Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

06. Quy y và thân cận một vị thầy tốt có tương quan gì không

01 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 16209)
06. Quy y và thân cận một vị thầy tốt có tương quan gì không

PHẬT GIÁO LÀ GÌ

Nguyên tác: HT Thích Tịnh Không
Việt dịch: Thích Tâm An

6. QUY Y VÀ THÂN CẬN MỘT VỊ THẦY TỐT CÓ TƯƠNG QUAN GÌ KHÔNG?

Hoàn toàn không có liên quan gì. Quy y là giai đoạn trước tiên mà người muốn học Phật cần phải làm. Ý nghĩa của quy ychúng ta hướng về một vị thầy tốt mà tiếp thọ sự dạy dỗ. Do đó, chúng ta nhất định phải thân cận một vị thầy có đạo đức và học vấn, vì người đó là người đem cương yếu và nguyên tắc tu học của Phật pháp để truyền thọ cho chúng ta. Quy y có nghĩa là gì? Quy nghĩa là hồi đầu, y nghĩa là nương tựa. Do đâu mà hồi đầu? Vì quá khứ chúng ta mê hoặc, thấy biết sai lầm, thân tâm bị ô trược trầm trọng do si mê. Vì thế, chúng ta quy y chính là quay đầu lại với cái thấy biết sai lầm của mình mà nương tựa về chánh tri chánh kiến, quay đầu với tất cả tâm ô trược mà về nương tựa với tâm thanh tịnh. Vì thế, điều kiện cơ bản của người học Phật , nhất địnhchúng ta phải quay đầu với si mê tà kiến mà nương tựa trở về chính, giác, tịnh. Mê nhiễm ở tại mình, chính, giác, tịnh cũng ở tại mình. Cho nên người chân chính quy yquy y với tự tánh Tam bảo, đó là chính, giác và tịnh. Bình thường có một số người có những ngộ nhận sai lầm về quy y. Họ cho rằng quy yquy y với một vị thầy nào đó, hay càng quy y với nhiều vị thầy càng tốt, đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Quy y không phải là nương tựa một vị thầy nào, cũng không phải nhiều vị thầy càng tốt, mà chính là đem cương lĩnh và nguyên tắc tu học Phật pháp mà trao truyền cho chúng ta, đó gọi là quy y. Vì vậy, quy yquy y tự tánh Tam bảo, không phải là quy y một người nào từ bên ngoài. Thậm chí đối với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không có tương quan, bạn nói tôi quy y với Đức Phậtsai lầm lớn. Đức Phật không nói chúng ta quy y là phải quy y với Phật, mà Đức Phật dạy chúng ta quy yquy y với tự tánh giác của mình. Giác là Phật bảo, Phật có nghĩa là giác ngộ, quy y Phậtquy y với bậc giác ngộ, nói theo ngôn ngữ hiện đại phổ thông để dễ hiểu, quy ytrở về nương tựa lý tánh, không phải hành động theo cảm tình cá nhân. Lý tánh là giác, cảm tình cá nhân là mê. Chúng ta quy y Phật, là Phật dạy chúng ta trong cuộc sống đời thường, lúc tiếp nhân đãi vật, chúng ta nên y theo lý tánh, không nên hành động theo cảm tình cá nhân, đó gọi là chân chính quy y. Chúng ta muốn hỏi lý tánh và cảm tình, Phật và pháp sư có quan hệ gì hay không?

Không có quan hệ gì, nếu nói chúng ta quy yquy y với một người nào đó là một sai lầm lớn. Vì thế vị thầy là đại diện cho tăng đoàn, đem Tam quy truyền thọ cho chúng ta, chúng ta quy yquy y với tăng đoàn, tất cả mọi thiện hữu tri thức đều là thầy của chúng ta. Không nên cho rằng người quy y cho mình là thầy dạy đạo duy nhất của mình, có như thế tâm lượng của chúng ta mới rộng lớn, những chấp trước mới bị phá vỡ, chúng ta mới có thể đạt đến lợi ích chân chính. Nhưng khi học Phật pháp nhất định chúng ta phải học với một vị thầy, vì là người sơ học nên chúng ta nhất định phải làm như vậy. Vì một vị thầy sẽ chỉ dạy cho chúng ta một con đường, hai vị thầy sẽ chỉ dạy cho chúng ta học hai con đường, cùng một lúc mà chúng ta đi hai con đường được rất khó. Nếu chúng ta học với ba vị thầy thì đến lúc đó chúng ta chẳng biết nghe theo ai. Do đó, điều quan trọng nhất của người sơ cơ học Phật là phải theo học với một vị thầy. Chúng ta học đến lúc nào trí tuệ khai mở, có đầy đủ trí tuệ để phân biệt thật hư, chân vọng, đúng sai, tà chính, dĩ nhiên lúc đó chúng ta mới đủ năng lực rời thầy để tham học với các vị thầy khác, đồng thời có thể học rộng nghe nhiều. Nhưng nếu chúng ta chưa có đầy đủ năng lực, một khi tiếp xúc với hoàn cảnh lại phát sinh phiền não, thì tuyệt đối chúng ta không được rời thầy sớm, phải ở lại với thầy, bồi dưỡng tu học đến lúc nào tự thấy năng lực đầy đủ mới thôi, đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của một vị thầy khi thâu nhận đệ tử.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16748)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21416)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18837)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23133)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20096)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9524)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant