Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

08. Thính pháp (Dhammasavana)

30 Tháng Chín 201200:00(Xem: 7587)
08. Thính pháp (Dhammasavana)
CHÁNH KIẾN VÀ NGHIỆP

Tác giả: Ledi Sayadaw và nhiều c giả khác

Dịch giả: Pháp Thông


CHƯƠNG VI:

MƯỜI PHƯỚC NGHIỆP SỰ (Puññakiriyā - Vatthus)


8. THÍNH PHÁP (Dhammasavana)

Dhammasavana nghĩa là Thính Pháp hay nghe Pháp của bậc Giác Ngộ. Có năm lợi ích của việc thính pháp: (1) có thêm kiến thức mới, (2) những điều đã hiểu biết được sáng tỏ hơn, (3) giải tỏa được những điều mơ hồ, hoài nghi, (4) có được đức tin chân chánh, (5) làm cho tâm trong sáng nhờ phát triển niềm tintrí tuệ.

* Những cách nghe Pháp không đúng

Nghe Pháp với ý định gặt hái năm lợi ích kể trên là nghe Pháp chính đáng. Có số người đi dự những buổi thuyết Pháp chẳng qua vì họ thân thiện với vị Pháp Sư; có người vì thích nghe những câu chuyện cười và những giai thoạitính cách tiếu lâm; có số vì sợ người khác cáo buộc là quá lười; số khác thích đi nghe Pháp để đánh giá khả năng của vị pháp sư, v.v… Tất nhiên bạn chẳng thể gặt hái được lợi ích gì từ việc nghe Pháp với những ý định thấp hèn như vậy. Xưa có một người Trung Hoa qua sông trên một chiếc thuyền nan, lúc người chèo thuyền cảnh báo rằng chiếc thuyền bị rò một lỗ. Người Trung Hoa nghĩ như thế có nghĩa là nước từ trong thuyền sẽ rỉ ra và chảy vào sông; vậy thì có chuyện gì mà phải lo. Được một lát, ông để ý thấy đũng quần mình bị ướt. Ông kinh hoảng và la lên "Thuyền này đâu có rỉ ra đâu; nó còn cho nước lọt vào đây này!" Mục đích chính xác của việc nghe Pháp là để cho những tư duy ác của chúng ta chảy ra. Vì thế chúng ta phải rất thận trọng, nếu không chúng ta sẽ để lọt vào tâm nhiều điều ác thêm mà thôi.

* Những lợi ích của đọc sách

Ngày nay có rất nhiều quyển sách có thể đem lại cho chúng ta sự khôn ngoan và kiến thức. Ở Miến, một quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo, có hàng trăm cuốn sách chuyên đề Phật học xuất hiện trên các kệ sách. Nhờ đọc những cuốn sách này bạn có được những lợi ích giống như nghe Pháp vậy. Do đó, đọc các loại sách như thế này có thể còn lợi ích hơn nghe những bài thuyết giảng hiện đại rất nhiều. Thậm chí nếu bạn không đọc được, bạn có thể nhờ người khác đọc lớn lên cho bạn nghe. Điều này cũng tương đương với việc nghe Pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16744)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21414)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18829)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23130)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20096)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9523)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant