biểu lộ ước nguyện của người bồ-tát ước mong đạt được giác ngộ vì lợi ích của chúng sinh, và bồ-đề-tâm thực hiện tức là hành động của người bồ-tát. Hai thể dạng ấy được thể hiện trong bảy tiết đầu tiên của bài thơ.

 Bồ đề tâm tuyệt đối (paramarthabodhicitta) là sự quán nhận hai thứ tánh không (sunyata) cùng một lúc: tánh không của một "cái tôi cá thể""bản chấtvô thực thể" tức ảo giác của mọi hiện tượng, và cũng thật tuyệt vời vì tuy rằng tất cả đều là trống không thế nhưng bồ-đề-tâm tuyệt đối vẫn hàm chứa một sức mạnh quán thấy được Phật tính nơi mỗi chúng sinh. Nói cách khác bồ-đề-tâm-tuyệt đối là khả năng cảm nhận thật sâu xa bản thể "như lai" (tathata - ainsité, suchness) của hiện thực. Đấy là ý nghĩa biểu trưng cho sự Giác ngộGiải thoát nêu lên trong tiết thơ thứ tám thay cho phần kết luận.

 Tóm lại khi nào chúng ta chưa đủ sức chuyển động chung với vô thường, hòa nhập với bản chấtthực thể của vũ trụ và nhìn thấy Phật tính trong nơi sâu kín của mỗi chúng sinh thì khi ấy chúng ta vẫn còn là kẻ tôi đòi của sự bám víunô lệ cho cái tôi đang chỉ huy từ bên trong tâm thức của chính mình.

Bures-Sur-Yvette, 29.07.11
Hoang Phong

Xem thêm:
KHÁI NIỆM VỀ "TÁM MỐI LO TOAN THẾ TỤC" TRONG PHẬT GIÁO - Hoang Phong

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8518)
Trong một quyển sách nhỏ «Phật Giáo Nhập Môn» tác giả Fabrice Midal đã dành riêng một chương để tóm lược thật ngắn gọn một số các khái niệm căn bản...
(Xem: 10104)
Phật giáo vào Anh quốc bắt đầu từ thế kỷ thứ 19, qua các công trình dịch thuật kinh điển ở các nước Phật giáo Đông phương.
(Xem: 18502)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 14500)
Tịch Hộ đã đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8, cho nên đến thế kỷ 11 truyền thống Na Lan Đà đã được thiết lập một cách vững vàngTây Tạng.
(Xem: 8796)
Nói đến “Tính Không” trong Đạo Phật là nói đến một vấn đề mà nhiều người còn thắc mắc, nhất là những người ngoại đạo...
(Xem: 8897)
Phẩm Quán Tứ đế của Trung luận, từ chỗ duyên khởi tức là không, cũng là giả danh về sau, tiếp theo nói: cũng là trung đạo.
(Xem: 8193)
Triết học Phật giáo Đại thừa có hai phương diện, đó là Triết học Phật giáo Đại thừa hay Tánh không luận và Du-già hành tông hay trường phái Duy thức...
(Xem: 8987)
Không là pháp quán chung của Phật giáo, nhưng pháp quán của các nhà Trung Quán không giống với pháp quán của các tông phái khác.
(Xem: 14143)
Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình...
(Xem: 8435)
Niệm tức là nghĩ nhớ, ức niệm, suy tưởng, chú tâm quan sát hay hướng tâm đến một đối tượng nào đó thuộc tâm thức và giữ cho đối tượng đó luôn luôn sinh động ở trong tâm...
(Xem: 15254)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì..."
(Xem: 13113)
Bài viết này khám phá những khả năng của học thuyết và sự hành trì của Phật giáo đã được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày trong suốt hơn 2.500 năm...
(Xem: 7796)
"Các thầy Tỷ kheo sau khi ta diệt độ, các thầy phải trân trọng, tôn kính tịnh giới, như người mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc..."
(Xem: 16618)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(Xem: 15485)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(Xem: 8975)
Chấp nhận một hình thức Phật giáo rồi dấn thân bằng thực nghiệm, hành giả không cần phải dành quá nhiều công sức cho những vấn đề lý thuyết và những mục tiêu lý tưởng của các truyền thống khác nhau.
(Xem: 7921)
Pháp môn Tịnh độ được sáng lậptu hành dựa trên tư tưởng “Yếm ly Ta bà, hân cầu Cực Lạc”. Song vì sao phải yếm ly Ta bà và lại hân cầu Cực Lạc?
(Xem: 7083)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị".
(Xem: 11246)
Đạo Phậtđạo nhân quả (nhân nào quả nấy) trên cơ sở lấy “Tâm” làm gốc và được ứng dụng vào trong cuộc sống.
(Xem: 14235)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ)
(Xem: 10441)
Với Phật giáo, toàn bộ nội dung tư tưởng Phật dạy là lấy con người làm gốc, gắn bó mật thiết với đời sống nhân quần xã hội...
(Xem: 20437)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(Xem: 8766)
"Các người phải siêng năng tu tập các điều thiện, nhờ tu tập điều thiện mà được mạng sống lâu dài, nhan sắc thắm tươi, sống yên ổn, vui vẻ, của cải dồi dào, uy tín đầy đủ"
(Xem: 9254)
Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay Như Lai sẽ diệt độ. Này Ananda, hôm nay tại điện thờ Càpàla, Như Lai chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ thọ, hành...
(Xem: 24080)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 12624)
Hầu như bất cứ sách nào viết về Thiền tập Phật giáo thời kỳ sơ khai cũng nói với bạn rằng Đức Phật giảng dạy hai kiểu thiền tập: Thiền chỉThiền quán
(Xem: 7791)
Giải quyết vấn đề thoát khổ, Đạo Phật lấy tâm thức của con người làm trọng tâm, bất cứ hệ tư tưởng Phật giáo nào nếu tách rời tâm thức của con người thì Phật giáo không còn đất đứng.
(Xem: 16208)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle...
(Xem: 15561)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(Xem: 8717)
Indriya có nghĩa là căn, gốc, khả năng, làm chủ, cốt yếu... Bala là lực, là sức mạnh. Vậy ngũ căn là 5 trạng thái tâm căn bản, 5 yếu tố tâm lý căn bản có khả năng kiểm soát tâm, làm chủ tâm.
(Xem: 7628)
Nghiệp là một luật rất công bằng cho tất cả mọi loài, mình tạo thì mình hưởng. Làm phước được phước, làm tội chịu tội.
(Xem: 14590)
Không có người bạn nào tốt hơn cho tương lai hơn là bố thí - ban cho tặng phẩm thích đáng. Đối với tu sĩ, giáo sĩ, người nghèo, và bạn hữu - Biết những tài sản là chóng tàn phai và vô lực.
(Xem: 9280)
"Vô Ngã" là vấn đề tương đối hơi khó và khiến cho nhiều người nghiên cứu về Đạo Phật phải tốn nhiều công sức để truy cứu, tìm hiểu.
(Xem: 15465)
Theo Kim Cương thừa, chúng bị rơi vào cõi sinh tử bất tận này bởi những nhận thức bất tịnh.
(Xem: 15117)
Theo Mật giáo, trong vũ trụ có ẩn tàng những thế lực siêu nhiên; nếu ta biết sử dụng những thế lực siêu nhiên kia thì ta có thể đi rất mau trên con đường giác ngộ, thành đạo.
(Xem: 16594)
Mật tông là một nền văn hóa đặc sắc của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối, còn gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v..
(Xem: 13439)
Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu.
(Xem: 15295)
Bản tiếng Anh của Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life; Do Đặng Hữu Phúc dịch sang tiếng Việt dựa theo bản Phạn-Anh.
(Xem: 7819)
Tất cả đều được tiếp nối dưới một hình thức này hay một hình thức khác. Đám mây luân hồi ra thành cơn mưa và cơn mưa luân hồi ra thành ra nước trà.
(Xem: 7479)
Đức Phật trong thực tế đã không đưa ra các nghi thức và các nghi lễchúng ta đang thực hiện ngày hôm nay, Ngài cũng không vì vấn đề nghi thứcnghi lễ mà khuyến khích dân chúng...
(Xem: 7329)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu.
(Xem: 8997)
"Tôi nhất định phục hưng Chánh Pháp. Tôi chỉ cho phép Phật GiáoChánh Pháp chứ không có Mạt Pháp! Bất cứ nơi nào tôi đến, nơi đó sẽ có phước đức, trí huệ và được giảm bớt tai ương."
(Xem: 13998)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uốngnhẫn tâm giết hại các loài vật.
(Xem: 8006)
Mục đích của bài viết này là để hổ trợ trong việc gia tăng sự hiểu biết tốt hơn về tôn giáo, sự khoan dungý nghĩa sâu sắc của các tôn giáo khác từ quan điểm của Phật giáo...
(Xem: 7833)
Dường như trong Kinh Tạng ít nhất có hai lần nhắc đến trường hợp Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn...
(Xem: 15775)
Các Tổ sư Thiền có khi hỏi đã không đáp, mà dùng gậy đánh, roi quật, miệng hét như trường hợp Tổ Hoàng BáThiền sư Nghĩa Huyền...
(Xem: 10253)
Chúng ta luôn bị bất an, lòng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ sinh mạng, quyền lợi, địa vị, vợ con, tiếng tăm, của cải… của mình bị thương tổn hay bị đe dọa.
(Xem: 7674)
Đạo Phật chủ trương trong hiện tại phải sống giải thoát cho chính mình và giúp đỡ mọi người vượt qua nỗi khổ niềm đau để đạt được an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
(Xem: 7481)
Trung-quán-luận hay Trung-quán Ngâm khúc (Madhyamaka-káriká) là một tập thơ của Nàgàrjuna để giảng Giáo lý của đức Phật.
(Xem: 12757)
Chữ A tỳ đạt ma luận thường để chỉ các luận thư của các bộ phái, chứ không dùng cho các luận thư Đại thừa. Abhidharma, Trung Hoa dịch âm là A tỳ đàm, A tỳ đạt ma, và dịch nghĩa là Vô tỷ pháp, Thắng pháp, Đối pháp.
(Xem: 7836)
Các thí dụ trình bày trong bản kinh này đều gần gũi với sự vật, hiện tượng xảy ra, liên hệ trực tiếp đến đời sống con nguời.
(Xem: 8081)
Bài chuyển ngữ dưới đây sẽ tiếp tục đưa chúng ta bước vào một thế giới khác của vấn đề này liên quan đến các hiểu biết khoa học tân tiến ngày nay.
(Xem: 13964)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ...
(Xem: 7267)
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS / WHO) định nghĩa sức khoẻ là một "thể dạng an vui toàn diện, từ thể xác đến tâm thần và cả cuộc sống trong xã hội
(Xem: 9172)
Trong Thiện kiến tì-bà-sa cũng có thuyết này, nhưng vì độ người nữ xuất gia nên tổn chính pháp năm trăm năm.
(Xem: 9633)
“Sắc tức là không, không tức là sắc” được trích ra từ kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đã được tinh giản, công thức hóa và xem như một thành ngữ.
(Xem: 13068)
Hiện nay Phật giáo có tiếng nói vô cùng quan trọng đối với Liên hiệp quốc, vì đã đánh thức được lương tri, lương tâm con người.
(Xem: 7566)
Nếu không có ngã, sự liên quan giữa một hành nghiệp và kết quả của nó là điều không thể có, vì nếu tác giả của một hành nghiệp chết, ai sẽ có kết quả?
(Xem: 10116)
Chúng ta lễ lạy để tịnh hóa mọi tình huống trong quá khứ khi ta không kính trọng người khác... Nguyên tác: Lạt Ma Gendyn Rinpoche; Liên Hoa dịch Việt
(Xem: 7179)
Sau khi Đức Phật diệt độ, Tôn giả Maha Kassapa đã triệu tập 500 vị A-la-hán vân tập tại thành Rājagaha để kiết tập kinh điển... Chúc Phú
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant