Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

25. Hiệu dụng của việc niệm Phật

01 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 15280)
25. Hiệu dụng của việc niệm Phật

PHẬT GIÁO LÀ GÌ

Nguyên tác: HT Thích Tịnh Không
Việt dịch: Thích Tâm An

25. HIỆU DỤNG CỦA VIỆC NIỆM PHẬT
Phương pháp tu tập trong Phật pháp có rất nhiều, có đến tám mươi tư nghìn pháp môn, vô lượng pháp môn. Niệm Phật là một pháp trong vô lượng pháp môn đó. Pháp môn này có nhiều lợi ích rất đơn giản, dễ dàng, người người đều có thể thực hành được, sự lý rất thâm diệu. Tông Tịnh Độ đề xướng niệm danh hiệu Phật A Di Đà cầu sinh thế giới Cực lạc. Tất nhiên để nói hết về nó một cách rõ ràng trong mấy câu nói sẽ không thể đủ. Tuy số lượng kinh điển nói về pháp môn này không nhiều, song nghĩa lý lại vô cùng phong phú, thâm sâu. Ví như Kinh A Di Đà, bản kinhmọi người ai cũng biết, rất đơn giản, nhưng nội dung lại rất phong phú. Những năm trước tôi có giảng qua kinh này 2 lần, nhưng băng giảng ghi lại đến ba trăm ba mươi lăm cuốn. Do đó có thể thấy, nội dung của kinh này không đơn giản chút nào, thế nên tôi phải mất một năm mới giảng hết. Song trong quá trình giảng, tôi không giảng giải một cách chi tiết mà chỉ giảng giải yếu lược, điều đó đủ chứng tỏ nghĩa lý của tông tịnh độ thâm sâu không thể nghĩ bàn. Phương pháp niệm Phật tuy đơn giản, bất kỳ một người nào nghe qua cũng có thể hiểu, nhưng hiếm có người tin. Trên lý luận đã không tin, chỉ cần chúng ta tin sâu, nguyện thiết mà chí thành niệm Phật thì cũng có khả năng thành tựu. Việc thành tựu vô cùng thù thắng, có thể nói là không có sự thù thắng nào bằng. Chẳng những chúng ta có thể vượt sáu nẻo luân hồi mà còn giải thoát ra mười pháp giới. Cho nên, công đức thù thắng của pháp môn này không có một pháp môn nào có thể so sánh kịp. Do đó, pháp môn này được mười phương chư Phật tán thán. Tất cả các bậc tổ sư, ngoài các tổ của Tịnh độ, những tổ sư của các tông phái khác cũng cật lực hoằng dương tịnh độ, điều đó đủ cho chúng ta thấy pháp môn này xác thật là thù thắngvi diệu vô cùng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16742)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21411)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18824)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23123)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20092)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9521)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant