Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

01. Điều giới tránh xa sự sát sanh

01 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 6814)
01. Điều giới tránh xa sự sát sanh

NỀN TẢNG PHẬT GIÁO

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

Quyển III:
Hành Giới

PHẦN I: GIỚI CỦA NGƯỜI TẠI GIA


Ngũ Giới Là Thường Giới (Pañcasīla Niccasīla)

Ngũ giới gọi là thường giới (niccasīla) chung cho tất cả mọi người, không phân biệt già trẻ, trai gái, dân tộc, tôn giáo,… Tất cả mọi người đều phải nên nghiêm chỉnh giữ gìn ngũ giới cho được trong sạch và đầy đủ trọn vẹn, bất luận có thọ trì ngũ giới hoặc không thọ trì ngũ giới; bởi vì, ngũ giới thường giới của con người.

─ Nếu người nào giữ gìn ngũ giới trong sạchtrọn vẹn, thì người ấy có được phước thiện, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp trong vị lai.

─ Nếu người nào phạm một hoặc nhiều điều giới trong ngũ giới, thì người ấy đã tạo tội ác, có hậu quả bất lợi, thoái hóa, khổ não cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.

Đức Phật dạy 5 quả báu của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch và đầy đủ trọn vẹn, được tóm lược như sau:

1- Có được nhiều của cải lớn lao, do nhờ nhân không dể duôi.

2- Có được danh thơm, tiếng tốt lan truyền khắp mọi nơi.

3- Có tâm dũng cảm, không rụt rè, e thẹn khi đi vào nơi hội đoàn Hoàng gia, hội đoàn gia chủ, hội đoàn Samôn, hội đoàn Bàlamôn ...

4- Có tâm không mê muội, tâm trí sáng suốt lúc lâm chung.

5- Sau khi chết, thiện nghiệp giữ giới cho quả tái sinh trong cõi thiện dục giới (cõi người, các cõi trời dục giới).

Đức Phật dạy 5 điều tai hại của người không có giới, người phạm giới, được tóm lược như sau:

1- Làm tiêu tan của cải lớn lao, do nhân dể duôi.

2- Có tiếng xấu lan truyền khắp mọi nơi.

3- Có tâm rụt rè, e thẹn, sợ sệt khi đi vào nơi hội đoàn Hoàng gia, hội đoàn gia chủ, hội đoàn Samôn, hội đoàn Bàlamôn...

4- Có tâm mê muội, hoặc tâm sợ hãi lúc lâm chung.

5- Sau khi chết, bất thiện nghiệp (ác nghiệp) phạm giới cho quả tái sinh trong các cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh).

Những bậc thiện tríđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, nhận thức rõ được 5 quả báu của người có giới trong sạch và 5 điều tai hại của người không có giới, người phạm giới. Cho nên, những bậc thiện trí giữ gìn giới của mình được trong sạchtrọn vẹn, đồng thời khuyến khích, động viên người khác cũng nên giữ gìn giới của họ cho được trong sạchtrọn vẹn.

Phép Quy Y Tam BảoNgũ Giới

Theo truyền thống Phật giáo, trước khi thọ phép quy y Tam Bảongũ giới, người cận sự nam, cận sự nữ nên làm lễ xin sám hối Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng xong, tiếp theo xin thọ phép quy y Tam Bảongũ giới.

Nghi thức xin thọ phép quy y Tam Bảongũ giới đã được trình bày trong chương IV: Nền Tảng Phật Giáo Quyển II “Quy y Tam Bảo.

Trong chương V: Hành Giới này sẽ giảng giải về các giới.

Giảng Giải Về Ngũ Giới

Thọ Trì Ngũ Giới

1- Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự sát sinh.

2- Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự trộm cắp.

3- Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự tà dâm.

4- Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói dối.

5- Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi.

Chi Pháp Của Ngũ Giới

Mỗi điều giới có những chi pháp riêng biệt, muốn biết phạm giới hoặc không phạm giới cần phải căn cứ vào những chi pháp của mỗi điều giới ấy. Nếu hội đủ chi pháp của điều giới ấy, thì gọi là phạm điều giới ấy; nếu thiếu một trong những chi pháp ấy, thì không thể gọi là phạm điều giới ấy.

1- Điều Giới Tránh Xa Sự Sát Sinh

Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

* Nghĩa phân tích chữ:

─ Pāṇātipātā = Pāṇā + atipātā.

Pāṇā: Chúng sinh, tất cả mọi sinh vật có sinh mạng.

Atipātā: Rơi mau, lìa mau.

─ Veramaṇisikkhāpadaṃ = Veramaṇī + sikkhāpadaṃ.

Veramaṇī: Tác ý tránh xa.

Sikkhāpadaṃ: Điều giới, giới.

─ Samādiyāmi: Con xin thọ trì.

Pāṇātipātā: Hành động làm cho chúng sinh lìa bỏ sinh mạng trước thời gian hạn định hết tuổi thọ của chúng sinh ấy; nghĩa là giết hại chúng sinh ấy chết trước thời gian hạn định tuổi thọ của chúng sinh ấy.

Thật ra, tất cả chúng sinh đều phải chết cả thảy, không ngoại trừ một ai cả. Mỗi chúng sinh chết do hết tuổi thọ, do mãn nghiệp hỗ trợ…, đó gọi là chết đúng thời (kālamaraṇa).

Trường hợp chúng sinh có thể duy trì, kéo dài sinh mạng thêm cho đến hết tuổi thọ, đến mãn nghiệp hỗ trợ…, nhưng chúng sinh ấy bị người khác giết hại, cắt đứt dòng sinh mạng trước thời gian hạn định tuổi thọ của chúng sinh ấy, đó gọi là pāṇātipātā: Giết hại chúng sinh. (Nếu người có tác ý bất thiện giết hại chúng sinh hợp đủ chi pháp của điều giới sát sinh, thì người ấy phạm điều giới sát sinh).

* Nghĩa tổng hợp:

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự sát sinh.

Chi Pháp Phạm Điều Giới Sát Sinh

Người phạm điều giới sát sinh cần phải hợp đủ 5 chi pháp:

1- Chúng sinh có sinh mạng (pāṇo).

2- Biết rõ chúng sinh có sinh mạng (pāṇasaññitā).

3- Tâm nghĩ sát hại chúng sinh (vadhakacittaṃ).

4- Cố gắng sát hại chúng sinh (payogo).

5- Chúng sinh ấy chết do sự cố gắng ấy (tena maraṇaṃ).

Nếu hội đầy đủ 5 chi pháp này, thì gọi là phạm điều giới sát sinh. Nếu thiếu 1 trong 5 chi, thì không thể gọi là phạm điều giới sát sinh.

Giảng Giải Về Sự Sát Sinh

Chúng sinh là gì?

Chúng sinh là những sinh vật có sinh mạng; có nhiều loại chúng sinh khác nhau, dù nhỏ dù lớn, mỗi chúng sinh cũng đều có sinh mạng. Sinh mạng này phát sinh từ nghiệp; do đó, các loài thực vật, cây cỏ, núi non, đất, nước, lửa, gió, v.v… đều không có sinh mạng.

Mỗi chúng sinh được gọi, được biết qua những danh từ chế định bằng mỗi thứ ngôn ngữ, tiếng nói khác nhau, nhưng theo Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma), thì chỉ có 3 pháp là: Tâm, tâm sở, sắc pháp mà thôi.

Danh từ gọi “chúng sinh” còn sinh mạng, theo Chân nghĩa pháp, chúng sinh ấy còn có đủ sắc mạng chủ (jīvitindriyarūpa) danh mạng chủ (jīvitindriyanāma); nếu chúng sinh ấy không còn có sinh mạng (sắc mạng chủ), thì gọi là thi thể, xác chết,…

2 pháp: Sắc mạng chủ và danh mạng chủ:

─ Sắc mạng chủtrạng thái sinh rồi diệt liên tục không ngừng, đồng thời có phận sự bảo hộ, duy trì thân thể sinh mạng của mỗi chúng sinh liên tục không gián đoạn suốt mỗi kiếp (sắc mạng chủ hạn chế trong mỗi kiếp).

─ Danh mạng chủ trạng thái sinh rồi diệt liên tục không ngừng, có phận sự bảo hộ danh pháp (tâm và tâm sở) từ kiếp này sang kiếp khác, thay đổi do năng lực quả của nghiệp trong mỗi kiếp, từ vô thủy cho đến kiếp hiện tại theo các lộ trình tâm, cho đến khi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Do đó, sát sinh nghĩa là sát hại sinh mạng của chúng sinh. Sự thật đúng theo Chân nghĩa pháp (Paramatthasacca) đó là cắt đứt sắc mạng chủ (jīvitindriyarūpa) thuộc về sắc pháp của kiếp ấy; còn danh mạng chủ (jīvitindriyanāma) thuộc về danh pháptrạng thái sinh rồi diệt liên tục không ngừng, từ kiếp này sang kiếp khác, thay đổi do năng lực quả của nghiệp trong mỗi kiếp, thì không thể bị cắt đứt được.

Như vậy, sát sinh nghĩa là cắt đứt sắc mạng chủ thuộc sắc pháp của kiếp chúng sinh ấy. Còn danh mạng chủ thuộc danh pháp vẫn sinh rồi diệt liên tục kế tiếp kiếp sau, tuỳ theo nghiệp cho quả tái sinh.

─ Tác ý bất thiện sát hại chúng sinh có 2 cách:

1- Bằng thân: Tự chính mình sát hại chúng sinh.

2- Bằng khẩu: Sai khiến người khác sát hại chúng sinh.

─ Cố gắng để sát hại chúng sinh có 6 cách:

1- Tự mình sát hại chúng sinh.

2- Sai khiến người khác sát hại chúng sinh bằng lời nói, bằng chữ viết, hoặc bằng cách ra hiệu v.v…

3- Phóng lao, ném dao, bắn tên, bắn súng v.v… làm cho chúng sinh ấy chết.

4- Người làm ra những thứ vũ khí để sát hại chúng sinhtính cách lâu dài như đào hầm, đặt bẫy, rèn gươm giáo, đúc súng đạn, bom, thuốc độc, v.v… Hễ khi nào có người sử dụng những thứ vũ khí ấy để sát hại chúng sinh, thì người làm ra những thứ vũ khí ấy phạm điều giới sát sinh. Bởi vì, người ấy có tác ý bất thiện sát hại chúng sinh tính cách lâu dài.

5- Sử dụng bùa chú, phù phép, trù ếm, v.v… làm cho chúng sinh ấy chết.

6- Sử dụng phép mầu của mình sát hại chúng sinh.

Tội Nặng - Tội Nhẹ Của Sự Sát Sinh

Tội nặng hoặc tội nhẹ của sự sát sinh được căn cứ vào chúng sinh lớn hoặc nhỏ; có giới đức hoặc không có giới đức; giới đức nhiều hoặc giới đức ít, v.v…

* Chúng sinhthân hình lớn - thân hình nhỏ:

- Nếu sát hại chúng sinhthân hình to lớn như con voi, con trâu, con bò, v.v… thì tội nặng, vì cần phải cố gắng nhiều.

- Nếu sát hại chúng sinhthân hình nhỏ như con kiến, con muỗi, con ruồi, v.v… thì tội nhẹ, vì cần cố gắng ít.

Chúng sinhgiới đức - không giới đức:

- Nếu sát hại con người, thì tội nặng hơn sát hại loài súc vật.

- Nếu sát hại người có giới, thì tội nặng hơn sát hại người không có giới.

- Nếu sát hại bậc Thánh Nhân, thì tội nặng hơn sát hại hạng phàm nhân.

- Nếu sát hại Thánh Nhân bậc cao, thì tội nặng hơn sát hại Thánh Nhân bậc thấp.

- Nếu sát hại bậc Thánh Arahán, cha, mẹ của mình, thì tội nặng nhất, vì phạm trọng tội thuộc ác nghiệp vô gián (anantariyakamma), sau khi chết, chắc chắn ác nghiệp ấy cho quả tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci (không có nghiệp nào có thể ngăn cản được); chịu khổ thiêu đốt suốt thời gian lâu dài, cho đến khi mãn quả của ác nghiệp ấy mới mong thoát khỏi cõi địa ngục.

Tự Sát

Người tự sát có phạm điều giới sát sinh hay không?

Người phạm điều giới sát sinh hay không phạm điều giới sát sinh cần phải xét theo 5 chi pháp phạm điều giới sát sinh.

1- Pāṇo: Chúng sinh có sinh mạng (chính mình).

2- Paṇasaññitā: Biết rõ chúng sinh ấy có sinh mạng (chi pháp này ám chỉ đến chúng sinh khác, không phải chính mình).

3- Vadhakacittaṃ: Tâm ác nghĩ sát hại chúng sinh ấy.

4- Payogo: Cố gắng sát hại chúng sinh ấy (cố gắng tự sát, tự giết mình).

5- Tena maraṇaṃ: Chúng sinh ấy chết do sự cố gắng (mình chết do sự cố gắng của mình).

Xét trong 5 chi pháp phạm điều giới sát sinh này, chi pháp thứ nhì “Paṇasaññitā”: “Biết rõ chúng sinh ấy có sinh mạng” này ám chỉ đến chúng sinh khác, không phải chính mình. Do đó, trong trường hợp người tự giết mình (tự sát) thì thiếu chi pháp paṇasaññitā này. Cho nên, người tự giết mình (tự sát) không đủ 5 chi pháp phạm điều giới sát sinh.

Như vậy, người tự sát không phạm điều giới sát sinh.

Ví dụ: Trường hợp Tỳ khưu Channa dùng dao cắt cổ tự sát, trước khi chết Ngài thực hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh QuảNiết Bàn; khi đắc Arahán Thánh Quả đồng thời tịch diệt Niết Bàn, gọi là bậc Thánh Arahán Jīvitasamasīsi (Arahán Thánh Quả đồng thời tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài).

Như trong bài kinh Channasutta([1]), được tóm lược như sau:

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại ngôi chùa Veḷuvana gần kinh thành Rājagaha. Khi ấy, Ngài Đại đức Channa bị lâm bệnh nặng trầm trọng, đau đớn không thể kham nhẫn nổi.

Vào buổi chiều, Ngài Đại đức Sāriputta và Ngài Đại đức Mahācunda đến thăm hỏi bệnh tình của Ngài Đại đức Channa.

Ngài Đại đức Sāriputta hỏi rằng:

Này hiền đệ Channa, hiền đệ có kham nhẫn nổi thọ khổ không?

Tứ đại của hiền đệ có điều hòa được không?

Thọ khổ của hiền đệ giảm bớt, chứ không tăng có phải không?

Bệnh tình giảm rõ ràng, chứ không tăng có phải không?

Ngài Đại đức Channa thưa rằng:

Kính thưa Ngài Đại đức Sāriputta, đệ không thể kham nhẫn nổi thọ khổ.

Tứ đại của đệ không điều hòa được.

Thọ khổ của bệnh không thuyên giảm, mà lại tăng lên.

Bệnh tình tăng lên rõ ràng, mà không giảm bớt. Thưa Ngài.

Kính thưa Ngài Sāriputta:

* Ví như một người đàn ông mạnh mẽ dùng cây sắt nhọn bén đâm vào đầu như thế nào, bệnh phong (gió) cực kỳ khủng khiếp đâm xoáy vào đầu của đệ cũng như thế ấy.

* Ví như một người đàn ông lực lưỡng dùng sợi dây bằng da dẻo dai, bền chắc, siết chặt cái đầu như thế nào, bệnh phong cực kỳ khủng khiếp siết chặt cái đầu của đệ cũng như thế ấy.

* Ví như người giết bò hoặc người phụ của người giết bò, dùng con dao mổ bụng con bò như thế nào, bệnh phong cực kỳ khủng khiếp đâm xoáy vào bụng của đệ cũng như thế ấy.

* Ví như hai người đàn ông lực lưỡng, mỗi người một bên nắm tay chân của người ốm yếu đặt lên hầm lửa đang cháy, nướng người ấy nóng bỏng như thế nào, sự nóng trong thân của đệ còn hơn thế ấy.

Kính thưa Ngài Đại đức Sāriputta, đệ không thể kham nhẫn nổi thọ khổ.

Tứ đại của đệ không điều hòa được.

Thọ khổ của bệnh không thuyên giảm mà lại tăng lên.

Bệnh tình tăng lên rõ ràng, mà không giảm bớt. Thưa Ngài.

Ngài Đại đức Channa thưa tiếp rằng:

- Kính thưa Ngài Sāriputta, đệ sẽ đem con dao để tự cắt cổ giết hại mình, đệ không còn muốn sống để phải chịu nỗi đau đớn khủng khiếp như thế này nữa.

Ngài Đại đức Sāriputta khuyên rằng:

- Này hiền đệ Channa, hiền đệ nên dùng thuốc chữa trị. Hiền đệ dùng thuốc chữa trị để duy trì sinh mạng, chúng tôi muốn hiền đệ dùng thuốc chữa trị để duy trì sinh mạng. Nếu vật thực không thích hợp với hiền đệ thì tôi sẽ tìm vật thực thích hợp. Nếu thuốc trị bệnh không thích hợp với hiền đệ thì tôi sẽ tìm thứ thuốc thích hợp. Nếu người nuôi bệnh không thích hợp với hiền đệ thì tôi sẽ làm người nuôi bệnh lo săn sóc hiền đệ. Xin hiền đệ chớ nên dùng dao tự sát.

Tiếp theo Ngài Đại đức Sāriputta nhắc nhở Ngài Đại đức Channa về các pháp như 6 thức tâm với 6 đối tượngliên quan đến các pháp: Tham ái, ngã mạn, tà kiến chấp thủkhông chấp thủ do bởi tham ái, ngã mạn, tà kiến. Và Ngài Đại đức Mahācunda cũng nhắc nhở Ngài Đại đức Channa rằng:

 “Đối với người không còn có tham ái, ngã mạn, tà kiến, thì tâm của những bậc ấy không bao giờ bị lay chuyển...”.

Sau khi nhắc nhở khuyên dạy Ngài Đại đức Channa xong, Ngài Đại đức Sāriputta và Ngài Mahācunda trở về chỗ ở của quý Ngài.

Khi ấy, Ngài Đại đức Channa vẫn còn là hạng phàm nhân không thể kham nhẫn nổi sự đau đớn khủng khiếp của bệnh phong ấy, nên Ngài dùng con dao tự cắt cổ giết chết mình để giải thoát khỏi nỗi thọ khổ ấy.

Vốn Ngài là người có giới trong sạchtrọn vẹn, trước khi chết, Ngài thực hành thiền tuệ liền dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh QuảNiết Bàn. Cho nên, khi chứng đắc đến Arahán Thánh Quả đồng thời tịch diệt Niết Bàn gọi là “Bậc Thánh Arahán Jīvitasamasīsi” (nghĩa là khi chứng đắc Arahán Thánh Quả đồng thời cùng một lúc tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài).

Khi Ngài Đại đức Channa đã tự mình cắt cổ chết, Ngài Đại đức Sāriputta đến hầu Đức Thế Tôn tại ngôi chùa Veḷuvana bạch hỏi về hậu quả kiếp sau của Ngài Đại đức Channa như thế nào?

Đức Phật dạy:

Tỳ khưu Channa đã chứng đắc Arahán Thánh Quả đồng thời tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài”.

Tích Ngài Đại đức Channa đã chứng minh rằng: “Tự sát không phạm điều giới sát sinh”.

Nếu tự sát là phạm điều giới sát sinh, thì Ngài Đại đức Channa không thể chứng đắc thành bậc Thánh Arahán. Sự thật, Ngài Đại đức Channa đã chứng đắc Arahán, thì chắc chắn Ngài phải có giới trong sạchtrọn vẹn.

Người tự sát không phạm điều giới sát sinh, bởi vì thiếu chi pháp thứ nhì “pāṇasaññitā: Biết rõ chúng sinh có sinh mạng (nghĩa là chính mình biết rõ chúng sinh khác có sinh mạng). Như vậy, chi pháp này không ám chỉ mình, mà ám chỉ chúng sinh khác.

Cho nên, người tự tử không phạm điều giới sát sinh. Tuy người tự tử không phạm điều giới sát sinh, nhưng nếu người tự sát do tâm sân chán đời, tuyệt vọng không muốn sống trên đời này nữa, thì sau khi người ấy chết, ác nghiệp do tâm sân ấy cho quả,thì khó có thể tránh khỏi tái sinh trong cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh).

Như Đức Phật dạy:

“Evameva kho bhikkhave citte saṅkiliṭṭhe duggatiṃ paṭikaṅkhā”([2]).

“Này chư Tỳ khưu, như vậy, khi lâm chung tâm ác phát sinh do phiền não ô nhiễm, sẽ tái sinh trong cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh)”.

Những Trường Hợp Liên Quan Đến Sự Chết

Người hy sinh sinh mạng vì một mục đích cao thượng, với thiện tâm thiện chí của mình.

Ví dụ: Trong bộ Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo).

* Một vị Tỳ khưu hành đạo sống ở trong rừng. Một hôm bọn cướp gặp Ngài, chúng cho là điều xui xẻo sẽ xảy đến với chúng. Sợ xui, nên chúng bắt trói Ngài bằng một sợi dây rừng đang còn tươi và đặt Ngài nằm tại nơi ấy, rồi bỏ đi. Khu rừng chẳng may xảy ra vụ hỏa hoạn, đám cháy dần dần lan đến chỗ Ngài. Ngài suy nghĩ rằng:

“Nếu ta muốn lánh khỏi nạn, thì phải làm cho sợi dây rừng bị đứt; như vậy ta sẽ bị phạm điều giới pācittiya. Sự chết là điều chắc chắn sẽ xảy đến với ta, không sao tránh khỏi được (nghĩa là tránh khỏi chết hôm nay, sau này cũng phải chết).

Thà rằng, hôm nay ta chịu hy sinh sinh mạng, quyết giữ gìn giới mà Đức Phật đã chế định đến Tỳ khưu”.

Sau khi quyết định như vậy, vốn Ngài có giới đức hoàn toàn trong sạch làm nền tảng, cho nên khi thực hành thiền tuệ dẫn đến chứng đắc thành bậc Thánh Arahán, đồng thời đám lửa cháy lan đến thiêu đốt Ngài. Ngài tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

* Để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, chư Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác cần phải tạo đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật: 10 pháp hạnh ba-la-mật bậc thường, 10 pháp hạnh ba-la-mật bậc trung và 10 pháp hạnh ba-la-mật bậc thượng.

Để thành tựu pháp hạnh ba-la-mật bậc thượng nào, Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác cần phải hy sinh sinh mạng của mình để hoàn thành pháp hạnh ba-la-mật ấy. Như vậy, sự hy sinh sinh mạng của chư Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác, vì mục đích cao thượng, để thành đạt nguyện vọng trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, với thiện tâm thiện chí trong sạch và cao cả, thì không thể gọi là phạm điều giới sát sinh.

Như vậy, dù là người tự tử, hoặc Đức Bồ Tát hy sinh sinh mạng, vẫn không thể phạm điều giới sát sinh, vì không hợp đủ 5 chi pháp của điều giới sát sinh.

Trường Hợp Phạm Điều Giới - Không Phạm Điều Giới Sát Sinh

Vấn: Một người đi chợ mua thịt hay cá chết đem về làm đồ ăn có phạm điều giới sát sinh hay không?

Đáp: Căn cứ theo 5 chi pháp phạm điều giới sát sinh, thì không có một chi pháp nào cả. Vậy người ấy không phạm điều giới sát sinh.

Vấn: Trong 2 trường hợp sau đây, người mua thịt cá có phạm điều giới sát sinh hay không?

Một người đi chợ đến hàng bán tôm, cá; người ấy không chịu mua những con tôm, cá đã chết, mà chọn lấy những con tôm, cá còn sống, bảo người bán hàng làm thịt những con tôm, cá ấy, rồi mua đem về làm đồ ăn.

Và một người đi chợ đến hàng bán thịt gà, người ấy không chịu mua thịt gà đã làm sẵn, mà chỉ vào con gà đang còn sống, bảo với người bán hàng rằng: Ông (bà) hãy làm thịt con gà này để bán cho tôi…

Đáp: Căn cứ theo 5 chi pháp phạm điều giới sát sinh, thì hội đủ cả 5 chi pháp. Cho nên, trường hợp này người bán phạm điều giới sát sinh và người mua cũng phạm điều giới sát sinh.

Vấn: Một người làm bếp đi chợ mua những con cá còn sống, con gà còn sống, đem về làm món ăn cho ngon miệng người chủ. Vậy, người làm món ăn, và người chủ dùng món ăn, người nào phạm điều giới sát sinh, có tội?

Đáp: Căn cứ theo 5 chi pháp phạm điều giới sát sinh, người làm bếp giết cá, giết gà làm món ăn cho chủ; người làm bếp ấy phạm điều giới sát sinh, có tội, vì hội đầy đủ 5 chi pháp phạm điều giới sát sinh.

Trường hợp người chủ bảo người làm bếp phải mua cá còn sống, gà còn sống về làm món ăn cho mình, thì người chủ cũng phạm điều giới sát sinh.

Trường hợp người chủ chẳng hay biết gì về người làm bếp giết cá, giết gà, chỉ có biết dùng những món ăn mà người làm bếp dọn lên bàn mà thôi, thì người chủ không phạm điều giới sát sinh, vì không có chi pháp nào trong 5 chi phạm điều giới sát sinh. 

Vấn: Một người vô ý đóng cửa làm chết một con thằn lằn nằm ngay ngạch cửa. Người ấy có phạm điều giới sát sinh hay không?

Đáp: Người ấy không phạm điều giới sát sinh, vì thiếu chi pháp tác ý ác sát hại chúng sinh.

Vấn: Một người giận con chó, với tác ý ác đánh chết nó; nhưng nó không chết mà chỉ bị thương nặng mà thôi. Lần sau, người ấy lại đánh đuổi con chó ấy, với tác ý làm cho nó sợ bỏ đi; nhưng chẳng may đụng nhằm vào vết thương cũ, làm cho con chó ấy chết. Như vậy, người ấy phạm điều giới sát sinh vào lần thứ nhất hay lần thứ nhì?

Đáp: Người ấy đã phạm điều giới sát sinh ở lần thứ nhất, không phải ở lần thứ nhì. Bởi vì, lần thứ nhì người ấy đánh con chó với tác ý làm cho con chó sợ bỏ đi, mà không có tác ý giết hại nó. V.v…

Phạm Điều Giới Sát Sinh Tạo Ác Nghiệp Trọng Tội

Người phạm điều giới sát sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh Arahán (akusala-garukakamma) tạo nghiệp ác trọng tội thuộc loại nghiệp anantariyakamma: Ác nghiệp vô gián trọng tội nghĩa là ác nghiệp này chắc chắn cho quả tái sinh kiếp sau kế tiếp trong cõi đại địa ngục Avīci, chịu khổ suốt thời gian lâu dài, mà không có một nghiệp nào có khả năng ngăn cản, làm gián đoạn được nghiệp ấy.

Những trường hợp giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh Arahán

* Trong đêm tối, người con không phân biệt được cha (hoặc mẹ) của mình; tưởng nhầm rằng kẻ trộm lén vào nhà lấy trộm của cải, người con giết kẻ trộm ấy; nhưng sự thật, người bị giết ấy chính là cha (hoặc mẹ) của mình. Mặc dù vậy, người con vẫn phạm tội giết cha (giết mẹ).

* Người con bị bỏ rơi từ khi mới sinh ra đời, được cô nhi viện, hoặc người khác nuôi dưỡng… Khi trưởng thành, người ấy không biết ai là cha, ai là mẹ của mình. Nếu người ấy giết một người đàn bà, mà người ấy không biết bà ấy là mẹ của mình; hoặc giết một người đàn ông, mà người ấy không biết ông ấy là cha của mình. Như vậy người ấy cũng gọi là người phạm tội giết cha, giết mẹ của mình.

* Người cha thay đổi trở thành nữ giới; người mẹ thay đổi trở thành nam giới. Nếu người con giết người đàn bà (trước kia là cha) hoặc giết người đàn ông (trước kia là mẹ), thì người con vẫn phạm tội giết cha hoặc giết mẹ.

* Những trường hợp như:

─ Người con là loài người, còn cha là loài súc sinh và mẹ là loài người (trường hợp Công tử Sīhabāhu xứ Srilankā, là con của một Công chúa và một Sư tử chúa).

─ Người con là loài người, còn mẹ là loài súc sinh và cha là loài người (trường hợp Đạo sĩ Migasinga là con của con nai và một vị Đạo sĩ).

─ Con là loài súc sinh, cha mẹ cũng là loài súc sinh.

Trong 3 trường hợp trên, người con giết cha là loài súc sinh, giết mẹ là loài súc sinh; và con là loài súc sinh giết cha mẹ cũng là loài súc sinh; cả 3 trường hợp này người con đã tạo ác nghiệp nặng sát sinh, mà không gọi là ác nghiệp trọng tội hoặc ác nghiệp vô gián.

* Một người đánh đập hành hạ một hành giả còn là phàm nhân đang thực hành thiền tuệ, bị thương nặng. Hành giả ấy tiếp tục thực hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh QuảNiết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán, đồng thời tịch diệt Niết Bàn, bởi vì bị thương nặng. Người đánh đập hành hạ ấy phạm tội giết bậc Thánh Arahán, thuộc ác nghiệp vô gián trọng tội. Chắc chắn ác nghiệp ấy cho quả tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci, chịu khổ suốt thời gian lâu dài.

Thuốc diệt vi khuẩn - vi trùng

Dùng thuốc để diệt vi khuẩn, vi trùng không phạm điều giới sát sinh; bởi vì vi khuẩn, vi trùng không có sinh mạng cũng không có tâm thức. Chúng chỉ có tứ đại (đất, nước, lửa, gió) phát sinh do thời tiết nóng lạnh, bên trong, bên ngoài. Chúng phát triển tăng trưởng do hỏa đại (lửa) di chuyển do phong đại (gió). Cũng như các loài thực vật (cây, cỏ,…) cũng không có sinh mạng, không có tâm thức.

Trong số 28 sắc pháp; sắc mạng chủ (jīvitindriyarūpa) phát sinh do nghiệp. Các loài vi khuẩn, vi trùng, các loài cây cỏ phát sinh do utu: Thời tiếtāhāra: Vật thực,… Do đó, diệt vi khuẩn, diệt vi trùng, chặt cây, cỏ không phạm điều giới sát sinh.

Trường hợp đàn bà uống thuốc ngừa thai, diệt tinh trùng của đàn ông… không phạm điều giới sát sinh. Nhưng nếu trường hợp người đàn bà uống thuốc có tác ý ác phá thai, thì người đàn bà ấy phạm điều giới sát sinh, phạm tội giết con; bởi vì thai nhi sẽ là một đứa con. Thật ra, khi tâm tái sinh đầu thai vào lòng mẹ đầu tiên, có tâm quả tái sinh cùng với 3 sắc phápsắc thân (kāya), sắc nam tính hoặc sắc nữ tính (bhava) và sắc ý căn (hadayavatthu) nơi nương nhờ của tâm quả. Như vậy, ngay khi đầu thai đã hình thành một chúng sinh, một thai nhi tuy còn rất nhỏ, có đủ ngũ uẩn (3 sắc pháp thuộc sắc uẩn, tâm quả tái sinh gồm có 4 danh uẩn).

Còn trường hợp người mẹ bị sẩy thai ngoài ý muốn, thì người mẹ không bị phạm điều giới sát sinh, vì thiếu chi pháp tác ý ác sát hại chúng sinh.

Phạm điều giới sát sinh này rất vi tế, cũng rất đa dạng, nên tìm hiểu trong Tạng Luật phần giới Pārājika: Bất cộng trụ của Tỳ khưu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14180)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thứcchuyển hóa tâm linh...
(Xem: 15519)
Đối với vũ trụ học Phật Giáo, vòng lưu chuyển của đời sống của một vũ trụtuần hoàn. Có một thời điểm hình thành (thành), một thời điểm trải qua (trụ), một thời điểm suy tàn...
(Xem: 13210)
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau...
(Xem: 19370)
Nghiệp là một trong các giáo lý căn bản của Phật giáo. Mọi việc khổ vui, ngọt bùi trong hiện tại của chúng ta đều do nghiệp của quá khứhiện tại chi phối.
(Xem: 24635)
Làm sao cái Biết nhận thức được tự tính không của đối tượng? Đối tượng mà ta nhận thấy (nhận biết của tâm) thật ra chỉ là thấy hình ảnh không của đối tượng mà thôi.
(Xem: 15750)
Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni...
(Xem: 37838)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 13486)
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo...
(Xem: 13109)
Tu hành Duy thứcđạt đến hai vô ngã bằng cách biết ngã và pháp không là gì ngoài sự biến hiện của tâm thức. Nói cách khác, ngã và pháp chỉvọng tưởng không thật.
(Xem: 17189)
Ý thức là cái hoạt động mạnh nhất ở nơi con người; cho nên, cái gì tốt đẹp nhất cũng như cái gì xấu xa nhất của con người đều do ý thức tạo ra. Cũng ý thức là cái thức biến đổi...
(Xem: 13208)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
(Xem: 17394)
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
(Xem: 21645)
Đối với đạo Phật, học thuyết âm dương chỉ là tưởng tri của các học giả, không thể là chân lý. Vậy chân lý của đạo Phật là gì? Có thể gói gọn trong một chữ “Khổ”.
(Xem: 13227)
Ở trong Tứ thánh đế, Diệt thánh đếchân lý cứu cánh, là chân lý tuyệt đối, là chân lý duy nhất, là chân lý tối hậu được chứng nhập bằng Đệ nhất nghĩa trí.
(Xem: 14410)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
(Xem: 12822)
Nhiều người muốn tạo sinh vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là họ muốn làm sống lại một người thân yêu đã chết. Hoặc là họ muốn mình trường sanh bất tử.
(Xem: 13667)
Phật giáo cho rằng sự li hợp thành bại của hết thảy việc người trên thế gian này, đều không tách rời nguyên tắc “Nhân duyên quả báo”, kệ nhân quả ba đời nói rằng...
(Xem: 28643)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 23410)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34395)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 28891)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32200)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 11330)
Chỗ ấy chính là Niết Bàn Diệu Tâm Thật Tướng, Vô Tướng, là Như Lai tạng, là Chơn Như, tịch diệt... HT Thích Như Điển
(Xem: 12010)
Trong kinh A Hàm, Đức Phật đã chỉ dạy các đệ tử không nên để tâm rong ruổi đến những cảnh giới viễn vông xa rời thực tế. Phật pháp là những gì thân thiết...
(Xem: 26310)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 17392)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
(Xem: 14535)
Ta có thể tìm thấy thông tin về bức hình trên của Phật Thích-ca trong hai tài liệu sau đây. Một là, trong tác phẩm Vrai Zen của thiền sư Taisen Deshimaru (1914-1982).
(Xem: 34502)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 13119)
Chuyển ngữ kinh không chỉ sẽ thuận lợi trong việc hoằng pháp, mà còn dễ dàng đưa giáo pháp Đức Phật vào nền văn hóa dân gian qua các dạng khác như chuyện cổ tích, ca dao...
(Xem: 12288)
Tóm lại Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Đại Thừa không phải là hai "học phái" hay "tông phái" khác nhau, mà đúng ra chỉ là hai thái độ hay hai chủ trương tu tập khác nhau, và cùng tiến bước trên một Con Đường chung.
(Xem: 13423)
Sự tái sinh có đúng là một sự tiếp nối liên tục của nhiều kiếp sống sinh học khác nhau hay là trái lại đấy chỉ là các thể dạng tâm thần khác nhau có thể (hay không có thể)...
(Xem: 40522)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 26956)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 14469)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
(Xem: 13258)
Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
(Xem: 13466)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 12541)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 13160)
Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
(Xem: 12322)
Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cái tôi" không thật. "Cái tôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục không ngừng của mỗi cá nhân...
(Xem: 11803)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ biTrí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
(Xem: 12580)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau... Thích Trí Giải
(Xem: 17675)
Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời...
(Xem: 12212)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh.
(Xem: 12762)
Từ nhiều thông tin, cách thờ phượng và sự phát triển khác nhau, hiện nay đạo Phật dường như đang dần dần thâm nhập vào nền văn hóa của toàn thế giới.
(Xem: 18444)
An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo phápgiới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 14305)
Ý nghĩa tôn giáo của giáo lý Duyên khởi nhấn mạnh giáo lý về học thuyết của nghiệp (karma)- giải thích căn bản của sự đau khổ trong sự tồn tại của con ngườithế giới.
(Xem: 13002)
Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng... Nguyên Siêu
(Xem: 11331)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứkiến tạo ra con người trong kiếp này.
(Xem: 12154)
Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không thích. Tâm ý (mind) có nghĩa là “khả năng hiểu biết” (knowing faculty), “khả năng tri nhận” (cognizing faculty).
(Xem: 13472)
Một khi chánh trí kiến (right understanding) đã phân biệt được cái ảo giác về tự ngã (self created ego) rồi thì mối quan hệ sẽ trở nên thân hữuhuynh đệ hơn.
(Xem: 10843)
Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta.
(Xem: 11085)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên xuất bản năm 1933 là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Khái Hưng... Hoàng Như Mai
(Xem: 10297)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
(Xem: 28926)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 25291)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 26864)
Giáo lý đạo đức của Đại thừa được đề ra trong học thuyết về các ‘Ba-la-mật’ (pāramitā), khởi đầu là sáu, gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ ba-la-mật.
(Xem: 25778)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18683)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
(Xem: 23050)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 34563)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant