Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

04. Cung kính (Apacāyana)

30 Tháng Chín 201200:00(Xem: 7689)
04. Cung kính (Apacāyana)
CHÁNH KIẾN VÀ NGHIỆP

Tác giả: Ledi Sayadaw và nhiều c giả khác

Dịch giả: Pháp Thông


CHƯƠNG VI:

MƯỜI PHƯỚC NGHIỆP SỰ (Puññakiriyā - Vatthus)


4. CUNG KÍNH (Apacāyana)

Apacāyana có nghĩa là tỏ lòng tôn trọng hay cung kính đối với những người hơn bạn về tuổi tác, giới đức, tính thanh liêm, trí tuệ, công hạnh, v.v… Cung kính các bậc trưởng lão như cha, mẹ, cô, chú của bạn; nhường chỗ ngồi và nhường đường cho các bậc đáng kính; cúi đầu và tỏ lòng khiêm cung, chắp tay xá các vị Sư; bỏ nón, chào họ theo phong tục, v.v… đều là những dấu hiệu tỏ lòng tôn trọng. Tuy nhiên, nếu bạn tỏ lòng tôn kínhtính cách miễn cưỡng trước một người quyền thế do sợ hãi hoặc với một mục đích cá nhân nào đó, hành động này không thể gọi là apacāyana hay cung kính được, vì bản chất của nó là tự thị, khoa trương và chỉ có nghĩa là lừa đảo (māyā) mà thôi.

* Vấn đề cần suy gẫm

Cúi đầu hoặc khom mình thường được mọi người chấp nhận như những cử chỉ tỏ lòng cung kính. Ở Miến (Myanmar) người ta còn đặt những vật đang mang trên đầu xuống và nằm phủ phục trên đường khi gặp các vị Sư. Có số thì quỳ trên đường đất bụi bặm mặc cho quần áo mới của họ bị lấm lem. Trong khi số khác quỳ trên lề đường hoặc trên sân ga để đảnh lễ các vị sư hoặc tỏ lòng cung kính các bậc Trưởng lão. Tất nhiên, những hành động ấy nếu được làm với sự chân thành thì không có gì đáng trách. Song vào thời buổi này khi con người phải vội vã trong những nơi tất bật, chỉ cần một cái cúi đầu hoặc một vài lời khiêm tốn là đủ để tỏ lòng cung kính rồi. Quỳ và phủ phục để tỏ sự sùng kính khi gặp một vị sư trên đường hay ở những nơi đông đúc bận rộn trước mặt những người ngoại quốc thực sự không cần thiết lắm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16750)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21421)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18840)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23139)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20098)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9524)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant