Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Người xuất giavấn đề lễ lạy cha mẹ

17 Tháng Mười 201200:00(Xem: 12573)
Người xuất gia và vấn đề lễ lạy cha mẹ

nguoixuatgialelay-chucphuGiới luật Phật giáođạo đức xã hội tuy có mối quan hệ gần nhau ở một số lãnh vực, nhưng đôi khi không dung hội nhau trong một số chuẩn mực đạo đức đặc thù. Vì lẽ, con đường đạo đức của thế gianxuất thế gian tuy gần nhau nhưng về cơ bản thì không trùng nhau.

Trong quá trình phát triển, ngay tại quê nhà cũng như du nhập ở một số quốc gia, Phật giáo nói chung và giới luật Phật giáo nói riêng đã gặp phải những thử thách không nhỏ, khi có những quy định trái với cổ tục cũng như thiết định đạo đức của xã hội hiện hành. Việc con cái lễ lạy cha mẹ hoặc ngược lại, có tiền đề tranh luận trong thời Phật tại thế(1), cũng như đã tốn nhiều bút mực, tâm huyết của các nhà Phật học Trung Hoa nhiều thời kỳ.

Ngay tại Việt Nam trong thời gian gần đây, đã xuất hiện sự kiện người xuất gia lễ lạy cha mẹ đã khuất. Vấn đề vừa nảy sinh từ hiện thực, đã tạo cho người viết thao thức về việc cần phải khảo cứu lại những tư liệu liên quan đến việc lễ lạy cha mẹ của người xuất gia, thông qua kinh, luật và điển tịch Phật giáo. Trong giới hạn đề tài, người xuất gia được hiểu là toàn bộ người xuất gia nói chung và lễ lạy theo cách hiểu là năm vóc sát đất (五 體 投 地).

Tâm, hành người xuất gia từ kinh, luật Nikaya

Người xuất gia là kẻ từ bỏ gia đình, sống không gia đình(2); là con ruột Thế Tôn, sanh ra từ miệng, do pháp sanh, do pháp hóa sanh, thừa tự Chánh pháp(3). Hình ảnh của nhiều con sông khi đổ vào biển lớn thì không còn mang tên, họ của mình là ẩn dụ sinh động khi đề cập đến tính chất không gia đình của người xuất gia được Phật dạy trong kinh Tăng chi: Ví như, này Pahārāda, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Yamunā, sông Aciravatì, sông Sarabhū, sông Mahī, các con sông ấy khi chảy đến biển, liền bỏ tên họ cũ trở thành biển lớn. Cũng vậy, này Pahàràda, có bốn giai cấp: Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà, sau khi từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia trong Pháp và Luật được Như Lai tuyên bố, họ từ bỏ tên và họ của họ từ trước, và họ trở thành những Sa-môn Thích tử(4).

 Như vậy, kể từ thời điểm được xuất gia theo Chánh pháp và đúng như pháp, thì tất cả những yêu cầu, những hệ lụy, những quy định của xã hội, những chuẩn mực đạo đức của gia đình… người xuất gia đã giảm bớt sự vướng bận, quan tâm. Sự kiện Tôn giả Sangamāji đã có gia đình rồi mới xuất gia, người vợ không hiểu đạo, đem con giao cho tôn giả, tôn giả không đoái hoài làm cho người vợ phải ôm con trở về, được Phật tự kể lại qua những vần kệ sống động trong kinh Phật tự thuyết: Không hoan hỷ, nàng đến/ Không sầu muộn, nàng đi/ Giải thoát khỏi ái phược/ Là Sangamàji/ Ta gọi người như vậy/ Là vị Bà-la-môn(5). Có thể câu chuyện không mang nhiều tính nhân văn theo quy chuẩn xã hội, nhưng qua đó đã cho thấy tính chất thong dong, không bị trói buộc của người xuất gia, cho dù đó là quan hệ máu mủ, ruột rà.

Với người xuất gia, phẩm vị được khẳng định ở giới hạnh chứ không phải ở tuổi tác. Có thể đầu xanh tuổi trẻ nhưng vẫn được tôn trọng cung kính, bởi lẽ có khi ẩn đằng sau vóc dáng con trẻ là phẩm vị đạo đức cao cả thiêng liêng. Trường hợp Tôn giả Lakuntaka được ghi lại trong Tích truyện Pháp đã minh chứng cho trường hợp này. Đức Phật dạy: Ta không gọi người nào là trưởng lão chỉ vì họ già, vì họ ngồi ở ghế trưởng lão, nhưng người nào thấu đạt chân lý, và đối xử tốt với người khác, người ấy là Trưởng lão(6). Hơn thế nữa, trong kinh Tương ưng, Đức Phật dạy đức vua Kosala không nên khinh thường vị Tỳ-kheo nhỏ tuổi(7), vì phẩm vị đạo đức và tầm mức trí tuệ quan trọng hơn niên cao, tuổi tác. Trong luật tạng thời Phật cũng thiết định: Này các Tỳ-kheo, ta cho phép việc đảnh lễ, việc đứng dậy chào, hành động chắp tay, hành động thích hợp, chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, vật thực tốt nhất tính theo thâm niên(8) (Hạ lạp - NV).

Trong vấn đề thể hiện sự cung kính đối với hàng xuất gia, thì câu chuyện hoàng thân Sakya và vương phụ Suddhodana thể hiện sự cung kính với Đức Phật là một sự kiện chấn động. Theo Chuyện tiền thân số 547(9), trong chuyến về thăm quê hương Kapilavastu sau khi thành đạo, khi các vị hoàng thân quốc thích lớn tuổi muốn ra chào Ngài, nhưng vẫn còn ái ngại vì chưa quen việc thể hiện sự cung kính với một người trẻ tuổi như Đức Phật. Mãi đến khi Đức Phật thi triển các dạng thức thần thông, thì sự ái ngại đó được xóa tan và ngay cả phụ vương Suddhodana cũng thể hiện sự cung kính, mà ở đây là lễ lạy đối với Đức Phật. Cũng ngay trong bản kinh vừa nêu, phụ vương Suddhodana thừa nhận rằng, đây là lần thứ ba ngài đảnh lễ Đức Phật. Theo ngài, hai lần trước đó là khi thái tử vừa chào đời và lúc thái tử nhập định trong lễ Hạ điền. Chi tiết này còn được phát hiện trong luật Thiện kiến (善見律)(10).

Có thể hàng đệ tử xuất gia của Đức Phật còn lâu mới được như Ngài, thậm chí đôi khi còn bị mẹ mắng xối xả như câu chuyện của ngài Xá Lợi Phất(11). Tuy nhiên, theo quan điểm của Đức Phật, người cư sĩ dù chứng Thánh nhưng vẫn phải đảnh lễ, cúng dường phàm tăng. Vì lẽ, các vị phàm tăng tuy hư hỏng, khuyết tật nhưng họ vẫn đang trong tăng tướng và phẩm mạo cao thượng; họ đang đi trên con đường phạm hạnh, họ ăn một bữa, họ thiểu dục, tri túc; họ thường sống nơi tịch mịch, xa chỗ huyên náo ồn ào, xa chỗ ngũ dục thấp hèn!... Còn ta là gì? Ta là cư sĩ áo trắng, dù đắc quả Tu-đà-huờn, nhưng ta vẫn có gia đình với vợ và con, bạc tiền, của cải, danh vọng, địa vị, nghề nghiệp nuôi sống. Ta không cắt móng tay, không cạo râu tóc, vẫn trang điểm, vẫn thoa vật thơm, y phục lành tốt, thọ hưởng ngũ dục, ăn ngon, mặc ấm, giường cao, nhà rộng v.v... Chỉ nguyên nhân ấy thôi, ta đã phải lễ bái, cúng dường đến các ngài rồi. Huống hồ các ngài, chư phàm tăng ấy còn có khả năng dạy giáo pháp, truyền giới luật cho người tại gia, người xuất gia? (12). Đây là một quan điểm cực kỳ táo bạo. Quan điểm này cũng được khẳng định tương tự bằng câu chuyện về nữ cư sĩ Mātikamātā được ghi lại trong Tích truyện Pháp cú. Theo văn kinh, mặc dù đã chứng đệ tam thánh quả A-na-hàm nhưng cư sĩ Mātikamātā vẫn phụng cúng cho sáu mươi vị phàm tăng bốn món cần dùng suốt mùa an cư kiết hạ(13). Từ đây, có thể thấy, người xuất gia mang hình bóng của Tam bảo thì được cư sĩ tại gia phụng kính. Vì Tăng không phải là cá nhân mà là đoàn thể, là ngôi vị tôn quý thứ ba trong Tam bảo. Và, Tam bảo là đối tượng tôn thờ tối thắng, không thể vượt qua và không có ai cao hơn ngôi vị Tam bảo.

Về cách thức thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, trong một số trường hợp, Đức Phật vẫn cho phép người xuất gia nuôi dưỡng cha mẹ của mình trong điều kiện khả dĩ. Đây chỉ là giải pháp mang tính tình thế, riêng lẽ, nhằm giúp cho một vài vị Tỳ-kheo trong hoàn cảnh vừa nêu không phải trở lui đời sống thế tục, mà vừa có thể tu tập, vừa có thể chăm lo cha mẹ của mình(14). Về phương diện người xuất gia thể hiện lòng hiếu tháo đối với đấng sanh thành, kinh điển Nikaya chỉ nhấn mạnh lấy việc tu tập, chuyển hóa của bản thân, xem đó là một trong những cách thức báo hiếu tối ưu dành cho cha mẹ.

Với những người thân đã khuất, tâm trạng u buồn, khổ đau không phải là thái độ của một người cư sĩ đúng mực. Từ các câu chuyện Tiền thân Đức Phật số 352, 354, 449, chuyện nàng Kisa Gotami (Theri 143), nàng Patacara (Theri 134)… đã cho thấy Đức Phật có một cái nhìn bình thản trước lẽ thường sanh tử. Ngài kêu gọi hàng đệ tử nên có một quan điểm thấu đạt về sự thực vô thường, vô ngã, buông xả mọi chấp trước trước thực trạng sanh tử biệt ly. Cơ sở vững chắc nhất về quan điểm này là thái độ trầm tỉnh, bình thản của Đức Phật khi Ngài tuần tự kể lại 547 câu chuyện về tiền thân của mình cũng như của các đệ tử.

Từ cơ sở này có thể thấy, đối với cha mẹ, anh em, thân tộc quá cố… kinh điển Nikaya đề cập nhẹ nhàng, không cổ súy hoạt động cúng kiếng, tế tự người thân. Thậm chí, đối với thân xác còn lại của Như Lai sau khi diệt độ, Đức Phật cũng chỉ dạy rằng, các thầy xuất gia đừng quá bận tâm hay băn khoăn lo lắng, vì theo Ngài, việc ấy là phận sự của hàng tại gia cư sĩ. Lời dạy thống thiết trong đêm Đại diệt độ đã minh chứng cho quan điểm này: Này Ananda, các Ngươi đừng có lo lắng vấn đề cung kính thân xá-lợi của Như Lai. Này Ananda, các Người hãy nỗ lực, hãy tinh tấn hướng về tự độ, sống không phóng dật, cần mẫn, chuyên hướng về tự độ. Này Ananda, có những học giả Sát-đế-lỵ, những học giả Bà-la-môn, những học giả gia chủ thâm tín Như Lai, những vị này sẽ lo cho sự cung kính cúng dường thân xá-lợi của Như Lai(15). Từ lời căn dặn này, Bà-la-môn Dona cũng như dân chúng Mala đã đóng vai trò chính trong việc hỏa táng cũng như phân chia xá-lợi của Đức Như Lai sau lễ trà tỳ.

Theo kinh văn Nikaya, người xuất gia luôn có một vị trí tối thắng. Với khảo sát bước đầu, chúng tôi chưa phát hiện bất cứ một tư liệu nào yêu cầu hàng xuất gia phải cung phụng, lễ bái hàng tại gia, dù đó là cha mẹ hay quân vương, mà còn phát hiện nhiều điều ngược lại. Có thể sự tinh nghiêm, trong sạch của đại đa số chúng xuất gia trong thời kỳ đầu, đã làm cho chúng tại gia dễ dàng chấp nhận và tuân phục theo những bổn phận mà Đức Phật đã quy định cho hàng cư sĩ. Hơn nữa, nghi lễ đời người thời Phật cũng rất giản đơn vì theo quan điểm của Đức Phật, cái chết chỉ là kết thúc một chặng ngắn của hành trình dài. Chết và sẽ tái sanhniềm tin phổ biến trong chúng xuất gia và kể cả hàng tại gia cư sĩ. Vì vậy, vấn đề người xuất gia lễ lạy cha mẹ khi còn sống hay trong tang nghi không có mặt trong kinh điển thuộc văn hệ Nikaya.

Người xuất gia lễ lạy cha mẹ theo kinh điển Bắc truyền

Từ sự quy định của quân vương và tự nảy sinh trong hiện thực đời sống, sự kiện người xuất gia lễ lạy cha mẹ xuất hiện trong Phật giáo Trung Hoa ở nhiều thời kỳ. Tư liệu về thể tài này được bảo lưu rất phong phúsinh động trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu (ĐTKĐCTT). Người viết tiếp cận vấn đề dựa trên nguồn tư liệu này.

1- Chiếu lệnh và kháng thư

Vấn đề yêu cầu người xuất gia lễ lạy cha mẹ, lễ kính các đối tượng vương quyền và các ý kiến phản đối của Tăng nhân được tập hợp trong Tập Sa-môn bất ưng bái tục đẳng sự (集 沙 門 不 應 拜 俗 等 事) thuộc tập 52 mang số hiệu 2108 trong ĐTKĐCTT. Đây là một tác phẩm gồm sáu quyển, là sự tổng hợp phong phú các dạng Sắc, Chiếu, Lệnh… của vương quyền như: Kim thượng chế Sa-môn đẳng trí bái quân, thân sắc (今 上 制 沙 門 等 致 拜 君 親 敕); Tống Hiếu Vũ Đế ức Sa-môn trí bái sự (宋 孝 武 帝 抑 沙 門 致 拜 事); Kim thượng đình Sa-môn bái quân chiếu (今 上 停 沙 門 拜 君 詔)… cùng các kháng thư thể hiện qua các dạng văn bản như Khải, Biểu, Thư, Nghị Trạng… của các Tăng nhân và Đạo sĩ xuyên suốt nhiều thời kỳ. Theo tác phẩm Tập Sa-môn bất ưng bái tục đẳng sự, các vị vương quan yêu cầu Sa-môn quỳ lạy rất đông đảo, từ Hán Thành Đế, Hàn Huyền, Hiếu Võ Đế, Hách Liên Bột Bột, Tề Vũ Đế, Tùy Dạng Đế, Thượng Quan Nghi… Yêu cầu đó đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của Đạo sĩ và Tăng nhân. Có thể điểm qua những Tăng nhân có kháng thư tiêu biểu như Lô Sơn - Tuệ Viễn, Thích Ngạn Tông, Oai Tú, Đạo Tuyên, Linh Hội, Hội Ẩn, Huyền Phạm, Tĩnh Mại, Sùng Bạt…

Từ nội dung sắc chỉ của các vương quan, có thể nhận ra cơ sở nền tảng của lý lẽ Sa-môn phải lễ lạy vương quyền và cha mẹ dựa trên những chuẩn mực đạo đức của Nho gia như Lục thuận(16), Ngũ thường(17): Mở bày nền tảng Lục thuận; sánh hợp căn bản Ngũ thường (具 開 六 順之 基. 偕 協 五 常之 本)(18). Trong những Tăng nhân viết kháng thư, người đầu tiên thể hiện sự phản kháng đáng chú ý là ngài Lô Sơn - Tuệ Viễn với tác phẩm thời danh Sa-môn bất kính vương giả luận (沙 門 不 敬 王 者 論). Đặc biệt, ngài Đạo Tuyên, vị khai tổ của Luật tông Trung Quốc, đã viết bốn kháng thư vừa mang tính lý luận Phật học vừa dẫn ra những tai hại cho các vương quan khi ban sắc, chiếu trái đạo. Trong luận thư, ngài Đạo Tuyên đã vận dụng kinh thư Trung Hoa để xiển dương sự tôn nghiêm của Tam bảo(19). Theo ngài Đạo Tuyên, Do chiếu lệnh nên phải quỳ bái phụ mẫu, với người xuất gia theo Phật thì đó là việc quá sai lầm (然於父母猶令跪拜.私懷徒愜佛教甚違)(20). Trong những kháng thư, ngoài việc viện dẫn kinh điển, các Tăng nhân đều khẳng định rằng, nếu yêu cầu người xuất gia lễ bái, dù đó là quân vương hay cha mẹ, thì việc người thọ lễ sẽ bị tổn phước và thậm chí là đoản thọ. Theo Phụ mẩu đồng quân thượng bất lệnh xuất gia nhân trí bái biểu (父 母 同 君 上 不 令 出 家 人 致 拜 表) của Tăng nhân Sùng Bạt, thì Sa-môn lạy người đời thì họ sẽ tổn giảm công đứcthọ mạng, dù đó là quân vương hay cha mẹ (沙 門 拜 俗 損 君 父 功 德 及 以 壽 命)(21).

Thái độ phản kháng của Tăng nhân về việc bắt Sa-môn lễ lạy vua quan và cha mẹ còn được phát hiện rải rác trong Pháp uyển châu lâm (法 苑 珠 林)(22)Quảng hoằng minh tập (廣 弘 明 集)(23), Phật tổ lịch đại thông tải (佛 祖 歷 代 通 載)(24), Trúc song tùy bút (竹 窗 随 笔)(25)… Cơ sở nền tảng của những yêu cầu Sa-môn lễ lạy cha mẹ, vương quan cùng những kháng thư vừa dẫn, có liên quan đến hoặc căn cứ vào những bộ kinh, luật căn bản của Phật giáo.

2- Cơ sở kinh, luật

Đạo Phật được xem là đạo hiếu. Đạo hiếu ấy bàng bạc trong mỗi trang kinh và được tiếp cận từ nhiều góc độ. Đề cập về hiếu đạo, ĐTKĐCTT có ghi lại các kinh căn bản sau: Phật thuyết báo ân phụng bồn kinh, cũng có tên là Báo tượng công đức kinh (佛 說 報 恩 奉 盆 經 (亦 云 報 像 功 德 經)(26); Phật thuyết phụ mẫu ân trọng kinh (佛 說 父 母 恩 重 經)(27); Phật thuyết hiếu tử kinh (佛 說 孝 子 經)(28); Phật thuyết phụ mẫu ân nan báo kinh (佛 說 父 母 恩 難 報 經)(29); Phật thuyết Vu lan bồn kinh (佛 說 盂 蘭 盆 經)(30).

Một trong những cơ sở lý luận của việc lễ bái cha mẹliên quan đến luận điểm Đức Phật lạy đống xương khô. Ở đây, trong tất cả những kinh văn liên quan đến hiếu đạo vừa dẫn, không có chi tiết này. Lần ngược lại bản chữ Hán từ bản kinh tiếng Việt của kinh Báo ân cha mẹ, chi tiết: Như Lai hướng về đống xương khô, năm vóc sát đất, cung kính lễ bái (如 來 向 彼 枯 骨,五 體 投 地, 恭 敬 禮 拜) được phát hiện trong một bản kinh biệt hành mang tên Phật thuyết phụ mẫu ân trọng nan báo kinh (佛 說 父 母 恩 重 難 報 經) do ngài Cưu Ma La Thập phụng chiếu dịch (姚 秦 三 藏 法 師 鳩 摩 羅 什 奉 詔 譯). Điều đáng chú ý là bản kinh này không nằm trong Nghi tợ bộ và cũng không có tên trong ĐTKĐCTT. Chúng tôi đã khảo sát nhiều cách thức từ ĐTKĐCTT, Đại tạng kinh tường tế mục lục, cũng như toàn bộ dịch phẩm của ngài Cưu Ma La Thập trong Xuất tam tạng ký tập, nhưng không phát hiện bản kinh này. Theo quan điểm chính thống, các kinh văn được đưa vào Đại tạng kinh đã trải qua sự thẩm định nghiêm khắc của nhiều nhà nghiên cứu Phật họcthẩm quyền. Nếu căn cứ vào ĐTKĐCTT làm nền tảng, bản kinh nào không có trong danh mục Đại tạng, thì không được xem là kinh văn chính thống của Phật giáo Bắc truyền. Và như vậy, từ cơ sở này đã minh chứng, chi tiết Đức Phật lạy đống xương khô là sự kiện không có thực trong kinh văn Phật giáo Bắc truyền.

Trong giáo nghĩa Đại thừa, người xuất gia thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ bằng nhiều cách. Trong tất cả những hình thức báo hiếu, kinh điển không đề cập đến việc quỳ lạy cha mẹ.

Theo kinh Đại bát Niết bàn, quyển thứ sáu (大 般 涅 槃 經 卷 第 六)(31), Đức Phật dạy rằng: Người xuất gia không nên lễ kính người tại gia (然 出 家 人 不 應 禮 敬 在 家 人 也)(32); trong Chư kinh yếu tập, quyển thứ hai (諸 經 要 集, 卷 第 二), Phật dạy: Không nên lễ bái hết thảy người tại gia (不 應 禮 拜 一 切 白 衣)(33). Tương tự, kinh Phạm võng Bồ-tát giới (梵 網 經 菩 薩 戒) quyển hạ, tập hai mươi bốn, Đức Phật dạy: Phép của người xuất gia thì không nên lễ bái quốc vương, không lễ lạy cha mẹ, không kính lễ lục thân quyến thuộc, không kính lễ quỷ thần (出 家 人 法 不 向 國 王 禮 拜. 不 向 父 母 禮 拜. 六 親 不 敬. 鬼 神 不 禮)(34)Chi tiết này cũng xuất hiện trong Giới pháp xuất gia tại gia - Bồ-tát giới, bản dịch tiếng Việt của Hòa thượng Trí Quang(35). Đặc biệt, trong quyển thứ năm mươi của bộ Tứ phần luật, bộ luật căn bản của người xuất gia, Đức Phật dạy, không nên lạy người thế tục (佛 言. 不 應 禮 白 衣)(36). Tư liệu này cũng được tìm thấy trong Luật tứ phần, bản dịch tiếng Việt của Hòa thượng Thích Đỗng Minh(37).

Đây là những cơ sở nền tảng bảo chứng rằng, người xuất gia không nên lễ lạy người tại gia, dù đó là quân vương, cha mẹ hay lục thân quyến thuộc, dù còn sống hay đã chết. Vì lẽ, người xuất gia, đã thọ giới Bồ-tát, nếu lạy cha mẹ, thì phạm vào giới số 40 trong 48 giới nhẹ của Bồ-tát giới Phạm võng(38); người xuất gia nói chung, nếu lạy cha mẹ, thì không đúng với kinh, luật vừa được dẫn ở trên.

Thay lời kết hay những giải pháp gợi mở

Mặc dù thân, tâm xuất gia nhưng Tăng nhân vẫn có những mối liên hệ về nguồn cội của mình. Ứng xử hài hòa trong quan hệ thân tộchành trì đúng theo giới luậtviệc làm cần thiết của một người xuất gia. Tham khảo về hành xử của Đức Phật trong tang lễ của thân phụ Tịnh Phạn được ghi lại trong Phật thuyết Tịnh Phạn vương bát Niết bàn kinh (佛 說 淨 飯 王 般 涅 槃 經)(39), là những giải pháp gợi mở về trường hợp này.

Theo kinh, Đức Phật đã có những hỗ trợ cần thiết qua những khai thị ngắn gọn và thực tế, để cuối cùng sau khi từ bỏ huyễn thân, vua Tịnh Phạn được sanh lên cõi Trời Tịnh Cư (生淨居天). Kinh văn mô tả ứng xử khéo léo của Đức Phật, xoay quanh những sự kiện trong tang lễ. Một trong những chi tiết, đó là Đức PhậtNan Đà nghiêm, kính đứng ở trước linh cữu, ngài A NanLa Vân (La Hầu La – NV) thì đứng ở phía cuối (佛 共 難 陀. 在 喪 頭 前 肅 恭 而 立. 阿 難 羅 云. 住 在 喪 足). Đặc biệt, Đức Phật sợ chúng sanh đời sau không báo đáp thâm ân cha mẹ, nên dự định tự mình khiêng quan tài của thân phụ (自 欲 擔 於 父 王 之 棺).

Ở đây, cần phải thấy rõ là Ngài chưa tự mình khiêng quan tài thân phụ. Hiện tại, chúng tôi chưa phát hiện tư liệu cho rằng Đức Phật ghé vai khiêng quan tài của thân phụ. Ngài vừa khởi ý như thế thì tam thiên đại thiên thế giới chấn động. Khi đó, bốn vị Thiên vương liền phát nguyện và được Phật cho phép, nên thay Đức Phật khiêng quan tài vua Tịnh Phạn. Chi tiết đáng lưu ý là trước khi khiêng quan tài, bốn vị Thiên vương đều hiện thân hình như người bình thường (時 四 天 王. 各 自 變 身. 如 人 形 像. 以 手 擎 棺). Nghĩa cử cuối cùng của Đức Phật đối với thân phụ Tịnh Phạn là Ngài đã cúi mình, tay cầm lò hương, đi trước linh cữu, đưa di thể vua Tịnh Phạn về nơi an táng (如 來 躬 身.手 執 香 爐.在 喪 前 行.出 詣 葬 所).

Kinh văn đã chuyển tải những thông điệp quan trọng về hành xử của người xuất gia đối với tang lễ của cha mẹ mình. Từ kinh văn cho thấy, những ứng xử của Đức Phật trong tang lễ của thân phụ vẫn nằm trong khuôn khổ những thiết định giới luật mà Ngài đã ban hành.

Trong thực tiễn đời sống, có một số trường hợp người xuất gia xem mẹ cha như những cư sĩ bình thường. Đây là những trường hợpĐại sư Liên Trì đã cực lực lên án trong tác phẩm Chánh ngoa tập (正訛集). Theo ngài Liên Trì, có những hạng ngu tăng không hiểu biết, cứ để cho cha mẹ lạy, hoặc ngồi chính giữa để cha mẹ chầu hầu bên cạnh, hoặc ngồi giữa thuyền để cha mẹ vất vả chèo ghe. Trong sâu xa thì trái với lời dạy của Phật, trong liên hệ đời thường thì ngược với nhân luân, làm cho người đời chê cười và tự thân trưởng dưỡng tánh ngã mạn (愚 僧 不 知,遂 納 父 母 之 拜,或 正 座 而 父 母 趨 傍,或 中 舲 而 父 母 操, 楫 遠 違 佛 旨, 近 逆 人 倫. 招 世 譏 嫌, 啟 人 傲 慢 - 正 訛 集). Trong tác phẩm Trúc song tùy bút (竹 窗 随 笔), Đại sư Liên Trì đã đưa ra quan điểm xem cha mẹ giống như Phật (這 是 我 的 父 母 親,如 衕 佛 一 樣) và yêu cầu người xuất gia nên ứng xử cho tương đồng. Căn cứ vào bối cảnh lịch sử, quan điểm này của Đại sư Liên Trìgiải pháp tình thế, nhằm chống lại một số trường hợp người xuất gia không hiếu kính, hay ứng xử không phù hợp đối với các bậc thân sinh ra mình.

Hiếu đạo là giá trị nhân văn mang tính toàn nhân loại. Mỗi dân tộc, quốc gia, tôn giáo… có những quy chuẩn về hiếu đạo khác nhau. Thang bậc hiếu thảo lớn nhất theo quy chuẩn của Nho giaTôn thân(40). Với Phật giáo, người con hiếu thảo đúng mực, ngoài những phận sự lo cho cha mẹ tương đương như Nho gia, thì việc khuyến hóa cha mẹ an trú trong TínGiới(41), quảng phát Bồ-đề tâm, vì cha mẹ sám hối nghiệp chướng, hồi hướng công đức tu hành cho cha mẹ… là những cách thức báo hiếu cao cả. 

 Chú thích

(1) Kinh Tiểu bộ, tập 10, Chuyện Tiền thân Đức Phật, chuyện Đại vương Vessantara, số 547. Xem thêm: 大 正 新 脩 大 藏 經 第 三 冊 No. 187, 方 廣 大 莊 嚴 經; No. 156, 大 方 便 佛 報 恩 經.
(2) Kinh Trung bộ, tập 2, kinh Ratthapala, số 82.
(3) Kinh Tương ưng, tập 2, thiên Nhân duyên, chương V, Tương ưng Kassapa, kinh Y áo.
(4) Kinh Tăng chi, chương Tám pháp, phẩm Lớn, kinh A Tu La Pahārāda.
(5) Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh Phật tự thuyết, chương một, phẩm Bồ-đề.
(6) Tích truyện Pháp cú, bản dịch của Viên Chiếu, phẩm Công bình pháp trụ, Người trẻ có thể là trưởng lão.
(7) Kinh Tương ưng, tập 1, Thiên có kệ, chương Ba, Tương ưng Kosala, phẩm thứ nhất, kinh Tuổi trẻ.
(8) Cullavagga, chương 6, Sàng tọa, Tụng phẩm thứ hai, Bài kệ về sự kính trọng. Bản dịch tiếng Việt của Tỳ-kheo Indacanda.
(9) Kinh Tiểu bộ, tập 10, Chuyện Tiền thân Đức Phật, chuyện Đại vương Vessantara, số 547.
(10) 大 正 新 脩 大 藏 經 第 二 十 四 冊 No. 1462, 善 見 律 毘 婆 沙 卷 第 十 七.
(11) Tích truyện Pháp cú, Viên Chiếu dịch, phẩm Bà-la-môn, Tôn giả Xá Lợi Phất bị mẹ mắng.
(12) Kinh Mi Tiên vấn đáp, HT. Giới Nghiêm dịch, NXB Tôn giáo, 2003, tr. 422.
(13) Tích truyện Pháp cú, bản dịch của Viên Chiếu, phẩm Tâm, Người đọc được tâm.
(14) Kinh Tiểu bộ, tập 10, Chuyện Tiền thân Đức Phật, chuyện Hiếu tử Sama, số 540.
(15) Kinh Trường bộ, tập 1, Kinh Đại bát Niết-bàn, số 16, tụng phẩm V.
(16) 春秋左傳, 隱公三年, 君義,臣行,父慈,子孝,兄愛,弟敬,所謂六順也.
(17)五常: 即 仁, 義, 禮, 智, 信.
(18) 大 正 新 脩 大 藏 經 第 五 十 二 冊 No. 2108 集 沙 門 不 應 拜 俗 等 事. 卷 第 六. 今 上 停 沙 門 拜 君 詔 一 首.
(19) 大 正 新 脩 大 藏 經 第 五 十 二 冊 No. 2108 集 沙 門 不 應 拜 俗 等 事. 卷 第三. 西 明 寺 僧 道 宣 等 序 佛 教 隆 替 事 簡 諸 宰 輔 等 狀 一 首.
(20) 大 正 新 脩 大 藏 經 第 五 十 二 冊 No. 2108 集 沙 門 不 應 拜 俗 等 事. 卷 第三, 西明寺僧道宣等重上榮國 夫人楊氏請論不合拜親 啟 一首
(21) 大 正 新 脩 大 藏 經 第 五 十 二 冊 No. 2108 集 沙 門 不 應 拜 俗 等 事. 卷 第 六. 襄 州 禪 居 寺 僧 崇 拔 上 請 父 母 同 君 上 不 令 出 家 人 致 拜 表 一 首.
(22) 大 正 新 脩 大 藏 經 第 五十三 冊 No. 2122 法 苑 珠 林 卷 第 十 九.
(23) 大 正 新 脩 大 藏 經 第 五 十 二 冊 No 2103, 廣 弘 明 集, 卷 第 二 十 五.
(24) 大 正 新 脩 大 藏 經 第 四 十 九 冊 No. 2036, 卷 第 十 二.
(25) Tác phẩm của Đại sư Liên Trì, vị Tổ thứ tám của Tịnh Độ tông (1532-1612).
(26) 大 正 新 脩 大 藏 經 第 十 六 冊 No. 686, 佛 說 報 恩 奉 盆 經.
(27) 大 正 新 脩 大 藏 經 第 八 十 五 冊 No. 2887, 父 母 恩 重 經. Bản kinh này được xếp vào Nghi tợ bộ, trong ĐCTTĐTK.
(28) 大 正 新 脩 大 藏 經 第 十 六 冊 No. 687, 佛 說 孝 子 經.
(29) 大 正 新 脩 大 藏 經 第 十 六 冊 No. 684, 佛 說 父 母 恩 難 報 經.
(30) 大 正 新 脩 大 藏 經 第 十 六 冊 No. 685, 佛 說 盂 蘭 盆 經.
(31)大 正 新 脩 大 藏 經 第 十 二 冊 No. 374, 大 般 涅 槃 經.
(32) Kinh đã dẫn.
(33)大 正 新 脩 大 藏 經 第 五 十 四 冊 No. 2123, 諸 經 要 集.
(34)大 正 新 脩 大 藏 經 第 二 十 四 冊 No. 1484,梵 網 經.
(35) Giới pháp xuất gia tại gia, Bồ-tát giới, Trí Quang dịch, NXB. TP. HCM, 1998, tr. 183.
(36)大 正 新 脩 大 藏 經 第 二 十 二 冊 No. 1428. 四 分 律.
(37) Luật tứ phần, quyển 6, HT. Thích Đỗng Minh dịch, Thích Nguyên Chứng và Thích Đức Thắng hiệu đính và chú thích, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam & NXB. TP. HCM, 2006, tr. 25.
(38) Giới pháp xuất gia tại gia, Bồ-tát giới, Trí Quang dịch, NXB. TP. HCM, 1998, tr. 105.
(39)大 正 新 脩 大 藏 經 第 十 四冊 No. 512 佛 說 淨 飯 王 般 涅 槃 經.
(40) 禮 記: 孝 有 三 , 大 孝 尊 親, 其 次 弗 辱, 其 下 能 養.
(41) Kinh Tăng chi, chương Hai pháp, phẩm Tâm thăng bằng, kinh Đất.

Chúc Phú

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 30384)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 30655)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 21015)
Gốc rễ của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.
(Xem: 20197)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
(Xem: 19427)
Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
(Xem: 24381)
Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
(Xem: 30651)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 15682)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
(Xem: 27782)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19763)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15566)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23245)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23561)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17526)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15692)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21874)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 37987)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 22159)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23246)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21347)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28413)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32540)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25171)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34680)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 22942)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27711)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31300)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13596)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 25173)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27822)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 22086)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 20729)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22210)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 27122)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 24143)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 21895)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14708)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 23148)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 24020)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 21099)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14198)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 19935)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22501)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 14068)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 28036)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22813)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28201)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 10981)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28504)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31565)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 26165)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 14945)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 28035)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7428)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25351)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20698)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(Xem: 21126)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
(Xem: 12232)
Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
(Xem: 11908)
Mục đích của Ðạo Phật là giải thoátgiác ngộ, và chỉ có trí tuệ mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 12799)
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant