Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những giá trị sống trong một viễn cảnh Phật giáo

20 Tháng Chín 201000:00(Xem: 14276)
Những giá trị sống trong một viễn cảnh Phật giáo
Xã hội hôm nay đã được cải thiện rất nhiều về phương diện vật chất, nhưng những giá trị hạnh phúc của con người thì không theo đó mà thăng tiến. Đời sống xã hội hiện tại đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn về đạo đức, môi trường sinh thái… và đang rất cần một giải pháp.

Trong truyền thống dân tộc, với lịch sử gắn bó lâu đời, đạo Phật sẽ giới thiệu hướng đi nào trong việc thiết định các giá trị sống phù hợp với hôm nay?

Một xã hội quan niệm giá trị sống như thế nào sẽ được định hình và tiến bộ theo những giá trị đó. Chúng ta thấy rằng nhiều xã hội trong thế kỷ XX quan niệm giá trị sống là sự thành công về mặt vật chất, hưởng thụ được nhiều về mặt vật chất, và do đó định hình thành cái mà chúng ta đã từng gọi là xã hội tiêu thụ với sự nảy sinh của các cuộc khủng hoảng đạo đức, môi sinh, xã hội…

Trong khi đó, khoa học tự nhiên lại không liên hệ gì đến vấn đề này. Ý kiến của nhà khoa học và cũng là nhà sư Phật giáo Matthieu Ricard trong cuộc đối thoại với GS. Trịnh Xuân Thuận: “Thế nhưng các ngành khoa học tự nhiên lại tỏ ra bất lực không giải đáp được những cơ bản của nhân sinh. Sự bất lực cũng không có gì đáng trách, bởi lẽ những ngành khoa học đó không bao giờ đề ra mục đích giúp chúng ta tìm kiếm hạnh phúc hay tạo ra hòa bình xung quanh chúng ta. Các ngành khoa học cơ bản của khoa học tự nhiên chỉ có mục đích mô tảtìm hiểu tự nhiên.

Tuy ý định đó là đáng khen, thế nhưng ngiên cứu hóa học các vì sao hay phân loại côn trùng không thể có ý nghĩa quan trọng bằng những vấn đề cơ bản nhất của nhân sinh. Nếu chúng ta xét những giây phút có ý nghĩa nhất của đời mình, thì chúng ta phải nói tới tình yêu, tình bạn, tình thương, niềm vui của sự sống, vẻ đẹp của thiên nhiên, niềm vui nội tâm, tình thương đồng loại…Nói chung khoa học không có tiếng nói trong những vấn đề như vậy”. (NSGN số 72)

Chúng ta cũng biết Đức Phật, một con người đã trở thành hoàn hảo, toàn thiệntoàn diện, một con người trọn vẹn Bi Trí Dũng. Như thế Ngài đã thành tựu những giá trị sống là hạnh phúc, bình an, trí tuệ, từ bi, trong sạch, vĩnh viễn hết khổ, không sợ hãi, sống vì hạnh phúc cho mọi người… mà trong kinh điển nói là muôn hạnh muôn đức.

Chỉ lấy một đoạn trong phẩm Bồ Tát hạnh của kinh Duy Ma Cật, nói về ‘Bồ tát (người hướng đến sự toàn thiệntoàn diện của chính mình và những người khác) chẳng hết hữu vi’.

Đoạn kinh ấy nêu ra những phẩm tính, hay những đức hạnh, hay những giá trị sống của một con người tiến bộ đến chỗ hoàn hảo: “Không rời đại từ, không bỏ đại bi, phát khởi tâm sâu xa không hề xao lãng, trí tuệ rốt ráo, giáo hóa không bao giờ biết mỏi mệt, thường nhớ và làm theo bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, không tiếc tánh mạng mà giữ gìn chánh pháp, tâm trí an trụ thường hướng về người khác, không biếng nhác, không keo kiệt, nỗ lực phụng sự, không sợ hãi, với vinh nhục không mừng lo, không khinh người, kính trọng nguời, cứu vớt bảo bọc những người yếu đuối, thực hành những điều lành không có giới hạn, lấy những sự trang nghiêm của cõi Tịnh độ mà xây dựng cho cõi nước mình; bố thí vô hạn; trừ bỏ mọi cái xấu và làm sạch thân khẩu ý; sanh tử vô số kiếp mà ý chí dũng liệt; gánh vác chúng sinh làm cho vĩnh viễn giải thoát; đại tinh tấn; ít ham muốn biết vừa đủ mà chẳng bỏ việc đời; dẫn dắt người khác; từ bi hỷ xả…”

Chúng ta có thể nói rằng ở đời này, có bao nhiêu lý tưởng sống, bao nhiêu gia trị sống, bao nhiêu đức tính cho một con người hoàn hảo thì chúng ta đều được tìm thấy trong những giáo lýĐức Phật đã dạy. Và những giá trị sống ấy đã trải quatồn tại trong làn sóng văn minh nông nghiệp thứ nhất thời Đức Phật, đến làn sóng văn minh công nghiệp thứ hai, và bây giờ là làn sóng văn minh hậu công nghiệp thứ ba, với sự kiệnhiện giờ người dân Âu – Mỹ càng ngày càng tìm đến Phật giáo như một giải pháp cho cuộc đời hiện đại của họ.

Nhưng những giá trị sống, hay những đức tính của một con người đang tiến bộ đến chỗ tự hoàn thiện, đặt căn bản trên quy luật khách quan nào không và đem lại những kết quả ra sao ?

Thứ nhất, theo đạo Phật, những giá trị sống ấy đặt căn bản trên định luật nhân quả, nghĩa là nếu chúng ta sống theo những giá trị sống ấy thì chúng không mất đi, không vô cớ biến thành ra một cái khác vô bổ và chúng có kết quả trên toàn bộ con người của chúng ta (cả hai mặt thân và tâm). Chẳng hạn chúng ta gieo trồng một lý tưởng sống là bố thí, hiến tặng, chia sẻ thì nó không thể có kết quả ngược lại về mặt thân là chúng ta sẽ chịu kết quả nghèo túng và về mặt tâm là chúng ta càng trở nên keo kiệt.

Hoặc chúng ta thực hành để loại trừ tính khí nóng giận của mình mà nó lại ra kết quả ngược lại là càng ngày càng nóng giận hơn, chỉ trừ thực hành sai! Nếu chúng ta sống theo không sát hại, bất bạo động thì theo định luật nhân quả, về thân chúng ta có thêm thọ mạng, về tâm chúng ta có thêm từ bi, và không thể ngược lại. Như vậy, chính định luật nhân quả làm cho một giá trị sống thành ra giá trị, vì nó không thể đưa đến cái khác được, không thể thành ra cái không giá trị.

Thứ hai, do định luật nhân quả mà những giá trị sống phải đưa đến kết quả là hạnh phúc của cả thân và tâm, phải đưa người ta tiến lên cao mà không phải đưa người ta xuống thấp, như xuống mức sống thú vật chẳng hạn. Làm một hành động như bố thí, về thân chúng ta sẽ được hạnh phúc là không thiếu thốn, về tâm là lòng chúng ta có niềm vui, bao la, rộng mở.

Đứng về mặt tâm mà nói, ngay khi chúng ta cho cái gì, chúng ta thọ hưởng ngay niềm vui, hạnh phúc. Khi chúng ta cho đi một tấm lòng tốt, thì lòng tốt thêm tràn đầy nơi ta, như khi cầm một cái gì thơm hương cho ai, trước khi người đó nhận được, chúng ta có mùi hương ấy ở tay và tâm hồn chúng ta.

Như thế, những giá trị sống theo đạo Phật đương nhiên phải dựa trên định luật khách quan là nhân quả, và kết quả của nó là hạnh phúc, đưa con người ta tiến hóa hướng lên, hoàn thiện tự thân con người ấy.

Chính hai yếu tố này làm cho một cách sống nào đó trở thành giá trị, và đó là cái chúng ta gọi là giá trị sống. Và ngược lại, những cái gì đem lại khổ đau, không đem lại hạnh phúc, đem lại sự xuống cấp không đem lại sự nâng cấp, cả cho mình và cho người, những cái đó không thể gọi là giá trị sống được.

Như trên đã nói, chúng ta không thể kể hết những giá trị sống, những đức tính cần có để con người có thể trở nên hoàn thiện, trở nên hanh phúc – vì hạnh phúc phải là một phẩm tính không thể không có trong sự hoàn thiện. Ở đây chúng ta chỉ khảo sát những giá trị sống tập trung vào ba điểm: giá trị sống của một người trong tương quan với chính cá nhân mình, trong tương quan với những người khác và tương quan với thiên nhiên.

1. Giá trị sống trong tương quan với chính cá nhân mình: Ít phiền não, nhiều an vui, ít đau khổ, nhiều hạnh phúc.

Thông thường chúng ta ai cũng ngán ngại những người có lòng tham bất kể lương tri, pháp luật, có sự nóng giận thường trực, có sự si mê ngoan cố, có sự kiêu mạn điên rồ, có sự nghi ngờ điều động tất cả thái độ sống… Những cái đó đạo Phật gọi là phiền não.

Ai cũng biết rằng nếu chúng ta càng ít những phiền não ấy, chúng ta càng an vui: và càng có nhiều phiền não ấy, chúng ta càng mất an vui. Phiền não là cái phá hoại tệ hại nhất, kẻ thù nguy hiểm nhất ở trong ta, phá hoại đời sống an vui của chúng ta.

Phiền não khiến chúng ta không thể làm việc có năng suất, không thể tập trung để đọc sách, để nghe âm nhạc, không thể thưởng thức sự êm ả của một buổi chiều, một cội cây, một gia đình, vui đùa cùng em bé, phiền não khiến cho một tiếng chim kêu cũng bực mình, phiền não làm cho những mối tương quan thân quen thành ra bị nhiễm độc, phiền não che ám những mối tương quan với toàn thể đời sống.

Không bị phiền não sai sử là một giá trị của con người nói chung. Nhưng với đạo Phật, vấn nạn này được đào sâu đến tận gốc rễ và giải quyết dứt điểm. Những phiền não ấy tuy chỉ là những cái không có bản chất, tạm thời, “ký sinh” – như những đám mây tạm thời che mặt trời – nhưng ở mức độ tâm thức của người bình thường, chúng che ám hoàn toàn nguồn tâm đầy ánh sáng của trí tuệ, nước mát của từ bi và cội nguồn an lạc.

Trong quan điểm đạo Phật, một con người càng nhiều phiền não thì được đánh giá thấp, càng ít phiền não được đánh giá cao, bất kể người đó có hoàn cảnh ra sao, bởi vì càng nhiều phiền não người đó càng điên đảo, càng tự làm hại mình, và phiền não sẽ tác động bên ngoài làm khổ những người xung quanh.

Phiền não và an vui tỷ lệ nghịch với nhau. Càng ít phiền não thì càng an vui, càng không hao tán năng lực cho nên càng lành mạnh sống động, càng quan tâm và sẵn sàng làm việc vì lợi ích cho những người khác.

Cho nên một trong những giá trịtiêu chuẩn để đo giá trị con người tiến bộ bao nhiêu là sự nhiều hay it phiền não và cái đối nghịch của nó là ít hay nhiều an vui. Tột đỉnh của điều này là không có phiền não, tức là hoàn toàn an vui, đó là mục đích của đời ngườiđạo Phật gọi là giải thoát.

Tiêu chuẩn trên có thể diễn tả thành ít khổ đau và nhiều hạnh phúc. Khi nói đến phiền não và an vui, chúng ta chú trọng đến mặt tâm hơn, và khi nói đến khổ đau và hạnh phúc chúng ta nói đến cả mặt tâm lẫn thân, nghĩa là toàn bộ cuộc sống vật chất và lẫn tinh thần của con người.

Để có ít khổ đau và nhiều hạnh phúc, chúng ta không làm những hành động xấu về thân và tâm để bị đưa đến những khổ đau về thân và tâm. Thay vào đó, chúng ta làm những hành động tốt về thân và tâm để đưa đến những hạnh phúc về thân và tâm.

Tất cả đêu dựa vào nhân quả, tóm gọn thành: không có điều gì xấu sẽ xảy ra với chúng ta nếu nơi chúng ta không có nhân của cái đó, và điều gì tốt sẽ xảy ra nếu nơi chúng ta có nhân của cái đó. Đây là nền tảng để có một cuộc sống hạnh phúc, không lo sợ, ngược lại tràn đầy niềm tin sống.

Khá nhiều người nghĩ rằng đạo Phật cho “đời là bể khổ”, đạo Phật có vẻ bi quan. Nhưng thật ra, khổ đau chỉ là một nhận xét của đạo Phật về cuộc sống bình thường của chúng ta. Ý nghĩa thực sự và sống còn của đạo Phật là sự tận diệt khổ đau. Khổ đau với đạo Phật là cái xấu cần phải trừ bỏ. Bởi thế giá trị sống của đạo Phật là hãy sống sao cho, bây giờ và mai sau, ít khổ đau và nhiều hạnh phúc.

Chúng ta thấy Đức Phật được xưng là Lưỡng Túc Tôn, đầy đủ hai sự tích tập: phước đứctrí tuệ. Cuộc đời đầy thuận lợi của Đức Phật từ gia đình cho đến đệ tử nói lên sự tích tập phước đức của Ngài. Và sự giải thoát vĩnh viễn khỏi khổ đau nói lên sự tích tập trí tuệ của Ngài.

Cho nên khổ đau và hạnh phúc, cả vật chất lẫn tinh thần, là một tiêu chuẩn để đánh giá một con người. Ít khổ đau và nhiều hạnh phúc là một giá trị sống căn bản cho mỗi cá nhân, không kể người ấy có biết đạo Phật hay không.

Nhưng nếu một người nào cho đó là một giá trị thật sự cho cuộc sống của mình, người đó sẽ thấy rằng đạo Phật bao gồm đầy đủ những phương tiện để mỗi cá nhân có thể thực hiện được tiêu chuẩn đó, và nhờ thế mà thấu hiểu được ý nghĩa của việc có mặt của mình ở trên cuộc đời này.

2. Giá trị sống trong tương quan với người khác: Đem lại nhiều hạnh phúc và ít khổ đau cho những người khác

Thông thường chúng ta vẫn xem người nào sống mà đem lại hạnh phúc cho nhiều người, sống có ích cho nhiều người, là vĩ nhân, là thánh nhân; còn người nào sống mà đem lại khổ đau cho nhiều người, sống mà làm hại nhiều người, là những “tội phạm của nhân loại”.

Ở mức độ nhỏ hẹp của một cuộc sống bình thường, một người sống có tình có lý, có một ít lòng tốt, tình thương, nhẫn nại, khoan dung, khiêm hòa với những người chung quanh, thì khi người đó chết đi, cái nổi bật trong trí nhớ những người thân quen là những giá trị sống, những phẩm tính, tấm lòng của người kia.

Cho nên cuộc sống nào càng đem lại sự tốt đẹp, hạnh phúc cho nhiều người thì cuộc sống đó càng có giá trị, và cuộc sống nào đem lại sự xấu kém, khổ đau cho người khác thì cuộc sống đó càng kém giá trị.

Ở đây chúng ta chú ý đến mối liên hệ biện chứng, hữu cơ giữa việc làm lợi cho người khác, làm cho người khác hạnh phúc và sự hoàn thiện của riêng của cá nhân, hay là mối liên hệ giữa lợi mình và lợi người, nói theo ngôn ngữ Phật giáo.

Thứ nhất, nếu người ta càng ít phiền não bao nhiêu, người ta càng có ích, càng đem lại hạnh phúc cho người khác chừng đó. Nếu một công việc làmhạnh phúc của người khác bắt nguồn từ một động cơ được xem là không phiền não, tiến hành trong một trạng thái được xem là không phiền não thì kết quả phụng sự cho người khác là rất to lớn từ mặt vật chất đến bề sâu tâm thức.

Thiền sư Vạn Hạnh ngày xưa và Mahatma Gandhi là một thí dụ.

Thứ hai, khi làm cho một người hay một số người hạnh phúc, chúng ta liền hạnh phúc, và ngược lại. Khi làm cho người khác tiến bộ, nâng cấp cho người khác, giúp đỡ cho người khác thì tự chúng ta lại càng tiến bộ thêm; được nâng cấp và giúp đỡ thêm. Cho nên một ý của đạo Phật là người đi trên con đường tự hoàn thiện cần cảm ơn, biết ơn người khác. Nếu không có họ, lấy ai để hành bố thí, nhẫn nhục, lấy ai để tích tập công đức, để trau giồi những giá trị sống hay là những phẩm tính cao cả của bản thân mình?

Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ cho mình, phụng sự người khác là phụng sự cho mình, đem lại niềm vui cho người khác là khai mở niềm vui nơi chính mình. Như thế, lợi mình lợi người là hai cái không thể tách rời nhau trong một tâm thức tiến bộ, nghĩa là bao la và sâu thẳm, mà đạo Phật gọi là Bồ đề tâm. Bởi thế lợi mình và lợi người là không hai, và là ý nghĩa, hạnh phúc của con người trên mặt đất này.

3. Giá trị sống trong tương quan với thế giới tự nhiên: ít phá hoại, nhiều nuôi dưỡng

Chúng ta thấy trong giới luật đạo Phật, sự không xài phí quá mức tài nguyên thiên nhiên thể hiện rất rõ: giặt y áo không được dùng quá nhiều nước, không làm ô nhiễm nguồn nước (nhổ nước bọt, đổ chất thải…) không chặt cây khi không nhận thấy là rất cần thiết, không đốt lửa thiếu cẩn trọng… Tất cả nói lên sự ít xâm phạm thiên nhiênđể dành cho người khác. Nói đến nước, chúng ta đều biết là một vấn nạn của thế kỷ XXI là loài người bị thiếu nước. Như thế, chúng ta thấy cái nhìn của đạo Phật về thiên nhiên thật sâu xa.

Đạo Phật không chủ trương không can thiệp đến thiên nhiên để thiên nhiên vẫn là hoang sơ, nguyên phác. Nhưng đạo Phật quan niệm thiên nhiên cần được cải tạo, sửa sang để thiên nhiên là một thiên nhiên được nâng cấp, được nhân tính hóa chứ không phải là một thiên nhiên bị hủy hoại vì những phiền não của con người mà trong đó tham lam là chủ yếu.

Trong một ý nghĩa, chủ trương “ít muốn, biết đủ” (thiểu dục tri túc) của đạo Phật là sự tôn trọng thế giới tự nhiên, bao gồm thực vật, sinh vật và cả loài vô cơ, vô tình, đất, nước, lửa, gió, không khí. Tôn trọng thiên nhiên là một phần của sự tôn trọng toàn bộ thế giới, trong đó bao gồm ta, người, và toàn bộ thiên nhiên.

Cho nên ít phá hoại, nhiều nuôi dưỡng, ít đem lại “khổ đau” cho thiên nhiên, đem lại nhiều “hạnh phúc” cho thiên nhiêngiá trị sống của bất kỳ con người nào, vì ai cũng biết thiên nhiên là một phần của thân tâm con người.

Để kết luận, chúng ta thấy những giá trị sống, những đức tính lý tưởng của cuộc đời đều có trong đạo Phật. Nhưng đạo Phật không chỉ nêu lên những giá trị sống, những đức tính lý tưởng để rồi chỉ mơ tưởng và rồi trở thành một lý thuyết không tưởng, một đạo đức học hay nhân sinh quan không tưởng. Với đạo Phật không chỉ có tiêu chuẩn lý tưởng (cảnh) mà còn có phương pháp thực hành (hạnh) để cuối cùng đạt đến kết quả hiện thực (quả). Chính sự thực hành cụ thể làm cho những lý tưởng đó trở thành hiện thực trong đời sống.

Như vậy, những giá trị sống của đạo Phật vẫn là những giá trị sống của cuộc đời bình thường, có điều đạo Phật giúp chúng ta phân biệt rõ ràng đâu là một giá trị sống có “giá trị” hơn, nghĩa là mức độ ảnh hưởng của nó rộng lớn, lâu dài và đem lại những kết quả tốt hơn cho mình và cho người.

Hơn nữa, đạo Phật còn cho chúng ta cách sống những giá trị ấy, những thực hành để làm cho những giá trị sống ấy hiện thực thành chính đời sống của mỗi con người. Đạo Phật vừa giới thiệu, định giá những giá trị, những tiêu chuẩn sống, đồng thời giúp hiện thực hóa những giá trị tiêu chuẩn ấy, như thế, đạo Phật trở thành con đường bao trùm toàn bộ bước đầu cho đến bước cuối của những giá trị sống, cho nên có thể nói rằng đạo Phậtgiá trị sống sâu rộng mà cao tột bao trùm toàn bộ đời sống.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 23092)
Đêm Rằm tháng Giêng, sân vắng, trăng sáng đầy trời. Trăng vẫn sáng đẹp như xưa, không có gì thay đổi...
(Xem: 8093)
Có ma hay không có ma ? Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được ta hay không ? Nếu phải trừ ma thì phải làm như như thế nào ?...
(Xem: 20500)
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch ra tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San.
(Xem: 19502)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia.
(Xem: 18382)
Gió không từ đâu tới; gió cũng đã chẳng đi về đâu. Gió hiện hữu, rồi gió tan biến, xa lìa. Tử sinh cũng như thế. Tuy có đó, tuy mất đó
(Xem: 16224)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ
(Xem: 15924)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
(Xem: 19019)
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
(Xem: 14282)
Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao tăng làm sáng cho Phật Giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ VI mãi đến nay đều là các Thiền sư.
(Xem: 9610)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát nổi bật và được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa, và đôi khi cả Tiểu thừa, như trường hợp ở xứ Tích lan và Thái lan cũng có thờ Ngài.
(Xem: 8695)
Philippe Cornu là một học giả uyên bác, thông thạo tiếng Tây Tạng, tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Hán… Ông viết bảo, dịch thuật rất nhiều kinh sách, và thường được mời thuyết giảng về Phật giáo trên đài truyền hình Pháp.
(Xem: 8194)
Lý tưởng Bồ tátảnh hưởng lớn trên đời sống, tư tưởng và hành động của người Phật tử trong suốt hơn hai ngàn năm nay...
(Xem: 8902)
Đề tài của buổi giảng hôm nay là nhằm giới thiệu bức tranh ‘Địa Ngục Biến Tướng Đồ’, còn có tên là ‘Thập Vương Đồ’, do lão sư Giang Dật Tử vẽ tại Đài Trung, hiện nay đang được triển lãm tại Kinh Đô, Nhật Bản.
(Xem: 10951)
Phật giáo luôn nhắc nhở con người nên tin ở mình, tinh tấn tu hành để tự giải thoát. Thật chưa có tôn giáo nào xác nhận tinh tấnđộng lực chính giúp con người vươn đến cõi toàn thiện...
(Xem: 9115)
Tác phẩm Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ của Ngulchu Gyalsas Thogmed Zangpo là một trong những luận bản phổ biến nhất của Phật Giáo Tây Tạng...
(Xem: 8875)
Đức Phật đã dạy: “Chính sự khao khát là điều dẫn đến sự tái sinh. Đây chính là lần sinh thành cuối cùng của ta. Nay sẽ không bao giờ có sự tái sinh đối với ta”.
(Xem: 7941)
Đây là thắc mắc mà thanh niên Subha Todeyyaputta từng nêu ra cho Đức Phật với hy vọng tìm kiếm câu trả lời từ Ngài.
(Xem: 9078)
Mọi phương pháp dạy cho con người tránh né khổ đau hay trốn chạy khổ đau để tìm kiếm hạnh phúc đều không phải là những phương pháp giáo dục hoàn chỉnh.
(Xem: 35585)
Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy đều do một tâm mà khởi. Nếu tâm tướng trong lặng như hư không, tức ra khỏi thân tâm.
(Xem: 8549)
Việt Nam Đạo Phật vốn là một tôn giáo gắn bó với dân tộc, có nhiều ảnh hưởng sâu đậm đến lịch sử phát triển của đất nước, nhất là về mặt văn hóa giáo dục.
(Xem: 15057)
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Tần Trung Quốc, chủ yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo.
(Xem: 8687)
Thiền định là một phương pháp hành thiền có nguồn gốc từ đạo Phật được phát triển vững mạnh trong 3 thập niên qua ở Mỹ và nhiều nước khác.
(Xem: 15262)
Bửu Tạng Luận tác giảTăng Triệu, bài luận này và bộ Triệu Luận đều có ghi trong tập 96 của Tục Tạng Kinh, nhưng bộ Triệu Luận đã lưu hành từ xưa nay...
(Xem: 9160)
Đại Tạng Kinh là một kho báu chung của mọi người Phật tử, nhưng do nhu cầu học Phật ở mỗi quốc gia mà có sự hình thành các Đại Tạng Kinh bằng những ngôn ngữ khác nhau.
(Xem: 8835)
Tâm Phật rỗng rang, không chất chứa gì cả. Tâm chúng sinh là một kho chứa khổng lồ chất đầy gánh nặng vui buồn, sướng khổ, hận thù, oan khiên nghiệt ngã của quá khứ.
(Xem: 9347)
Gót tu sĩ bốn phương trời rảo bước, Cõi Ta-bà đâu chẳng phải nhà ta, Một mình đi bình bát với cà sa, Đói xin ăn, dưới gốc cây nằm ngủ…
(Xem: 8445)
Hơn ba mươi năm, tôi làm ở hội Từ Tế. Bởi vì, tôi thường làm việc cứu trợ trong và ngoài nước, cho nên tôi cảm nhận được thiên tai, nhân họa liên tục ập xuống trái đất.
(Xem: 10292)
Báo Chánh Pháp số 34, tháng 9 năm 2014, do ĐLHT. Thích Thắng Hoan (CA) và Brodard Chateau, Brodard Restaurant & Bamboo Bistro ủng hộ ấn phí.
(Xem: 7655)
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World; tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler
(Xem: 9523)
Những chướng duyên có thể giúp hành giả trên đường giải thoát. Ý niệm này, thường tìm thấy trong kinh Phật, dạy cách đánh giá cao những chướng duyên mà chúng ta gặp phải, vì nhờ chúng nên trí tuệtừ bi mới được nảy sinh.
(Xem: 7510)
Chất lượng của tâm niệm thiện lành sẽ tăng rất nhiều khi xưng danh tha thiết; vì thế, từ trạng thái nhớ nghĩ chuyển qua thực hành xưng danh niệm Phật là điều tất yếu.
(Xem: 17214)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 14999)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 9493)
Kính thưa thầy, con có một thắc mắc về chơn tâmbản tánh. Sao gọi là chơn tâm? Sao gọi là bản tánh? Vậy giữa chơn tâmbản tánh giống nhau hay khác nhau?
(Xem: 20882)
Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.
(Xem: 9207)
Mãi đến tận giờ, có lẽ ít người ngờ rằng Hòa thượng Thích Minh Châu ngoài phong cách một học giả có văn phong cổ kính, nghiêm túc và khô khan nhất trong làng Phật giáo Việt Nam, còn là một ngòi bút tân kỳ và thơ mộng đáng bậc thầy của không riêng Phật giáo.
(Xem: 7170)
Nếu chúng ta phân tích kinh nghiệm của chúng ta một cách cẩn thận, thế thì tôi nghĩ thật rõ ràng rằng hầu hết những quấy nhiễu tinh thần đến từ những tình trạng tinh thần tiêu cựcchúng ta gọi là phiền não.
(Xem: 17680)
Trong các sinh hoạt nhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắt qua giải Ngân-hà...
(Xem: 17618)
Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa...
(Xem: 25782)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 7806)
Những người được gọi là "siêu việt" là những kẻ chân thành muốn làm tan biến tất cả khổ não của người khác bằng việc thấu hiểu nổi khổ đau của chính họ.
(Xem: 9892)
Cái không của A-hàm là xem trọng con đường giải thoát để tu trì. Cái không của Bộ phái dần dần có khuynh hướng bình luận, phân tích về ý nghĩa của pháp.
(Xem: 7265)
Tất cả mọi giáo huấn của Đức Phật đều hướng đến việc đem tới sự thực chứng nguyện vọng tức thời của chúng ta...
(Xem: 9646)
Chết là sự chấm dứt tạm thời của một hiện tượng tạm thời. Chết không phải là đoạn diệt hẳn, chết tại chỗ này nhưng lại sanh chỗ khác.
(Xem: 8122)
Thật là đại hạnh cho chúng tôi, nếu đức Thế Tôn cho phép nữ giới được sống đời xuất gia phạm hạnh thiêng liêng trong pháp và luật của đức Thế Tôn!
(Xem: 9079)
Thời hạn của ba kỳ, có thuyết cho là sau khi Phật diệt độ, Chánh pháp trụ thế 500 năm, Tượng pháp được 1.000 năm và Mạt pháp trải qua 10.000 năm...
(Xem: 7409)
Nếu bằng "cùng một nơi" chúng ta muốn nói thiên đàng[1] hay giải thoát khỏi vòng luân hồi, thế thì đấy là khó khăn...
(Xem: 8746)
Thực hành giáo lý không phải chỉ là đến chùa đọc kinh hay niệm Phật mà chính là áp dụng giáo lý của đức Phật trong đời sống hàng ngày...
(Xem: 7923)
Đức Phật nói lý nhân duyên là nói đến sự thật của đời sống con người và muôn loài vật trên thế gian này.
(Xem: 8319)
Sự hình thành các hệ tư tưởng của Phật giáo Bộ phái không ngoài mục đích đáp ứng nhu cầu thực tế của Phật giáo đương thời, xã hội hoá Phật giáo.
(Xem: 7515)
Suốt 49 năm giáo hóa độ sinh, Phật chỉ có ba y một bình bát, sống đời rày đây mai đó, tùy bệnh cho thuốc, giúp đỡ mọi người.
(Xem: 8693)
Chúng sinh trong cõi luân hồi vô thủy vô chung ấy đến rồi đi, đi rồi đến giống như hạt bụi nhỏ, phút chốc bỗng sinh trên trời, bỗng chốc sinh trên mặt đất...
(Xem: 8141)
“Ba cõi duy chỉ là tâm, muôn pháp duy chỉ là thức” là một chân lý, một sự thật được nói nhiều trong tông Duy thức, và rộng ra, có trong tất cả kinh, luận.
(Xem: 8877)
Dựa theo thuyết Thiên mệnh của Khổng Tử thì thiên mệnh là mạng lịnh của Trời. Thiên mệnh là chủ thuyết rất quan trọng trong triết lý của đạo Nho.
(Xem: 7287)
"Sau khi tôi nhập diệt, giới luật sẽ thay tôi để làm thầy của quí vị, ở đâu có giới luật thì ở đó có tôi..."
(Xem: 13985)
Tập hợp các bài viết của nhiều tác giả cùng 1 chủ đề: Tứ Diệu Đế, Bốn Chân Lý cao cả
(Xem: 7092)
... nghành Tâm lý học sẽ không bao giờ có thể giúp con người thấy đúng và rõ sự thật của tâm lý mình và tâm lý người khác.
(Xem: 10323)
Duy thức học là một học thuyết tuy được xác lập vào khoảng thế kỷ thứ tư...
(Xem: 7660)
Giáo huấn của Đức Phật nhấn mạnh rằng không có một linh hồn độc lập hay một tự ngã độc lập.
(Xem: 8471)
Trong một quyển sách nhỏ «Phật Giáo Nhập Môn» tác giả Fabrice Midal đã dành riêng một chương để tóm lược thật ngắn gọn một số các khái niệm căn bản...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant